1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN ĐỀ THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG HẠNG MỤC CỌC KHOAN NHỒI, MÓNG CỌC

50 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết Kế Tổ Chức Thi Công Hạng Mục Cọc Khoan Nhồi, Móng Cọc
Tác giả Võ Thị Trúc Vy
Người hướng dẫn THS. Mai Bá Nhẫn
Trường học Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh Tế Xây Dựng
Thể loại Báo Cáo Thực Tập
Năm xuất bản 2022
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 4,59 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP (6)
    • 1. Thông tin chung (6)
    • 2. Quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp (6)
    • 3. Ngành nghề kinh doanh (7)
    • 4. Cơ cấu tổ tổ chức, chức năng nhiệm vụ các phòng ban của doanh nghiệp (8)
      • 4.1. Cơ cấu tổ chức (8)
      • 4.2. Chức năng nhiệm vụ phòng ban (9)
    • 5. Năng lực của doanh nghiệp (nhân sự, máy móc thiết bị, tài chính…) (12)
  • CHƯƠNG II: TÌM HIỂU CÔNG TÁC TỔ CHỨC SẢN XUẤT CỦA (16)
    • 1. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm của các phòng ban có liên quan đến công tác quản lý kỹ thuật thi công (16)
    • 3. Cơ cấu tổ chức hiện trường, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận (18)
    • 4. Mối liên hệ giữa nhà thầu thi công và các đơn vị khác (Chủ đầu tư , đơn vị thiết kế, đơn vị tư vấn) (19)
    • 5. Quy trình, quy phạm thi công và nghiệm thu các hạng mục công trình chính (20)
    • 6. Đo bóc khối lượng một số các hạng mục công trình (37)
    • 7. Thiết kế tổ chức thi công tổng thể công trình (45)
    • 8. Trình bày thiết kế tổ chức thi công một hoặc một số hạng mục công trình cụ thể (46)

Nội dung

MỤC LỤC CHƯƠNG I: TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP .................. 1 1. Thông tin chung ........................................................................................ 1 2. Quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp.................................. 1 3. Ngành nghề kinh doanh ............................................................................. 2 4. Cơ cấu tổ tổ chức, chức năng nhiệm vụ các phòng ban của doanh nghiệp............................................................................................................... 3 4.1. Cơ cấu tổ chức........................................................................................ 3 4.2. Chức năng nhiệm vụ phòng ban............................................................. 4 5. Năng lực của doanh nghiệp (nhân sự, máy móc thiết bị, tài chính…). . 7 CHƯƠNG II: TÌM HIỂU CÔNG TÁC TỔ CHỨC SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP ............................................................................................ 11 1. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm của các phòng ban có liên quan đến công tác quản lý kỹ thuật thi công .............................................................. 11 2.Giới thiệu một công trình xây dựng cụ thể ............................................. 12 3. Cơ cấu tổ chức hiện trường, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận.. 13 4. Mối liên hệ giữa nhà thầu thi công và các đơn vị khác (Chủ đầu tư , đơn vị thiết kế, đơn vị tư vấn)...................................................................... 14 5. Quy trình, quy phạm thi công và nghiệm thu các hạng mục công trình chính............................................................................................................... 15 6. Đo bóc khối lượng một số các hạng mục công trình ............................. 32 7. Thiết kế tổ chức thi công tổng thể công trình ........................................ 40 8. Trình bày thiết kế tổ chức thi công một hoặc một số hạng mục công trình cụ thể..................................................................................................... 41 LỜI MỞ ĐẦU Lời nói đầu em xin gửi lời cảm ơn đến Ban chỉ huy và các anh Kĩ sư, Cán bộ kỹ thuật của Công ty đã tạo điều kiện để em hoàn thành bài thực tập chuyên đề lần này. Qua 1 tháng tham gia tại công trường, được gặp gỡ, nói chuyện và cùng làm việc với các anh kỹ sư, em có dịp vận dụng các kiến thức đã được dạy ở trường, so sánh với thực tế và học hỏi cũng như rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho bản thân sau này. Em cũng nhận ra rằng không phải lúc nào lý thuyết được học ở trường cũng sát với thực tế nhưng những kiến thức đó là cơ sở, nền tảng cho sự phát triển của mỗi kỹ sư sau này. Ngoài ra, khi được chứng kiến các anh kỹ sư làm việc với các nhà thầu phụ hay là giải quyết các vấn đề bất ngờ xảy ra, em được học hỏi thêm về cách xử lý vấn đề, kỹ năng giao tiếp. Báo cáo Thực tập chuyên đề này là tài liệu tổng hợp những kiến thức chuyên ngành Xây dựng em đã học được suốt thời gian thực tập. Dù đã cố gắng nhưng bài báo cáo chẳn hẳn vẫn còn nhiều thiếu sót, em mong rằng nhận được sự góp ý của quý công ty, ban chỉ huy công trường, các anh chị kỹ sư và quý thầy cô để em có thể hoàn thiện báo cáo và kiến thức cho bản thân. Qua đây em xin cảm ơn thầy Mai Bá Nhẫn đã tận tình giải đáp mọi thắc mắc khi có khó khăn trong lúc thực tập để em có một bài báo cáo thực tập chuyên đề thật là hoàn chỉnh. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 07 năm 2022 Sinh viên Võ Thị Trúc Vy CHƯƠNG I: TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP 1. Thông tin chung Tên công ty: Công ty cổ phần xây lắp và vật tư xây dựng (CBM) Tên giao dịch quốc tế: Construction and Building Materials Joint Stock Company Loại hình công ty: Công ty dịch vụ Tình trạng hoạt động: Đang hoạt động ( Đã được cấp GCN ĐKT) Năm thành lập: 1980 Mã số thuế: 0300588664 Người đại diện pháp luật: Hoàng Thị Bạch Tuyết Chứng chỉ: ISO 9001:2015, ISO 14001:2015 Địa chỉ trụ sở chính: Số 93, Nguyễn Công Trứ, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP.HCM Điện thoại: (028) 38296818 Công Ty Cổ Phần Xây Lắp và Vật Tư Xây Dựng được thành lập năm 1980, một trong những công ty tiên phong với 40 năm kinh nghiệm trong ngành xây dựng với hoạt động chuyên sâu vào thi công hoàn thiện xây dựng công trình như: • Thầu thi công xây lắp công trình dân dụng như: văn phòng, chung cư, siêu thị, trung tâm thương mại,… • Thi công mặt dựng nhôm kính cao tầng • Cung cấp lắp đặt hệ thống ME 2. Quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp Công ty cổ phần Xây lắp và Vật tư xây dựng (CBM) là một trong những tổng thầu thiết kế – thi công chuyên nghiệp, uy tín trên thị trường xây dựng Việt Nam. CBM là

TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP

Thông tin chung

- Tên công ty: Công ty cổ phần xây lắp và vật tư xây dựng (CBM)

- Tên giao dịch quốc tế: Construction and Building Materials Joint Stock Company

- Loại hình công ty: Công ty dịch vụ

- Tình trạng hoạt động: Đang hoạt động ( Đã được cấp GCN ĐKT)

- Người đại diện pháp luật: Hoàng Thị Bạch Tuyết

- Địa chỉ trụ sở chính: Số 93, Nguyễn Công Trứ, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP.HCM

- Công Ty Cổ Phần Xây Lắp và Vật Tư Xây Dựng được thành lập năm 1980, một trong những công ty tiên phong với 40 năm kinh nghiệm trong ngành xây dựng với hoạt động chuyên sâu vào thi công hoàn thiện xây dựng công trình như:

• Thầu thi công xây lắp công trình dân dụng như: văn phòng, chung cư, siêu thị, trung tâm thương mại,…

• Thi công mặt dựng nhôm kính cao tầng

• Cung cấp lắp đặt hệ thống M&E

Quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp

Công ty cổ phần Xây lắp và Vật tư xây dựng (CBM) là một trong những tổng thầu thiết kế – thi công chuyên nghiệp, uy tín trên thị trường xây dựng Việt Nam CBM là một trong những đơn vị xây dựng hàng đầu tại Việt Nam với hàng loạt các dự án lớn trong cả nước với vai trò thi công và hoàn thiện Thương hiệu CBM giờ đây đã trở thành bảo chứng chất lượng cho những công trình mang đẳng cấp trong nước và Quốc tế Được thành lập từ năm 1980 và cổ phần hóa vào năm 2005 CBM trở thành một trong những Công ty tiên phong với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành xây dựng với hoạt động chuyên sâu vào thi công hoàn thiện công trình như: Xây lắp công trình công nghiệp và dân dụng, mặt dựng nhôm kính cao tầng, trang trí nội ngoại thất, cung cấp lắp đặt hệ thống M&E

Với thế mạnh về nhà cao tầng, siêu thị, trung tâm thương mại và nhà xưởng CBM hiện là đối tác tin cậy của rất nhiều Chủ đầu tư trong và ngoài nước, với hàng loạt các dự án quy mô.

Ngành nghề kinh doanh

ã Tổng thầu thi cụng xõy dựng: CBM hướng tới ỏp dụng quy trỡnh BIM (hay cũn được gọi là mô hình công trình) trong thi công đối với các dự án mới triển khai Tất cả những thông tin và dữ liệu kỹ thuật liên quan đến công trình sẽ được trao đổi và chính sửa trực tiếp qua phần mềm Mô hình BIM giúp chúng tôi hạn chế sai sót trong việc triển khai bản vẽ thiết kế đến bước tổ chức thực hiện; tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực, tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian thi công ã Tổng thầu thiết kế và thi cụng: Với đội ngũ cỏn bộ cụng nhõn viờn cú chuyờn mụn sâu trong các lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc, thiết kế xây dựng, kết cấu, cơ điện, cấp thoát nước, khảo sát, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, lập dự án đầu tư CBM đã và đang tham gia thiết kế cho một số công trình dân dụng, công nghiệp và trung tâm thương mại khắp mọi miền đất nước ã Tổng thầu cơ điện M&E: Tiền thõn là Phũng M&E thuộc cụng ty CBM, sau một thời gian hoạt động và phát triển, phòng M&E đã không ngừng phát triển và lớn mạnh như một nhà thầu cơ điện với năng lực thiết kế – thi công vượt trội Với sự lớn mạnh đó, năm 2018, Chủ tịch HĐQT CBM đã định hướng cho ra đời thương hiệu

CBM-ME đại diện cho mảng thi công và thiết kế M&E với mong muốn khẳng định vị thế trên thị trường M&E hiện nay

• Thiết kế kiến trúc công trình dân dụng và công nghiệp – nội ngoại thất công trình – kết cấu công trình công nghiệp và dân dụng – công trình cấp thoát nước – công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị - cơ điện công trình

• Xây lắp công trình công nghiệp và dân dụng

• Thi công đường nội bộ công trình, đường giao thông nông thôn các loại, thi công cầu, cống, hệ thống kênh mương, đập tràn trong hệ thống thủy nông

• Mua bán vật tư xây dựng, dụng cụ trang thiết bị nội thất văn phòng, phương tiện vận chuyển và máy móc thiết bị phục vụ ngành xây dựng

• Thi công các công trình giao thông nội bộ (cả các công trình bê tông nhựa nóng), các công trình đường dây và trạm biến thế đến 35KV, hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống chống sét cho các công trình

• Thi công các công trình thuộc hệ thống cấp thoát đô thị, hệ thống đèn chiếu sáng công cộng, đèn tín hiệu giao thông, nạo vét sông kênh rạch.

Cơ cấu tổ tổ chức, chức năng nhiệm vụ các phòng ban của doanh nghiệp

- Hội đồng quản trị Ban kiểm soát

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn cơ điện CPM

+ Phát triển dự án-ATLĐ

+ Thiết kế dự thầu- quản lý thi công

- Ban quản lý công trường

+ Ban quản lý công trình A

+ Ban quản lý công trình B

+ Ban quản lý công trình C

4.2 Chức năng nhiệm vụ phòng ban

4.2.1 Phòng tổ chức hành chính

Phòng Tổ chức Hành chính có chức năng tham mưu giúp cho Giám Đốc Công ty trong lĩnh vực quản lý nhân sự ,sắp xếp tổ chức, quản lý bồi dưỡng cán bộ.….,thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước đối với người lao động.Thực hiện chức năng lao động tiền lương và quản lý hành chánh văn phòng của Công Ty.Phối hợp với phòng tài chính- kế toán xây dựng các định mức lao động,đơn giá tiền lương ,quỹ tiền lương,các quy chế phân phối tiền lương và tiền thưởng theo quy định nhà nước và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Xây dựng chương trình thanh tra,kiểm tra nội bộ,theo dõi tiếp nhận và xử lý các đơn khiếu nại tố cáo.Phòng tổ chức hành chính là thường trực trong công tác thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chính trị nội bộ,tổ chức tiếp các đoàn thanh tra, kiểm tra lĩnh vực liên quan đến chức năng phòng

4.2.2 Phòng phát triển kinh doanh

- Phòng phát triển kinh doanh có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh tương đối chính xác, làm cơ sở để toàn Công ty thực hiện kịp thời, chỉ đạo công tác điều hành sản xuất kinh doanh và là tham mưu đắc lực cho ban giám đốc trong tổ chức, triển khai thực hiện các kế hoạch đề ra

- Giới thiệu, quảng bá về Công ty với khách hàng, thường xuyên nâng cao uy tín, hình ảnh của Công ty; giới thiệu năng lực và thông tin cần thiết về Công ty để tham gia dự thầu

- Tham mưu giúp giám đốc quan hệ với đơn vị bạn, hình thành các hợp đồng liên doanh; nắm bắt những thông tin về dự án đầu tư báo cáo lên giám đốc để có kế hoạch dự thầu

- Nắm bắt tình hình biến động của thị trường xây dựng, xây lắp trong từng thời kỳ, đưa ra những chiến lược kinh doanh ngắn hạn và dài hạn

4.2.3 Phòng tài chính- kế toán

Phòng Tài chính – Kế toán có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Công ty về công tác tài chính kế toán, tổ chức hướng dẫn và chỉ đạo toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của Công ty và các đơn vị trực thuộc Phòng có chức năng kiểm tra giám sát công tác tài chính kế toán, xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm và dài hạn theo kế hoạch sản xuất của Công ty, trình Giám đốc Công ty, Tổng giám đốc Tổng công ty phê duyệt Phối hợp với các phòng chức năng khác của Công ty để xây dựng cơ chế khoán, lập kế hoạch về chỉ tiêu tài chính trên cơ sở kế hoạch sản lượng của Công ty gửi phòng phát triển kinh doanh

4.2.4 Phòng phát triển dự án và an toàn lao động

- Chức năng của phòng dự án là tham mưu, tư vấn cho Ban giám đốc công ty về các vấn đề liên quan đến việc quản lý quá trình thực hiện dự án Đồng thời nghiên cứu, tìm ra phương án hiệu quả để phát triển các dự án nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của thị trường Từ đó CBM có thể hoàn thành các chiến lược kinh doanh và đạt được sự tăng trưởng kinh tế mong muốn

- Nhiệm vụ tìm kiếm khai thác dự án, xây dựng hồ sơ năng lực và chuẩn bị các hồ sơ tài liệu khác, thực hiện những thủ tục cần thiết để thực hiện dự án

- Ban an toàn lao động trong công ty là Bộ phận an toàn – vệ sinh lao động có chức năng tham mưu, hỗ trợ cho người sử dụng lao động trong việc tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động an toàn – vệ sinh lao động

+ Xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn - vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ trong cơ sở lao động;

+ Quản lý theo dõi việc đăng ký, kiểm định các máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn - vệ sinh lao động;

+ Xây dựng kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động hằng năm và đôn đốc, giám sát việc thực hiện kế hoạch; đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp;

+ Tổ chức huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động cho người lao động;

+ Kiểm tra về an toàn - vệ sinh lao động theo định kỳ ít nhất 1 tháng/1 lần các bộ phận sản xuất và những nơi có các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

4.2.5 Phòng thiết kế dự thầu -quản lý thi công

- Yêu cầu chủ đầu tư và các bên liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác thiết kế xây dựng;

- Lập biện pháp, bản thi công

- Thuê nhà thầu phụ thực hiện thiết kế xây dựng…

- Kiểm tra việc thi công về các lĩnh vực chất lượng, tiến độ biện pháp thi công, quy phạm xây dựng đối với các công trình của công ty

- Tham gia hướng dẫn kĩ thuật lập các dự thảo tiêu chuẩn nhà nước về quy phạm xây dựng

- Kiểm tra thủ tục xây dựng các đơn vị để tránh thi công tùy tiện

- Xác nhận khối lượng và chất lượng đối với các dự án của công ty

- Tham gia nghiệm thu đánh giá chast lượng công trình ý kiến ghi vào sổ., nhật ký công trình…

- Kiểm tra vận hành máy móc trong công công trình Phân tích ghi lại kết quả của những lần kiểm tra và chuẩn bị tài liệu bằng văn bản để mô tả quá quá trình đã thực hiện cũng như kết quả cuối cùng của quá trình

4.2.7 Ban quản lý công trường

- Điều phối & giám sát công việc của các nhóm xây dựng

- Giám sát quá trình xây dựng hàng ngày tại công trường

- Hợp tác với các nhà thầu và nhà cung cấp vật liệu

- Kiểm tồn kho nguyên vật liệu và đặt hàng các mặt hàng mới

- Kiểm tra các hướng dẫn xây dựng của địa phương để đảm bảo dự án không vi phạm bất kỳ quy định nào

- Lên lịch trình cho các thành viên trong nhóm

- Viết dự toán công trình

- Theo dõi tiến độ của dự án tòa nhà và cập nhật cho người quản lý dự án.

Năng lực của doanh nghiệp (nhân sự, máy móc thiết bị, tài chính…)

+ Về tổng quan năng lực

Với 101 dự án đã và đang hoàn thành, 120 nhân viên, 42 năm kinh nghiệm trong nghành Với thế mạnh là nhà cao tầng , siêu thị , trung tâm thương mại , nhà xưởng Năng lực hoạt động trong 3 lĩnh vực

• Tổng thầu thiết kế và thi công

• Tổng thầu thi công xây dựng

+ Năng lực về máy móc

TÌM HIỂU CÔNG TÁC TỔ CHỨC SẢN XUẤT CỦA

Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm của các phòng ban có liên quan đến công tác quản lý kỹ thuật thi công

Phòng Quản lý thi công xây dựng có nhiệm vụ:

- Lập kế hoạch hoạt động, tổ chức thi công Quản lý, điều hành công tác thi công tại hiện trường dự án

- Điều phối nguồn nhân lực thực hiện dự án, tổ chức kiểm tra, giám sát Kiểm tra, giám sát kỹ thuật, tiến độ, chất lượng của dự án

- Chủ trì xây dựng và giám sát thực hiện các quy trình quản lý thi công tại dự án Tổ chức, thực hiện, giám sát công tác nghiệm thu và thanh quyết toán

- Quản lý chi phí của dự án

- Quản lý hiệu quả của dự án Kiểm tra năng lực của nhà thầu Thay mặt công ty làm việc với các đơn vị liên quan: chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn, các đơn vị thi công, các nhà thầu có liên quan, …

- Quản lí về khối lượng, chất lượng và tiến độ báo giá Tham mưu cho TGĐ về tiến độ tạm ứng, thanh quyết toán Dự án trong giai đoạn đàm phán Hợp đồng

- Kiểm soát khối lượng thực tế thi công và thực hiện các thủ tục thanh quyết toán với Chủ đầu tư

- Kiểm soát chi phí của Dự án

- Kiểm soát khối lượng, đơn giá của các nhà thầu phụ , nhà cung cấp Lập danh mục công tác, bóc tách khối lượng, lập dự toán theo hồ sơ thiết kế phê duyệt

- Tổ chức thu mua vật tư, thiết bị vật tư

Phòng Kế Hoạch Thi Công

- Theo dõi toàn bộ các dự án đang triển khai thi công, quản lý trực tiếp điều hành phân bổ, bố trí nhân sự phòng phù hợp theo từng dự án từng công trình, sắp xếp công việc cho chỉ huy trưởng, cán bộ giám sát, và đội thi công

- Quản lý và phụ trách cán bộ giám sát, cán bộ hồ sơ chịu trách nhiệm trước công ty về hiệu quả công việc, tiến độ và khả năng hoàn thành dự án, tư vấn/đề xuất cho BLĐ công ty các kế hoạch phát triển trung, dài hạn trong lãnh vực chuyên môn phụ trách

- Đảm bảo an toàn lao động và cháy nổ trong quá trình thực hiện công việc kỹ thuật,

Ban Quản lý Dự án xây dựng

- Thực hiện các thủ tục về giải phóng mặt bằng, giao nhận đất, xin cấp giấy phép xây dựng (nếu cần), chuẩn bị mặt bằng xây dựng và các công việc khác phục vụ cho việc xây dựng công trình

- Chuẩn bị Hồ sơ thiết kế, dự toán, tổng hợp dự toán xây dựng công trình để HĐQT tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định

- Lập Hồ sơ mời dự thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu, Thực hiện nhiệm vụ giám sát thi công xây dựng công trình đã có đủ điều kiện

- Quản lý khối lượng, chất lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, an toàn và vệ sinh môi trường của công trình xây dựng

- Kiểm tra chất lượng thi công, xác nhận khối lượng hoàn thành, các khối lượng phát sinh và làm các thủ tục thanh toán

Kỹ Thuật Hiện Trường (Ban Giám Sát Hiện Trường, QS, QA, QC, Shopdrawing,

ME, Ban An Toàn Lao Động)

2.Giới thiệu một công trình xây dựng cụ thể

Tên công trình: TTTM Dịch vụ- Siêu thị EMART 2

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Da giày SAGODA

Nhà thầu: Công ty Cổ phần xây lắp và vật tư xây dựng CBM Địa điểm xây dựng: 12/78, đường Phan Huy Ích, phường 14, quận Gò Vấp, TP.HCM Quy mô dự án: 1 tầng hầm, 4 tầng nổi

Hạng mục thi công: Thiết kế, Thi công bê tông cốt thép móng và hầm

Tổng diện tích sàn xây dựng: 34.840 m2

Giá trị hợp đồng: 305.035.797.345 VNĐ

Cơ cấu tổ chức hiện trường, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận

- Ban điều hành tại trụ sở chính: Điều hành và quản lý chung các công viêc

- Ban điều hành công trình:

Trực tiếp điều hành công việc thi công công trình, do chỉ huy trưởng quản lý với các chức năng:

• Quản lý, điều hành nhân lực cho công tác thi công, lập kế hoạch triển khai thi công Quản lý kỹ thuật, tổ chức nghiệm thu khối lượng hoàn thành Nghiệm thu kỹ thuật Đảm bảo chất lượng , an toàn, tiến độ thi công hoàn thành theo hợp đồng

• Nghiên cứu hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật, đề ra phương án thi công cụ thể , kế hoạch thi công trên công trình , kế hoạch điều động nhân lực, kế hoạch cung ứng thiết bị vật tư cũng như máy móc phục vụ thi công công trình hợp lý nhằm bảo đảm công trình đúng tiến độ đã lập trong hồ sơ dự thầu

- Bộ phận kỹ thuật và vật tư công trình :

• Trực tiếp hướng dẫn các tổ đội thi công theo đúng với hồ sơ thiết kế kỹ thuật, đảm nhiệm vai trò bảo đảm về mặt kỹ thuật và phương pháp thi công và an toàn lao động

• Chịu trách trách nhiệm về chất lượng qui cách, chủng loại vật tư, cung ứng kịp thời không ảnh hưởng đến tiến độ thi công

• Thường xuyên giám sát, hướng dẫn thi công công trình theo kế hoạch đặt ra đảm bảo đúng theo hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật, chất lượng công trình, tiến độ an toàn

• Lập nhật ký công trình, ghi chép đầy đủ khối lượng công việc thực hiện từng ngày và có xác nhận của giám sát A

- Bộ phận thi công công trình:

• Gồm các đội thi công chuyên biệt do các đội trưởng phụ trách trực tiếp có nhiệm vụ triển khai các hạng mục công trình theo yêu cầu của các kỹ thuật công trình và ban điều điều hành công trường.

Mối liên hệ giữa nhà thầu thi công và các đơn vị khác (Chủ đầu tư , đơn vị thiết kế, đơn vị tư vấn)

Chủ đầu tư : Công ty cổ phần da giày SAGODA

Nhà thầu : Công ty cổ phần xây lắp và vật tư xây dựng CBM

Tư vấn giám sát : Công ty cổ phần kiểm định và xây dựng Sài Gòn 2

Tư vấn quản lý dự án: Công ty cổ phần Đầu tư Địa ốc Đại Quang Minh

Tư vấn thiết kế: Công ty POSCO A&C LTD

Tư vấn giám sát thi công trong quá trình xây dựng là đơn vị then chốt, tư vấn giám sát là đơn vị trung gian giữa chủ nhà và nhà thầu thi công, có nhiệm vụ gắn kết và xử lý những vấn đề kỹ thuật tại công trường, yêu cầu đơn vị thi công thực hiện đúng hợp đồng ký kết với chủ nhà

Giám sát, kiểm tra và báo cáo cho chủ đầu tư các điều kiện khởi công các công trình theo quy định của pháp luật

Giám sát, kiểm tra và báo cáo về năng lực của nhà thầu thi công công trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng

Giám sát, kiểm tra nhân lực, thiết bị thi công của mà nhà thầu đưa vào trong công trường.

Quy trình, quy phạm thi công và nghiệm thu các hạng mục công trình chính

Quy trình, quy phạm thi công cọc khoan nhồi (tham khảo từ tiêu chuẩn TCXDVN 9395:2012, TCVN 326 – 2004, 22TCN 257 – 2000,)

Sau khi nghiên cứu hồ sơ và khảo sát thực tế mặt bằng thi công chúng ta cần có các công tác chuẩn bị cụ thể sau:

- Xác định tính năng cần thiết của các thiết bị thi công và số lượng thiết bị cần đưa vào sử dụng cho công tác thi công

- Các ảnh hưởng có thể tác động tới môi trường và công trình lân cận

- Thí nghiệm các vật tư vật liệu đưa vào sử dụng như thí nghiệm dung dịch bentonite… Nguồn vật liệu cung cấp cho công trình, vị trí để đổ bùn đất

- Thực hiện thi công các công trình phụ bao gồm: hệ thống cung cấp và tuần hoàn dung dịch khoan, hệ thống cấp điện, nhà vệ sinh…

Vật liệu và thiết bị

Xác định nguồn cung cấp các vật tư chủ yếu phục vụ cho công tác thi công, tất cả các vật tư vật liệu trước khi đưa vào công trình đều phải kiểm tra bằng các thí nghiệm Đối với cọc khoan nhồi các vật tư chủ yếu bao gồm:

Stt Vật tư, vật liệu

Nhà cung cấp Ghi chú

1 Bột bentonite Bentonite Trường Thịnh hoặc Ấn Độ

2 Nguồn nước Nước máy hoặc khoan giếng

Thiết bị đưa vào công trình

Tên thiết bị Số lượng

Máy khoan KOMATSU PC130-3 01 Nhật

Máy khoan HITACHI UH045-7 01 Nhật

Máy khoan HITACHI UH07-5 01 Nhật

Máy khoan HITACHI UH07-LC 01 Nhật

Máy bơm dung dịch 04 VN

Máy hàn 04 3kw VN Ống đổ bê tông 04 (bộ) 160mm

Một số thiết bị phụ trợ kèm theo

Ngoài các thiết bị trên tại công trường còn có các thiết bị thí nghiệm đảm bảo

Công tác định vị tim cọc

Vị trí tim cọc phải được xác đinh đúng theo bản vẽ thiết kế Dùng máy kinh vĩ hoặc máy toàn đạc và thước mét để xác định vị trí tim cọc

Sau khi xác định tim cọc ta tiến hành gửi ra ngoài các mốc cố định và hạ ống casing, sau khi hạ ống casing xong tiến hành kiểm tra lại xác định độ sai lệch cọc Nếu cọc sai lệch theo tiêu chuẩn cho phép thì tiến hành khoan

Khi thực hiện công tác khoan cọc bằng phương pháp tuần hoàn Bentonite được bơm từ hố dung dịch vào cần khoan xuống mũi khoan đầy dung dịch bentonite, áp lực bentonite cao hơn áp lực nước ngầm sẽ tạo ra xu hướng là bentonite thấm vào lớp đất vách hố khoan Nhờ các hạt sét mịn trong dung dịch trám kín hố khoan Áp lực bentonite tạo ra một lực ổn định trên vách hố khoan

Chỉ tiêu Yêu cầu Phương pháp kiểm tra

Trọng lượng riêng 1.05 - 1.15 g/cm 3 Tỷ trọng kế hoặc Bomê kế Độ nhớt 18 - 45s Phểu 500/700

Hàm lượng cát

Ngày đăng: 16/02/2024, 22:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w