Phòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Trang 1HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HOÀNG THỊ HUYỀN
PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY
THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: HỒ CHÍ MINH HỌC
Mã số: 9310204
HÀ NỘI - 2024
Trang 2Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS,TS Lại Quốc Khánh
2 TS Đinh Ngọc Quý
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh vào hồi giờ ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia
và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Tham nhũng là một hiện tượng xã hội, xuất hiện ở nhiều quốc gia, hiện diện trong những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội Tham nhũng nếu không được ngăn chặn, phòng chống kịp thời sẽ làm thiệt hại cho nền kinh tế, phá vỡ các chiến lược và kế hoạch phát triển, gây thiệt hại lớn cho Nhà nước và người dân; làm suy thoái đạo đức, lối sống trong hàng ngũ lãnh đạo, gây ra sự bất bình, bức xúc trong
dư luận xã hội và nghiêm trọng hơn là làm xói mòn, suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng Cộng sản; tiếp tay cho những thế lực thù địch chống phá Đảng, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước ta
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập, rèn luyện và lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, thường xuyên quan tâm đến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với công tác phòng, chống tham nhũng Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, công tác chống tham ô, tham nhũng luôn là mối quan tâm lớn của Hồ Chí Minh Cùng với quá trình vận động của cách mạng Việt Nam, quan điểm của Người đối với công tác phòng, chống tham nhũng cũng không ngừng được bổ sung, phát triển Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Nó là kẻ thù khá nguy hiểm vì nó không mang gươm mang súng, mà nó nằm trong các tổ chức của ta, để làm hỏng công việc của ta” Chính vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam đã sớm nhận thức và ngày càng xác định rõ hơn về nguy cơ, tác hại của tệ tham nhũng đối với Đảng, chế độ và sự nghiệp xây dựng đất nước Từ những ngày đầu mới giành được chính quyền cho đến hiện nay, “chúng ta chưa bao giờ chủ quan; trái lại luôn luôn đặt cảnh báo về nguy cơ và sự tác hại của tham nhũng ở mức độ cao nhất” Với vai trò là lực lượng “nòng cốt” trong bảo vệ an ninh, trật tự của Tổ quốc, dưới sự tín nhiệm của Đảng, Nhà nước, lòng tin của Nhân dân, yêu cầu cấp thiết
và được đặt lên hàng đầu là xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh Điều này đòi hỏi lực lượng công an phải làm tốt và có hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng từ trong chính nội bộ của mình, để trở thành
“thanh bảo kiếm”, “lá chắn thép” bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ và bảo vệ Nhân dân Tuy nhiên, công an là một lực lượng đặc thù trong hoạt động phòng, chống tham nhũng, thường xuyên đối mặt với những mặt trái của xã hội, nhiều công việc liên quan đến yếu tố bí mật Một số cán bộ công an được giao thực hiện nhiệm vụ hoạt động đơn tuyến, không có sự kiểm soát chặt chẽ Nếu không có ý thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức và không chấp hành đúng các nguyên tắc, quy trình công tác thì sẽ dễ sa ngã trước những cám dỗ vật chất, bị mua chuộc, dụ
Trang 4dỗ, lôi kéo Thực tiễn cho thấy, mặc dù Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công
an, cấp ủy, thủ trưởng công an các đơn vị, địa phương đã tập trung chỉ đạo, triển khai đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, xử lý các hành vi tham nhũng trong nội bộ; hoàn thiện quy định, quy trình về công tác cán bộ, bảo đảm đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ, liên thông, công khai, minh bạch, dân chủ gắn với kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền Tuy nhiên, tham nhũng vẫn xuất hiện, tồn tại trong một bộ phận cán bộ, chiến sĩ công an
Tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng là cơ sở lý luận để Đảng Cộng sản Việt Nam hoạch định chủ trương, đường lối lãnh đạo toàn xã hội nói chung, lực lượng Công an nhân dân nói riêng trong công tác phòng, chống tham nhũng Đây cũng là yếu tố quan trọng cấu thành nên nền tảng tư tưởng, văn hoá liêm chính để lực lượng công an đấu tranh với tệ nạn tham nhũng, gắn liền với xây dựng lực lượng thật sự trong sạch, vững mạnh; xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chiến sĩ công an vừa hồng, vừa chuyên, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
Vì những lý do đó, tác giả lựa chọn vấn đề: “Phòng, chống tham nhũng
trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh” làm
đề tài luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh học
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng; vận dụng vào đánh giá thực trạng phòng, chống tham nhũng trong lực lượng Công an nhân dân Việt Nam; xác định phương hướng, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, khái quát những
kết quả đã đạt được và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu
Hai là, làm rõ một số vấn đề lý luận về phòng, chống tham nhũng trong
Công an nhân dân Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh; Hệ thống hóa và phân tích nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về tham nhũng và phòng, chống tham nhũng, trong đó có những nội dung liên quan đến phòng, chống tham nhũng trong lực lượng Công an nhân dân
Ba là, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để nghiên cứu, đánh giá thực trạng
phòng, chống tham nhũng trong công an nhân dân Việt Nam hiện nay,những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân
Trang 5Bốn là, phân tích bối cảnh, tình hình mới và những yêu cầu đặt ra; xác định
phương hướng, đề xuất giải pháp phòng, chống tham nhũng trong công an nhân dân Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Phòng, chống tham nhũng trong lực lượng Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo Tư tưởng Hồ Chí Minh
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung nghiên cứu: tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng và vận dụng vào phòng, chống tham nhũng trong nội bộ lực lượng Công an nhân dân
Về thời gian nghiên cứu: tư liệu phục vụ nghiên cứu thực trạng thực trạng từ năm 2010 đến 2022, các phương hướng và giải pháp đến 2030
Về không gian nghiên cứu: trong nội bộ lực lượng Công an nhân dân
4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn
4.1.1 Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam; chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an về phòng, chống tham nhũng trong lực lượng Công an nhân dân Việt Nam hiện nay
4.1.2 Cơ sở thực tiễn
Thực tiễn công tác phòng, chống tham nhũng trong lực lượng Công an nhân
dân Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh, từ năm 2010 đến 2022
4.2 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.2.1 Phương pháp luận
Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
4.2.2 Phương pháp nghiên cứu
Chương 1, sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, nghiên cứu văn bản
để đánh giá tình hình nghiên cứu
Chương 2, sử dụng phương pháp hệ thống hoá, khái quát hoá, trừu tượng hóa, kết hợp phương pháp logic với phương pháp lịch sử
Chương 3, sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu, phân tích văn bản, tổng kết thực tiễn
Trang 6Chương 4, sử dụng phương pháp dự báo, thống kê, phân tích văn bản, tổng
hợp, diễn dịch
5 Những đóng góp mới về mặt khoa học của Luận án
Một là, luận án góp phần hệ thống hóa và luận giải rõ hơn những nội dung
cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng nói chung và trong lực lượng Công an nhân dân nói riêng
Hai là, góp phần đánh giá đúng thực trạng công tác phòng, chống tham
nhũng trong lực lượng Công an nhân dân Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh; giai đoạn từ 2010 đến 2022
