Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠILỚP: BKS1,2Bài Thảo Luận Học PhầnPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCĐề tài: Những nhân tố ảnh hưởng đếnquyết định lựa chọn tour du lịch củasinh viên trường đ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
LỚP: BKS1,2
Bài Thảo Luận Học Phần
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài: Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn tour du lịch của sinh viên trường đại học Thương Mại
GIÁO VIÊN: Nguyễn Nguyệt Nga
Danh sách thành viên tham gia bài thu hoạch
Trang 2Nguyễn Khánh Hà Chu Thị Thanh Hà
Lê Thùy Dương
Lê Thị Mỹ Duyên Phan Thị Mỹ Duyên
Hà Thị Xuân Diệu
Vũ Thùy Dung Trần Thùy Dương Nguyễn Thị Giang
Vũ Minh Đức Đặng Đức Chính Nguyễn Thị Hằng Phạm Minh Hằng Bùi Khánh Duy Cao Tùng Dương Trần Thu Hà
Đỗ Thành Đức
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Sau khi hoàn thành bài thu hoạch này cũng như trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu đề tải “Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn tour du lịch của sinh viên trường đại học Thương Mại” ngoài sự nỗ lực và đóng góp của thành viên trong nhóm, chúng em đã nhận được những sự động viên và giúp đỡ từ cá nhân ngoài nhóm
Lời đầu tiên chúng em cảm ơn cô Nguyễn Nguyệt Nga - Giảng viên bộ môn
“Phương pháp nghiên cứu khoa học” tận tình hướng dẫn, giảng bài và truyền đạt kiến thức đến với chúng em cũng như đã tạo điều kiện cho chúng em được trình bày bài thu hoạch này
Tiếp đó là cảm ơn sự đóng góp của các thành viên trong Nhóm 2 đã cùng nhau đóng góp và cung cấp thông tin liên quan đến mục tiêu nghiên cứu để hoàn thành bài thu hoạch
Trong quá trình thực hiện bài thu hoạch, chúng em còn hạn hẹp kiến thức chuyên môn cũng như trải nghiệm thực tế nên còn nhiều thiếu sót, mong cô có thể giúp đỡ và bổ sung cho những phần chưa đạt được của bọn em
Hà Nội, ngày 29 tháng 9 năm 2023
Trang 4MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Giai đoạn 2017 - 2021, nhiều sản phẩm du lịch đã trở thành địa điểm tham quan, vui chơi giải trí không thể thiếu của người dân Thủ đô mỗi dịp cuối tuần Triển khai Luật Du lịch năm 2017 đến nay, my ban nhân dân thành phố đã công nhận 19 điểm du lịch, khu du lịch cấp thành phố Một số điểm du lịch được đầu tư
cơ sở vật chất, tổ chức dịch vụ khá tốt, thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan, đóng góp tích cực vào kết quả hoạt động của ngành du lịch Từ năm 2016 đến năm 2019, lượng khách du lịch đến Hà Nội tăng nhanh và ổn định, với mức tăng 10,1%/năm, lượng khách quốc tế tăng 21,2%/năm
Năm 2019, Hà Nội đón hơn 28,9 triệu lượt khách du lịch, trong đó có hơn 7 triệu lượt khách quốc tế; tỷ lệ đóng góp của ngành du lịch vào tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) là 12,54% Hà Nội được nhiều tổ chức quốc tế bình chọn vào danh sách điểm đến hấp dẫn của thế giới Đáng chú ý, Hà Nội có thêm nhiều sản phẩm du lịch chất lượng cao gắn với thương hiệu du lịch Thủ đô Hoạt động quảng
bá xúc tiến của ngành du lịch Thủ đô được đổi mới mạnh mẽ; thực hiện hiệu quả việc xúc tiến tại chỗ, triển khai thỏa thuận hợp tác giữa thành phố với các hãng hàng không; ký kết hợp tác với 40 tỉnh, thành phố để xây dựng tour du lịch, tuyến liên vùng, kết nối các điểm đến du lịch của Hà Nội với cả nước
Quyết định lựa chọn tour du lịch là một trong những vấn đề cốt lõi và quan trọng ảnh hưởng sâu sắc đến cả quá trình tham quan, du lịch Để có một tour du lịch thành công mang lại nhiều trải nghiệm mới thú vị thì chúng ta cần quan tâm đến các nhân tố ảnh hưởng sâu sắc đến tour du lịch đó Vì vậy việc nghiên cứu về các nhân tố đó sẽ cung cấp một cái nhìn rõ ràng hơn về những gì mà khách du lịch quan tâm Từ đó xây dựng được một kế hoạch quảng bá, đưa ra những sản phẩm, dịch vụ phù hợp với từng không gian, địa điểm nhằm nâng cao hình ảnh, thu hút khách du lịch Xuất phát từ những lý do đó, nhóm chúng em lựa chọn đề tài nghiêncứu này
