1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) đại diện các nhà tư vấn và hoạch địnhchính sáchthực trạng nợ công ở một số nước và bài học choviệt nam

34 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đại diện Các Nhà Tư Vấn Và Hoạch Định Chính Sách Thực Trạng Nợ Công Ở Một Số Nước Và Bài Học Cho Việt Nam
Tác giả Trần Xuân Hiếu, Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Thị Hồng, Lê Thu Hương, Phạm Thị Huyền, Phạm Bá Khải, Đinh Quốc Khánh, Nguyễn Duy Khánh, Vũ Nam Khánh, Ngô Minh Khôi
Người hướng dẫn TS. Hoàng Anh Tuấn
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Kinh Tế Vĩ Mô
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 6,07 MB

Nội dung

Như vậy, nợ công ch{ là một bộphận của nợ quốc gia mà thôi.Theo cách tiếp cận của Ngân hàng Thế giới World Bank - WB, nợ công đượchiểu là nghĩa vụ nợ của bốn nhóm chủ thể bao gồm: 1 nợ c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

ST

T Họ và tên Mã sinh viên

Lớp hành chính Nhiệm vụ

Đánh giá

11 Trần Xuân Hiếu 20D260019 K56EK1 Phần II: 2.1.1

Phần III: 3.1

12 Nguyễn Thị Hoa 20D260080 K56EK2

Powerpoint

Mở đầu, Kết luậnPhần III: 3.2

13 Nguyễn Thị Hồng 20D260082 K56EK2 Phần II: 2.2

17 Đinh Quốc Khánh 20D260026 K56EK1 Phần II: 2.1.3

18 Nguyễn Duy Khánh 20D260086 K56EK2 Phần II: 2.2

19 Vũ Nam Khánh 20D260027 K56EK1 Phần II: 2.1.2

20 Ngô Minh Khôi 20D260087 K56EK2 Phần II: 2.1.2

Phần III: 3.1

Trang 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM

(Lần 1)

Thời gian: 22h – 23h ngày 03/04/2022

Địa điểm: Google Meet

Các thành viên tham gia gồm: Tham gia đầy đủ 10/10 thành viên

❖ Nội dung họp:

● Các thành viên trong nhóm lên ý tưởng

● Thống nhất ý tưởng, lên dàn ý và đề cương cho đề tài thảo luận

● Nhóm trưởng phân công công việc cho các bạn trong nhóm làmnội dung của mình trong bài thảo luận

Trang 4

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM

(Lần 2)

Thời gian: 22h – 23h ngày 17/04/2022

Địa điểm: Google Meet

Các thành viên tham gia gồm: Tham gia đầy đủ 10/10 thành viên

❖ Nội dung họp:

● Các thành viên trong nhóm bổ sung ý cho đề tài thảo luận

● Duyệt bản PPT và thuyết trình

❖ Kế hoạch cụ thể:

● Mỗi thành viên đều cần nắm rõ tất cả nội dung bài thảo luận

● Thành viên được giao thuyết trình chuẩn bị kỹ càng, cẩn thận

● Thành viên được phân công trình chiếu slide cần chuẩn bị thiết bị,đường mạng, tránh sự cố khi nhóm thuyết trình

Hà Nội, ngày 17/04/2022

Nhóm trưởngPhạm Bá Khải

Trang 5

MỤC LỤC

1.2 Các đặc trưng cơ bản của nợ công 2

1.4 Tác động của nợ công đến kinh tế - xã hội 4

II Thực trạng nợ công ở việt nam và một số nước 52.1 Thực trạng nợ công ở một số nước 52.1.1 Thực trạng nợ công ở Hoa Kỳ 52.1.2 Thực trạng nợ công ở Nhật Bản 92.1.3 Thực trạng nợ công ở Trung Quốc 122.2 Thực trạng nợ công ở Việt Nam 16

Trang 6

PH N M Đ U Ầ Ở Ầ

Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 - 2009, nợ công ở các nền kinh tếphát triển đã tăng lên đáng kể Nguyên nhân đến từ việc đẩy mạnh các gói kích cầu,quốc hữu hóa những khoản nợ tư nhân, kế hoạch giảm thuế… trong nỗ lực kéo nềnkinh tế thoát khỏi suy thoái Tuy nhiên, nợ công không ch{ là câu chuyê |n của nước

Mỹ, đó đã trở thành vấn đề của nhiều nước với những nguy cơ và thách thức to lớn và

có thể gọi là khủng khoảng cũng không sai Thời gian năm qua, khối nợ luôn là chủ đềkhiến các thị trường toàn cầu lo lắng Dù kinh tế tăng trưởng và lãi suất thấp kỷ lụcgiúp các chính phủ dễ trả nợ hơn, nó cũng khiến khối nợ chính phủ toàn cầu chạm mốc

63 nghìn tỷ USD năm 2017 (theo số liệu sẵn có của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Global Debt Database).Theo ước tính sơ bộ, nợ toàn cầu của các chính phủ, tập đoànphi tài chính và hộ gia đình trong năm 2020 đạt 226 nghìn tỷ USD, tăng 27 nghìn tỷUSD so với năm 2019 Đây là mức tăng lớn nhất từng được ghi nhận và vượt xa mức

