1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) đề tài đánh giá thực trạng của cán cân thương mạicủa việt nam 5 năm gần đây (từ 2018 – 2022)

27 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Thực Trạng Của Cán Cân Thương Mại Của Việt Nam 5 Năm Gần Đây (Từ 2018 – 2022)
Tác giả Lê Đức Tồ
Người hướng dẫn Lê Đức Tồ
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Tài Chính Quốc Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 4,69 MB

Nội dung

Vai trò của CCTM đến nền kinh tế quốc giaTác động tới tỷ giá hối đoái:Khi lượng hàng hóa xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu, cán cân thương mại thặng dưđồng nghĩa với việc gia tăng lượng ngoại

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 4

1 Tính cấp thiết của đề tài 4

1 Mục tiêu của đề tài 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI 5

1.1 Khái niệm về cán cân thương mại 5

1.2 Đặc điểm của cán cân thương mại 5

1.3 Vai trò của CCTM đến nền kinh tế quốc gia 5

CHƯƠNG 2 : TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2018 – 2022 THEO TỪNG KHU VỰC KINH TẾ 7

2.1 Thị trường Châu Á 7

2.2 Thị trường Châu Âu 8

2.3 Thị trường Châu Mỹ 9

2.4 Thị trường châu Đại Dương 11

2.5 Thị trường Châu Phi 13

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2018 – 2022 15

3.1 Tổng quan thực trạng cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 2018: 15

3.2 Tổng quan thực trạng cán cân thương mại của Việt Nam năm 2019 16

3.3 Tổng quan thực trạng cán cân thương mại Việt Nam năm 2020 17

3.4 Tổng quan thực trạng cán cân thương mại của Việt Nam năm 2021 18

3.5 Tổng quan thực trạng cán cân thương mại của Việt Nam năm 2022 18

3.6 Đánh giá thực trạng cán cân thương mại của Việt Nam 2018 – 2022 19

KẾT LUẬN 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam đều phải thực hiện cácchính sách mở cửa nhằm xúc tiến mở rộng giao lưu kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hộigiữa các nước trong khu vực và trên thế giới Trong đó, việc giao lưu kinh tế thể hiệnthông qua các mối quan hệ thương mại, du lịch, dịch vụ, việc xuất khẩu và nhập khẩuhàng hóa giữa các nước là vô cùng quan trọng

Toàn bộ quá trình xuất khẩu và nhập khẩu, các mối quan hệ thương mại của mỗi quốcgia được thể hiện thông qua cán cân thương mại của chính quốc gia đó Ngoài ra cán cânthương mại là một bộ phận quan trọng của cán cân vãng lai, đặc biệt là với các nước đangphát triển như Việt Nam thì cán cân thương mại luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cán cânvãng lai của quốc gia đó Qua đó ta thấy được tầm quan trọng của cán cân thương mại đốivới toàn bộ nền kinh tế nói riêng và đời sống kinh tế - xã hội của quốc gia nói chung

Vì vậy, chúng em cho rằng việc tìm hiểu và đánh giá cán cân thương mại tại Việt Nam

là cần thiết để từ đó làm cơ sở cho việc xác định tình trạng thâm hụt hay thặng dư thươngmại trong nền kinh tế Bởi vậy, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài nghiên cứu:

“Đánh giá thực trạng cán cân thương mại tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2018 đến năm2022”

1 Mục tiêu của đề tài

Tìm hiểu thực trạng của cán cân thương mại tại Việt Nam trong năm năm từ 2018 đến

2022, từ đó đưa ra các đánh giá về tình trạng thặng dư hay thâm hụt thương mại tại nước

ta trong thời gian nghiên cứu

Hệ thống các cơ sở lý luận và thực tiễn về cán cân thương mại tại Việt Nam Đánh giá về các ảnh hưởng của cán cân thương mại Việt Nam đến nền kinh tế tronggiai đoạn 2018-2022

