Pháp luật được coi là công cụ sắc bén và hữu hiệu nhất trong việc bảo vệ quyền sở hữu, đảm bảo cho chủ sở hữu thực hiện có hiệu quả và hợp lí các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt một các bình thường nhất. Quyền sở hữu là một trong các quyền dân sự cơ bản của công dân và được pháp luật bảo hộ. Bằng các hình thức khác nhau của pháp luật cho phép các chủ thể tự bảo vệ quyền sở hữu của mình hoặc theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền sở hữu của mình khi có các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trong đời sống kinh tế xã hội cũng như tính chất đa dạng, phức tạp của các quan hệ về sở hữu mà các tranh chấp liên quan đến sở hữu luôn luôn là vấn đề phức tạp trong đời sống xã hội cũng như công tác xét xử của Tòa án. Bộ luật dân sự năm 2015 ghi nhận các quy định về kiện đòi tài sản với những quy định cụ thể và đây được coi là căn cứ pháp lí quan trọng để các cấp Tòa án giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu nói chung, kiện đòi tài sản nói riêng. Kiện đòi lại tài sản là một trong những phương thức để chủ sở hữu có thể bảo vệ quyền sở hữu với tài sản. Để tìm hiểu rõ hơn về các quy định của pháp luật về kiện đòi lại tài sản, nâng cao hiệu quả trong thực tiễn áp dụng thì em xin lựa chọn đề tài: “Phương thức kiện đòi lại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự 2015”. Do kiến thức còn hạn chế mà bài làm của em sẽ không tránh khỏi thiếu sót, em mong nhận được sự nhận xét của thầy, cô để bài được hoàn thiện hơn.
Trang 1BỘ TƯ PHÁP ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
MÔN HỌC: LUẬT DÂN SỰ
ĐỀ TÀI: Phương thức kiện đòi lại tài sản theo
quy định của Bộ luật dân sự 2015
Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Mã sinh viên:
Lớp:
Hà Nội, Tháng 01/2024
Trang 2https://tailieuluatkinhte.com/
A PHẦN MỞ ĐẦU
Pháp luật được coi là công cụ sắc bén và hữu hiệu nhất trong việc bảo vệ quyền sở hữu, đảm bảo cho chủ sở hữu thực hiện có hiệu quả và hợp lí các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt một các bình thường nhất Quyền sở hữu là một trong các quyền dân sự cơ bản của công dân và được pháp luật bảo hộ Bằng các hình thức khác nhau của pháp luật cho phép các chủ thể tự bảo vệ quyền sở hữu của mình hoặc theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền bảo vệ quyền sở hữu của mình khi có các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trong đời sống kinh tế xã hội cũng như tính chất đa dạng, phức tạp của các quan hệ về sở hữu mà các tranh chấp liên quan đến sở hữu luôn luôn là vấn đề phức tạp trong đời sống xã hội cũng như công tác xét xử của Tòa án Bộ luật dân sự năm 2015 ghi nhận các quy định
về kiện đòi tài sản với những quy định cụ thể và đây được coi là căn cứ pháp lí quan trọng
để các cấp Tòa án giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu nói chung, kiện đòi tài sản nói riêng Kiện đòi lại tài sản là một trong những phương thức để chủ sở hữu có thể bảo vệ quyền
sở hữu với tài sản Để tìm hiểu rõ hơn về các quy định của pháp luật về kiện đòi lại tài sản,
nâng cao hiệu quả trong thực tiễn áp dụng thì em xin lựa chọn đề tài: “Phương thức kiện đòi lại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự 2015”
Do kiến thức còn hạn chế mà bài làm của em sẽ không tránh khỏi thiếu sót, em mong nhận được sự nhận xét của thầy, cô để bài được hoàn thiện hơn
Trang 3https://tailieuluatkinhte.com/
B PHẦN NỘI DUNG
I Một số khái niệm liên quan
1.1 Tài sản:
Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015:
“ 1 Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản
2.Tài sản bao gồm bất động sản và động sản Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”
1.2 Quyền sở hữu
Trong pháp luật dân sự, khái niệm quyền sở hữu được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau Quyền sở hữu có thể được hiểu theo nghĩa rộng là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành theo những trình tự, thủ tục luật định để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong các lĩnh vực chiếm hữu, sử dụng định đoạt các tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng và những tài sản khác trong đời sống xã hội
Theo nghĩa hẹp hơn, quyền sở hữu được hiểu là các xử sự mà pháp luật cho phép một chủ thể được thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt trong những điều kiện và phạm vi nhất định Như vậy, có thể hiểu quyền sở hữu theo nghĩa hẹp chính là quyền năng dân sự của từng loại chủ sở hữu nhất định đối với từng loại tài sản cụ thể trong một quan hệ sở hữu
Theo Điều 158 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
“ Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật”
II Cơ sở pháp lí
Trang 4https://tailieuluatkinhte.com/
- Bộ luật dân sự năm 2015
III Kiện đòi lại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự 2015
3.1 Khái niệm kiện đòi tài sản
- Theo Từ điển tiếng Việt, “kiện” được hiểu là “ yêu cầu xét xử việc người khác đã làm thiệt hại đến mình”, còn “ đòi” là “ nói cho người khác biết phải trả hoặc trả lại cái thuộc quyền của mình” Như vậy, có thể hiểu kiện đòi lại tài sản là việc chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp
pháp yêu cầu Tòa án xét xử, buộc người đang chiếm hữu không có căn cứ pháp luật đối với tài sản của mình phải trả lại tài sản đó cho mình
- Kiện đòi lại tài sản ( kiện vật quyền ) là một biện pháp bảo vệ quyền sở hữu quyền khác đối với tài sản tồn tại từ rất lâu đời, được áp dụng khi chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản bị mất quyền chiếm hữu thực tế tài sản của mình Kiện đòi lại tài sản là cách thức giúp chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản đòi lại tài sản thuộc sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp của mình mà đang không được chiếm hữu tài sản đó
- Quyền kiện đòi lại tài sản được quy định tại Điều 166 Bộ luật dân sự năm 2015:
“ 1 Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
2 Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó.”
3.2 Đặc điểm của kiện đòi lại tài sản
So với các phương thức kiện dân sự khác, kiện đòi lại tài sản là một phương thức có những đặc thù nhất định điều này thể hiện trên những phương diện sau:
Thứ nhất, kiện đòi lại tài sản là biện pháp bảo vệ quyền chiếm hữu của chủ sở hữu và người
có quyền khác đối với tài sản Biện pháp kiện đòi lại tài sản được áp dụng trong trường hợp
Trang 5https://tailieuluatkinhte.com/
chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản bị mất quyền chiếm hữu tài sản của mình - điều đó có nghĩa là, tài sản đang nằm trong sự chiếm hữu của người khác chủ sở hữu, người
có quyền khác đối với tài sản không được kiểm soát đối với tài sản của mình
Thứ hai, người bị kiện phải là người đang thực tế chiếm hữu không có căn cứ pháp luật đối
với tài sản Đây là yếu tố rất quan trọng bởi chỉ có thể trả lại tài sản khi người chiếm hữu tài sản đó đang kiểm soát tài sản mà mình không có thực quyền Trên thực tế, có nhiều trường hợp chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp phát hiện ra người chiếm hữu tài sản của mình nhưng đã xuất hiện các căn cứ pháp lý làm cho người chiếm hữu tài sản đó đã trở thành chủ
sở hữu của tài sản như do được xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu, xác lập quyền sở hữu theo các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền,…
Thứ ba, đối tượng kiện đòi lại tài sản phải là vật đang có thực, đang còn tồn tại trên thực tế
Vật được hiểu là đối tượng của thế giới vật chất, nhưng không phải mọi vật đều là tài sản Vật chỉ trở thành tài sản khi nó đáp ứng được các yêu cầu sau : là một bộ phận của thế giới vật chất, con người phải kiểm soát được, đáp ứng lợi ích cho con người Cũng là hành vi xâm phạm quyền sở hữu tài sản, nếu người có hành vi xâm phạm cũng tác động vào vật nhưng không ở dạng chiếm đoạt quyền chiếm hữu thì có thể hiện bằng các phương thức khác
3.3 Chủ thể của phương thức kiện đòi lại tài sản:
Trong quan hệ kiện đòi lại tài sản, chủ thể bao gồm chủ thể có quyền khởi kiện (nguyên đơn ) và chủ thể bị khởi kiện (bị đơn )
a.Chủ thể có quyền khởi kiện:
Theo quy định tại Điều 166 Bộ luật dân sự năm 2015 thì người có quyền khởi kiện đòi lại tài sản bao gồm: chủ sở hữu và chủ sở hữu có quyền khác đối với tài sản
Trang 6- Chủ thể có quyền khác đối với tài sản: “1 Quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác
2 Quyền khác đối với tài sản bao gồm:
a) Quyền đối với bất động sản liền kề;
b) Quyền sử dụng;
c) Quyền bề mặt "(Điều 159 Bộ luật dân sự năm 2015)
Trên thực tế, việc nắm giữ, quản lý tài sản có thể được thực hiện bởi bất kỳ chủ thể nào, tuy nhiên, pháp luật chỉ bảo vệ quyền lợi cho các chủ thể chiếm hữu nếu việc chiếm hữu đó dựa trên cơ sở pháp lý do pháp luật quy định
Để khẳng định tư cách của người khởi kiện, khi tham gia tố tụng, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có nghĩa vụ chứng minh tư cách chủ sở hữu chiếm hữu hợp pháp của mình Khi xác định tư cách người khởi kiện cần chú ý không phải lúc nào người có quyền lợi bị xâm phạm ( nguyên đơn ) cũng đồng nhất với khái niệm “ người khởi kiện ” Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự , để trở thành người khởi kiện ( chủ thể khởi kiện ) thì chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp phải có năng lực hành vi tố tụng
b Chủ thể bị khởi kiện :
Trang 7https://tailieuluatkinhte.com/
Người bị kiện trong vụ án kiện đòi lại tài sản phải là người đang chiếm hữu không có căn
cứ pháp luật đối với tài sản Người bị kiện là người đang chiếm hữu không có căn cứ pháp luật đối với tài sản có thể là người đã có hành vi chiếm đoạt tài sản một cách trái pháp luật, như : trộm cắp tài sản hoặc nhặt được tài sản bị đánh rơi, bỏ quên mà không thông báo công khai, không giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền như luật định; người bị kiện là người đang chiếm hữu bất hợp pháp đối với tài sản cũng có thể là người thứ ba đã nhận chuyển giao tài sản qua một giao dịch với người không có quyền định đoạt tài sản , Theo quy định tại khoản 2 Điều 166 Bộ luật dân sự năm 2015, người bị kiện có thể là một trong các chủ thể sau : người chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật; người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật Về mặt nguyên tắc, pháp luật chỉ bảo vệ quyền của chủ thể đối với tài sản khi tài sản đó được chiếm hữu, sử dụng và được lợi dựa trên các căn
cứ pháp lý do pháp luật quy định Như vậy, khi một người chiếm hữu và được lợi về tài sản không dựa trên căn cứ pháp lý do pháp luật quy định thì chủ sỡ hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền kiện yêu cầu đòi lại tài sản Vì việc chiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài sản
là không có căn cứ pháp luật - tức là không theo ý chí của chủ sở hữu, của người chiếm hữu hợp pháp hoặc không theo quy định của pháp luật - do đó, nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu
và được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật là một nghĩa vụ ngoài hợp đồng
Người bị kiện (bị đơn) đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình giải quyết vụ án dân sự
Bị đơn luôn đi kèm với nguyên đơn, tư cách bị đơn được xác định cùng với tư cách nguyên đơn Bị đơn là người tham gia tố tụng để trả lời về việc kiện do bị nguyên đơn hoặc bị người khác khởi kiện theo quy định của pháp luật Bị đơn là người được giả thiết là có tranh chấp hay vi phạm đến quyền lợi của nguyên đơn
3.4 Đối tượng của kiện đòi lại tài sản:
Khoản 1 Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá
và các quyền tài sản"
Trang 8https://tailieuluatkinhte.com/
Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm Xuất phát từ đặc thù của phương thức kiện đòi lại tài sản nên không phải tất cả những tài sản được liệt kê tại Điều 105 nêu trên đều là đối tượng của kiện đòi lại tài sản Đối tượng của kiện đòi lại tài sản phải là vật có thực, đang còn tồn tại trên thực tế
Vật được coi là tài sản - là đối tượng của kiện đòi lại tài sản - phải là vật hữu hình, cảm nhận được bởi các giác quan của con người và chiếm giữ một phần trong không gian Vật được coi là tài sản khi vật đó đáp ứng một nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người Tuy nhiên, không phải bộ phận nào của thế giới vật chất cũng được coi là vật Có những bộ phận của thế giới vật chất ở dạng này thì được coi là vật, ở dạng khác lại không được coi là vật Theo Bộ luật dân sự năm 2015 thì vật được xác định là tài sản không chỉ là những vật đang tồn tại thực mà còn bao gồm cả những vật chắc chắn sẽ hình thành trong tương lai Tuy nhiên, vật trong kiện đòi lại tài sản chỉ bao gồm vật có thực và đang còn tồn tại trên thực tế Kiện đòi lại tài sản gắn với việc bảo vệ quyền chiếm hữu cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp nên không thể kiện đòi lại tài sản mà tài sản đó lại chưa có thực, điều đó có nghĩa bắt buộc tài sản phải nằm trong sự chiếm hữu của một chủ thể nhất định
Để vận dụng được phương thức kiện đòi lại tài sản thì tài sản phải là vật có thực và tồn tại trên thực tế Nếu vật không còn tồn tại do đã bị mất hoặc bị tiêu hủy thì cũng không thể áp dụng biện pháp kiện đòi lại tài sản được Trong trường hợp như vậy, chủ sở hữu, chủ thể quyền khác đối với tài sản chỉ có thể áp dụng biện pháp kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại Tuy nhiên, vật là đối tượng của kiện đòi lại tài sản hiện còn tồn tại có thể là vẫn còn nguyên
ở trạng thái ban đầu hoặc về cơ bản vẫn còn nhưng đã bị giảm sút giá trị hoặc đã được làm tăng giá trị
Trang 9cứ pháp luật Đối với trường hợp tiền đã được bao gói niêm phong mà bị người khác chiếm hữu trái pháp luật và hiện số tiền đó vẫn đang còn nguyên bao gói thì việc kiện đòi lại tài sản trong trường hợp này là kiện đòi lại tài sản là vật chứ không phải là kiện đòi lại tiền Giấy tờ có giá với tư cách là một loại tài sản trong giao lưu dân sự chính là giấy tờ minh chứng cho quyền tài sản vô danh, giá trị của giấy tờ có giá chính là giá trị của quyền tài sản
mà nó minh chứng Giấy tờ có giá là loại tài sản hữu hình, được xếp vào loại tài sản là động sản trong cách phân loại tài sản thành động sản và bất động sản Giấy tờ có giá có thể là đối tượng của quyền đòi lại tài sản
Quyền tài sản là loại tài sản vô hình, do đó, không thể thực hiện được quyền chiếm hữu đối với loại tài sản này Căn cứ vào đặc điểm của phương thức kiện đòi lại tài sản thì quyền tài sản không phải là đối tượng của kiện đòi lại tài sản Khi quyền tài sản bị xâm phạm thì tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi xâm phạm mà chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có thể áp dụng phương thức kiện yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm hoặc kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
3.5 Các trường hợp kiện đòi lại tài sản:
a Kiện đòi tài sản là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu
Để bảo đảm sự hài hòa giữa yêu cầu bảo vệ chủ sở hữu với bảo vệ quyền lợi chính đáng của người chiếm hữu ngay tình cũng như bảo đảm tính ổn định trong giao lưu dân sự, Điều 167
Trang 10https://tailieuluatkinhte.com/
Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng
ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình
có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trong trường hợp hợp động này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu"
Đối với các trường hợp tài sản bị chuyển giao cho người thứ ba mà người thứ ba không thể biết được người chuyển giao tài sản đó cho mình là người không có quyền dịnh đoạt tài sản thì trong chừng mực nhất định, họ được pháp luật bảo vệ Theo đó, chủ sở hữu có quyền kiện đòi lại tài sản là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu nếu đáp ứng được một trong các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, tài sản là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu rời khỏi chủ sở hữu ngoài ý
chí của chủ sở hữu như tài sản bị chiếm đoạt trái pháp luật như bị trộm cắp, cướp giật, lừa đảo, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên Ví dụ: A bị mất cắp một chiếc xe đạp và phát hiện thấy C đang đi chiếc xe đó; C chứng minh đã mua xe hoàn toàn ngay tình từ B thì khi A kiện đòi lại tài sản C vẫn phải trả lại chiếc xe đó cho A
Thứ hai, người đang chiếm hữu không có căn cứ pháp luật có được tài sản thông qua một
giao dịch không có đền bù
Khi chủ sở hữu chuyển giao tài sản cho người chiếm hữu hợp pháp (tài sản rời khỏi chủ sở hữu theo ý chí của chủ sở hữu) thông qua một hợp đồng, sau đó người chiếm hữu hợp pháp định đoạt tài sản đó cho người thứ ba ngay tình thông qua hợp đồng không có đền bù thì chủ
sở hữu có quyền đòi lại tài sản
- Tài sản là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu rời khỏi chủ sở hữu theo ý chí của chủ sở hữu; người thứ ba chiếm hữu ngay tình thông qua hợp đồng có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản
Trang 11https://tailieuluatkinhte.com/
Điều 167 Bộ luật dân sự năm 2015 khi quy định về quyền đòi lại động sản không phải đăng
ký quyền sở hữu đã dự liệu một trường hợp ngoại lệ mà chủ sở hữu không có quyền kiện đòi lại tài sản, đó là trường hợp tài sản là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu rời khỏi chủ sở hữu theo ý chí, người thứ ba ngay tình có được tài sản thông qua hợp đồng có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản thì người thứ ba ngay tình không phải trả lại tài sản Tài sản rời khỏi chủ sở hữu theo ý chí của chủ sở hữu, người thứ ba chiếm hữu ngay tình thông qua hợp đồng có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản là trường hợp chủ sở hữu chuyển giao tài sản cho người chiếm hữu hợp pháp thông qua một hợp đồng như cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp, đặt cọc, sau đó, người chiếm hữu hợp pháp định đoạt tài sản này cho người thứ ba ngay tình thông qua hợp đồng có đền bù như hợp đồng mua bán, hợp đồng trao đổi tài sản mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu Pháp luật quy định chủ sở hữu không có quyền kiện đòi lại tài sản trong trường hợp này, nhưng chủ sở hữu có quyền kiện người đã giao kết hợp đồng với mình phải bồi thường thiệt hại Nói cách khác, tranh chấp giữa chủ sở hữu và người đã giao kết hợp đồng với chủ sở hữu sẽ được giải quyết theo các quy định về hợp đồng dân sự
b.Kiện đòi lại tài sản là động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất động sản:
Động sản phải đăng ký quyền sở hữu là các tài sản là động sản mà Nhà nước quy định phải đăng ký quyền sở hữu Các tài sản này thường là các tài sản có ảnh hưởng đến trật tự an toàn
xã hội cần có sự quản lý của Nhà nước; hoặc những tài sản hạn chế chủ thể có quyền sở hữu; hoặc những tài sản mà việc bảo đảm quyền sở hữu sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu Khác với tài sản là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu, đối với tài sản là động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất động sản thì việc xác định
ai là chủ sở hữu tương đối dễ dàng bởi vì về nguyên tắc, ai là người đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu (giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với tài sản là quyền sử dụng đất) thì người đó được pháp luật công nhận là chủ sở hữu và được pháp luật bảo vệ quyền
sở hữu Chính vì vậy, khi tham gia các giao dịch có tính chất chuyển dịch tài sản mà tài sản