1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tóm tắt: Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015

27 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hệ Thống Thủy Nông Ở Vùng Tây Nam Bộ Từ Năm 1954 Đến Năm 2015
Tác giả Nguyễn Ngọc Huyền
Người hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Trọng Văn, TS. Đặng Như Thường
Trường học Trường Đại Học Vinh
Chuyên ngành Lịch Sử Việt Nam
Thể loại Luận Án Tiến Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Nghệ An
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 640,97 KB

Nội dung

Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Việt Nam là một nước nông nghiệp Nông nghiệp gắn liền với thủy lợi là

mối quan hệ đã được xác lập từ rất lâu trong lịch sử dân tộc Để phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt nông nghiệp trồng lúa nước, được xem là một trong những biện pháp vô cùng quan trọng đảm bảo cho việc tưới, tiêu nước và phục vụ đời sống dân sinh Chính vì thế, thủy nông là một vấn đề sống còn của nền sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước và quan trọng hơn, thủy nông phải đi trước một bước để tạo điều kiện cho nền sản xuất nông nghiệp trồng lúa phát triển Xuất phát từ lí do trên, các chính quyền trong mọi thời kỳ của lịch sử Việt Nam đều rất quan tâm phát triển thủy nông nói riêng và thủy lợi nói chung

1.2 Là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước và có nhiều

đóng góp tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Tuy nhiên, trong những năm gần đây, thủy nông

ở Việt Nam đang gặp phải những khó khăn nhất định, như: biến đổi khí hậu, các hiểm họa khí hậu và thiên tai đang ngày càng tăng về tần suất và mức độ nghiêm trọng trên toàn thế giới; lũ lụt, hạn hán, gia tăng mực nước biển và các hiện tượng cực đoan khác luôn gây khó khăn cho đời sống, có tác động trầm trọng hơn đến bộ phận cư dân, thiệt hại thường xảy ra trên diện rộng, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, du lịch, cũng như toàn bộ nền kinh tế nói chung…

1.3 Thực tế lịch sử đã khẳng định, sự tồn tại và phát triển kinh tế của khu vực

Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015 gắn liền với một hệ thống thủy nông, kênh rạch, đê, cống, thuỷ nông nội đồng, trạm bơm Đây chính là cầu nối cho các hoạt động kinh tế, xã hội và gắn kết các thành phần kinh tế, các nguồn lực với nhau trong quá trình phát triển và hội nhập của vùng đất này Tuy nhiên, bài toán đặt ra hiện nay

là cần phải tham khảo cách giải quyết từ thực tiễn xây dựng hệ thống thủy nông ở Tây Nam Bộ dưới thời Nhà Nguyễn và thời thuộc Pháp Trên cơ sở đó, Tây Nam Bộ cũng cần triệt để khai thác ưu thế, thuận lợi mà điều kiện tự nhiên mang lại để phát triển bền vững; nhanh chóng áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật để hiện đại hóa cơ sở

hạ tầng để có động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội; tận dụng lợi thế địa - chính trị của vùng, để kết nối các trung tâm giao thương kinh tế, xã hội quan trọng… nhằm hình thành và phát triển hệ thống thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ đúng với bản chất vốn

có của nó

Trang 4

1.4 Trong những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế,

chính trị và xã hội ở vùng Tây Nam Bộ từ nhiều ngành khoa học khác nhau, nhất là khoa học lịch sử Tuy nhiên, số công trình khoa học nghiên cứu về thủy lợi, thủy nông mà cụ thể nghiên cứu về việc tổ chức, thực hiện đào vét kênh rạch, đắp đê ngăn chặn lũ lụt, chống biến đổi khí hậu và nước biển xâm nhập mặn , giải quyết việc tưới tiêu đồng ruộng, đẩy mạnh chính sách trọng nông của vùng Tây Nam Bộ chưa nhiều và cũng chưa nhận được sự quan tâm đúng mực của các nhà sử học trong và ngoài nước Bởi vậy, đây thực sự là một khoảng trống khi nghiên cứu về tình hình

kinh tế nông nghiệp nói chung và thuỷ nông nói riêng từ năm 1954 đến nay

Với những lí do kể trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Hệ thống thuỷ nông ở vùng Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015” làm luận án Tiến sĩ Lịch sử nhằm

tái hiện lại một cách sinh động bức tranh thuỷ nông ở Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến

năm 2015

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu hệ thống thuỷ nông ở vùng Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm

2015, luận án nhằm phục dựng lại một cách có hệ thống hệ thống thuỷ nông ở vùng Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015 trên các phương diện: chủ trương chính sách, nguồn vốn đầu tư các công trình dự án, triển khai thực hiện các công trình dự

án, thành tựu và hạn chế

Bên cạnh đó, luận án còn đánh giá vai trò của hệ thống thuỷ nông đối với đời sống kinh tế, xã hội ở vùng Tây Nam Bộ trong khoảng thời gian đề tài xác định; đồng thời, rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng và phát triển hệ thống thủy nông ở vùng Tây Nam Bộ hiện nay

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Với tính chất là công trình nghiên cứu độc lập về đề tài: “Hệ thống thuỷ nông ở vùng Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015", nhiệm vụ cụ thể của luận án là:

- Tập hợp, hệ thống hóa các nguồn tài liệu nghiên cứu về hệ thống thủy nông vùng Tây Nam Bộ

- Trình bày điều kiện tự nhiên và những yếu tố tác động đến quá trình hình thành, phát triển hệ thống thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015

- Phục dựng quá trình đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống thuỷ nông; thành tựu và hạn chế của thủy nông Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015

Trang 5

- Đánh giá tác động của hệ thống thủy nông ở vùng Tây Nam Bộ đối với phát triển kinh tế, xã hội và rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng, phát triển hệ thống thủy nông vùng

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là hệ thống thủy nông ở vùng Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015 dưới góc độ Sử học quá trình tìm hiểu về các nội dung cụ thể gồm:

Điều kiện tự nhiên và những yếu tố tác động đến quá trình hình thành, phát triển thủy nông vùng Tây Nam Bộ;

Quá trình đầu tư xây dựng các dự án, công trình thủy nông của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1954 - 1975), của Đảng và Nhà nước Việt Nam sau khi đất nước thống nhất (1976 - 2015);

Những thành tựu và hạn chế của thuỷ nông ở vùng Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015;

Tác động của thủy nông đối với sự phát triển kinh tế, xã hội vùng Tây Nam Bộ

Từ những biến động hành chính của vùng đất này diễn ra trong khoảng thời gian và không gian luận án nghiên cứu Trong luận án này, chúng tôi sử dụng khái niệm vùng “Tây Nam Bộ” theo cách gọi hiện nay Bởi địa danh Tây Nam Bộ sẽ phản ánh đầy đủ hơn hệ thống kênh đào từ sông Vàm Cỏ Tây, Vàm Cỏ Đông (trừ tỉnh Tây Ninh), sông Vàm Cỏ đến sông Tiền, sông Hậu Do đó, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu hệ thống thủy nông vùng Tây Nam Bộ ở 13 tỉnh/thành ngày nay, đó là: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ

* Phạm vi thời gian:

Chúng tôi xác định phạm vi thời gian nghiên cứu của đề tài từ năm 1954 - khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết (20/7/1954), Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành 2

Trang 6

miền Nam - Bắc ở vĩ tuyến 17 cho đến năm 2015 - năm tiến hành Đại hội Đảng lần thứ XII, đất nước có nhiều chuyển biến quan trọng; đặc biệt đối với vùng Tây Nam

Bộ, năm 2015 cũng là năm hạn hán lớn, xâm nhập mặn 11/13 tỉnh và biến đổi khí hậu diễn ra khá nghiêm trọng

