1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tiet 30 31 bai 20 phan tich so lieu thong ke, dua vao bieu do

12 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài 20: Phân Tích Số Liệu Thống Kê Dựa Vào Biểu Đồ
Trường học Trường Trung Học Cơ Sở
Chuyên ngành Toán Học
Thể loại bài giảng
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 716 KB

Nội dung

Năng lực:- Phát hiện và giải quyết được vấn đề, quy luật đơn giản dựa trên phân tích số liệu.- Nhận ra tính hợp lí của dữ liệu được biểu diễn.- Nhận biết mối liên hệ giữa thống kê với nh

Trang 1

Ngày dạy: … /… /2023

Tiết 30+31:

BÀI 20: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU THỐNG KÊ DỰA VÀO BIỂU ĐỒ

I Mục tiêu:

1 Năng lực:

- Phát hiện và giải quyết được vấn đề, quy luật đơn giản dựa trên phân tích số

liệu

- Nhận ra tính hợp lí của dữ liệu được biểu diễn

- Nhận biết mối liên hệ giữa thống kê với những kiến thức trong các môn học

khác trong Chương trình lớp 8

2 Phẩm chất

- Có ý thức vận dụng kiến thức được học về để áp dụng vào thực tế cuộc sống

- Có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao

- Tự tin trong việc tính toán; giải quyết bài tập chính xác

II Thiết bị dạy học và học liệu

1 Giáo viên: :

- SGK, SGV, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, PBT(ghi đề bài cho các hoạt động trên lớp), các hình ảnh liên quan đến nội dung bài học,

2 Học sinh:

- SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước ), bảng nhóm, bút

viết bảng nhóm

III Tiến trình dạy học

TIẾT 1: CÁC LƯU Ý KHI ĐỌC VÀ DIỄN GIẢI BIỂU ĐỒ

1 Hoạt động 1: Hoạt động khởi động.

a) Mục tiêu: Giúp HS có hứng thú với nội dung bài học thông qua một tình

huống liên quan đến biểu đồ

b) Nội dung: HS đọc bài toán 5.9 sgk/98 và thực hiện bài toán dưới sự dẫn dắt

của GV (HS giải bài toán ngay)

c) Sản phẩm: HS nắm được các thông tin trong bài toán.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chiếu Slide đề bài 5.4 dẫn dắt, đặt

vấn đề qua bài toán 5.4 ta còn có cách

khác để biểu diễn biểu đồ này không?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS

quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận

nhóm và thực hiện yêu cầu theo dẫn dắt

của GV

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi

đại diện một số thành viên nhóm HS

trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung

Bài 5.4

a) Biểu đồ đã cho là biểu đồ tranh Mỗi biểu tượng ứng với 3 học sinh

b) Bảng thống kê số lượng các bạn lớp 8A tham gia các câu lạc bộ là:

Biểu đồ cột biểu diễn số lượng các bạn lớp

Trang 2

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV ghi

nhận câu trả lời của HS, trên cơ sở đó

dẫn dắt HS vào tìm hiểu bài học mới:

“Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em

biết được thêm nhiều cách vẽ biểu đồ”

Bài 20: Phân tích số liệu thống kê

dựa vào biểu đồ.

8A tham gia các câu lạc bộ

2 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

2.1 Các lưu ý khi đọc và diễn giải biểu đồ

a) Mục tiêu:

- Biết các lưu ý khi đọc và diễn giải biểu đồ

b) Nội dung:

- HS tìm hiểu nội dung kiến thức về diễn giải biểu đồ, dẫn dắt của GV, thảo luận

trả lời câu hỏi trong SGK

c) Sản phẩm:

- HS ghi nhớ và vận dụng kiến thức về biểu đồ để thực hành làm các bài tập ví

dụ, luyện tập

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ

HS

Nội dung

Bước 1: Chuyển

giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS

thảo luận nhóm

thực hiện vd1

GV chữa bài, chốt

đáp án

- GV mời một vài

HS đọc phần nhận

xét trong sgk

1 Các lưu ý khi đọc và diễn giải biểu đồ.

vd

1 : sgk

Nhận xét:

Trong biểu đồ cột, khi gốc của trục đứng khác 0 thì tỉ lệ chiều cao của các cột không bằng tỉ lệ số liệu mà chúng biểu diễn.

