1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) biện pháp lành mạnh trong quan hệ lao độngvà liên hệ thực tiễn tại các doanh nghiệp fditrên địa bàn tp hồ chí minh

46 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Biện Pháp Lành Mạnh Trong Quan Hệ Lao Động Và Liên Hệ Thực Tiễn Tại Các Doanh Nghiệp FDI Trên Địa Bàn TP Hồ Chí Minh
Tác giả Dương Thị Tuyến, Vũ Tuấn Tài, Đinh Thị Diệu Thảo, Đoàn Thị Hồng Thu, Ngô Thị Thêu
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Minh Nhàn
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Quan Hệ Lao Động
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 6,09 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÀNH MẠNH TRONG QUAN HỆ (5)
    • 1.1.1 Quan hệ lao động (5)
    • 1.1.2. Quan hệ lao động lành mạnh (6)
    • 1.1.3. Xây dựng quan hệ lao động lành mạnh (8)
    • 1.2. Tiêu chí đánh giá quan hệ lao động lành mạnh (9)
      • 1.2.1. Tiêu chí về năng lực chủ thể của các bên trong quan hệ lao động (9)
      • 1.2.2. Tiêu chí về sự tiến bộ của người sử dụng lao động (10)
      • 1.2.3. Tiêu chí về cơ chế đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động (11)
      • 1.2.4. Tiêu chí về sự ổn định trong quan hệ lao động (14)
    • 1.3. Cách thức xây dựng quan hệ lao động lành mạnh (16)
    • 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng mối quan hệ lành mạnh (19)
      • 1.4.1. Nhân tố bên trong doanh nghiệp (20)
      • 1.4.2. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp (23)
    • 1.1 Kí kết và thực hiện Thoả ước lao động Tập thể (26)
    • 1.2 Thực hiện vệ sinh An toàn Lao động (26)
    • 1.3 Tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội (27)
    • 1.4 Tình hình tranh chấp lao động và đình công (27)
    • 2. Vấn đề đặt ra tại các doanh nghiệp FDI TP Hồ Chí Minh (30)
      • 2.1 Về phía Nhà nước (30)
      • 2.2 Về phía TP. Hồ Chí Minh (30)
      • 2.3 Về phía DN FDI TP Hồ Chí Minh (31)
      • 3.1 Đối với Nhà nước và chính quyền TP Hồ Chí Minh (31)
      • 3.2 Đối với Tổ chức đại diện người sử dụng lao động (33)
      • 3.3 Đối với các Doanh nghiệp FDI TP Hồ Chí Minh (34)
      • 3.4 Đối với Tổ chức đại diện người lao động (37)
      • 3.5 Giải pháp với Người lao động (39)
  • KẾT LUẬN (40)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (44)

Nội dung

Một trong những quan điểm đó là:Theo cách tiếp cận của Bộ luật Lao động của nước Cộng hòa Liên bangNga 2001 quy định tại Điều 15 thì “Quan hệ lao động là quan hệ được hìnhthành trên cơ s

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÀNH MẠNH TRONG QUAN HỆ

Quan hệ lao động

Theo tác giả Nguyễn Thị Minh Nhàn (2014) thì có một số cách tiếp cận về quan hệ lao động:

Thứ nhất, theo cách tiếp cận hệ thống: Quan hệ lao động là một hệ thống bao gồm nhiều chủ thể tương tác lẫn nhau trong quá trình lao động sản xuất. Thứ hai, theo cách tiếp cận kinh tế chính trị: Quan hệ lao động là quan hệ giữa hai nhân tố chính của sản xuất: sức lao động và tiền vốn mà đại diện cho chúng là người lao động và người sử dụng lao động trong doanh nghiệp, trong ngành hoặc trong một quốc gia, một nhóm quốc gia.

Cùng với những góc độ tiếp cận đó, cho đến nay trên thế giới quan hệ lao động đã trở thành một nội dung không thể thiếu trong pháp luật lao động quốc gia và quốc tế Một trong những quan điểm đó là:

Theo cách tiếp cận của Bộ luật Lao động của nước Cộng hòa Liên bang Nga (2001) quy định tại Điều 15 thì “Quan hệ lao động là quan hệ được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc người lao động thực hiện một trách nhiệm công việc cá nhân để được trả công (công việc có chuyên môn, bằng cấp, chức vụ nhất định), người lao động phải tuân thủ nội quy lao động và được người sử dụng lao động bảo đảm điều kiện lao động theo pháp luật lao động, hợp đồng lao động tập thể, thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động”

Theo Bộ luật Lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

(2012) quy định tại Điều 3 khoản 3: “Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động” và tại Điều 7: “Quan hệ lao động giữa người lao động hoặc tập thể lao động với người sử dụng lao động được xác lập qua đối thoại,thương lượng, thỏa thuận theo nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau”

Cách tiếp cận này đã đề cập tới những vấn đề cốt lõi nhất của quan hệ lao động, tuy nhiên việc khẳng định “Quan hệ lao động là quan hệ xã hội” thì chưa thể hiện được hết tính chất của mối quan hệ đặc biệt này- mối quan hệ vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội.

