12 Trang 3 Chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca Cola 2 LỜI MỞ ĐẦU Từ khi gia nhập tổ chức WTO, Việt Nam đã có những bước chuyển mình rõ ràng: mức sống của người dân ngày càng nâng ca
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA TIẾNG ANH - -
BÀI THẢO LUẬN KINH DOANH QUỐC TẾ
Trang 2Chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca Cola
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ 3
1 Khái niệm chiến lược kinh doanh quốc tế 3
2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh quốc tế 3
3 Các loại hình chiến lược kinh doanh quốc tế 3
II CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN COCA COLA 4
1 Giới thiệu chung về tập đoàn Coca Cola 4
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 4
1.2 Các lĩnh vực kinh doanh 5
1.3 Triết lý kinh doanh 5
1.4 Chiến lược kinh doanh 6
2 Chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca Cola 6
2.1 Giai đoạn thâm nhập vào thị trường quốc tế 6
2.1.1 Trước năm 1980 6
2.1.2 Giai đoạn 1981- 2000 7
2.2 Giai đoạn hiện nay 8
3 Biểu hiện của chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca Cola 11
3.1 Chiến lược tổ chức quốc tế 11
3.2 Chiến lược Marketing quốc tế 12
4 Đánh giá chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca Cola 14
4.1 Thành công 14
4.2 Hạn chế 17
4.3 Kiến nghị giải pháp 17
PHẦN KẾT LUẬN 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
Trang 3Chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca Cola
2
LỜI MỞ ĐẦU
Từ khi gia nhập tổ chức WTO, Việt Nam đã có những bước chuyển mình rõ ràng: mức sống của người dân ngày càng nâng cao và người dân ngày càng quan tâm đến sức khỏe, điều này càng thể hiện qua thái độ cân nhắc trước khi quyết định mua một sản phẩm nào đó Có thể nói, hàng hóa được người dân mua nhiều nhất là thực phẩm và nước uống Khi nhắc đến nước giải khát có ga thì người tiêu dùng liền nhớ đến Coca Cola Vậy lý do gì mà doanh nghiệp nước ngoài lại có vị trí như thế trong lòng khách hàng, lý do gì mà giữa hàng loạt cái tên như: Tribeco, Sabeco,… thì lại nổi lên cái tên Coca Cola Có phải có sự khác biệt về các hoạt động chiêu thị khi mà sản phẩm, giá cả
và hệ thống phân phối của các công ty đều tương đồng với nhau, nếu không muốn nói các công ty trong nước đã có thế mạnh về hệ thống phân phối Vì những điều khúc mắc
như vậy nên nhóm 9 quyết định đề tài thảo luận “Phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca Cola” để tìm hiểu về vấn đề này
Trang 4Chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca Cola
I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ
1 Khái niệm chiến lược kinh doanh quốc tế
Chiến lược kinh doanh quốc tế là một tập hợp thống nhất giữa các mục tiêu, chính sách, phương án, kế hoạch, biện pháp tốt nhất để đạt được các mục tiêu mong muốn ở thị trường quốc tế của doanh nghiệp
2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh quốc tế
2.1 Các yếu tố ảnh hưởng từ môi trường doanh nghiệp
a Những yếu tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp
Môi trường vĩ mô bao gồm môi trường kinh tế, môi trường công nghệ, môi trường
văn hóa - xã hội, môi trường tự nhiên, môi trường chính trị - pháp luật
Môi trường vi mô bao gồm áp lực cạnh tranh từ đối thủ cạnh tranh; quyền lực
thương lượng của khách hàng, của người cung cấp; sự đe dọa của đối thủ cạnh tranh
tiềm ẩn và của sản phẩm thay thế
b Những yếu tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp
Các yếu tố từ môi trường bên trong doanh nghiệp có thể kể tới như: quản trị; marketing; sản xuất, công nghệ và quản trị chất lượng; nghiên cứu và phát triển; nhân sự; tài chính kế toán và hệ thống thông tin