Trong đó, chúng tôi chia thời gian nghiên cứu làm hai giai đoạn với hai chế độ chính trị - xã hội, cụ thể như sau:

- Giai đoạn thứ nhất (1954 - 1975), tương ứng với thời gian chính quyền Việt Nam Cộng hòa thôn tính từ vĩ tuyến 17 ranh giới quân sự tạm thời trở vào Nam (gọi

là Nam Phần Việt Nam)

- Giai đoạn thứ hai (1975 - 2015), tương ứng với năm đất nước thống nhất và sau đó một năm là Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam, với 3 thời kỳ:

1975 - 1985, 1986 - 1996, 1997 - 2015

* Phạm vi nội dung:

Luận án tập trung nghiên cứu các nội dung chính sau đây:

- Điều kiện tự nhiên và những yếu tố tác động đến quá trình hình thành, phát triển thủy nông vùng Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015;

- Phục dựng một cách có hệ thống quá trình đầu tư xây dựng các dự án, công trình thủy nông của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1954 - 1975), của Đảng và Nhà nước Việt Nam sau khi đất nước thống nhất (1975 - 2015) Tuy nhiên, giai đoạn 1954

- 1975, do hạn chế về nguồn tư liệu, nên giai đoạn này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu về những vấn đề thủy nông liên quan đến sự quản lý, đầu tư của Chính quyền Việt Nam Cộng hòa;

- Trên cơ sở những nội dung đó rút ra những thành tựu và hạn chế của thuỷ nông ở vùng Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015; đồng thời phân tích, đánh giá vai trò của thủy nông ở vùng Tây Nam Bộ đối với kinh tế, xã hội vùng Tây Nam Bộ trong khoảng thời gian nghiên cứu và rút ra một số bài học kinh nghiệm trong quá trình đầu tư, đấu thầu xây dựng, sử dụng, quản lý hệ thống thủy nông ở vùng Tây Nam Bộ để làm tài liệu tham khảo cho các cấp chính quyền địa phương trong công cuộc xây dựng và phát triển hệ thống thủy nông hiện nay

4 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1 Nguồn tài liệu

Để hoàn thành luận án, chúng tôi dựa trên các nguồn tài liệu chủ yếu sau:

Trang 7

* Tài liệu lưu trữ:

Chúng tôi chủ yếu tiếp cận và khai thác nguồn tư liệu lưu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia II (Thành phố Hồ Chí Minh): Phông Phủ Thủ tướng, Bộ Công chánh và Giao thông, Phủ Tổng Ủy Dinh Điền và Nông vụ, Bộ sưu tập hình ảnh…; Tại thư viện Bộ Nông Nghiệp: Phông Thủy nông, Thủy lợi, Đê điều, Kênh rạch Tất cả các tài liệu lưu trữ khai thác từ Trung tâm Lưu trữ quốc gia II, Thư viện Bộ Nông nghiệp, Các Sở Ban ngành đều là văn bản gốc.Do vậy, đây là nguồn tư liệu chính dùng để thực hiện đề tài luận án

* Tài liệu nghiên cứu:

Chúng tôi tham khảo các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả, đó là các luận án, luận văn, tham luận khoa học nghiên cứu về thủy nông Tây Nam Bộ đã được công bố bằng các xuất bản phẩm in hay đăng, công bố trên các website của các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu;

Một nguồn tài liệu khác mà chúng tôi cho rằng rất quan trọng cần phải được khai thác, kế thừa, đó là các công trình nghiên cứu, các sách chuyên khảo liên quan đến lịch sử, địa lý, chính trị, kinh tế - xã hội có nội dung về hoặc liên quan đến Tây Nam Bộ nói chung, về hệ thống thủy nông ở Tây Nam Bộ và Việt Nam được xuất bản trong và ngoài nước hay các bài viết đã được công bố trên các tạp chí chuyên ngành kinh tế, xã hội từ năm 1954 đến năm 2015 như: Tạp chí Thủy lợi, Tạp chí Nông nghiệp, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử

* Tài liệu điền dã:

Để bổ sung vào khoảng trống trong nghiên cứu, tác giả còn sử dụng kết hợp thêm nguồn tài liệu điền dã Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã nhiều lần trực tiếp điền dã, gặp các cán bộ thủy nông (có ghi âm, chụp hình) dẫn đi khảo sát trên một số tuyến kênh đào như kênh Vĩnh Tế, kênh Xà No, Kênh T5, T6, T4 và một số cống ngăn mặn ở tỉnh Kiên Giang, Hà Tiên và An Giang… để sưu tập, Tài liệu lưu trữ tại Chi cục thủy lợi tỉnh An Giang, Chi cục thủy lợi tỉnh Bến Tre, Chi cục thủy lợi tỉnh Kiên Giang, Chi cục thủy lợi tỉnh Cà Mau, Chi cục thủy lợi tỉnh Long An, Chi cục thủy lợi tỉnh Cần Thơ, Chi cục thủy lợi tỉnh Sóc Trăng, Chi cục thủy lợi tỉnh Bạc Liệu, Chi cục thủy lợi tỉnh Vĩnh Long, Chi cục thủy lợi tỉnh Tiền Giang, Chi cục thủy lợi tỉnh Long An

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các nhiệm vụ khoa học của đề tài đặt ra, trên cơ sở nắm vững và

Trang 8

vận dụng quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, quan điểm Mác xít, tác giả đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành, kết hợp với các phương pháp liên ngành để thực hiện đề tài

Phương pháp lịch sử và phương pháp logic là hai phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài Trong quá trình sưu tầm và xử lý tư liệu, tác giả sử dụng phương pháp giám định, phê phán để xác định độ tin cậy của nguồn tư liệu nghiên cứu, phải tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, quan điểm lập trường của tác giả, đối chiếu với các sự kiện, đánh giá tính khách quan của các sự kiện lịch sử

Trên cơ sở tư liệu đã thu thập được, tác giả tổng hợp, phân tích tư liệu, sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logic, để khái quát hóa, hệ thống hóa, rút ra những nhận xét đánh giá hệ thống thủy nông từ năm 1954 đến năm 2015

Trong quá trình giải quyết yêu cầu của luận án, ngoài hai phương pháp chủ yếu

là phương pháp lịch sử và phương pháp logic, tác giả còn sử dụng thêm các phương pháp liên ngành như: phương pháp thống kê, khảo sát thực địa, phương pháp đồ bản, phỏng vấn, chụp ảnh… để phục dựng lại các sự kiện lịch sử

5 Đóng góp của luận án

- Luận án là công trình đầu tiên khôi phục lại bức tranh toàn diện và có hệ

thống về thuỷ nông ở vùng Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015 qua hai giai đoạn lịch sử 1954 - 1975, 1976 - 2015 trên các phương diện: các yếu tố tác động đến thủy nông Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015; quá trình đầu tư, triển khai thực hiện các dự án thuỷ nông, thành tựu và hạn chế… Trên cơ sở đó, phân tích, đánh giá

vai trò của thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ đối với đời sống kinh tế, xã hội

- Luận án đã góp phần hệ thống hóa và làm phong phú thêm nguồn tài liệu nghiên cứu liên quan đến công tác thủy nông, thủy lợi nói riêng, kinh tế, xã hội của Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015 Từ đó, luận án góp phần bổ sung vào khoảng trống trong nghiên cứu lịch sử vùng Tây Nam Bộ nói chung và hướng nghiên cứu tiếp cận về thuỷ nông nói riêng

- Kết quả nghiên cứu của luận án cũng là cơ sở để tiến hành biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương ở các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học Phổ thông trên địa bàn Tây Nam Bộ Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận án cũng là cơ sở để các nhà hoạch định chính sách, các cấp chính quyền địa phương tham khảo khi quy hoạch, xây dựng, phát triển hệ thống thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ nói riêng, thủy nông nói chung trong giai đoạn hiện nay