Ba là, đề xuất phương hướng và một số giải pháp có giá trị tham khảo nhằm
tiếp tục thực hiện phòng, chống tham nhũng trong lực lượng Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời gian tới
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
6.1 Ý nghĩa khoa học
Đề tài góp phần giúp nhận thức tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng, từ khái niệm, biểu hiện, nguyên nhân, tác hại đến các biện pháp phòng, chống tham nhũng; tư tưởng Hồ Chí Minh đối với công tác xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh, trong đó có công cuộc đấu tranh chống tệ tham nhũng; từ đó, đề ra các phương hướng và giải pháp bổ sung, phát triển lý luận trong công tác phòng, chống tham nhũng của Công an nhân dân Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh;
có thể được áp dụng vào thực tiễn công tác phòng, chống tham nhũng cho cán
bộ, đảng viên nói chung và cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam nói riêng
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy trong trường chính trị, đại học và cao đẳng ở Việt Nam, đặc biệt là trong bồi dưỡng, giảng dạy cho học viên khối các trường Công an nhân dân
7 Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án được kết cấu thành 04 chương và 10 tiết
Trang 7Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1 Các công trình nghiên cứu công tác phòng, chống tham nhũng
Nghiên cứu về công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam và trên thế giới có rất nhiều công trình đồ sộ, công phu trong và ngoài nước đề cập đến mọi lĩnh vực của vấn đề này, từ nguyên nhân, biểu hiện, tác hại, phương hướng và biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh với tệ nạn tham nhũng Điển hình như những công trình của các tác giả như: Nguyễn Phú Trọng, Tô Lâm, Đỗ Xuân Tuất, Nguyễn Xuân Yêm, Nguyễn Hoà Bình, Nguyễn Xuân Trường, Phan Xuân Sơn, Phạm Thế Lực, Trươn Giang Long, Vinay Bhargava, Emil Bolongaita, Olsen… Hầu hết các công trình đã đề cập đến khái niệm, bản chất, đặc điểm, những tác hại nghiêm trọng của tệ tham nhũng, nhưng chưa thành một hệ thống Một số bài viết khác phân tích nguyên nhân, những bài học kinh nghiệm, những điểm còn tồn tại trong công tác phòng, chống tham nhũng ở các phạm vi khác nhau, chưa hoàn chỉnh thành một hệ thống toàn diện
1.1.2 Các công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng
Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng nói riêng được các nhà nghiên cứu, giới khoa học xã hội và nhân văn, các nhà hoạt động chính trị quan tâm, nghiên cứu và công bố dưới nhiều loại hình như: các đề tài nghiên cứu khoa học, sách chuyên khảo, luận án tiến sĩ… Trong số các công trình đó, với các góc độ tiếp cận khác nhau, có khá nhiều công trình đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng, tiêu biểu gồm các tác giả như: Nguyễn Ngọc Anh, Phùng Thanh, Bùi Văn Mạnh, Bùi Mạnh Cường, Nguyễn Thị Tố Uyên, Chu Thái Thành, Ngô Văn
Hà, Nguyễn Như Hùng, Trần Mai Ước… Các công trình nghiên cứu đã đề cập đến nhiều khía cạnh, nhiều vấn đề của tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng Tác giả luận án kế thừa từ những công trình nghiên cứu khoa học, những bài viết của các học giả về tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác phòng, chống tham nhũng
Trang 81.1.3 Các công trình nghiên cứu liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng trong lực lượng Công an nhân dân Việt Nam hiện nay
Những công trình nghiên cứu liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam thực tế chưa phong phú, nhiều công trình chưa được xã hội hoá vì lý do đặc thù của lực lượng Một số công trình nổi bật của các tác giả như: Phan Văn Lai, Vũ Việt Hà, Tô Lâm, Trương Giang Long… là những công trình cung cấp cho tác giả Luận án kiến thức cơ bản, có giá trị tham khảo cao Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác phòng, chống tham nhũng trong lực lượng Công
an nhân dân