-nợ tích lũy 20 nghìn tỷ USD trong cả hai năm xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàncầu 2008 - 2009 Trong những năm tới, nợ “dự kiến sẽ tiếp tục cao hơn mức dự kiếntrước đại dịch - ở các nền kinh tế tiên tiến, con số này được dự báo là cao hơn gần20% cho đến năm 2026”

Ở Việt Nam, tính đến năm 2021, Chính phủ cho biết, nợ công vẫn ở ngưỡng antoàn khi tương đương 43,7% GDP, thấp hơn nhiều mức trần dưới 60% GDP Quốc hộicho phép Tỷ lệ nợ công/GDP từ 63,7% năm 2016 đã giảm dần về mức 55% năm

2019, ước năm 2020 đạt 56,8% Ch{ tiêu nợ Chính phủ/GDP cũng giảm tương ứng từ52,7% xuống 50,8% ước năm 2020 Trong những năm qua, việc trả nợ các khoản vaycủa Chính phủ được tổ chức thực hiện chặt chẽ và đảm bảo đúng hạn, bao gồm cảnghĩa vụ nợ trực tiếp của Chính phủ và nghĩa vụ nợ cho vay lại, không để xảy ra tìnhtrạng nợ quá hạn làm ảnh hưởng tới cam kết với các nhà đầu tư Đặc biệt, trong giaiđoạn 2016 - 2020, Chính phủ đã tập trung nâng cao chất lượng các đợt làm việcthường niên của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam khiến chi phí huy độngvốn nước ngoài của cả Chính phủ và doanh nghiệp sẽ giảm đi Tuy nhiên, bài toán giảingân đầu tư công, trong đó vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài vẫn đang làm khóChính phủ, giải ngân vốn còn chậm Trong một buổi họp Chính phủ đánh giá về thựctrạng nợ công của Việt Nam và bàn về các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ nợ công thôngqua các biện pháp cắt giảm chi tiêu chính phủ và tăng thuế Trong bối cảnh bất ổn vĩ

mô trong và ngoài nước vẫn có thể còn tiếp diễn (nền kinh tế trong nước chưa khởisắc, xuất khẩu giảm sút, người tiêu dùng và nhà đầu tư vãn thắt chặt chi tiêu và đầu tưhạn chế), đại diện các nhà Nghiên cứu Chính sách, nhóm 2 sẽ phân tích đánh giá tácđộng của các biện pháp này đối với ngành mình phụ trách, thảo luận và đưa ra đề xuấtvới Chính phủ

Trang 8

PH N N I DUNG Ầ Ộ

I C s lý thuy t ơ ở ế

1.1 Khái niệm nợ công

Khái niệm nợ công là một khái niệm tương đối phức tạp Tuy nhiên, hầu hếtnhững cách tiếp cận hiện nay đều cho rằng, nợ công là khoản nợ mà Chính phủ củamột quốc gia phải chịu trách nhiệm trong việc chi trả khoản nợ đó Chính vì vậy, thuậtngữ nợ công thường được sử dụng cùng nghĩa với các thuật ngữ như nợ Nhà nước hay

nợ Chính phủ Tuy nhiên, nợ công hoàn toàn khác với nợ quốc gia Nợ quốc gia làtoàn bộ khoản nợ phải trả của một quốc gia, bao gồm hai bộ phận là nợ của Nhà nước

và nợ của tư nhân (doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân) Như vậy, nợ công ch{ là một bộphận của nợ quốc gia mà thôi

Theo cách tiếp cận của Ngân hàng Thế giới (World Bank - WB), nợ công đượchiểu là nghĩa vụ nợ của bốn nhóm chủ thể bao gồm: (1) nợ của Chính phủ Trung Ương

và các Bộ, ban, ngành trung ương; (2) nợ của các cấp chính quyền địa phương; (3) nợcủa Ngân hàng trung ương; và (4) nợ của các tổ chức độc lập mà Chính phủ sở hữutrên 50% vốn, hoặc việc quyết lập ngân sách phải được sự phê duyệt của Chính phủhoặc Chính phủ là người chịu trách nhiệm trả nợ trong trường hợp tổ chức đó vỡ nợ.Cách định nghĩa này cũng tương tự như quan niệm của Hệ thống quản lý nợ và phântích tài chính của Hội nghị của Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển (UnitedNations Conference on Trade and Development - UNCTAD)

Theo Luật quản lý nợ công số 29/2009/QH12 ngày 17/06/2009 của Việt Nam, nợcông bao gồm ba nhóm là nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chínhquyền địa phương Trong đó:

Nợ chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài,được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoảnvay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theo quy định củapháp luật Nợ chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Namphát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ

Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tíndụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh

Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban nhân dân t{nh, thành phố trựcthuộc trung ương (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp t{nh) ký kết, phát hành hoặc uỷquyền phát hành

Như vậy, khái niệm về nợ công theo quy định của pháp luật Việt Nam được đánhgiá là hẹp hơn so với thông lệ quốc tế Nhận định này cũng được nhiều chuyên gia uytín trong lĩnh vực chính sách công thừa nhận

kinh tế vĩ

mô 97% (33)

THƯƠNG-MẠI-…

ĐÀM-PHÁN-kinh tế vĩ

mô 100% (14)

