Tìm hiểu và nghiên cứu về sự ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội đối với sinh viên năm 2 trường Đại học Thương mại là một điều thiết yếu, giúp hiểu rõ hơn về các nhân tố ảnh hưởng và tác
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
NHÓM 1 NGHIÊN CỨU NHỮNG ẢNH HƯỞNG TIÊU
CỰC CỦA MẠNG XÃ HỘI TỚI SINH VIÊN NĂM 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Lớp học phần : PPNCKH – 231SCRE0111_16
Tên giáo viên : Vũ Trọng Nghĩa
Hà Nội – Năm 2023 DANH MỤC HÌNH
Hình 1……… 12
Trang 3DANH MỤC BẢNGBảng 3.1……… 18
Trang 4MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH 2
DANH MỤC BẢNG 3
MỤC LỤC 4
CHƯƠNG I : MỞ ĐẦU 6
1 Tính cấp thiết của đề tài 6
2 Đề tài nghiên cứu 7
3 Mục tiêu nghiên cứu 7
4 Câu hỏi nghiên cứu 7
5 Phạm vi nghiên cứu 8
CHƯƠNG II : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 8
2.1 Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu 8
2.1.1 Khái niệm 8
2.1.2 Các kết quả nghiên cứu trước đó 9
2.2 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu 12
2.2.1 Mô hình nghiên cứu 12
2.2.2 Giả thuyết nghiên cứu 13
CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 14
3.1 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu 14
3.2 Phương pháp chọn mẫu, thu thập và xử lý dữ liệu 14
3.2.1 Phương pháp chọn mẫu: phi xác suất 14
3.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu 14
3.2.2.1 Xây dựng thang đo chính xác 15
3.2.2.2 Nghiên cứu chính thức 16
3.3 Xử lý và phân tích số liệu 17
3.3.1 Mô tả mẫu 18
3.3.1.2 Thống kê mô tả biến quan sát 18
3.3.1.3 Thảo luận 19
3.3.1.4 Thống kê mô tả các ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội tới sinh viên năm 2 trường Đại học Thương mại 20
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN 21
4.1 Kết luận 21
Trang 54.2 Nhận xét 22
4.3 Khuyến nghị và giải pháp 22
4.4 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
Trang 6CHƯƠNG I : MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Internet và mạng xã hội ngày càng phát triển bởi sự phổ biến và ảnh hưởng của nó trên toàn thế giới Số người sử dụng mạngInternet và mạng xã hội nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang gia tăng mạnh mẽ theo trục thời gian
Theo số liệu cập nhật ngày 05/3/2019, cứ mỗi phút trên Internet có: 1 triệu người đăng nhập Facebook; 18,1 triệu tin nhắn trên Iphone và 41,6 triệu tin nhắn trên Facebook,Messenger hay WhatsApp được gửi đi; 4,5 triệu video được xem; 188 triệu thư điện tử (email) được gửi đi; gần 1 triệu đô la được tiêu; 3,8 triệu lượt tìm kiếm trên Google và có
sự gia tăng mạnh mẽ các hoạt động đa dạng trên Internet theo thời gian (STT 13)
Có thể thấy rằng, mạng xã hội trở thành một xu hướng không thể thiếu đối với thanh niên nói chung và đối với sinh viên nói riêng Với đặc thù là những người trẻ tuổi, có tri thức, có tính năng động nên sinh viên là đối tượng rất dễ dàng tiếp cận những cái mới Vì vậy, việc thường xuyên sử dụng internet và mạng xã hội, trở thành công dân mạng có thể làm thay đổi các hoạt động giao tiếp và một số quan niệm của họ về giá trị của các quan
hệ xã hội mà họ tiếp xúc và đối xử với quan hệ đó
Thế giới công nghiệp hóa - hiện đại hóa ngày càng phát triển, kéo theo đó là các thực trạng nổi cộm dần xuất hiện Tìm hiểu và nghiên cứu về sự ảnh hưởng tiêu cực của mạng
xã hội đối với sinh viên năm 2 trường Đại học Thương mại là một điều thiết yếu, giúp hiểu rõ hơn về các nhân tố ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến thực trạng này
Chính vì sự cấp thiết của vấn đề mà việc đưa ra các giải pháp, hướng giải quyết hợp lýnhằm khắc phục và cải thiện thực trạng lạm dụng mạng xã hội của sinh viên Đồng thời, giáo dục và hướng sinh viên về sự ảnh hưởng tiêu cực của mạng Internet, qua đó, làm thay đổi suy nghĩ và hành động đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống
1 Đề tài nghiên cứu
Nghiên cứu các ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội đến sinh viên năm 2 trường Đại học Thương mại
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: xác định những nhân tố ảnh hưởng tiêu cực đến sinh viên năm 2
Trang 7pháp… 100% (4)
49
Thảo luận PHƯƠNG PHÁP Nghiên CỨU…Phương
nghiên cứu… None
57
Trang 8+ Đo lường yếu tố tác động mạnh nhất đến sinh viên năm 2 trường Đại học
Thương mại đối với sự lạm dụng mạng xã hội Từ đó, đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm cải thiện và thay đổi suy nghĩ của sinh viên trong việc sử dụng mạng xã hội ở thời đại công nghiệp hóa - hiện đại hóa
3 Câu hỏi nghiên cứu
- : Ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội đến sinh viên năm 2 trường Đại học Thương mại
-+ Mạng xã hội có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập của sinh viên năm 2
trường Đại học Thương mại không?