Trang 9

6 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận án gồm 4 chương:

Chương 1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài

Chương 2 Thuỷ nông Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 1975

Chương 3 Thuỷ nông Tây Nam Bộ từ năm 1976 đến năm 2015

Chương 4 Tác động của thủy nông đối với phát triển kinh tế, xã hội vùng Tây

Nam Bộ

Trang 10

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1 Các công trình nghiên cứu về hệ thống thủy nông vùng Tây Nam Bộ của tác giả trong và ngoài nước

1.1.1 Các công trình nghiên cứu của tác giả trong nước

Lê Sâm với cuốn Thủy nông ở Đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Nông nghiệp

Tp Hồ Chí Minh, 1996 Là Kỹ sư - Tiến sĩ ngành thủy lợi, Lê Sâm đã nghiên cứu một cách khái quát về tình hình thủy nông ở vùng Tây Nam Bộ “các công trình thủy nông giữ vai trò quan trọng trong việc cải tạo môi trường nói chung và đặc biệt là cải tạo đất để làm nông nghiệp, nâng cao sản lượng lúa gạo, làm ngọt hóa hàng trăm ngàn ha, đã biến những vùng đất phèn mặn thành những cánh đồng lúa màu mỡ” Có thế thấy, công trình nghiên cứu của Lê Sâm đã trở thành tài liệu tham khảo có giá trị, tin cậy trong quá trình thực hiện luận án

Nhà nghiên cứu Phan Khánh với các công trình tiêu biểu như: Sơ thảo lịch sử thuỷ lợi Việt Nam từ tháng 8 năm 1945 đến tháng 12 năm 1995, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997; Đồng bằng sông Cửu Long - Lịch sử và lũ lụt, Nxb Nông nghiệp,

Hà Nội, 2001; 300 năm Nam Bộ làm thủy lợi, Nxb Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, 2004; Lịch sử thuỷ lợi Việt Nam, Nxb Thời Đại, 2014…

Trần Đức Cường (Chủ biên) với công trình Vùng đất Nam Bộ từ năm 1945 đến năm 2010, tập VI, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, 2017 Công trình nghiên cứu bao

gồm 6 chương, trong đó: Chương 4 tập trung làm rõ vùng đất Nam Bộ trong thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới, từng bước ra khỏi khủng hoảng kinh tế, xã hội (1986 - 1996); Chương 5 tập trung làm rõ vùng đất Nam Bộ trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hợp tác quốc tế (1996 - 2010) Trong chương 5, các tác giả đã dành mục III bàn về “Xây dựng phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nam Bộ (Đồng bằng sông Cửu Long), từ trang 316 đến trang 338, với các nội dung: Điều kiện xây dựng phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nam Bộ; Thực hiện xây dựng phát triển kinh tế - xã hội Tây Nam Bộ (1997 - 2010); Sự chuyển biến trong cơ cấu kinh tế, vấn đề đầu tư phát triển, phát triển thủy lợi, giao thông vận tải, xây dựng cụm, tuyến dân cư và chương trình kiên cố hóa trường lớp, phát triển văn hóa xã hội… Những nội dung trên sẽ là nguồn tham khảo đáng tin cậy cho tác giả trong quá trình thực hiện đề tài luận án

1.1.2 Các công trình nghiên cứu của tác giả nước ngoài

A.A Pouyenne - Tổng Thanh tra Công chính Đông Dương nhiệm kỳ 1904 -

1911, đã ghi chép về thuỷ lợi, thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ trong một số cuốn sách

Trong đó đáng chú ý là cuốn Voies d'eau de la Cochinchine (Đường thủy Nam Kỳ), Imprimerie, Nouvelle, Sai Gon 1911 và cuốn Les travaux publics de l’Indochine (Các

