1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN TẠI HAI TỈNH CẦN THƠ VÀ HẬU GIANG NĂM 2010

18 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tình Hình Sử Dụng Dịch Vụ Y Tế Thành Thị Và Nông Thôn Tại Hai Tỉnh Cần Thơ Và Hậu Giang Năm 2010
Trường học Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Y Tế
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2010
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 225,5 KB
File đính kèm dvyt10Mar10.zip (37 KB)

Nội dung

• Đối với điều tra định tính: gỡ băng theo như những cuộc phỏng vấn, Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm bằng bộ câu hỏi bán cấu trúc( ghi chép và ghi âm) nhằm tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình hình sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại trạm y tê, đồng thời tìm hiểu những mong muốn từ phía người cung cấp dịch vụ KCB tại trạm y tế mà nghiên cứu định lượng chưa làm rõ được

Trang 1

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN TẠI HAI TỈNH CẦN THƠ VÀ

HẬU GIANG NĂM 2010

Trang 2

ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam là một trong nhữmg nước nghèo nhất trên thế giới Phần lớn người dân tập trung ở nông thôn, vùng núi, và những vùng sâu, vùng xa và chính những nơi này có tỷ lệ hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao Đến năm 2008, Việt Nam vẫn còn 1644 xã thuộc diện nghèo, phần lớn thuộc khu vực vùng sâu, vùng xa Chính

sự phân hóa vùng miền cũng là một trong những nguyên nhân tạo ra sự bất bình đẳng trong công tác chăm sóc sức khỏe và hưởng thụ các dịch vụ y tế Tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, tỷ lệ người nghèo đông, bệnh tật nhiều, khả năng nguồn lực đáp ứng cho nhu cầu khám chữa bệnh còn thấp, chưa tương xứng với nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân Bên cạnh đó, nguồn lực cho y tế cơ sở thì còn thiếu nhiều về cả số lương lẫn chất lượng Đa số các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có khả năng đáp ứng nhu cầu của người dân thì được đặt tại thành thị, nơi có dân cư đông đúc, từ đó hạn chế đến việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế cho những người sống tại nông thôn dẫn đến việc người bệnh nghèo rất khó khăn trong tiếp cận với các dịch vụ kỹ thuật cao Một số nội dung trong công tác CSSK cho người nghèo chưa được thực hiệc đồng bộ giữa các bộ, ngành và địa phương Bên cạnh

đó, khả năng cung ứng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại những nơi này cũng không tốt, từ đó dẫn đến sự bất bình đẳng trong chăm sóc y tế cho người thuộc khu vực này

Tại Việt Nam, hệ thống chăm sóc sức khỏe đang phát triển rất đa dạng, nhiều thành phần Từ đó dẫn đến thay đổi mô hình tiếp cận và sử dụng, cung ứng dịch vụ y tế Những người sống vùng sâu, vùng xa khó có cơ hội tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế gây nên sự bất bình đẳng trong việc sử dụng dịch vụ y tế của người dân Công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân luôn được Đảng và Chính phủ quan tâm như một chính sách lớn của Việt Nam Để thực hiện được công bằng trong CSSK thì điều cốt yếu là đảm bảo được công bằng trong tiếp cận

và sử dụng dịch vụ y tế của người dân Tuy nhiên, tác động của nền kinh tế thị trường đã dẫn đến thay đổi mô hình tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế, trong đó

Trang 3

người sống ở khu vực vùng sâu, vùng xa ít có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ có chất lượng cao hơn ngay ở tuyến cơ sở Thêm vào đó, sự chênh lệch giàu- nghèo giữa các vùng thành thị và nông thôn ngày càng có ảnh hưởng sâu sắc tới tình hình

sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng như là việc đầu tư vào các cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực tại các tuyến cơ sở này Nhất là đối với khu vực nông thôn, nơi phần lớn người nghèo chiếm tỷ lệ khá cao Đa số những người nghèo, nhất là những người sống tại khu vực nông thôn vẫn chụi thiệt nhất trong công tác khám chữa bệnh và chăm sóc y tế Có nhiều nguyên nhân, nhưng cơ bản nhất vẫn do khả năng kinh tế của họ không đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh Mặt khác, một

số chính sách của nhà nước nhằm trợ giúp về khám chữa bệnh miễn phí, bảo hiểm

y tế chưa được thực thi đồng bộ và hiệu quả trong việc điều trị từ các chính sách

