1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực hiện pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội ở Việt Nam

215 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực hiện pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Yến
Người hướng dẫn PGS,TS Tô Văn Hòa, PGS,TS Trịnh Đức Thảo
Trường học Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 215
Dung lượng 2,56 MB

Nội dung

Thực hiện pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội ở Việt NamThực hiện pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội ở Việt NamThực hiện pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội ở Việt NamThực hiện pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội ở Việt NamThực hiện pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội ở Việt NamThực hiện pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội ở Việt NamThực hiện pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội ở Việt NamThực hiện pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội ở Việt NamThực hiện pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội ở Việt NamThực hiện pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội ở Việt NamThực hiện pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội ở Việt NamThực hiện pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội ở Việt NamThực hiện pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội ở Việt NamThực hiện pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội ở Việt NamThực hiện pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội ở Việt NamThực hiện pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội ở Việt NamThực hiện pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội ở Việt NamThực hiện pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội ở Việt NamThực hiện pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội ở Việt NamThực hiện pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội ở Việt NamThực hiện pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội ở Việt NamThực hiện pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội ở Việt NamThực hiện pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội ở Việt NamThực hiện pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội ở Việt NamThực hiện pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội ở Việt NamThực hiện pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội ở Việt NamThực hiện pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội ở Việt NamThực hiện pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội ở Việt NamThực hiện pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội ở Việt NamThực hiện pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội ở Việt NamThực hiện pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội ở Việt NamThực hiện pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội ở Việt NamThực hiện pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội ở Việt Nam

Trang 3

Tôi xin cam đoan: Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực, có nguồngốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Yến

Trang 4

Chương 1: TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI 81.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 81.2 Tình hình nghiên cứu nước ngoài 261.3 Đánh giá chung tình hình nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp

tục nghiên cứu 37

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẦU CỬ ĐẠI

BIỂU QUỐC HỘI 412.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thực hiện pháp luật về bầu cử

đại biểu Quốc hội 412.2 Nội dung pháp luật và hình thức thực hiện pháp luật về bầu cử

đại biểu Quốc hội 582.3 Các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về bầu cử đại biểu

Quốc hội 672.4 Thực hiện pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội ở một số nước

và giá trị tham khảo đối với Việt Nam 73

Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

VỀ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI Ở VIỆT NAM 863.1 Thực trạng pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội ở Việt Nam

hiện nay 863.2 Thực trạng thực hiện pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội ở

Việt Nam 97

Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI Ở VIỆT NAM 1524.1 Quan điểm bảo đảm thực hiện pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc

hội ở Việt Nam 1524.2 Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc

hội ở Việt Nam 157

KẾT LUẬN 185 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ 187 PHỤ LỤC 203

Trang 5

ĐBQH : Đại biểu Quốc hội

HĐBCQG : Hội đồng bầu cử quốc gia

HTCT : Hệ thống chính trị

THPL : Thực hiện pháp luật

UBTVQH : Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Trang 6

Bảng 3.1: Thống kê số người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, XV 107

Bảng 3.2: Số đơn thư khiếu nại, tố cáo trong bầu cử Quốc hội 126

Bảng 3.3: Thống kê số lượng đại biểu Quốc hội là phụ nữ, dân tộc thiểu số .144

Biểu đồ 3.1: Ý kiến về đánh giá năng lực làm việc, chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức làm công tác bầu cử đại biểu Quốc hội 104

Biểu đồ 3.2: Mức độ đầy đủ của thông tin để có sự lựa chọn chính xác đại biểu 112

Biểu đồ 3.3: Số lượng cử tri và tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu 117

Biểu đồ 3.4: Số lượng, cơ cấu đại biểu Quốc hội 119

Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số 120

Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ đại biểu Quốc hội là phụ nữ 120

Biểu đồ 3.7: Trình độ của đại biểu Quốc hội khóa XIV, XV 121

Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách 122

Biều đồ 3.9: Đánh giá chất lượng các buổi họp tiếp xúc cử tri 138

Biều đồ 3.10: Thực trạng chất lượng chương trình hành động của các ứng cử viên đại biểu Quốc hội 139

Biểu đồ 3.11: Tỷ lệ cử tri tham gia các buổi tiếp xúc cử tri 139

Biểu đồ 3.12: Tỷ lệ cử tri tìm hiều về các ứng cử viên trước khi bỏ phiếu 140

Biều đồ 3.13: Tỷ lệ mức độ cử tri quan tâm đến kết quả bầu cử 142

Biều đồ 3.14: Thực trạng bỏ phiếu của cử tri 142

Trang 7

Hình 3.1: Đem thùng phiếu cho cử tri cách ly tại nhà thực hiện quyền

bầu cử tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam 98Hình 3.2: Các cử tri đang bị tam giam, tạm giữ bỏ phiếu bầu cử tại Trại

tam giam số 1 Hà Nội 100Hình 3.3: Cử tri ghi phiếu và bỏ phiếu bầu tại điểm bỏ phiếu số 2

phường Phúc Xá, quận Ba Đình 101

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của luận án

Kể từ 77 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên ngày 06/1/1946, trải qua 15nhiệm kỳ hoạt động, Quốc hội Việt Nam đã từng bước đổi mới, đạt được nhiềuthành tựu quan trọng, góp phần quyết định thành công của cách mạng ViệtNam trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của ĐảngCộng sản Việt Nam Đó là minh chứng cho lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết,

ý chí tự lực, tự cường của dân tộc Việt Nam và thể hiện niềm tin vững chắccủa Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước Những thành tựu này là tài sản vôgiá cho các thế hệ đại biểu Quốc hội (ĐBQH) kế thừa và phát huy để hoànthành trọng trách cao quý của mình, xứng đáng với sự tin tưởng của Nhân dân

Những yêu cầu khách quan trong giai đoạn mới đòi hỏi việc tổ chứccũng như chất lượng hoạt động của Quốc hội cần phải được đổi mới, sáng tạo

và hiệu quả Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Ban Chấp hànhTrung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới đã xác định mộttrong những mục tiêu cụ thể đến năm 2030 là "Tiếp tục đổi mới tổ chức vànâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội; bảo đảm Quốc hội thực sự là cơquan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất,nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Hiếnpháp" [80] Để đạt được mục tiêu đó, đổi mới cơ chế bầu cử là một trongnhững giải pháp quan trọng, trong đó hướng đến xây dựng cơ chế để cử tri lựachọn được những người tiêu biểu về đức - tài, xứng đáng đại diện cho ý chí,nguyện vọng của Nhân dân trong Quốc hội

Hiện nay, hệ thống pháp luật về bầu cử ĐBQH với vị trí then chốt làLuật Bầu cử ĐBQH và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) năm 2015 (Luậtbầu cử năm 2015) đã ngày càng được hoàn thiện và bám sát với thực tiễn cuộcsống, phù hợp với tinh thần dân chủ trong Hiến pháp 2013 Đây là cơ sở pháp

Trang 9

lý để tiến hành các cuộc bầu cử dân chủ, đồng thời cũng là cơ sở quan trọngcho việc thực hiện pháp luật (THPL) về bầu cử ĐBQH một cách hiệu quả Tuynhiên, hai cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIV, XV vừa qua đã cho thấy nhữngkhoảng trống, kẽ hở và những dấu hiệu cần phải được nghiên cứu phân tích vàlàm sáng tỏ, để đảm bảo được tính toàn diện, đồng bộ và phù hợp trong tươngquan với các lĩnh vực khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Trong những năm gần đây, THPL về bầu cử ĐBQH đã có sự chuyểnbiến tích cực, bài bản, bám sát từng bước, từng khâu theo một quy trình chặtchẽ Ý thức tuân thủ, chấp hành, sử dụng pháp luật của các chủ thể liên quanđến lĩnh vực bầu cử ĐBQH ngày càng được nâng cao Các chủ thể áp dụngpháp luật bầu cử ĐBQH ngày càng hiệu quả hơn

Mặc dù vậy, cũng cần khẳng định rằng việc THPL về bầu cử ĐBQHcòn có những hạn chế, bất cập phải được khắc phục Các chủ thể THPL vềbầu cử ĐBQH chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình; việc thực hiệncác nguyên tắc bầu cử chưa được bảo đảm; việc tổ chức, thực thi pháp luật vềbầu cử ĐBQH còn mang tính hình thức Một số chủ thể do nhận thức còn hạnchế nên việc tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật về bầu cử ĐBQHchưa thực sự nghiêm Việc áp dụng pháp luật bầu cử ĐBQH của các chủ thểchưa phát huy được đầy đủ trách nhiệm của mình; còn xảy ra những sai sóttrong việc thẩm tra hồ sơ, lý lịch; tổ chức lấy ý kiến cử tri đôi khi còn hìnhthức, chiếu lệ nên vẫn để lọt vào danh sách một số ứng cử viên không đủ tiêuchuẩn Hoạt động của các chủ thể tham gia quy trình bầu cử ĐBQH chưa có

sự phối hợp thống nhất, dẫn đến tình trạng còn lúng túng, thiếu nhất quán,chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, gây không ít khó khăn trên thực tế

Thực tiễn trên đòi hỏi cần phải nhận diện rõ những tồn tại, hạn chế vàchỉ ra được nguyên nhân khách quan, chủ quan, đồng thời xác lập hệ thốngquan điểm, đề xuất được các giải pháp có tính khả thi cao nhằm bảo đảmTHPL về bầu cử ĐBQH ở Việt Nam trong thời gian tới Tuy nhiên, thời gian

Trang 10

qua, vấn đề về THPL bầu cử ĐBQH vẫn còn là khoảng trống, chưa được các

cơ quan quản lý nhà nước, các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu

Xuất phát từ yêu cầu lý luận và thực tiễn đó, nghiên cứu sinh lựa chọn

đề tài "Thực hiện pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội ở Việt Nam" làm

đề tài Luận án Tiến sĩ, ngành Lý luận và lịch sử Nhà nước và Pháp luật

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận, đánh giáthực trạng THPL về bầu cử ĐBQH ở Việt Nam, mục đích nghiên cứu củaluận án là xây dựng các quan điểm, đề xuất các giải pháp bảo đảm THPL vềbầu cử ĐBQH ở Việt Nam trong thời gian tới

2.2 Nhiệm vụ của luận án

Để đạt được mục đích nghiên cứu đặt ra, luận án cần thực hiện cácnhiệm vụ sau:

- Tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước liên quan đến

đề tài, đánh giá những giá trị của những công trình nghiên cứu trước đó và chỉ

ra những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu

- Phân tích làm rõ cơ sở lý luận THPL về bầu cử ĐBQH, gồm các vấn

đề như: xây dựng khái niệm, chỉ rõ đặc điểm, phân tích nội dung pháp luậtbầu cử ĐBQH và hình thức THPL về bầu cử ĐBQH; luận giải các vai tròcũng như điều kiện đảm bảo THPL về bầu cử ĐBQH

- Khảo cứu THPL về bầu cử ĐBQH ở một số nước trên thế giới, từ đórút ra những giá trị tham khảo cho Việt Nam

- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về bầu cử ĐBQH ở Việt Namhiện nay

- Phân tích, đánh giá thực trạng THPL về bầu cử ĐBQH ở Việt Namthời gian qua Từ đó chỉ ra các kết quả, hạn chế và nguyên nhân của thựctrạng đó

Trang 11

- Xác lập hệ thống quan điểm, đề xuất các giải pháp có tính khả thi caonhằm bảo đảm THPL về bầu cử ĐBQH ở Việt Nam trong thời gian tới.