1.2 Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu
1.2.1 Đánh giá tình hình nghiên cứu
Các công trình nghiên cứu liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng
Các công trình nghiên cứu về vấn đề phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam
và trên thế giới khá đồ sộ và phong phú Những công trình nghiên cứu đã phân tích các biểu hiện của tham nhũng trên những lĩnh vực khác nhau và đưa ra nhiều giải pháp có giá trị thực tiễn cao
Các công trình nghiên cứu liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng
Ở những mức độ khác nhau, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến nhiều khía cạnh về nguồn gốc, bản chất, biểu hiện cũng như cơ chế, cấu trúc, tác hại của
tệ tham nhũng Nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết đã hệ thống hoá và phân tích làm rõ một số quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy các nhà khoa học thống nhất trong xây dựng hệ thống các khái niệm: tư tưởng Hồ Chí Minh về tham ô, tham nhũng
Các công trình nghiên cứu công tác phòng, chống tham nhũng trong Công
an nhân dân Việt Nam
Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra yêu cầu khách quan vận dụng tư tưởng
Hồ Chí Minh vào xây dựng lực lượng Công an nhân dân; bước đầu khái quát thực trạng công tác phòng, chống tham nhũng của Công an nhân dân và đề xuất các
Trang 9phương hướng, giải pháp có tính gợi mở nhằm đáp ứng được với sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước hiện nay Tuy nhiên, nhiều khía cạnh thực tiễn về nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác phòng, chống tham nhũng chưa được làm sáng tỏ Số lượng đề tài khoa học, bài viết, sách chuyên khảo, công trình nghiên cứu về việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào phòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân còn hạn chế
1.2.2 Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu
Thứ nhất, phân tích khái niệm công cụ chủ yếu phục vụ nghiên cứu đề tài và
hệ thống hoá nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng, gắn liền với công tác xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh
Thứ hai, phân tích văn bản, thống kê, báo cáo hàng năm về công tác phòng,
chống tham nhũng trong Công an nhân dân từ năm 2010 đến 2022; phân tích thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng trong lực lượng công an, từ đó làm rõ những kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân
Thứ ba, phân tích những nhân tố tác động đến công tác phòng, chống tham
nhũng và những vấn đề đặt ra trong giai đoạn hiện nay Từ đó, đề xuất phương hướng, tầm nhìn đến năm 2030, hoạch định những giải pháp phù hợp, tạo hiệu quả cao trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Tiểu kết chương 1
Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, ở những mức độ khác nhau đã đề cập nhiều vấn đề liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng; về việc vận dụng tư tưởng này trong Công an nhân dân Thông qua số lượng và chất lượng các công trình nghiên cứu, cho thấy sự quan tâm, vào cuộc của các nhà khoa học, các nhà lãnh đạo, nhà quản lý đối với công tác phòng, chống tham nhũng Giá trị của các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận
án được thể hiện qua các nguồn tài liệu, sách chuyên khảo, tham khảo, các bài viết đăng trên các tạp chí, báo chí, các kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học, v.v… của các tác giả, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước Đã cung cấp nguồn tư liệu, nguồn tri thức quan trọng và nhiều gợi mở khoa học có giá trị tham khảo thiết thực
đối với tác giả luận án
Trang 10Tuy nhiên, còn thiếu những công trình tập trung nghiên cứu một cách hệ thống về phòng, chống tham nhũng theo tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như giá trị của nó đối với lực lượng Công an nhân dân Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài đã giúp cho tác giả luận án có cách nhìn toàn diện, khách quan, hệ thống về vấn đề nghiên cứu, thấy được những thành quả nghiên cứu đã đạt được