Trong những năm gần đây, du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn không thể thiếu trong thị trường hiện đại ngày nay, nhờ vào hệ thống công nghệ
Trang 5hiện đại, cũng như truyền thông, chất lượng cơ sở vật chất cũng như nhu cầu của mọi người Không thể không kể đến ở đây, những sinh viên đang học tại những cơ
sở trường đại học cụ thể đã phần nào góp phần thúc đẩy thương mại hóa những khu du lịch, chính vì thế, việc nghiên cứu nhu cầu và những yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn điểm du lịch là mục tiêu hàng đầu
Hà Phương (25/10/2021) Vai trò của du lịch trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hô ‚i của Thủ
đô Hà Nô ‚i
1.2 Mục đích nghiên cứu
Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn tour du lịch của sinh viên, nhấn mạnh những điểm mạnh mà những tour du lịch đang có đảm bảo cho chất lượng của một chuỗi dịch vụ thương mại
Đề xuất các phương pháp giải quyết, đưa ra những chiến lược quảng bá hiệu quả triệt để trong thương mại và giao lưu các tour
1.2.1 Mục đích chung
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định lựa chọn tour du lịchcủa sinh viên trường Đại học Thương Mại từ đó góp phần nâng cao khả năng thu hút và thỏa mãn nhu cầu đối tượng khách du lịch là sinh viên, thúc đẩy quá trình raquyết định lựa chọn tour của sinh viên hiện nay
1.2.2 Mục đích cụ thể.
- Nâng cao tầm hiểu biết về hành vi lựa chọn tour du lịch của sinh viên
- Phân tích các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn tour du lịch của sinh viên trường ĐH Thương Mại
- Xác định được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến quyết định đi du lịchcủa sinh viên trường ĐH Thương Mại
- Từ việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn tour của sinh viên, dữ liệu cung cấp có thể giúp các nhà quản lý điểm đến đưa ra những chiến lược du lịch phù hợp, hiệu quả.Ngoài ra, nhóm tác giả muốn cung cấp tới cácnhà quản lý điểm đến những đề xuất, giải pháp về vấn đề khai thác du lịch, phù hợp từ những nhân tố có tác động đến quyết định lựa chọn tour du lịch mà nhóm tác giả đã nghiên cứu
Trang 61.3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
1.3.1.Đối tượng nghiên cứu:
Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn tour du lịch của sinh viên Thương Mại
1.3.2 Khách thể nghiên cứu:
Sinh viên Đại học Thương Mại
1.3.3 Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Đại học Thương Mại
Thời gian: 1 tuần
Nội dung: Khoa học-Xã hội
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Khái niệm: Phương pháp nghiên cứu là những cách thức, con đường, công cụ riêng biệt được ứng dụng để phục vụ quá trình nghiên cứu khoa học Mục đích của phương pháp này là để thu thập thông tin, số liệu, kiến thức hỗ trợ cho công trình nghiên cứu Nhờ vậy mà người nghiên cứu có thể tìm ra được những vấn đề mới, hướng đi mới, và thậm chí là những giải pháp mới cho ngành khoa học mà mình đang nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu có vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của đề tài nghiên cứu Việc lựa chọn một phương pháp không phù hợp với lĩnh vực nghiêncứu sẽ dẫn đến hậu quả là đề tài nghiên cứu không đạt được mục đích cuối cùng
- Dưới đây là một số khái niệm liên quan đến phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu khoa học: Là quá trình tìm kiếm, phát hiện, chứng minh, tổng hợp, hệ thống hóa tri thức về các sự vật, hiện tượng tự nhiên và xã hội
Mục đích nghiên cứu: Là cái đích cuối cùng mà người nghiên cứu muốn đạt được trong quá trình nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu: Là những câu hỏi mà người nghiên cứu muốn giải đáp trong quá trình nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu: Là những dự đoán của người nghiên cứu về mối quan hệ giữa các biến số trong quá trình nghiên cứu