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận, thực tiễnTHPL về bầu cử ĐBQH ở Việt Nam, dưới góc độ tiếp cận của ngành Lý luận

và lịch sử Nhà nước và pháp luật

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Luận án phân tích cơ sở lý luận, thực trạng THPL về

bầu cử ĐBQH ở Việt Nam Trong đó, luận án đánh giá thực trạng THPL vềbầu cử ĐBQH Việt Nam thông qua 4 hình thức tuân thủ pháp luật, chấp hànhpháp luật, sử dụng pháp luật, áp dụng pháp luật Luận án chủ yếu tập trungphân tích, đánh giá THPL về bầu cử ĐBQH đối với 06 nhóm quy định: 1) cácnguyên tắc bầu cử; 2) thành lập và hoạt động các tổ chức phụ trách bầu cử; 3)ứng cử và tuyển chọn ứng cử viên; 4) tuyên truyền, vận động bầu cử ĐBQH;5) lập danh sách cử tri, bỏ phiếu và xác định kết quả; 6) kiểm tra, giám sát; xử

lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo Từ đó đề xuất các quan điểm, giảipháp bảo đảm THPL về bầu cử ĐBQH ở Việt Nam thời gian tới

- Về không gian: Luận án nghiên cứu, đánh giá thực trạng THPL bầu cử

ĐBQH ở Việt Nam

- Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng THPL

bầu cử ĐBQH từ khi Hiến pháp 2013 và Luật bầu cử năm 2015 có hiệu lực;các số liệu chủ yếu trong 2 cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIV (2016-2021) vàkhóa XV (2021-2026)

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận

Luận án nghiên cứu các nội dung thuộc nội hàm của đề tài trên cơ sởcác quan điểm của học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan

Trang 12

điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước và pháp luật nói chung vàpháp luật về bầu cử nói riêng; các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về bầu

cử, trong đó bao gồm bầu cử ĐBQH trong điều kiện xây dựng và hoàn thiệnNhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Cơ sở lý luận nêu trên là nền tảng tư tưởng, lý luận để luận án nghiêncứu vấn đề THPL về bầu cử ĐBQH ở Việt Nam

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủnghĩa duy vật lịch sử, luận án đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thểsau:

- Phương pháp hệ thống, phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được

sử dụng xuyên suốt toàn bộ luận án, cụ thể:

+ Phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước cóliên quan đến vấn đề THPL về bầu cử ĐBQH ở Việt Nam Từ đó, chỉ ranhững kết quả nghiên cứu đã đạt được và những vấn đề luận án cần tiếp tụcnghiên cứu

+ Phân tích, tổng hợp tình hình THPL về bầu cử ĐBQH ở một số nướctrên thế giới và rút ra những giá trị tham khảo cho Việt Nam

+ Phân tích, tổng hợp số liệu, báo cáo về THPL về bầu cử ĐBQH thờigian qua, từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân củahạn chế của THPL về bầu cử ĐBQH ở Việt Nam

- Phương pháp so sánh: Phương pháp này chủ yếu được sử dụng tại

chương 2 Cụ thể, nghiên cứu sinh đã dùng phương pháp này để so sánh thựctiễn THPL về bầu cử ĐBQH ở một số nước trên thế giới, từ đó rút ra giá trịtham khảo cho Việt Nam Bên cạnh đó, phương pháp này ở mức độ nào đóđược nghiên cứu sinh sử dụng để so sánh THPL về bầu cử ĐBQH qua các kỳbầu cử

- Phương pháp logic - lịch sử: Phương pháp này được sử dụng nhiều tại

chương 3 nhằm phân tích, đánh giá thực trạng THPL về bầu cử ĐBQH ở ViệtNam trong từng giai đoạn lịch sử

Trang 13

- Phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp này sử dụng thu thập

thông tin, ý kiến về những vấn đề liên quan đến để tài Với phương pháp vàkết quả nghiên cứu này được tác giả sử dụng trong chương 3 của luận án

- Phương pháp thống kê, phân tích số liệu: Phương pháp này được sử

dụng chủ yếu ở chương 3 để nghiên cứu thực trạng THPL về bầu cử ĐBQH ởnước ta

5 Những đóng góp khoa học mới của luận án

Luận án là công trình khoa học chuyên khảo nghiên cứu một cáchtương đối hệ thống, toàn diện những vấn đề lý luận và thực trạng THPL vềbầu cử ĐBQH ở Việt Nam nên có những đóng góp khoa học mới sau:

- Luận án đã hệ thống hóa được các công trình khoa học đã được công

bố trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án, từ đó xác định đượcnhững vấn đề lý luận, thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu của luận án

- Luận án đã đưa ra được khái niệm THPL về bầu cử ĐBQH; chỉ rađược 5 đặc điểm và 5 vai trò của THPL về bầu cử ĐBQH

- Trên cơ sở nghiên cứu pháp luật và THPL về bầu cử ĐBQH của một

số nước trên thế giới, luận án cũng chỉ ra được một số giá trị tham khảo choTHPL về bầu cử ĐBQH ở Việt Nam hiện nay

- Luận án phân tích, đánh giá và chỉ ra được những kết quả và hạn chếcủa THPL về bầu cử ĐBQH ở Việt Nam thời gian qua Đồng thời chỉ ra đượcnguyên nhân khách quan và chủ quan của những kết quả, hạn chế đó

- Luận án đề xuất được 4 quan điểm và 6 giải pháp có tính khả thi nhằmbảo đảm THPL về bầu cử ĐBQH ở Việt Nam thời gian tới

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

6.1 Ý nghĩa về mặt lý luận

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm phong phú thêm kho tàng

lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, đồng thời cung cấp làm sáng tỏ một

số vấn đề lý luận THPL về bầu cử ĐBQH ở Việt Nam

Trang 14

6.2 Ý nghĩa về mặt thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các

cơ quan có thẩm quyền trong việc hoạch định, hoàn thiện chính sách, phápluật về bầu cử ĐBQH và đổi mới việc THPL về bầu cử ĐBQH ở nước ta hiệnnay Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học để các cơquan quản lý nhà nước, các tổ chức và cá nhân trong việc chỉ đạo và THPL vềbầu cử ĐBQH, đồng thời làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy trong các cơ sởgiáo dục, đào tạo về pháp luật

7 Kết cấu của Luận án

Bên cạnh phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,nội dung luận án được triển khai thành 4 chương, 11 tiết, cụ thể là:

Chương 1: Tổng quan công trình nghiên cứu liên quan đến thực hiệnpháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội

Chương 2: Cơ sở lý luận thực hiện pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hộiChương 3: Thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về bầu cử đạibiểu Quốc hội ở Việt Nam

Chương 4: Quan điểm và giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về bầu

cử đại biểu Quốc hội ở Việt Nam

Trang 15

Chương 1 TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI

1.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC

1.1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến lý luận bầu cử và pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội

* Đề tài khoa học

- Đề tài Cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội trong

thời kỳ đổi mới đất nước (2000 - 2004) [47] do Nguyễn Văn Thuận làm chủ

nhiệm, Văn phòng Quốc hội, Hà Nội Đây là đề tài nhánh của đề tài cấp Nhànước "Luận cứ khoa học để xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạtđộng của Quốc hội" Đề tài đã phân tích, làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh vềQuốc hội, và chứng minh tổ chức Quốc hội hiện nay là sự thể hiện đúng đắn

tư tưởng của Người Tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức,hoạt động của Quốc hội, địa vị pháp lý của Quốc hội và ĐBQH trong cơ chếquyền lực nhà nước Trên cơ sở đánh giá thực trạng tổ chức, hoạt động củaQuốc hội, đề tài đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm đổi mới tổ chức, hoạtđộng của Quốc hội, trong đó đặc biệt nhấn mạnh việc bảo đảm chất lượng bầu

cử ĐBQH cũng là bảo đảm chất lượng hoạt động của Quốc hội Việt Nam

- Đề tài cấp Nhà nước Xây dựng mô hình tổ chức, phương thức hoạt động của Quốc hội và Chính phủ trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân ở nước ta (2004) [9] do Trần Ngọc Đường

làm chủ nhiệm, đã tập trung phân tích cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt độngcủa Quốc hội trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Đây làmột công trình nghiên cứu lớn, có phạm vi và đối tượng nghiên cứu rất rộng,nội dung về bầu cử ĐBQH không phải là trọng tâm của đề tài nhưng nhómnghiên cứu đã gợi mở những khía cạnh nhằm đổi mới tổ chức, hoạt động củaQuốc hội, trong đó đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu đảm bảo chất lượng của cuộcbầu cử đề lựa chọn những ĐBQH ưu tú nhất

Trang 16

* Sách chuyên khảo, tham khảo

- Sách Sự hạn chế quyền lực nhà nước (2004) [5] Nguyễn Đăng Dung

chủ biên Cuốn sách gồm 8 chương, trong đó, tác giả dành một chương V đểbàn về vấn đề bầu cử với tính chất là một phương thức giới hạn quyền lực nhànước Theo tác giả, bầu cử không những là biện pháp dân chủ thành lập ra nhànước mà còn là biện pháp hạn chế hoạt động của nhà nước và là một phươngthức giới hạn quyền lực nhà nước Thông qua bầu cử người dân có thể lựachọn được những đại biểu đại diện cho mình trong các cơ quan quyền lựcnhưng nếu như đại biểu không còn khả năng thực hiện nhiệm vụ hoặc khôngcòn nhận được sự tín nhiệm của nhân dân thì cử tri có quyền bỏ phiếu bãimiễn đại biểu Ngoài ra, cuốn sách cũng đã khái lược lịch sử hình thành, pháttriển của bầu cử, các hình thức bầu cử và phân tích những đặc điểm nổi bậtcủa chế độ bầu cử ở một số quốc gia có nền dân chủ lâu đời