+ Mạng xã hội có ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống sinh hoạt của sinh viên năm 2 trường Đại học Thương mại không?
+ Mạng xã hội có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe sinh viên năm 2 trường Đại học Thương mại không?
+ Mạng xã hội có ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức sinh viên năm 2 trường Đại họcThương mại không?
4 Phạm vi nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Sinh viên năm 2 trường Đại học Thương mại
- Thời gian nghiên cứu: 20/9/2023 đến 1/10/2023
- Không gian nghiên cứu: Trường Đại học Thương mại
CHƯƠNG II : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu
2.1.1 Khái niệm
Từ "ảnh hưởng" (influence) có nghĩa là sự tác động, thay đổi, hoặc gây ra sự thay đổi trong cách một người hoặc một thứ gì đó hành động, suy nghĩ, nhận thức hoặc hoạt động Đây là một khái niệm phổ biến trong nhiều lĩnh vực và ngữ cảnh khác nhau, và nó
có thể bao gồm cả các yếu tố tích cực và tiêu cực Sự ảnh hưởng có thể xuất phát từ nhiềunguồn khác nhau, như người khác, môi trường, sự kiện, hoặc các yếu tố văn hóa và xã hội
Sự ảnh hưởng có thể thể hiện qua việc thay đổi suy nghĩ, thái độ, quyết định, hành
vi, hoặc tâm lý của người hoặc nhóm được ảnh hưởng Nó có thể làm cho người hoặc thứđược ảnh hưởng có hành vi hoặc suy nghĩ theo một hướng cụ thể hoặc làm thay đổi cách
họ đánh giá và phản ứng với tình huống hoặc thông tin cụ thể
"Mạng xã hội" (Social Media) là một khái niệm dùng để mô tả các nền tảng trực tuyến hoặc ứng dụng mà người dùng có thể sử dụng để tạo, chia sẻ, và tương tác với nội
Cách lập bảng hỏi nothing muchPhương phápnghiên cứu… None
-2
Trang 9dung, thông tin, và người khác qua internet Điểm chung của mạng xã hội là tạo cơ hội cho người dùng kết nối với bạn bè, gia đình, đồng nghiệp và người khác, thường thông qua việc tạo và duyệt qua các hồ sơ cá nhân, và chia sẻ nội dung, thông tin, hình ảnh, video, và các loại tương tác khác.
Các nền tảng mạng xã hội phổ biến bao gồm Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn, YouTube, TikTok, Snapchat, và nhiều nền tảng khác Mỗi mạng xã hội có đặc điểm riêng, hướng dẫn sử dụng, và mục tiêu tương tác khác nhau Mạng xã hội đã thay đổi cách con người tương tác, giao tiếp, và tiêu thụ thông tin trên internet Chúng đã trở thành một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày và có thể được sử dụng cho nhiều mục đích, bao gồm việc xây dựng mối quan hệ, truyền tải thông tin, quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ, và thể hiện quan điểm cá nhân
Vì vậy, "ảnh hưởng của mạng xã hội" ám chỉ đến tác động hoặc sự thay đổi trong hành vi, suy nghĩ, tâm lý và quyết định của người dùng mạng xã hội dưới tác động của các nền tảng và tương tác xã hội trực tuyến Điều này có thể bao gồm tác động của nội dung mạng xã hội, quảng cáo trực tuyến, tương tác với người khác trên mạng xã hội, và tạo ra hoặc tham gia vào các trào lưu, thảo luận hoặc sự kiện trên các nền tảng này Trên
cơ sở tổng hợp nhiều quan điểm khác nhau, có thể định nghĩa mạng xã hội là “dịch vụ kếtnối các thực thể truyền thông trên internet với nhau thành những cụm bạn nhỏ hơn theo
sự liên kết tự nguyện không phân biệt thời gian, không gian
2.1.2 Các kết quả nghiên cứu trước đó
Nghiên cứu của Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh:
Dựa trên cơ sở lý thuyết và lý luận của ‘mạng xã hội’ của trong nghiên cứu những mặt tích cực và tiêu cực của mạng xã hội Facebook tới khía cạnh đời sống và học tập của sinh viên, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu dựa các mặt tích cực và tiêu cực của mạng
xã hội Facebook tới sinh viên bao gồm 2 thành phần chính: mạng xã hội là phương tiện làm tê liệt và giết chết quá trình sáng tạo, giảm khả năng sáng tạo và rơi vào lối mòn trong việc học; và việc dành nhiều thời gian cho mạng xã hội dẫn đến lơ là việc học và kết quả học tập kém dần