Kết luận nghiên cứu: Là những kết quả thu được sau khi người nghiên cứu đã tiến hành phân tích, xử lý dữ liệu
Trang 8TS Nguyễn Hoàng Đông (3/12/2020) Báo cáo tổng kết đề tài khoa học công nghệ cấp đại học Huế, trang 3;4
1.5 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi chung: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn tour du lịch của sinh viên Đại học Thương Mại ?
Câu hỏi chi tiết:
1 Marketing ảnh hưởng như thế nào đến quyết định lựa chọn tour du lịch của sinh viên Đại học Thương Mại ?
2 Chất lượng dịch vụ có thể ảnh hưởng như thế nào đến quyết định lựa chọn tour du lịch của sinh viên Đại học Thương Mại ?
3 Số lượng tour có thể ảnh hưởng như thế nào đến quyết định lựa chọn tour du lịch của sinh viên Thương Mại ?
4 Hình ảnh thương hiệu có thể ảnh hưởng như thế nào đối với sinh viên ThươngMại?
5 Sự hài lòng của khách hàng có thể ảnh hưởng như thế nào tới quyết định lựa chọn tour của sinh viên Đại học Thương Mại ?
6 Chi phí chọn tour du lịch có thể ảnh hưởng như thế nào đối với sinh viên
Thương Mại?
1.6 Giả thuyết nghiên cứu
Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn tour du lịch của sinh viên Đại học Thương Mại
1 Marketing có tác động đến quyết định lựa chọn tour du lịch của sinh viên Đại học Thương Mại
2 Chất lượng dịch vụ có tác động đến quyết định lựa chọn tour du lịch của sinh viên Đại học Thương Mại
3 Số lượng tour có tác động đến quyết định lựa chọn tour du lịch của sinh viên Thương Mại
Tài nguyên du lịch Bài thảo luận
-Khách sạn
55
Nhóm 10QTDV theory - Histología…
Khách sạn
32
QUẢN TRỊ 2319BMGM0111-…
Trang 94 Hình ảnh thương hiệu có tác động đến quyết định lựa chọn tour du lịch của sinh viên Thương Mại
5 Sự hài lòng của khách hàng có tác động đến quyết định lựa chọn tour của sinhviên Đại học Thương Mại
6 Chi phí chọn tour du lịch có thể ảnh hưởng đối với sinh viên Thương Mại
1.7 Cấu trúc của đề tài
Chương 1: Phần mở đầu
Chương 2: Tổng quan nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Đề xuất biện pháp và kiến nghị
Chương 6: Kết luận, tài liệu tham khảo
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Theo liên hiệp Quốc các tổ chức lữ hành chính thức( International Union of Official Travel Oragnization: IUOTO): Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một
Trang 10nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm
ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống
Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Roma - Italia ( 21/8 – 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ
Theo các nhà du lịch Trung Quốc: hoạt động du lịch là tổng hoà hàng loạt quan hệ
và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định làm cơ sở, lấy chủ thể
du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện
Theo I.I Pirôgionic, 1985: Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gianrỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa
Theo nhà kinh tế học người Áo Josep Stander nhìn từ góc độ du khách: khách du lịch là loại khách đi theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thỏa mãn sinh hoạt caocấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế
Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách: du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sangmột nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc
Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác
Nhìn từ góc độ nhu cầu của du khách: Du lịch là một sản phẩm tất yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội của loài người đến một giai đoạn phát triển nhất định chỉ trong hoàncảnh kinh tế thị trường phát triển, gia tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng thời gian rỗi do tiến bộ của khoa học - công nghệ, phương tiện giao thông và thông tin ngày càng phát triển, làm phát sinh nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan du lịch của con người Bản chất đích thực của du lịch là du ngoạn để cảm nhận những giá trị vật chất và tinh thần có tính văn hoá cao
Trang 11(tài liệu tham khảo: lib.hpu.edu.vn)
2.2.1.2 Khái niệm khách du lịch
*Khái niệm
Khách du lịch trong tiếng Anh được gọi là Tourists
Theo một số nhà nghiên cứu, khái niệm khách du lịch lần đầu tiên xuất hiện vào cuối thế
kỉ XVIII tại Pháp và được hiểu là: "Khách du lịch là những người thực hiện một cuộc hành trình lớn''
Vào đầu thế kỉ XX, nhà kinh tế học người Áo, Josef Stander định nghĩa: "Khách du lịch là những hành khách đi lại, ở lại theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thỏa mãn các nhu cầu sinh hoạt cao cấp mà không theo đuổi các mục đích kinh tế''
Tại điều 4, chương I, Luật Du lịch Việt Nam (2005) qui định: "Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề
để nhận thu nhập ở nơi đến''
*Phân loại khách du lịch
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới khách du lịch gồm có khách du lịch quốc tế và khách
du lịch nội địa:
Khách du lịch quốc tế là một người ra khỏi quốc gia đang sinh sống trong thời gian
ít nhất 24h và không quá 12 tháng liên tục với mục đích không phải là làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến
Khách du lịch nội địa là một người ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó với thời gian ít nhất 24h và không quá 12 tháng liên tục với mục đích không phải là làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến
‘ nước ta khách du lịch gồm khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa: Khách du lịch quốc tế gồm hai nhóm khách: khách du lịch vào Việt Nam (khách inbound) và khách du lịch ra nước ngoài (khách outbound)
Khách du lịch vào Việt Nam (khách inbound): là người nước ngoài, người Việt Namđịnh cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch
Khách du lịch ra nước ngoài (khách outbound): là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch
Trang 12Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình bồi dưỡng Nghiệp vụ cho Thuyết minh viên Du lịch, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Tổng cục Du lịch)
2.2.1.3 Khái niệm điểm đến du lịch
về du lịch, các địa điểm này được gọi chung là điểm (nơi) đến du lịch
Trên phương diện địa lí, điểm đến du lịch được xác định theo phạm vi không gian lãnh thổ Điểm đến du lịch là một vị trí địa lí mà một du khách đang thực hiện hành trình đến đó nhằm thỏa mãn nhu cầu theo mục đích chuyến đi của người đó
Với quan niệm này, điểm đến du lịch vẫn chưa định rõ còn mang tính chung chung,
nó chỉ xác định vị trí địa lí phụ thuộc vào nhu cầu của khách du lịch, chưa xác định được các yếu tố nào tạo nên điểm đến du lịch
Xem x’t trong mối quan hệ kinh tế du lịch, điểm đến du lịch được hiểu là yếu tố cung du lịch Sở dĩ như vậy là do chức năng của điểm đến chính là thõa mãn nhu cầu mang tính tổng hợp của khách du lịch
Từ góc độ cung du lịch, điểm đến du lịch là sự tập trung các tiện nghi và dịch vụ được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của du khách
*Các yếu tố cấu thành:
Theo giáo trình tổng quan về du lịch của tiến sĩ Vũ Đức Minh, hầu hết các điểm đến du lịch bao gồm một hạt nhân cùng với các yếu tố cấu thành như sau:
- Các điểm hấp dẫn du lịch (attractions)
- Giao thông đi lại (khả năng tiếp cận nơi đến - access)
- Nơi ăn nghỉ (accommodation)
- Các tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ (amenities)
Trang 13(Tài liệu tham khảo: vietnambiz.vn)
2.2.1.4 Lòng trung thành của khách du lịch