Đưa ra kết luận về thực trạng cán cân thương mại của Việt Nam dựa trên các đánh giá

về thực tiễn của cán cân thương mại trong giai đoạn 5 năm 2018-2022

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Các vấn đề lý luận và thực tiễn của cán cân thương mại Việt Nam trong 5 năm từ năm

2018 đến năm 2022

Trang 5

Nhóm tập trung nghiên cứu về vấn đề cán cân thương mại của Việt Nam và các số liệuđược lấy trong phạm vị 5 năm gần đây là từ 2018 đến 2022

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI 1.1 Khái niệm về cán cân thương mại

Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc

tế Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của mộtquốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệchgiữa chúng (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cânthương mại có thặng dư Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thươngmại có thâm hụt Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cânbằng

Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư thương mại Khicán cân thương mại có thặng dư, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trịdương Khi cán cân thương mại có thâm hụt, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại manggiá trị âm Lúc này còn có thể gọi là thâm hụt thương mại Tuy nhiên, cần lưu ý là cáckhái niệm xuất khẩu, nhập khẩu, xuất khẩu ròng, thặng dư/thâm hụt thương mại trong lýluận thương mại quốc tế rộng hơn các trong cách xây dựng bảng biểu cán cân thanh toánquốc tế bởi lẽ chúng bao gồm cả hàng hóa lẫn dịch vụ

1.2 Đặc điểm của cán cân thương mại

Cán cân thương mại bằng sản lượng trừ đi tổng chi tiêu trong nước, và xảy ra một sốtrường hợp sau:

NX = 0; CCTM cân bằng; khi đó sản lượng trong nước đúng bằng chi tiêu trongnước

NX > 0; CCTM thặng dư; khi đó sản lượng trong nước lớn hơn chi tiêu trong nước

NX < 0; CCTM thâm hụt, khi đó sản lượng trong nước nhỏ hơn chi tiêu trong nước

1.3 Vai trò của CCTM đến nền kinh tế quốc gia

Tác động tới tỷ giá hối đoái:

Khi lượng hàng hóa xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu, cán cân thương mại thặng dưđồng nghĩa với việc gia tăng lượng ngoại tệ chảy vào quốc gia, tăng nhu cầu chuyển đổitiền tệ Trao đổi giao thương khiến đồng nội tệ được sử dụng nhiều hơn, làm tăng giá trịcủa đồng nội tệ Tức là một đồng nội tệ sẽ đổi được nhiều ngoại tệ hơn

Trong trường hợp ngược lại, nếu cán cân thương mại thâm hụt tức nhu cầu muahàng từ quốc gia khác lớn, doanh nghiệp phải sử dụng đồng tiền từ quốc gia đó, nhu cầu

về đồng ngoại tệ tăng khiến đồng ngoại tệ tăng giá

Dựa vào quy luật này mà Chính phủ có thể đưa ra và điều chỉnh các chính sáchphù hợp để kiểm soát dòng tiền

Trang 6

Tác động tới nền kinh tế vĩ mô:

Cán cân thương mại dương cho thấy quốc gia thu hút được lượng lớn vốn FDI, giatăng vị thế quốc gia trên trường quốc tế, suy ra nền kinh tế đang phát triển tốt

Ngược lại, cán cân thương mại âm phản ánh trình độ sản xuất kinh doanh củaquốc gia đó cạnh tranh kém trên thị trường Vấn đề này cần được các doanh nghiệp khắcphục, nâng cao chất lượng để đáp ứng tốt hơn các tiêu chuẩn xuất khẩu quốc tế

Cán cân thương mại dương cũng thể hiện mức độ đầu tư của quốc gia đó đang lớnhơn mức độ tiết kiệm Đồng thời cho thấy thu nhập của người lao động tăng lên, mứcsống của người dân được cải thiện Ngược lại, khi quốc gia thâm hụt thương mại sẽ chothấy tỷ lệ tiết kiệm lớn, nhu cầu mua sắm của người dân giảm