Trang 3

- GV chốt lại kiến

thức hs ghi vở

- HS nhận biết các

lưu ý khi đọc và

diễn giải biểu đồ

thông qua việc

hoàn thành bài

Luyện tập 1 trong

SGK

-GV cho HS thảo

luận nhóm

-GV chữa bài, chốt

đáp án

Luyện tập 1: (SGK – tr100)

Dựa trên dữ liệu khảo sát về món ăn Việt Nam được ưa thích, một công ty du lịch đã vẽ hai biểu đồ sau:

a) Hai biểu đồ này biểu diễn cùng một dữ liệu không? Lập bảng thống kê về dữ liệu đó

b) Trong Biểu đồ a), tỉ lệ chiều cao giữa cột màu xanh và cột màu

vàng có bằng tỉ lệ hai số mà chúng biểu diễn không? Giải thích tại

sao

Lời giải

a) Hai biểu đồ này biểu diễn cùng một dữ liệu

Bảng thống kê về dữ liệu món ăn Việt Nam được ưa thích là:

955 b) Trong Biểu đồ a), cột màu xanh chiếm hơn 3,5 ô; cột màu vàng chiếm khoảng 1,5 ô

Khi đó, tỉ lệ chiều cao giữa cột màu xanh và cột màu vàng trong Biểu đồ a) khoảng: 3,5/1,5=7/3≈2,33

Tỉ lệ số lượt bình chọn nem và bánh mì là:987/955≈1.03

Do đó, tỉ lệ chiều cao giữa cột màu xanh và cột màu vàng

Trang 4

- GV phân tích đề

bài Ví dụ 2, vấn

đáp, gợi mở giúp

HS lĩnh họi kiến

thức

GV gọi một vài

HS trình bày kết

quả

- HS hoàn thành

bài Luyện tập 2

trong SGK

- GV cho HS thảo

luận nhóm

( 2 bàn ghép thành

1 nhóm)

- Gv yêu cầu các

nhóm trình bày sản

phẩm nhóm mình

các nhóm khác

theo dõi đưa ra

nhận xét

- Gv nhận xét chốt

lại kết quả các

nhóm ( có thể

chấm điểm hoặc

traophần thưởng)

- Hs ghi vở

không bằng tỉ lệ hai số mà chúng biểu diễn vì trong Biểu

đồ a) người ta chia các giá trị từ 950 đến 990 (còn phần giá trị từ 0 đến 950 đã bị rút ngắn)

Vd2: sgk

-Luyện tập 2:

Cho hai biểu đồ sau biểu diễn số lượng người thất nghiệp tại một thành phố trong giai đoạn từ 12/2007 đến 6/2010

Hãy giải thích tại sao xu thế của hai biểu đồ lại khác nhau Để thấy được xu thế của số lượng người thất nghiệp, ta nên dùng biểu đồ nào?

Lời giải:

Xu thế của hai biểu đồ lại khác nhau vì:

- Biểu đồ a): chia theo khoảng thời gian dài/ngắn tương ứng với đoạn dài/ngắn trên biểu đồ

- Biểu đồ b): các khoảng thời gian dài/ngắn khác nhau được chia đều theo từng đoạn trên biểu đồ

Trang 5

Bước 2: Thực

hiện nhiệm vụ:

-HĐ cá nhân: HS

suy nghĩ, hoàn

thành vở

-HĐ nhóm: các

thành viên trao

đổi, đóng góp ý

kiến và thống nhất

đáp án

Cả lớp chú ý thực

hiện các yêu cầu

của GV, chú ý bài

làm các bạn và

nhận xét

-GV: quan sát và

trợ giúp HS

Bước 3: Báo cáo,

thảo luận:

-HS trả lời trình

bày miệng/ trình

bày bảng, cả lớp

nhận xét, GV đánh

giá, dẫn dắt, chốt

lại kiến thức

Bước 4: Kết luận,

nhận định: GV

tổng quát, nhận xét

quá trình hoạt

động của các HS

Để thấy được xu thế của số lượng người thất nghiệp, ta nên dùng biểu đồ b)

TIẾT 2: ĐỌC VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU TỪ BIỂU ĐỒ

2.2 Đọc và phân tích số liệu từ biểu đồ

a) Mục tiêu:

- Biết đọc và phân tích số liệu từ biểu đồ

- Biết mối liên hệ giữa thống kê với những kiến thức trong các môn học khác

trong chương trình lớp 8

b) Nội dung:

- HS tìm hiểu nội dung kiến thức về đọc và phân tích số liệu từ biểu đồ, dẫn dắt

của GV, thảo luận trả lời câu hỏi trong SGK

c) Sản phẩm:

Trang 6

- HS ghi nhớ và vận dụng kiến thức về đơn thức để thực hành làm các bài tập ví

dụ, luyện tập

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ

HS

Nội dung

Bước 1: Chuyển

giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS

thảo luận nhóm

thực hiện vd3

GV chữa bài, chốt

đáp án

-GV mời một vài

HS đọc phần chú ý

xét trong sgk

- Hs ghi vở

-HS nhận biết cách

và phân tích số

liệu từ biểu đồ

thông qua việc

hoàn thành bài

Luyện tập 3 trong

SGK

-GV cho HS thảo

luận nhóm

-HĐ nhóm: các

thành viên trao

đổi, đóng góp ý

kiến và thống nhất

đáp án

-GV chữa bài, chốt

đáp án

-Hs ghi vở

2 Đọc và phân tích số liệu từ biểu đồ.

Vd3: sgk Chú ý : Khi phân tích số liệu, ta có thể kết hợp thông tin từ

hai ay nhiều biểu đồ.

a) Lập bảng thống kê cho biết cơ cấu năng lượng được khai thác, sản xuất trong nước (theo tỉ lệ %) năm 2019

b) Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu năng lượng được khai thác, sản xuất trong các nước năm 2019 so với năm 2018

Lời giải:

a) Tổng khối lượng năng lượng khai thác trong năm 2019 là:

26 408,48 + 11 263,8 + 9 180 + 7 840 = 54 692,28 (KTOE)

Tỉ lệ phần trăm khối lượng các loại năng lượng so với tổng khối

lượng khai thác năm 2019:

- Than chiếm: 26408,48/54692,28 ≈ 48,37%

- Dầu thô chiếm:11263,8/54692,28 ≈ 20,59%

- Khí thiên nhiên chiếm: 9180/54692,28 ≈ 16,78%

- Nhiên liệu sinh học chiếm:

100% − 48,37% − 20,59% − 16,78% = 14,26%

Ta lập bảng thống kê cho biết cơ cấu năng lượng được khai

Trang 7

- GV phân tích đề

bài Ví dụ 4, vấn

đáp, gợi mở giúp

HS lĩnh họi kiến

thức

GV gọi một vài

HS trình bày kết

quả

- HS hoàn thành

bài Luyện tập 4

trong SGK

( Hđ cá nhân)

- Hs nhận xét

- Gv nhận xét chốt

đáp án

- Hs ghi vở

thác, sản xuất trong nước (theo tỉ lệ %) năm 2019 như sau:

Các loại năng lượng

Than Dầu thô Khí thiên

nhiên

Nhiên liệu sinh học

Tỉ lệ (%) 48,37 20,59 16,78 14,62 b) Sự thay đổi cơ cấu năng lượng được khai thác, sản xuất trong các nước năm 2019 so với năm 2018

