Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠINGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANHBÀI THẢO LUẬN MÔN : QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐỀ TÀI Case study 1: Phân tích những điểm mạnh trong xây dựng hệthống quản trị công ty củ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÀI THẢO LUẬN MÔN : QUẢN TRỊ CÔNG TY
ĐỀ TÀI
Case study 1: Phân tích những điểm mạnh trong xây dựng hệ
thống quản trị công ty của Vinamilk?
Giảng Viên Hướng Dẫn : TS Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt
HÀ NỘI – 2023
Trang 2BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC VÀ ĐÁNH GIÁ
thành
Đánh giá của Nhóm trưởng
Đánh giá của Giảng viên
1 Nguyễn Văn Duy
20E100004
2 Nguyễn Thị Duyên
18K640040
3 Tạ Hương Giang
20K660042
4 Nguyễn Thanh Hải
20K210031
5 Nguyễn Việt Hải
20K660044
6 Phạm Thị Thu Hằng
20K210033
7 Bùi Thúy Hiền
20K620063
8
Đinh Thị Hiền
20E100007
(Thư kí)
9 Phạm Đức Hiệp
19K610031
Trang 310 Phạm Trung Hiếu
19K610033
11
Đỗ Văn Tứ 19K610118 ( Nhóm trưởng)
Trang 4MỤC LỤC
Trang 5MỞ ĐẦU
Hiện nay với quá trình toàn cầu hoá, hội nhập hóa của các doanh nghiệp, vượt
ra ngoài phạm vi lãnh thổ các khu vực nhỏ Không chỉ liên kết giữa các khu vực, các vùng miền, mà còn mở rộng ra ngoài lãnh thổ quốc gia, liên kết rộng khắp toàn cầu, với các cách thức và phương tiện trao đổi thông tin và hàng hóa đa dạng, tiện dụng, nhanh chóng Các hoạt động thương mại trao đổi và mua bán từ nguyên liệu đầu vào
để sản xuất đến khi sản phẩm được đưa đến tay nhà phân phối, nhà bán lẻ hay người tiêu dùng hiện nay đều được lên kế hoạch chi tiết cụ thể và xây dựng thành quy trình phù hợp đối với từng doanh nghiệp cụ thể
Các hoạt động của doanh nghiệp cần được kết hợp một cách hài hòa và hợp lý giữa quá trình sản xuất, hệ thống chuỗi cung ứng và hệ thống quản trị của doanh nghiệp Hệ thống quản trị nhân sự cần được chú trọng để thống nhất và tập trung vào những mục đích và các mục tiêu cần được thực hiện để đưa doanh nghiệp đi đúng hướng theo từng giai đoạn nhất định Các hệ thống quản trị doanh nghiệp hiện nay được tập trung và cải thiện trên nhiều doanh nghiệp, để nhằm mục đích cải tiến các hoạt động toàn doanh nghiệp, định hướng đúng đắn cho con đường phát triển, có lộ trình rõ ràng cũng như các hoạt động định hướng tiến tới tương lai
Bài thảo luận nhằm bàn luận và tổng quát các khái niệm cơ bản về quản trị doanh nghiệp, thực tế quản trị doanh nghiệp đối với Vinamilk Đối với vấn đề này, bài thảo luận sử dụng một số phương pháp cơ bản như phân tích, quy nạp, phân tích nghiên cứu định tính, tổng kết kinh nghiệm, quan sát, Các phương pháp cơ bản dễ
sử dụng và giúp người đọc có cái nhìn khái quát, cụ thể, trực quan và thực tế, từ đó giúp cho bài thảo luận được nâng cao tính thực tiễn, ứng dụng cao cho các doanh nghiệp đang vận hành cần tìm các giải pháp mới về quản trị doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp
Trang 6I Thông tin cơ bản về Công ty sữa Vinamilk