Theo cách tiếp cận của Tổ chức lao động quốc tế (ILO): “Quan hệ lao động là những mối quan hệ cá nhân và tập thể, giữa những người lao động và những người sử dụng lao động tại nơi làm việc và nảy sinh từ công việc, cũng như các mối quan hệ giữa những đại diện của người lao động và người sử dụng lao động ở cấp ngành, cấp quốc gia, và sự tương tác của những chủ thể này với nhà nước Những mối quan hệ này như thể xoay quanh các khía cạnh về luật pháp, kinh tế, xã hội học và tâm lý học và bao gồm cả những vấn đề như tuyển dụng, thuê mướn, sắp xếp công việc, đào tạo, kỷ luật, thăng chức, buộc thôi việc, kết thúc hợp đồng, làm ngoài giờ, tiền thưởng, phân chia lợi nhuận, giáo dục, y tế, an toàn, giải trí, chỗ ở, giờ làm việc, nghỉ ngơi, nghỉ phép, các phúc lợi cho người thất nghiệp, ốm đau, tai nạn, tuổi cao và tàn tật” Quan điểm của ILO cho thấy quan hệ lao động có nội hàm rất rộng lớn, bao trùm tất cả những khía cạnh thuộc về lĩnh vực lao động, các phương diện tiếp cận về lao động.Như vậy, có thể hiểu: Quan hệ lao động là hệ thống tương tác giữa các chủ thể (người lao động hoặc tổ chức đại diện cho người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức đại diện cho người sử dụng lao động và Nhà nước) nảy sinh từ quá trình thuê mướn lao động, để đạt được lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích xã hội dựa trên cơ sở pháp luật.

Quan hệ lao động lành mạnh

Quan hệ lao động lành mạnh là mục tiêu các doanh nghiệp cần phải hướng tới, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, nơi người lao động và người sử dụng lao động muốn duy trì và tăng lợi ích, đòi hỏi họ liên kết lại Đây là mục tiêu quan trọng vì quan hệ lao động lành mạnh giúp ngăn ngừa đình công, lãn công, bế xưởng hay những khiếu kiện, tranh chấp xảy ra do mâu thuẫn giữa người sử dụng lao động và người lao động.

Quan hệ lao động lành mạnh là trạng thái của quan hệ lao động mà ở đó

Go to course bai-tap-lap-va- quan-ly-du-an-da…

Ví dụ viết tổng quan nghiên cứu

123doc nghien cuu thuc trang ap dung…

Cau hoi quan ly nha nuoc ve kinh te

90 tồn tại sự cân bằng về lợi ích, sự tôn trọng, sự hỗ trợ và hợp tác giữa các chủ thể quan hệ lao động Ở đó không có vấn đề về lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, không có tình trạng phân biệt đối xử, người lao động được trả lương hợp lý, được đảm bảo an toàn sức khỏe, được tự do liên kết và thương lượng… Ở đó người lao động tự giác làm việc, tôn trọng lợi ích chung và coi doanh nghiệp như một gia đình lớn.

Theo ILO một hệ thống quan hệ lao động lành mạnh là hệ thống mà trong đó, mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động có khuynh hướng hài hòa và hợp tác hơn là xung khắc và tạo ra được một môi trường lao động, sản xuất có hiệu quả kinh tế, có động lực, có năng suất đồng thời phát triển, cải thiện được cho người lao động từ đó tạo ra sự trung thành của họ và sự tin tưởng lẫn nhau trong tổ chức, doanh nghiệp

Xây dựng quan hệ lao động lành mạnh

Xây dựng quan hệ lao động lành mạnh được hiểu là một quá trình chủ động nhằm chuyển đổi căn bản một hệ thống quan hệ lao động đạt được trạng thái mong muốn có mức độ lành mạnh cao Nghĩa là, ở trạng thái ban đầu quan hệ lao động có nhiều trục trặc, tính lành mạnh rất thấp với những biểu hiện như: Thiếu hiểu biết lẫn nhau, xung đột, bất hợp tác, tranh chấp,… hệ quả là lợi ích của các bên đạt được rất thấp Sau quá trình tạo lập chủ động này thì các bên có thái độ tôn trọng nhau, có tinh thần hợp tác và chủ động, cùng nhau dàn xếp các vấn đề phát sinh một cách tích cực và hiệu quả, nhằm đảm bảo cả lợi ích trước mắt và lâu dài của các bên.

Xây dựng quan hệ lao động lành mạnh thường gắn với những thay đổi lớn về pháp luật lao động Nó bao gồm việc tìm kiếm mô hình quan hệ lao động thích hợp và thực hiện những thay đổi căn bản đối với toàn hệ thống quan hệ lao động Quá trình xây dựng quan hệ lao động lành mạnh cần thiết và thường diễn ra ở các nền kinh tế đang chuyển đổi nhanh sang nền kinh tế thị trường. Ở đó quan hệ mua bán sức lao động đã trở nên khá phổ biến, nhưng cả người mua và người bán đều thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng cần thiết trong quan hệ lao động; nhà nước chưa xây dựng được hành lang pháp lý thuận lợi, cũng

Quản trị chiến lược 100% (5) 17 như chưa hỗ trợ đầy đủ cho các bên, trong việc thiết lập và duy trì những mối quan hệ lao động lành mạnh.

Tiêu chí đánh giá quan hệ lao động lành mạnh

1.2.1 Tiêu chí về năng lực chủ thể của các bên trong quan hệ lao động

Khả năng xác định vấn đề của các bên

Lợi ích là cơ sở, là bản chất của quan hệ lao động Việc các bên nhận thức khác nhau về quan hệ lợi ích sẽ dẫn đến thái độ và hành vi khác nhau trong quan hệ lao động Vì vậy, khi đánh giá quan hệ lao động tại doanh nghiệp cần đánh giá khả năng của các bên trong việc nhận biết các lợi ích chung, lợi ích riêng; Nhận biết được cách thức hợp tác nhằm làm tăng tổng lợi ích của các bên; nhận thức được các chuẩn mực cho sự hài hoà về lợi ích của các bên Các khả năng đó có thể đánh giá thông qua các tiêu chí gián tiếp là:

- Nhận thức của người sử dụng lao động về vai trò của của quan hệ lao động đối với mục tiêu và chiến lược phát triển của doanh nghiệp.

- Nhận thức của người lao động về vai trò của doanh nghiệp đối với cuộc sống và cơ hội thăng tiến nghề nghiệp bản thân.

- Nhận thức của người lao động, người sử dụng lao động về tiền lương và các điều kiện lao động phổ biến trên thị trường lao động.