- Than giảm khoảng 0,03% (từ 48,37% xuống còn 45,02%);

- Dầu thô tăng khoảng 2,6% (từ 20,59% lên đến 23,19%);

- Khí thiên nhiên tăng khoảng 0,31% (từ 16,78% lên đến 17,09%);

- Nhiên liệu sinh học tăng khoảng 0,08% (từ 14,62% lên đến 14,70%)

Vd4: sgk

-Luyện tập 4:

Cho biểu đồ sau:

Trang 8

Bước 2: Thực

hiện nhiệm vụ:

- HĐ cá nhân: HS

suy nghĩ, hoàn

thành vở

- HĐ cặp đôi,

nhóm: các thành

viên trao đổi, đóng

góp ý kiến và

thống nhất đáp án

Cả lớp chú ý thực

hiện các yêu cầu

của GV, chú ý bài

làm các bạn và

nhận xét

- GV: quan sát và

trợ giúp HS

Bước 3: Báo cáo,

thảo luận:

- HS trả lời trình

bày miệng/ trình

bày bảng, cả lớp

nhận xét, GV đánh

giá, dẫn dắt, chốt

lại kiến thức

Bước 4: Kết luận,

nhận định: GV

tổng quát, nhận xét

a) So sánh tốc độ gió trong các tháng tại hai thành phố này Giải

thích sự khác nhau đó

b) Ở Nha Trang, 6 tháng gió thổi mạnh nhất là những tháng nào?

Lời giải :

a)Ở các tháng trong năm, tốc độ gió của thành phố Nha Trang đều lớn hơn tốc độ gió của thành phố Hà Nội

Lí do của sự khác nhau đó là vị trí địa lí: Thành phố Nha Trang giáp biển còn thành phố Hà Nội không giáp biển

b) Ở Nha Trang, 6 tháng gió thổi mạnh nhất là: tháng 10, tháng

11, tháng 12, tháng 1, tháng 2, tháng 3

Trang 9

quá trình hoạt

động của các HS

3 Hoạt động: Luyện tập

a) Mục tiêu: :

- Học sinh củng cố lại kiến thức về biểu đồ thông qua một số bài tập

b) Nội dung:

- HS vận dụng kiến thức về biểu đồ thảo luận nhóm hoàn thành bài tập 5.10, bài

tập 5.11 vào phiếu bài tập nhóm/ bảng nhóm

c) Sản phẩm:

- HS giải quyết được tất cả các bài tập liên quan

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm

vụ:

- GV tổng hợp các kiến thức

cần ghi nhớ cho HS về biểu

đồ

- GV tổ chức cho HS hoàn

thành bài cá nhân BT5.10 –

BT 5.11 (SGK – tr 104)

Bước2:Thực hiện nhiệm vụ:

HS quan sát và chú ý lắng

nghe, thảo luận nhóm 2, hoàn

thành các bài tập GV yêu cầu

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

Mỗi BT GV mời đại diện các

nhóm trình bày Các HS khác

chú ý chữa bài, theo dõi nhận

xét bài các nhóm trên bảng

Bước 4: Kết luận, nhận

định:

- GV chữa bài, chốt đáp án,

tuyên dương các hoạt động

tốt, nhanh và chính xác

- GV chú ý cho HS các lỗi

sai hay mắc phải khi thực

hiện giải bài tập

-Hs hoàn thành bài tập:

Bài 5.10:

Lời giải

a) Dựa vào biểu đồ Hình 5.17, ta có:

- Số tiền bán phế liệu của Tuyết là 280 nghìn đồng;

- Số tiền bán phế liệu của Khánh là 240 nghìn đồng

Số tiền của Tuyết gấp số lần số tiền của Khánh là:280/240=7/6≈1,2 (lần)

Trên biểu đồ Hình 5,17, xét về chiều cao của cột trên biểu đồ thì cột biểu diễn số tiền của Tuyết gấp đối Khánh (số tiền của Tuyết chiếm 4 ô, còn số tiền của Khánh chiếm 2 ô) Tuy nhiên, trên biểu đồ chỉ biểu diễn giá trị từ 200 đến 360 (khoảng từ 0 đến 200 đã

bị rút ngắn)

Do đó, số tiền của Tuyết không phải gấp đôi số tiền của Khánh

b) Ta lập bảng thống kê cho số tiền mỗi bạn có được nhờ bán phế liệu như sau:

Trang 10

Tên nhóm bạn trong nhóm

An Bình Tuyết Khánh Hải

Số tiền (Nghìn đồng)

Bài 5.11:

Lời giải

a) Doanh thu mỗi năm của nhà máy trong hai biểu đồ a) và b) đều như nhau

Do đó, doanh thu của nhà máy trong Biểu đồ a) và Biểu đồ b) đều tăng như nhau

b) Hai biểu đồ này có cùng biểu diễn một dãy số liệu,

đó là: 30; 33; 34; 35; 38 c) Hai đường gấp khúc trên hai biểu đồ có độ dốc khác nhau vì:

- Ở biểu đồ a) các giá trị tính từ 30 đến 38 (khoảng từ

0 đến 30 đã bị rút ngắn)

- Ở biểu đồ b) các giá trị tính từ 0 đến 40

4 Hoạt động : Vận dụng

a) Mục tiêu:

- Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng thực tế để nắm vững kiến thức

- HS thấy sự gần gũi toán học trong cuộc sống, vận dụng kiến thức vào thực tế, rèn luyện tư duy toán học qua việc giải quyết vấn đề toán học

b) Nội dung: HS vận dụng kiến thức về biểu đồ, trao đổi và thảo luận hoàn

thành các bài toán theo yêu cầu của GV

c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập được giao.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS làm bài tập 5.12-5.14 cho HS sử dụng kĩ thuật chia sẻ cặp đôi

để trao đổi và kiếm tra chéo đáp án

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện hoàn thành bài tập được giao và

trao đổi cặp đôi đối chiếu đáp án

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV mời đại diện một vài HS trình bày miệng.

Trang 11

Bài 5.12

Lời giải

a) Tỉ lệ diện tích đất rừng trên tổng diện tích đất của Indonesia cao hơn Việt Nam qua các năm

b) Tỉ lệ diện tích đất rừng trên tổng diện tích đất của Indonesia có xu hướng giảm trong giai đoạn 2013 - 2017

Tỉ lệ diện tích đất rừng trên tổng diện tích đất của Việt Nam có xu hướng tăng trong giai đoạn 2013 - 2017

c) Bảng thống kê về tỉ lệ diện tích đất rừng của Việt Nam trên tổng diện tích đất qua các năm

d) Diện tích đất rừng của Việt Nam năm 2017 là :

46,5% x 33169 = 15423.585 (km2)

Diện tích đất rừng của Indonesia năm 2017 là :

50% x 11826440 = 5913220 (km2)

Bài 5.13

Lời giải

a) Lĩnh vực đóng góp nhiều nhất vào GDP là dịch vụ, với 40,95%

b) Lĩnh vực dịch vụ đóng góp: 400 x 40,95%= 163,8 (tỉ đô la Mỹ)

Bài 5.14

Lời giải

a) Thị phần xuất khẩu gạo của Thái Lan có xu thế giảm dần trong các năm từ

2017 đến 2020

b) Bảng thống kê thị phần xuất khẩu gạo của Việt Nam

Bước 4: Kết luận, nhận định:

Trang 12

- GV nhận xét, đánh giá khả năng vận dụng làm bài tập, chuẩn kiến thức và lưu

ý thái độ tích cực khi tham gia hoạt động và lưu ý lại một lần nữa các lỗi sai hay mắc phải cho lớp

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ghi nhớ kiến thức trong bài Hoàn thành bài tập trong SBT

- Chuẩn bị bài sau “Luyện tập chung”

Ngày đăng: 20/02/2024, 11:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w