- Sách Quốc hội Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn (2005)

[18] của Văn phòng Quốc hội đã tập hợp nhiều bài viết nghiên cứu những vấn

đề lý luận chung về Quốc hội và quá trình hình thành, phát triển, tổ chức bộmáy, hoạt động của Quốc hội Việt Nam đã được đăng tải trên Tạp chí Nghiêncứu lập pháp Các bài viết đều đặc biệt nhấn mạnh về vị trí, vai trò quan trọngcủa ĐBQH Với những luận điểm khoa học và bài học thực tiễn, các bài viết

đã góp phần vào quá trình đổi mới của Quốc hội, nhất là trong dịp ban hànhLuật Tổ chức Quốc hội năm 2001 và các Nghị quyết của Quốc hội về quy chếhoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội Nội dung cuốn sách đượcnhiều nhà khoa học đánh giá cao, bởi nhiều vấn đề mà cuốn sách đề cập đềubắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống và nhiều vấn đề đang được tiếp tục nghiêncứu trong quá trình xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Quốc hội

- Sách Quốc hội Việt Nam trong Nhà nước pháp quyền (2007) [6] do

Nguyễn Đăng Dung chủ biên gồm 4 chương đã chỉ ra những đòi hỏi mới đốivới tất cả các cơ quan trong cấu thành bộ máy nhà nước theo yêu cầu của mộtnhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì

Trang 17

Nhân dân Đồng thời cuốn sách đã tìm ra những cách thức làm cho Quốc hộithực hiện tốt sự ủy thác, tin tưởng của Nhân dân trong điều kiện xây dựngNhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay Đặc biệt, cuốn sách đã phân tíchtrình tự bầu cử ĐBQH, quyền và nghĩa vụ của ĐBQH, khẳng định "Trong hệthống các cơ quan nhà nước, trừ Quốc hội, không có cơ quan nhà nước nào lạiđược nhân dân toàn quốc bầu ra một cách trực tiếp" [6].

- Sách Mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội và

Chính phủ trong nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008)

[32] của Trần Ngọc Đường, Ngô Đức Mạnh Cuốn sách đã làm rõ cơ sở lýluận của việc đổi mới mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của Quốchội và Chính phủ trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Đồng thời, nhóm tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng mô hình tổ chức vàphương thức hoạt động của Quốc hội, Chính phủ ở nước ta và đưa ra quanđiểm, giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức phương thức hoạtđộng của Quốc hội, Chính phủ trong những năm tiếp theo

- Sách chuyên khảo Quốc hội Việt Nam: Tổ chức, hoạt động và đổi mới

(2010) [27] của Phan Trung Lý cho rằng bầu cử là yếu tố quan trọng để Nhândân thực hiện quyền làm chủ và là thước do của dân chủ Nếu như quyền bầu

cử, ứng cử của người dân không được thực hiện triệt để trên thực tế thì sẽkhông có dân chủ thực chất Cuốn sách đã làm rõ những vấn đề cơ bản nhấtcủa pháp luật về bầu cử như: nguyên tắc bầu cử; quyền bầu cử, ứng cử; cácquy định về tổ chức bầu cử… Ngoài ra, tác giả đã nghiên cứu quá trình hìnhthành, phát triển, hoàn thiện của pháp luật về bầu cử ĐBQH nước ta qua cácphương diện chính như: hoàn thiện các quy định về nguyên tắc bầu cử; bảođảm quyền bầu cử, ứng cử của công dân; giải quyết tốt hơn mối quan hệ về cơcấu và tiêu chuẩn; hoàn thiện cơ chế bảo đảm hiệp thương…

- Sách Quốc hội Việt Nam - Bảy mươi năm hình thành và phát triển

(2015) [17] của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) là công trình tổnghợp các bài tham luận của các nhà khoa học nhằm đánh giá nghiêm túc, khách

Trang 18

quan những thành tựu đạt được, những đóng góp to lớn, đồng thời rút ranhững bài học kinh nghiệm, hạn chế còn tồn tại trong chặng đường 70 nămphát triển vẻ vang của Quốc hội Việt Nam Kỷ niệm 70 năm ngày Tổng tuyển

cử đầu tiên cũng là dịp kỷ niệm 70 năm ngày ra đời của Quốc hội Việt Nam.Cuốn sách đã chỉ ra những bài học kinh nghiệm và việc vận dụng những bàihọc đó trong quá trình tổ chức, hoạt động của Quốc hội trong những nhiệm kỳtiếp theo Đặc biệt, trong cuốn sách có bài viết của Bùi Xuân Đức "Thànhcông của cuộc bầu cử ĐBQH năm 1946 ở Việt Nam và những bài học rút ranhằm tiếp tục đổi mới công tác bầu cử trong thời gian tới" đã nêu ra ý nghĩalịch sử, thành công của cuộc Tổng tuyển cử năm 1946 mang lại Bên cạnh đó,tác giả đã rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc hoàn thiện chế độ bầu cử

ở Việt Nam phù hợp hơn trong điều kiện hiện nay

- Sách Bàn về Quốc hội và những thách thức của khái niệm (2017) [7]

của Nguyễn Sĩ Dũng Cuốn sách chứa đựng những trăn trở của tác giả đượctích lũy trong quá trình công tác Trong lĩnh vực bầu cử, tác giả luôn suy nghĩnhững vấn đề như: Khi cuộc bầu cử xong, liệu cử tri có còn nhớ đến tên ứng

cử viên mà mình đã bỏ phiếu không? Kiêm nhiệm nhiều việc, các đại biểuliệu có còn thời giờ và tâm trí để làm tốt những điều cử tri mong muốn ở mộtngười đại biểu? Những vấn đề về bầu cử ĐBQH được tác giả đề cập chủ yếu

ở mục 7, 10 của phần II Tác giả đã chỉ ra những bất cập khi các đại biểu doTrung ương giới thiệu thì đều phải về ứng cử ở các tỉnh hay việc tham gia tiếpxúc cử tri của các cử tri "đặc biệt" Theo tác giả, bầu cử ở nước ta không chỉđược thực hiện theo tiêu chuẩn và còn phải theo cơ cấu, mà đôi khi chất lượng

và cơ cấu không thống nhất với nhau Nhân dân bỏ phiếu lựa chọn ai cũngchính là ủy quyền cho người đó thay mặt mình điều hành đất nước Chấtlượng của các cuộc bầu cử phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần trách nhiệm cũngnhư sự sáng suốt của cử tri

- Sách Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực với việc sửa đổi

Hiến pháp 1992 (2012) [10] của Trần Ngọc Đường đã đưa ra được quan niệm

về

Trang 19

quyền lực, phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực nhà nước trong lịch sử.Tác giả nhận định chế độ bầu cử là một trong những phương thức để kiểm soátquyền lực Theo đó, tác giả cho rằng, bầu cử và bãi miễn đại biểu là phươngthức hữu hiệu để người dân kiểm soát quyền lực nhà nước Người dân cóquyền bầu đại biểu thì cũng có quyền bãi miễn đại biểu khi không đạt được tínnhiệm Bởi vậy, hoàn thiện pháp luật về bầu cử là một giải pháp nhằm tăngcường phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước của Nhân dân.

* Các Luận án

- Luận án Tiến sĩ Luật học Hoàn thiện pháp luật về đại biểu Quốc hội ở

Việt Nam hiện nay (2009) [44] của Nguyễn Đình Quyền, Học viện Chính trị

-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh Luận án đã làm rõ cơ sở lý luận hoànthiện pháp luật về ĐBQH; phân tích, đánh giá thực trạng của pháp luật vềĐBQH ở Việt Nam Trên cơ sở đó, luận án đưa ra những quan điểm, giảipháp nhằm hoàn thiện pháp luật ở Việt Nam Có thể thấy rằng, kết quả nghiêncứu của luận án đã góp phần xây dựng, bổ sung, hoàn thiện khung pháp lýlàm nền tảng cho hoạt động của ĐBQH như Hiến pháp năm 2013, Luật Tổchức Quốc hội năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), Luật Tổ chức chínhquyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) …

- Luận án Tiến sĩ Luật học Những vấn đề lý luận và thực tiễn về Quốc

hội - Cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân Việt Nam (2015) [13] của

Nguyễn Thúy Hoa đã nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về Quốchội; đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của Quốc hội và từ đó đề xuấtquan điểm, giải pháp đảm bảo Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất củaNhân dân Luận án khẳng định "đại diện" của Quốc hội là đại diện chính trị,được thiết lập trên cơ sở pháp luật quốc gia và thông qua bầu cử của cử trinhằm lựa chọn đại biểu đại diện cho mình thực hiện quyền lực nhà nước

- Luận án Tiến sĩ Luật học Hoạt động của đại biểu Quốc hội ở Việt

Nam hiện nay (2019) [14] của Nguyễn Thị Hoàn xây dựng hệ thống kiến thức

lý luận về ĐBQH cũng như hoạt động của ĐBQH ở Việt Nam; đánh giá

Trang 20

khách quan thực trạng quy định của pháp luật và thực trạng hoạt động củaĐBQH, chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân nhằm tạo cơ sở

để đề xuất quan điểm, giải pháp bảo đảm cho hoạt động của ĐBQH Trong sốcác giải pháp luận án đưa ra, có một số giải pháp liên quan trực tiếp đến quátrình THPL về bầu cử ĐBQH như việc tổ chức thực hiện các khâu giới thiệuứng cử ĐBQH; hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn ĐBQH phù hợp với yêu cầuthực tiễn; hoàn thiện quy trình tổ chức hiệp thương nhằm lựa chọn, giới thiệungười ứng cử ĐBQH …

- Luận án Tiến sĩ Luật học Pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và

đại biểu HĐND ở nước ta hiện nay (2018) [20] của Đào Đoan Hùng Luận án

nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về bầu cử ĐBQH và HĐND,đặc biệt luận án đã góp phần xây dựng hệ thống tư duy lý luận vững chắc vềpháp luật bầu cử thông qua việc phân tích làm rõ mối quan hệ giữa Đảng cầmquyền - Nhà nước - Nhân dân thông qua bầu cử, cơ chế kiểm soát quyền lực

và mối quan hệ giữa pháp luật bầu cử và thực hành dân chủ Qua việc đánhgiá thực trạng pháp luật về bầu cử ở Việt Nam, luận án đã chỉ ra được ưuđiểm, hạn chế và nguyên nhân ưu điểm, hạn chế của pháp luật về bầu cửĐBQH và HĐND Từ đó, luận án đã đề xuất và giải pháp hoàn thiện pháp luật

về bầu cử phù hợp với điều kiện phát triển đất nước, góp phần hoàn thiện Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Luận án Tiến sĩ Chính trị học Vai trò của Quốc hội trong xây dựng