- Mức độ hiểu biết của các bên về pháp luật quan hệ lao động

Pháp luật lao động là hành lang pháp lý, là khuôn khổ hành động khi có vấn đề nảy sinh giữa hai bên Đây chính là cơ chế tương tác "cứng" giữa người lao động và người sử dụng lao động tại doanh nghiệp.Vì vậy, hiểu biết của các bên về pháp luật quan hệ lao động sẽ quyết định cách thức hành xử theo luật pháp của các bên, qua đó tác động mạnh đến trạng thái ổn định hay hỗn loạn về quan hệ lao động tại doanh nghiệp

Kỹ năng đối thoại xã hội của các bên Đối thoại xã hội là biểu hiện quan trong nhất của quan hệ lao động và là cơ chế ngăn ngừa xung đột, tăng hợp tác giữa các chủ thể quan hệ lao động tại doanh nghiệp Đối thoại xã hội giúp các bên có thể xây dựng được hệ giá trị chung là công cụ cơ bản để các bên cùng nhau tìm kiếm giải pháp cho vấn đề cùng quan tâm Đó là “khoảng hợp lý” của tiêu chuẩn lao động Khoảng hợp lý đó biểu hiện thành các chính sách lao động của doanh nghiệp Kỹ năng của các bên trong đối thoại xã hội biểu hiện cụ thể là:

Kỹ năng của người lao động trong việc thiết lập các kênh trao đổi thông tin tại doanh nghiệp: Kỹ năng thiết lập và quản lý hòm thư góp ý; kỹ năng sử dụng bảng tin; kỹ năng sử dụng các diễn đàn điện tử và diễn đàn khác trong trao đổi thông tin giữa người quản lý và NLĐ; kỹ năng tổ chức các cuộc họp; kỹ năng tổ chức, thực hiện các cuộc thương lượng cá nhân và tập thể…

1.2.2 Tiêu chí về sự tiến bộ của người sử dụng lao động

Quan niện của người sử dụng lao động về động cơ thúc đẩy người lao động.

Quan niệm này được biểu hiện thành triết lý quản lý lao động của doanh nghiệp Với các quan niệm khác nhau về động cơ thúc đẩy người lao động doanh nghiệp sẽ có những cách thức khác nhau để mang lại lợi ích cho người lao động. Những quan niệm phổ biến về động cơ lao động là:

- Coi người lao động như một động vật: Doanh nghiệp sẽ không coi trọng các khoản thù lao tài chính cho người lao động, tăng cường độ lao động, xem nhẹ đời sống tinh thần cho người lao động, cắt giảm các khoản chi tiêu nhằm cải thiện điều kiện làm việc.

- Coi người lao động như một cỗ máy: Doanh nghiệp sẽ áp đặt kỷ luật chặt chẽ, hạn chế cơ hội giao lưu, chia sẻ tình cảm hay sáng tạo của người lao động, đồng thời kéo dài thời gian làm việc và đẩy cao cường độ lao động.

- Coi người lao động như một chủ thể của xã hội loài người với đầy đủ các nhu cầu về vật chất và tinh thần: Bên cạnh việc trả lương theo thị trường doanh nghiệp sẽ quan tâm hơn đến các nhu cầu tâm lý, tình cảm của người lao động nhằm làm cho người lao động yên tâm công tác và gắn bó hơn với doanh nghiệp.

- Coi con người là chủ thể tích cực và giàu tiềm năng sáng tạo: Bên cạnh việc đáp ứng hài hoà các nhu cầu vật chất và nhu cầu tâm lý tình cảm của công nhân, người sử dụng lao động quan tâm nhiều đến việc đổi mới tổ chức lao động theo hướng làm cho các công việc trở nên có ý nghĩa hơn Nhờ vậy, người lao động được tạo những cơ hội để sáng tạo và đóng góp cho mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Thái độ của người lao động đối với người sử dụng lao động

Thái độ của người lao động đối với người sử dụng lao động quyết định hành vi ứng xử của họ trong quan hệ lao động Thái độ này được biểu hiện trong ba khía cạnh là:

- Đánh giá của người lao động về chiến lược sử dụng lao động của doanh nghiệp Đây chính là niềm tin vào tính ổn định của công việc tại doanh nghiệp. Chiến lược sử dụng lao động được xây dựng dựa trên chiến lược tổng thể về sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Đánh giá của người lao động về mức độ sẵn sàng của người sử dụng lao động trong việc đầu tư đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Khi doanh nghiệp sẵn sàng bỏ ra những khoản đầu tư lớn để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là khi doanh nghiệp đánh giá cao vai trò của người lao động đối với sự phát triển của doanh nghiệp.

- Đánh giá của NLĐ về cơ hội thăng tiến trong doanh nghiệp:

Cơ hội thăng tiến được hiểu theo cả hai khía cạnh là: thăng tiến về nghề nghiệp (trưởng thành về chuyên môn) và thăng tiến về chức vụ (quyền lực, thu nhập).

1.2.3 Tiêu chí về cơ chế đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động

Cách thức tổ chức các kênh đối thoại xã hội trong doanh nghiệp Khi đánh giá các kênh đối thoại xã hội tại doanh nghiệp cần đánh giá theo ba dòng trao đổi thông tin là:

- Dòng trao đổi thông tin giữa người lao động và tổ chức đại diện của người sử dụng lao động, bao gồm các kênh đối thoại như: Họp các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động định kỳ; phản ánh với cán bộ tổ chức đại diện của người sử dụng lao động doanh nghiệp; Quan hệ lao động và pháp luật lao động,…Các kênh thông tin này phải đảm bảo được hai yêu cầu cơ bản là: Tổng hợp được đầy đủ và chính xác những ý kiến, đề xuất của người lao động; chuyển tải chính xác thái độ thiện chí hay ý kiến của người sử dụng lao động với đối với người lao động.