46

Trang 9

1.2 Các đặc trưng cơ bản của nợ công

Tuy có nhiều cách tiếp cận rộng hẹp khác nhau về nợ công, nhưng về cơ bản, nợcông có những đặc trưng sau đây:

Nợ công là khoản nợ ràng buộc trách nhiệm trả nợ của Nhà nước Khác với cáckhoản nợ thông thường, nợ công được xác định là một khoản nợ mà Nhà nước (baogồm các cơ quan nhà nước có thẩm quyền) có trách nhiệm trả khoản nợ ấy Tráchnhiệm trả nợ của Nhà nước được thể hiện dưới hai góc độ trực tiếp và gián tiếp Trựctiếp được hiểu là cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ là người vay và do đó, cơ quannhà nước ấy sẽ chịu trách nhiệm trả nợ khoản vay (ví dụ: Chính phủ Việt Nam hoặcchính quyền địa phương) Gián tiếp là trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩmquyền đứng ra bảo lãnh để một chủ thể trong nước vay nợ, trong trường hợp bên vaykhông trả được nợ thì trách nhiệm trả nợ sẽ thuộc về cơ quan đứng ra bảo lãnh (ví dụ:Chính phủ bảo lãnh để Ngân hàng Phát triển Việt Nam vay vốn nước ngoài)

Nợ công được quản lý theo quy trình chặt chẽ với sự tham gia của cơ quan nhànước có thẩm quyền Việc quản lý nợ công đòi hỏi quy trình chặt chẽ nhằm đảm bảohai mục đích: một là, đảm bảo khả năng trả nợ của đơn vị sử dụng vốn vay và cao hơnnữa là đảm bảo cán cân thanh toán vĩ mô và an ninh tài chính quốc gia; hai là, để đạtđược những mục tiêu của quá trình sử dụng vốn Bên cạnh đó, việc quản lý nợ côngmột cách chặt chẽ còn có ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị và xã hội Theo quy địnhcủa pháp luật Việt Nam, nguyên tắc quản lý nợ công là Nhà nước quản lý thống nhất,toàn diện nợ công từ việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay đến việc trả nợ để đảmbảo hai mục tiêu cơ bản như đã nêu trên

Mục tiêu cao nhất trong việc huy động và sử dụng nợ công là phát triển kinh tế

-xã hội vì lợi ích chung Nợ công được huy động và sử dụng không phải để thỏa mãnnhững lợi ích riêng của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào, mà vì lợi ích chung của đất nước.Xuất phát từ bản chất của Nhà nước là thiết chế để phục vụ lợi ích chung của xã hội,Nhà nước là của dân, do dân và vì dân nên đương nhiên các khoản nợ công được quyếtđịnh phải dựa trên lợi ích của nhân dân, mà cụ thể là để phát triển kinh tế - xã hội củađất nước và phải coi đó là điều kiện quan trọng nhất

1.3 Phân loại nợ công

Có nhiều tiêu chí để phân loại nợ công, mỗi tiêu chí có một ý nghĩa khác nhautrong việc quản lý và sử dụng nợ công

Theo tiêu chí nguồn gốc địa lý của vốn vay thì nợ công gồm có hai loại: nợ trongnước và nợ nước ngoài Nợ trong nước là nợ công mà bên cho vay là cá nhân, tổ chứcViệt Nam Nợ nước ngoài là nợ công mà bên cho vay là Chính phủ nước ngoài, vùnglãnh thổ, tổ chức tài chính quốc tế, tổ chức và cá nhân nước ngoài Như vậy, theo pháp

Trang 10

luật Việt Nam, nợ nước ngoài không được hiểu là nợ mà bên cho vay là nước ngoài,

mà là toàn bộ các khoản nợ công không phải là nợ trong nước

Việc phân loại nợ trong nước và nợ nước ngoài có ý nghĩa quan trọng trong quản

lý nợ Việc phân loại này về mặt thông tin sẽ giúp xác định chính xác hơn tình hìnhcán cân thanh toán quốc tế Và ở một số khía cạnh, việc quản lý nợ nước ngoài cònnhằm đảm bảo an ninh tiền tệ của Nhà nước Việt Nam, vì các khoản vay nước ngoàichủ yếu bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc các phương tiện thanh toán quốc tế khác.Theo phương thức huy động vốn, thì nợ công có hai loại là nợ công từ thỏa thuậntrực tiếp và nợ công từ công cụ nợ. Nợ công từ thỏa thuận trực tiếp là khoản nợ công

xuất phát từ những thỏa thuận vay trực tiếp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền với

cá nhân, tổ chức cho vay Phương thức huy động vốn này xuất phát từ những hợp đồngvay, hoặc ở tầm quốc gia là các hiệp định, thỏa thuận giữa Nhà nước Việt Nam với bênnước ngoài Nợ công từ công cụ nợ là khoản nợ công xuất phát từ việc cơ quan nhànước có thẩm quyền phát hành các công cụ nợ để vay vốn Các công cụ nợ này có thờihạn ngắn hoặc dài, thường có tính vô danh và khả năng chuyển nhượng trên thị trườngtài chính

Theo tính chất ưu đãi của khoản vay làm phát sinh nợ công thì nợ công có ba loại

là nợ công từ vốn vay ODA, nợ công từ vốn vay ưu đãi và nợ thương mại thôngthường