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng từ sức ép chi phí và sức ép địa phương hóa sản phẩm
Sức ép giảm chi phí
Sức ép địa phương hóa
3 Các loại hình chiến lược kinh doanh quốc tế
Chiến lược quốc tế: Cạnh tranh nhằm gia tăng lợi nhuận bằng chuyển giao và
khai thác các sản phẩm và kĩ năng vượt trội trên thị trường nước ngoài
Chiến lược đa quốc gia: Các quyết định được chuyển giao cho các đơn vị tại mỗi
quốc gia để các điều chỉnh sản phẩm phù hợp với từng thị trường Mục tiêu là tối đa hóa mức độ thích nghi với địa phương, làm cho sản phẩm và hoạt động marketing phù hợp với từng quốc gia
Chiến lược toàn cầu: Các sản phẩm được tiêu chuẩn hóa ở tất cả các thị trường và
các quyết định mang tính chiến lược do công ty mẹ đưa ra Mục tiêu là khai thác lợi thế kinh tế theo quy mô nhằm giảm chi phí cạnh tranh
Chiến lược xuyên quốc gia: Là sự kết hợp giữa chiến lược toàn cầu và chiến lược
quốc gia Theo đó, có nhiều đơn vị kinh doanh độc lập và chúng chuyển giao năng lực
Trang 5Chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca Cola
4
riêng biệt với công ty mẹ hoặc ngược lại Bên cạnh đó, còn có sự chuyển giao giữa các công ty con với nhau để tạo ra sự tích lũy kinh nghiệm trên toàn cầu
II CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN COCA COLA
1 Giới thiệu chung về tập đoàn Coca Cola
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Coca Cola được phát minh bởi dược sĩ John Stith Pemberton, chủ một phòng thí nghiệm và hiệu thuốc tư nhân Ông đã mày mò và thử nghiệm, pha chế thành công một loại siro có màu đen như cà phê Loại siro này trộn với nước lạnh sẽ có thể được một thứ nước giảm nhức đầu và tăng sảng khoái Sau này dược sĩ Pemberton quen biết nhà doanh nghiệp tài năng Asa Candler Bằng sự nhạy cảm với thời cơ, Asa Candler liều lĩnh và quyết đoán mua đứt công thức cùng với bản quyền pha chế Coca Cola Ngay trong năm 1892, Candler đem hết vốn liếng dành dụm sau gần 20 năm kinh doanh để lập công ty nước giải khát Coca Cola Nhãn hiệu nước ngọt Coca Cola được đăng ký năm 1893 tại Mỹ Trong vòng chỉ 10 năm, từ năm 1899 đến năm 1909, đã có 379 nhà máy Coca Cola ra đời Tất cả các nhà máy đều được hưởng thương hiệu của Coca Cola, theo công thức của Coca Cola Candler là người đầu tiên phát minh ra khái niệm “hệ thống Coca Cola” như thế Cũng chính nhờ tiếp tục áp dụng “hệ thống Coca Cola” này
mà nước giải khát Coca Cola đã được thế hệ điều hành sau Asa Candler đem đi chinh phục khắp thế giới
Năm 1960, lon Coca Cola nhôm 12-ounce (xấp xỉ 355ml) được giới thiệu ở Mỹ Những lon đầu tiên được dán kèm hình ảnh của chai Coca Cola để giúp khách hàng nhận diện thứ nước uống họ hàng yêu thích Và đây là lần đầu tiên Coca Cola được giới thiệu tại Việt Nam và chính thức xuất hiện tại Việt Nam vào năm 1994 khi Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại Hiện nay, tập đoàn Coca Cola hoạt động tại 200 quốc gia trên thế giới Đặc biệt, sản phẩm Coca Cola luôn được bán chạy hàng đầu và được tất cả mọi người trên thế giới yêu thích Theo thống kê, cứ mỗi giây đồng hồ có tới 11.200 người trên khắp thế giới đang uống thứ nước giải khát màu nâu này Vào tháng 4 năm 2018, Coca Cola đã cho ra mắt sản phẩm Coca Cola băng đầu tiên tại Nhật Bản
Ngày nay, tập đoàn Coca Cola đã thành công trong công cuộc mở rộng thị trường với nhiều loại nước uống khác nhau ban đầu là nước có ga, và sau đó là nước trái cây, nước tăng lực cho thể thao, nước suối, trà và một số loại khác Coca Cola vẫn đang cố gắng đổi mới ngành công nghiệp nước giải khát và đang không ngừng phát triển chiến lược kinh doanh vì mục tiêu trở thành công ty nước giải khát lớn nhất, cung cấp nhiều