đó vẫn chưa đạt được kết quả cao Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam như hiện nay, khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng lên đặc biệt là khu vực thành thị và nông thôn, mạng lưới y tế tuy phát triển mạnh nhưng vẫn không đồng bộ giữa khu vực thành thị và nông thôn thì sự tiếp cận và sử dụng, cũng như cung ứng các dịch

vu y tế tại địa phương được thực hiện như thế nào? Một nghiên cứu tại cộng đồng nhằm tìm hiểu sự tiếp cận, sử dụng và cung ứng dịch vụ y tế của người dân nông thôn, đặc biệt là những người nghèo là điều hết sức cần thiết, nhằm cung cấp thông tin cho những nhà quản lý, hoạch định chính sách để xây dựng chính sách cho phù hợp với hoàn cảnh hiện nay, đảm bảo cho mọi người được KCB theo định hướng công bằng và hiệu quả Nghiên cứu được tiến hành tại hai tỉnh Cần Thơ và Hậu Giang, một tỉnh (Cần Thơ) đại diện cho khu vực thành thị và tỉnh (Hậu Giang) đại diện cho khu vực nông thôn thuộc khu vực nông thôn Câu hỏi nghiên cứu đặt ra là “Có sự khác biệt gì về tiếp cận, sử dụng và cung ứng dịch vụ y tế của người dân thuộc khu vực thành thị và nông thôn” Để mô tả rõ hơn vấn đề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “ Tình hình sử dụng dịch vụ y tế tại thành thị và nông thôn tại hai tỉnh Cần Thơ và Hậu Giang năm 2010” nhằm mô tả khả năng sử dụng dịch vụ y tế, khả năng tiếp cận về DVTT cũng như việc cung ứng các dịch

vụ y tế tại địa phương hai tỉnh Cần Thơ và Hậu giang

Trang 4

CHƯƠNG 2

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2.1 Mục tiêu chung

Mô tả thực trạng cung cấp và sử dụng y tế dịch vụ tại thành thị và nông thôn thuộc hai tỉnh Cần Thơ và Hậu Giang

2.2 Mục tiêu cụ thể

 Mô tả thực trạng cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh tại hai vùng thành thị

và nông thôn

 Xác định tỷ lệ mắc bệnh và sử dụng và tiếp cận các loại hình dich vụ khám chữa bệnh của người dân huyện thành thị và nông thôn

 Xác định một số yếu liên quan đến việc sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh

của người dân tại thành thị và nông thôn

Trang 5

CHƯƠNG 3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Nghiên cứu được điều tra trên hai nhóm đối tượng: phía cung cấp dịch vụ khám bệnh và phía sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh

3.1.1Phía cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh:

 Giám đốc TTYT quận

 Trạm trưởng và các cán bộ y tế trực tiếp tham gia khám chữa bệnh

 Cán bộ quản lý dịch vụ khám chữa bệnh: lãnh đạo TTYT, lãnh đạo xã

3.1.2 Đối với người sử dụng dịch vụ y tế( khu vưc thành thị và nông thôn):

 Chủ hộ gia đình hoặc người nắm vững thông tin về bệnh tật của gia đình

 Người bị bệnh trong vòng 4 tuần trước khi điều tra( trong trường hợp trẻ

em dưới 15 tuổi hoặc người cao tuổi, người không có khả năng trả lời câu hỏi phỏng vấn thì người trả lời phỏng vấn là người nắm vững thông tin về tình hình sức khỏe người bệnh)

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

 Địa điểm nghiên cứu: nghiên cứu được tiến hành tại tại hai tỉnh Cần Thơ và Hậu Giang

Thời gian nghiên cứu:1/4/2010

3.3 Thiết kế nghiên cứu:

Sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang có phân tích, kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính

3.4 Mẫu và phương pháp chọn mẫu:

3.4.1 Đối với nghiên cứu định lượng

- Phía sử dụng dịch vụ KCB: Điều tra hộ gia đình

3.4.2 Cỡ mẫu: Chúng tôi tính cỡ mẫu hộ gia đình dựa vào công thức

n = 2 2

) 2 / 1 (

) 1 (

d

P P

Trong đó:

Trang 6

- Z = 1,96 (hệ số tin cậy với mức ý nghĩa  = 0,05)

- P = 0.5

- d= 0,05 (sai số mong muốn)

