1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu di tích đình cổ châu

28 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề tìm hiểu di tích đình cổ châu
Trường học trường đại học
Chuyên ngành bảo tàng
Thể loại tiểu luận
Thành phố hà nội
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 128 KB

Nội dung

Bởi tiềm ẩn sâu dưới dáng vẻ rêu phong cổ kínhcủa di tích là cả một bảo tàng sống về kiến trúc điêu khắc, nghệ thuật,trang trí, phong tục cổ truyền, tín ngưỡng tâm linh bản địa và niềm t

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài.

Dân tộc Việt Nam đã trải qua một quá trình lịch sử thăng trầm hơn

4000 năm dựng nước và giữ nước, tạo nên một quốc gia độc lập có nềnvăn hiến rực rỡ Quá trình lịch sử đó đã để lại một kho tàng di sản vănhóa vô cùng phong phú và giá trị, trong đó một bộ phận được vật chất hóa

cô đọng lại ở dạng các di tích lịch sử văn hóa ở bất kì nơi đâu trên đấtnước Việt, chúng ta đều bắt gặp những di tích lịch sử văn hóa về như:Đình, chùa, đền miếu, lăng…

Di tích lịch sử văn hóa là những trang sử sống có sức thuyết phụclớn đối với mọi thế hệ Bởi tiềm ẩn sâu dưới dáng vẻ rêu phong cổ kínhcủa di tích là cả một bảo tàng sống về kiến trúc điêu khắc, nghệ thuật,trang trí, phong tục cổ truyền, tín ngưỡng tâm linh bản địa và niềm tin củadân tộc Việt Nam

Có thể nói di tích lịch sử văn hóa là điểm nhấn, nơi kết tinh hội tụ

và tỏa sáng văn hiến Việt Nam trong suốt dọc dài lịch sử, là nét duyênthanh tú và làm bật bề dày lịch sử của mỗi miền quê “ Chúng vừa lànhững tảng đá nền kê chân cột để tạo dựng, vừa là những bằng sắc đểchứng minh, vừa là nét vàng son của phẩm chất đặc trưng, vừa là linh hồncủa những giá trị thiêng liêng trên mảnh đất ngàn năm văn vật.”1

Tìm hiểu về di tích lịch sử văn hóa là tìm về cội nguồn của lịch sửdân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hóa của dân tộc để kế thừa và pháttriển, góp phần làm đẹp thêm truyền thống văn hóa quí báu của dân tộc.Những di tích ấy sẽ trở nên có ý nghĩa lớn lao nếu chúng ta đi sâu vàonghiên cứu phân tích, bóc tách lớp văn hóa chứa đựng trong đó Từ đóchúng ta sẽ hiểu rõ hơn về cội nguồn văn hóa dân tộc, biết lựa chọn khai

1 Ban quản lý di tích và danh thắng Hà Nội (2000), Di tích lịch sử văn hóa Hà Nội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.11.

Trang 2

thác cũng như bảo tồn phát huy những tinh hoa, truyền thống đạo đức,thuần phong mỹ tục và lấy đó làm nền tảng xây dựng một nền văn hóaViệt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Sinh ra và lớn lên ở vùng đất có bề dày lịch sử ở phía Bắc thủ đô

Hà Nội với mong muốn mở cuộc “ hành hương ”, tìm về cội nguồn quêhương mình, đồng thời cũng là một sinh viên năm thứ ba khoa Bảo tàngvới niềm say mê nghề nghiệp cùng các kiến thức đã tập hợp được trong

quá trình học tập, em đã quyết định chọn đề tài: “ Tìm hiểu di tích đình

Cổ Châu” cho bài tiểu luận của mình

2 Đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận là Đình Cổ Châu ( Thôn CổChâu, xã Vân Hà, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội)

- Tìm hiểu quá trình hình thành và tồn tại của di tích đình Cổ Châu

từ khi khởi dựng cho đến nay

- Nghiên cứu, khảo tả các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của

di tích đình Cổ Châu như: lịch sử, kiến trúc, điêu khắc, trang trí, lễ hội…

- Nghiên cứu thực trạng tồn tại của di tích đình Cổ Châu hiện nay

- Đề xuất một số phương án khả thi để bảo tồn, phát huy giá trị vốn

có của di tích đình Cổ Châu trong bối cảnh hiện nay

Trang 3

5 Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin: Duy vật lịch sử vàDuy vật biện chứng

