Tình hình tranh chấp lao động và đình công

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) biện pháp lành mạnh trong quan hệ lao độngvà liên hệ thực tiễn tại các doanh nghiệp fditrên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 27 - 30)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÀNH MẠNH TRONG QUAN HỆ

1.4 Tình hình tranh chấp lao động và đình công

Tranh chấp lao động và đình công ở DN FDI đang là vấn đề nóng hiện nay đối với cả nước nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng. Trong những năm gần đây, tình hình tranh chấp lao động ở các DN FDI trên địa bàn Thành phố liên tục xảy ra. Các tranh chấp này thể hiện dưới dạng: đơn thư khiếu nại cá nhân; đơn thư khiếu nại tập thể; xô xát giữa công nhân và cán bộ quản lý hoặc chuyên gia nước ngoài. Đó là chưa kể những trường hợp NLĐ bất mãn, nhưng không bộc lộ ra mà cố tình ngấm ngầm phá hoại.

Tính từ năm 2017 đến năm 2019, cả nước xảy ra 664 cuộc đình công ( chủ yếu là ngừng việc tập thể), ở 38 tỉnh, thành phố... Trong đó , các tỉnh, thành phố thuộc vùn kinh tế trọng điểm phía Nam cảy ra 414 cuộc, chiếm 62,3%

( chủ yếu tại thành phố Hồ Chí Minh, Đông Nai, Bình Dương, Long An, Tây

Ninh, Tiền Giang....) Các tỉnh, thành phố phía Bắc xảy ra 32 cuộc, chiếm 4,8%

( chủ yếu tại các tỉnh: Nghệ An, Quảng Nam, Đà Nẵng...). Hầu hết các cuộc dình công diễn ra từ 1 đến 2 ngày với sự tham gia trung bình từu 817 người lao động trong một cuộc đình công

Tuy nhiên, một số cuộc đình công có số lượng người tham gia lên tới 10.000 trong thời gian dài, như cuộc đình công tập thể cảu công ty TNHH PouChen tại Đồng Nai, có 14.000 côgn nhân tham gia trong 2 ngày ( tháng 3/2018); cuộc đình công của 230 công nhân tại Công ty TNHH Hicel Vina, Khu công nghiệp Hà Nội kéo dài 14 ngày (tháng 1/2019).

Bảng 1: Số lượng các vụ đình công theo địa phương

Năm Số vụ đình công

TP Hồ

Chí Minh Bình Dương Đồng Nai Các tỉnh, thành phố khác Số

vụ % Số

vụ % Số

vụ % Số vụ %

2017 329 42 12,46 63 19,15 22 6,69 203 61,70

2018 214 19 8,88 24 11,15 28 13,08 143 66,82

2019 121 12 9,92 15 12,40 11 9,09 83 68,60

Tổng

số 664 72 10,84 102 15,36 61 9,19 429 64,61

Nguồn: Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và tổng hợp của tác giả Nhìn chung, số lượng các vụ đình công so với các giai đoạn trước đã giảm khá mạnh bình quân mỗi năm xảy ra 221,3 vụ (giai đoạn 2006-2010 là 332 vụ, giai đoạn 2011- 2016 là 484 vụ). Nếu trước đó đình công chủ yếu ở các tỉnh phía Nam, thì giai đoạn này đã xảy ra ở hầu hết các địa phương với 429 vụ chiếm 64,61% (trừ Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai). Thậm chí, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019 chỉ có 12 vụ, con số rất thấp so với ở giai đoạn 2006- 2010, với số vụ bình quân 92 vụ/năm. Sự lan rộng của các vụ đình công ra nhiều tỉnh, thành phố ở Việt Nam là bởi các doanh nghiệp FDI đã mở rộng địa bàn đầu tư. Ở một số doanh nghiệp, các chế độ về lương, thưởng (lương thấp, nợ đọng tiền làm thêm...) và điều kiện làm việc chưa đảm bảo. Hơn nữa,

những doanh nghiệp đầu tư ở địa bàn mới chưa có kinh nghiệm và chưa hiểu rõ môi trường văn hóa, xã hội ở đó.

Qua theo dõi, trao đổi và trực tiếp tham gia giải quyết các cuộc đình công trong thời gian vừa qua, tác giả nhận thấy, đặc điểm các cuộc đình công của DN FDI tên địa bàn TP. Hồ Chí Minh như sau:

- Đình công giảm cả về số lượng lẫn quy mô. Tuy nhiên trong các cuộc đình công, thường có một nhóm lao động quá khích kích động, hăm dọa, cản trở những người không tham gia đến DN làm việc, thậm chí có trường hợp phá hoại tài sản của DN. Sự kích động, lôi kéo dụ dỗ của những phần tử xấu đã làm sai lệch tính chất của cuộc đình công, đẩy diễn biến cuộc đình công vượt ra ngoài quan hệ lao động thông thường và tạo nên sự phức tạp trong quan hệ lao động của DN FDI.

- Vai trò của tổ chức công đoàn cơ sở (TCCĐCS) trong đình công và giải quyết đình công là hết sức mờ nhạt. Các cuộc đình công trong thời gian vừa qua không có cuộc đình công nào do TCCĐCS đứng ra lãnh đạo tổ chức, thậm chí TCCĐCS còn không hề biết được thời điểm NLĐ tổ chức đình công. Trước khi xảy ra đình công cũng không có liên hệ nào của NLĐ với TCCĐCS. Việc tham gia giải quyết đình công của TCCĐCS cũng hết sức thụ động và ít có hiệu quả.

TCCĐCS thường chỉ đóng vai trò là phương tiện truyền đạt ý kiến của người sử dụng lao động đến NLĐ và ngược lại.

- Trong các cuộc cuộc đình công vừa qua NLĐ thường đưa ra nhiều yêu sách, như: yêu cầu tăng lương; trả thêm tiền lương làm thêm giờ; cải thiện bữa ăn ca; cải thiện điều kiện làm việc… Tuy nhiên, yêu sách đầu tiên và quan trọng nhất là vấn đề tiền lương, trong đó có đến 95,1% là đòi tăng lương cơ bản, ngoài ra NLĐ thường đòi tăng các khoản phụ cấp khác, như: tiền phụ cấp thâm niên, phụ cấp chuyên cần, hỗ trợ xăng xe, hỗ trợ tiền nhà, cải thiện điều kiện làm việc.

Đây cũng là yêu sách thương lượng khó khăn nhất, mất nhiều thời gian nhất trong các cuộc đình công.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) biện pháp lành mạnh trong quan hệ lao độngvà liên hệ thực tiễn tại các doanh nghiệp fditrên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)