để kế thừa một cách phù hợp Đồng thời, xác định được mục tiêu và nội dung nghiên cứu của luận án một cách đúng đắn, tránh sự trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước đó
Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG
TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY
THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 2.1 Khái niệm cơ bản
2.1.1 Khái niệm tham nhũng
Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn đó để trục lợi, sách nhiễu, tham ô, nhận hối lộ hay cố ý làm sai chính sách, thể lệ, quy định chung của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức vì động cơ vụ lợi
2.1.2 Khái niệm phòng, chống tham nhũng
Là hoạt động tổ chức lực lượng, sử dụng các biện pháp, phương tiện cần thiết nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và đấu tranh, xử lý các hành vi tham
nhũng đảm bảo các yêu cầu về chính trị và pháp lý
2.1.3 Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng
Tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng là hệ thống quan điểm
lý luận toàn diện và sâu sắc về nguồn gốc, bản chất, tác hại của tham nhũng và về phương hướng, biện pháp phòng và chống tham nhũng; là kết quả của sự kế thừa, tiếp thu, vận dụng và phát triển sáng tạo những giá trị trong tư tưởng, văn hoá nhân loại, cốt lõi là chủ nghĩa Mác - Lênin về phòng, chống tham nhũng, phù hợp với điều kiện cụ thể của xã hội Việt Nam hiện đại, định hướng cho hoạt động phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
Trang 112.1.4 Khái niệm phòng, chống tham nhũng trong lực lượng Công an nhân dân Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Phòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam theo tư tưởng
Hồ Chí Minh: là sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng
vào việc tổ chức lực lượng, sử dụng các biện pháp, phương tiện cần thiết nhằm phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và đấu tranh xử lý các hành vi tham nhũng trong lực lượng Công an nhân dân, bảo đảm các yêu cầu về chính trị và pháp luật, góp phần xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh
2.2 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng
2.2.1 Vai trò, ý nghĩa của phòng, chống tham nhũng
2.2.1.1 Phòng, chống tham nhũng góp phần loại bỏ những tàn tích xấu xa của xã hội cũ và xây dựng xã hội mới
Hồ Chí Minh cho rằng tham nhũng là thứ xấu xa nhất của xã hội cũ, do lòng
tự tư, tự lợi, ích kỷ mà ra, do chế độ “người bóc lột người” mà ra Do vậy, muốn xây dựng một xã hội mới, một xã hội tự do bình đẳng, một xã hội liêm chính, thì phải tẩy cho sạch hết những thói xấu của xã hội cũ Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, đấu tranh phòng, chống tham nhũng giữ một vai trò hết sức quan trọng, là một cuộc cách mạng cải tạo xã hội cũ, tiêu diệt chế độ phong kiến, xây dựng một
xã hội mới tốt đẹp hơn
2.2.1.2 Phòng, chống tham nhũng là dân chủ
Theo Hồ Chí Minh, dân chủ là một trong những mục tiêu cao cả, xuyên suốt toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đấu tranh phòng, chống tham nhũng là thực hiện dân chủ Để thực hiện được dân chủ theo quan điểm của Hồ Chí Minh, phải dựa vào lực lượng quần chúng, đi đúng đường lối quần chúng Vì vậy, phong trào chống tham nhũng cần phải dựa vào lực lượng quần chúng để thành công
2.2.1.3 Phòng, chống tham nhũng tạo điều kiện để cách mạng mau đi tới thắng lợi
Thực hiện tốt cuộc đấu tranh chống tham nhũng sẽ giúp chính quyền trở nên trong sạch hơn, xứng đáng với niềm tin và sự hy sinh của chiến sĩ và đồng bào Thực hiện tốt chống tham nhũng sẽ kích thích mọi người hoàn thành kế hoạch tăng gia sản xuất và tiết kiệm tài sản, vật chất của Chính phủ và của Đoàn thể trong sự nghiệp kháng chiến kiến quốc Hơn nữa, góp phần chuẩn bị đầy đủ mọi