Cách thức xây dựng quan hệ lao động lành mạnh

Quan hệ lao động tại doanh nghiệp luôn xoay quanh các vấn đề nảy sinh trong quá trình thuê mướn lao động và xảy ra trong xáo trộn quyền lợi giữa các bên Những vấn đề như vậy rất đa dạng Mỗi vấn đề được xác định nằm trong nhóm nội dung nào điều đó phụ thuộc phương pháp tiếp cận khi nghiên cứu: Xây dựng và thực hiện hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động với tư cách là một trong những hình thức pháp lí để tuyển dụng lao động cho nên nó được áp dụng trong phạm vi đối tượng nhất định Theo quy định, phạm vi đối tượng của hợp đồng lao động được áp dụng với tất cả người lao động làm việc trong các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có đủ điều kiện và có nhu cầu thuê mướn, sử dụng lao động Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.

Xây dựng và thực hiện thỏa ước lao động tập thể

Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà các bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể.

Như vậy, TƯLĐTT trước hết là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sự dụng lao động Khác với hợp đồng lao động, kết quả của quá trình thương lượng có tính chất cá nhân, TƯLĐTT là kết quả của quá trình thương lượng có tính tập thể - thương lượng giữa người sử dụng lao động và tập thể lao động Thỏa ước lao động có tính tập thể vì

TƯLĐTT bao giờ cũng do đại diện của tập thể lao động, thường là tổ chức công đoàn, thương lượng và ký kết.

Hiện nay, pháp luật Việt Nam có ghi nhận hai loại TƯLĐTT là TƯLĐTT doanh nghiệp và TƯLĐTT ngành.

TƯLĐTT doanh nghiệp là TƯLĐTT chỉ có hiệu lực trong phạm vi doanh nghiệp Trên thực tế, đây là loại TƯLĐTT thông dụng nhất.

TƯLĐTT ngành là TƯLĐTT được ký kết giữa đại diện của NLĐ và đại diện của NSDLĐ trong một ngành kinh tế - kỹ thuật TƯLĐTT ngành có hiệu lực trong phạm vi của một ngành kinh tế - kỹ thuật.

Về nguyên tắc, nội dung của TƯLĐTT doanh nghiệp không được trái với nội dung của TƯLĐTT ngành Khi TƯLĐTT ngành được ký kết, những nội dung của TƯLĐTT doanh nghiệp thấp hơn những nội dung được quy định tương ứng của TƯLĐTT ngành phải được sửa đổi, bổ sung trong thời hạn ba tháng kể từ ngày TƯLĐTT ngành có hiệu lực Doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng của TƯLĐTT ngành nhưng chưa xây dựng TƯLĐTT doanh nghiệp có thể xây dựng thêm TƯLĐTT doanh nghiệp với những điều khoản có lợi hơn cho người lao động.

Nâng cao chất lượng hiệu quả đối thoại Đối thoại tại nơi làm việc là việc trao đổi trực tiếp giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa người sử dụng lao động và người lao động để bảo đảm việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc là những quy định về quyền và trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động với các nội dung người lao động được biết, được tham gia ý kiến, được quyết định, được kiểm tra, giám sát và các hình thức thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

Các vấn đề về quyền: Bản chất đây là những tương quan lợi ích cơ bản đã được chuẩn mực hoá thành pháp lý Đây là những tiêu chuẩn quyền lợi đã được xác định rõ ràng trong quy định của pháp luật hay trong các thoả thuận hợp pháp giữa các bên Các thoả thuận hợp pháp đó là: Hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, bản ghi nhớ…

Các vấn đề về lợi ích: là các vấn đề chưa được đề cập trong quy định của pháp luật và trong các thoả thuận hợp pháp giữa hai bên hoặc các đề xuất nhằm thay đổi, bổ sung các điểu khoản đã đạt được thoả thuận hợp pháp giữa các bên. Thực chất, đây là những vấn đề chưa được chuẩn mực hoá.

Phòng ngừa và giải quyết tranh chấp lao động

Phòng ngừa tranh chấp lao động là sự thực hiện những biện pháp phòng ngừa nhằm ngăn chặn trước những tranh chấp lao động có thể xảy ra.

Các biện pháp thường được thực hiện là:

Tăng cường mối quan hệ thông tin kịp thời giữa chủ sử dụng lao động với tập thể đại diện người lao động về tình hình thi hành các thỏa thuận về quan hệ lao động.

Tăng cường các cuộc thương thảo định kỳ giữa chủ sử dụng lao động với người lao động. Điều chỉnh và sửa đổi kịp thời các nội dung của hợp đồng lao động phù hợp với những quy định mới của Nhà nước.

Tăng cường sự tham gia của đại diện tập thể người lao động vào công việc giám sát, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức ký kết lại hợp đồng lao động tập thể theo định kỳ hợp lý.

Về phía Nhà nước cần tăng cường công tác thanh tra lao động, kịp thời sửa đổi luật lệ quan hệ lao động phù hợp với thực tiễn (đặc biệt là lương tối thiểu) Khi có sửa đổi phải tổ chức phổ biến rộng rãi đến từng doanh nghiệp. Giải quyết tranh chấp lao động: Có tranh chấp lao động phải có việc giải quyết nó bởi vì tiến trình thương lượng tập thể có thể đổ vỡ vì nhiều lý do khác nhau như sự bất đồng về một vài điểm nào đó hay thông tin bị sai lệch, hoặc do có sự khác biệt về mục đích giữa các bên thương lượng, phong cách đàm phán hay thái độ cự tuyệt không chấp nhận tất cả mọi giải pháp.

Trong nền kinh tế thị trường, những vấn đề mới trong các lĩnh vực như vậy luôn nảy sinh và được giải quyết, đến lượt nó lại nảy sinh vấn đề mới phức tạp hơn Khi những vấn đề mới nảy sinh sẽ làm xuất hiện những lĩnh vực nội dung mới Vì vậy, nếu tiếp cận theo lĩnh vực việc dàn xếp các vấn đề cùng quan tâm trở thành bài toán không bao giờ có đáp số cuối cùng.

Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng mối quan hệ lành mạnh

1.4.1 Nhân tố bên trong doanh nghiệp a Kỷ luật lao động

Khi nói đến kỷ luật lao động, nội quy lao động là nói đến văn hóa doanh nghiệp, người ta nghĩ ngay đến hệ thống các giá trị, bao gồm các giá trị vật thể và phi vật thể Doanh nghiệp có thể dễ dàng xây dựng và quy ước các giá trị vật thể, nhưng các giá trị phi vật thể mới đóng vai trò cốt lõi Các giá trị này được toàn thể thành viên doanh nghiệp thừa nhận, chia sẻ và tôn vinh Hệ thống giá trị cốt lõi này trở thành động lực chủ yếu thúc đẩy mọi người làm việc, là hạt nhân liên kết mọi người trong doanh nghiệp lại với nhau; liên kết doanh nghiệp với khách hàng, đối tác; liên kết doanh nghiệp với xã hội nói chung.

Kỷ luật lao động không chỉ trở thành chất kết dính của toàn bộ hệ thống, mà còn điều tiết hành vi, ứng xử của các đối tác trong quan hệ lao động, lành mạnh hóa mối quan hệ lao động trong doanh nghiệp Doanh nghiệp nào có nền văn hóa doanh nghiệp phát triển cao, tất yếu ở đó có nền tảng vững chắc cho trạng thái lành mạnh của quan hệ lao động và ngược lại. b Chính sách nhân sự

Quan hệ lao động phụ thuộc vào mức độ đáp ứng các yêu cầu và nguyện vọng của người lao động được biểu hiện thông qua các chính sách nhân lực của doanh nghiệp.

Mức độ đáp ứng này càng cao, mâu thuẫn giữa chủ và thợ càng ít xảy ra, quan hệ lao động vì thế sẽ được hài hòa và ổn định.

Chính sách nhân lực sẽ là động lực thúc đẩy quan hệ lao động lành mạnh khi chúng được người sử dụng lao động đề ra phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp và với yêu cầu, nguyện vọng của người lao động Cụ thể:

Chính sách đào tạo, phát triển nhân lực tốt sẽ tạo các cơ hội mới và sự thăng tiến trong nghề nghiệp cho người lao động Bên cạnh đó còn mang lại các giá trị cho người sử dụng lao động: Hiệu quả kinh doanh được nâng cao, năng suất lao động và chất lượng lao động được cải thiện,…

Chính sách đãi ngộ nhân lực của doanh nghiệp với những công cụ nhằm cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng làm việc,…có tác động lớn đến mức độ lành mạnh của quan hệ lao động.

Chính sách bố trí và sử dụng nhân lực nếu đảm bảo theo đúng các nguyên tắc của nó, thì sẽ sắp đặt và khai thác được tối đa năng lực làm việc của người lao động Người lao động phát huy được năng lực sở trường, được tôn trọng trên cơ sở được làm những công việc mình thích và có thế mạnh sẽ đạt được lợi ích cá nhân, đây chính là những viên gạch để xây lên bức tường lợi ích doanh nghiệp và là khởi điểm cho ngôi nhà quan hệ lao động bền vững. c Tiền lương

Tiền lương có vai trò quan trọng đối với người lao động và cả doanh nghiệp Tiền lương có tác dụng bù đắp lại sức lao động cho người lao động. Đồng thời, tiền lương cũng có tác dụng to lớn trong động viên khuyến khích người lao động yên tâm làm việc Người lao động chỉ có thể yên tâm dồn hết sức mình cho công việc nếu công việc ấy đem lại cho họ một khoản đủ để trang trải cuộc sống Thực tế hiện nay tiền lương được coi như một thước đo chủ yếu về trình độ lành nghề và thâm niên nghề nghiệp Vì thế, người lao động rất tự hào về mức lương cao, muốn được tăng lương, mặc dù tiền lương có thể chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng thu nhập của họ. Đối với doanh nghiệp, tiền lương được coi là một bộ phận của chi phí sản xuất Vì vậy, chi cho tiền lương là chi cho đầu tư phát triển Hay tiền lương là một đòn bẩy quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Mặt khác tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp công bằng và hợp lý sẽ góp phần duy trì, củng cố và phát triển lực lượng lao động của mình.

Các doanh nghiệp thường có những quan điểm, những mục tiêu khác nhau trong hệ thống thù lao, nhưng nhìn chung, mục tiêu của hệ thống thù lao nhằm vào 2 vấn đề chính đó là: Hệ thống thù lao để thu hút và gìn giữ người lao động giỏi; Hệ thống thù lao tạo động lực cho người lao động Để đạt được 2 mục tiêu cơ bản này, doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống thù lao hợp lý Đó là sự kết hợp các yêu cầu đối với một hệ thống thù lao và sự tuân thủ các nguyên tắc trả lương.

Tăng tiền lương và tăng năng suất lao động có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tăng năng suất lao động là cơ sở để tăng tiền lương và ngược lại tăng tiền lương là một trong những biện pháp khuyến khích con người hăng say làm việc để tăng năng suất lao động.

Trong các doanh nghiệp thường tăng tiền lương dẫn đến tăng chi phí sản xuất kinh doanh, còn tăng năng suất lao động lại làm giảm chi phí cho từng đơn vị sản phẩm Một doanh nghiệp thực sự kinh doanh có hiệu quả khi chi phí nói chung cũng như chi phí cho một đơn vị sản phẩm được hạ thấp, tức mức giảm chi phí do tăng năng suất lao động phải lớn hơn mức tăng chi phí do tiền lương tăng Nguyên tắc này là cần thiết phải bảo đảm để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao đời sống của người lao động từ đó duy trì mối quan hệ lao động trong doanh nghiệp. d Chế độ phúc lợi

Những chính sách lương thưởng đưa đến cho người lao động cảm giác an tâm và thoải mái làm việc, giúp tăng năng suất, đạt kết quả tốt hoạt động cũng như mức độ hài lòng qua việc cam kết cho họ, gia đình của họ được bảo vệ, hỗ trợ khi cần có.