- Thay vào công thức tính được n= 384 x2= 768

3.4.3 Phương pháp chọn mẫu:

 Cần Thơ: Chọn 1 quận đại điện cho khu vực thành thị( theo quy định của địa phương), sau đó chọn tất cả các phường thuộc quận, tiếp đó lấy mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống tại mỗi phường

 Hậu Giang: Chọn 1 huyện đại diện cho khu vực nông thôn( theo quy định của địa phương, sau đó chọn tất cả các xã thuộc huyện, tiếp theo lấy mẫu theo phương pháp “ nhà liền nhà’

Tiêu chuẩn chọn hộ gia đình, đối tượng tham gia vào nghiên cứu:

 Tất cả các hộ gia đình đã được xác định theo phương pháp chọn mẫu trên và được chủ hộ hoặc đối tượng trả lời phỏng vấn đồng ý tham gia trả lời phỏng vấn

 Trường hợp người bệnh tham gia vào nghiên cứu sẽ là những đối tượng

bị bệnh tính trong khoảng thời gian tính trong khoảng thời gian từ ngày điều tra trở về trước đúng 4 tuần

 Tiêu chuẩn loại ra: những hộ gia đình hoặc những người trả lời phỏng vấn từ chối tham gia nghiên cứu

 Người bệnh trong khoảng thời gian ngoài 4 tuần (28 ngày) kể từ ngày điều tra trở về trước

3.5 Phương pháp thu thập số liệu và sử lý số liệu

 Phương pháp thu thập số liệu: Tiến hành phỏng vấn về sự tiếp cận dịch

vụ y tế và tình hình bệnh tật trong vòng 4 tuần trước khi điều tra

 Phỏng vấn chủ hộ hoặc người nắm rõ những thông tin trong trong gia đình theo bộ câu hỏi dành cho hộ gia đình( mẫu 1)

 Phỏng vấn người bị bệnh trong vòng 4 tuần kể từ ngày điều tra trở về trước ( hoặc người nắm vững thôn tin về tình hình sức khỏe của người

Trang 7

bệnh nếu người bệnh là trẻ em dưới 15 tuổi, người không có khả năng trả lời phỏng vấn) theo bộ câu hỏi dành cho người bệnh( mẫu 2)

 Trong trường hợp trong nhà có nhiếu người bệnh thì mỗi người trả lời một phiếu, còn nếu 1 người mà bị bệnh nhiều lần trong vòng 4 tuần thì lấy thông tin của lần bệnh gần nhất

3.7 Phân tích số liệu:

 Đối với điều tra định tính: gỡ băng theo như những cuộc phỏng vấn, Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm bằng bộ câu hỏi bán cấu trúc( ghi chép và ghi âm) nhằm tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình hình sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại trạm y tê, đồng thời tìm hiểu những mong muốn từ phía người cung cấp dịch vụ KCB tại trạm y tế mà nghiên cứu định lượng chưa làm rõ được

 Đối với điều tra định lượng: các số liệu điều tra HGĐ được kiểm tra, làm sạch, mã hóa và nhập bằng phần mềm Epi-data sau đó sử lý bằng phần mềm SPSS

3.4.2 Đối với điều tra định tính:Dùng phương pháp phỏng vấn sâu, thảo luận

nhóm

- Thảo luận nhóm có trọng tâm:

 Người sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh

o Nhóm 6 người dân bị bệnh không khám chữa bệnh tại trạm y tế

o Nhóm 6 người dân bị bệnh khám bệnh tại trạm y tế

 Phía cung cấp dịch vu khám chữa bệnh:

Nhóm 6-8 cán bộ trạm y tế xã( trong đó chia làm hai nhóm cán bộ trạm y tế : một nhóm có số người đến khám bệnh cao nhất và một nhóm có số người đến khám bệnh thấp nhất, mỗi nhóm lấy từ 3-4 người)

- Phỏng vấn sâu:

o Giám đốc trung tâm y tế

o Phỏng vấn sâu 04 cán bộ lãnh đạo xã:

Trang 8

o Nhóm xã có số lượt KCB tại trạm y tế nhiều

o Nhóm xã có số lượt KCB tại trạm y tế ít

o Sử dụng bộ câu hỏi thiết kế sẵn

Trang 9

NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

1 Thảo luận nhóm với người sử dụng dịch vụ KCB

1.1 Mục tiêu: thảo luận và phân tích sâu về

 Nhu cầu sử dụng dịch vụ KCB tại trạm y tế xã

 Quan điểm người dân về chất lượng dịch vụ KCB

 Niềm tin và sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ KCB tại trạm y tế xã