Theo trách nhiệm đối với chủ nợ thì nợ công được phân loại thành nợ công phảitrả và nợ công bảo lãnh Nợ công phải trả là các khoản nợ mà Chính phủ, chính quyềnđịa phương có nghĩa vụ trả nợ Nợ công bảo lãnh là khoản nợ mà Chính phủ có tráchnhiệm bảo lãnh cho người vay nợ, nếu bên vay không trả được nợ thì Chính phủ sẽ cónghĩa vụ trả nợ

Theo cấp quản lý nợ thì nợ công được phân loại thành nợ công của trung ương và

nợ công của chính quyền địa phương Nợ công của trung ương là các khoản nợ củaChính phủ, nợ do Chính phủ bảo lãnh Nợ công của địa phương là khoản nợ công màchính quyền địa phương là bên vay nợ và có nghĩa vụ trực tiếp trả nợ Theo quy địnhcủa Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 thì những khoản vay nợ của chính quyền địaphương được coi là nguồn thu ngân sách và được đưa vào cân đối, nên về bản chất nợcông của địa phương được Chính phủ đảm bảo chi trả thông qua khả năng bổ sung từngân sách trung ương

1.4 Tác động của nợ công đến kinh tế - xã hội

Tác động tích cực:

Nợ công làm gia tăng nguồn lực cho nhà nước Nợ công giúp tăng cường nguồnvốn phát triển cơ sở hạ tầng và tăng khả năng đầu tư đồng bộ của Nhà nước Nếu cóđược chính sách huy động nợ công một cách hợp lý thì nhu cầu về vốn sẽ từng bước

Trang 11

được giải quyết để đầu tư cơ sở hạ tầng, từ đó giúp gia tăng năng lực sản xuất cho nềnkinh tế.

Huy động nợ công sẽ góp phần tận dụng được nguồn tài chính nhà rỗi trong dân

cư Nhà nước vay nợ từ các khoản tiền nhàn rỗi từ bộ phận dân cư trong xã hội sẽmang lại hiệu quả kinh tế cho cả khu vực công lẫn khu vực tư

Nợ công sẽ tận dụng được sự hỗ trợ từ nước ngoài và tổ chức tài chính quốc tế.Tài trợ quốc tế là một trong những hoạt động kinh tế, ngoại giao quan trọng của cácnước phát triển muốn gây ảnh hưởng đến các quốc gia nghèo, cũng như muốn hợp táckinh tế song phương

Tác động tiêu cực:

Nợ công gia tăng sẽ gây áp lực lên chính sách tiền tệ, đặc biệt là từ các khoản tàitrợ ngoài nước Nếu kỷ luật tài chính của Nhà nước lỏng lẻo và thiếu cơ chế giám sátchặt chẽ việc sử dụng và quản lý nợ công sẽ dẫn đến tình trạng tham nhũng, lãng phítràn lan Tình trạng này làm thất thoát các nguồn lực, giảm hiệu quả đầu tư và điềuquan trọng hơn là giảm thu cho ngân sách

1.5 Nguyên nhân

Việc gia tăng mạnh chi tiêu từ ngân sách nhà nước, lương và chi phí hoạt độngcủa bộ máy nhà nước, đặc biệt cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu vừa qua

đã buộc nhiều nước phải chi rất nhiều để khắc phục

Chính phủ không minh bạch các số liệu về tình trạng ngân sách của quốc gia,kiểm soát chi tiêu và quản lí nợ của nhà nước còn yếu kém, không chặt chẽ, gây thấtthoát, lãng phí trong đầu tư và chi tiêu, tệ nạn tham nhũng phát triển

Các nguồn thu (chủ yếu từ thuế) tăng không kịp với nhu cầu chi (cắt giảm thuế,trốn thuế, tệ tham nhũng, hối lộ, kiểm soát không chặt chẽ )

Tâm lí ảo tưởng về sức mạnh, uy tín quốc gia dẫn đến tình trạng vay nợ tràn lan,đầu tư quá trớn, thiếu tính toán,

Chính phủ không kịp thời khống chế hành vi cho vay thiếu trách nhiệm của một

số ngân hàng khi nền kinh tế tăng trưởng nóng tạo thành bong bóng Mặt khác còn lựachọn bao cấp các ngân hàng này khi họ bị thua lỗ

Tiết kiệm trong nước thấp làm cho thâm hụt ngân sách ngày càng tăng

II Th c tr ng n công vi t nam và m t s n ự ạ ợ ở ệ ộ ố ướ c

2.1 Thực trạng nợ công ở một số nước

2.1.1 Th c tr ng n công Hoa Kỳự ạ ợ ở

Thực trạng:

Trang 12

Từ năm 2000 trở lại đây nợ công của Mỹ luôn trên 50%, và đặc biệt từ sau khủnghoảng tài chính toàn cầu năm 2008, nợ công của Mỹ tăng rất cao, vượt qua 10.000 tỷUSD vào năm 2008 Những năm tiếp theo do sự đầu tư những gói cứu trợ lớn và tiếnhành biện pháp giảm thuế để phục hồi kinh tế thì theo số liệu công bố ngày15/12/2011, nợ công của Mỹ đã lên tới 15.098 tỷ USD, vượt quá mức 100% GDP