- Phát triển hệ thống các trang trại chăn nuôi bò sữa chuyên nghiệp, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và quy định của pháp luật Việt Nam
- Sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm với giá cả cạnh tranh hợp lý, tiệm cận giá thành sản xuất trung bình của thế giới
- Hoạt động sản xuất - kinh doanh có hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực
- Công ty được thành lập vào thời điểm Vinamilk mua lại Trung tâm nhân giống
Bò sữa - Bò thịt cao sản Phú Lâm do UBND tỉnh Tuyên Quang quản lý Vinamilk ngay từ đầu đã xác định đây là đơn vị đóng vai trò trụ cột trong việc sản xuất cung ứng nguyên liệu sữa bò tươi để cung cấp cho các nhà máy chế biến
- Công ty được Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Tuyên Quang cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu tiên vào ngày 14/12/2006 Ngành nghề hoạt động của Công ty khá đa dạng, gồm: Chăn nuôi bò sữa; Trồng trọt và chăn nuôi hỗn hợp; Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản; Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu và động vật sống; Đại lý (tinh bò, thuốc thú y, thức ăn gia súc,
…) Ban đầu, trang trại có tổng đàn bò sữa khoảng 1.400 con với tổng số lao động là 92 người, trụ sở được đặt tại: Thôn Đát Khế, Xã Phú Lâm, Huyện Yên Sơn, Tỉnh Tuyên Quang Đến nay, vốn điều lệ của Công ty đã lên đến 1.550 tỷ đồng với tổng số CB-CNV lên đến 480 người
II Sơ đồ hệ thống quản trị, tổ chức của Vinamilk
- Sơ đồ tổ chức của Vinamilk được thể hiện một cách chuyên nghiệp và phân bổ phòng ban một cách khoa học và hợp lý, phân cấp cụ thể trách nhiệm của mỗi thành viên và phòng ban trong công ty Sơ đồ tổ chức giúp cho chúng tôi hoạt
Trang 7Discover more
from:
TCTT1111
Document continues below
Tài chính tiền tệ
Trường Đại học…
257 documents
Go to course
Giáo-trình-quản-trị-tài-chính-1
Tài chính
tiền tệ 94% (33)
182
Thực trạng hoạt động thanh toán…
Tài chính
tiền tệ 100% (7)
34
123doc phan tich mo hinh kinh doanh cu…
Tài chính
tiền tệ 93% (14)
27
Thực trạng thị trường tài chính hiệ…
Tài chính
tiền tệ 100% (5)
31
Nhập môn tài chính tiền tệ
5
Trang 8động một cách hiệu quả nhất, giúp các phòng ban phối hợp nhau chặt chẽ để cùng tạo nên một Vinamilk vững mạnh
Tổng quan về cơ cấu tổ chức của công ty Vinamilk
a) Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông của cơ cấu tổ chức Vinamilk bao gồm tất cả cổ đông – những người có quyền biểu quyết từ cổ đông phổ thông đến cổ đông ưu đãi biểu quyết Đại hội đồng chính là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần
Đại hội cổ đông sẽ có quyền quyết định phương án kinh doanh và nhiệm vụ đảm bảo sản xuất dựa trên các định hướng phát triển của công ty Ngoài ra, đại hội đồng cổ đông còn có thể quyết định sửa đổi hay bổ sung vào vốn điều lệ của công ty
Tài chính tiền tệ 100% (3)
Bộ đề thi trắc nghiệm lý thuyết…
Tài chính tiền tệ 100% (3)
74