Theo nghiên cứu mới nhất của Nguyễn Hữu Khôi (2022), có thể nhận thấy, giá trị cảm nhận của khách hàng có tác động cùng chiều đến sự hài lòng của họ Đặc biệt, trong lĩnh vực du lịch khách hàng thường có kiến thức sâu rộng về sản phẩm/dịch vụ vì họ đã thường xuyên sử dụng Giá trị cảm nhận của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ là yếu tố quan trọng định hình sự hài lòng của họ Nếu giá trị cảm nhận không đáp ứng kỳ vọng hay không tốt, họ sẽ không hài lòng và việc đưa họ trở lại là rất khó khăn Do đó, đáp ứng giá trị cảm nhận của khách hàng là điều cần thiết và quan trọng để đảm bảo sự hài lòng và sự phát triển bền vững
CAO THỊ THẮM - TS VŨ THỊNH TRƯỜNG (Khoa Kinh tế - Quản trị, Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai)(6/12/2020) Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn khu du lịch của công nhân trên địa bàn thành phố Biên Hòa - Đồng Nai
2.1.2 Các lí thuyết liên quan
*Mô hình minh họa nghiên cứu:
Trang 142.1.2.1 Hành vi tiêu dùng du lịch của sinh viên
Hành vi người tiêu dùng du lịch là toàn bộ hành động mà sinh viên thể hiện trong quá trình tìm kiếm, mua, sử dụng, đánh giá sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu khi thực hiện chuyến đi của họ
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng du lịch của sinh viên
Yếu tố văn hóa
Nền văn hóa: N’t đặc trưng của quốc gia và cũng là yếu tố khá quan trọng trong việc quyết định đến hành vi tiêu dùng du lịch của sinh viên Mỗi nơi đều có những nền văn hóa khác nhau
Văn hóa cộng đồng: Cộng đồng văn hóa được hình thành và phát triển từ những người
có chung tôn giáo, chủng tộc hay chung vùng địa lý
Yếu tố xã hội
Cộng đồng: Là truyền thông bằng lời nói hay gọi cách khác là “truyền miệng”, có thể nói đây là hình thức có ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi tiêu dùng của sinh viên khi đi du lịch
Mạng xã hội: Là nơi tập hợp các cộng đồng người tiêu dùng qua Internet Đây là nơi những doanh nghiệp lớn nhỏ đang tập trung chú ý thu hút các sinh viên du lịch và quảng
bá thương hiệu hiện nay
Tầng lớp xã hội: ‘ một số nơi thì tầng lớp xã hội quyết định rất nhiều thứ bởi nó kết hợp nhiều yếu tố khác nhau dẫn đến hành vi tiêu dùng của sinh viên cũng khác nhau Gia đình: Mỗi thành viên trong gia đình đều có những ảnh hưởng nhất định đến hành
vi mua sắm của sinh viên khi đi du lịch
Điều kiện kinh tế: Mỗi người đều chọn sản phẩm thể hiện địa vị và điều kiện tài chính của mình trong các vai trò khác nhau Do đó, cửa hàng luôn tìm hiểu điều kiện kinh tế của sinh viên để tung ra các sản phẩm đánh trúng thị hiếu và đáp ứng đúng nhu cầu của phân khúc sinh viên
Yếu tố cá nhân
Tuổi tác: Độ tuổi của sinh viên có những thói quen và nhu cầu mua hàng khác với những độ tuổi khác
Trang 15Nghề nghiệp: Sinh viên cũng có những nhu cầu mua sắm khác nhau để phù hợp với nghề nghiệp của mình
Phong cách sống: Dù cho mọi người ở chung tầng lớp xã hội, chung tuổi tác hay chungnền văn hóa thì cũng sẽ có những người sinh viên có những phong cách sống khác nhau dẫn đến nhu cầu mua sắm của họ cũng khác nhau
Tính cách và ngoại hình: Mỗi người có tính cách và ngoại hình khác nhau nên nhu cầu mua sắm khác nhau
Yếu tố tâm lí
Động cơ là động lực mạnh mẽ thôi thúc con người hành động để thoả mãn bản thân về vật chất hay tinh thần, hay cả hai Nhu cầu cấp thiết sẽ thúc giục con người hành động để đáp ứng những điều đó Có thể hiểu rằng cơ sở hình thành động cơ là các nhu cầu ở mức cao
Tri giác hay nhận thức là một quá trình thông qua đó con người cảm nhận và giải thích các thông tin nhận được để tạo ra một bức tranh về thế giới xung quanh
Trang 16CAO THỊ THẮM - TS VŨ THỊNH TRƯỜNG (Khoa Kinh tế - Quản trị, Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai)(6/12/2020) Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn khu du lịch của công nhân trên địa bàn thành phố Biên Hòa - Đồng Nai.