Từ thời điểm cuối năm 2011 thì nợ công của Mỹ vẫn tăng tuy nhiên nhờ có biệnpháp nâng trần nợ từ Quốc hội mà tỷ lệ phần trăm nợ công so với GDP không quávượt trội, tính đến năm 2017 thị nợ công của quốc gia này lên tới 20.245 tỷ USD và có

tỷ lệ 104% GDP Sang năm 2018, 2019 nợ công của Mỹ vẫn tăng nhưng không quámạnh mẽ, tỷ lệ nợ công trên GDP tăng lên vài phần trăm lần lượt là 105% và 107%.Nhưng sang đến năm 2020 lại là một câu chuyện khác, ảnh hưởng bất ngờ của dịchcovid-19 khiến hoạt động kinh tế không đảm bảo, chính phủ cũng phải chi tiêu nhiềuhơn khiến nợ công tăng đột biến lên 27.748 tỷ USD và chiếm 129% so với GDP quốcgia này

Hình 1: Mức nợ công của Mỹ đến tháng 2 năm 2022

Mức nợ công của Mỹ cứ tăng lên và đã tăng trên 30 nghìn tỷ đô la vào ngày 31tháng 1 năm 2022 Nó đã tăng lên theo thời gian do suy thoái, chi tiêu quốc phòng vàcác chương trình làm tăng thêm nợ như là như cắt giảm chi tiêu và thuế với mongmuốn phục hồi nền kinh tế và các các biện pháp khác

Nguyên nhân nợ công ở Mỹ tăng cao:

Trang 13

Nguyên nhân chủ yếu làm nợ công của Mỹ tăng lên mức cao kỷ lục như hiện nay

là do hậu quả từ thâm hụt ngân sách liên bang kéo dài triền miên trong nhiều năm.Nghĩa là Chính phủ Mỹ đã chi tiêu vượt mức thu nhập trong suốt một thời gian dài.Ngoài chương trình cải tổ hệ thống y tế quốc gia, Mỹ còn phải chịu gánh nặng vềbảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm vỡ nợ, hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính bắtđầu từ năm 2008 Các khoản chi cho các gói kích thích kinh tế và một loạt chươngtrình của dự trữ liên bang, kho bạc, Liên hiệp bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC) Tuynhiên vẫn không đem lại hiệu quả Bên cạnh đó, việc chi tiêu cho các cuộc chiến tranhcũng như tăng chi tiêu quân sự cũng tác động không nhỏ đến nợ công và sự phục hồikinh tế của Mỹ

Ngoài ra, một trong những nguyên nhân nữa khiến nợ công của Mỹ ngày càngphình to là do việc trả lãi cho chính các khoản nợ công đó Trong năm 2011, Hoa Kỳ

đã chi 227 tỷ USD, tương đương 1,5% GDP cho các khoản lãi ròng do nợ gây ra

Mỹ luôn duy trì một môi trường kinh doanh tự do và hạn chế các can thiệp củachính phủ bằng cách không thực hiện việc đánh thuế cao và vì vậy, khoản thu ngânsách của Mỹ từ thuế thấp hơn nhiều so với các nước phát triển khác

Mỹ dễ dàng vay nợ từ các nước khác Bởi hiện nay các nước có thặng dư thươngmại với Mỹ như Nhật Bản, Trung Quốc và một số nước xuất khẩu dầu mỏ đều có dựtrữ ngoại hối khá lớn Do đó, các nước đã dùng khoản tiền này để mua trái phiếu chínhphủ Mỹ mặc dù việc mua trái phiếu không đem lại lợi nhuận cao và nếu để ở ngânhàng trung ương các nước thì khoản tiền này còn không sinh lợi, nhưng có hệ số antoàn hơn các tài sản khác Một nguyên nhân nữa khuyến khích sự vay mượn là giá trịcủa đồng USD giảm xuống so với tất cả các đồng tiền mạnh trên thế giới, kể cả nhândân tệ của Trung Quốc Với việc đồng tiền mất giá, việc đi vay ch{ có lợi cho ngườivay, vì một đồng hôm nay mua được nhiều hàng hóa hơn so với lúc phải trả và xu thếmất giá của đồng USD vẫn còn đang tiếp diễn

Tác động của nợ công đối với nền kinh tế Mỹ:

Nợ công làm gia tăng lạm phát:

Lạm phát được tạo ra bởi hai nguyên nhân chính: do tổng cầu tăng hoặc do chiphí đẩy Chính phủ tăng vay nợ bằng phát hành trái phiếu, một mặt làm tiêu dùng củachính phủ tăng lên, mặt khác sẽ tạo áp lực đẩy lãi suất lên cao Khi tăng vay nợ trongnước, lãi suất tăng làm tăng chi phí đầu tư, tăng giá thành và giá bán sản phẩm Bêncạnh đó lãi suất tăng, người nắm giữ trái phiếu chính phủ cảm thấy mình trở nên giàu

có hơn và có thể tiêu dùng nhiều hơn Tiêu dùng tư nhân tăng, chi tiêu công của chínhphủ tăng dẫn đến cầu hàng hóa, dịch vụ tăng, tạo áp lực lạm phát trong ngắn hạn, từ đótác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng thực của nền kinh tế

Trang 14

Khi chính phủ tăng vay nợ nước ngoài, một dòng ngoại tệ lớn sẽ chảy vào trongnước có thể làm giảm sức ép cân đối ngoại tệ trong ngắn hạn Về mặt dài hạn, áp lựctrả nợ cả gốc và lãi bằng ngoại tệ sẽ đẩy cầu ngoại tệ tăng lên, đồng USD giảm giá làmtăng chi phí đầu vào khi nhập khẩu nguyên liệu, máy móc, thiết bị, dẫn đến nguy cơlạm phát Tỷ giá tăng làm chi phí thanh toán nợ trở nên đắt đỏ hơn, nếu vượt quá sứcchịu đựng của ngân sách sẽ dẫn đến nguy cơ vỡ nợ.