Trang 7

quốc tế 97% (37)

42

TÀI Chính QUỐC TẾ GIẢI BÀI TẬP

Tài chính

quốc tế 100% (3)

52

Báo cáo thực tập Khoa tài chính ngân…Tài chính

-quốc tế 100% (3)

25

tình hình nợ công 2020-2021

Tài chính

quốc tế 100% (1)

6

Nhóm 6-Thanh toán quốc tế và tài trợ…

38

Trang 8

CHƯƠNG 2 : TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2018 –

2022 THEO TỪNG KHU VỰC KINH TẾ 2.1 Thị trường Châu Á

Theo báo cáo của Bộ Công thương về xuất nhập khẩu ở Việt Nam giai đoạn 2018 đến

2022, xuất nhập khẩu của Việt Nam đến thị trường Châu Á đã có những biến động vàchuyển biến tích cực

Xuất khẩu:

Trong những năm gần đây, xuất khẩu của Việt Nam đến thị trường Châu Á đã tăngđáng kể, đặc biệt là sang các nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan,Philippines, Indonesia và Malaysia

Các mặt hàng chủ lực xuất khẩu của Việt Nam đến thị trường Châu Á là điện thoại

di động và linh kiện, sản phẩm dệt may, đồ gỗ, sản phẩm thủy sản, cà phê và các sảnphẩm nông nghiệp khác

Năm 2018, tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam đến thị trường Châu Á là khoảng130,28 tỷ USD, tăng 15,5% so với năm trước đó

Năm 2019, tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam đến thị trường Châu Á tiếp tụctăng trưởng và đạt giá trị khoảng 133,8 tỷ USD, tăng 2,5% so với năm trước đó

Trong năm 2020, kim ngạch xuất khẩu sang châu Á đạt 138,2 tỷ USD, tăng 3,2%

so với năm 2019, chiếm 48,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam

Tuy nhiên, năm 2021, xuất khẩu của Việt Nam đến thị trường Châu Á đã phục hồimạnh mẽ và đạt giá trị khoảng 162 tỷ USD, tăng 15,5% so với năm trước đó

Tới năm 2022, xuất khẩu của Việt Nam đến thị trường Châu Á đạt giá trị khoảng177,26 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm trước đó

Năm 2019, giá trị nhập khẩu từ thị trường Châu Á tiếp tục tăng lên khoảng 201,3

tỷ USD, tăng 6,7% so với năm trước đó

Tài chínhquốc tế 100% (1)Bài thảo luận nhóm 1 2205FECO2051Tài chính

quốc tế 100% (1)

33

Trang 9

Trong năm 2020, giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Châu Á đạt 210,5

tỷ USD, tăng 4,4% so với năm 2019, chiếm 80,1% trong tổng kim ngạch nhập khẩu củaViệt Nam

Năm 2021, giá trị nhập khẩu từ thị trường Châu Á tăng trở lại và đạt khoảng271,46 tỷ USD, tăng 27,6% so với năm trước đó

Năm 2022, giá trị nhập khẩu từ thị trường Châu Á đạt 298,03 tỷ USD, tăng 9,6%

so với năm trước đó

Tổng quan:

Trong giai đoạn 2018-2022, xuất nhập khẩu của Việt Nam đến thị trường Châu Á

đã có sự phát triển tích cực, cho thấy tiềm năng và cơ hội lớn cho các doanh nghiệp ViệtNam để phát triển kinh doanh trong khu vực

Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý đến việc cạnh tranh với các đốithủ trong khu vực, đồng thời tìm kiếm cách thúc đẩy sự đa dạng hóa sản phẩm và tăngcường chất lượng để tăng cường năng lực cạnh tranh

2.2 Thị trường Châu Âu

Xuất khẩu:

Tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam đến các nước trong khu vực Châu Âu đã tăngđều trong suốt giai đoạn 2018 - 2021 và đạt mức cao nhất là 52,9 tỷ USD vào năm 2021.Năm 2018: Tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam đến các nước trong khu vực Châu

Âu là 44,77 tỷ USD tăng 9,4% so với năm trước đó

Năm 2019: Tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam đến các nước trong khu vực Châu

Âu là 46,4 tỷ USD tăng 2,7% so với năm trước đó

Năm 2020: Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thương mại giữa Việt Nam và cácnước khu vực châu Âu chứng kiến sự suy giảm đáng kể Tổng giá trị xuất khẩu của ViệtNam đến các nước trong khu vực Châu Âu đạt khoảng 44,2 tỷ USD, giảm 4,9%, chiếm tỷtrọng 15,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước

Năm 2021: Tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam đến các nước trong khu vực Châu

Âu là 52,9 tỷ USD

Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam tại khu vực Châu Âu chủ yếu là hàng dệtmay, giày dép, điện tử và các sản phẩm nông sản Trong khi đó, các mặt hàng nhập khẩucủa Việt Nam từ khu vực này chủ yếu là máy móc, thiết bị và nguyên liệu phục vụ sảnxuất

Nhập khẩu:

Trang 10

Tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ các nước trong khu vực Châu Âu cũngtăng dần từ năm 2018 đến năm 2021 Tuy nhiên, mức tăng không nhiều và không đồngđều giữa các năm.

Năm 2018: Tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ các nước trong khu vực Châu

Âu là 17,27 tỷ USD tăng 18,1% so với năm trước

Năm 2019: Tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ các nước trong khu vực Châu

Âu là 18 tỷ USD

Năm 2020: Tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ các nước trong khu vực Châu

Âu đạt gần 18,9 tỷ USD, tăng 4,7% so với năm trước

Năm 2021: Tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ các nước trong khu vực Châu

Âu là 20,3 tỷ USD

Tổng quan:

Tỷ lệ thặng dư thương mại của Việt Nam với khu vực Châu Âu cũng đang tăngdần Theo Bộ Công Thương, vào năm 2021, tỷ lệ thặng dư thương mại của Việt Nam vớikhu vực này đã đạt mức 29,5 tỷ USD

Khu vực Châu Âu đang là một thị trường quan trọng và tiềm năng cho Việt Nam,đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đang xác định các đối tác thương mại chủ chốt để mởrộng thị trường xuất khẩu và đối phó với những tác động tiêu cực từ các đối tác thươngmại truyền thống

Trong năm 2018, Mỹ là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam trong khuvực Châu Mỹ với kim ngạch đạt 44,9 tỷ USD, tăng 14,2% so với năm 2017 Trong năm

2019, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt 51,6 tỷ USD, tăng 14,9% so với

Trang 11

năm trước Tuy nhiên, trong năm 2020, xuất khẩu sang Mỹ giảm xuống còn 46,4 tỷ USD,giảm 10,1% so với năm 2019.

Ngoài Mỹ, các thị trường Châu Mỹ khác cũng là thị trường xuất khẩu lớn của ViệtNam, trong đó Brazil, Mexico và Argentina là những thị trường có kim ngạch xuất khẩucao nhất

Trong năm 2020, sản phẩm dệt may vẫn là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của ViệtNam sang Châu Mỹ với kim ngạch đạt 13,9 tỷ USD, tuy nhiên giảm 19,4% so với năm

2019 Các mặt hàng khác như giày dép, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ cũng là những mặthàng xuất khẩu lớn của Việt Nam sang Châu Mỹ trong năm 2020