Trang 9Một số quyền hạn khác của hội đồng cổ đông là bầu hoặc miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát hay quyết định giải thể, tổ chức lại công ty
b) Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị chính là cơ quan quản lý cao nhất trong cơ cấu tổ chức Vinamilk
Vị trí này có toàn quyền nhân danh doanh nghiệp quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến mục tiêu, quyền lợi công ty, trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của cấp đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị của Vinamilk do đại hội đồng cổ đông bầu ra, bao gồm một chủ tịch hội đồng quản trị và 10 đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị Vinamilk nhiệm kỳ 2022-2026
Từ năm 2015, chức vụ cao nhất của Vinamilk do bà Lê Thị Băng Tâm nắm giữ, tuy nhiên, tháng 4 năm 2022 vừa qua, ông Nguyễn Hạnh Phúc đã chính thức trở thành
Trang 10Chủ tịch hội đồng quản trị mới của nhiệm kỳ năm 2022 đến năm 2026 thay cho bà Lê Thị Băng Tâm
c) Giám đốc, Tổng giám đốc công ty
Giám đốc hay Tổng giám đốc công ty trong cơ cấu tổ chức Vinamilk là người phân công công việc và điều hành kinh doanh của công ty Vị trí này sẽ do hội đồng quản trị chịu trách nhiệm bổ nhiệm một người trong số hội đồng hoặc tuyển dụng nhân sự mới
Hiện nay, Tổng giám đốc của Vinamilk là bà Mai Thị Kiều Liên Bà được xem là người đã giúp đưa thương hiệu Vinamilk lên bản đồ thế giới với nhiều đóng góp cho công ty và xã hội
Những chiến lược và quyết định sáng suốt của bà đã giúp Vinamilk liên tục đầu tư, cải tiến, đem lại nhiều sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng trong nước Đồng thời, mảng xuất khẩu, kinh doanh quốc tế của công ty cũng đạt được nhiều thành tựu
ấn tượng
d) Ban kiểm soát
Ban kiểm soát trong cơ cấu tổ chức bao gồm 4 thành viên do đại hội đồng cổ đông bầu ra Nhiệm kỳ của ban kiểm soát được bầu là 5 năm Các thành viên sẽ được bầu lại và số nhiệm kỳ không hạn chế
Ban kiểm soát có chức năng và nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý, tính trung thực, mức độ cẩn trọng trong quá trình quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh Các hoạt động kiểm tra, giám sát bao gồm công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính nhằm đảm bảo lợi ích của các cổ đông một cách hợp pháp Đặc biệt, đơn vị này sẽ hoạt động độc lập với hội đồng quản trị và ban giám đốc
- Theo thông lệ quốc tế về quản trị doanh nghiệp, các công ty cổ phần được khuyến nghị xây dựng cơ cấu tổ chức theo mô hình quản trị 1 cấp và mô hình quản trị 2 cấp.Mô hình 1 cấp là mô hình bao gồm đại hội đồng cổ đông và hội đồng quản trị, ban giám đốc, ngoài ra còn có ủy ban kiểm toán thuộc hội đồng
Trang 11quản trị Mô hình này sẽ không có ban kiểm soát, tuy nhiên lại có các thành viên thuộc hội đồng quản trị độc lập với vai trò giám sát và nắm giữ ủy ban Kiểm toán Trong khi đó, mô hình 2 cấp có đại hội đồng cổ đông và hội đồng quản trị như mô hình trên nhưng có thêm ban kiểm soát, ban giám đốc