Nghiên cứu chính thức của tác giả được thực hiện bằng cả hai phương pháp nghiên cứu định tính (xác định mô hình, các nhân tố ảnh hưởng, biến phụ thuộc để thiết lập bảngkhảo sát) và nghiên nghiên cứu định lượng thông qua bảng câu hỏi khảo sát (dựa trên kết quả nghiên cứu, sử dụng bảo khảo sát sinh viên Đại học Ngân hàng để thu thập dữ liệu, sau đó phân tích dữ liệu) để từ đó xây dựng các giải pháp để định hướng ảnh hưởng của mạng xã hội tới sinh viên hiện nay
Nghiên cứu của Trường Đại học Y Dược - ĐHQGHN:
Trang 10Dựa trên các cơ sở lý thuyết, cơ sở thang đo chất lượng của mạng xã hội và các thang đo đã được dùng trong các nghiên cứu trước Nghiên cứu chính thức của tác giả được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua bảng câu hỏi khảo sát gồm 36 câu hỏi, sử dụng thang đo Likert 5 mức độ đánh giá sự hài lòng của khách hàng (sử dụng phương pháp thu thập số liệu qua phiếu khảo sát tự điền trực tuyến thông qua mẫu phiếu điện tử được thiết kế bằng Google) và tiến hành khảo sát với 401 đáp viên.Cuối cùng tác giả đưa ra hai kết luận chính bao gồm: Thời gian sinh viên dành cho MXH lớn nhất có thể lên đến hơn 2/3 thời gian của 1 ngày với các thời điểm truy cập cũng vô cùng đa dạng tại các thời điểm khác nhau trong ngày và Thời gian sinh viên dànhcho việc sử dụng MXH còn nhiều hơn thời gian họ dành cho học tập cũng như dành cho nghỉ ngơi.
Nghiên cứu của Báo Thanh Niên:
Nghiên cứu này đưa ra phân tích về các ảnh hưởng về cả sức khoẻ tinh thần và sức khỏe thể chất Tác giả tiến hành nghiên cứu sơ bộ bằng hình thức phỏng vấn những ngườitrẻ sử dụng mạng xã hội Kết quả phân tích hồi quy thu được từ 5242 người tham gia nghiên cứu, phần lớn được xem xét từ những người dùng trẻ từ 11 đến 20 tuổi rằng 73,4% cho biết họ đã sử dụng phương tiện truyền thông xã hội ít nhất 1 giờ mỗi ngày, 63,6% cho biết họ ngủ không đủ và đặc biệt biệt các nhà nghiên cứu thấy rằng những người dùng thường xuyên kiểm tra tài khoản của họ có nguy cơ trầm cảm cao gấp đôi so với những người không kiểm tra mạng xã hội Chứng tỏ mô hình nghiên cứu tương đối phù hợp và có ý nghĩa
Tổng kết về các kết quả nghiên cứu trước
Ba nghiên cứu trên đã cung cấp cái nhìn toàn diện về ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook đối với đời sống và học tập của sinh viên cũng như đối với sức khỏe tinh thần
và thể chất của người sử dụng
Nghiên cứu từ Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã thiết lập một
mô hình nghiên cứu dựa trên các mặt tích cực và tiêu cực của mạng xã hội Facebook đối với sinh viên Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng Facebook có thể làm tê liệt quá trình sáng tạo của sinh viên và gây giảm khả năng sáng tạo trong việc học Ngoài ra, việc dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội đã dẫn đến lơ là trong việc học và kết quả học tập kém dần Tác giả đã sử dụng cả phương pháp định tính và định lượng để xây dựng giải pháp định hướng ảnh hưởng của mạng xã hội đối với sinh viên
Nghiên cứu từ Trường Đại học Y Dược - ĐHQGHN đã tiến hành một khảo sát chi tiết với 401 đáp viên để xác định mức độ thời gian mà sinh viên dành cho mạng xã hội Kết quả cho thấy rằng sinh viên có thể dành tới hơn 2/3 thời gian của một ngày cho mạng
xã hội, và thời gian này còn nhiều hơn thời gian họ dành cho học tập và nghỉ ngơi Điều này đặt ra câu hỏi về tương quan giữa sử dụng mạng xã hội và hiệu suất học tập của sinh viên
Trang 11Nghiên cứu từ Báo Thanh Niên tập trung vào ảnh hưởng của mạng xã hội đối với sức khỏe tinh thần và thể chất Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng người sử dụng mạng xã hội thường xuyên có nguy cơ trầm cảm cao hơn gấp đôi so với những người không sử dụng Điều này đặt ra một vấn đề quan trọng về tác động của mạng xã hội đối với sức khỏe tinh thần của người dùng, đặc biệt là trong nhóm tuổi trẻ.