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (2019) [29] của

Trần Thị Mai đã tiếp cận bầu cử ĐBQH - một hình thức ủy quyền của Nhândân Luận án đã khái quát những kết quả đạt được trong quá trình bầu cử củanhững nhiệm kỳ qua và chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân của những hạnchế trong bầu cử những nhiệm kỳ gần đây Từ đó, luận án chỉ ra những giảipháp như phải đổi mới hoạt động bầu cử cũng như phải đổi mới nhận thức về

vị trí, vai trò của ĐBQH nhằm phát huy vai trò của Quốc hội trong xây dựngNhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Trang 21

- Luận án Tiến sĩ Luật học Pháp luật về dân chủ trực tiếp ở Việt Nam

(2019) [8] của Nguyễn Thị Dung đã nghiên cứu tổng thể những vấn đề lý luậnchung về dân chủ trực tiếp Trong đó, tác giả đưa ra nhận định người dânthông qua bầu cử để lựa chọn người đại diện của mình để thay mặt mình quản

lý đất nước thì việc bầu cử chính là phương thức tạo lập nền dân chủ đại diện.Tuy nhiên, hành vi trực tiếp bỏ phiếu bầu chính là thể hiện ý chí trực tiếp, trựctiếp tác động nên chính sách, tác động đến việc quản lý nhà nước Vì vậy, bảnthân hành vi trực tiếp bỏ phiếu bầu cử chính là một phương thức thực hiện dânchủ trực tiếp Ngoài ra, luận án đã đánh giá được thực trạng pháp luật về dânchủ trực tiếp qua phương thức bầu cử, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế của phápluật về bầu cử Từ đó, luận án đã đưa ra giải pháp cần phải hoàn thiện quy địnhcủa pháp luật bảo đảm thực hiện quyền bầu cử, ứng cử đại biểu dân cử

* Các bài tạp chí

- Bài viết ''Chế độ bầu cử và việc xây dựng mối quan hệ gắn bó chặtchẽ và có trách nhiệm giữa đại biểu Quốc hội với cử tri'' [89] của Phan VănNgọc Bài viết đã làm rõ vai trò, phân tích tác động của chế độ bầu cử đếnviệc tạo dựng mối quan hệ giữa ĐBQH với cử tri và đề xuất ý kiến nhằmhoàn thiện chế độ bầu cử ĐBQH nhằm tăng cường mối quan hệ gắn bó, tráchnhiệm giữa ĐBQH và cử tri

- Bài viết ''Cơ cấu, tiêu chuẩn cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND''[98] của Tạ Thị Yên, đã tập trung làm rõ những nội dung về cơ cấu, thànhphần, số lượng, tiêu chuẩn của ĐBQH, đại biểu HĐND Bên cạnh đó, bài viết

đã chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong việc xác định, cơ cấu, thành phầnĐBQH của các khóa, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượngĐBQH trong thời gian tới

- Bài viết ''Bảo đảm chất lượng đại biểu Quốc hội để nâng cao năng lực,hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước'' [93] của Bùi Ngọc Thanh, đã phântích một số quy định chung về các chức danh cao cấp trong bộ máy nhà nước

do Quốc hội bầu trong số các ĐBQH và những tiêu chuẩn cụ thể của ĐBQH

Trang 22

Bài viết nhận định chất lượng ĐBQH quyết định hiệu quả hoạt động củaQuốc hội qua việc đánh giá các chức năng hoạt động của Quốc hội là lậppháp, giảm sát tối cao đối với hoạt động nhà nước và quyết định các vấn đềquan trọng của đất nước qua các thời kỳ.

- Bài viết ''Bầu cử và dân chủ - Tiếp cận từ các nguyên tắc bầu cử hiếnđịnh'' [94] của Nguyễn Thị Thục, đã phân tích các nguyên tắc bầu cử qua cácbản Hiến pháp Việt Nam và việc vận dụng các nguyên tắc bầu cử được ghinhận trong Hiến pháp 2013 vào tiến trình bầu cử ĐBQH ở Việt Nam hiệnnay Bài viết chỉ ra xu hướng hoàn thiện các nguyên tắc bầu cử trên thế giới

và nêu ra một số điều kiện bảo đảm thực hiện các nguyên tắc bầu cử

- Bài viết ''Pháp luật bầu cử ở Việt Nam - Lịch sử phát triển và một sốvấn đề đặt ra'' [87] của Đặng Minh Tuấn, Nguyễn Hải Long Bài viết đã đi sâunghiên cứu quá trình hình thành, phát triển của pháp luật bầu cử ở Việt Namqua các giai đoạn từ năm 1945 đến nay, đặc biệt gắn với sự ra đời của các bảnHiến pháp Việt Nam Bên cạnh những thành tựu đã đạt được của pháp luậtbầu cử nước ta, nhóm tác giả đã chỉ rõ những hạn chế, bất cập của pháp luậtbầu cử hiện hành Đây là cơ sở để bài viết đưa ra những giải pháp hoàn thiệnpháp luật bầu cử ở nước ta trong thời gian tới

- Bài viết ''Bảo đảm dân chủ và đúng luật trong công tác hiệp thươnglựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV'' [83] của TrầnThị Dung Bài viết đã khẳng định dân chủ và pháp luật là yêu cầu quan trọnghàng đầu của toàn bộ cuộc bầu cử ĐBQH nói chung và quá trình hiệp thươnglựa chọn, giới thiệu người ứng cử ĐBQH nói riêng Công tác hiệp thươngluôn mang tính dân chủ rộng rãi có sự tham gia đông đảo của các tầng lớpnhân dân thông qua hệ thống Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp Đây là cơhội để cử tri cả nước bày tỏ quan điểm của mình đối với người được lựa chọn,giới thiệu bầu ĐBQH Bài viết đề xuất các giải pháp để công tác hiệp thươngdiễn ra dân chủ, đúng luật nhằm lựa chọn, giới thiệu những người ứng cử tiêubiểu, nổi trội trong danh sách ứng cử viên ĐBQH

Trang 23

1.1.2 Các công trình nghiên cứu liên quan đến thực hiện pháp luật

và thực hiện pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội

1.1.2.1 Các công trình khoa học nghiên cứu về thực hiện pháp luật nói chung

- Sách Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hành pháp luật (2009)

[31] của Nguyễn Văn Mạnh tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận chung

về THPL như khái niệm, đặc điểm, hình thức và các yếu tố đảm bảo THPL…Tác giả đã đánh giá thực trạng hiệu quả THPL ở Việt Nam, chỉ ra nhữngthành tựu đạt được trong hoạt động THPL cũng như những hạn chế, bất cậpcòn tồn tại trong việc tổ chức THPL ở Việt Nam thời gian qua Ngoài ra, cuốnsách đã phân tích thực trạng THPL trên một số lĩnh vực như lập hiến, lậppháp, THPL của Quốc hội, HĐND…

- Sách Thực hiện và áp dụng pháp luật ở Việt Nam (2009) [2] của

Nguyễn Minh Đoan Đây là công trình khoa học nghiên cứu trực tiếp về vấn

đề THPL Cuốn sách bao gồm 5 chương Tại Chương 1 của cuốn sách, tác giả

đã đi sâu phân tích, làm rõ những nội dung lý luận về THPL như: khái niệm,đặc điểm, mục đích, ý nghĩa của THPL Đồng thời, tác giả phân tích pháp luậtđược hiện thực hóa qua các hình thức THPL như thi hành pháp luật, tuân thủpháp luật, sử dụng pháp luật, áp dụng pháp luật Chương 2, tác giả đã đi sâulàm rõ những nội dung về áp dụng pháp luật, các trường hợp và nguyên tắc ápdụng pháp luật Chương 3, tác giả phân tích các giai đoạn của quy trình THPL

và THPL gồm: phân tích, đánh giá các tình tiết, điều kiện, hoàn cảnh sự việc

để lựa chọn chính xác các quy phạm pháp luật và làm rõ ý nghĩa, nội dungcủa quy phạm đó khi áp dụng pháp luật Chương 4, tác giả phân tích các yếu

tố bảo đảm THPL ở Việt Nam Chương 5, tác giả bàn về hiệu quả THPL, đề

ra các tiêu chí đánh giá hiệu quả THPL và đề xuất các giải pháp nhằm nângcao hiệu quả THPL ở Việt Nam hiện nay

- Sách Thực hiện, áp dụng và giải thích pháp luật ở Việt Nam (2019)

[4] của Nguyễn Minh Đoan và Nguyễn Minh Đức Đây là một ấn phẩm

Trang 24

chuyên khảo về THPL Cuốn sách gồm 8 chương Chương 1 tác giả đưa rakhái niệm, ý nghĩa và đánh giá tình hình tổ chức THPL và THPL ở Việt Nam.Chương 2, chương 3 tác giả đã bàn về nội dung hoạt động tổ chức THPL, bảođảm và hiệu quả THPL; áp dụng khi có xung đột xảy ra giữa các quy phạmpháp luật; áp dụng pháp luật khi thiếu pháp luật, quyết định áp dụng phápluật Các chương còn lại, cuốn sách đi sâu làm rõ những nội dung xung quanh

áp dụng pháp luật như phân tích, đánh giá chính xác sự việc xảy ra để lựachọn quy phạm pháp luật phù hợp trong trường hợp áp dụng pháp luật và cácbước của quá trình áp dụng pháp luật

- Bài viết ''Các yếu tố tác động đến THPL của công dân ở nước ta hiệnnay'' [92] của Hoàng Thị Kim Quế, đã phân tích nhận thức chung về THPLcủa công dân dựa trên hai phương diện hành vi: không thực hiện hành vi tráipháp luật và thực hiện hành vi hợp pháp Đồng thời, tác giả đã phân tíchnhững yếu tố khách quan, chủ quan có ảnh hưởng, tác động đến THPL củacông dân Bài viết đã nhận diện một số yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến ý thức,hành vi pháp luật của công dân như: đạo đức, lối sống, niềm tin, thói quen,pháp luật… và đây là cơ sở để tác giả đề xuất các giải pháp đảm bảo hiệu quảTHPL của công dân ở nước ta hiện nay

1.1.2.2 Các công trình nghiên cứu thực hiện pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội ở Việt Nam

* Đề tài nghiên cứu khoa học

- Đề tài cấp Bộ Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới chế độ bầu cử ở Việt