2.1.2.2 Yếu tố quyết định sự lựa chọn điểm đến của sinh viên
Nhân tố bên trong:
1 Động cơ đi du lịch
Trong các yếu tố đó, động cơ đi du lịch được xem là yếu tố quan trọng trong các Động cơ chính là nguyên nhân tâm lý khuyến khích con người thực hiện du lịch, đi du lịch tới nơi nào, thường được biểu hiện ra bằng các hình thức nguyện vọng, hứng thú, yêuthích, tìm kiếm những điều mới lạ, từ đó thúc đẩy nảy sinh hành động du lịch (Lubbe, 1998); hay được xem như là cơ sở nền tảng ảnh hưởng đến cách hành xử của khách du lịch (Crompton, 1979)
2 Nguồn thông tin về điểm đến
Thông tin về điểm đến du lịch đóng vai trò đặc biệt quan trọng cho cả khách du lịch, nhà quản lý điểm đến và cũng cho cả ngành du lịch (Nicoletta and Servidio, 2012)
NHÂN TỐ BÊN TRONG
Đặc điểm nhân khẩu học
Tâm lý
Thể chất
Tương tác xã hội
Động cơ, mục đích chuyến đi
Giá trị cá nhân (personal value)
NHÂN TỐ BÊN NGOÀI
Đặc điểm/đặc trưng /hình ảnh của điểm đếnNguồn thông tin về điểm đến
Các hoạt động truyền thông Marketing
Trang 17Việc tìm kiếm thông tin được xem là yếu tố có tác động mạnh mẽ đến sự lựa chọn điểm đến sự lựa chọn điểm đến du lịch (Jacobsen and Munar, 2012) Các nguồn thông tin
có thể bao gồm cả thông tin bên trong và thông tin bên ngoài; hay thông tin phi chính thức từ người thân bạn bè và chính thức từ các tờ rơi áp phích của công ty cũng như tổ chức du lịch (Molina and Esteban, 2006)
Một n’t đặc thù là những khách du lịch quay trở lại tham quan điểm đến thường không muốn tìm thêm nguồn thông tin bên ngoài nữa mà họ dựa vào kinh nghiệm du lịch
đã có để quyết định; trong khi nguồn thông tin từ bên ngoài cơ bản là có nhiều hữu dụng cho những du khách tiềm năng (Fodness and Murray, 1997)
Các nguồn thông tin bên ngoài không chỉ bao gồm những thông tin ở thị trường mà còn từ những nguồn thông tin độc lập như tin tức truyền thông, sách hướng dẫn du lịch hay thông tin truyền miệng từ người thân bạn bè
Chính công nghệ thông tin và truyền thông góp phần tác động đến nhiều khía cạnh của hoạt động kinh doanh du lịch Những thông tin của nhà cung ứng về sản phẩm và dịch vụ, hình thành nên tiến trình tìm kiếm thông tin của khách hàng, cùng với kinh nghiệm của bản thân, tất cả được xâu chuỗi bởi công nghệ thông tin (Buhalis, 1998; Buhalis and Law, 2008)
3 Thái độ
Thái độ sẽ thể hiện những cảm xúc thiện chí hay không thiện chí về một đối tượng Thái độ của du khách với một điểm đến du lịch bao gồm nhiều yếu tố như lòng tin, quan điểm, mong muốn, kinh nghiệm, cũng như phản ứng của du khách tới mỗi điểm đến
Từ đó các du khách sẽ tạo lên sự liên kết đối với điểm đến, sau đó họ sẽ đưa ra các quan điểm đánh giá cũng như hành động lựa chọn đối với sản phẩm điểm đến
Nhân tố bên ngoài :
Hình ảnh điểm đến: Hình ảnh điểm đến là nhận thức của du khách về 1 địa điểm cụ thể , một vùng miền nào đó , là yếu tố khách quan mà khách du lịch cảm thấy về một địa điểm du lịch Theo Crompton hình ảnh điểm đến mang lại sự mong đợi về 1 điểm đến và