1.2 Phương pháp thảo luận: thảo luận theo chủ đề

 Nghiên cứu viên là người phỏng vấn

 Công cụ hỗ trợ: máy ghi âm, giấy bút chép

1.3 Đối tượng thảo luận:lấy 6 người không khám chữa bệnh tại trạm y tế và 6

người không khám chữa bệnh tại trạm y tế

1.4 Thời gian thảo luận:60 phút

1.5 địa điểm thảo luận: Tại trạm y tế

1.6 Nội dung thảo luận:

- Chất lượng dịch vụ KCB:

 Trình đô chuyên môn của cán bộ y tế của cơ sở KCB tại KCB

 Trang thiết bị thuốc men của cơ sở KCB

 Về tinh thần thái độ phục vụ

 Thời gian chờ đợi và thường trực KCB

 Cơ sở vật chất

- Niềm tin và sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ KCB:

 Khả năng điều trị

 Khả năng chi trả( kinh tế gia đình)

 Mức độ bệnh

 Giá cả dịch vụ

2 Phỏng vấn sâu cán bộ lãnh đạo trung tâm y tế huyện( Người cung cấp dịch vụ KCB)

Trang 10

2.1 Mục tiêu phỏng vấn: Mô tả và phân tích sâu

- Tình hình cung cấp và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân tại huyện

- Một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng dịch vụ KCB

2.2 Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn theo chủ đề

- Nghiên cứu viên là người phỏng vấn

- Công cụ hỗ trợ: máy ghi âm, bút giấy chép

2.3 Đối tượng phỏng vấn: Lãnh đạo trung tâm y tế huyện

2.4 Thời gian PV:

2.5 Địa điểm:

2.6 Nội dung:

- Nhận xét về cách lựa chọn các dịch vụ KCB của người dân hiện nay? Tại sao họ lại lựa chọn cách như vậy?

- Tại sao ít có ngừoi KB tại trạm y tế

- Tại sao người dân lại muốn đến y tế tuyến trên mặc dù đó là những bệnh thông thường?

- Những mong muốn gì từ phía người cung cấp dịch vụ y tế

- Cung cấp như vậy đã phù hợp với việc sử dụng DVYT chưa?

- Cung cấp dịch vụ theo quy định trên giao hay theo nhu cầu khám chữa bệnh của người dân? Hay theo chức năng và khả năng của mỗi xã

3 Thảo luận nhóm cán bộ trạm y tế xã

3.1 Mục tiêu thảo luận: thảo luận và phân tích sâu về:

- Khả năng cung cấp và quản lý nguồn lực y tế xã

- Mức độ sử dụng dịch vụ KCB của người dân

- Phân công bố trí nguồn nhân lực trong hoạt động trạm y tế xã

- Quản lý hoạt động tài chính

- Các đề xuất, kiến nghị về chính sách hoạt động của trạm y tế xã

3.2 Phương pháp thảo luận: thảo luận theo chủ đề

- Nghiên cứu viên là người phỏng vấn

Trang 11

- Công cụ hỗ trợ: máy ghi âm, giấy bút ghi chép

- 3.3 Đối tượng thảo luận: vì chỉ là khẳng định kết quả cho nghiên cứu định lượng nên kết quả nghiên cứu định tính không quan trọng mà chỉ mang tính đại diện Lấy 6 trạm trưởng trạm y tế xã đại diện cho hai nhóm- nhóm có số lượt người đến khám và điều trị nhiều và nhóm kia

có số lượt người đến khám và điều trị ít ( mỗi nhóm 3 người)

3.4 Thời gian thảo luận: 60 phút

3.5 Địa điểm: Tại trung tâm y tế 3.6 Tổ chức thực hiện thảo luận:

 Giới thiệu nhóm nghiên cứu

 Giải thích về nghiên cứu

 Thông báo với các anh, chị cuộc thảo luận nhóm sẽ được ghi âm để đảm bảo thông tin không bỏ sót

 Giải thích một số quy ước chung: như chỉ có một người nói và cả nhóm lắng nghe, cố gắng để mọi người có cơ hội phát biểu

3.7 Nội dung thảo luận

 Thực trạng nguồn lực y tế xã

 Mức độ sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại trạm y tế xã của người dân

 Khả năng cung cấp nguồn lực cho dịch vụ khám chữa bệnh trong tình hình hiện nay

 Đề xuất, kiến nghị về chế độ, chính sách của trạm y tế xã

Trang 12

MẪU 1: CÂU HỎI PHỎNG VẤN HỘ GIA ĐÌNH

Ngày phỏng vấn: / /

Họ và tên đối tượng vấn: ………

Địa chỉ

Mã hộ gia đình………

A Thông tin cơ bản về HGĐ: Xin cho biết tên, tuổi, trình độ học vấn, nghề

nghiệp của từng người trong gia đình:

Nữ

1 2

Tiểu học THCS THPT Trên đại học

1 2 3 4 5

Tiểu thủ công Làm ruộng Còn nhỏ/ học sinh Nghề khác

1 2 3 4 5

Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Trung cấp, cao đẳng Trên đại học

1 2 3 4 5

không

1 2

6 Nếu có, thuộc diện nào sau

đây: BHYT bắt buộcBHYT học sinh

BHYT người nghèo gia đình chính sách BHYT tự nguyện

1 2 3 4

Trang 13

không có BHYT 5

B Tình hình sức khỏe trong 1 tháng qua

7 Trong1 tháng qua, gia

đìnhcó ai bị bệnh không?

- có

- không

1

phần C

8 S ố người trong hgđ bị bệnh

đau trong 1 tháng qua là bao

nhiêu?

………… người

( Đối với mỗi người bệnh trong 4 tuần sẽ hỏi kỹ về tình hình sử dụng dịch vụ y tế

của bản thân bằng phiếu hỏi mẫu 2)

C Tiếp cận dịch vụ y tế của HGĐ

Stt Câu hỏi Trả lời Mã số Chuyển C1. Khoảng cách đi từ nhà đến trạm

y tế xã là bao nhiêu km?

……… km

C2 Gia đình ta đi đến trạm yt xã

bằng phương tiện gì?

- đi bộ

- xe đạp

- xe máy

- khác

1 2 3 4 C3 Thời gian đi từ nhà đến TYT xã

mất bao nhiêu phút?

……….phút

C4 Khoảng cách đi từ nhà đến ttyt

C5 Gia đình ta đi đến ttyt huyện

bằng phương tiện gì?

- đi bộ

- xe đạp

- xe máy

- khác

1 2 3 4 C6 Thời gian đi từ nhà đến ttyt

huyện mất bao nhiêu phút? ………phút

C7 Trong vòng 1 tháng qua gia đình

có được nghe thông tin về cssk

không?

- có

- không

1

d10 C8 Nếu có thì thông tin đó là gì? ………

………

C9 Gia đình được nghe từ đâu? - cán bộ y tế 1

Trang 14

- ti vi, đài

- loa phóng thanh

- tờ rơi, sách báo

- pa nô, áp phích

2 3 4 5 C10 Trong tháng qua, gia đình có ai

đến trạm yt xã không?

- có

- không

1

d15

C11 Đến trạm y tế xã để làm gì? - tiêm chủng

- mua thuốc không khám

- khám và mua thuốc

- hỏi về sức khỏe

- nghe nói về vspb

- nghe nói về sđkh

- nghe nói về công tác y

tế địa phương

1 2 3 4

5 6 7

C12 Theo anh /chị thì việc gặp cbyt

và kcb tại trạm y tế xã là như thế

nào?

- dễ

- bình thường

- khó

1 2 3

C13 Theo bác (anh chị) thì việc gặp

cán bộ y tế và kcb tại ttyt huyện

là như thế nào?

- dễ

- bình thường

- khó

1 2 3

E sử dụng dịch vụ y tế của HGĐ

stt câu hỏi trả lời mã số chuyển

e1 Xin cho biết trong hgđ ta 1 năm

qua có ai bị bệnh phải đến bệnh

viện để khám hoặc nhập viện

không?

- có

- không

1

2  dừng

câu hỏi e2 Nếu có, xin cho biết một số thông tin về người đó (nếu người bệnh đi viện trong

vòng 1 tháng qua thì dùng mẫu 2; nếu một người bị nhiều lần thì mỗi lần 1 dòng)

Ngày đăng: 20/02/2024, 08:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w