Nam hiện nay (2014) [45] do Thái Vĩnh Thắng làm chủ nhiệm Đề tài nghiên

cứu lịch sử hình thành, các giai đoạn phát triển của chế độ bầu cử ở nước ta

và những vấn đề chung nhất về bầu cử như: khái niệm, bản chất, vai trò củabầu cử; nguyên tắc bầu cử; chế độ bầu cử của một số nước trên thế giới.Chương 2 của đề tài đã đánh giá thực trạng, chỉ ra những điểm hạn chế còntồn tại của chế độ bầu cử ở nước ta theo những nội dung như việc thực thi cácnguyên tắc bầu của; đơn vị bầu cử; tổ chức phụ trách bầu cử; phương pháp

Trang 25

xác định kết quả bầu cử Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất giải pháp khắc phục như:

bổ sung và bảo đảm thực hiện các nguyên tắc bầu cử; tổ chức độc lập hai loạiđơn vị bầu cử cho bầu cử ĐBQH và bầu cử đại biểu HĐND; thực hiện bầu cửhai vòng; thành lập cơ quan phụ trách thực hiện bầu cử là Hội đồng bầu cử quốcgia (HĐBCQG); đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng về bầu cử

- Đề tài cấp Bộ Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện chế độ bầu cử ở

nước ta phù hợp với Hiến pháp (2017) [26] do Đặng Đình Luyến làm chủ

nhiệm đã phân tích những vấn đề cơ bản nhất về chế độ bầu cử như khái niệmbầu cử, vai trò của bầu cử và mối quan hệ giữa bầu cử và đảng chính trị, đặcbiệt đề tài đã đưa ra được tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của chế độ bầu

cử, chế độ bầu cử của một số quốc gia trên thế giới Đề tài đã nghiên cứu lịch

sử pháp luật về chế độ bầu cử ở nước ta gắn liền với 4 bản Hiến pháp (1946,

1959, 1980, 1992), chỉ ra được những nội dung kế thừa cũng như những điểmkhác nhau, hạn chế còn tồn tại giữa các giai đoạn Điểm nổi bật của đề tài là

đã phân tích các quy định trong Hiến pháp 2013 có liên quan đến bầu cử, cụthể hóa quy định của Hiến pháp 2013 trong Luật bầu cử năm 2015 Trên cơ sở

đó, đề tài đã kiến nghị 3 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện chế độ bầu cử ởnước ta: nhóm giải pháp chung về nhận thức lý luận; nhóm giải pháp về hoànthiện pháp luật; nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện

* Sách chuyên khảo, tham khảo

- Sách chuyên khảo Chế độ bầu cử của một số nước trên thế giới

(1997) [1] của Vũ Hồng Anh, tác giả đưa ra quan điểm "bầu cử là thủ tục màtheo đó một nhóm người xác định bầu ra một hay nhiều người để thực hiệnchức năng xã hội nào đó" và "chế độ bầu cử là tổng thể các quan hệ xã hội cótrật tự gắn với cuộc bầu cử vào cơ quan nhà nước Trung ương và địa phương.Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã nhóm các quy định pháp luật điềuchỉnh cuộc bầu cử thành ba nhóm: Nhóm các quy định điều chỉnh thủ tục traoquyền bầu cử cho công dân; nhóm các quy định điều chỉnh việc tổ chức, tiếnhành bầu cử; nhóm các quy định xác định kết quả bầu cử và phương phápphân

Trang 26

bổ ghế đại biểu Ngoài ra, cuốn sách đã phân tích những vấn đề cơ bản nhất vềbầu cử, các nguyên tắc, tổ chức và trình tự tiến hành bầu cử, phương pháp phânghế đại biểu… và để từ đó tác giả đã trình bày nội dung căn bản của chế độbầu cử tại một số quốc gia trên thế giới như Anh, Áo, Bỉ, Bồ Đào Nha

- Sách chuyên khảo Hệ thống bầu cử ở Anh, Mỹ và Pháp: Lý thuyết và

hiện thực (2009) [41] của Lưu Văn Quảng đã chỉ ra những cách tiếp cận khác

nhau về bầu cử, trong lĩnh vực chính trị, khái niệm bầu cử được sử dụng theonghĩa hẹp "Đó là quá trình một nhóm người (cử tri) chọn ra một nhóm ngườinhỏ hơn (người được bầu) đại diện cho họ và đưa ra các quyết định nhân danhhọ" Cuốn sách gồm 3 chương Trong đó, những vấn đề lý luận của hệ thốngbầu cử ở các nước phương Tây được trình bày tập trung tại Chương 1 nhưkhái niệm hệ thống bầu cử, chức năng của hệ thống bầu cử, nguyên tắc vàtrình tự tiến hành bầu cử… Chương 2, tác giả đã phân tích, làm rõ những đặctrưng hoạt động bầu cử của ba loại hệ thống chính trị (HTCT) điển hình là hệthống cộng hòa đại nghị (Anh), hệ thống cộng hòa lưỡng tính (Pháp) và hệthống cộng hòa tổng thống (Mỹ) Chương 3, tác giả chỉ ra những giá trị phổbiến cũng như hạn chế của hệ thống bầu cử ở Anh, Mỹ, Pháp, từ dó đưa ranhững gợi mở cho việc đổi mới, hoàn thiện công tác bầu cử ở Việt Nam theohướng dân chủ và khoa học

- Sách chuyên khảo Đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Quốc hội

(2011) [28] của Phan Trung Lý chủ biên đã hệ thống lịch sử quá trình bầu cửcác khóa Quốc hội, quy trình, kỹ năng cần thiết để ĐBQH thực hiện tốt nhiệm

vụ đại biểu của mình Trên cơ sở phân tích địa vị pháp lý của ĐBQH, cuốnsách đã nghiên cứu những vấn đề chung nhất về ĐBQH và bầu cử ĐBQH,đồng thời đánh giá thực trạng của chế độ bầu cử ĐBQH trên những phươngdiện: nguyên tắc bầu cử, cơ cấu và số lượng đại biểu; quá trình hiệp thương;đơn vị bầu cử và xác định kết quả bầu cử… chỉ ra những thành tựu đạt đượccũng như những tồn tại trong thực tiễn bầu cử ở nước ta Từ thực trạng vànhững vấn đề đặt ra, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa

Trang 27

hiệu quả hoạt động của ĐBQH sao cho xứng đáng với sự tin tưởng của quầnchúng nhân dân Một đóng góp rất quan trọng của cuốn sách là đã làm rõnhững điểm mới, tiến bộ trong bầu cử ĐBQH khóa XIII như bầu cử ĐBQH

và đại biểu HĐND được diễn ra trong cùng một ngày; quy định cụ thể hơn sốlượng người ứng cử đại mỗi đơn vị bầu cử; điều chỉnh quy định về cơ cấu,thành phần, số lượng ĐBQH nhằm đảm bảo sự thống nhất trong công tác bầu

cử ở mỗi địa phương…

- Sách Các thiết chế hiến định độc lập - Kinh nghiệm quốc tế và triển

vọng ở Việt Nam (2013) [24] của Viện Chính sách công và pháp luật Cuốn

sách gồm 7 phần, mỗi phần bao gồm các bài viết của các chuyên gia, nhàkhoa học về một thiết chế được hiến định Tại phần 3 bàn luận về cơ quan bầu

cử quốc gia qua bài viết "cơ quan bầu cử quốc gia trên thế giới và việc hiếnđịnh cơ quan này trong Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2013 của Việt Nam" của

TS Vũ Công Giao Tại bài viết, tác giả đã đưa ra khái niệm cơ quan bầu cửquốc gia và chức năng, nhiệm vụ của cơ quan này trong cuộc bầu cử Tác giả

đã làm rõ 3 loại mô hình cơ quan tổ chức bầu cử chính trên thế giới là môhình cơ quan bầu cử độc lập, mô hình cơ quan bầu cử thuộc chính phủ và môhình cơ quan bầu cử hỗn hợp; đồng thời tác giả chỉ ra những ưu, nhược điểmcủa mỗi mô hình, nghiên cứu vận dụng để thành lập cơ quan bầu cử quốc gia

ở Việt Nam phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nước nhà

- Sách Xây dựng và hoàn thiện cơ chế nhân dân thực hiện quyền lực

nhà nước bằng dân chủ trực tiếp - Cơ sở lý luận và thực tiễn (2017) [39] của

Phan Trung Lý và Đặng Xuân Phương (Đồng chủ biên) nghiên cứu vấn đềbầu cử là một hình thức dân chủ trực tiếp và rõ nét nhất trong việc thể hiện ýchí của toàn dân được trực tiếp can dự vào công việc tổ chức nên bộ máy nhànước Theo tác giả, bầu cử là việc từng cử tri được trực tiếp bằng hành vi bỏphiếu quyết định người đại diện của mình trong cơ quan quyền lực nhà nước.Thực chất đây là hành vi cho phép cử tri trực tiếp thành lập bộ máy Nhà nướcnên có thể coi bầu cử là một trong những hình thức dân chủ trực tiếp cao nhất

Trang 28

Với cách tiếp cận đó, cuốn sách đã đánh giá thực trạng thực hiện dân chủ trựctiếp qua bầu cử gồm các nội dung như: thực trạng quy định pháp luật và thựctrạng việc bảo đảm quyền bầu cử, ứng cử của cử tri cả nước Từ đó, đề raphương hướng, giải pháp hoàn thiện cơ chế nhân dân thực hiện quyền lực nhànước thông qua bầu cử.

* Các Luận án

- Luận án Tiến sĩ Luật học Cơ sở lý luận của việc đổi mới cơ cấu tổ

chức và phương thức hoạt động của Quốc hội ở Việt Nam hiện nay (2003)

[48] của Lê Thanh Vân, đã nghiên cứu cơ sở lý luận về quyền lực nhà nướccũng như vị trí, tính chất, phương thức hoạt động của Quốc hội trong việcthực hiện quyền lực nhà nước Trọng tâm của nội dung luận án là đi sâu phântích hệ thống các quy định của pháp luật, đồng thời đánh giá thực trạng cơ cấu

tổ chức, phương thức hoạt động của Quốc hội qua các thời kỳ Trên cơ sở đó,luận án đã đề xuất các phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và tổchức thực hiện các quy định đó trên thực tế

- Luận án Tiến sĩ Chính trị học Hoàn thiện chế độ bầu cử đại biểu Hội

đồng nhân dân ở Việt Nam hiện nay (2008) [23] của Vũ Thị Loan Tuy đây là

công trình nghiên cứu về chế độ bầu cử đại biểu HĐND nhưng tác giả đã đưa

ra những nhận định, đánh giá về chế độ bầu cử nói chung Luận án đã tậptrung nghiên cứu quy trình bầu cử đại biểu HĐND và đánh giá được thựctrạng bầu cử đại biểu HĐND thời gian vừa qua Tác giả đưa ra một số địnhhướng nhằm hoàn thiện chế độ bầu cử đại biểu HĐND, trong đó đặc biệt nhấnmạnh đến đổi mới nhận thức và phương thức lãnh đạo của Đảng về bầu cửnhư công tác nhân sự, thực hiện quy trình giới thiệu mở rộng, không hạn chếđảng viên tự ứng cử và phải xem việc cử tri bỏ phiếu cho ứng cử viên là đảngviên cũng là dịp kiểm chứng niềm tin của Nhân dân vào Đảng

- Luận án Tiến sĩ Luật học Chế độ bầu cử ở nước ta: Những vấn đề lý

luận và thực tiễn (2009) [34] của Vũ Văn Nhiêm, đã phân tích cơ sở lý luận

về chế độ bầu cử trong xã hội dân chủ ở Việt Nam như: khái niệm, bản chất,

Trang 29

vai trò của bầu cử; nội dung cơ bản của bầu cử như nguyên tắc bầu cử, quyềnbầu cử, ứng cử… Luận án đã nghiên cứu sự phát triển của chế độ bầu cử ởnước ta từ cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc dân đại hội đầu tiên năm 1946 đếnnay Đánh giá những thành tựu đã đạt được cũng như chỉ ra những vấn đề còntồn tại của chế độ bầu cử ở nước ta Trên cơ sở đó, luận án đưa ra những quanđiểm, giải pháp hoàn thiện chế độ bầu cử trong điều kiện xây dựng Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa của nước ta.

- Luận án Tiến sĩ Luật học Bảo đảm tính đại diện của Quốc hội đáp

ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay (2014) [11] của Hoàng Minh Hiếu, đã tập trung làm sáng tỏ vấn đề lý

luận và thực tiễn của việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội Trên cơ sởđánh giá thực trạng của việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội thời gian vừaqua, luận án đã đề xuất các quan điểm, giải pháp bảo đảm tính đại diện củaQuốc hội nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa ở Việt Nam

- Luận án Tiến sĩ Luật học Đổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội ở

nước ta hiện nay (2018) [33] của Phan Văn Ngọc Luận án đã khái quát và bổ

sung những luận điểm mới về chế độ bầu cử ĐBQH; đi sâu nghiên cứu cácvấn đề lý luận về chế độ bầu cử ĐBQH và những cơ sở về đổi mới chế độ bầu

cử ĐBQH Luận án đã phân tích thực trạng chế độ bầu cử ĐBQH qua nhữnggiai đoạn phát triển đất nước gắn với công cuộc đổi mới, đồng thời chỉ rõnhững tồn tại, hạn chế của chế độ bầu cử ĐBQH Từ đó, luận án đã đưa raquan điểm, giải pháp để tiếp tục đổi mới chế độ bầu cử ĐBQH gắn với mụctiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

* Các bài tạp chí

- Bài viết ''Một số yếu tố bảo đảm bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểuHội đồng nhân dân các cấp thành công'' của Lương Thanh Cường [82], đã phântích những nội dung cơ bản của pháp luật về bầu cử Tác giả nhận định việc đưa

ra các quy định pháp luật về bầu cử chỉ là một khía cạnh, quan trọng hơn làpháp

Trang 30

luật về bầu cử được tổ chức thực hiện thế nào trong thực tế Từ đó, tác giả đãnêu và phân tích một số yếu tố bảo đảm thành công của cuộc bầu cử Một cuộcbầu cử thành công, có kết quả tốt không chỉ dừng lại ở tỷ lệ cử tri đi bầu, số đạibiểu được bầu…mà còn phải đảm bảo những yếu tố như chất lượng, cơ cấu đạibiểu, không khí dân chủ của quá trình tổ chức cuộc bầu cử.

- Bài viết ''Đổi mới chế độ bầu cử ở Việt Nam là tiền đề quan trọngtrong việc đổi mới bộ máy nhà nước với việc bảo đảm quyền con người'' [90]của Vũ Văn Nhiêm, đã chỉ rõ đổi mới chế độ bầu cử là tiền đề quan trọng gópphần đổi mới bộ máy nhà nước và là cơ sở bảo đảm quyền con người Bài viết

đã phân tích những khía cạnh thay đổi của kết cấu xã hội đòi hỏi phải đổi mớichế độ bầu cử, trong đó bảo đảm quyền con người là một xu hướng trong việcđổi mới chế độ bầu cử ở Việt Nam Ngoài ra, bài viết đưa ra một số kiến nghịnhằm đổi mới chế độ bầu cử gắn với việc bảo đảm quyền con người ở ViệtNam hiện nay

- Bài viết ''Cơ quan hiến định độc lập theo Hiến pháp năm 2013 vànhững vấn đề đặt ra'' [95] của Thái Thị Thu Trang và Nguyễn Thị QuỳnhTrang, đã phân tích, đánh giá quá trình thể chế hóa các quy định của Hiếnpháp 2013 về các cơ quan hiến định: Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toánnhà nước thời gian vừa qua và chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơquan đó Bài viết khẳng định sự ra đời của HĐBCQG là cần thiết Bởi xuấtphát từ nhu cầu thực tiễn kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam còn nhiềubất cập nên chúng ta phải thành lập một thiết chế kiểm soát quyền lực vớinhững đặc tính độc lập, chuyên nghiệp hơn để bổ trợ cho những cơ chế kiểmsoát quyền lực đã có

- Bài viết ''Quyền bầu cử và cơ chế bảo đảm quyền bầu cử của công dân

ở Việt Nam'' [85] của Đàm Bích Hiên, đã đưa ra những quan niệm về quyềnbầu cử và phân tích những nội dung quyền bầu cử Đồng thời, bài viết đã làm

rõ cơ chế bảo đảm quyền bầu cử của công dân ở Việt Nam; những vấn đề đặt

ra trong thực hiện và bảo đảm thực hiện quyền bầu cử của công dân Trên cơ

Trang 31

sở đó, tác giả đã đề xuất những giải pháp nhằm bảo đảm quyền bầu cử củacông dân ở Việt Nam hiện nay.

- Bài viết ''Bầu cử đại biểu Quốc hội hướng đến xây dựng Quốc hội là

cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân Việt Nam'' [86] của Nguyễn ThúyHoa, nghiên cứu bầu cử Quốc hội - Thiết chế dân chủ thực thi quyền lực nhândân và đặt ra vấn đề phải đổi mới nhận thức về vấn đề bầu cử Theo bài viết,bầu cử là quá trình thực hành và nâng cao trình độ dân chủ, ý thức chính trịcủa người dân, đồng thời cũng là quá trình tương tác giữa cử tri và đại biểu đểthực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình Bên cạnh đó, bài viết cũng đề xuất một

số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động bầu cử Quốc hội nhằmhướng tới xây dựng Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân

* Các tài liệu khác

- Báo cáo nghiên cứu Một số điểm khác biệt giữa các công cụ tham vấn

ý kiến Nhân dân và công cụ giữ mối liên hệ với cử tri [88] của Văn phòng

Quốc hội và UNDP tại Việt Nam Báo cáo đưa ra đề xuất cần phải thành lậpcác Văn phòng ở khu vực bầu cử đề tạo điều kiện cho các ứng viên tiếp xúc

cử tri và đây sẽ là địa điểm để sau này khi ứng viên trở thành ĐBQH có thểthực hiện các hoạt động nhằm giữ mối liên hệ với cử tri hoặc là nơi để gặp gỡ,

xử lý các vấn đề của cử tri Ngân sách cho các văn phòng này có thể do Nhànước chi trả và ở Việt Nam, việc bố trí các văn phòng này có thể do ĐảngCộng sản Việt Nam hoặc MTTQ thực hiện

- Báo cáo Uy tín và cơ cấu: Sự tham gia của người dân và bầu cử địa

phương ở Việt Nam Between Trust and Structure: Citizen Participation and Local Elections in Vietnam [97] Oxfam & UNDP phối hợp thực hiện Báo cáo

đã xem xét và phân tích sự tham gia của người dân vào quá trình hoạch địnhchính sách và đời sống chính trị Bằng phương pháp kết hợp giữa phân tíchđịnh lượng và định tính, báo cáo đã so sánh sự tham gia của người dân ở cấpquốc gia với tình hình tham gia cụ thể tại cộng đồng địa phương Báo cáo đãchỉ ra một số chênh lệch giữa số liệu báo cáo chính thức về tỷ lệ cử tri đi bầu

Trang 32

rất cao và trải nghiệm thực tế của người dân thông qua dữ liệu PAPI và nhữnghạn chế còn tồn tại liên quan đến hiệp thương bầu cử Từ đó, báo cáo đề xuấtcác biện pháp chính sách nhằm cải thiện sự tham gia của người dân vào quảntrị nhà nước.

- Báo cáo Phân tích giới trong Luật Bầu cử Việt Nam - Khuyến nghị cho Ban soạn thảo Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân

[91] của Trung tâm Thúc đẩy giáo dục và Nâng cao năng lực Phụ nữ (Centerfor Education Promotion and Empowerment of Women - CEPEW và Chươngtrình Phát triển Liên hợp quốc thực hiện, Hà Nội, tháng 8 năm 2014 Báo cáo

đã nghiên cứu, thực hiện phân tích giới trong quá trình triển khai các quy địnhcủa pháp luật bầu cử vào cuộc bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND khóa XIIInhiệm kỳ 2011-2016 Từ kết quả phân tích đó, báo cáo đã đưa ra các khuyếnnghị để bảo đảm cuộc bầu cử diễn ra dân chủ, công bằng và không có sự phânbiệt đối xử trong lựa chọn, giới thiệu người ứng cử và đảm bảo cân bằng giớitrong hoạt động bầu cử nhằm thúc đẩy sự tham gia của nữ cử tri

- Báo cáo Nữ đại biểu Quốc hội ở Việt Nam hướng tới tương lai của

Chương trình lãnh đạo nữ Cambridge - Việt Nam [96] "Nâng cao năng lựclãnh đạo cho phụ nữ trong khu vực Nhà nước trong bối cảnh hội nhập kinh tếquốc tế" (EOWP) - Dự án do UNDP tài trợ, Hà Nội, tháng 12 năm 2012.Theo báo cáo, số lượng đại biểu nữ trong Quốc hội tại Việt Nam giảm dầntrong mười năm qua, tính đến năm 2012 nhưng lại có ngày càng nhiều đạibiểu nữ được bầu vào các cơ quan chính quyền cấp tỉnh và địa phương Năm

1997, Việt Nam thuộc nhóm mười nước đứng đầu thế giới về tỷ lệ nữ trongQuốc hội Đến năm 2012, xếp hạng của Việt Nam giảm xuống thứ 44 trên thếgiới, với tỉ lệ nữ ĐBQH là 24,4% Mặc dù đã có nhiều cải tiến quá trình bầu

cử nhằm tăng số lượng phụ nữ trúng cử trong bầu cử ĐBQH nhưng do HTCTcủa Việt Nam coi trọng yếu tố "cơ cấu" trong quá trình bầu cử nên chưa đạtđược các mục tiêu về số lượng phụ nữ trong các cơ quan dân cử Để khắcphục tình trạng này, báo cáo đã đưa ra những khuyến nghị như nâng cao nhận

Trang 33

thức về lợi ích của việc bỏ phiếu cho phụ nữ; tăng cường trách nhiệm giảitrình và cơ chế giám sát đảm bảo thực hiện các chính sách quốc gia về giới;

đề bạt nhiều phụ nữ hơn vào các vị trí cấp cao và xóa bỏ phân biệt tuổi nghỉhưu đối với nữ giới

1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI

Khảo sát các công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tàiluận án cho thấy, các vấn đề về bầu cử, bầu cử ĐBQH đã nhận được sự quantâm của nhiều nhà khoa học Với số lượng lớn các công trình nghiên cứu liênquan đến nội dung này đã mang lại cái nhìn tổng quát về công tác bầu cử, cóthể kể đến một số tác phẩm nổi bật như:

1.2.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến lý luận bầu cử, pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội

- Sách Free and Fair Elections (Bầu cử tự do và công bằng) (2006)

[60] của Guy S.Goodwin-Gill được Liên minh Nghị viện thế giới xuất bản.Cuốn sách nghiên cứu về lịch sử hình thành, phát triển của nội dung về tiêuchí bầu cử tự do và công bằng được ghi nhận trong các điều ước quốc tế, sựtiếp biến các tiêu chuẩn quốc tế thành các quy định của từng khu vực cụ thể,

và nội luật hóa các quy định đó của từng quốc gia phù hợp với điều kiện, hoàncảnh về mặt chính trị, dân chủ của mỗi nước Cuốn sách đã phân tích tiêu chí

về tự do và công bằng trong lĩnh vực bầu cử theo các nội dung cơ bản nhưquyền bầu cử, ứng cử; vận động bầu cử; tổ chức thực hiện bầu cử; kiểm tra,giám sát bầu cử, quyền của các nhóm yếu thế khi tham gia vào tiến trình bầu

cử và trách nhiệm của các bên liên quan, đặc biệt là các cơ quan nhà nướctrong việc bảo đảm bầu cử tự do, công bằng…

- Sách Factors in a two party and multiparty system (1972) (Các nhân

tố trong hệ thống hai đảng và hệ thống đa đảng) [51] Maurice Duverger đã đisâu phân tích những hệ thống bầu cử của một số quốc gia trên thế giới, đồngthời chỉ ra được mối liên hệ giữa hệ thống bầu cử và các đảng phái chính trị

- Sách Comparative politics - political economy, polictical culture, and

Trang 34

political interdependence (2005) (Chính trị so sánh - kinh tế, văn hóa và sự

phụ thuộc lẫn nhau) [59] của Monte Palmer đã phân tích đặc điểm của từng

hệ thống bầu cử của một số quốc gia và chỉ ra được sự khác nhau của từng hệthống bầu cử trên thế giới, tác giả đưa ra quan điểm việc lựa chọn áp dụng hệthống bầu cử tùy thuộc vào yếu tố văn hóa, lịch sử, chính trị của mỗi nước

- Sách The future of representative democracy (2011) (Tương lai của

nền dân chủ đại diện) của Sonia Alonso, John Keane, Wolfgang Merkel(Eds), Cambridge University Press, Cambridge [61] Cuốn sách đặt ra nhữngcâu hỏi quan trọng về quyền đại diện, nền dân chủ đại diện và tương lai của

nó Từ những vấn đề còn tồn tại trong các nghiên cứu trước đây, cuốn sách đãtổng hợp các lý thuyết trong quá khứ về dân chủ đại diện, bổ sung các hìnhthức dân chủ đại diện theo xu hướng hiện tại, qua đó mang đến một cái nhìnmới mẻ về các vấn đề hiện tại của dân chủ đại diện và khả năng phát triểntrong tương lai của các hình thức đại diện dân chủ mới

- Sách Electoral Systems and Democracy (2006) (Các hệ thống bầu cử

trên thế giới) của Larry Diamond & Marc F.Platter [52] (đồng chủ biên).Cuốn sách là tổng hợp các bài viết của nhiều tác giả nghiên cứu về bầu cử vàthể chế tại nhiều quốc gia phương Tây, phương Đông Cuốn sách được chiathành ba phần: Phần I nghiên cứu các nội dung cơ bản trong hệ thống bầu cử

và thiết kế thể chế; Phần II gồm những luận điểm về việc liệu một chínhquyền được tạo thành từ sự đại diện có tính tỉ lệ của các nhóm công dân cóthực sự tốt nhất?; Phần III nghiên cứu về tổ chức hệ thống bầu cử tại một sốquốc gia như Hàn Quốc, Nam Phi, Nhật Bản… Trong bài đầu tiên của cuốnsách, tác giả Horowitz đã đưa ra sáu mục tiêu khả thi của một hệ thống bầu cử

và khẳng định "mọi hệ thống bầu cử đều có những định kiến" và nhiệm vụcủa chúng ta là phải nhận thức được những định kiến này, để đưa ra nhữnglựa chọn đúng đắn Một số tác giả cùng quan điểm trong những năm gần đây,nhiều quốc gia trên thế giới đã thay đổi hệ thống bầu cử của họ và ngày càngquan tâm đến sự đại diện của phụ nữ và các nhóm thiểu số Chương cuối của

Trang 35

cuốn sách, các tác giả đã phân tích và chỉ ra rằng hệ thống bầu cử của cácquốc gia đều phụ thuộc vào sự phân chia giai tầng xã hội, thực tế lịch sử,chính trị của chính các quốc gia đó và sẽ không tồn tại một hệ thống bầu cửnào phù hợp với tất cả các quốc gia.

- Sách Electoral System Design: The New International IDEA

Handbook (2005) (Thiết kế hệ thống bầu cử: Cẩm nang mới của International

IDEA) [54] Cuốn sách khẳng định thiết kế hệ thống bầu cử là một phần quantrọng của quá trình bầu cử dân chủ Thiết kế hệ thống bầu cử có thể làm thayđổi chính trị, thậm chí nếu thực hiện không tốt, có thể làm hỏng tiến trìnhhướng tới dân chủ, làm bất ổn chính trị Để thành công, quá trình thiết kế hệthống bầu cử phải được xây dựng dựa trên sự hiểu biết, tin tưởng không chỉcủa các chính trị gia, các tổ chức xã hội dân sự và quan trọng hơn cả là côngdân của một đất nước đang trải qua những cải cách dân chủ Cuốn sách đãđưa ra khái niệm và vai trò của hệ thống bầu cử đối với sự ổn định chính trịcủa một quốc gia Đặc biệt, cuốn sách đã giới thiệu mười tiêu chí dùng đểđánh giá mức độ phù hợp của một hệ thống bầu cử Hệ thống bầu cử phảiđược thiết kế không chỉ để làm việc theo tình huống hiện tại, mà còn để đápứng những thay đổi trong tương lai khi thái độ và hành vi của cử tri thay đổi.Nhóm nghiên cứu đã khái lược, chỉ ra những đặc tính của các hệ thống bầu cửkhác nhau trên thế giới, đồng thời chỉ ra những lợi thế và bất lợi của mỗi hệthống bầu cử

- Sách dịch Electoral justice: The New International IDEA Handbook

(2015) (Tư pháp Bầu cử: Sổ tay IDEA quốc tế) [64], là công trình nghiên cứuchuyên sâu về tư pháp bầu cử - là nền tảng của dân chủ, với mục đích bảo vệtính hợp pháp của tiền trình bầu cử và quyền chính trị của các công dân Cuốnsách nghiên cứu một loạt hệ thống giải quyết tranh chấp bầu cử đang được ápdụng trên thế giới; cách những hệ thống ấy được phân loại và các yếu tố,nguyên tắc cùng những đảm bảo có khả năng chi phối các hệ thống ấy và cânnhắc các hệ thống giải quyết tranh chấp tạm thời có thể được sử dụng Trong

Trang 36

đó, cuốn sách nhấn mạnh tầm quan trọng của văn hóa chính trị và giáo dụccông dân trong việc phòng tránh xảy ra tranh chấp trong bầu cử, đồng thờicũng là yếu tố trọng tâm trong việc xác định những cách thức giải quyết tranhchấp Cuốn sách được chia thành 8 chương Trong đó, chương 1, 2, 3 chủ yếunói về những vấn đề cơ bản của tư pháp bầu cử như khái niệm, vai trò, các hệthống tư pháp bầu cử trên thế giới Các chương còn lại của cuốn sách tậptrung làm rõ các cơ chế giải quyết tranh chấp bầu cử được hình thành ở các hệthống pháp luật khác nhau cũng như các cơ chế giải quyết các tranh chấp bầu

cử lâm thời hiện nay

- Sách dịch Voting from Abroad: The New International IDEA

Handbook (2015) (Bỏ phiếu từ nước ngoài: Sổ tay IDEA quốc tế) [63], là

công trình nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động bỏ phiếu từ nước ngoàitrên quy mô toàn cầu Hoạt động bỏ phiếu từ nước ngoài rất phức tạp và đặt ranhiều thách thức Nó đặt ra những vấn đề về chi phí và quản lý thực tế bêncạnh những cân nhắc về chính trị và đại diện Tuy nhiên, trong bối cảnh toàncầu hóa, vấn đề này đòi hỏi các quốc gia phải có sự chuyển đổi, các chươngtrình bỏ phiếu từ nước ngoài cần được thiết lập Phần lớn hiến pháp của nhiềunước đảm bảo quyền được bỏ phiếu cho tất cả các công dân, thì thực tế cử triđang ở nước ngoài khi cuộc bầu cử diễn ra lại bị tước đi quyền được bỏ phiếucủa mình Cuốn sách đã khảo sát những vấn đề lý luận và thực tiễn xoayquanh vấn đề bỏ phiếu từ nước ngoài, thiết lập bản đồ các quy định về bỏphiếu từ nước ngoài đang được áp dụng trên thế giới và nêu ví dụ về nhữngcách thức thực hiện bỏ phiếu từ nước ngoài ở các nước khác nhau

- Sách dịch Electoral Management Design: The New International

IDEA Handbook (2006) (Thiết kế hệ thống cơ quan quản lý bầu cử: Cẩm

nang mới của International) [66] Việc tổ chức các cuộc bầu cử liên tiếp trongnhững năm qua đã giúp các nhà quản lý bầu cử trên thế giới tích lũy đượcnhiều kinh nghiệm Hiện nay các nhà quản lý bầu cử đang phải đối mặt vớikhông ít thách thức trong việc đảm bảo tổ chức cuộc bầu cử nhận được sự tin

Trang 37

tưởng, niềm tin của dân chúng, các đảng chính trị vào tiến trình bầu cử Đểđặt được mục tiêu này thì việc lựa chọn hệ thống bầu cử và thiết kế thiết chếbầu cử là rất quan trọng Cuốn sách này là công trình nghiên cứu về các cơquan quản lý bầu cử trên thế giới, vai trò và chức năng của chúng, cùng vớicách tổ chức, cách quản lý của việc quản lý bầu cử Sự phát triển của các thiếtchế bầu cử chuyên nghiệp không chỉ đơn giản là vấn đề kỹ thuật quản lý màcòn là quá trình cam kết với các bên liên quan chính trị và những người cóliên quan Cuốn sách đúc rút những kinh nghiệm trong việc tổ chức, thành lậpmột thiết chế bầu cử độc lập để quản lý các hoạt động của tiến trình bầu cửmột cách hiệu quả và bền vững.

- Sách Comparative Election Law (2022) (Luật Bầu cử so sánh) của

James A Gardner [53], Cheltenham, UK and Northampton - MA, USA: Cuốnsách xem xét một cách toàn diện và có hệ thống về luật bầu cử của các quốcgia dân chủ Thông qua việc nghiên cứu một loạt các chế độ bầu cử khácnhau, cuốn sách làm sáng tỏ những lợi ích mà các xã hội kỳ vọng có được nhờcác thể chế dân chủ, phương tiện để thực hiện những lợi ích đó, các giá trị cơbản, các cam kết, và quan niệm dân chủ thúc đẩy việc lựa chọn những lợi íchnhất định Cuốn sách có phạm vi nghiên cứu rộng, từ trình độ của các ứng cửviên, các bài phát biểu để vận động tranh cử được dùng trong các chiến dịchbầu cử, quản lý bầu cử… Cuốn sách đã tập hợp ý kiến của các chuyên gianhằm giải quyết các vấn đề khó khăn khi định nghĩa về các chế độ dân chủ vànhững điểm khác biệt giữa các lý tưởng dân chủ và các chế độ dân chủ trênthực tế

- ''Deciding who has the right to vote: a comparative analysis ofelection laws'' (2001) (Quyết định ai có quyền bầu cử: Phân tích so sánh luậtbầu cử) của AndréBlais, LouisMassicotte, AntoineYoshinaka [99] Bài viếtphân tích bảy hạn chế tiềm ẩn đối với quyền bầu cử ở 63 nền dân chủ trên thếgiới Đa số các nước quy định độ tuổi bỏ phiếu tối thiểu là 18 tuổi và hạn chếquyền bỏ phiếu của những người thiểu năng trí tuệ Tuy nhiên, mỗi nước có

Trang 38

quy định rất khác nhau về việc hạn chế quyền bầu cử của công dân, về yêucầu cư trú tại khu vực bầu cử, về quyền bầu cử của cử tri cư trú ở nước ngoài,quyền bầu cử của tù nhân Bài viết cũng xem xét hai yếu tố ảnh hưởng đếnluật về quyền bầu cử: chế độ thực dân Anh và mức độ của các quyền chínhtrị Ở các nước thuộc địa cũ của Anh luật về quyền bầu cử ít có tính hệ thốnghơn Ở các nền dân chủ "mạnh", phạm vi người có quyền bầu cử rộng rãi hơn.

- ''Judging elections and election management quality by process ''(2005) (Đánh giá bầu cử và chất lượng quản lý bầu cử theo quy trình) củaJørgen Elklit và Andrew Reynolds [106] Trong bài viết này, tác giả đã đềxuất và thử nghiệm một khuôn khổ để phân tích quy trình bầu cử tự do vàcông bằng Bài viết xây dựng khung phân tích để đo lường một quy trìnhbầu cử tự do và bình đẳng Khung phân tích dựa trên mười một yếu tố cấuthành của quy trình bầu cử, mỗi yếu tố có thể được đánh giá bằng các chỉ số

và phương pháp đo lường cụ thể Nhiều phương pháp đo lường các chỉ sốđược tác giả đưa ra và một hệ thống các trọng số được áp dụng Tác giảminh họa việc áp dụng mô hình này cho hai nền dân chủ lâu đời và bốn nềndân chủ còn non trẻ

- ''Electoral legislation, principles and practice: a comparative analysis''(2012) (Pháp luật bầu cử, nguyên tắc và thực tiễn: phân tích so sánh) của Ủyban bầu cử Vương Quốc Anh [110] Báo cáo phân tích và so sánh pháp luật

và thực tiễn bầu cử ở Australia, New Zealand, Canada, Ireland, Hà Lan vàAnh, đặt trong bối cảnh các nguyên tắc và khuyến nghị bầu cử quốc tế đãđược công nhận Các hướng dẫn quốc tế được đề cập đến nằm trong hướngdẫn Tiêu chuẩn bầu cử quốc tế của Viện Quốc tế về Dân chủ và Hỗ trợ bầu cử(IDEA); Quy tắc thực hành bầu cử của Ủy ban Venice; Báo cáo về Luật bầu

cử và Quản lý bầu cử ở Châu Âu; Báo cáo của các quan sát viên quốc tế, đặcbiệt là những báo cáo do Tổ chức An ninh và Hợp tác tại Văn phòng các Thểchế Dân chủ và Nhân quyền của Châu Âu chuẩn bị

Trang 39

- ''Democratic Representation beyond Election'' (2015) (Đại diện Dânchủ ngoài Bầu cử) của Sofia Näsström [105] Bài biết chỉ ra những hạn chếcủa hình thức dân chủ đại diện (thông qua bầu cử), khi Chính phủ có được sựchính danh thông qua những cuộc bầu cử mà họ có khả năng kiểm soát/khốngchế và tồn tại nguy cơ đại biểu dân cử không hành động với tư cách đại diệncho người dân mà đại diện cho chính bản thân họ Khủng hoảng về dân chủđại diện là lý do dẫn đến các cuộc biểu tình và phong trào đòi lại dân chủcũng như sự ra đời của các cơ quan, tổ chức quốc tế mới và hoạt động sôi nổicủa các tổ chức xã hội dân sự Tác giả chỉ ra sự hạn chế của thể chế bầu cửkhi không thể bảo đảm nguyên tắc bình đẳng trong thực thi dân chủ và yêucầu phải cải cách bầu cử, tăng cường trách nhiệm từ phía công dân cũng nhưđại diện của họ.

- ''A Comparative Approach to Study the Electoral Systems of SelectedCountries'' của Afshin Jafari (2016) (Phương pháp so sánh để nghiên cứu hệthống bầu cử của các quốc gia được chọn) [104] Bài viết so sánh hệ thốngbầu cử ở 3 quốc gia Mỹ, Anh và Iran dựa trên các tiêu chí bao gồm: Tiêuchuẩn của cử tri người nước ngoài, cử tri, người được bầu, phương thức bỏphiếu, thời gian bỏ phiếu, thời hạn nhận phiếu bầu, thống kê số phiếu bầu

1.2.2 Các công trình nghiên cứu liên quan đến thực hiện pháp luật

và thực hiện pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội

- Sách Challenging the Norms and Standards of Election

Administration (2007) (Thách thức đối với các quy tắc và tiêu chuẩn trong

quản lý bầu cử) [55] của nhóm tác giả Jarrett Blanc, Steven Clift, JeremyGrace, Lisa Handley, Marcin Walecki, đã đi sâu nghiên cứu những tác độngcủa một số yếu tố, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác bầu cử như bỏ phiếuđiện tử; hệ thống công nghệ thông tin; hoạt động bầu cử đối với cử tri ở nướcngoài; phân chia các đơn vị bầu cử; quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính vàtài sản công trong quá trình bầu cử

Trang 40

- Sách UK Election Law: A Critical Examination (2006) (Luật bầu cử Vương Quốc Anh: Một cuộc kiểm tra quan trọng) của Bob Watt [65] Cuốn

sách phân tích sự chi phối về luật pháp và chính trị trong việc tiến hành cáccuộc bầu cử ở Vương quốc Anh Tác giả lập luận rằng các cuộc bầu cử giờđây đã trở thành một thị trường hấp dẫn để thương lượng chính trị giữa cácđảng chính trị hơn là một biểu hiện của chính phủ dân chủ tự quản Tác giả đềxuất xem xét, đánh giá lại toàn diện luật bầu cử và cho rằng luật bầu cử, cácluật khác có liên quan nên được đưa ra tranh luận công khai và sôi nổi

- Sách USA Elections in Brief (2012) (Tóm lược bầu cử ở Hoa Kỳ) của Chương trình thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ [50] và American Life

and Institutions (1996) (Cuộc sống và thể chế Mỹ) của Doughlas K.

Stevenson [62] đã giới thiệu những nội dung cơ bản nhất về bầu cử của Hoa

Kỳ - quốc gia gồm 50 bang như: các loại hình bầu cử, điều kiện để trở thànhứng cử viên; yêu cầu đối với người giữ chức vụ liên bang; cách thức bầu cửkhác nhau giữa hai viện của Quốc hội Hoa kỳ là Hạ viện và Thượng viện; vaitrò của các đảng phái chính trị, sự bất lợi đối với đảng phái chính trị nhỏ tronglĩnh vực bầu cử; các đặc quyền của đảng chính trị lớn như được điều chỉnhcác quy định theo các cách mà họ hy vọng sẽ giới thiệu được ứng cử viênmạnh nhất có thể; tầm quan trọng của công tác vận động bầu cử; quy trìnhbầu cử; các cuộc thăm dò dư luận trong quá trình bầu cử; chi phí dành chotranh cử; những cải cách trong quản lý bầu cử…

- Sách E-Voting Case Law: A Comparative Analysis (2017) (Án lệ về

bỏ phiếu điện tử: Phân tích so sánh) Ardita Driza Maurer, Nxb Routledge,London [56] Bỏ phiếu điện tử là việc sử dụng các phương tiện điện tử để bỏphiếu tại các cuộc bầu cử chính trị hoặc các cuộc trưng cầu dân ý Cuốn sáchcung cấp một cái nhìn tổng quan về án lệ liên quan đến bỏ phiếu điện tử trêntoàn thế giới và giải thích cách các quyết định tư pháp tác động đến sự pháttriển của biểu quyết điện tử Nhóm nghiên cứu đã thảo luận các vấn đề đặt rakhi bỏ phiếu điện tử như làm cách nào để kiểm soát việc bỏ phiếu điện tử, hạn

Ngày đăng: 19/02/2024, 12:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w