- Đối với Vinamilk, công ty đã đưa các thành viên độc lập vào hội đồng quản trị, đệ trình đại hội đồng cổ đông để phê duyệt chuyển đổi sang mô hình quản trị 1 cấp Có thể nói, công ty đã tiên phong chuyển đổi sang một mô hình quản trị tiên tiến bậc nhất hiện nay Việc chuyển đổi cơ cấu tổ chức Vinamilk nhằm mục đích giúp các cổ đông có khả năng giám sát tốt hơn so với hội đồng quản trị hay ban giám đốc Đây là là tiền đề giúp gia tăng giá trị công ty trong hiện tại và tương lai
Trang 12Ban lãnh đạo chủ chốt của Vinamilk
III Phân tích điểm mạnh của hệ thống doanh nghiệp Vinamilk
1 Phân chia hệ thống quản trị doanh nghiệp hiện đại, đổi mới
Hệ thống quản trị doanh nghiệp của Vinamilk có các thành phần cần thiết của một hệ thống kiểm soát giám sát Các hoạt động cơ bản được thực hiện theo mô hình liên kết chặt chẽ
Vấn đề của doanh nghiệp được định hướng rõ ràng từ năm 2006, cần thiết phải xây dựng cơ bản liên kết ổn định Vì vậy cần phải có một hệ thống đảm bảo tính ổn định lâu dài cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có định hướng và phát triển bền vững
ổn định kiên kết chặt chẽ với nhau Do đó đã xây dựng nên hệ thống có những tính chất đặc trưng là:
CÔNG VIỆC RÕ RÀNG – ĐỘC LẬP – TƯƠNG TÁC – GIÁM SÁT – ĐÁNH GIÁ – CẢI TIẾN THAY ĐỔI
Trang 13Những đặc trưng này giúp duy trì và vận hành, cải tiến liên tục lâu dài cho doanh nghiệp để phù hợp với tình hình thực tế và thay đổi liên tục để phù hợp cho nhiều tình huống khác nhau trong tương lai
Các bộ phận trong cơ cấu tổ chức của Vinamilk sẽ nhận chỉ thị trực tiếp từ một cấp lãnh đạo cấp trên Điều này nghĩa là công việc được tập trung về một đầu mối duy nhất, nhân viên dễ dàng trao đổi và báo cáo
Đội ngũ cán bộ nhân viên của công ty sẽ phát huy đầy đủ ưu thế chuyên môn hóa ngành nghề theo từng chức năng, vị trí đang đảm nhiệm
Việc phân cấp rõ ràng giúp phòng nhân sự đơn giản hóa hơn việc đào tạo nguồn nhân lực
2 Phân chia rõ ràng vai trò của ban quản trị và ban quản lý
Hội đồng quản trị và Hội đồng quản lý mang tính chất và vai trò khác nhau Hội đồng quản lý là hệ thống giám đốc, phó giám đốc, các giám đốc bộ phận và các quản lý các bộ phận có vai trò vận hành hệ thống theo định hướng sẵn có Hội đồng quản trị có vai trò cân đối và phân bổ tính toán phù hợp cho nguồn vốn và phân bổ vốn cho doanh nghiệp Các hoạt động trong doanh nghiệp để vận hành sản xuất và phân phối chủ yếu giao cho ban quản lý Hội đồng quản trị không được phép can thiệp trực tiếp vào hệ thống vận hành
3 Hệ thống thông tin công khai và kiểm toán tốt
Hệ thống các báo cáo tài chính, nhân sự, thị trường cùng nhiều chỉ số của doanh nghiệp hoặc có liên quan mật thiết đối với doanh nghiệp được đầu tư trau truốt và lưu tâm đúng mức, hoạt động hiệu quả và ổn định để đưa ra các thông tin đúng đủ kịp thời Các hoạt động quản trị và kiểm toán nhân sự, kiểm toán doanh nghiệp về nhiều mảng, kể cả sản xuất và tài chính được đánh giá thường xuyên liên tục để sửa chữa những khiếm khuyết và nâng cao hiệu quả trong các hoạt động khác nhau của doanh nghiệp