- Phương pháp khoa học được sử dụng để tiến hành nghiên cứu:Bảo tàng học, Bảo tồn di tích lịch sử – văn hóa, Khoa học lịch sử, Khảo

cổ học, Dân tộc học, Xã hội học…

- Các phương pháp khác: Thống kê, so sánh, phân tích, nghiên cứutài liệu…

6 Bố cục bài tiểu luận.

Ngoài phần mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và phần Phụ lục, bố cụcbài viết gồm ba chương Cụ thể như sau:

Chương 1: Diễn trình lịch sử đình Cổ Châu

Chương 2: Giá trị kiến trúc nghệ thuật và lễ hội đình Cổ ChâuChương 3: Bảo tồn và phát huy tác dụng của di tích đình Cổ Châu

Trong quá trình thực hiện đề tài em đã tập hợp và sử dụng các tàiliệu cần thiết như: giáo trình, tài liệu lịch sử, tài liệu liên quan đến cáccông trình kiến trúc, Tuy nhiên, phần lớn trong tiểu luận là kết quả khảosát thực tế tại di tích dưới sự hướng dẫn của giáo viên chuyên ngành

Em xin trân thành cảm ơn sâu sắc tới cô Phạm Thu Hằng, cùng cácthầy cô trong khoa bảo tàng đã tận tình chỉ bảo trong suốt quá ttìnhnghiên cứu Qua đây em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn về sự giúp đỡ củamình tới toàn bộ các UBND xã Vân Hà và nhân dân làng Cổ Châu đã tạođiều kiện giúp đỡ em hoàn thành tiểu luận này Do trình độ còn hạn chế,

tư liệu viết về di tích lại quá ít, thời gian nghiên cứu không nhiều, bài viếtchắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết Kính mong sự giúp đỡcủa thầy cô và các bạn để bài viết của em được hoàn thiện hơn

Em xin trân thành cảm ơn!

Trang 4

CHƯƠNG 1: DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ VĂN HÓA DI TÍCH

Vân Hà là xã nằm về phía Đông Bắc của huyện Đông Anh, phíaBắc giáp xã Thuỵ Lâm, phía Nam giáp xã Dục Tú, phía Tây giáp xãLiên Hà, phía Đông giáp xã Phù Khê, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh

1.1.2 Lịch sử thôn Cổ Châu.

Cổ Châu vốn có tên Nôm là làng Dâu, là một trong 5 làng thuộc xãVân Hà nằm về phía Đông của huyện Đông Anh, thuộc vùng Kinh Bắcnơi có nền văn hoá lâu đời, gắn với nhiều di tích lịch sử văn hoá mangđậm truyền thuyết dân gian như Dực Công, Minh Công thời Hùng Vươngthờ ở đình Hà Lỗ, Hà Hương; hay đình Thiết úng, Hà Khê, Vân Điềm thờ

về vị thần có liên quan đến Hùng Vương dựng nước; Thuỷ Hải, ĐăngGiang, Khổng Chúng thời hai Bà Trưng thờ tại đình Hà Vĩ, xã Liên Hà;hay vị Đông Bảng từng giúp Hai Bà Trưng thu lại 65 thành trì được thờtại đình thôn Gia Lộc, xã Việt Hùng…Cổ Châu là một làng Việt cổ đượctạo dựng từ rất lâu đời, cùng với thời gian truyền thống văn hoá của làng

Trang 5

được khẳng định và bồi đắp dầy thêm trong lịch sử dân tộc Đi cùng với

sự phát triển của các làng xã cổ, người dân Cổ Châu đã kiến tạo nênnhững công trình văn hoá đó là các ngôi đình, ngôi chùa để phục vụ nhucầu sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng của nhân dân địa phương và trongvùng