Người lao động có bảo hiểm nhân thọ hay bảo hiểm tàn tật có thể được cam kết về cả thu nhập tại những hoàn cảnh bị bệnh nặng hay tàn tật.

Người lao động cũng sẽ cảm thấy tự hào về công ty, doanh nghiệp nếu nhận thấy hài lòng, đồng ý mức bảo hiểm đã nhận được.

Những chính sách phúc lợi là một công cụ giúp người sử dụng lao động thực sự có thể thu hút cũng như giữ chân được các tài năng, những nhân sự có trình độ, khả năng cao và góp một phần khuyến khích, tăng trưởng doanh nghiệp, duy trì được mối quan hệ lành mạnh trong doanh nghiệp.

Kí kết và thực hiện Thoả ước lao động Tập thể

Số liệu của Cục Thống kê TP Hồ Chí Minh cho thấy, tính đến hết năm

Thực hiện vệ sinh An toàn Lao động

Các DN FDI thường thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động tốt hơn các DN nhà nước hoặc các loại hình DN không có yếu tố nước ngoài Một số nội dung các DN thực hiện khá tốt, như: trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho NLĐ, thực hiện cải tiến kỹ thuật, chăm lo điều kiện vật chất và cải thiện điều kiện lao động… nhà xưởng, đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định; tổ chức khám sức khỏe định kỳ và lập hồ sơ y tế cho NLĐ; các máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn đều được kiểm định và đăng ký; NLĐ được hướng dẫn về an toàn lao động… Tuy nhiên, còn có những nội dung các DN FDI thực hiện chưa tốt, như: Việc thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật và chế độ ưu đãi về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với NLĐ làm việc ở môi trường độc hại, nguy hiểm Cho đến nay, có rất ít DN thực hiện chế độ này đối với NLĐ,mặc dù kết quả kiểm tra đo môi trường lao động của các cơ quan quản lý đã xác

Tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội

Thống kê của tác giả cho thấy, mặc dù NLĐ rất quan tâm đến vấn đề bảo hiểm xã hội, nhưng tình trạng đóng bảo hiểm xã hội sai quy định tại các DN FDI trên địa bàn Thành phố vẫn diễn ra phổ biến Các DN thường có động thái, như: đóng không đúng tiền lương thực tế, đóng không đủ số lao động, thu tiền của NLĐ rồi chiếm dụng, nợ đọng bảo hiểm kéo dài để lách đóng bảo hiểm xã hội cho NLĐ Phổ biến nhất là tình trạng hạ thấp tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của NLĐ so với thực tế Khi đó, số tiền mà DN phải đóng cho bảo hiểm xã hội sẽ giảm xuống đáng kể, điều này đồng nghĩa với việc quyền lợi của NLĐ cũng bị giảm theo… Trong khi đó, chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội còn nhiều bất cập, như: mức xử phạt thấp, thủ tục xử phạt phức tạp, chưa có quy định xử lý hình sự khi chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội của NLĐ Đồng thời, cơ quan bảo hiểm xã hội không có chức năng thanh tra, xử phạt vi phạm bảo hiểm xã hội, do đó khi kiểm tra, phát hiện các đơn vị sử dụng lao động vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, thì cũng chỉ nhắc nhở đề nghị

DN chấp hành, hoặc phản ánh với chính quyền các cấp để xử lý

Tình hình tranh chấp lao động và đình công

Tranh chấp lao động và đình công ở DN FDI đang là vấn đề nóng hiện nay đối với cả nước nói chung và TP Hồ Chí Minh nói riêng Trong những năm gần đây, tình hình tranh chấp lao động ở các DN FDI trên địa bàn Thành phố liên tục xảy ra Các tranh chấp này thể hiện dưới dạng: đơn thư khiếu nại cá nhân; đơn thư khiếu nại tập thể; xô xát giữa công nhân và cán bộ quản lý hoặc chuyên gia nước ngoài Đó là chưa kể những trường hợp NLĐ bất mãn, nhưng không bộc lộ ra mà cố tình ngấm ngầm phá hoại

Tính từ năm 2017 đến năm 2019, cả nước xảy ra 664 cuộc đình công( chủ yếu là ngừng việc tập thể), ở 38 tỉnh, thành phố Trong đó , các tỉnh,thành phố thuộc vùn kinh tế trọng điểm phía Nam cảy ra 414 cuộc, chiếm 62,3%( chủ yếu tại thành phố Hồ Chí Minh, Đông Nai, Bình Dương, Long An, Tây

Ninh, Tiền Giang ) Các tỉnh, thành phố phía Bắc xảy ra 32 cuộc, chiếm 4,8% ( chủ yếu tại các tỉnh: Nghệ An, Quảng Nam, Đà Nẵng ) Hầu hết các cuộc dình công diễn ra từ 1 đến 2 ngày với sự tham gia trung bình từu 817 người lao động trong một cuộc đình công

Tuy nhiên, một số cuộc đình công có số lượng người tham gia lên tới 10.000 trong thời gian dài, như cuộc đình công tập thể cảu công ty TNHH PouChen tại Đồng Nai, có 14.000 côgn nhân tham gia trong 2 ngày ( tháng 3/2018); cuộc đình công của 230 công nhân tại Công ty TNHH Hicel Vina, Khu công nghiệp

Hà Nội kéo dài 14 ngày (tháng 1/2019).