Trong năm 2020, Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khuvực Châu Mỹ với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 14,2 tỷ USD Tuy nhiên, kim ngạchnhập khẩu từ các thị trường khác như Brazil và Mexico cũng có sự tăng trưởng đáng kể

so với năm trước

Các mặt hàng chủ lực nhập khẩu của Việt Nam từ Châu Mỹ bao gồm lúa mì, đậutương, thực phẩm đông lạnh, thủy sản, và các loại nguyên liệu cho sản xuất thuốc trừ sâu

và thuốc trừ bệnh

Trong đó, những mặt hàng chủ lực xuất khẩu sang Châu Mỹ của Việt Nam là sảnphẩm dệt may, giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản, điện tử, điện máy, các sản phẩmnông nghiệp, thực phẩm đông lạnh, cao su, hóa chất, vv

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, các thương hiệu sản phẩm Việt Nam đã gặpphải nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với các đối thủ đến từ các nước khác trên thịtrường Châu Mỹ Ngoài ra, các chính sách thương mại của chính phủ Mỹ cũng có thể ảnhhưởng đến xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này

Tóm lại, tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Châu Mỹ trong giaiđoạn 2018-2022 đã có sự biến động và gặp nhiều thách thức Việt Nam cần phải tìm cáchcải thiện chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, và chủ động thích ứng vớicác thay đổi trong thị trường để duy trì và phát triển xuất khẩu sang thị trường này.Nhập khẩu:

Tình hình nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Châu Mỹ trong giai đoạn

2018-2022 cũng có những diễn biến đáng chú ý:

Trong năm 2018, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Châu Mỹ đạt 19,97 tỷUSD, tăng 36,4% so với năm 2017 Trong năm 2019, kim ngạch nhập khẩu này tiếp tụctăng lên 22,2 tỷ USD (tăng 11,33%) Năm 2020, nhập khẩu đạt 21,8 tỷ USD, giảm 2,6%

so với năm trước, chiếm tỷ trọng khoảng 8,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cảnước

Trang 12

Các sản phẩm nhập khẩu chủ lực của Việt Nam từ thị trường Châu Mỹ bao gồmnguyên liệu đầu vào cho công nghiệp, như lúa mì, đậu tương, thực phẩm đông lạnh, thuốctrừ sâu và thuốc trừ bệnh, cùng các sản phẩm kỹ thuật cao như máy móc, thiết bị điện tử,phần mềm, và các sản phẩm y tế.

Trong số các nước Châu Mỹ, Mỹ là đối tác nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam vớikim ngạch nhập khẩu đạt 13,7 tỷ USD trong năm 2020 Các nước khác như Brazil vàMexico cũng là những đối tác nhập khẩu quan trọng của Việt Nam

Trong thời gian tới, việc Việt Nam ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA)với các nước trong khu vực Châu Mỹ như Chile và Peru sẽ tạo cơ hội mới để nâng caonăng lực xuất khẩu và nhập khẩu của các bên, đồng thời giảm thiểu rào cản thương mại

và tăng cường hợp tác kinh tế giữa các quốc gia

Tổng quan:

Cán cân thương mại của Việt Nam với thị trường Châu Mỹ trong giai đoạn

2018-2022 có sự chênh lệch lớn giữa giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu Theo số liệu củaTổng cục Thống kê, cán cân thương mại của Việt Nam với thị trường Châu Mỹ trongnăm 2020 là dương 24,2 tỷ USD, tăng gần gấp đôi so với năm 2019 (12,3 tỷ USD) Trongnăm 2021, dù giá trị xuất khẩu tăng mạnh, tuy nhiên cán cân thương mại của Việt Namvới thị trường Châu Mỹ vẫn là âm (-2,8 tỷ USD) Tuy nhiên, dự kiến cán cân thương mạicủa Việt Nam với thị trường Châu Mỹ sẽ dương trở lại trong năm 2022, khi giá trị xuấtkhẩu tiếp tục tăng và giá trị nhập khẩu có xu hướng giảm

Tổng quan về tình hình xuất nhập khẩu cho thị trường Châu Mỹ cho thấy rằng ViệtNam có một thị trường tiềm năng trong việc tăng cường hợp tác thương mại với các đốitác ở Châu Mỹ, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp và thủy sản,cũng như hợp tác trong các lĩnh vực kỹ thuật cao