Trang 6Chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca Cola
nước giải khát nhất theo nhu cầu của người tiêu dùng, bao gồm các dòng sản phẩm ít đường và không đường, đồng thời đa dạng mẫu mã và mở rộng mức độ phủ sóng kinh doanh ở khắp mọi nơi
1.2 Các lĩnh vực kinh doanh
a Lĩnh vực kinh doanh chính
Là một công ty nước giải khát, hoạt động kinh doanh sản xuất chính của Coca Cola
là các sản phẩm nước giải khát, nước uống không cồn, nước uống có ga, nước khoáng, Công ty đã tạo ra rất nhiều loại nước uống với mùi vị, mẫu mã khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng như Coke ít ga, Sprite, Fanta, Coke hương Vani, Coke, nước trái cây, Bên cạnh đó, công ty đã không ngừng nghiên cứu phát triển thêm nhiều sản phẩm mới phục vụ người tiêu dùng Việt Nam như nước uống đóng chai Joy, nước tăng lực Samurai, bột trái cây Sunfill, đồng thời bổ sung nhiều hương vị phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam như Fanta Chanh, Fanta Dâu, Soda Chanh… Đặc biệt, Coca Cola tung ra thị trường sản phẩm Coca Cola Light được coi là sản phẩm khá khác biệt Nhờ mùi vị không đường, Coca Cola Light luôn tuân thủ những yêu cầu về thức uống chứa ít calorie và mùi vị đặc biệt, đậm đà của nó là thức uống giảm khát tuyệt vời Ngoài ra, Coca Cola cũng đang nghiên cứu sản xuất ra thị trường các sản phẩm nước uống khác như cà phê và bia
b Lĩnh vực hoạt động phụ
Bên cạnh sản xuất nước giải khát, Coca Cola cũng gây bất ngờ khi tham gia thị trường âm nhạc trực tuyến bằng cách tung ra các sản phẩm nhạc trực tuyến có nhãn hiệu của mình với hơn 250.000 bài hát Những bài hát trực tuyến này được bán qua mạng với mục đích mở rộng loại hình kinh doanh cũng như quảng cáo cho loại hình kinh doanh chính là sản xuất nước giải khát
1.3 Triết lý kinh doanh
Về mục tiêu, Coca Cola thành lập và phát triển với mục tiêu: Thứ nhất, tiếp tục đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình thông qua đổi mới và phát triển quan hệ đối tác
Thứ hai, hoàn trả nước sạch cho thiên nhiên và con người tương đương lượng nước Coca
Cola đã đem vào sản xuất trước năm 2020 Thứ ba, mở rộng thị trưởng thông qua sự đa dạng hóa sản phẩm và đẩy mạnh đầu tư hưởng tới mục tiêu phát triển bền vững
Về tầm nhìn, Coca Cola xây dựng được một doanh nghiệp với những định hướng
và tầm nhìn to lớn xét trên các góc độ con người, Danh mục đầu tư, Lợi nhuận, Năng suất, Đối tác
Trang 7Discover more
from:
ITOM2268
Document continues below
Kinh doanh quốc
Kinh doanh
quốc tế None
11
Nhóm 7 - trách nhiệm XH của HondaKinh doanh
Trang 8Chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca Cola
Về sứ mệnh, Coca Cola từ khi thành lập đến nay luôn đi theo một sứ mệnh to lớn
và hoàn thành những mục tiêu lâu dài của họ là ra đời nhằm làm mới thế giới trong tâm trí, cơ thể và tinh thần, truyền cảm hứng những khoảnh khắc của sự lạc quan thông qua thương hiệu và hành động của Coca Cola, tạo ra giá trị và làm cho một sự khác biệt ở khắp mọi nơi Coca Cola tham gia
1.4 Chiến lược kinh doanh
Chiến lược của Coca Cola là tập trung vào các thị trường chủ chốt chứ không dàn trải thị trường của mình trên toàn thế giới và thị trường chủ chốt họ nhắm đến cũng là thị trường truyền thống Theo hãng thì trước tiên phải có chỗ đứng vững chắc trên các thị trường truyền thống rộng lớn rồi sau đó mở rộng những thị trường nhỏ hơn Hằng năm, Coca Cola đầu tư khoảng 70-80% tổng đầu tư cho thị trường truyền thống vào các hoạt động quảng cáo, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như các chiến lược marketing khác Do đó, tại những thị trường như Mỹ, Châu Âu, các sản phẩm của Coca Cola luôn
“chiếm lĩnh” mặc dù rất nhiều nhãn hiệu nước ngọt khác đã ra đời trong thời gian gần đây, đặc biệt là từ đối thủ Pepsi
2 Chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca Cola
2.1 Giai đoạn thâm nhập vào thị trường quốc tế
2.1.1 Trước năm 1980
Coca Cola bắt đầu thâm nhập vào thị trường nước giải khát từ năm 1886 Với sự thành công trên thị trường nước Mĩ, Coca Cola bắt đầu mở rộng hoạt động ra các nước bên ngoài Mạng lưới công ty và nhà máy của Coca Cola được mở rộng trên toàn thế giới Đến năm 1960, Coca Cola đã tăng gấp đôi số nhà máy đóng chai và thâu tóm trên 60% thị trường nước ngọt thế giới Vào thời gian này, Coca Cola là thương hiệu dẫn đầu
và đang thống lĩnh thị trường nước giải khát trên thế giới
Xét về sức ép giảm chi phí, với sự thành công của chiến lược Marketing, Coca Cola đã vượt xa các đối thủ trong ngành Ngoài ra, trong giai đoạn này, Pepsi được coi
là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Coca Cola trong ngành cũng đang gặp rất nhiều khó khăn Một điều quan trọng hơn hết, Coca Cola đã định vị thương hiệu của mình trong lòng khách hàng Do đó, áp lực giảm chi phí của Coca Cola vào giai đoạn này không cao Ngoài ra, do lúc này Coca Cola mới bắt đầu xâm nhập vào thị trường nội địa của các quốc gia khác Để có những bước đi chắc chắn, tạo sự thuận lợi khi đặt chân lên các quốc gia này, Coca Cola cần đáp ứng tốt nhu cầu ở từng địa phương Coca Cola đã
Kinh doanhquốc tế None
35 Ngành Kinh doanh quốc tế CTĐ…Kinh doanh
quốc tế None
8
Trang 9Chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca Cola
7
nghiên cứu và đưa ra các dòng sản phẩm có mức độ phù hợp cao với khẩu vị và thị hiếu của người dân địa phương, như: Coca Cola, Sprite, Fanta, Coke, Coke ít ga… Trong giai đoạn này, Coca Cola vận dụng Chiến lược đa nội địa Các hoạt động giải trí kinh doanh được cấp cho một mức độ độc lập cao để quản trị những hoạt động giải trí của chính họ khi họ thấy tương thích Do đó, những công ty ở trong nước đã cung ứng tốt nhu yếu địa phương
2.1.2 Giai đoạn 1981- 2000
Về sức ép giảm chi phí, vào thời gian này, Coca Cola thất bại qua việc tung ra thị trường dòng sản phẩm mới New Coke, Coca Cola đứng trước nguy cơ rất lớn trong việc đánh mất thương hiệu của mình trong tâm trí khách hàng cũng như đánh mất thị phần vào tay đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là Pepsi Vì thế, điều quan trọng nhất đối với Coca Cola lúc này là giành lại thị phần và để vượt qua những khó khăn, Coca Cola phải đối mặt với áp lực giảm chi phí cao để hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh so với đối thủ Cũng trong giai đoạn này, khi sản phẩm nước giải khát của Coca Cola đã chiếm được thị trường rộng khắp thế giới, Roberto Goizueta đã đưa ra chiến lược kinh doanh toàn cầu cho Coca Cola Ở giai đoạn này, người ta sử dụng Coca Cola như một thức uống toàn cầu, một cách thức để hòa nhập vào với xu hướng của thế giới
Vậy, trong giai đoạn này, Coca Cola đã lựa chọn Chiến lược Toàn cầu hóa Coca Cola trở thành một công ty toàn thế giới, tập trung chuyên sâu rất nhiều những hoạt động giải trí quản trị, tiếp thị và những tên thương hiệu cốt lõi của công ty, mua cổ phần chiếm hữu của những công ty đóng chai quốc tế để công ty hoàn toàn có thể có tác động ảnh hưởng lên sự trấn áp chiến lược nhiều hơn so với họ
2.1.3 Giai đoạn 2000 - 2004
Xét đến áp lực đối với yêu cầu của địa phương không còn phù hợp với chiến lược toàn cầu trong thời điểm này nữa và chuyển sang chiến lược kinh doanh quốc tế mới
Xét giai đoạn từ năm 2000 đến 2002:
Nhu cầu địa phương ngày càng tăng cao Để nắm bắt xu hướng này và đáp ứng nhu cầu được tốt hơn, Coca Cola cần thay đổi chiến lược Các đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn ở địa phương chiếm được ưu thế hơn do nắm bắt tốt yêu cầu địa phương đã ngăn cản động cơ tăng trưởng của Coca Cola Do vậy, Chiến lược đa thị trường nội địa là giải pháp tốt nhất đối với công ty trong thời điểm này: phát triển sản phẩm và tiếp thị được thiết kế riêng theo nhu cầu địa phương, dừng thực hiện các quảng cáo toàn cầu Tuy
Trang 10Chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca Cola
nhiên, hai năm thực hiện Chiến lược Đa thị trường nội địa đã không mang lại kết quả như mong đợi Khi xem xét toàn bộ chiến lược, có thể rút ra nguyên nhân dẫn đến thất bại là do chiến lược tốn quá nhiều chi phí trong khi áp lực từ phía các đối thủ cạnh tranh trên thị trường cao, cùng với việc phân bổ nguồn lực ở địa phương gây ra việc khó kiểm soát Do đó, đối với Coca Cola lúc này, áp lực đè nén giảm ngân sách cao
Xét đến giai đoạn từ 2002 đến 2004:
Vào thời gian này, các đối thủ cạnh tranh của Coca Cola đặc biệt là Pepsi đang khẳng định được vị trí của mình trong thị trường nước giải khát nên đòi hỏi Coca Cola phải thay đổi chiến lược Coca Cola bỏ ra rất nhiều ngân sách để phân phối nhu yếu địa phương, nhưng vẫn không đem lại hiệu quả như mong ước Do đó, do áp lực đè nén giảm ngân sách cao, Coca Cola đã quay trở lại với Chiến lược Toàn cầu hóa
2.2 Giai đoạn hiện nay
2.2.1 Các yếu tố từ môi trường kinh doanh
a Các yếu tố bên ngoài
Môi trường chính trị
Các yếu tố chính trị quan trọng có thể tác động trực tiếp đến Coca Cola là luật pháp
và quy định của chính phủ đối với các sản phẩm thực phẩm Ngoài ra, các doanh nghiệp còn phải tuân theo các quy định chung về kế toán hoạt động kinh doanh Ví dụ ở Mỹ, các quy định về Thực phẩm và Dược phẩm áp dụng cho hoạt động kinh doanh của mình
Môi trường pháp luật
Hệ thống pháp luật tác động đến các doanh nghiệp ngày càng gia tăng: Luật chống độc quyền, quyền sở hữu trí tuệ, bằng phát minh sang chế,… sẽ tạo cơ hội cạnh tranh lành mạnh giữa các công ty trong ngành Với sự phát triển hiện nay của các nhóm bảo
vệ lợi ích người tiêu dùng sẽ là một đe dọa với các công ty vì điều này sẽ làm tăng vị thế của người tiêu dùng lên, buộc công ty phải có trách nhiệm hơn về an toàn sản phẩm, quảng cáo trung thực và có văn hóa,…
Môi trường kinh tế
Doanh số của Coca Cola bị ảnh hưởng một loạt các yếu tố kinh tế nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty Những yếu tố này bao gồm mức độ tăng trưởng kinh tế trong nước và trong ngành, thuế suất và tỷ giá hối đoái, lãi suất, chi phí lao động và các yếu
tố khác Cuộc khủng hoảng y tế và kinh tế toàn cầu năm 2019 là một ví dụ có liên quan
về một yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến phần lớn các doanh nghiệp toàn cầu Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng đã tác động đến Coca Cola ở mức độ thấp hơn so với nhiều doanh
Trang 11Chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca Cola
9
nghiệp khác Biên độ hoạt động của nó vẫn ở mức độ thấp hơn so với nhiều doanh nghiệp khác Biên độ hoạt động của nó vẫn ở mức 22% trước ngành, mặc dù khủng hoảng, mặc dù tỷ suất cổ tức đã giảm xuống 2,6%
Môi trường văn hóa
Giới trẻ nói chung ngày càng nhiều người thích trò chơi điện tử để giải trí hơn là xem truyền hình Điều này mang lại cơ hội mới cho các nhà làm quảng cáo trên thế giới
Ở Mỹ, một số hãng quảng cáo cho McDonald's, Coca Cola, Pepsi, Nestle hay Volvo đã bắt đầu cuộc đua tìm cách đưa các sản phẩm vào quảng cáo trong các trò chơi điện tử Nắm bắt được yếu tố này, đây sẽ là cơ hội cho các nhà Marketing thu hút và nhận được
sự quan tâm của giới trẻ nhiều hơn
b Các yếu tố bên trong
Hoạt động sản xuất
Công ty Coca Cola sẽ chịu trách nhiệm sản xuất phần chất lỏng cô đặc theo công thức riêng Phần nước này sau đó sẽ được bán cho các nhà máy đóng chai Coca Cola có giấy phép kinh doanh trên khắp thế giới Các nhà máy này đã có hợp đồng độc quyền theo từng khu vực với công ty, và sẽ tiếp tục hoàn thành sản phẩm bằng cách đóng lon hoặc chai đựng chất cô đặc kèm với nước đã qua xử lý và các chất tạo ngọt Các loại Coca Cola đóng chai sau đó sẽ được bày bán, phân phối và vận chuyển tới các cửa hàng bán lẻ, nhà hàng và máy bán hàng tự động trên toàn thế giới Công ty Coca Cola ngoài
ra cũng bán phần chất cô đặc cho các thùng chứa nước ngọt tại các nhà phân phối dịch
vụ thực phẩm và các nhà hàng lớn
Quản trị chất lượng
Coca Cola là công ty nước giải khát lớn nhất thế giới, mang lại an toàn, tuyệt vời nếm đồ uống chất lượng cho người tiêu dùng ở mức 1,9 tỷ phần ăn mỗi ngày Coca Cola cam kết đảm bảo tất cả hàng ngàn đồ uống do công ty sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn
về thị trường trên toàn bộ hệ thống Coca Cola Sản phẩm của Coca Cola được kiểm tra trong phòng thí nghiệm hiện đại, sử dụng hệ thống phương pháp và công nghệ phù hợp
Trang 12Chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca Cola
với yêu cầu nghiêm ngặt Bảo đảm an toàn và chất lượng sản phẩm luôn luôn là cốt lõi của kinh doanh và liên quan trực tiếp đến sự thành công của công ty Coca Cola
2.2.2 Các yếu tố từ sức ép giảm chi phí và sức ép địa phương hóa
a Sức ép giảm chi phí
Như đã thấy, thị trường nước giải khát hiện nay được phân chia cho nhiều công ty Nếu như trước đây, Coca Cola gần như chiếm lĩnh thị trường nước giải khát thì ngày nay, một phần thị phần của Coca Cola đã rơi vào tay đối thủ cạnh tranh Trong bối cảnh cạnh tranh giữa các thương hiệu trong thị trường nước giải khát hiện nay, đặc biệt là sự phát triển và giành thị phần của đối thủ đáng gờm là Pepsico, Coca Cola hiểu rõ, áp lực giảm chi phí là rất cao để giữ vững doanh số và thị phần
Thêm vào đó, sản phẩm nước giải khát không có sự khác biệt nhiều giữa các sản phẩm của các thương hiệu khác nhau Trên thị trường nước giải khát, các đối thủ cạnh tranh với nhau chủ yếu về chi phí thấp Tuy nhiên, chi phí cần sử dụng cho các hoạt động marketing, sản xuất và R&D của Coca Cola là rất cao bởi vì nguồn nguyên vật liệu
để sản xuất sản phẩm chính Coca Cola được sử dụng khá nhiều đối với các công ty khác, hơn thế nữa giá thành của chúng cũng khá đắt, nên chi phí đầu vào khá cao Bên cạnh
đó, với hoạt động marketing và phân phối, do khách hàng có xu hướng lựa chọn sản phẩm gây cho họ nhiều ấn tượng nên việc đầu tư cho các hoạt động chiêu thị sẽ giúp tạo hình ảnh tốt trong tâm trí khách hàng Do vậy, chi phí dành cho marketing của các sản phẩm khá lớn Thêm vào đó, các đối thủ cạnh tranh mạnh về hệ thống phân phối Do
đó, mạng lưới phân phối phải đảm bảo đưa sản phẩm đến tay khách hàng một cách dễ dàng nhất
Từ tất cả các yếu tố nêu trên, ta thấy áp lực giảm chi phí của công ty Coca Cola khá cao và đó cũng là yếu tố quan trọng mà Coca Cola phải đáp ứng để tồn tại trên thị trường
b Sức ép địa phương hóa
Ngày nay, người tiêu dùng ngày càng có ý thức hơn về vấn đề sức khỏe, nên các sản phẩm có lợi cho sức khỏe hay chứa ít calo ngày càng được ưa chuộng hơn
Ví dụ cho điều này đó là, ở Bắc Mỹ, người dân mong muốn những sản phẩm nước giải khát cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe Tại Canada, người tiêu dùng chuyển sang các thức uống tốt cho sức khỏe hơn và nhiều danh mục lựa chọn hơn như nước tăng lực Hiện nay, các loại đồ uống mới như trà uống liền, cà phê uống liền và các loại nước tăng lực đang tăng trưởng mạnh Ở Nam Phi, xu hướng quan tâm