Ngày nay Cổ Châu là một trong các làng nghề gỗ chạm truyềnthống nổi tiếng của huyện Đông Anh Sản phẩm gỗ chạm của làng ngàycàng phát triển về cả chất lượng, kỹ thuật chế tác và thể loại hàng Cácmặt hàng của thôn Cổ Châu không những được tiêu thụ ở trong nước mànhiều mặt hàng còn được xuất khẩu sang các nước lân cận

1.1.3 Cư dân thôn Cổ Châu.

Trải qua bao thế hệ nói tiếp nhau, nhân dân thôn Cổ Châu vẫn luôngắn bó mật thiết cánh đồng, đó là nguồn sống chính với họ.Bên cạnh đó

họ còn là những người có bàn tay khéo léo, bởi cuộc Cổ Châu là mộttrong những làng nghề gỗ chạm truyền thống nổi tiếng của huyện ĐôngAnh

Ở xã Vân Hà nói chung và thôn Cổ Châu nói riêng thì nhân dânchủ yêú đều theo đạo Phật với truyền thống cúng giỗ tổ tiên, ông bà ởmỗi làng đều có đình, chùa riêng Mỗi đình đều có thờ thần hoàng là vịnhân thần có nhiều công lao được cả làng tôn kính và thờ phụng Cácchùa đều thờ Phật Chính những ngôi đình, ngôi chùa ấy từ lâu đã là nơibảo trợ tinh thần cho người dân Đạo Phật là chủ yếu đã có và tồn tạingay từ khi lớp người đầu tiên đến sinh cơ lập nghệp ở nơi đây

Đến đầu thế kỷ XIX đạo Thiên chúa bắt đầu du nhập vào xã Vân Hàsong dù theo đạo Phật hay đạo Thiên Chúa thì nhân đân ở các thôn nóiriêng và trong toàn xã nói chung đều có nguồn gốc sinh ra từ dòng giốngÂu- Lạc Họ vẫn là những người có truyền thống yêu nước nồng nàn.Đến nay, nhân dân thôn Cổ Châu nói riêng và nhân dân xã Vân Hà, ĐôngAnh nói chung có thể tự hào về lịch sử đấu tranh cách mạng của cha ông

Trang 6

ta đó là sự kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước của tổ tiên để lại.Nối tiếp truyền thống lịch sử tốt đẹp đó nhân dân Vân Hà luôn nêu caotinh thần làm chủ dũng cảm đấu tranh giành độc lập dân tộc

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và tay sai, đình Cổ Châuđược dùng làm nơi đóng quân của bộ đội và du kích địa phương Từ năm

1948 - 1949 đình được sử dụng là nơi đặt trụ sở làm việc của Uỷ banhành chính huyện Từ Sơn, nhân dân địa phương đã bảo vệ an toàn cho cơquan của huyện đến năm 1950 mới rút đi nơi khác Trong các cuộc khángchiến nhân dân thôn Cổ Châu luôn vững tin theo Đảng phục vụ khángchiến cho đến ngày hoà bình lập lại

Thời kỳ chống Mỹ nhân dân Cổ Châu theo lời hiệu triệu của Đảng

và Bác Hồ thanh niên hăng hái lên đường đi chống Mỹ, các phong tràothi đua lao động sản xuất, động viên tuyển quân với khẩu hiệu: “Tay cày,tay súng”, “Hậu phương thi đua với tiền phương”…phát triển mạnh mẽ,luôn là địa phương đi đầu trong mọi phong trào của xã Vân Hà, huyệnĐông Anh, thành phố Hà Nội

1.2 Niên đại xây dựng và những lần trùng tu đình Cổ Châu.

1.2.1 Niên đại xây dựng đình Cổ Châu.

Di tích đình Cổ Châu được xây dựng từ khá sớm, trải qua nhữngbước thăng trầm của lịch sử dân tộc, đến nay đình không còn giữ đượcnhững tư liệu nói về năm khởi dựng ngôi đình Theo các cụ bô lão của địaphương cho biết đình Cổ Châu được khởi dựng từ rất lâu đời ở phía Namcủa làng, sau đó được chuyển về phía Bắc cạnh khu vực mộ bà Vĩnh Huy,đến năm 1951 đình và chùa làng được trùng tu xây dựng tại vị trí phíaTây Nam của làng