có thể thúc đẩy họ thực hiện chuyến đi
Các yếu tố marketing: bao gồm các hoạt động quảng bá giới thiệu sản phẩm du lịch đến những người có nhu cầu du lịch bao gồm :
Trang 18Giới thiệu về giá cả: Giá cả tour du lịch là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyếtđịnh lựa chọn dịch vụ du lịch của du khách Khi có sự chênh lệch về giá cả tour ở các điểm đến có chất lượng tương đương thì khách du lịch thường chọn những địa điểm có mức giá tour rẻ hơn và phù hợp với chi tiêu của họ
Địa điểm cung cấp tour: Địa điểm cung cấp tour du lịch Yếu tố này đề cập đến địa điểm và cách thức đặt tourSự thuận tiện và sẵn có của địa điểm cung cấp tour du lịch đến một điểm đến cụ thể, cùng với cách thức đặt tour nhanh gọn sẽ làm cho khả năng quyết định lựa chọn đi du lịch tới điểm đến đó
CAO THỊ THẮM - TS VŨ THỊNH TRƯỜNG (Khoa Kinh tế - Quản trị, Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai)(6/12/2020) Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn khu du lịch của công nhân trên địa bàn thành phố Biên Hòa - Đồng Nai
2.2 Tổng quan các chương trình nghiên cứu
2.2.1 Trong nước
Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hiệp (2016) khám phá và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến thành phố Hồ Chí Minh của khách du lịch, bằngphương pháp kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng, dữ liệu được thu thập khách dulịch nội địa và quốc tế đã tham quan du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến thành phố Hồ Chí Minh của khách du lịch bao gồm: (1) Động lực du lịch; (2) Hình ảnh điểm đến; và (3) Nguồn thông tin điểm đến Trong đó, thông tin điểm đến có ảnh hưởng đến động lực du lịch, và động lực du lịch có ảnh hưởng mạnh đến hình ảnh điểm đến (Nguyễn Xuân Hiệp,2016)
Nghiên cứu của Hoàng Thị Thu Hương (2017) đã xây dựng mô hình về mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến thái độ, sự cam kết lựa chọn cũng như lòng trung thành củakhách du lịch đối với điểm đến Các quyết định lựa chọn điểm đến cũng được x’t trên haiđối tượng khách chưa từng tới điểm đến (cam kết sẽ tham quan điểm đến) và khách du lịch đã tới điểm đến (dự định quay trở lại và giới thiệu cho người khác) Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng gồm: (1) Nguồn thông tin về điểm đến; (2) Cảm nhận về điểm đến; và (3) Động cơ nội tại; (4) Thái độ đối với điểm đến; (5) Sự lựa chọn điểm đến (Hoàng Thị Thu Hương, 2017)
Đến những năm gần đây, có một số nhà nghiên cứu trong nước đã quan tâm hơn đến đề tài nghiên cứu về quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch như nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Liên (2015), Trần Thị Kim Thoa (2015) Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Liên (2015) chủ yếu dựa vào lý thuyết và mô hình của Chapin (1974) về các nhân tố