Tóm lại, ba nghiên cứu trên cung cấp cái nhìn sâu rộng về ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook đối với sinh viên và sức khỏe tinh thần của người sử dụng Các kết quả này
đề cao việc nghiên cứu và hiểu rõ hơn về vai trò của mạng xã hội trong cuộc sống và học tập của chúng ta
2.2 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu
2.2.1 Mô hình nghiên cứu
Dựa vào các khái niệm từ phần cơ sở lý thuyết cùng với những hạn chế của các nghiên cứu trước đó, nhóm tác giả chúng tôi đề xuất mô hình nghiên cứu “Ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội đến sinh viên năm 2 trường Đại học Thương Mại” gồm có 4 yếu tố: kết quả học tập, cuộc sống sinh hoạt, nhận thức, sức khỏe; trong đó yếu tố kết quảhọc tập được nhóm tác giả thừa hưởng từ nghiên cứu của Jomon Aliyas Paul, Hope M Baker , Justin Daniel Cochran(2012) và yếu tố sức khỏe của Ngô Anh Huy (2022) để đo lường các ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội đến sinh viên (STT 9 & 4)
Hình 1 Mô hình nghiên cứu Trong đó:
Biến độc lập:
H1: Kết quả học tập
H2: Cuộc sống sinh hoạt
Trang 12H3: Sức khỏe
H4: Nhận thức
Biến phụ thuộc: “Ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội đến sinh viên năm hai trường Đại học Thương Mại”
2.2.2 Giả thuyết nghiên cứu
- H1: Kết quả học tập bị ảnh hưởng tiêu cực bởi việc sử dụng mạng xã hội của sinh viên năm hai trường Đại học Thương Mại
- H2: Cuộc sống sinh hoạt bị ảnh hưởng tiêu cực bởi việc sử dụng mạng xã hội của sinhviên năm hai trường Đại học Thương Mại
- H3: Sức khỏe bị ảnh hưởng tiêu cực bởi việc sử dụng mạng xã hội của sinh viên năm hai trường Đại học Thương Mại
- H4: Nhận thức bị ảnh hưởng tiêu cực bởi việc sử dụng mạng xã hội của sinh viên nămhai trường Đại học Thương Mại
CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU3.1 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng Phương pháp này có độ tin cậy cao của kết quả nghiên cứu, tính đại diện cao nên thực tế kết quả nghiên cứu định lượng có thể khái quát hóa lên cho tổng thể mẫu Ngoài ra còn giúp việc xử lý lượng lớn dữ liệu một cách nhanh chóng và chính xác, có thể hạn chế đến mức thấp những lỗi kỹ thuật có thể phát sinh do yếu tố con người trong xử lý số liệu
3.2 Phương pháp chọn mẫu, thu thập và xử lý dữ liệu
3.2.1 Phương pháp chọn mẫu: phi xác suất
Các phần tử của mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu phi xác suất vớihình thức chọn mẫu thuận tiện Lý do để lựa chọn phương pháp chọn mẫu này vìngười trả lời dễ tiếp cận, dễ lấy thu thập thông tin, các sinh viên sẵn sàng trả lời bảngnghiên cứu cũng như ít tốn kém về thời gian và chi phí để thu thập thông tin cần thiết
3.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp: Nhóm nghiên cứu tham khảo các tài liệu nghiên cứu từtrước và các tạp chí, sách báo, ấn phẩm, mạng internet nhằm phục vụ choquá trình nghiên cứu
Trang 13Dữ liệu sơ cấp: Nhóm nghiên cứu thu thập dữ liệu sơ cấp bằng phươngpháp thu thập dữ liệu định lượng - xin ý kiến của sinh viên thông quabiểu mẫu Google Likert 5 mức Biểu mẫu gồm các ảnh hưởng tiêu cựccủa mạng xã hội tới sinh viên năm 2 trường Đại học Thương mại, thôngtin về các trang mạng xã hội mà sinh viên dùng và thời gian sử dụngtrong ngày
3.2.2.1 Xây dựng thang đo chính xác
Từ mô hình đề xuất và giải thuyết nghiên cứu, chúng tôi xây dựng thang đo chính thức gồm 13 biến quan sát, 4 thành phần
Kết quả học tập
1 Giảm thiểu khả năng sáng tạo, rơi vào
Cuộc sống sinh hoạt
4 Đắm chìm trong thế giới ảo, bỏ qua thế