Trang 12điều kiện để tiến sang tổng phản công giành thắng lợi hoàn toàn, đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội
2.2.2 Biểu hiện, nguyên nhân của tham nhũng
2.2.2.1 Các hình thức biểu hiện của tham nhũng
Tham nhũng trực tiếp: là cán bộ nắm tiền, nắm quyền trong tay mà gian lận, tham lam, là ăn cắp trực tiếp Tham nhũng gián tiếp: là kém tinh thần trách nhiệm, không hoàn thành nhiệm vụ được giao, lãng phí thời gian, hiệu quả công việc thấp, đi muộn về sớm thậm chí bỏ công sở đi làm việc riêng
2.2.2.2 Nguyên nhân tham nhũng
* Nguyên nhân khách quan: do chế độ người bóc lột người, là căn bệnh do tàn dư của chế độ cũ để lại; từ phía nhân dân; do ô dù, bao che cho những kẻ phạm tội bất liêm; do việc thiếu kiểm soát quyền lực; do chế độ tư hữu gây ra
* Nguyên nhân chủ quan: từ phía cán bộ; bệnh quan liêu; chủ nghĩa cá nhân; ý thức phòng, chống tham nhũng chưa tốt
2.2.3 Tác hại của tham nhũng
2.2.3.1 Tác hại về chính trị
Tham nhũng có tác hại lớn về chính trị, ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế
độ, của đất nước, làm mục ruỗng hệ thống chính trị từ bên trong Tham ô, lãng phí, quan liêu là một thứ “nọc độc” hết sức nguy hiểm, nó là một hiện tượng của lịch sử, tàn dư của chế độ cũ có tác hại to lớn làm cản trở sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước sau khi cách mạng thành công Tham nhũng diễn ra làm cho quần chúng nhân dân hoài nghi vào sự nghiêm minh của pháp luật, vào sự trong sạch của hệ thống chính trị
2.2.3.2 Tác hại về kinh tế
Hồ Chí Minh đánh giá tham nhũng là một tệ nạn hết sức nguy hiểm, trực tiếp gây ra những thiệt hại về mặt tài sản của Nhà nước, của Nhân dân Tham nhũng tạo ra những tác hại lớn về kinh tế, làm thiệt hại cho nhiều chủ thể từ Nhà nước đến người dân, những người không có địa vị trong hệ thống chính trị
2.2.3.3 Tác hại về xã hội
Tham nhũng xâm phạm, thậm chí làm thay đổi, đảo lộn những chuẩn mực đạo đức xã hội, tha hóa đội ngũ cán bộ, đảng viên, là một trong những tác nhân cản trở sự phát triển, gây ra nghèo đói, bần cùng hoá lao động; gây mất đoàn kết,
còn xâm phạm đến những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc
Trang 132.2.4 Lực lượng và phương châm phòng, chống tham nhũng
2.2.4.1 Lực lượng phòng, chống tham nhũng
Lực lượng phòng, chống tham nhũng bao gồm sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sức mạnh của toàn thể quần chúng nhân dân Đồng thời, có sự tham gia của lực lượng thanh tra, lưc lượng báo chí, lực lượng công an
2.2.4.2 Phương châm phòng, chống tham nhũng
Phải luôn cẩn trọng, cảnh giác, có kế hoạch, trọng tâm, trọng điểm, tỉ mỉ; hài hòa, uyển chuyển giữa các yêu cầu về chính trị, pháp luật; phải tiến hành đấu tranh một cách triệt để với những căn bệnh mà cán bộ, đảng viên dễ mắc phải; phải kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền, giáo dục và cưỡng chế; phải giữ vững và gắn chặt với phương châm dựa vào Nhân dân, phát huy tài dân, trí dân, lực dân
đó là một hình thức tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về phòng, chống tham nhũng
2.2.5.2 Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có đức, có tài
Phải giáo dục để cán bộ, đảng viên không ngừng tu dưỡng đạo đức cách mạng, coi đó là nhiệm vụ vẻ vang của mỗi cán bộ, đảng viên Đối với lực lượng Công an nhân dân, Hồ Chí Minh rất chú trọng việc xây dựng nền tảng đạo đức cho cán bộ, chiến sĩ Lời Huấn thị cũng như kim chỉ nam của Công an nhân dân chính
là Sáu điều Bác Hồ dạy - Tư cách người Công an cách mệnh
2.2.5.3 Nêu cao tinh thần phê bình và tự phê bình trong phòng, chống tham nhũng
Theo Hồ Chí Minh, đây là vũ khí cần thiết và sắc bén, giúp sửa chữa sai lầm
và phát triển ưu điểm Tuy công an là của nhân dân, nhưng đồng thời phải biết phê bình người phạm sai lầm Trong nội bộ, công an cũng phải biết phê bình nhau, điều đó làm nên tính kỷ luật của lực lượng Công an nhân dân, cũng là biện pháp
để đẩy trừ nạn tham nhũng Tự phê bình và phê bình phải được tiến hành thường