Nợ công làm giảm nguồn cung trên thị trường vốn vay, từ đó làm tăng lãi suấtthực, gây ra hiện tượng thoái lui đầu tư, đầu tư nước ngoài ròng giảm và thâm hụt cáncân thương mại:

Nợ chính phủ làm giảm tiết kiệm quốc gia (bao gồm tiết kiệm của khu vực tưnhân và tiết kiệm của chính phủ) Điều này sẽ làm giảm nguồn cung trên thị trườngvốn vay Do nguồn cung vốn giảm nên lãi suất tăng nhằm cân bằng cung và cầu trênthị trường vốn vay Với mức lãi suất cao hơn, người vay vốn sẽ chọn biện pháp vay íthơn Cụ thể là các hộ gia đình và doanh nghiệp sẽ hạn chế mua hàng hóa vốn Do đó,thâm hụt ngân sách sẽ gây ra hiện tượng thoái lui đầu tư

Ngoài ra, nguồn cung vốn vay giảm còn làm cho đầu tư ròng của nước ngoàigiảm Do đầu tư nước ngoài ròng giảm nên sẽ cần ít ngoại tệ để mua hàng hóa từ nướcngoài, làm nguồn cung USD để đổi lấy ngoại tệ giảm Điều này khiến cho tỷ giá hốiđoái thực tế tăng, tức là đồng USD trở nên có giá trị hơn so với các ngoại tệ khác Điềunày khiến giá hàng nhập giảm xuống nên người dân sẽ có xu hướng tiêu dùng hàngnước ngoài hơn so với hàng trong nước trong khi đó thì hàng xuất khẩu của Mỹ giá lạităng lên xuất khẩu giảm Tóm lại chúng sẽ dẫn tới thâm hụt thương mại

Nợ công tăng cao có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế:

Đồng USD mất giá làm cho các ch{ số niềm tin cả trong và ngoài nước suy giảm,đồng USD không đi vào sản xuất kinh doanh mà đi tìm nơi trú ẩn là vàng, làm giávàng tăng vọt Như vậy, lạm phát, giá cả tăng, thất nghiệp luôn ở mức cao, số việc làmtạo ra không đáp ứng nhu cầu, đời sống nhân dân giảm sút, uy tín quốc tế của Mỹ suygiảm, đó là hậu quả mà nền kinh tế Mỹ đang phải gánh chịu

Các biện pháp giải quyết của Mỹ về vấn đề nợ công:

Người Mỹ quan tâm đến nợ quốc gia, và một số công việc đã được chính phủthực hiện để giải quyết vấn đề này Các giải pháp bao gồm tăng doanh thu (do đó tăngthuế), cắt giảm chi tiêu và tăng GDP của đất nước

Các lựa chọn chính sách như kế hoạch Simpson-Bowles (bao gồm các biện phápnhư tăng doanh thu, giảm chi tiêu, giới hạn chi tiêu quốc phòng và chi tiêu phi lý, đồngthời giảm thuế suất) và Lực lượng đặc nhiệm Domenici-Rivlin (bao gồm tăng thu,giảm chi, đóng băng chi tiêu quốc phòng và tùy ý trong nước, và đưa An sinh xã hội đitheo con đường bền vững) đã nỗ lực tạo ra các kế hoạch để giảm nợ quốc gia Các

Trang 15

trung tâm và viện như Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ, Trung tâm Chính sách lưỡng đảng,Trung tâm Tiến bộ Hoa Kỳ và Viện Chính sách Kinh tế đều đề xuất những điều từtăng trưởng chậm đến giảm lợi ích cho những cá nhân có thu nhập cao.

Thanh niên trên khắp nước Mỹ đang được giáo dục về chính sách tài khóa vàthực hiện các thay đổi tại các trường cao đẳng và đại học của họ với Up to Us Ký camkết để cho đại diện địa phương biết rằng bạn quan tâm đến tương lai tài chính của quốcgia hoặc tham gia bằng cách tìm hiểu về cách bạn có thể tạo ra sự khác biệt trong cộngđồng của chính mình

Giải pháp tình thế mà Mỹ sử dụng đó là nâng trần nợ công để tránh cho Mỹkhỏi vỡ nợ Tuy rằng đây không phải phương pháp triệt để vì nó gây bội chi ngân sáchlại tăng nhiều hơn Sau đó Mỹ tập trung vào phát triển kinh tế để có thể có nguồn thu

từ thuế của hoạt động kinh doanh sản xuất, dịch vụ Và khi mà tăng trưởng kinh tếcũng sẽ khiến cho tỷ lệ nợ công/GDP giảm đi

2.1.2 Th c tr ng n công Nh t B nự ạ ợ ở ậ ả

Năm 2015:

Theo Bộ Tài chính Nhật Bản, tính tới cuối tháng 12/2015, nợ của Chính phủNhật Bản đứng ở mức 1.044.590 tỷ yên (khoảng 9.100 tỷ USD), giảm 9.930 tỷ yên sovới 3 tháng trước đó Bộ Tài chính cho biết số nợ này bao gồm 902.200 tỷ yên tráiphiếu chính phủ, 55.050 tỷ yên tiền vay chủ yếu từ các tổ chức tài chính, và 87.340 tỷyen hối phiếu và tín phiếu chính phủ thời hạn dưới 1 năm Như vậy, tính tới ngày31/12/2015, nợ chính phủ trên đầu người -tức là số nợ của chính phủ mà mỗi ngườidân Nhật Bản phải gánh- là 8,24 triệu yên (tính trên dân số Nhật Bản là 126,82 triệungười vào ngày 1/1/2015) Tổng số nợ này cao hơn gấp đôi Tổng sản phẩm trong nước(GDP) danh nghĩa của Nhật Bản trong tài khóa 2013 (489.600 tỷ yên)

Năm 2016:

Nợ công của Nhật Bản đạt mức cao kỷ lục 1.071,56 nghìn tỷ yên (9,4 nghìn tỷ đô

la Mỹ) vào cuối năm 2016 Theo dữ liệu từ Bộ Tài chính Nhật Bản, nợ chính phủtrung ương tính đến ngày 31 tháng 3 năm 2017 bao gồm 934,90 nghìn tỷ Yên tráiphiếu nói chung, 54,42 nghìn tỷ Yên vay từ các tổ chức tài chính và 82,24 nghìn tỷYên tín phiếu tài trợ Con số này đã tăng 22,19 nghìn tỷ yên so với cuối năm tài chính

2015, trong đó trái phiếu phổ thông dài hạn trên 10 năm tăng 36,03 nghìn tỷ yên lên610,8 nghìn tỷ yên Trong khi đó, các khoản nợ được chính phủ bảo lãnh còn tồn đọng

ở mức 40,28 nghìn tỷ yên, giảm 1,50 nghìn tỷ yên so với cuối năm tài chính 2016.Chính phủ Nhật Bản đang phải đối mặt với tình trạng nợ nần chồng chất, vốn tiếp tụcđứng ở vị trí cao nhất trong thế giới công nghiệp hóa, lên tới hơn gấp đôi quy mô nềnkinh tế Nhật Bản

Năm 2017:

Trang 16

Trong tổng chi tiêu (97,5 nghìn tỷ yên) trong tài khoản chung năm 2017, ch{riêng chi phí liên quan đến an sinh xã hội đã chiếm một phần ba và khoản chi thứ ba,

là tổng chi phí trái phiếu chính phủ và trợ cấp thuế phân bổ địa phương, là một phần tưtổng chi tiêu Nó tăng lên 3 Nguồn thu từ thuế ch{ chiếm khoảng 60% doanh thu, phầncòn lại do phát hành trái phiếu chính phủ Dư nợ công của chính phủ dự kiến sẽ đạtkhoảng 865 nghìn tỷ yên vào cuối năm tài chính này khi thâm hụt ngân sách lớn tiếptục Nhìn vào tỷ lệ nợ trên GDP của chính quyền quốc gia và địa phương, tỷ lệ của cácnước phát triển lớn là khoảng 100%, tương xứng với quy mô nền kinh tế quốc dân,nhưng ch{ có Nhật Bản là hơn 200%, là cực kỳ cao

Năm 2018:

Kinh tế Nhật Bản đối mặt với nhiều khó khăn, tăng trưởng ch{ đạt 0,8%, giảmmạnh so với mức 1,9% năm 2017 Tăng trưởng không ổn định qua các quý (QI: -0,4%;QII: 1,9%; QIII: -2,4%; QIV: 1,9%) trong đó quý III ghi nhận mức giảm mạnh nhấttrong hơn 4 năm do đầu tư đi xuống, tiêu dùng và xuất khẩu đều sụt giảm Năm 2018

là năm đầu tiên kể từ năm 2015, cán cân thương mại của Nhật Bản thâm hụt (-11 tỷUSD) khi xuất khẩu tăng chậm đáng kể do ảnh hưởng từ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung - hai đối tác thương mại hàng đầu của nước này Thâm hụt ngân sách ở mức3,8% GDP Nợ công tăng từ 235% GDP năm 2017 lên 237% GDP năm 2018 Lạmphát tăng từ mức 0,5% năm 2017 lên 1,0% năm 2018

Năm 2019:

Năm 2019, nợ công của Nhật Bản là 12.092.868 triệu USD, đã tăng 375.801 triệuUSD kể từ năm 2018 Con số này có nghĩa là nợ năm 2019 đạt 235,45% GDP củaNhật Bản, tăng 2,94 điểm phần trăm so với năm 2018, khi nó là 232,51% GDP Nợbình quân đầu người của Nhật Bản vào năm 2019 là 95.831 đô la cho mỗi người dân.Năm 2018, con số này là 92.629 đô la, sau đó tăng 3.202 đô la

Năm 2020:

Nợ công bình quân đầu người của Nhật Bản tính đến ngày 31/3/2021 tăng lênmức 9,7 triệu yên Hiện, tỷ lệ nợ công/GDP (tổng sản phẩm thu nhập quốc nội) củaNhật Bản cao nhất trong số các nền kinh tế phát triển Cụ thể, nợ công Nhật Bản tăngthêm 101.920 tỷ yên (tương đương 940 tỷ USD) trong tài khóa 2020 và đây cũng làmức tăng cao nhất từng được Bộ Tài chính Nhật Bản ghi nhận Trước đó, mức tăng nợcông cao nhất của Nhật Bản là 78.400 tỷ yên, được ghi nhận trong tài khóa 2004 Theo Bộ Tài chính Nhật Bản, trong số hơn 1,2 triệu tỷ yên nợ công của NhậtBản, có 1.074.160 tỷ yên nợ dưới dạng trái phiếu, 52.000 tỷ yên vay từ các tổ chức tàichính và 90.300 tỷ yen hối phiếu tài chính hoặc tín phiếu ngắn hạn với kỳ hạn đến 1năm

Nợ công Nhật Bản tính đến tháng 3/2021 đã tăng lên 112.550 tỷ yên so với32.560 tỷ yên theo kế hoạch ban đầu, GDP của Nhật Bản đã giảm 29,3% trong quý

Trang 17

II/2020 so với quý trước đó, mức giảm tồi tệ nhất được ghi nhận trong bối cảnh Chínhphủ nước này ban bố tình trạng khẩn cấp trước diễn biến phức tạp của đại dịchCOVID-19.

Nhận xét đánh giá:

Nợ của Nhật Bản bắt đầu “phình to” vào những năm 1990, khi bong bóng bấtđộng sản và tài chính của nước này vỡ và gây ra những tác động mạnh Với những góikích thích kinh tế và dân số đang già hóa nhanh làm gia tăng các chi phí chăm sóc y tế

và an sinh xã hội, nợ của Nhật Bản đã phá ngưỡng 100% GDP vào cuối những năm

1990 Đến cuối năm 2019, nợ của Nhật Bản ở mức 1,328 triệu tỷ Yên, tương đươngkhoảng 12.200 tỷ USD, ch{ hơn một nửa tổng số nợ của Mỹ tính theo số tuyệt đối,nhưng khi so với quy mô nền kinh tế của Nhật Bản, thì đây lại là khối nợ lớn nhất thếgiới, tương đương gần 240% GDP của nước này (Khánh Ly, 2020) Mức nợ công củaNhật Bản vượt xa con số 90% GDP mà các nhà kinh tế học cảnh báo về ngưỡng nợnguy hiểm Đáng chú ý là, tăng trưởng GDP của Nhật Bản những năm gần đây kháthấp, từ 2,168% năm 2017 giảm còn 0,323% năm 2018 và 0,27% năm 2019 (WorldBank, 2021) Năm 2020, Việc nợ công Nhật Bản tăng mạnh khiến cho nền kinh tế lớnthứ 3 thế giới khó có thể phục hồi sức khỏe khi nền kinh tế đang bị đại dịch COVID-

19 tàn phá

Tuy nhiên, thực tế cho thấy Nhật Bản chưa bao giờ phải lo lắng về vấn đề nợcông của mình Với khối nợ cao gấp gần 2,5 lần quy mô nền kinh tế, Nhật Bản vẫn cóthể giữ lợi suất trái phiếu chính phủ ở mức siêu thấp và khiến giới đầu tư có niềm tinvững chắc rằng nước này có thể tránh được kịch bản vỡ nợ Vậy điều gì khiến choNhật Bản với mức nợ công cao như vậy lại hoàn toàn tự tin về khả năng trả nợ củamình? Qua nghiên cứu của tác giả, những nhân tố đóng góp vào mức an toàn nợ côngcủa Nhật Bản có thể kể đến như sau:

Thứ nhất, trái phiếu chính phủ ổn định, ít phụ thuộc vào giới đầu tư trái phiếu

quốc tế Hầu hết trái phiếu chính phủ của Nhật Bản do người dân Nhật Bản nắm giữ.Điều đó có nghĩa, dù nợ nhiều, nhưng Nhật Bản không bị áp lực tăng lãi suất của chủ

nợ hay bị áp lực trả lãi cao khi vay nợ nhiều Nói cách khác, các khoản nợ của NhậtBản là “nước Nhật nợ người Nhật”, tức là chủ nợ và con nợ là người dân và Ngânhàng Trung ương Nhật Bản Điều đó cũng có nghĩa, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản

tự quyết định lãi suất Hơn nữa, toàn bộ trái phiếu chính phủ Nhật Bản được định giábằng đồng Yen Nhật Bản không có nợ bằng ngoại tệ

Thứ hai, Nhật Bản cũng là chủ nợ của nhiều nước Tính đến cuối năm 2019, giátrị tài sản nước ngoài ròng mà Chính phủ, doanh nghiệp và nhà đầu tư cá nhân NhậtBản nắm giữ lên tới mức kỷ lục 364.530 tỷ Yên (3.400 tỷ USD) Nhật Bản hiện lànước nắm giữ tài sản nước ngoài ròng lớn nhất thế giới trong năm thứ 29 liên tiếp(Anh Quân, 2020)

Ngày đăng: 20/02/2024, 10:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w