2.4 Thị trường châu Đại Dương

Xuất khẩu:

Năm 2018, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tới các thị trường khuvực châu Đại Dương đạt 8,8 tỷ USD, tăng 17,8% so với năm 2017 Trong đó, xuất khẩucủa Việt Nam sang khu vực này đạt 4,5 tỷ USD, tăng 19,5% so với năm trước đó.Năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với châu Đại Dương đạt

9 tỷ USD, tăng 3,3% so với năm 2018 Trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đếnchâu Đại Dương đạt 4,04 tỷ USD, giảm 9,7%, chiếm 1,5% trong tổng xuất khẩu của cảnước

Nhập khẩu:

Năm 2018, tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ khu vực này đạt 4,3 tỷUSD, tăng 16,1% so với năm trước đó

Trang 13

Năm 2019, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ châu Đại Dương đạt 5 tỷ USD,tăng 16,9%, chiếm 2% trong tổng nhập khẩu của cả nước.

Khu vực châu Đại Dương, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu và nhập khẩu với 2 quốc gia

đó là Australia và New Zealand trong 5 năm từ năm 2018 đến năm 2020 Trong quá trìnhhợp tác với các nước trên kim ngạch xuất và nhập khẩu của Việt Nam đã và đang cónhiều chuyển biến tích cực

Với Australia: Trong những năm qua kim ngạch xuất và nhập khẩu hàng hóa của ViệtNam với Australia đã có những cải thiện đáng kể so với giai đoạn trước khi Việt Namtham gia vào tổ chức APEC Cụ thể:

Năm 2018, kim ngạch nhập khẩu Việt Nam tăng 667 triệu USD so với năm 2017đạt 3.965.089.653 USD trong đó là sự đóng góp đáng kể của các loại hàng như máy móc,thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác (tăng hơn 202 triệu USD), dầu thô (tăng hơn 172 triệuUSD), điện thoại các loại và linh kiện (tăng hơn 116 triệu USD), hàng dệt may (tăng gần

49 triệu USD) Trong đó Kim ngạch nhập khẩu đạt 3,747,217,651 USD tăng 18% so vớinăm 2017

Năm 2019, có sự sụt giảm về tổng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Úc khi

so với năm 2018 Trong đó nếu như năm 2018 kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 3,5 tỷ USDthì đến năm 2019 kim ngạch xuất khẩu đã giảm 2% về mức hơn 3,4 tỷ USD Tổng kimngạch nhập khẩu tăng 19% so với năm 2018 đạt mức 4.455.304.559

Năm 2020, chỉ trong 6 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu đã tăng 1% so vớicùng kỳ năm 2019 đạt mức 1.648.966.270 USD Trong đó, kim ngạch nhập khẩu đạt2.304.754.020 tăng cao hơn với 5% so với 6 tháng đầu năm 2019

Trong 7 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu có sự tăng trưởng 24,45% sovới 7 tháng đầu năm 2020 đạt mức hơn 2,4 tỷ USD Bên cạnh đó kim ngạch nhập khẩuđạt 4.426.794.516 tăng hơn 64% so với cùng kỳ năm 2020

Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Australia đạt 5.553.481.623 tăng26,18% so với năm 2021 Kim ngạch nhập khẩu từ Australia tăng hoen 27% cán mức hơn

10 tỷ USD

Với New Zealand:

Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu đạt 504.014.000 USD còn kim ngạch nhập khẩuđạt hơn 530 triệu USD

Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 540 triệu USD tăng hơn 7 % so với năm

2018 Bên cạnh đó tổng kim ngạch nhập khẩu từ New Zealand cũng tăng hơn 4% lênmức gần 553 triệu USD

Ngày đăng: 20/02/2024, 10:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN