1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh

178 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phòng, Chống Tham Nhũng Trong Công An Nhân Dân Việt Nam Hiện Nay Theo Tư Tưởng Hồ Chí Minh
Tác giả Hoàng Thị Huyền
Người hướng dẫn PGS,TS. Lại Quốc Khánh, TS. Đinh Ngọc Quý
Trường học Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Hồ Chí Minh học
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 178
Dung lượng 1,66 MB

Nội dung

Phòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí MinhPhòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 1

HOÀNG THỊ HUYỀN

PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

HOÀNG THỊ HUYỀN

PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích

dẫn đầy đủ theo quy định.

Tác giả

Hoàng Thị Huyền

Trang 4

MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU IÊN QUAN ĐẾN

HỒ CHÍ MINH 33

2.1.Khái niệm cơ bản 33 2.2.Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng 40

Chương 3: TÌNH HÌNH THAM NHŨNG VÀ THỰC TRẠNG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM

HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 71

3.1.Tình hình tham nhũng và quan điểm chỉ đạo của Đảng uỷ Công an

Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an về phòng, chống tham nhũng trong

Công an nhân dân từ năm 2010 đến năm 2022 71 3.2.Thực trạng phòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân theo

tư tưởng Hồ Chí Minh 85 3.3.Những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân 95

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM THEO TƯ TƯỞNG

HỒ CHÍ MINH TRONG TÌNH HÌNH MỚI 1094.1 Tình hình mới và những vấn đề đặt ra đối với phòng, chống tham

nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay 109 4.2 Phương hướng phòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân theo

tư tưởng Hồ Chí Minh 125 4.3 Giải pháp phòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân theo

tư tưởng Hồ Chí Minh 129

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tham nhũng là một hiện tượng xã hội, xuất hiện ở nhiều quốc gia, hiện diệntrong những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội Tham nhũng nếu không đượcngăn chặn, phòng chống kịp thời sẽ làm thiệt hại cho nền kinh tế, phá vỡ các chiếnlược và kế hoạch phát triển, gây thiệt hại lớn cho Nhà nước và người dân; làm suythoái đạo đức, lối sống trong hàng ngũ lãnh đạo, gây ra sự bất bình, bức xúc trong dưluận xã hội và nghiêm trọng hơn là làm xói mòn, suy giảm niềm tin của nhân dân đốivới Đảng Cộng sản; tiếp tay cho những thế lực thù địch chống phá Đảng, gây ảnhhưởng đến sự phát triển của đất nước ta

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập, rèn luyện và lãnh đạo ĐảngCộng sản Việt Nam, thường xuyên quan tâm đến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảnggắn với công tác phòng, chống tham nhũng Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạngViệt Nam, công tác chống tham ô, tham nhũng luôn là mối quan tâm lớn của Hồ ChíMinh Cùng với quá trình vận động của cách mạng Việt Nam, quan điểm của Ngườiđối với công tác phòng, chống tham nhũng cũng không ngừng được bổ sung, pháttriển Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Nó là kẻ thù khá nguy hiểm vì nó không mang gươmmang súng, mà nó nằm trong các tổ chức của ta, để làm hỏng công việc của ta” [89,tr.358] Người coi phòng, chống tham nhũng là “…một cuộc cách mạng nội bộ, mộtcuộc đấu tranh gay go giữa cái tốt và cái xấu, cái cũ và cái mới, giữa đạo đức cáchmạng là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư và kẻ địch là tệ nạn tham ô, lãng phí,quan liêu” [95, tr.578]

Chính vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam đã sớm nhận thức và ngày càng xácđịnh rõ hơn về nguy cơ, tác hại của tệ tham nhũng đối với Đảng, chế độ và sựnghiệp xây dựng đất nước Từ những ngày đầu mới giành được chính quyền cho đếnhiện nay, “chúng ta chưa bao giờ chủ quan; trái lại luôn luôn đặt cảnh báo về nguy

cơ và sự tác hại của tham nhũng ở mức độ cao nhất” [151, tr.17] Hội nghị đại biểugiữa nhiệm kỳ khoá VII (năm 1994), Đảng đã xác định tham nhũng và tệ quan liêu

là một trong “bốn nguy cơ”, thách thức lớn, cản trở công cuộc đổi mới đất nước.Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) khoá VIII khẳng định: “Tình trạng tham nhũng, quanliêu, lãng phí của một bộ phận cán bộ, đảng viên có chiều hướng phát triển nghiêmtrọng hơn” [37, tr.57-58]; Đại hội IX của Đảng nhấn mạnh: “Nạn tham nhũngdiễn ra nghiêm

Trang 6

trọng kéo dài gây bất bình trong nhân dân và là một nguy cơ đe doạ sự sống còn củachế độ ta” [32, tr.50] Đại hội X của Đảng tiếp tục khẳng định: “Tệ quan liêu, thamnhũng, lãng phí, sách nhiễu dân trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viêndiễn ra nghiêm trọng, kéo dài, chưa được ngăn chặn, đẩy lùi… Đó là một nguy cơlớn liên quan đến sự sống còn của Đảng, của chế độ” [38, tr.263-264] Đại hội XIcủa Đảng chỉ rõ: “Tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hộichưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp… làm giảm lòngtin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đe doạ sự ổn định, phát triển của đấtnước” [41, tr.173] Đại hội XIII của Đảng đánh giá: “Tham nhũng, lãng phí trên một

số lĩnh vực, địa bàn vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp với những biểu hiện ngày càngtinh vi, gây bức xúc trong xã hội Tham nhũng vẫn là một trong những nguy cơ đedoạ sự tồn vong của Đảng và chế độ ta” [31, t.1, tr.93]

Với vai trò là lực lượng “nòng cốt” trong bảo vệ an ninh, trật tự của Tổ quốc,lực lượng Công an nhân dân đã được Đảng, Nhà nước giao trọng trách tổ chức hoạtđộng điều tra tội phạm tham nhũng; tham mưu về đấu tranh phòng, chống tội phạmtham nhũng; chủ trì, phối hợp với các cấp, các ngành trong đấu tranh phòng, chốngtham nhũng; thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng, góp phầnhuy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng

và Nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng

Với những trọng trách nặng nề nhưng vô cùng vẻ vang ấy, dưới sự tín nhiệmcủa Đảng, Nhà nước, lòng tin của Nhân dân, yêu cầu cấp thiết và được đặt lên hàngđầu là xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh Điều nàyđòi hỏi lực lượng công an phải làm tốt và có hiệu quả công tác phòng, chống thamnhũng từ trong chính nội bộ của mình, để trở thành “thanh bảo kiếm”, “lá chắn thép”bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ và bảo vệ Nhân dân Tuy nhiên, công an là một lực lượngđặc thù trong hoạt động phòng, chống tham nhũng, thường xuyên đối mặt với nhữngmặt trái của xã hội, nhiều công việc liên quan đến yếu tố bí mật Một số cán bộ công

an được giao thực hiện nhiệm vụ hoạt động đơn tuyến, không có sự kiểm soát chặtchẽ Nếu không có ý thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức và khôngchấp hành đúng các nguyên tắc, quy trình công tác thì sẽ rất dễ bị sa ngã trước nhữngcám dỗ vật chất, bị mua chuộc, dụ dỗ, lôi kéo Thực tiễn cho thấy, mặc dù Đảng ủyCông an Trung ương, Bộ Công an, cấp ủy, thủ trưởng công an các đơn vị, địa phương

đã tập trung chỉ

Trang 7

đạo, triển khai đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, xử lý các hành

vi tham nhũng trong nội bộ; hoàn thiện quy định, quy trình về công tác cán bộ, bảođảm đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ, liên thông, công khai, minh bạch, dân chủ gắn vớikiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền, tuy nhiên, tham nhũng trong một

bộ phận nhỏ cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân vẫn tồn tại, diễn biến phức tạp

Tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng là cơ sở lý luận để ĐảngCộng sản Việt Nam hoạch định chủ trương, đường lối lãnh đạo toàn xã hội nói chung,lực lượng Công an nhân dân nói riêng trong công tác phòng, chống tham nhũng Đâycũng là yếu tố quan trọng cấu thành nên nền tảng tư tưởng, văn hoá liêm chính để lựclượng công an đấu tranh với tệ nạn tham nhũng, gắn liền với xây dựng lực lượng thật

sự trong sạch, vững mạnh; xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chiến sĩ công an vừahồng, vừa chuyên, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới

Vì những lý do đó, tác giả lựa chọn vấn đề: “Phòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh” làm đề

tài luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh học

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Làm rõ những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chốngtham nhũng, vận dụng vào đánh giá thực trạng phòng, chống tham nhũng của lựclượng Công an nhân dân Việt Nam, từ đó xác định phương hướng, đề xuất các giảipháp nhằm đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân theo tưtưởng Hồ Chí Minh trong thời gian tới

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, luận án có các nhiệm vụ sau:

Một là, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, khái quát những

kết quả đã đạt được và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu

Hai là, làm rõ một số vấn đề lý luận về phòng, chống tham nhũng trong Công

an nhân dân Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh; Hệ thống hóa và phân tích nộidung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về tham nhũng và phòng, chống tham nhũng,trong đó có những nội dung liên quan đến phòng, chống tham nhũng trong lực lượngCông an nhân dân

Trang 8

Ba là, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để nghiên cứu, đánh giá thực trạng

phòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay, xác địnhnhững vấn đề đặt ra

Bốn là, phân tích bối cảnh, tình hình mới và những yêu cầu đặt ra; xác định

phương hướng, đề xuất giải pháp phòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dânViệt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Phòng, chống tham nhũng trong lực lượng Công an nhân dân Việt Nam hiệnnay theo Tư tưởng Hồ Chí Minh

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh

về phòng, chống tham nhũng và vận dụng vào phòng, chống tham nhũng trong nội bộlực lượng Công an nhân dân

Về thời gian nghiên cứu: tư liệu phục vụ nghiên cứu thực trạng từ năm 2010đến 2022, các phương hướng và giải pháp đến 2030

Về không gian nghiên cứu: trong nội bộ lực lượng Công an nhân dân Việt Nam

4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn

4.1.1 Cơ sở lý luận

Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam; chủ trương, quan điểm chỉđạo của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an về phòng, chống thamnhũng trong lực lượng Công an nhân dân Việt Nam hiện nay

4.1.2 Cơ sở thực tiễn

Thực tiễn công tác phòng, chống tham nhũng trong lực lượng Công an nhân

dân Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh, từ năm 2010 đến 2022.

4.2 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.2.1 Phương pháp luận

Đề tài luận án thuộc ngành Hồ Chí Minh học, nghiên cứu sinh sử dụng phươngpháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử

Trang 9

4.2.2 Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như kết hợp logic vàlịch sử, phân tích và tổng hợp, thống kê, so sánh, nghiên cứu văn bản học, trong đó ưutiên sử dụng một số phương pháp cụ thể khi giải quyết các nhiệm vụ cụ thể như:

Chương 1, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, nghiêncứu văn bản, để đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài: “Phòng, chốngtham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh”

Chương 2, tác giả sử dụng phương pháp hệ thống hoá, khái quát hoá, trừutượng hóa để xây dựng các khái niệm công cụ Trong phần trình bày nội dung tưtưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng, tác giả sử dụng phương pháplogic, kết hợp phương pháp logic với phương pháp lịch sử, phương pháp hệ thốnghoá, phân tích, tổng hợp nhằm làm rõ nội dung, đặc điểm, giá trị của tư tưởng HồChí Minh về tham nhũng

Chương 3, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu, phân tíchvăn bản, phân tích, tổng hợp, tổng kết thực tiễn để làm rõ thực trạng, những vấn đềđặt ra trong công tác phòng, chống tham nhũng trong lực lượng Công an nhân dânViệt Nam với tiến trình thời gian từ 2010 đến 2022

Chương 4, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp dự báo, thống kê, phân tíchvăn bản, tổng hợp, diễn dịch để đề xuất phương hướng và giải pháp tiếp tục phòng,chống tham nhũng trong lực lượng Công an nhân dân Việt Nam theo tư tưởng Hồ ChíMinh trong thời gian tới

5 Những đóng góp mới về mặt khoa học của uận án

Một là, luận án góp phần hệ thống hóa và luận giải rõ hơn những nội dung cơ

bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng nói chung và trong lựclượng Công an nhân dân nói riêng

Hai là, góp phần đánh giá đúng thực trạng công tác phòng, chống tham nhũng

trong lực lượng Công an nhân dân Việt Nam, do chính lực lượng Công an nhân dântiến hành, theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Ba là, đề xuất phương hướng và một số giải pháp có giá trị tham khảo nhằm

tiếp tục thực hiện phòng, chống tham nhũng trong lực lượng Công an nhân dân ViệtNam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời gian tới

Trang 10

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

6.1 Ý nghĩa khoa học

Đề tài góp phần giúp nhận thức tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống thamnhũng, từ khái niệm, nhận diện biểu hiện, tác hại, nguyên nhân đến các biện phápphòng, chống tham nhũng; tư tưởng Hồ Chí Minh đối với công tác xây dựng lựclượng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh, trong đó có công cuộc đấu tranhchống tệ tham nhũng; từ đó, đề ra các phương hướng và giải pháp bổ sung, phát triển

lý luận trong công tác phòng, chống tham nhũng của Công an nhân dân Việt Namtheo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trongnghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh; có thểđược áp dụng vào thực tiễn công tác phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, đảng viênnói chung và cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam nói riêng

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho công tácnghiên cứu, giảng dạy trong trường chính trị, đại học và cao đẳng ở Việt Nam, đặcbiệt là trong bồi dưỡng, giảng dạy cho học viên khối các trường Công an nhân dân

7 Kết cấu của đề tài nghiên cứu

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình đã công bố của tác giảliên quan đến luận án, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính củaluận án được kết cấu thành 04 chương, 10 tiết

Trang 11

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU IÊN QUAN ẾN Ề TÀI

1.1 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU IÊN QUAN ẾN Ề TÀI

1.1.1 Các công trình nghiên cứu công tác phòng, chống tham nhũng

Hội khoa học Lịch sử với cuốn sách: Từ thụ yếu quy - Bàn về nạn hối lộ và đức thanh liêm của người xưa (2002) [55] đã bàn đến tư cách của một người làmquan, về đức thanh liêm trong đội ngũ những người quan lại thời xưa Cuốn sách đềcập đến các giải pháp phòng, chống tham ô mà các vua quan trong thời kỳ phong kiến

đã áp dụng Cuốn sách cung cấp góc nhìn lịch sử về đạo đức của người cán bộ, đồngthời đưa ra những biện pháp chống tham nhũng trong đội ngũ quan lại dưới triều đạiphong kiến Đồng thời, đưa ra góc nhìn khoa học để thấy xuyên suốt chiều dài lịch sửphát triển đất nước, công tác phòng, chống tham nhũng đặc biệt được chú trọng.Trong đó, giáo dục đạo đức liêm - chính được coi là biện pháp chủ chốt, quan trọngnhất

Tác giả Vinay Bhargava, Emil Bolongaita có cuốn sách: Challenging coruption

in Asia: Case studies and a framework for action (2004) [178], đã trình bày kết quảnghiên cứu của Ngân hàng Thế giới về tác hại của việc gia tăng tham nhũng đối với

sự phát triển kinh tế ở khu vực Châu Á Vấn đề toàn cầu hoá đối với đấu tranh chốngtham nhũng, khó khăn và thách thức trong đấu tranh chống tham nhũng ở Châu Á.Phân tích sơ lược về đẩy mạnh hiệu quả chống tham nhũng trong các chương trình,chính sách của mỗi quốc gia

Cuốn sách: Phát huy dân chủ trong đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta hiện nay (2005) của tác giả Phạm Thành Nam và Đỗ Thị Thạch [100] Các tác giả đã

hệ thống hoá một cách khoa học những quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng Cộngsản Việt Nam về đấu tranh chống tham nhũng; về phát huy dân chủ trong đấu tranhchống tham nhũng, nhất là làm rõ vai trò vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện cơ bảnchống tham nhũng có hiệu quả của việc phát huy dân chủ Bằng các dẫn chứng từthực tế, từ các nghiên cứu, cũng như qua các phương tiện truyền thông đại chúng cáctác giả đã phác họa tương đối đầy đủ thực trạng 09 lĩnh vực tham nhũng, tiêu cực hayxảy ra chủ yếu ở nước ta trong thời kỳ đổi mới Đồng thời, bước đầu đã đưa ra đượcmột số bài học kinh nghiệm, một số quan điểm, nguyên tắc, biện pháp chỉ đạo việcđấu tranh chống tham nhũng mà bao trùm lên tất cả là đấu tranh chống tham nhũngphải vì nhân dân, dựa vào

Trang 12

nhân dân, do nhân dân và động viên được đông đảo nhân dân tham gia Đấu tranhchống tham nhũng là một vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp Đến nay đã có một sốnghiên cứu độc lập về dân chủ, về thực trạng và giải pháp đấu tranh chống thamnhũng trong những lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội Nhưng chưa có nghiên cứunào đề cập trực diện, toàn diện và hệ thống vấn đề phát huy dân chủ nhằm nâng caohiệu quả đấu tranh chống tham nhũng Do vậy, việc các tác giả biên soạn cuốn sáchnày là một công trình khoa học có giá trị tham khảo bổ ích cho những người nghiêncứu về chính sách, biện pháp phòng, chống tham nhũng trong giai đoạn hiện nay.

Trần Quang Nhiếp (chủ biên) (2005) có cuốn sách: Nâng cao hiệu quả của báo chí trong đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng ở nước ta hiện nay [104], đãtrình bày lý luận chung về vai trò của báo chí cách mạng trong công tác phòng, chốngtham nhũng Đồng thời, phân tích và luận giải khá kỹ lưỡng, gợi mở những giải phápnhằm phát huy vai trò to lớn của báo chí trên mặt trận phòng, chống tham ô, thamnhũng

Cuốn sách: Đảng Cộng sản Việt Nam với cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí của tác giả Đỗ Xuân Tuất, Phạm Quang Hưởng, Nguyễn Ngọc Hân (2006)

[159], đã tổng hợp các bài phát biểu, các công trình nghiên cứu chuyên khảo của cácnhà lãnh đạo, nhà quản lý, các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực công tácphòng, chống tham ô, tham nhũng Đây là công trình khoa học có giá trị lý luận vàthực tiễn rất cao, góp phần trang bị phương pháp luận khi nhận diện, đấu tranh chốngtham nhũng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Cuốn sách: The many faces of coruption: Tracking vulnerabilities at the sector level (2007) của tác giả Ed J Edgardo Campos, Sanjay Pradhan [174] Cuốn sách đãtập hợp các bài viết phân tích và nhận diện về vấn đề tham nhũng trong nhiều lĩnhvực (y tế, giáo dục, quản lý tài chính, quản lý đất đai…) nhìn từ các góc độ khác nhaunhằm giúp các nước đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước và chống tham nhũng.Cuốn sách cũng đi sâu phân tích các mối quan hệ giữa tham nhũng và hệ thống quản

lý tài chính công Từ đó, có thể vận dụng những chỉ dẫn đó vào trong công tác phòng,chống tham nhũng ở Việt Nam

Nguyễn Xuân Yêm, Nguyễn Hòa Bình và Bùi Minh Thanh (2009), Phòng chống tham nhũng ở Việt Nam và thế giới, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội [170] Cáctác giả đã phân tích rõ ràng và sâu sắc những biểu hiện của tham nhũng trong từnglĩnh vực và những tội phạm tham nhũng đặc thù Từ đó nêu ra những nhóm giải phápthiết

Trang 13

thực về đấu tranh phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam và kinh nghiệm chống thamnhũng của các nước trên thế giới.

Tác giả Olsen, William P có cuốn sách: The anti - coruption handbook: How

to protect your business in the global marketplace (2010) [175] Đây có thể coi là mộtcuốn sổ tay chống tham nhũng, trình bày các phương pháp để bảo vệ doanh nghiệptrong bối cảnh toàn cầu hoá

Cuốn sách: Giới thiệu chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm

2020, của Thanh tra Chính phủ chủ trì biên soạn (2011) [132], đã giới thiệu: Chiếnlược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020; xác định mục tiêu căn bản,lâu dài cũng như những mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn, đề ra các giải pháp toàndiện, đồng bộ với một kế hoạch thực hiện cụ thể có lộ trình và bước đi thích hợp.Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng cũng xác định trách nhiệm của các

cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị và xã hội trong việc tổ chức thực hiện, nhằmbảo đảm tính khả thi và hiệu quả trong công tác phòng, chống tham nhũng hiện nay

Các tác giả Lê Hồng Liêm, Hà Hữu Đức, Trương Kim Sơn (2011) có cuốn

sách: Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với phòng, chống tham ô, lãng phí và quan liêu ở nước ta hiện nay [74 ] Cuốn sách đã luận bàn về công tác kiểm tra, giám

sát của Đảng đối với phòng, chống tham nhũng Những biện pháp liên quan trực tiếpđến hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong công tác phòng, chống thamnhũng ở nước ta hiện nay cũng được các tác giả đánh giá và luận chứng khá chi tiết,

cụ thể

Cuộc khảo sát về tham nhũng rất quy mô, chính xác và rõ ràng, nằm trong

cuốn sách: Tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức (2012) do Ban Thanh tra Việt Nam và Ngân hàng quốc tế tiến hành

thực hiện [102] Cuộc khảo sát đã đưa ra những số liệu chính xác về thực trạng thamnhũng trong xã hội Việt Nam tính đến giai đoạn đó và đây là nguồn tài liệu thamkhảo để xây dựng bước đầu những biện pháp đấu tranh phòng chống tham nhũng cóhiệu quả trong giai đoạn hiện nay

Tổ chức Minh bạch quốc tế (2012) có cuốn sách: Giáo dục liêm chính cho thanh, thiếu niên - Ví dụ từ mười một quốc gia, vùng lãnh thổ [147] Hiện nay, chínhphủ một số nước đã lồng ghép nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trìnhgiáo dục ở bậc phổ thông và đại học với tính chất là môn học chính hoặc như mộthoạt động ngoại khoá Trẻ em ngay từ khi còn trên ghế nhà trường đã được làm quenvới

Trang 14

những khái niệm như tham nhũng, hối lộ, trách nhiệm, giải trình, sự minh bạch hayquyền và nghĩa vụ của công dân Những giá trị xã hội về sự trung thực, liêm chính sẽđược “khắc cốt ghi tâm” ở thời niên thiếu và giáo dục là biện pháp phòng ngừa thamnhũng hữu hiệu nhất Tại rất nhiều quốc gia, các trường học đã triển khai nhữngchương trình giáo dục nhằm nuôi dưỡng một thế hệ mới có nhận thức đúng đắn, ứng

xử lành mạnh và có bản lĩnh trong cuộc sống góp phần phát triển kinh tế - xã hội đấtnước bền vững

Đề tài nghiên cứu: Coruption from the perspective of citizens, firms, and public officials: Results of sociological surveys: Reference book (2012) [173], đã chỉ ra kếtquả điều tra xã hội học về công tác phòng, chống tham nhũng Những vấn đề về đạođức công vụ trong đội ngũ cán bộ công chức ở Việt Nam hiện nay

Tác giả Brian P Loughman, Richard Sibery có cuốn sách: Bribery and coruption: Navigating the global risks (2012) [172] Cuốn sách đã trình bày về nạnhối lộ và tham nhũng, những vấn đề mang tính rủi ro toàn cầu Trong đó có nhữngthách thức đối với Việt Nam

Nguyễn Xuân Trường (2012) có cuốn sách: Phòng, chống tội phạm tham nhũng có yếu tố nước ngoài trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế [155 ].

Cuốn sách đã trình bày thực trạng tình hình phòng, chống tham nhũng có yếu tố nướcngoài ngày càng tinh vi, phức tạp Đồng thời, nêu ra các giải pháp nâng cao hiệu quảcông tác phòng, chống tội phạm tham nhũng có yếu tố nước ngoài Bối cảnh quốc tế

là một trong những nhân tố tác động đến tình hình tham nhũng trong Công an nhândân Cuốn sách cung cấp góc nhìn về mặt trái của việc hội nhập quốc tế, cũng nhưtình hình tội phạm tham nhũng đang diễn ra trên thế giới Điều này cung cấp cho tácgiả luận án cơ sở thực tiễn để bổ sung vấn đề đang nghiên cứu về nhân tố tác độngđến tình hình tham nhũng trong lực lượng công an

Đinh Văn Minh (chủ biên) (2012): Tài liệu tham khảo về phòng, chống tham nhũng [78] Cuốn sách đã trình bày khái niệm, nguyên nhân của nạn tham nhũng.Phân tích tác hại, nguy cơ, thách thức của tham nhũng đối với việc phát triển kinh tế,văn hoá, xã hội Cuốn sách cũng giới thiệu một số mô hình, tổ chức phòng, chốngtham nhũng ở khu vực Đông Nam Á và thế giới

Tác giả Phan Xuân Sơn và Phạm Thế Lực có cuốn sách: Nhận diện tham nhũng và các giải pháp phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay (2008) [121]

Ở nước

Trang 15

ta hiện nay, tham nhũng là một trong những nguy cơ, thách thức sự nghiệp đổi mới,phát triển, hội nhập quốc tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước Hậu quả dotham nhũng gây ra rất nguy hại, to lớn, nhưng việc xác định, nhận diện và đặc biệt lànâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng lại là vấn đề rất khó khăn Cácbiện pháp đấu tranh với tham nhũng của nước ta đã đến lúc cần được xem xét mộtcách nghiêm túc Đặc biệt, các biện pháp mang tính thể chế và chế tài tích cực tưởngnhư hiệu quả, song chưa đẩy lùi được tình trạng tham nhũng; các biện pháp mang tínhgiáo dục (tự phê bình và phê bình, giáo dục đạo đức tư tưởng, làm gương…) dườngnhư đã bị mất tác dụng Do vậy, nghiên cứu, đổi mới và tìm các biện pháp chống thamnhũng hiệu quả hơn đang là nhiệm vụ chính trị cấp bách của Đảng, Nhà nước và xãhội

hiện nay

Cuốn sách: Phòng chống tham nhũng trong các hoạt động công vụ ở Việt Nam

- Lý luận và thực tiễn của tác giả Nguyễn Quốc Sửu (2013) [123] Có thể thấy, thamnhũng diễn ra thường xuyên và tập trung nhiều ở các cơ quan, ban, ngành thuộc lĩnhvực công Cuốn sách đã đề cập đến những vấn đề lý luận về công tác phòng, chốngtham nhũng; chỉ ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chốngtham nhũng trong khu vực công Tác giả luận án tham khảo đối với vấn đề xây dựng

“văn hoá công vụ”, đây là giải pháp nhằm xây dựng tâm lý “không muốn thamnhũng” trong cán bộ, chiến sĩ công an

Bài viết của tác giả Hoàng Chí Bảo (2013), Phòng chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay - Vấn đề và giải pháp đăng trên Tạp chí Triết học số 4 [11] Tác giả đãđưa ra những quan điểm của mình về các vấn đề: Tham nhũng như một vấn nạn lớnnhất trên con đường phát triển; Những biểu hiện phức tạp mang tính đặc thù của thamnhũng ở Việt Nam; Nguyên nhân và những hậu quả của tham nhũng; Những ý kiến đềxuất và khuyến nghị giải pháp phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay Đây làmột bài viết sâu sắc, đưa ra những biện pháp mang tính thời sự và hiệu quả Đặc biệt,tác giả còn chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trong công tác phòng, chống tham nhũng

và những giải pháp thiết yếu cần thực hiện, nhất là cần đột phá về tổ chức chống thamnhũng Điều này đòi hỏi phải có một tổ chức độc lập do Quốc hội lập ra và cũng doQuốc hội điều phối Tổ chức này phải được trao toàn quyền với một lực lượng tinhnhuệ, tài giỏi, công tâm, dám chịu trách nhiệm

Trang 16

Công trình: Recognizing and reducing coruption risks in land management

in Vietnam, Reference book (2013) [176], đã nêu lên tác hại của tham nhũng tronglĩnh vực quản lý đất đai ở Việt Nam Đồng thời, nêu ra những giải pháp nhằm giảmthiểu tình trạng tham nhũng trong lĩnh vực này

Cuốn sách: Bàn về giải pháp phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay

(2014) của tác giả Trương Giang Long [76] Cuốn sách được coi là sự tổng kết bướcđầu về thực tiễn phòng, chống tham nhũng trên nhiều lĩnh vực ở Việt Nam Trên cơ sở

đó, cùng với việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về tham nhũng, thực tiễn phòng,chống tham nhũng ở nhiều quốc gia, các tác giả đề xuất một số giải pháp phòng,chống tham nhũng rất đáng lưu tâm trong điều kiện Việt Nam hiện nay Cuốn sách đãquy tụ hàng trăm ý kiến khác nhau của các nhà quản lý, nhà khoa học trên nhiều lĩnhvực Với góc nhìn đa chiều và bằng nhiều cách tiếp cận đã phác thảo tương đối toàndiện bức tranh toàn cảnh về thực trạng tham nhũng ở Việt Nam, đề xuất các kiến nghị,giải pháp tháo gỡ có giáo trị Tuy nhiên, cuốn sách mới chỉ là sự tập hợp những bàiviết của các tác giả nên chưa có sự hệ thống, gắn kết cụ thể, rõ ràng Mặc dù các thamluận đều là những ý kiến riêng, bên cạnh nhiều ý kiến tâm huyết, có chiều sâu lý luận

và giá trị thực tiễn, cũng còn không ít ý kiến chủ quan, cá nhân

Cuốn sách của tác giả Trịnh Kim Xuyến (2014): Cơ chế tham gia của người dân trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay [169 ] Phòng, chống tham

nhũng là công việc khó khăn và phức tạp, đòi hỏi sự am hiểu về chính trị để có tầmnhìn và kỹ năng chống tham nhũng và cần đến quyết tâm chính trị, động cơ, nguồnlực và kế hoạch hành động cụ thể Trong đó, người dân, xã hội đóng vai trò quantrọng trong cuộc chiến phòng, chống tham nhũng Vấn đề đặt ra là cơ chế nào đảmbảo cho người dân tham gia phòng, chống tham nhũng Làm thế nào để ý thức được

và sử dụng các quyền cơ bản mà mỗi người dân được hưởng để tích cực tham gia vàocác hoạt động phòng, chống tham nhũng, cũng như thuyết phục những người kháctham gia vào công tác này Trong cuốn sách, tác giả đã đưa ra quan niệm, cách thức

và biện pháp phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, lý giải những hạn chế và thiếusót của công cuộc phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam thời gian qua Cách tiếp cậnquyền tham gia của người dân và cơ chế bảo đảm sự tham gia của người dân là xuấtphát điểm có tính chất căn bản cho việc thiết kế, xây dựng và hoàn thiện các cơ chếquyền lực thực sự của nhân dân

Trang 17

Cuốn sách: Tham nhũng và phòng chống tham nhũng (2015) của tác giả Phan

Xuân Sơn và Phạm Thế Lực đồng chủ biên [122] Cuốn sách gồm 04 chương:Chương I, Cơ sở lý luận và thực tiễn để nhận diện và thiết lập các giải pháp phòng,chống tham nhũng Trong chương này, nhóm tác giả đã phân tích sự tha hoá quyềnlực công cộng, quyền lực nhà nước và chủ nghĩa cá nhân là nguồn gốc và bản chất củatham nhũng; giới thiệu các cách tiếp cận về tham nhũng trên thế giới và nêu rõ tác hạicủa tham nhũng Chương II, Tham nhũng ở Việt Nam - Nhận diện, đặc điểm, nguyênnhân và vấn đề đặt ra Trong chương này, nhóm tác giả phân tích cách nhận diện thamnhũng ở Việt Nam từ nhiều góc độ; mô tả các hình thức tham nhũng; nêu đặc điểm vànguyên nhân của tham nhũng ở Việt Nam Chương III, Phòng, chống tham nhũng ởViệt Nam thực trạng và những vấn đề đặt ra hiện nay Trong chương này, cuốn sách

đã phân tích quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc phòng,chống tham nhũng; những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém và những vấn đềđang đặt ra Chương IV, Phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranhphòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay Trong chương này, cuốn sách nêu lênnhững kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của một số quốc gia điển hình trongkhu vực và trên thế giới; đề xuất các quan điểm và giải pháp để đẩy mạnh đấu tranhphòng, chống tham nhũng, đặc biệt là đề xuất xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quảđấu tranh phòng, chống tham nhũng Hiện nay, ở Việt Nam có khá nhiều sách, tài liệubằng tiếng Việt, tài liệu tiếng nước ngoài, tài liệu dịch… về tham nhũng và đấu tranh

phòng, chống tham nhũng Nhưng cũng có thể nói rằng, cuốn sách “Tham nhũng và phòng, chống tham nhũng” của nhóm tác giả là một công trình công phu, trình bày có

hệ thống, cung cấp tri thức, thông tin, số liệu có chiều sâu, cập nhật; kết hợp giữa lýluận và thực tiễn, dựa trên nhiều cách tiếp cận, nhiều góc nhìn khác nhau

Cuốn sách: Hoạt động của Chính phủ trong phòng ngừa tội phạm về tham nhũng (2015) của tác giả Nguyễn Hiếu Vinh [167] Cuốn sách đã nghiên cứu tìnhhình tội phạm, cơ sở lý luận cũng như tình hình tội phạm về tham nhũng; những hoạtđộng cụ thể của Chính phủ trong phòng ngừa tội phạm về tham nhũng ở Việt Namhiện nay và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Chính phủtrong phòng ngừa tội phạm về tham nhũng Tội phạm về tham nhũng là tội phạm cóchủ thể đặc biệt được cấu thành bởi bốn yếu tố là khách thể, mặt khách quan, chủ thể,mặt chủ quan Trong mỗi yếu tố đó, có nét tương đồng với các loại tội phạm khácnhưng cũng

Trang 18

có những điểm đặc thù của tội phạm về tham nhũng Cơ sở lý luận phòng ngừa tộiphạm về tham nhũng và hoạt động của Chính phủ trong cuộc đấu tranh phòng ngừatội phạm về tham nhũng là những nội dung có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nhậnthức nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Chính phủ trong cuộc đấu tranhphòng, chống tội phạm về tham nhũng ở nước ta hiện nay Đồng thời, việc đánh giánhững ưu điểm, tồn tại về hoạt động của Chính phủ trong phòng ngừa tội phạm vềtham nhũng là nhằm khẳng định những kết quả đã đạt được, những mặt hạn chế và đề

ra phương hướng, giải pháp hoạt động của Chính phủ trong thời gian tới

Các tác giả Trần Quang Đại, Phạm Anh Tuấn, Nguyễn Đình Phách có cuốn

sách: Đảng với cuộc đấu tranh phòng và chống tham nhũng, lãng phí (2015) [30].Cuốn sách đã tập hợp các công trình chuyên khảo về đề tài chống tham nhũng vàtrình bày quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Hồ Chí Minh về việc chỉ đạocông tác phòng, chống tham nhũng trong giai đoạn hiện nay Tác giả luận án đã thamkhảo cho vấn đề cần nghiên cứu về quan điểm nền tảng của Đảng trong công tác đấutranh chống tham nhũng Bên cạnh những quan điểm có giá trị vận dụng trong thựctiễn hiện nay cũng có những quan điểm trong giai đoạn này không còn phù hợp Do

đó, trên cơ sở thực trạng công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tác giả luận án

đã đề xuất những giải pháp có giá trị thực tiễn trong thời kỳ mới

Bài viết: Giải pháp nhằm phát huy vai trò của báo chí trong đấu tranh tham nhũng ở nước ta hiện nay của tác giả Nguyễn Linh Khiếu đăng trên Tạp chí Cộng sản

điện tử (01/3/2015) [69] Bài viết đã chỉ rõ vai trò của báo chí cách mạng trong côngtác phòng, chống tham nhũng hiện nay Đồng thời, tác giả nêu ra các giải pháp nhằmphát huy vai trò của báo chí trong công cuộc này Báo chí là một trong những phươngtiện để kiểm soát, là một trong những biện pháp để phòng ngừa tham nhũng một cáchhiệu quả, cung cấp cho tác giả luận án góc nhìn đa chiều về công tác phòng, chốngtham nhũng trên các phương diện khác nhau

Ban Nội chính Trung ương có cuốn sách: Tổng kết một số vấn đề lý luận thực tiễn 30 năm đổi mới về phòng, chống tham nhũng, lãng phí (1986-2016) năm

-2016 [7] Để góp phần tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luậtcủa Đảng và Nhà nước, giới thiệu những thành tựu qua 30 năm đổi mới phục vụ côngtác nghiên cứu, chỉ đạo đối với các mặt công tác phòng, chống tham nhũng ở Trungương và địa phương Đồng thời, xây dựng có hệ thống nguồn tài liệu tham khảo đốivới các cơ quan

Trang 19

nội chính, các tỉnh uỷ, thành uỷ trong quá trình nghiên cứu, tham gia xây dựng vănkiện Đại hội Đảng bộ các cấp các nhiệm kỳ say này Nội dung cuốn sách trình bày sựphát triển nhận thức của Đảng về phòng, chống tham nhũng; thành tựu, hạn chế,những nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong đấu tranh phòng, chống thamnhũng Những giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác này trong các giai đoạn tiếptheo Đây là nguồn tư liệu quan trọng để tác giả sử dụng, tham khảo trong việc xâydựng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng tronglực lượng Công an nhân dân Việt Nam hiện nay.

Tác giả Susan Rose-Ackerman, Bonnie J.Palifka có cuốn sách: Coruption and Government: Causes, Consequences, and Reform (2016) [177] đã trình bày sự ra đờicủa Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) và quyết định của Ngânhàng Thế giới về việc đưa ra chính sách chống tham nhũng Tác giả đã nhấn mạnh vềcải cách thể chế, đây là điều kiện cần thiết cho việc phòng, chống tham nhũng Cuốnsách còn đề cập đến tham nhũng chính trị và các công cụ về trách nhiệm giải trình.Đồng thời, nêu ra các điều kiện trong nước để cải cách và thảo luận các sáng kiếnquốc tế, bao gồm cả chính sách chống tham nhũng và những nỗ lực để hạn chế thamnhũng trên phạm vi toàn cầu

Cuốn sách: Phát huy vai trò của xã hội trong phòng chống tham nhũng (2017)

của tác giả Nguyễn Quốc Văn và Vũ Công Giao [160] Có thể thấy, những năm qua,

hệ thống chính sách, pháp luật của nước ta về phòng, chống tham nhũng nói chung, vềphát huy vai trò của xã hội trong phòng, chống tham nhũng nói riêng vẫn còn nhữngbất cập, hạn chế Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thamnhũng vẫn còn diễn ra phổ biến và ngày càng tinh vi, phức tạp ở nước ta Thực trạng

đó đặt ra yêu cầu cấp thiết phải nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật về phòng, chốngtham nhũng cũng như phát huy vai trò của xã hội trong phòng, chống tham nhũng.Cuốn sách đã góp phần giải quyết yêu cầu cấp thiết nêu trên Nội dung cuốn sách tậptrung phân tích làm rõ những vấn đề lý luận, pháp lý, thực tiễn về vai trò của xã hộitrong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam Trên cơ sở đó, các tác giả đề xuất nhữngquan điểm, giải pháp với các cơ quan nhà nước trong việc sửa đổi, bổ sung khuôn khổpháp luật hiện hành để phát huy vai trò và nâng cao hiệu quả hoạt động phòng, chốngtham nhũng của các chủ thể khác nhau trong xã hội nước ta trong thời gian tới.Ngoài ra,

Trang 20

cuốn sách còn giới thiệu những tiêu chuẩn và khuyến nghị của Liên Hợp Quốc và một

số tổ chức quốc tế về phát huy vai trò của xã hội trong phòng, chống tham nhũng

Cuốn sách: Quan chế và phòng chống quan lại tham nhũng thời Hậu Lê - Một

số vấn đề nghiên cứu (2017) của tác giả Phan Ngọc Huyền [59] Cuốn sách tập hợp

10 bài viết, khảo cứu của tác giả xoay quanh hai chủ đề về thiết đặt quan chế vàphòng, chống tham nhũng, tập trung chủ yếu vào giai đoạn Lê Sơ và Lê - Trịnh ởĐàng Ngoài thời Hậu Lê Nội dung các bài viết trong cuốn sách chia làm 02 phần:Phần 1: Quan chế thời Hậu Lê - Những nghiên cứu mới Phần 2: Phòng chống thamnhũng thời Hậu Lê - Mấy vấn đề khảo cứu Tác giả luận án đặc biệt nghiên cứu Phần

2 với những nội dung như: Phòng chống tham nhũng thời Lê Sơ - Sự phát triển từ LêThái Tổ đến Lê Thánh Tông; Tham nhũng và phòng chống tham nhũng thời Lê -Trịnh nửa cuối thế kỷ XVIII; Chính sách phòng chống tham quan ô lại của Lê ThánhTông trong so sánh với Minh Thái Tổ; Khảo cứu quy định về phòng chống thamnhũng trong Quốc triều hình luật; So sánh quy định về xử phạt hành vi tham nhũngtrong Quốc triều hình luật và Đại Minh luật Mỗi bài viết trong cuốn sách có thể coinhư một chuyên luận nhỏ, bước đầu định hình rõ hướng nghiên cứu chuyên sâu củatác giả trong việc lựa chọn các vấn đề khảo cứu Những kết quả nghiên cứu mới nàygóp phần bổ sung về nhận thức và tư liệu phục vụ hữu ích cho việc nhận định sự ảnhhưởng của triều đại phong kiến tới tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như sự kế thừa trongxây dựng hệ thống các biện pháp phòng, chống tham nhũng giai đoạn hiện nay

Tác giả Hà Hồng Hà với cuốn sách: Tham nhũng: Mưu mô và trừng phạt

(2018) [46] Cuốn sách đã mô tả cuộc chiến chống tham nhũng, hối lộ, gian lận vừa

âm thầm, vừa quyết liệt, giữa một bên là những quan chức chính phủ, tổ chức và côngdân muốn bảo vệ công bằng, lẽ phải, xây dựng xã hội minh bạch, trong sạch, với mộtbên là các quan chức, công chức chính phủ, các chủ doanh nghiệp và nhà môi giớithực hiện hành vi tham nhũng không từ bất kỳ thủ đoạn nào để đạt lợi ích Trong bài

viết “Đạo đức liêm chính ở Hàn Quốc” cho thấy, đạo đức xã hội được xây dựng và

củng cố qua nhiều đời Tổng thống Năm đời Tổng thống liên tục bị điều trần hoặc

truy tố vì bản thân hoặc người thân dính líu đến tham nhũng, hối lộ Bài “Bhutan chống tham nhũng để xây dựng quốc gia hạnh phúc”, cho biết vì sao một quốc gia

Phật giáo còn nghèo trên dãy núi Himalaya có chỉ số hạnh phúc rất cao và tệ nạn thamnhũng lại thấp Cuốn sách cũng giới thiệu về các cơ quan chống tham nhũng đầy sứcmạnh, được phép hành động

Trang 21

như những đội quân trừng phạt, có thể tìm thấy nhiều “đội quân” như thế ở Hàn Quốc,Singapore, Hồng Kong… Cuốn sách cũng bàn luận về các hình phạt đối với tội danhtham nhũng, phân tích pháp luật về chống tham nhũng của nhiều quốc gia trong tươngquan với Việt Nam Trong các bài viết về chống tham nhũng ở Việt Nam, tác giả cuốnsách đã đưa ra những nhận định cá nhân về tình hình chống tham nhũng quyết liệt củaViệt Nam hiện nay, đáng chú ý là việc phân tích những nguyên nhân thành công, thấtbại của Việt Nam trong cuộc chiến chống tham nhũng Các đề tài chống tham nhũngtrong cuốn sách được chắt lọc từ nhiều trang tài liệu trong và ngoài nước, các kênhthông tin chính thống của các nhà nước, các tổ chức chống tham nhũng và báo chíquốc tế.

Cuốn sách: Quyết tâm ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng (2019) của Tổng Bí

thư Nguyễn Phú Trọng [150] Cuốn sách gồm 31 bài phát biểu, bài viết, trả lời phỏngvấn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo Trungương về phòng, chống tham nhũng, từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI củaĐảng, nhất là từ Đại hội lần thứ XII đến nay Cuốn sách được sắp xếp làm hai phần.Phần thứ nhất: Một số bài phát biểu, bài viết và trả lời phỏng vấn của Tổng Bí thư,Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về công tác phòng, chống tham nhũng Phần thứhai: Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại một số phiênhọp Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng Qua đó, cung cấp cho tácgiả những định hướng, quan điểm chỉ đạo của Đảng, của Ban chỉ đạo Trung ương vềphòng, chống tham nhũng

Cuốn sách: Phát hiện, thu hồi tiền và tài sản do tham nhũng mà có - Thực trạng và giải pháp (2021) của tác giả Tô Quang Thu [142] Phát hiện, thu hồi tiền vàtài sản do tham nhũng mà có đang là vấn đề bức xúc được dư luận quan tâm và đánhgiá là một trong những khâu yếu nhất trong công tác đấu tranh phòng, chống thamnhũng hiện nay Trên thực tế, khi xử lý các vụ, việc tham nhũng, xã hội không chỉquan tâm đến hình phạt đối với đối tượng tham nhũng mà còn hết sức quan tâm đếnviệc phát hiện, thu hồi tiền và tài sản đã bị chiếm đoạt hoặc bị thất thoát Thu hồi tiền

và tài sản tham nhũng không những có ý nghĩa quan trọng trong việc khắc phục hậuquả nguy hiểm của hành vi tham nhũng, trả lại nguồn lực cho đất nước mà còn có ýnghĩa cảnh báo, ngăn chặn hành vi tham nhũng Nếu tiền, tài sản tham nhũng khôngthu hồi được thì việc xử lý tham nhũng chưa triệt để Việc nghiên cứu một cách tổngthể cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng và đề ra những giải pháp cụ thể để nâng caohiệu lực, hiệu

Trang 22

quả của việc phát hiện, thu hồi tiền và tải sản do tham nhũng mà có đang là một yêucầu cấp thiết nhằm giải quyết vấn đề bức xúc trong xã hội hiện nay Cuốn sách đã gópphần làm sáng tỏ thêm những nội dung trên Đồng thời, có ý nghĩa là tài liệu thamkhảo có giá trị để lực lượng công an trong thời gian tới áp dụng và thực hành có hiệuquả trong công tác đấu tranh chống tham nhũng.

Cuốn sách: Vận dụng pháp luật hồi tỵ nhà nước phong kiến Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay (2021) của tác giả Tăng Thị Thu Trang,

Quyền Hồng Nhung [146] Cuốn sách nghiên cứu và luận giải về Luật “Hồi tỵ”, đây làLuật được áp dụng phổ biến và nghiêm ngặt trong các kỳ thi hương, thi hội, thi đình.Đây là một biện pháp cần thiết và hữu hiệu để nâng cao hiệu quả quản lý của các cơquan công quyền ở nước ta, nơi mà truyền thống văn hoá, tình cảm gia đình, dòng họ,địa phương, quan hệ thầy trò… khá sâu đậm và có những ảnh hưởng nhất định đếnviệc thực thi quyền lực Thực tế ở nước ta cho thấy, trong công tác cán bộ, việc dùngquan hệ họ hàng, thân quen dẫn đến nhiều hậu quả tai hại về nhiều mặt Mặc dù trongcác văn bản của Đảng và văn bản pháp luật về đấu tranh phòng, chống tham nhũngcũng đã có một số quy định mang tinh thần của pháp luật hồi tỵ nhưng mức độ vàphạm vi còn hẹp Tuy nhiên, có thể thấy trong lực lượng Công an nhân dân đã ápdùng hình thức này rất triệt để và đạt nhiều thành tựu Điển hình như quy định không

bổ nhiệm, cất nhắc lãnh đạo, chỉ huy (Giám đốc công an các tỉnh) không phải là ngườiđịa phương

Cuốn sách của Ban Nội chính trung ương (2022): Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của một số quốc gia trên thế giới [8 ] Cuốn sách đã tuyển chọn gần 70

bài viết nghiên cứu về công tác phòng, chống tham nhũng, phản ảnh chân thực, sinhđộng, có tính hệ thống tình hình, kết quả, kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng củahơn 20 quốc gia và tổ chức quốc tế được đăng tải tên Tạp chí Nội chính từ năm 2013đến 2021 Cuốn sách đã cung cấp thông tin khái quát về tình hình, thực trạng và kếtquả công tác phòng, chống tham nhũng của một số quốc gia trên thế giới Cuốn sách

là tài liệu quan trọng để tác giả tham khảo liên quan vấn đề luận án nghiên cứu về giảipháp phòng, chống tham nhũng trong lực lượng Công an nhân dân Việt Nam hiệnnay Cụ thể như: Phát huy vai trò nêu gương của người đứng đầu; kiểm soát xung độtlợi ích; kiểm soát quyền lực nhà nước; hoàn thiện bộ máy các cơ quan chuyên tráchchống tham nhũng… Nhiều kết quả nghiên cứu kinh nghiệm thành công trong phòng,chống

Trang 23

tham nhũng ở một số quốc gia phát triển sẽ tiếp tục là định hướng có giá trị tham khảocho Việt Nam.

Cuốn sách: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh (2023)

của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng [151] Tác giả đã đưa ra phương châm: Vấn đềcốt lõi trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là phòng ngừa từ sớm, từ

xa mà trọng tâm là xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đặc biệt là phòng, chống suy thoái về

tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, tức là trị tận gốc thamnhũng, tiêu cực Đặc biệt, tác giả luận án chú trọng đến phần thứ hai là sự tuyển chọn

22 bài viết sâu sắc của Tổng Bí thư về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng Trong đó,đặc biệt nhấn mạnh sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ,đảng viên, đây là nguyên nhân cốt lõi, cơ bản cần phải phòng ngừa Xuyên suốt cácbài viết cho thấy sự quan tâm đặc biệt của đồng chí Tổng Bí thư đối với công tác xâydựng, chỉnh đốn Đảng và Nhà nước; củng cố lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạocủa Đảng, công cuộc xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa Đảng Cộngsản Việt Nam phải thường xuyên đổi mới, chỉnh đốn, chống chủ nghĩa cá nhân, chống

sự suy thoái, hư hỏng trong Đảng

Trên thực tế còn nhiều bài viết của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã đượcđăng tải trên các báo, tạp chí chuyên ngành, các tham luận tại các hội nghị, hội thảokhoa học… trực tiếp nghiên cứu về vấn đề tham nhũng Ở những bài viết đã đề cậpđến khái niệm, bản chất, đặc điểm, những tác hại nghiêm trọng của tệ tham nhũng,nhưng chưa thành một hệ thống Một số bài viết khác phân tích nguyên nhân, nhữngbài học kinh nghiệm, những điểm còn tồn tại trong công tác phòng, chống thamnhũng ở các phạm vi khác nhau Ngoài ra, còn có các công trình nước ngoài có giá trịtham khảo về cách tiếp cận, nhận diện và kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng như:

Trung Quốc được mùa chống tham nhũng, Nguyễn Tiến Thành (biên dịch) (2001); Những câu chuyện về cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở Trung Quốc, Thiên Hận (2001); Các biện pháp chống tham nhũng ở Trung Quốc, Hồng Vĩ (2004); v.v…

Những cuốn sách biên dịch trên đã đề cập đến công tác phòng, chống tham nhũng ởTrung Quốc, được triển khai một cách bài bản, hành động quyết liệt, có chủ trương,phương hướng và mang đậm truyền thống, bản sắc chính trị Trung Quốc Đó là sự kếthợp hài hoà giữa “đức trị” và “pháp trị”, lấy “pháp trị” trên nền tảng “đức trị” với quanđiểm: “Nắm hai

Trang 24

tay, hai tay đều phải rắn” Phương châm hành động: “Lấy pháp trị gần, lấy đức trịxa”; “lấy pháp trị thân, lấy đức trị tâm”; “muốn trị dân, trước hết phải trị quan, muốntrị quan nhỏ, trước hết phải trị quan to, quan đứng đầu”; “Đảng không được mềmlòng trước cán bộ tham nhũng”.

Những thành quả của các công trình nghiên cứu khoa học, những cuốn sáchchuyên khảo, các bài viết tiêu biểu nêu trên về phòng, chống tham nhũng sẽ được tácgiả luận án tham khảo, kế thừa trong quá trình hoàn thành luận án

1.1.2 Các công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng

Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chốngtham nhũng nói riêng được các nhà nghiên cứu, giới khoa học xã hội và nhân văn, cácnhà hoạt động chính trị quan tâm, nghiên cứu và công bố dưới nhiều loại hình như:các đề tài nghiên cứu khoa học, sách chuyên khảo, luận án tiến sĩ… Trong đó, có một

số công trình tiêu biểu như:

Cuốn sách: Hồ Chí Minh về an ninh trật tự (2005) của Viện chiến lược và

khoa học công an [161] Tác phẩm đã tập hợp đầy đủ và có hệ thống những ý kiến,quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xãhội, cụ thể là bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ những thành quả cách mạng đãgiành được Từ đó, giúp tác giả luận án hiểu rõ những vấn đề về quan điểm vàphương pháp, về tổ chức và con người, đặc biệt là những yêu cầu đối với người cán

bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Cung cấp cho luận án những cơ sở lý luận tư tưởng

Hồ Chí Minh về Công an nhân dân, qua đó xây dựng phương hướng, giải pháp, thựcthi có hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng trong lực lượng công an

Tác giả Lê Văn Yên đăng trên tạp chí Lịch sử Đảng số 9 (2007) bài viết: Đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng theo tư tưởng Hồ Chí Minh [171].Tác giả đã đề cập đến vấn nạn tham nhũng như một “quốc nạn” cần phải quyết tâmngăn chặn, đẩy lùi Tác giả bài viết tập trung nêu lên một vài biện pháp như: Coi trọngcông tác giáo dục chính trị, tư tưởng, tự tu dưỡng, rèn luyện của cán bộ, đảng viêntheo gương đạo đức Hồ Chí Minh; Phải dựa vào quần chúng, phát động quần chúngtích cực tham gia đấu tranh chống tham ô, tham nhũng; Hoàn thiện bộ máy quản lýNhà nước, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, nhất là về kinh tế; Tăng cườngcông tác kiểm tra, thanh tra và xử lý kỷ luật đối với tập thể và cá nhân vi phạm;Thường xuyên chỉnh

Trang 25

đốn đội ngũ cán bộ, đảng viên; Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng, chỉnhđốn Đảng Có thể thấy rằng, tuy bài viết đã ra đời cách đây tương đối lâu, nhưng nộidung và ý nghĩa vẫn có giá trị cho tới hiện nay, và được coi là nền tảng nhận thức banđầu Qua bài viết, có thể thấy rằng, tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước là xuyênsuốt và thống nhất qua một quá trình lâu dài.

Dương Quỳnh Thi (2008), Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, Nxb Lao động, Hà Nội [141] Tác phẩm đã giới thiệu một sốbài nói, bài viết, thư, truyện kể về Hồ Chí Minh trong quá trình đấu tranh chống quanliêu, tham nhũng Đây là nguồn tư liệu quan trọng để tác giả luận án tiếp cận đến quanđiểm, tư tưởng, tư duy, nhận định trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tácphòng, chống tham nhũng

Ban Tuyên giáo Trung ương có cuốn sách, Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu (2008) [9] Cuốnsách là nguồn tài liệu cung cấp cho người đọc những thông tin quý báu về tấm gương,

tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong phong trào thực hành tiết kiệm, chống tham ô,

lãng phí Đồng thời, cũng giới thiệu tác phẩm Sửa đổi lối làm việc của Chủ tịch Hồ

Chí Minh Góp phần thúc đẩy Cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách Hồ Chí Minh trở nên sâu rộng và có hiệu quả hơn

Phạm Thị Hải Chuyền (2010), Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng [23] Tác giả đã phân tích 03 nội dung chủ yếutrong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luậtĐảng hiện nay Tác giả đã đi vào luận giải quan điểm của Hồ Chí Minh về nội dungcủa công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng và khẳng định đây là một trongnhững phương thức lãnh đạo của Đảng Đồng thời, phân tích và chỉ ra thực trạng tìnhhình vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật củaĐảng trong thời gian qua Theo tác giả, một trong những biện pháp hữu hiệu trongcông tác phòng, chống tham ô, tham nhũng chính là vận dụng sáng tạo tư tưởng HồChí Minh về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng

Trần Minh Trưởng (2010), Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, Tạp chí Lý luận chính trị, số

6 [156] Bài viết đã phân tích nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy quyền làmchủ của nhân dân, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia vào cuộc đấu tranhchống tham

Trang 26

nhũng; đánh giá vai trò, vị trí của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng nói chung,trong cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham ô, tham nhũng nói riêng Tác giả luận án

đã tham khảo để củng cố cơ sở lý luận và sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vàocông tác phòng, chống tham nhũng nói chung và trong lực lượng Công an nhân dânnói riêng Vì đối với lực lượng công an, Nhân dân là chủ thể chính, mang tính chấtquyết định của nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội Công tác phòng,chống tham nhũng của lực lượng Công an nhân dân cũng nhằm mục đích bảo vệquyền lợi hợp pháp của nhân dân, và nhân dân cũng là người kiểm soát, giám sát hoạtđộng của lực lượng công an

Tác giả Lý Vĩnh Long (2012) có bài viết: Phát huy dân chủ trong đấu tranh phòng, chống tham ô, tham nhũng theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí Tuyên giáo, số

9 [75] Tác giả đã chỉ rõ: đấu tranh phòng, chống tham ô, tham nhũng là một khâuquan trọng để ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về đạo đức, lối sống, góp phần vào côngtác xây dựng và chỉnh đốn Đảng Đồng thời, bài viết cũng chỉ rõ nguồn gốc, tác hạicủa tham ô, tham nhũng, nhấn mạnh giải pháp quan trọng trong đấu tranh phòng,chống tham ô, tham nhũng; đó là phát huy dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Tác giả Cao Văn Thống (2013) có bài viết: Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khoá XI về chống tham nhũng, lãng phí theo tư tưởng Hồ Chí Minh,

đăng trên Tạp chí Cộng sản điện tử [143] Tác giả đã nêu ra 06 giải pháp trong việcvận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác phòng, chống tham nhũng trong Đảnghiện nay Tác giả luận án tham khảo những biện pháp có giá trị mang tính định hướngnhư: đổi mới, nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh vềchống tham nhũng trong toàn Đảng và trong xã hội để các cấp uỷ, tổ chức đảng, cán

bộ, đảng viên (trước hết là người đứng đầu) và nhân dân có nhận thức đúng, đầy đủ

về tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân của tham nhũng, điều kiện nảy sinh thamnhũng và sự cần thiết trong công tác phòng, chống tham nhũng trong tình hình hiệnnay; Tiến hành tự phê bình thẳng thắn, dân chủ, nghiêm túc, chân thành, gắn với thựchiện quy định về những điều đảng viên không được làm, chấp hành nghiêm túc cácnghị quyết của Đảng các cấp; cán bộ, đảng viên cần thực hiện nghiêm việc kê khai tàisản, thu nhập theo quy định của Đảng và Nhà nước; kê khai tài sản phải trung thực vàđược công khai ở nơi công tác và nơi cư trú để quần chúng và nhân dân giám sát Đây

là những giải pháp có giá trị tham khảo, gợi mở hữu ích cho nội dung vận dụng củaLuận án

Trang 27

Tác giả Nguyễn Như Hùng, Trần Mai Ước (2013) có bài viết: Từ tư tưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh phòng chống tham nhũng đến cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khoá XI, đăng trên Tạp

chí Cộng sản điện tử [57] Bài viết đã bước đầu minh chứng nét đặc sắc trong tưtưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng Đồng thời, chỉ rõ yêu cầu vận dụngsáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh phòng, chống tham ô, tham nhũng ở ViệtNam trong bối cảnh hiện nay

Bài viết của Ngô Văn Hà (2014), Tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham ô, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 1 [47] Bài viết đã phân tích quan điểm của Hồ ChíMinh về tham ô, qua đó cho thấy sự đồng nhất về nội hàm của tham nhũng Tác giả

đã phân tích tác hại của tham ô, tham nhũng, từ đó, đưa ra những giải pháp phòng,chống tham ô có hiệu quả, như: phải phát động phong trào quần chúng; phải có cơ chếquản lý chặt chẽ, gắn phòng, chống tham ô với chống bệnh quan liêu; đẩy mạnh giáodục đạo đức cách mạng gắn liền với tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật;nghiêm túc thực hiện tự phê bình và phê bình Tác giả bài viết cho rằng, trong phêbình, Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến việc phê bình trong cơ quan và ngoài quần chúng,

từ trên xuống dưới và từ dưới lên, nhất định tẩy được bệnh quan liêu, tham ô, mangtính toàn diện và đồng bộ Phê bình từ nhiều phía, nhiều mặt, giúp cho người đượcphê bình nhận thức được ưu điểm, hạn chế của mình để cán bộ, đảng viên điều chỉnh.Đây chính là một trong những biện pháp tác giả luận án rất chú trọng để đẩy mạnhcông tác phòng, chống tham nhũng có hiệu lực, hiệu quả

Cuốn sách: Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng (2015) của Ban Nội chính Trung ương [6] Trong cuốn sách, tác giả luận án đặcbiệt chú ý và tìm hiểu phần I: Trích một số tác phẩm, bài nói, bài viết của Chủ tịch HồChí Minh về công tác phòng, chống tham nhũng Và phần III: Những bài viết nghiêncứu tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng Trongcác bài viết đã chỉ rõ, di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề nội chính và phòng, chốngtham nhũng luôn giữ vai trò chủ đạo, nổi bật và có vị trí quan trọng đặc biệt Người đã

đề cập đầy đủ ở nhiều góc độ, mức độ khác nhau, như: vấn đề đạo đức cách mạng,vấn đề chính quyền nhà nước, quyền hành của cán bộ, quyền làm chủ của nhân dân;mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân; sự tha hoá, biến chất, tham ô, lãng phí

và cách chống tha

Trang 28

hoá, tham ô, lãng phí trong bộ máy nhà nước… Những nội dung đó là mối quan tâmsuốt đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh Tuy nhiên, những bài viết trong cuốn sách cònkhái quát, chưa cụ thể Đặc biệt là vấn đề phòng, chống tham nhũng mới chỉ dừng lại

ở mức độ gợi mở, chưa đi sâu vào phân tích bản chất, đặc trưng của vấn đề

Tác giả Chu Thái Thành (2015) có bài viết: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chống quan liêu, tham nhũng, trên website dangcongsan.vn [138] đã nêu ra các giải phápchống tham nhũng theo tư tưởng Hồ Chí Minh Đó là: thường xuyên rèn luyện, tudưỡng, tự phê bình và phê bình trong cán bộ đảng viên Xây dựng đội ngũ cán bộ chấtlượng cao; làm tốt công tác chính trị, tư tưởng Đồng thời phải dựa vào quần chúngnhân dân để đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng và tăng cường công tác kiểm tra,giám sát, xử lý các hành vi quan liêu, tham nhũng

Cuốn sách: Tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng của các tác

giả Bùi Mạnh Cường, Nguyễn Thị Tố Uyên (2015) [25], đã đưa ra những quan điểmcủa Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng qua các giai đoạn: trước năm 1945, từ1945

- 1954; từ 1954 -1969 Tác giả luận án đã tham khảo những giá trị về mặt lý luận củacuốn sách như: quan điểm của Hồ Chí Minh về bản chất, tác hại và nguyên nhân dẫntới tham nhũng; những biện pháp phòng ngừa, đẩy lùi tham nhũng

Chương sách: Anti-Corruption from the Perspective of Ho Chi Minh’s Ideology: Towards a Vietnamese Rule or Law (Phòng chống tham nhũng từ góc

nhìn tư tưởng Hồ Chí Minh: Hướng tới Nhà nước pháp quyền Việt Nam) của tác giảLại Quốc Khánh, Nguyễn Ngọc Anh (2017) [65] Nội dung chương sách đề cập nộihàm tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng, các tác giả đã luận giải cụthể, rõ ràng tư tưởng Hồ Chí Minh về nội dung tham nhũng: khái niệm, biểu hiện,bản chất, biện pháp phòng chống Từ đó, xây dựng được hệ thống các giải pháp,định hướng thúc đẩy công tác phòng, chống tham nhũng có hiệu quả, góp phần xâydựng nhà nước pháp quyền Việt Nam

Cuốn sách: Tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu

- Giá trị lý luận và thực tiễn (2019) của tác giả Phùng Thanh, Bùi Văn Mạnh [136].Cuốn sách gồm 02 nội dung chính: Tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham ô,lãng phí, quan liêu; Giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng,chống tham ô, lãng phí, quan liêu Cuốn sách đề cập có hệ thống những nội dung cơbản của tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham ô, tham nhũng Để từ đó đi sâu

Trang 29

phân tích giá trị của nó đối với cách mạng Việt Nam Đây là tài liệu có giá trị thamkhảo đối với phần nghiên cứu lý luận của luận án.

Cuốn sách: Tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu

- Nội dung và giá trị (2021) của tác giả Nguyễn Ngọc Anh [1] Tác giả đã trình bàymột cách cơ bản, hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham ô, lãng phí vàquan liêu: Nguồn gốc, cơ sở hình thành, khái niệm, bản chất, biểu hiện, tác hại củatham ô, lãng phí, quan liêu; tính tất yếu, phương hướng, lực lượng phòng, chống tham

ô, lãng phí, quan liêu; luận giải những giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh trong phòng,chống tham ô, lãng phí Đồng thời, gợi mở một số định hướng, giải pháp trong côngtác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu ở nước ta hiện nay Trongphạm vi nghiên cứu của mình, tôi tập trung tham khảo, nghiên cứu nội dung “tưtưởng Hồ Chí Minh về tham ô” Có thể thấy rằng, thuật ngữ “tham nhũng” là thuậtngữ hiện đại, Hồ Chí Minh nhiều lần nhắc tới “tệ nhũng lạm”, “tham ô” Xét về bảnchất, biểu hiện, tác hại thì “tham ô”, “nhũng lạm” và “tham nhũng” là tương tự nhau,cùng là vấn nạn của bất kỳ quốc gia nào Cuốn sách của tác giả Nguyễn Ngọc Anh cógiá trị tham khảo trực tiếp đối với luận án

Tóm lại, những công trình nghiên cứu đã đề cập đến nhiều khía cạnh, nhiềuvấn đề của tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng Tác giả luận án kếthừa từ những công trình nghiên cứu khoa học, những bài viết của các học giả về tưtưởng Hồ Chí Minh trong công tác phòng, chống tham nhũng, đó là: Hệ thống hoá vàluận giải những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống thamnhũng Đồng thời, gợi mở một số định hướng, giải pháp phòng, chống tham nhũngtrong Công an nhân dân Việt Nam hiện nay

1.1.3 Các công trình nghiên cứu công tác phòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Tham nhũng và phòng, chống tham nhũng trong xây dựng cơ bản (2001) [17], do Bộ Công an chủ trì đã phân tích rõ những vấn

đề về tham nhũng Đồng thời, đi sâu nghiên cứu những dấu hiệu, nguyên nhân, điềukiện để thực hiện hành vi tham nhũng trong xây dựng cơ bản và đề xuất các biện phápphòng, chống tham nhũng Đề tài nghiên cứu chủ yếu trên cơ sở lý luận về tội phạm

và khoa học điều tra hình sự

Trang 30

Đề tài khoa học: Các dạng tham nhũng phổ biến trong Công an nhân dân và giải pháp khắc phục (2003) của Phan Văn Lai [71] Đây là một trong rất ít những đềtài khoa học đề cập trực tiếp tới công tác phòng, chống tham nhũng trong lực lượngCông an nhân dân Đề tài đã phân tích chính xác với đầy đủ căn cứ khoa học, thựctiễn về thực trạng, các dạng tham nhũng phổ biến trong lực lượng Công an nhân dân.Đồng thời, bước đầu đã khái quát hóa những giải pháp cần thiết để khắc phục vấn nạntham nhũng trong cán bộ, chiến sĩ công an Tuy nhiên, đề tài thực hiện từ khá lâu, nên

số liệu và tình hình tham nhũng hiện nay đã thay đổi rất nhiều, dẫn tới những biệnpháp phòng, chống tham nhũng cũng cần đổi mới cho phù hợp với thực tiễn

Cuốn sách: Công tác thanh tra và phòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân của tác giả Vũ Việt Hà (2017) [48] Cuốn sách đã nêu ra những vấn đề rấtquan trọng, cụ thể: Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về hoạt động thanh tranhư: Khái niệm, đặc điểm hoạt động thanh tra; nội dung, quy trình tiến hành một cuộcthanh tra; bộ máy thanh tra Nhà nước Nghiên cứu những quy định chung về thanh tratrong Công an nhân dân (tổ chức bộ máy thanh tra Công an nhân dân; thanh tra viênCông an nhân dân; cộng tác viên thanh tra Công an nhân dân; phê duyệt chương trình,

kế hoạch thanh tra; hình thức thanh tra và căn cứ ra quyết định thanh tra); tìm hiểuhoạt động thanh tra hành chính trong Công an nhân dân và hoạt động thanh trachuyên ngành trong Công an nhân dân Nghiên cứu những vấn đề chung về thamnhũng và phòng, chống tham nhũng như: Khái niệm và đặc trưng của tham nhũng;các hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật hiện hành; nguyên nhân và hậuquả của tham nhũng; tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam

về phòng, chống tham nhũng; các giải pháp phòng, chống tham nhũng Đồng thời,nghiên cứu công tác phòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân: Chủ trương,chỉ đạo của Đảng uỷ Công an Trung ương, Bộ Công an về công tác phòng, chốngtham nhũng; tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, thựchành tiết kiệm, chống lãng phí trong Công an nhân dân; nội dung cơ bản của công tácphòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Đây có thể được coi là một trong

số ít tài liệu nghiên cứu kỹ lưỡng, đầu tư và khoa học về công tác phòng, chống thamnhũng trong lực lượng Công an nhân dân

Cuốn sách: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân (2018) của tác giả Tô

Lâm [72] Cuốn sách tập trung đi sâu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, thực tiễn vềcơ

Trang 31

sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân; tưtưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Công an nhân dân; tưtưởng Hồ Chí Minh về Đảng lãnh đạo Công an nhân dân; tư tưởng Hồ Chí Minh vềxây dựng lực lượng Công an nhân dân về tổ chức, về cán bộ; tư tưởng Hồ Chí Minh

về nguyên tắc, biện pháp công tác công an; tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thi đua

- khen thưởng và kỷ luật trong Công an nhân dân Công trình là kết quả đầu tư nghiêncứu nghiêm túc, công phu; thể hiện rõ công sức, tâm huyết, cống hiến của tác giả đốivới công tác chính trị, tư tưởng trong Công an nhân dân, đóng góp thiết thực vào việcnghiên cứu, học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Từ đó,

có thể soi chiếu vào xây dựng hệ thống những biện pháp thiết thực phòng, chốngtham nhũng trong Công an nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Cuốn sách: Tham nhũng và hoạt động của Công an nhân dân trong đấu tranh phòng chống tham nhũng ở Việt Nam (2019) của Tô Lâm (Bộ trưởng Bộ Công an)

[73], đã làm rõ những vấn đề lý luận chung về tham nhũng và tư tưởng Hồ Chí Minh,quan điểm của Đảng về phòng, chống tham nhũng Đồng thời, làm rõ thực trạng tộiphạm tham nhũng ở Việt Nam trong những năm qua và phân tích những đóng gópcủa lực lượng Công an nhân dân vào công cuộc phòng, chống tham nhũng, góp phầnngăn chặn và đẩy lùi nhiều vụ án tham nhũng có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, củng

cố niềm tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước, giữ vững ổn định chính trị, trật tự, antoàn xã hội và đưa đất nước phát triển vững chắc theo con đường xã hội chủ nghĩa.Cuốn sách là nguồn tài liệu phong phú, giá trị, có cách nhìn bao quát, hình dung đượcthực trạng tội phạm tham nhũng ở Việt Nam và những vấn đề xung quanh công tácphòng, chống tham nhũng Cuốn sách làm rõ cơ sở lý luận chung về tham nhũng ởViệt Nam Trong đó có đề cập tới tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của ĐảngCộng sản Việt Nam về đấu tranh phòng, chống tham nhũng Đồng thời, đưa ra thựctrạng tội phạm tham nhũng, hoạt động của lực lượng công an và dự báo, phươnghướng, yêu cầu và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng Công annhân dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam trong thời gian tới

Cuốn sách: Phòng, chống tham nhũng trong lực lượng Công an nhân dân

(2012) của Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân [16] Cuốn sách là việcthực hiện hoá Quyết định số 137/2009/QĐ-TTg ngày 02/12/2009 của Thủ tướngChính phủ phê duyệt Đề án đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chươngtrình, giáo

Trang 32

dục, đào tạo, bồi dưỡng trong lực lượng công an Nhằm giúp cho cán bộ, giảng viên,học viên các trường học viện, đại học trong Công an nhân dân nghiên cứu, giảng dạy,học tập, nâng cao nhận thức pháp luật về phòng, chống tham nhũng; việc thực hiệnnhiệm vụ phòng, chống tham nhũng trong lực lượng Công an nhân dân và công tácđiều tra, xử lý tội phạm về tham nhũng cũng thuộc trách nhiệm của lực lượng Công annhân dân; trách nhiệm của Thanh tra công an các cấp và của cán bộ, chiến sĩ công antrong công tác phòng, chống tham nhũng và kinh nghiệm của nước ngoài về phòng,chống tham nhũng Qua nghiên cứu để áp dụng vào thực tiễn, nâng cao hiệu quả côngtác phòng, chống tham nhũng của lực lượng Công an nhân dân Nội dung cuốn sáchbao gồm: Nội dung cơ bản của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; công tácphòng, chống tham nhũng của lực lượng Công an nhân dân và kinh nghiệm của nướcngoài về phòng, chống tham nhũng.

Tính đến thời điểm hiện nay, chưa có công trình khoa học trực tiếp nghiêncứu, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác phòng, chống tham nhũng tronglực lượng Công an nhân dân

1.2 ÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN Ề UẬN ÁN CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

1.2.1 ánh giá tình hình nghiên cứu

Có thể nói các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài đã cung cấp cho tácgiả luận án hệ thống tư liệu, tài liệu tham khảo có giá trị; tác giả luận án cũng đã kếthừa được các phương pháp nghiên cứu khoa học hữu ích ở các chuyên ngành khácnhau như Chính trị học, Triết học, Lịch sử đảng… Đồng thời, tác giả luận án đã kếthừa được những thành quả, kết luận nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng,chống tham nhũng tại Việt Nam Giá trị khoa học, thực tiễn của những tài liệu, côngtrình nêu trên đã tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp cho tác giả luận án nhiều thông tinkhoa học hữu ích trên một số khía cạnh cụ thể như sau:

Các công trình nghiên cứu liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng

Các công trình nghiên cứu về vấn đề phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam vàtrên thế giới khá đồ sộ và phong phú Những công trình nghiên cứu đã phân tích cácbiểu hiện của tham nhũng trên những lĩnh vực khác nhau và đưa ra nhiều giải pháp cógiá trị thực tiễn cao Phần lớn các công trình nghiên cứu đã đưa ra cách tiếp cận vấn

đề phòng, chống tham nhũng một cách tổng quan và đa chiều Dưới các góc độ, bìnhdiện,

Trang 33

phạm vi nghiên cứu khác nhau, dưới nhiều lát cắt nghiên cứu ở các chuyên ngànhkhác nhau như Chính trị học, Triết học, Xây dựng Đảng…, những tài liệu này đã giảiquyết được một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm đấu tranh, phòng, chống thamnhũng của nhiều quốc gia trên thế giới, từ đó, đề xuất giải pháp đấu tranh, bài trừtham nhũng có giá trị tham khảo, vận dụng trong lực lượng Công an nhân dân ViệtNam, phù hợp với yêu cầu mới đang đặt ra.

Các công trình nghiên cứu liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng

Ở những mức độ khác nhau, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến nhiềukhía cạnh về nguồn gốc, bản chất, biểu hiện cũng như cơ chế, cấu trúc, tác hại của tệtham nhũng, trong đó nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết đã hệ thống hoá vàphân tích làm rõ một số quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về phòng, chống thamnhũng

Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy các nhà khoa học khá thống nhấttrong xây dựng hệ thống các khái niệm: tư tưởng Hồ Chí Minh về tham ô, thamnhũng, điều này cung cấp cho tác giả luận án có những nhận thức tổng quát về nộihàm của khái niệm liên quan đến đề tài luận án

Các công trình nghiên cứu đã làm rõ sự cần thiết, quá trình hình thành và pháttriển của công tác phòng, chống tham nhũng Nhiều công trình khoa học đã luận giảinội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng Trên cơ sở đó, đã rút

ra bài học kinh nghiệm, các giải pháp, kiến nghị nhằm thực hiện tốt hơn công tácphòng, chống tham nhũng trong lực lượng Công an nhân dân Những giải pháp, kiếnnghị và bài học kinh nghiệm đó sẽ được tác giả luận án tiếp thu, kế thừa, bổ sung vàhoàn thiện trong luận án

Các công trình nghiên cứu công tác phòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam

Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra yêu cầu khách quan vận dụng tư tưởng HồChí Minh vào xây dựng lực lượng Công an nhân dân Việt Nam; bước đầu khái quátthực trạng công tác phòng, chống tham nhũng của Công an nhân dân Việt Nam và đềxuất các phương hướng, giải pháp có tính gợi mở để nâng cao hiệu quả công tác đấutranh phòng, chống tham nhũng của Công an nhân dân Việt Nam nhằm đáp ứng đượcvới sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước hiện nay

Trang 34

Tuy nhiên, có thể thấy rằng, nhiều khía cạnh thực tiễn về nâng cao chất lượng,hiệu quả của công tác phòng, chống tham nhũng chưa được làm sáng tỏ, như: Cácnhân tố chi phối, cơ chế, mức độ, hiệu quả tác động của việc vận dụng tư tưởng HồChí Minh trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũngtrong Công an nhân dân hiện nay.

Số lượng đề tài khoa học, bài viết, sách chuyên khảo, công trình nghiên cứu vềviệc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào phòng, chống tham nhũng trong Công annhân dân không nhiều

Các công trình chủ yếu tập trung vào khái quát lịch sử, thực tiễn và yêu cầuxây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh trong tình hình mới.Hướng nghiên cứu về thực trạng của công tác phòng, chống tham nhũng trong Công

an nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn là vấn đề mới Nộidung của vấn đề được trình bày tổng quát, có tính gợi mở là chủ yếu Chưa có côngtrình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề nhận thức và vận dụng các quan điểm của HồChí Minh vào công tác phòng, chống tham nhũng của Công an nhân dân với nhữngphương hướng, giải pháp cụ thể, thiết thực để đáp ứng được với yêu cầu xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay

1.2.2 Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu

Quan điểm của Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng đã được nghiêncứu nhiều, tuy nhiên nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũnggắn với công tác xây dựng lực lượng Công an nhân dân chưa đi sâu vào nội hàm,biện pháp vận dụng, số lượng những công trình khoa học về vấn đề này còn hạn chế.Đồng thời, theo yêu cầu, nhiệm vụ, tình hình thực tiễn trong công tác xây dựng lựclượng Công an nhân dân Việt Nam hiện nay, cần phải đi sâu phân tích, làm rõphương hướng, giải pháp phòng, chống tham nhũng trong lực lượng Công an nhândân theo tư tưởng Hồ Chí Minh, không chỉ dừng lại ở quan điểm tư tưởng Hồ ChíMinh về phòng, chống tham nhũng nói chung

Để làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng và những giátrị tư tưởng nổi bật vận dụng vào thực tiễn công tác phòng, chống tham nhũng trongCông an nhân dân Việt Nam hiện nay còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu, luậngiải một cách thấu đáo, cụ thể Luận án sẽ tập trung nghiên cứu những vấn đề:

Trang 35

Thứ nhất, phân tích khái niệm công cụ chủ yếu phục vụ nghiên cứu đề tài và

hệ thống hoá nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống thamnhũng Làm rõ các quan điểm của Hồ Chí Minh về: bản chất, biểu hiện, nguyên nhân,tác hại của tham nhũng; về biện pháp đẩy lùi tệ tham nhũng Đồng thời, gắn liền vớicông tác xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh

Thứ hai, phân tích những văn bản, thống kê, báo cáo hàng năm về công tác

phòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân từ năm 2010 đến 2022; quan điểmchỉ đạo của Đảng uỷ Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an để có cách nhìn kháiquát về thực trạng, tình hình công tác phòng, chống tham nhũng trong nội bộ Công an

Từ đó, phân tích thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống thamnhũng trong lực lượng công an, làm rõ những kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhânđối với công tác phòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân Việt Nam

Thứ ba, phân tích những nhân tố tác động đến công tác phòng, chống tham

nhũng và những vấn đề đặt ra trong giai đoạn hiện nay Từ đó, đề xuất phương hướng,tầm nhìn đến năm 2030, hoạch định những giải pháp phù hợp, tạo hiệu quả cao trongcông tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong Công an nhân dân theo tư tưởng

Hồ Chí Minh

Tiểu kết chương 1

Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, ở những mức độ khácnhau đã đề cập nhiều vấn đề liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chốngtham nhũng; về việc vận dụng tư tưởng này trong Công an nhân dân Thông qua sốlượng và chất lượng các công trình nghiên cứu, cho thấy sự quan tâm, vào cuộc củacác nhà khoa học, các nhà lãnh đạo, nhà quản lý đối với công tác phòng, chống thamnhũng Giá trị của các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án được thểhiện qua các nguồn tài liệu, sách chuyên khảo, tham khảo, các bài viết đăng trên cáctạp chí, báo chí, các kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học, v.v… của các tác giả, các nhànghiên cứu trong và ngoài nước đã cung cấp nguồn tư liệu, nguồn tri thức quan trọng

và nhiều gợi mở khoa học có giá trị tham khảo thiết thực đối với tác giả luận án

Tuy nhiên, còn thiếu những công trình tập trung nghiên cứu một cách hệ thống

về phòng, chống tham nhũng theo tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như giá trị thực tiễnđối với lực lượng Công an nhân dân Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến

đề tài đã giúp cho tác giả luận án có cách nhìn toàn diện, khách quan, hệ thống về vấnđề

Trang 36

nghiên cứu, thấy được những thành quả nghiên cứu đã đạt được để kế thừa một cáchphù hợp Đồng thời, xác định được mục tiêu và nội dung nghiên cứu của luận án mộtcách đúng đắn, tránh sự trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước đó.

Công tác phòng, chống tham nhũng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, cấpbách của Đảng và của toàn hệ thống chính trị Đòi hỏi sự vào cuộc của toàn Đảng,toàn dân, toàn quân, trong đó có những người làm công tác nghiên cứu khoa họcthuộc các chuyên ngành khác nhau Phần lớn các công trình nghiên cứu liên quan đến

đề tài luận án đã phân tích, đánh giá, tiếp cận vấn đề, đề xuất các giải pháp dưới nhiềugóc độ thuộc các ngành Chính trị học, Xây dựng Đảng, Triết học, Lịch sử Đảngv.v… Luận án này sẽ tiếp cận, luận giải và đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đềnghiên cứu từ góc độ ngành Hồ Chí Minh học Đồng thời, kế thừa thành quả nghiêncứu từ những công trình khoa học trước đó

Trang 37

Chương 2 MỘT SỐ VẤN Ề Ý UẬN VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

2.1 KHÁI NIỆM CƠ BẢN

2.1.1 Khái niệm tham nhũng

Tham nhũng là một phạm trù lịch sử, xuất hiện cùng với sự ra đời và tồn tại

song song cùng với sự phát triển của Nhà nước Lịch sử nhà nước từ khi xuất hiện đếnnay cho thấy, tham nhũng như một khuyết tật bẩm sinh của quyền lực, là loại tội phạmcực kỳ nguy hiểm bởi tính chất và hậu quả do nó gây ra Xuất phát từ những điềukiện và đặc thù riêng của từng quốc gia mà quan niệm về tham nhũng cũng khác nhau

Tiếng Latinh, Corruptus (tham nhũng): có nghĩa là lạm dụng, phá hoại, hàm ý

là những việc làm trái phép

Từ điển Bách khoa Đức nêu khái niệm: “Tham nhũng là hiện tượng mất phẩmchất, hối lộ, đút lót, thường xảy ra đối với công chức có quyền hành” [158, tr.10] Đốivới quốc gia Áo, “Tham nhũng là hiện tượng lừa đảo, hối lộ, bóc lột” [158, tr.10] ỞThụy Sỹ, trong Từ điển Bách khoa cho rằng: “Tham nhũng là hậu quả nghiêm trọngcủa sự vô tổ chức của tầng lớp có trách nhiệm trong bộ máy Nhà nước, đó là hành viphạm pháp để phục vụ lợi ích cá nhân” [158, tr.10]

Theo Tổ chức minh bạch quốc tế, tham nhũng là: hành vi của công chức trong

khu vực công, làm giàu một cách không đúng đắn hay bất hợp pháp cho bản thân hoặcngười thân bằng việc lạm dụng quyền lực công đã giao cho họ

Có thể thấy, giữa các nước có sự khác nhau về truyền thống lịch sử, đặc điểmvăn hóa, điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội, tình hình tham nhũng… cũng có nhữngquan niệm khác nhau về tham nhũng, nhưng quan niệm phổ biến nhất hiện nay coi

tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn, đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để tham ô, nhận hối lộ hoặc cố ý làm trái pháp luật vì động cơ vụ lợi.

Tại Việt Nam, theo Từ điển Tiếng Việt: “Tham nhũng là lợi dụng quyền hành

để tham ô và nhũng nhiễu dân” [152, tr.1172] Theo cách hiểu thông thường, “thamnhũng” là hai từ ghép của “tham ô” và “nhũng nhiễu” “Tham ô” bắt nguồn từ “tham”

- là hám lợi, tư lợi, “nhũng” - là lợi dụng quyền hành, chức trách được giao để thỏamãn

Trang 38

lòng tham Hai yếu tố này luôn đi liền với nhau, tham lam sẽ tìm cách để nhũngnhiễu, nhũng nhiễu để thỏa mãn lòng tham lam.

Khái niệm tham nhũng nêu ra bằng văn bản pháp luật được quy định rất rõ

ràng Theo điều I của Pháp lệnh Phòng, chống tham nhũng số 03/PLUBTVQH10

ngày 26/2/1998 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì: Tham nhũng là hành vi củangười có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để tham ô, hối lộ,hoặc cố ý làm trái pháp luật vì động cơ vụ lợi, gây thiệt hại cho tài sản Nhà nước, tậpthể và cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức

Tại khoản 1, Điều 3, Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 đã quy định:

“Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền

hạn đó vì vụ lợi” [114, tr.10] Theo khoản 2 Điều 3, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 thì những người có chức vụ, quyền hạn bao gồm: Cán bộ, công chức, viên

chức; Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơquan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩquan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công annhân dân; người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức…

Như vậy, có thể hiểu tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn

đã lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn đó để trục lợi, sách nhiễu, tham ô, nhận hối lộ hay cố ý làm sai chính sách, thể lệ, quy định chung của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức vì động cơ vụ lợi.

Hành vi tham nhũng, theo Điều 2, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018

Trang 39

luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành

án vì vụ lợi

2.1.2 Khái niệm phòng, chống tham nhũng

Khái niệm phòng ngừa tham nhũng: theo Luật Phòng, chống tham nhũng

năm 2018, phòng ngừa tham nhũng là xây dựng và duy trì một hệ thống chính sách,các nhóm giải pháp chủ yếu để phòng ngừa tham nhũng Phòng ngừa tham nhũng

có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác đấu tranh chống tham nhũng.Phòng ngừa tham nhũng bao gồm 11 vấn đề chính được nêu ra trong Luật Phòng,chống tham nhũng

Phát hiện tham nhũng: là việc tìm ra những vụ việc tham nhũng và có những

biện pháp kịp thời hạn chế những thiệt hại xảy ra Đồng thời, xác định mức độ tráchnhiệm của những người có hành vi vi phạm để có hình thức xử lý thích đáng vànghiêm minh Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định việc phát hiện thamnhũng thông qua các hoạt động chủ yếu là: Công tác kiểm tra của các cơ quan Đảng;hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán của các cơ quan nhà nước và thôngqua tố cáo của nhân dân; phản ánh, tố cáo, báo cáo hành vi tham nhũng…

Điều tra, xử lý hành vi tham nhũng: là quá trình điều tra, truy tố, xét xử các

hành vi tham nhũng gây hậu quả xấu đến xã hội Xử lý các hành vi sai phạm này cócác hình thức: xử lý kỷ luật, xử lý hình sự và xử lý tài sản đối với người có hành vi viphạm Xử lý kỷ luật người có hành vi sai phạm là: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậclương, hạ ngạch, cách chức, buộc thôi việc Xử lý hình sự các hành vi tham nhũng:người không báo cáo, tố giác khi biết hành vi tham nhũng; người không xử lý báo cáo,

tố giác, tố cáo về hành vi tham nhũng; người có hành vi đe doạ, trả thù, trù dập ngườiphát hiện, báo cáo, tố cáo, tố giác, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng; ngườiđứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách; người thực hiện hành

vi khác vi phạm quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và quy định khác củapháp luật liên quan

Tác giả luận án có thể khái quát khái niệm phòng, chống tham nhũng như sau:

là hoạt động tổ chức lực lượng, sử dụng các biện pháp, phương tiện cần thiết nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và đấu tranh, xử lý các hành vi tham nhũng đảm bảo các yêu cầu về chính trị và pháp lý.

Trang 40

2.1.3 Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng

Tham nhũng là thuật ngữ thường sử dụng trong thời kỳ hiện đại, Hồ Chí Minhsinh thời không nhiều lần sử dụng thuật ngữ ngày, Người hay nói tới “tham ô” và tệ

“nhũng lạm” Tuy nhiên, xét về nội dung, bản chất, biểu hiện, tác hại thì tham nhũngtrong tư tưởng Hồ Chí Minh chính là tham ô, nhũng nhiễu, lạm dùng quyền lực đểgây khó dễ cho dân, đây là một biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân Người coi tham ô làtội lỗi, hành động xấu xa nhất trong xã hội, là một dạng “sâu mọt” hết sức nguy hiểmcần phải tiêu diệt trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước Bởi lẽ, theo HồChí Minh bản chất của tham nhũng là lấy của công làm của tư, là tham lam, trộmcướp Người đã khái quát một cách hết sức đơn giản và dễ hiểu về vấn đề này:

Tham ô là gì?

- Đứng về phía cán bộ mà nói, tham ô là:

Ăn cắp của công làm của tư

Đục khoét của nhân dân

Ăn bớt của bộ đội

Tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung, của chính phủ để làm quỹ riêng cho địa phương mình, đơn vị mình, cũng là tham ô

- Đứng về phía nhân dân mà nói, tham ô là:

Ăn cắp của công, khai gian, lậu thuế [89, tr.355-356]

Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định: “Tham ô là lấy của công làm của tư Là gianlận, tham lam Là không tôn trọng của công Là không thương tiếc tiền gạo mồ hôinước mắt của đồng bào làm ra, do xương máu của chiến sĩ làm ra” [89, tr.296-297]

Như vậy có thể thấy, theo Hồ Chí Minh, tham nhũng chính là hành vi lấy “củacông” làm “của tư” “Của công” được hiểu là tài sản của Nhân dân, do Nhân dânđóng góp, phục vụ mục đích chung của sự nghiệp cách mạng là độc lập dân tộc gắnliền với chủ nghĩa xã hội Lấy “của công” làm “của tư” tức là hành vi “ăn trộm” tàisản chung nhằm phục vụ mục đích riêng hoặc lợi ích của một nhóm người

Với tư cách là người đứng đầu Chính phủ, Hồ Chí Minh trăn trở với vận nước,với sự phát triển của chính quyền non trẻ Vì vậy, chỉ năm tháng sau khi đất nướcgiành được độc lập, Hồ Chí Minh đã có bài “Tự phê bình”, đăng trên báo Cứu quốc

số 153, ngày 28/1/1946 Sau khi khẳng định những thành quả mà Chính phủ non trẻ

đã đạt được, Hồ Chí Minh còn đau lòng thừa nhận rằng “tuy nhiều người trong banhành

Ngày đăng: 19/02/2024, 12:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w