Hoạt động của Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hành chính. Xác định thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời do HĐXX ban hành trong tố tụng hành chính. Xét xử phúc thẩm là cấp xét xử thứ hai, trong đó Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại những bản án hoặc xét lại các quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị. Đối với phiên tòa xét xử phúc thẩm về vụ án hảnh chính, Kiểm sát viên vẫn đóng một vai trò rất quan trọng trong cấp xét xử này. Mỗi kiểm sát viên khi tham gia phiên tòa cần có những hoạt động nhằm thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình, bảo vệ pháp luật, tôn trọng, bảo đảm quyền con người, quyền công dân; bảo đảm các bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật phải được thi hành. Đồng thời, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; góp phần xây dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả. Bên cạnh đó, nếu như tại phiên tòa có trường hợp cần phải giải quyết khiếu nại đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời do HĐXX ban hành thì thẩm quyền giải quyết đối với quyết định này sẽ là ai?
Trang 1VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI
- -
BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
MÔN KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC
VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
Đề số 6: Hoạt động của Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hành chính Xác định thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời do HĐXX ban hành trong tố tụng hành chính
SBD : TKS000036
Hà Nội, tháng 11 năm 2021
Trang 2MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU 1
B NỘI DUNG 2
I Những nội dung liên quan 2
II Hoạt động của Kiểm sát viên trong phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hành chính: 2
1 Việc tham gia phiên tòa phúc thẩm giải quyết vụ án hành chính của Kiểm sát viên 2
2 Những hoạt động của Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hành chính 4
III Những khó khăn và vướng mắc trong hoạt động của Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hành chính – những kiến nghị hoàn thiện 11
1 Những khó khăn, vướng mắc: 11
2 Những kiến nghị hoàn thiện: 12
IV Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời do HĐXX ban hành 13
1 Khái quát về biện pháp khẩn cấp tạm thời 13
2 Khiếu nại, kiến nghị việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời 14
3 Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời do HĐXX ban hành 14
C KẾT LUẬN 16 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 3DANH MỤC TÀI LIỆU VIẾT TẮT
Trang 4A MỞ ĐẦU
Xét xử phúc thẩm là cấp xét xử thứ hai, trong đó Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại những bản án hoặc xét lại các quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị Đối với phiên tòa xét xử phúc thẩm về vụ án hảnh chính, Kiểm sát viên vẫn đóng một vai trò rất quan trọng trong cấp xét xử này Mỗi kiểm sát viên khi tham gia phiên tòa cần có những hoạt động nhằm thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình, bảo vệ pháp luật, tôn trọng, bảo đảm quyền con người, quyền công dân; bảo đảm các bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật phải được thi hành Đồng thời, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; góp phần xây dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả Bên cạnh đó, nếu như tại phiên tòa có trường hợp cần phải giải quyết khiếu nại đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
do HĐXX ban hành thì thẩm quyền giải quyết đối với quyết định này sẽ là ai?
Xuất phát từ thực tế đó, em xin được chọn đề tài: “Hoạt động của Kiểm sát viên
tại phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hành chính Xác định thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời do HĐXX ban hành trong tố tụng hành chính” làm đề tài thi kết thúc học phần của mình
Trang 5B NỘI DUNG
I Những nội dung liên quan
Xét xử phúc thẩm vụ án hành chính là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ
án hành chính mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, bị kháng cáo hoặc kháng nghị, nhằm kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án hoặc quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị để đảm bảo cho các bản án
và các quyết định của Tòa án được khách quan, đúng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và của cơ quan nhà nước
Hoạt động của Kiểm sát viên trong cấp xét xử phúc thẩm bao gồm các giai đoạn như trước phiên tòa, trong phiên tòa và sau phiên tòa Chúng ta có thể nói sơ qua về các
hoạt động trong các giai đoạn trên như sau:
Về hoạt động của Kiểm sát viên trước phiên tòa bao gồm: thực hiện Kiểm sát trong trường hợp có kháng cáo có hạn, sau khi nhận văn bản thông báo thụ lý vụ án theo trình
tự phúc thẩm thì lãnh đạo Viện kiểm sát (VKS) phân công Kiểm sát viên (KSV), Kiểm tra viên (KTV) thụ lý vụ án và thông báo cho Tòa án, Sau đó tiến hành nghiên cứu vụ
án bao gồm: Tổng hợp hoạt động tố tụng của Tòa án cấp phúc thẩm; nghiên cứu lí do, căn cứ nội dung kháng cáo, kháng nghị; phân tích, đánh giá tài liệu, chứng cứ; thu thập thêm tài liệu, chứng cứ…trên cơ sở đó tiếp tục thực hiện các hoạt động như: chuẩn bị việc trình bày kháng nghị, chuẩn bị đề cương hỏi, dự kiến nội dung phát biểu, dự kiến tình huống có thể xảy ra…
Về hoạt động của Kiểm sát viên sau phiên tòa bao gồm: báo cáo kết quả kiểm sát xét xử, Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án, chuẩn bị tài liệu chứng cứ và đề xuất với lãnh đạo…
Đối với phần hoạt động của Kiểm sát viên trong phiên tòa là nội dung chính của
đề tài này, nên ngay bây giờ chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu thật kỹ và làm rõ trong những phần dưới đây
II Hoạt động của Kiểm sát viên trong phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hành chính:
1 Việc tham gia phiên tòa phúc thẩm giải quyết vụ án hành chính của Kiểm sát viên
Về việc tham gia phiên tòa giải quyết vụ án hành chính của Kiểm sát viên được quy định một cách rõ ràng tại Điều 224 về sự có mặt của Kiểm sát viên:
Trang 6“1 Kiểm sát viên được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phân công có nhiệm
vụ tham gia phiên tòa Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa khi Kiểm sát viên vắng mặt trong trường hợp Viện kiểm sát có kháng nghị
2 Trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên tòa,
nhưng có Kiểm sát viên dự khuyết tham gia phiên tòa từ đầu thì người này được thay thế Kiểm sát viên vắng mặt tham gia phiên tòa xét xử vụ án.”
Như vậy, đối với trường hợp VKS kháng nghị phúc thẩm thì phiên tòa phúc thẩm bắt buộc phải có sự tham gia của KSV Trường hợp KSV vắng mặt hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên tòa nhưng có KSV dự khuyết tham gia phiên tòa từ đầu thì người này được thay thế KSV vắng mặt tham gia phiên tòa xét xử vụ án Tuy nhiên, VKS cấp phúc thẩm cần bố trí đủ KSV tham gia tất cả các phiên tòa, phiên họp phúc thẩm giải quyết
vụ án hành chính để bảo đảm chất lượng, hiệu quả của công tác kiểm sát tuân theo pháp luật trong lĩnh vực hành chính theo quy định tại Chỉ thị số 04/CT-VKSTC ngày 22/3/2018 của Viện trưởng VKSNDTC về tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật Từ quy định trên ta hiểu rằng, KSV có thể không cần tham gia phiên tòa sơ thẩm nếu không có kháng nghị thì phiên tòa vẫn được diễn ra Sẽ có những đánh giá cho rằng đó là thể hiện sự không quan trọng đối với KSV trong phiên tòa phúc thẩm Tuy nhiên thì quy định này đề ra lại có một ý nghĩa khác là để nâng cao tinh thần trách nhiệm của KSV, dù không cần nhưng cũng phải tham gia để bảo vệ quyền và lợi ích của người dân
Căn cứ vào những điều luật liên quan trong Luật TTHC năm 2015 đến các nội dung nêu trên để KSV nhận xét, đánh giá việc chấp hành pháp luật của Hội đồng xét xử theo quy định tại Điều 35 Quy chế 282 Nhưng để nhận, đánh giá được thì bắt buộc KSV phải kiểm sát việc thực hiện trình tự, thủ tục phiên tòa, phiên họp do chủ tọa phiên tòa, phiên họp điều khiển từ khi bắt đầu đến khi Hội đồng xét xử tuyên bản án hoặc ra quyết định phúc thẩm đối với các nội dung: Khai mạc phiên tòa, phiên họp, thành phần Hội đồng xét xử, Thư ký, Thẩm tra viên; sự có mặt, vắng mặt cũng như tư cách của các đương sự và những người tham gia tố tụng khác; thủ tục hỏi, tranh luận tại phiên tòa; áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời; việc công bố, cung cấp chứng cứ, tài liệu mới tại phiên tòa, phiên họp; việc nghị án và tuyên án
Trang 72 Những hoạt động của Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hành chính
Điểm qua những hoạt động của KSV tại phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hành chính bao gồm: KSV trình bày căn cứ, nội dung kháng nghị; KSV hỏi, công bố tài liệu; tranh luận; yêu cầu, kiến nghị dừng phiên tòa; phát biểu và cuối cùng là tuyên án Hoạt động đầu tiên là KSV sẽ trình bày căn cứ, nội dung kháng nghị của VKS và xuất trình tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) theo quy định tại khoản 3 Điều 237 Luật
TTHC năm 2015: “3 Tại phiên tòa phúc thẩm, đương sự, Kiểm sát viên có quyền xuất
trình bổ sung tài liệu, chứng cứ.” trong trường hợp VKS yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá
nhân cung cấp chứng cứ, tài liệu để thực hiện thẩm quyền kháng nghị và bảo vệ kháng nghị
Đối với phiên tòa xét xử phúc thẩm có kháng cáo thì KSV phải chú ý lắng nghe đương sự trình bày nội dung, căn cứ kháng cáo, trả lời câu hỏi của Hội đồng xét xử, ý kiến của các đương sự không kháng cáo, người tham gia tố tụng khác, lời khai của người làm chứng KSV kiểm sát việc hỏi và công bố tài liệu, chứng cứ, xem xét vật chứng tại phiên tòa phúc thẩm theo quy định tại Điều 175 và Điều 236 Luật TTHC năm 2015 Trong trường hợp xét thấy cần thiết phải làm rõ các tình tiết khách quan của vụ án hoặc khắc phục các vi phạm, thiếu sót trong việc hỏi của Hội đồng xét xử thì KSV chủ động tham gia hỏi Khi hỏi, KSV phải hỏi để tập trung làm rõ nội dung vụ án, các chứng
cứ làm căn cứ phát biểu quan điểm của VKS về nội dung kháng cáo của đương sự, căn
cứ bảo vệ kháng nghị chứ không hỏi lan man, không có trọng tâm
Đối với trường hợp phiên tòa phúc thẩm có kháng nghị của VKS thì KSV tranh luận với đương sự về những vấn đề mà người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đương sự có ý kiến đối với kháng nghị của VKS theo quy định tại khoản 3
Điều 239 Luật TTHC năm 2015 về: “3 Trình tự tranh luận đối với kháng nghị của Viện
kiểm sát được thực hiện như sau:
a) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phát biểu về tính hợp pháp, tính có căn cứ đối với kháng nghị của Viện kiểm sát Đương sự có quyền bổ sung ý kiến; b) Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về những vấn đề mà người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đương sự đã nêu.”
Thông qua việc trình bày kháng nghị của KSV, kháng cáo của đương sự, việc hỏi, xuất trình, công bố tài liệu, chứng cứ mới và tranh luận giữa các bên tại phiên tòa phúc
Trang 8thẩm có thể làm thay đổi đánh giá về việc tuân theo pháp luật tố tụng, quan điểm giải quyết vụ án thì KSV kịp thời thay đổi cho phù hợp với diễn biến phiên tòa Trong trường hợp cần thiết thì KSV có thể yêu cầu, kiến nghị, đề nghị Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên tòa theo Điều 238 hoặc rút kháng nghị theo quy định tại khoản 4 Điều 233 Luật TTHC năm 2015 nhưng phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình, sau đó phải báo cáo với lãnh đạo đơn vị và thông báo cho VKS đã kháng nghị biết trong trường hợp rút kháng nghị
Lưu ý là KSV không chỉ yêu cầu thu thập chứng cứ trước khi xét xử mà còn tiếp tục yêu cầu thu thập chứng cứ tại phiên tòa Tại phiên tòa xét xử phúc thẩm, Kiểm sát viên nghe lời trình bày của các đương sự và những người tham gia tố tụng khác trong quá trình Hội đồng xét xử hỏi, quá trình phát biểu quan điểm tranh luận, đối đáp của đương sự; đồng thời, Kiểm sát viên hỏi đương sự những vấn đề còn mâu thuẫn, chưa được làm rõ Trong quá trình đó, có thể xuất hiện lời khai mới của đương sự và những người tham gia tố tụng khác, Kiểm sát viên có thể phát hiện được những những tình tiết, những vấn đề mới phát sinh; đòi hỏi Kiểm sát viên phải nắm chắc chứng cứ để xác định
có cần phải yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập thêm tài liệu, chứng cứ hay không? Nếu
có thì khi đưa ra yêu cầu cần cụ thể, có tính thuyết phục để Tòa án tiếp tục thu thập chứng cứ, xây dựng hồ sơ vụ án, đảm bảo đầy đủ chứng cứ để giải quyết vụ án
Tiếp theo đó là hoạt động khi có tình huống phát sinh:
Đầu tiên là đối với tình huống tạm ngừng phiên tòa:
Trong quá trình xét xử phúc thẩm vụ án hành chính, nếu có một trong những căn
cứ tạm ngừng phiên tòa quy định tại khoản 1 Điều 187, Điều 238 Luật TTHC thì Kiểm sát viên thực hiện kiểm sát như tình huống tạm ngừng phiên tòa ở cấp sơ thẩm và lưu ý các trường hợp:
- Trường hợp theo quy định tại khoản 6 Điều 241 Luật TTHC: Trường hợp cần phải yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, xử lý về tính hợp pháp của văn bản hành chính có liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện thì Hội đồng xét xử có quyền tạm ngừng phiên tòa để chờ kết quả giải quyết của cơ quan, người
có thẩm quyền và báo cáo Chánh án Tòa án có văn bản yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, xử lý văn bản hành chính đó Quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày cơ quan, người có thẩm quyền nhận được văn bản của Tòa án mà Tòa án không nhận được văn
Trang 9bản trả lời của cơ quan, người có thẩm quyền thì Hội đồng xét xử có quyền áp dụng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên để giải quyết vụ án
- Trường hợp theo quy định tại khoản 7 Điều 241 Luật TTHC: Khi phát hiện văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án hành chính có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên thì Hội đồng xét xử đề nghị Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án đó thực hiện việc kiến nghị hoặc đề nghị người có thẩm quyền theo quy định tại Điều 112 của Luật này thực hiện việc kiến nghị Trường hợp này, Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên tòa để chờ ý kiến của Chánh án Tòa án hoặc tạm đình chỉ giải quyết vụ án khi có văn bản kiến nghị của Chánh án Tòa án có thẩm quyền
Thứ hai là đối với tình huống hoãn phiên tòa:
- Trong quá trình kiểm sát thủ tục bắt đầu phiên tòa, Kiểm sát viên phải xác định ngay những trường hợp phải hoãn phiên tòa Nếu có một trong những căn cứ hoãn phiên tòa quy định tại Điều 232 Luật TTHC thì Kiểm sát viên phát đề nghị Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa Trường hợp nếu không hoãn phiên tòa dẫn đến giải quyết vụ án không đảm bảo tính khách quan, có căn cứ, đúng pháp luật, Kiểm sát viên yêu cầu Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa mà Hội đồng xét xử không hoãn phiên tòa theo đề nghị của Kiểm sát viên, vẫn tiến hành xét xử vụ án thì Kiểm sát viên tiếp tục tham gia phiên tòa và phát biểu về việc yêu cầu của Viện kiểm sát không được thực hiện, quan điểm của Viện kiểm sát về giải quyết vụ án dựa trên những tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án và được thẩm tra tại phiên tòa Kiểm sát viên phát biểu về việc tuân theo pháp luật của người tiến hành
tố tụng và người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án ở giai đoạn phúc thẩm
và căn cứ theo Điều 29 TTLT số 03/2016 tùy theo trường hợp chỉ có kháng nghị của Viện kiểm sát hoặc chỉ có kháng cáo của đương sự và trường hợp vừa có kháng cáo của đương sự vừa có kháng nghị của Viện kiểm sát để phát biểu những nội dung như tại phiên tòa phúc thẩm thông thường không có tình huống phát sinh
- Khi Hội đồng xét xử hỏi ý kiến của Viện kiểm sát về việc hoãn phiên tòa, trên cơ
sở các căn cứ về việc hoãn phiên tòa, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về vấn đề này Trường hợp không có căn cứ để hoãn phiên tòa, Kiểm sát viên phát biểu đề nghị Hội đồng xét xử tiến hành xét xử vụ án Nếu Hội đồng xét xử vẫn hoãn phiên tòa làm kéo dài thời gian giải quyết vụ án, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
Trang 10thì Kiểm sát viên tổng hợp và kiến nghị Tòa án khắc phục vi phạm khi phát biểu ý kiến
về việc tuân theo thủ tục tố tụng tại phiên tòa xét xử vụ án
Đối với tình huống Tòa án quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm
- Tại phiên tòa phúc thẩm, nếu có một trong những căn cứ tạm đình chỉ giải quyết
vụ án quy định tại khoản 1 Điều 141 Luật TTHC năm 2015 thì Kiểm sát viên căn cứ vào Điều 228 Luật TTHC năm 2015 đề nghị Hội đồng xét xử tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm Nếu Hội đồng xét xử không tạm đình chỉ mà vẫn tiến hành xét xử thì Kiểm sát viên vẫn tham gia phiên tòa, phát biểu về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa, người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án
ở giai đoạn phúc thẩm, quan điểm về việc giải quyết vụ án dựa trên những tài liệu, chứng
cứ có trong hồ sơ vụ án và được thẩm tra tại phiên tòa Nếu chứng cứ trong vụ án không
đủ do chưa có kết quả giải quyết của cơ quan khác hoặc kết quả giải quyết vụ việc khác
có liên quan, chưa có kết quả giám định bổ sung, giám định lại, kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, chứng cứ do các cơ quan, tổ chức cung cấp dẫn đến chưa đủ căn cứ để đưa ra quan điểm giải quyết vụ án thì Kiểm sát viên phát biểu về việc yêu cầu của Viện kiểm sát không được thực hiện nên chưa đủ cơ sở để chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu khởi kiện
- Khi Hội đồng xét xử đề nghị Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm thì Kiểm sát viên căn cứ quy định của pháp luật phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa, người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án ở giai đoạn phúc thẩm và quan điểm của Viện kiểm sát về việc tạm đình chỉ Trường hợp Kiểm sát viên thấy việc Tòa
án tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm không có căn cứ, không đúng quy định của pháp luật thì phát biểu đề nghị Hội đồng xét xử không tạm đình chỉ mà tiếp tục xét xử vụ án Đối với tình huống Tòa án quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm
- Tại phiên tòa phúc thẩm, nếu có một trong những căn cứ đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án theo quy định tại Điều 229 Luật TTHC thì Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử đình chỉ xét xử phúc thẩm Nếu Hội đồng xét xử không đình chỉ theo đề nghị của Kiểm sát viên, vẫn tiến hành xét xử vụ án thì Kiểm sát viên tiếp tục tham gia phiên tòa, phát biểu về việc tuân theo pháp luật của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, phân tích, nhận định các căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án và đề nghị Hội đồng xét
xử đình chỉ giải quyết vụ án, phát biểu về quyền khởi kiện lại của người khởi kiện, về