Bảng 1: Số lượng các vụ đình công theo địa phương

TP Hồ Chí Minh Bình Dương Đồng Nai Các tỉnh, thành phố khác Số vụ % Số vụ % Số vụ % Số vụ %

Nguồn: Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và tổng hợp của tác giảNhìn chung, số lượng các vụ đình công so với các giai đoạn trước đã giảm khá mạnh bình quân mỗi năm xảy ra 221,3 vụ (giai đoạn 2006-2010 là 332 vụ,giai đoạn 2011- 2016 là 484 vụ) Nếu trước đó đình công chủ yếu ở các tỉnh phíaNam, thì giai đoạn này đã xảy ra ở hầu hết các địa phương với 429 vụ chiếm64,61% (trừ Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai) Thậm chí,Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019 chỉ có 12 vụ, con số rất thấp so với ở giai đoạn 2006- 2010, với số vụ bình quân 92 vụ/năm Sự lan rộng của các vụ đình công ra nhiều tỉnh, thành phố ở Việt Nam là bởi các doanh nghiệp FDI đã mở rộng địa bàn đầu tư Ở một số doanh nghiệp, các chế độ về lương, thưởng (lương thấp, nợ đọng tiền làm thêm ) và điều kiện làm việc chưa đảm bảo Hơn nữa, những doanh nghiệp đầu tư ở địa bàn mới chưa có kinh nghiệm và chưa hiểu rõ môi trường văn hóa, xã hội ở đó

Qua theo dõi, trao đổi và trực tiếp tham gia giải quyết các cuộc đình công trong thời gian vừa qua, tác giả nhận thấy, đặc điểm các cuộc đình công của DN FDI tên địa bàn TP Hồ Chí Minh như sau:

- Đình công giảm cả về số lượng lẫn quy mô Tuy nhiên trong các cuộc đình công, thường có một nhóm lao động quá khích kích động, hăm dọa, cản trở những người không tham gia đến DN làm việc, thậm chí có trường hợp phá hoại tài sản của DN Sự kích động, lôi kéo dụ dỗ của những phần tử xấu đã làm sai lệch tính chất của cuộc đình công, đẩy diễn biến cuộc đình công vượt ra ngoài quan hệ lao động thông thường và tạo nên sự phức tạp trong quan hệ lao động của DN FDI.

- Vai trò của tổ chức công đoàn cơ sở (TCCĐCS) trong đình công và giải quyết đình công là hết sức mờ nhạt Các cuộc đình công trong thời gian vừa qua không có cuộc đình công nào do TCCĐCS đứng ra lãnh đạo tổ chức, thậm chí TCCĐCS còn không hề biết được thời điểm NLĐ tổ chức đình công Trước khi xảy ra đình công cũng không có liên hệ nào của NLĐ với TCCĐCS Việc tham gia giải quyết đình công của TCCĐCS cũng hết sức thụ động và ít có hiệu quả. TCCĐCS thường chỉ đóng vai trò là phương tiện truyền đạt ý kiến của người sử dụng lao động đến NLĐ và ngược lại.

- Trong các cuộc cuộc đình công vừa qua NLĐ thường đưa ra nhiều yêu sách, như: yêu cầu tăng lương; trả thêm tiền lương làm thêm giờ; cải thiện bữa ăn ca; cải thiện điều kiện làm việc… Tuy nhiên, yêu sách đầu tiên và quan trọng nhất là vấn đề tiền lương, trong đó có đến 95,1% là đòi tăng lương cơ bản, ngoài ra NLĐ thường đòi tăng các khoản phụ cấp khác, như: tiền phụ cấp thâm niên,phụ cấp chuyên cần, hỗ trợ xăng xe, hỗ trợ tiền nhà, cải thiện điều kiện làm việc.Đây cũng là yêu sách thương lượng khó khăn nhất, mất nhiều thời gian nhất trong các cuộc đình công.

Vấn đề đặt ra tại các doanh nghiệp FDI TP Hồ Chí Minh

Chưa có có sự hiệu quả trong định chế hội đồng hòa giải cơ sở với thành phần ngang nhau giữa 2 bên Vẫn còn thiếu sự tham gia của cán bộ nhà nước trong hội đồng hòa giải cơ sở về lao động Quyền lợi NLĐ chưa được đảm bảo bởi công đoàn Với tình trạng đình công của NLĐ, thì DN phải đối mặt với nhiều tình huống phát sinh không mong muốn (thiệt hại về máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên vật liệu; chi phí khắc phục hậu quả do đình công bất hợp pháp…) Việc đập phá tài sản, của công của DN bởi những người đình công ngày càng trở nên nghiêm trọng và cần có hướng xử lý, nhưng thẩm quyền của Chủ tịch UBND Thành phố trong việc giải quyết các cuộc đình công bất hợp pháp vẫn còn rất nhiều hạn chế Vai trò hoạt động của đại diện người đại diện chưa được đánh giá cao, tổ chức công đoàn còn ôm đồm, tham gia khá nhiều hoạt động chính trị, xã hội, làm phân tán nhiệm vụ trọng tâm; tính độc lập tương đối của tổ chức công đoàn chưa đảm bảo, nhất là cơ cấu tổ chức, bố trí cán bộ Hoạt động của Ủy ban quan hệ lao động trong thời gian qua chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, còn thiếu tập trung, còn nhiều đầu mối, hoạt động độc lập, đơn lẻ

2.2 Về phía TP Hồ Chí Minh

Hệ thống pháp luật đề thu hút FDI chưa thực sự đồng bộ, thống nhất, vẫn còn cồng kềnh với nhiều hình thức văn bản, với nhiều cơ quan có thẩm quyền ban hành, còn có dự án luật chồng chéo, mâu thuẫn Tính thích ứng của hệ thống pháp luật chưa thực sự đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Do yêu cầu phát triển kinh tế, nên chính sách đầu tư của TP Hồ Chí Minh có phần dễ dãi trong thu hút các DN FDI, mới chỉ quan tâm đến số lượng, chứ chưa quan tâm nhiều đến chất lượng Vấn đề về công tác quản lý nhà nước về lao động Tình trạng nghỉ việc tập thể của NLĐ tại các DN FDI ngày càng nhiều, chủ yếu nguyên nhân là do mẫu thuẫn tranh chấp về quyền lợi giữa chủ

DN và NLĐ, tiền lương, phụ cấp, thời gian, điều kiện môi trường làm việc…

2.3 Về phía DN FDI TP Hồ Chí Minh

DN FDI tại TP Hồ Chí Minh chưa quan tâm đến việc sử dụng lao động lâu dài, chưa thực sự chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần cho NLĐ, chưa tạo được sự gắn bó lâu dài giữa NLĐ và DN.