Căn cứ vào một số hiện vật còn được lưu lại cho tới ngày nay tại ditích như: một bia đá tứ trụ hoa văn Hậu Lê, một đạo sắc phong có niênhiệu Duy Tân tam niên bát nguyệt thập bát nhật tức ngày 18 tháng 8 nămDuy Tân thứ 3 ( 1909 ), một đạo sắc phong có niên hiệu Khải Định cửu

Trang 7

niên thất nguyệt thập ngũ nhật tức ngày 25 tháng 7 năm Khải Định thứ 9 (

1924 ); ngoài gia đình còn có một số di vật mang phong cách nghệ thuậtthời Nguyễn thế kỷ XIX thì cán bộ ban quản lí di tích và danh thắng HàNội đã nhận định rằng đình Cổ Châu được ra đời ít nhất vào thời Hởu Lê

1.2.2 Những lần trùng tu lại di tích.

Thời Nguyễn thế kỷ XIX có tu bổ sửa chữa nhiều lần, sau đó làtrung tâm sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng của nhân dân địa phương Cuốinăm 1950, đình tiến hành tiêu thổ kháng chiến, các đồ thờ chuyển vềĐiếm của làng và giữ tại nhà dân, sau ngày kháng chiến thành công năm

1954 chùa, đình của làng thờ tạm tại Điếm xóm

Năm 2001 đình Cổ Châu được trùng tu xây dựng lại tại khu đấtriêng tách biệt với chùa làng, một số đồ thờ được sưu tầm và công đứccủa nhân dân địa phương nên di tích ngày một khang trang hơn

1.3 Lịch sử về vị thành Hoàng làng được thờ trong di tich.

Do thời gian và chiến tranh tàn phá nên kiến trúc cổ của đình bịmai một hiện chỉ còn một số tư liệu, hiện vật được bảo quản tại đình như:Thần tích, sắc phong, long ngai, bài vị…cùng tư liệu trong dân gian chobiết đình Cổ Châu là nơi thờ bà chúa Vĩnh Huy - một vị tướng của thờiHai Bà Trưng làm thành hoàng làng Lai lịch và sự tích của vị thần được

sử sách xưa và nay ghi chép lại khá nhiều Sự tích vị thần tiêu biểu làcông chúa Vĩnh Huy được Hàn Lâm lễ viện Đông các đại học sĩ NguyễnBính soạn vào ngày tốt tháng giêng năm Hồng Phúc thứ nhất (1572).Đến ngày tốt trung thu tháng 8 năm Vĩnh Hựu thứ 6 (1740) nội các BộLại Nguyễn Hiền tuân theo chính bản sao lại có thể tóm tắt như sau:

Vào cuối thời Hùng Vương thứ 18, trải qua các triều Tây Hán,Đông Hán có người con gái nhà họ Tống quê Yên Tử, huyện Đông Triềutên gọi là Vĩnh Huy Năm vừa tròn 16 tuổi phong tư yểu điệu, nhan sắctuyệt vời, mắt phượng mày ngài, môi đỏ như son, da trắng như tuyết,mười phân vẹn mười nhưng vẫn chưa có ông tơ bà nguyệt xe duyên Bà

Trang 8

xuất thân trong gia đình thi thư lễ nhạc lại giầu có, không may cha mẹmất sớm Vốn là người hâm mộ đạo Phật, Bà luôn làm theo việc thiện,cứu giúp người nghèo, đem của cải gia sản vờ đi buôn bán nhưng kỳ thực

là đem tu sửa đền, chùa, miếu mạo và chẩn cấp cho người nghèo Mộthôm Bà đi đến đầu trại Tế áng, trang Thiết úng, huyện Đông Ngàn, phủ