4 Tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững.
Trang 14- Vinamilk tiền thân là doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa từ năm 2003 và
chính thức niêm yết năm 2006 Với khát vọng vươn xa của công ty, HĐQT đã
có quyết định dài hạn để cải tiến quy trình quản trị, từ đó, nâng cao khả năng huy động vốn, phát triển hệ thống trang trại, nhà máy và hệ thống phân phối
- Việc nâng cao quản trị tại Vinamilk được kéo dài từ năm 2010 tới nay Từ
2010 đến nay Vinamilk đã từng bước triển khai và phát triển quản trị công ty (QTCT) như: Công ty đã thuê tư vấn để thành lập phòng Kiểm toán nội bộ theo thông lệ quốc tế; Phòng kiểm soát nội bộ (KSNB) vẫn được duy trì và được đổi tên, nâng cấp hoạt động thành "Phòng KSNB và quản lý rủi ro (QLRR)"
- Tiếp đó là cột mốc ĐHCĐ 2017 đã thông qua Nghị quyết về thành lập Tiểu ban kiểm toán (nay là Ủy ban Kiểm toán) thay cho Ban Kiểm soát Đây là bước đi căn bản trong quản trị công ty của Vinamilk Ngoài ra, nhiều cải tiến,
bổ sung khác nhằm nâng cao chất lượng quản trị cũng được triển khai như thực hành các nguyên tắc nâng cao trách nhiệm của HĐQT, công bố thông tin tài chính và phi tài chính, quan tâm tới các khía cạnh phát triển bền vững (như năng lượng, môi trường, xã hội…)
5 Quản trị tiên tiến, tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế
Một nền tảng quản trị tốt có vai trò then chốt trong việc dẫn dắt doanh nghiệp phát triển trong điều kiện bình thường, vượt qua các giai đoạn "nhiễu động” và sẵn sàng đón đầu các thay đổi để hướng đến PTBV
Tại Vinamilk, nhằm đảm bảo tính chuyên nghiệp, khách quan và độc lập trong việc đánh giá các quy trình quản lý quản trị, doanh nghiệp thiết lập mô hình 3 tuyến phòng vệ Ngoài ra, việc kiểm soát rủi ro luôn được Vinamilk hết sức chú trọng, nhất là với các ảnh hưởng của đại dịch COVID-19
- Vinamilk đảm bảo được sự lưu thông của 150.000 tấn hàng hóa qua chuỗi cung ứng mỗi ngày, vận hành bộ máy khổng lồ gồm gần 40 đơn vị thành viên, trong đó có 13 nhà máy, 13 trang trại với lực lượng gần 10.000 người lao động Doanh nghiệp cho thấy sự ổn định, vững vàng trước những thách thức
Trang 15kéo dài gần 2 năm qua do đại dịch Covid-19 Năm 2021, Vinamilk đặt mục tiêu tổng doanh thu 62.160 tỷ đồng Theo báo cáo tài chính quý II mới công
bố, vượt "bão Covid-19”, Vinamilk ghi nhận doanh thu cao kỷ lục 15.729 tỷ đồng, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm ngoái Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, doanh nghiệp đã hoàn thành 47% kế hoạch năm
Trang 16KẾT LUẬN
Hệ thống quản trị doanh nghiệp là một bộ phận xuyên suốt với quá trình vận hành của bất kỳ doanh nghiệp nào Do đó cần có sự nghiên cứu và xem xét
kỹ lưỡng để đạt hiệu quả cao trong hoạt động của doanh nghiệp Từ đó có những điều chỉnh và thay đổi để phù hợp với tình hình của doanh nghiệp và tình hình trên thị trường kinh doanh
Các hệ thống là không cố định và vẫn có những thay đổi, kể cả ở các doanh nghiệp lớn, các công ty chuyên môn Do đó, cần xây dựng hệ thống để
có thể biến hóa phù hợp với nhiều điều kiện khác nhau của thị trường Hoạt động xây dựng và vận hành hệ thống quản trị doanh nghiệp có thể
là một thành tố cực kỳ quan trọng quyết định thành bại của doanh nghiệp cả trong ngắn hạn và dài hạn, do đó cần có những chính sách để liên tục duy trì việc theo dõi, giám sát và cải tiến quản trị doanh nghiệp của doanh nghiệp, để đạt hiệu quả vận hành tối ưu theo từng giai đoạn khác nhau
Trang 18More from:
TCTT1111
Recommended for you
Tài chính tiền tệ
Trường Đại học…
257 documents
Go to course
Giáo-trình-quản-trị-tài-chính-1
Tài chính
tiền tệ 94% (33)
182
Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế…
Tài chính
tiền tệ 100% (7)
34
123doc phan tich mo hinh kinh doanh cua…
Tài chính
tiền tệ 93% (14)
27
Thực trạng thị trường tài chính hiện nay
Tài chính
tiền tệ 100% (5)
31
Trang 19Administration
Criminology 96% (114)
8
English - huhu
Led hiển thị 100% (3)
10
Preparing Vocabulary FOR UNIT 6
Led hiển thị 100% (2)
10
Exercises unit 2 G10 -fsef
HFR 925 100% (1)
4