Những khác biệt về văn hóa trong các DN FDI đã làm cho vấn đề quản lý và sử dụng lao động trở nên phức tạp Các DN FDI thu nhiều NLĐ đến từ nhiều nơi trên thế giới, làm khoảng cách giữa NLĐ và người sử dụng lao động càng lớn, khi sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa ngày càng rõ rệt.

3 Một số biện pháp lành mạnh hóa quan hệ lao động tại các doanh nghiệp FDI TP Hồ Chí Minh

3.1 Đối với Nhà nước và chính quyền TP Hồ Chí Minh

Hoàn thiện thể chế, pháp luật lao động và quan hệ lao động:

Tiếp tục hoàn thiện thể chế, pháp luật về lao động, pháp luật công đoàn, phù hợp với lộ trình và kế hoạch phê chuẩn các công ước của ILO của Việt Nam; xác lập rõ quyền của NLĐ, quyền của NSDLĐ trong việc gia nhập và thành lập tổ chức của họ; thừa nhận quyền được tham gia tổ chức và quyền thương lượng tập thể của các bên trong quan hệ lao động; hoàn thiện các thiết chế về giải quyết tranh chấp lao động, tiến tới thành lập các cơ quan chuyên trách về giải quyết tranh chấp lao động ở các địa phương có nhu cầu lớn; xác định rõ vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong việc hỗ trợ thúc đẩy quan hệ lao động bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn lao động của ILO và cam kết với các nước Sớm nghiên cứu xây dựng và ban hành Luật về tố tụng các vụ án về lao động; Luật tổ chức hoạt động của tổ chức đại diện NSDLĐ, xác định rõ mô hình tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đại diện NSDLĐ trong quan hệ lao động.

Tăng cường vai trò quản lý nhà nước về quan hệ lao động:

- Kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về quan hệ lao động từTrung ương đến cơ sở để vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quan hệ lao động, vừa thực hiện tốt chức năng hỗ trợ thúc đẩy quan hệ lao động phát triển

- Đẩy mạnh việc tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động: cơ quan quản lý nhà nước chủ trì, phối hợp cùng tổ chức đại diện NLĐ, tổ chức đại diện NSDLĐ triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ nhằm nâng cao nhận thức, ý thức và kỷ luật, kỷ cương trong việc chấp hành pháp luật lao động của NSDLĐ và NLĐ

- Nâng cao năng lực của cơ quan thanh tra lao động, bảo đảm kiểm soát tốt việc thực thi pháp luật lao động của NSDLĐ, xử lý nghiêm minh, kiên quyết, có hiệu quả đối với những doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật lao động

- Phối hợp cùng tổ chức đại diện NSDLĐ, tổ chức đại diện NLĐ cùng cấp hỗ trợ NLĐ, NSDLĐ thúc đẩy và thực hiện có hiệu quả cơ chế đối thoại tại nơi làm việc nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của NLĐ đối với doanh nghiệp, cũng như thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp trong việc giải quyết các kiến nghị của NLĐ; đẩy mạnh việc thương lượng tập thể và ký kết TƯLĐTT một cách thực chất và có hiệu quả, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của NLĐ cũng như quyền và lợi ích của NSDLĐ, mở rộng diện bao phủ TƯLĐTT đối với NLĐ Tổng kết, giới thiệu các mô hình thương lượng tập thể hiệu quả để ký kết TƯLĐTT ngành, nhóm doanh nghiệp, để nhân ra diện rộng

- Nghiên cứu mô hình để thành lập tổ chức thuộc cơ quan quản lý nhà nước thực hiện chức năng quản lý và đăng ký, giám sát hoạt động của các tổ chức của NLĐ, tổ chức của NSDLĐ Đây là nội dung mới, chưa có tiền lệ ở nước ta, do vậy cần có sự tham khảo đối với các nước có mô hình tương tự như của các nước trên thế giới, đồng thời cần có bước đi thận trọng vừa thực hiện được quyền tham gia tổ chức của NLĐ và NSDLĐ, đồng thời vừa thực hiện được vai trò quản lý của nhà nước.

Hoàn thiện các thiết chế về giải quyết tranh chấp lao động:

- Nghiên cứu xây dựng thí điểm cơ quan chuyên trách giải quyết tranh chấp lao động ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nếu có điều kiện với vai trò vừa là cơ quan làm nhiệm vụ trung gian hòa giải, trọng tài, vừa là cơ quan hỗ trợ, thúc đẩy đối thoại và TLTT

- Hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của các thiết chế giải quyết tranh chấp lao động hiện tại Bổ sung vai trò, chức năng và nhiệm vụ của Hội đồng trọng tài lao động, bảo đảm giải quyết cả các vụ tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể theo yêu cầu của một trong hai bên

- Thiết lập cơ chế hiệu quả để ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của người sử dụng lao động Trong đó, đặc biệt là các hành vi can thiệp nội bộ của NSDLĐ đối với hoạt động của tổ chức Công đoàn cơ sở.

Củng cố và hoàn thiện cơ chế tham vấn ba bên về quan hệ lao động:

- Xác định rõ mô hình tổ chức tham vấn ba bên ở cấp trung ương và địa phương, bảo đảm vừa thực hiện tốt vai trò tư vấn cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc xây dựng và ban hành các chính sách về quan hệ lao động, vừa tham vấn và hỗ trợ các đối tác trong việc thực thi các quy định của pháp luật về quan hệ lao động, thúc đẩy cơ chế đối thoại, thương lượng tập thể tại nơi làm việc.

Ngày đăng: 20/02/2024, 10:36

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w