Từ Sơn, đạo Kinh Bắc (xưa gọi là quận Vũ Ninh) thì vào trụ trì tại ngôichùa ở đó để tham thiền học đạo Ngày ngày bà Vĩnh Huy luôn hươngđăng cầu cúng, trùng tu tượng Phật, chẩn cấp cho người nghèo, ngầmlàm điều thiện, không làm điều ác Chính vì vậy mà người và vật của trạiđều yên ổn tốt tươi Già trẻ trong trại đều kính phục đức cao ân lớn củaBà

Phụ lão trong trại thưa:

Từ khi Thái Bà đến đây nhân dân đều an cư lạc nghiệp đó là nhờvào đại đức của Thái Bà Trại chúng thần không có gì để báo đáp chỉ xinlàm thần tử của Thái Bà, sau khi Thái Bà trăm tuổi bản trại sẽ phụng thờmãi mãi Thái Bà đồng ý Sau đó quân Hán do Tô Định đứng đầu đem 10vạn quân đến xâm lược nước ta, muôn dân lầm than cực khổ Lúc nàycháu của Hùng Vương là Trưng Trắc báo thù cho chồng, cùng em làTrưng Nhị nổi lên chống lại Tô Định Quả là hào kiệt trong đám nữ nhithánh thần trên thần thế, Hai Bà đã tỏ hùng uy nổi lên đánh giặc Lúc nàynam nhi chưa có ai thao lược tài trí hơn Hai Bà hiệu triệu cho các châuhuyện có người nào thông minh, tài trí dũng lược hơn người có thể thamgia chống giặc các nam tướng nam binh, nữ tướng nữ binh đều tuyển mộ,rất nhiều nơi đã đưa quân đến đồn trại của Hai Bà để sơ tuyển Ai có tàinăng phong làm cung tước Vừa nghe được hiệu triệu của Hai Bà Trưnglại sẵn có trí giúp nước, cứu dân nên Thái Bà đã mộ được hơn 1000hương binh, tất cả đều mặc nam phục đến đồn của Hai Bà Trưng ứngtuyển Do có kỳ tài lại dũng lược như con trai nên thăng từ Thị Nội tầncung công chúa làm Hữu tướng quân, còn Trưng Nhị là Tả tướng quân

Trang 9

Hai Bà cùng các tướng hội đàm về sách lược tấn công kẻ địch, cầu xinTản Viên Sơn Thánh lập đàn tại cửa sông Hát để cầu khẩn bách thần Hai

Bà cầu song hô âm binh trăm hàng vạn đội cùng hội với các tướng sĩđem 5 vạn tinh binh đi đến đồn của Tô Định ở Lãng Bạc quyết sống máimột trận Quân Tô Định đại bại, chém đầu giặc mấy ngàn tên, thu nhiềuchiến lợi phẩm chia đều cho các sĩ tốt, cho thần tử các trang trại cứu bần,dưỡng lão Hai Bà đã thu 65 thành trở về nước ta, ca khúc khải hoàn trở

về lên ngôi gọi là Trưng Nữ Vương, mở hội ăn mừng gia phong tướng sĩ

có thứ bậc Trưng Nữ Vương ở ngôi được 3 năm thì tướng Mã Viện nhàHán gọi là Phục Ba đem 10 vạn tinh binh và 8 ngàn ngựa chiến sangđánh Hai Bà để rửa nỗi nhục trước đây Trưng Nữ Vương rất lo lắngtriệu Hữu tướng Vĩnh Huy và các tướng quyết định quyết chiến với quângiặc Trong khi chưa biết quyết sách ra sao thì quân Mã Viện đã bốn mặtvây kín, quân lính trùng trùng điệp điệp hò hét xông lên, Trưng NữVương và bà Vĩnh Huy đều bị vây khốn trong thành Bà than rằng: “Cơ

đồ của Trưng Nữ Vương đến đây là hết, hãy mặc cho tự nhiên vậy”.Trưng Nữ Vương và Vĩnh Huy cưỡi ngựa hai tay hai kiếm hô tướng sĩphá vòng vây nhưng không được, Hai Bà thua trận, chạy lên núi mà hoá.Còn bà Vĩnh Huy thì bị Mã Viện bắt sống Thấy bà có nhan sắc, MãViện dụ bà lấy hắn Bề ngoài bà nói là đồng ý nhưng trong lòng khôngchịu, bà dùng mưu thoát chạy và trốn vào chùa của trại Tế áng, trangThiết úng, huyện Đông Ngàn thắp hương cầu Phật, hôm sau triệu phụ lão

thần tử trong trại đến nói: “Trước đây ta có chút công làm phúc đã được

phụ lão thần tử trong trang trại báo đáp rất hậu, đối với ta thế là nhiều lắm Nay ta giúp nước đã bị thất cơ bại trận nên trở về đây Di mệnh ngàn năm của ta là gửi lại cho trại các ngươi 10 hốt vàng, các phụ lão nhận lấy, ngày sau mua ruộng đất để cúng tế” Bà nói song thì hoá, đó là

ngày 10 tháng giêng

Trang 10

CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT VÀ

LỄ HỘI DI TÍCH ĐÌNH CỔ CHÂU

2.1 Giá trị kiến trúc.

2.1.1 Không gian cảnh quan và bố cục mặt bằng của di tích.

2.1.1.1 Không gian cảnh quan.

Đình Cổ Châu hiện toạ lạc trên một khu đất cao, rộng nằm về phíaTây Nam của thôn trong khu vực cư trú của thôn làng Các bộ phận cấuthành di tích bao gồm: Sân đình, được trồng một số cây tạo cảnh quan vàbóng mát, tiếp theo là kiến trúc chính có bố cục mặt bàng theo lối chữĐinh: Đại đình và hậu cung

2.1.1.2 Bố cục mặt bằng.

Mở đầu khu di tích là một khoảng sân rộng lát gạch Giếng Đáy kíchthước 30x30 cm Bên phải sân là trường mầm non của thôn, bên trái làđường chính đi vào thôn, phía ngoài là khoảng sân gạch chia ô trồng cây

cổ thụ, đây cũng là vị trí để diễn ra các trò chơi dân gian trong nhữngngày lễ hội

Theo các cụ cao tuổi trong làng cho biết: trước đây đình có bố cụcnhư sau: Tiền tế ba gian hai chái, trong nhà làm sàn bằng gỗ lim khávững chắc, hậu cung ba gian, phía trước là hai dãy nhà tảo mạc mỗi bên

ba gian, bên cạnh là ao đình, phía trước là cổng đình với bốn cột đồng trụ.Các kiến trúc này đều bị phá dỡ trong chiến tranh

Trang 11

Đại đình quay hướng Nam là một ngôi nhà ba gian, hai chái nhàlàm kiểu bốn mái với các đầu đao uốn cong lên trông bề thế nhưng vẫnmềm mại, hai góc trước đình xây hai trụ gạch để đỡ đầu đao Mái lợpngói ta, nền lát gạch 30x30 cm Bờ nóc mái đắp hình rồng chầu mặt trời,hai bên bờ dải có các con xô hình nghê chầu, bốn góc đao là bốn rồngchầu Phía trước đình là hàng hiên rộng khoảng 1m, bậc tam cấp có bốncon rồng chầu Phía trước mở ba cửa, gian giữa theo lối “thượng song hạbản”, hai gian bên là cửa cánh gỗ ghép ván.

Hậu cung làm nối liền với gian giữa của nhà đại đình gồm hai giandọc, kết cấu chồng diêm hai tầng, mái lợp ngói ta, nền lát gạch

2.2 Kết cấu kiến trúc và trang trí trên kiến trúc tại di tích.

2.2.1 Kết cấu kiến trúc.

Kết cấu kiến trúc của toà đại đình trông rất bề thế với bốn bộ vìchính và hai phần mái chái ở hai bên Các bộ vì chính được thiết kế theomột kiểu chung “thượng chồng rường giá chiêng hạ là kẻ và bẩy” vì trung

là các bức cốn trang trí “tứ linh”, “tứ quí” Riêng hai vì gian giữa đượcngười xưa thay bằng những cây gỗ dày để trang trí Hai mái chái làm cânxứng chồng xà trụ chốn trên xà nách về hai bên Mỗi bộ vì chính đượcđịnh vị trên bốn hàng chân cột bằng gỗ rất chắc chắn, cột được làm kiểu

“thượng thu hạ thách” và một hàng chân gối tường Lòng nhà đại đìnhđược để trống tạo không gian thoáng rộng cho sinh hoạt văn hoá cộngđồng

Phía trên chính giữa đại đình được trang trí một màn giếng bằng gỗsơn son thếp vàng lộng lẫy các văn cánh sen, bốn góc là hình phượngchầu trông rất đẹp mắt, phía trước cửa hậu cung là bức cửa võng trang trírồng chầu, phía dưới chia thành nhiều ô trang trí phượng vũ, hổ phù, thần

qui lạc thư, “tứ quí”, “tứ linh”, giữa các ô là là bức đại tự “Thanh hương

vạn đại” có nghĩa là tiếng thơm lưu vạn đời Theo quan niệm nho giáo

Trang 12

xưa các hoa văn này có tính chất đề cao sự học hành đỗ đạt của cộngđồng cư dân.

Hậu Cung có kết cấu kiến trúc với ba bộ vì gỗ, vì ngoài giáp cửahậu cung được bưng ván gỗ và hoành phi kín, vì trong thiết kế theo kiểu

“thượng giá chiêng” có bẩy ngắn đỡ mái trên, kèo chồng xà đỡ mái dướitạo thành chồng diêm hai tầng mái, phần cổ diêm làm chấn song ngắn.Chính giữa hậu cung xây bệ gạch đặt các đồ thờ tự làm ban thờ thànhhoàng làng

2.2.2 Trang trí kiến trúc đình Cổ Châu.

Trang trí trên kiến trúc đình Cổ Châu tập trung chủ yếu ở toà đạiđình Đây là một kiến trúc đẹp với bộ khung vì chắc khoẻ, bền vững vớinhiều mảng trang trí nghệ thuật Hầu như ở các thân kẻ trường, kẻ hiênđều có chạm nổi các văn mây, cúc dây, lá hoá rồng … Nổi bật và đẹp hơn

cả là bốn bức cốn nách ở gian giữa đại đình và cũng là các xà chồng, vớinhiều mảng chạm khắc mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn Đề tàitrang trí chủ yều là rồng, phượng… Rồng ở đây được chạm rất sống độngrăng nhô hẳn ra ngoài trông rất dữ tợn, râu thành các đao mác dài uốnkhúc nhiều lớp và vươn xa tạo nên một bức tranh chạm khắc sinh độngmạnh mẽ nhưng không kém phần uyển chuyển Đây là phong cách đặctrưng của nghệ thuật trang trí thời Nguyễn Bên cạnh đó có các đề tàitrang trí “tứ linh”, những con vật mang biểu tượng của sự bền vững thanhcao, cũng giống như đất trời chuyển vận quanh năm theo chu kỳ (xuân,

hạ thu, đông) "Xuân sinh - Hạ trưởng - Thu thu - Đông tàn" không lúcnào ngừng, không có bắt đầu và cũng không bao giờ kết thúc, tiêu biểucho sự vĩnh hằng

Trên các thân xà, kẻ, con rường được trang trí cúc dây, phượng vũ,chữ thọ, vân mây, sóng nước trông rất đẹp mắt

Bốn đầu dư, ở hai vì gian giữa là các đầu rồng mang phong cáchcủa nghệ thuật chạm khắc thời Nguyễn với đặc tả rồng chạm lộng, chạm

Trang 13

bong kênh tạo nên một khối đặc hoa văn họa tiết trang trí Nét nổi bật ở ditích là nghệ thuật chạm khắc được tập trung chủ yếu trên bức cửa võnggian giữa nhà đại đình, nơi diễn ra các nghi lễ phụng thờ thần hoàng làng.Đặc biệt trong đình còn một bức y môn gỗ trước cửa hậu cung được sơnson thếp vàng trang trí đề tài tứ quí là di vật còn lại của ngôi đình cổ xưa

Trên các di vật của đình như: Ngai thờ, hương án, hòm sắc, đề tàitrang trí chủ đạo là “tứ quí”, “tứ linh” Bên cạnh đó, ta còn gặp nhữngmảng trang trí trên các đồ lễ tự như: Mâm ỷ, giá văn, đài nước, tất cảđều được sơn son thếp vàng làm tăng thêm vẻ uy nghiêm cho điện thờ.Đồng thời các di vật này đều được ăn sâu vào tâm thức tín ngưỡng truyềnthống của mỗi người dân địa phương

2.3 Một số hiện vật có trong di tích.

Trải qua thời gian dài tồn tại với những biến động thăng trầm củalịch sử và nhất là qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ đã làm chokiến trúc di tích bị mai một, sắc phong thời Lê đã bị thất lạc Tuy nhiênhiện nay đình Cổ Châu còn bảo lưu được một bộ di vật văn hoá, lịch sửvới nhiều chủng loại và chất liệu khác nhau Những di vật này ngoài giátrị tôn thêm vẻ đẹp của kiến trúc còn là nguồn tư liệu quý cho việc tìmhiểu về lịch sử ngôi đình và đời sống vật chất, tinh thần của một làng quêtruyền thống

*Hiện vật bằng giấy:

Một bản thần tích được Hàn Lâm lễ viện Đông các đại học sĩNguyễn Bính soạn vào ngày tốt tháng giêng năm Hồng Phúc thứ nhất(1572), ngày tốt trung thu tháng 8 năm Vĩnh Hựu thứ 6 (1740) nội các BộLại Nguyễn Hiền tuân theo chính bản sao lại

Hai đạo sắc phong của các triều đại phong kiến phong cho các vịthần hoàng làng đạo sắc có niên hiệu Duy Tân tam niên bát nguyệt thậpbát nhật tức ngày 11 tháng 8 năm Duy Tân thứ 3 (1909) và đạo sắc có

Trang 14

niên hiệu Khải Định cửu niên thất nguyệt nhị thập ngũ nhật tức ngày 25tháng 7 năm Khải Định thứ 9 (1924).

*Hiện vật bằng gỗ:

Một bức cửa võng sơn son thếp vàng được chạm khá cầu kỳ, tỷ mỷtrên cùng là trang trí rồng chầu mặt trời, bên dưới có chia nhiều ô trang trí

“tứ linh”, “tứ quí”, hổ phù, ở giữa đề 04 chữ đại tự: “Thanh hương vạn

đại” được dịch là “tiếng thơm lưu vạn đời” nghệ thuật thế kỷ XX.

Một ngai thờ bài vị trang trí rồng chầu mặt nguyệt, hoa cúc, hoamai, lư hương… hai đầu tay ngai là hai đầu rồng trông rất đẹp mắt, toàn

bộ sơn son thếp vàng nghệ thuật thế kỷ XIX

Một hương án gỗ chia nhiều ô trang trí tứ linh, tứ quí, văn chiệnsơn son thếp vàng nghệ thuật thế kỷ XIX

Bốn bức đại tự sơn son thếp vàng nghệ thuật thế kỷ XX có nội

dung: “Trưng triều tướng quốc” dịch là “Tướng quốc triều đại Hai Bà Trưng” và “Cổ vạn tri ân” dịch là “mãi mãi mang ơn”.

Sáu đôi câu đối sơn son thếp vàng nghệ thuật thế kỷ XX, trong đó

có câu:

Câu thứ nhất:

“Thánh đức linh thông phù trì Trưng Vương khuynh Bắc địa

Thần uy quang chiếu chinh phạt Tô Định trấn Nam thiên”

Dịch nghĩa: “Đức thánh linh thông phù giúp Trưng Vương kinh

đất Bắc

Uy thần toả sáng đánh dẹp Tô Đinh giúp trời Nam.”

Câu thứ hai: “Vạn đại anh linh quận chủ miếu

Thiên niên tự lập Cổ Châu thôn”

Dịch nghĩa: “Vạn đời linh thiêng đền quận chúa

Ngàn năm thành lập xã Cổ Châu”

Câu thứ ba: “Đức đại an dân thiên cổ thịnh

Công lao giúp nước vạn năm dài”

Ngày đăng: 21/02/2024, 13:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w