Trang 11

công trình công chánh Đông Dương)… Những ghi chép trong các cuốn sách của

A.A Pouyenne trình bày khá bài bản về hệ thống sông, rạch tự nhiên; giao thông kênh đào của Nam Kỳ; sự ra đời hệ thống kênh đào góp phần làm tăng thêm tính đa dạng trong giao thông đường thuỷ ở vùng sông nước Tây Nam Bộ; giới thiệu được một số công trình thủy nông tiêu biểu; số vốn đầu tư của chính phủ thuộc địa; tác động của thủy nông đối với kinh tế và xã hội…

Mekong River Commission, Ủy hội sông Mê Kông quốc tế (MRC) thành lập

năm 1995 Trong những năm gần đây, vấn đề khai thác và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Kông ngày càng trở nên cấp thiết đối với Việt Nam Mục tiêu chính của Ủy hội sông Mê Kông là thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia thành viên trong sử dụng, phát triển và bảo vệ tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan một cách bền vững, vì lợi ích chung của các quốc gia thành viên và phúc lợi của người dân trong lưu vực Ngày 5/4/1995, Ủy hội sông Mê Kông (Mekong River Commission) được

thành lập với việc Lào, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam ký “Hiệp định về hợp tác phát triển bền vững sông Mê Kông” MRC đã góp phần thúc đẩy tình đoàn kết, hợp

tác nhiều mặt giữa các nước ven sông Mê Kông

1.2 Nhận xét về tình hình nghiên cứu

Qua tiếp cận các nguồn tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài "Hệ thống thủy nông ở vùng Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015” của các tác giả đi trước,

chúng tôi mạnh dạn rút ra một số nhận xét như sau:

Thứ nhất: Từ sau năm 1975, giới Sử học bắt đầu đi sâu nghiên cứu và công bố

nhiều công trình nghiên cứu về chính trị, kinh tế, xã hội nông thôn Việt Nam nói chung, Nam Bộ nói riêng, góp phần làm phong phú thêm vốn hiểu biết của chúng tôi khi nghiên cứu về hệ thống thủy nông ở vùng Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm

2015

Thứ hai: Kể từ năm 1986, khi Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới cho đến

nay, giới Sử học Việt Nam đã có cái nhìn khách quan hơn đối với những vấn đề lịch

sử, xã hội, trong đó những nghiên cứu chuyên sâu về kinh tế, giao thông vận tải và văn hóa xã hội Tây Nam Bộ của từng thời kỳ được tiến hành một cách nghiêm túc, khoa học Chính vì thế, nhiều bộ sách thông sử về Lịch sử cận đại Việt Nam, sách chuyên khảo nghiên cứu tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam thời thuộc Pháp…, tiêu

biểu như: Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ, Lịch sử lũ lụt và thuỷ lợi vùng Đồng bằng sông Cửu Long… lần lượt được xuất bản

Thứ ba: Tất cả các công trình nghiên cứu kể trên đều có một điểm chung là có

giá trị tham khảo về mặt sử liệu, cung cấp thêm cho chúng tôi những hiểu biết về các vấn đề kinh tế, xã hội ở Tây Nam Bộ nói chung và thủy nông, thủy lợi ở Tây Nam Bộ nói riêng

Trang 12

Thứ tư: Qua phân tích các nguồn tài liệu nghiên cứu kể trên, chúng tôi nhận

thấy, mặc dù đã có một số công trình, tác phẩm trong và ngoài nước đề cập hoặc ít nhiều liên quan đến thủy nông, thủy lợi Tây Nam Bộ trong lịch sử, Do vậy, trên cơ sở khai thác, sử dụng nguồn tài liệu lưu trữ, đồng thời tham khảo, kế thừa những thành

tựu của các tác giả đi trước, luận án Hệ thống thủy nông ở vùng Tây Nam Bộ từ năm

1954 đến năm 2015 là công trình đầu tiên nghiên cứu tương đối hệ thống về thuỷ

nông ở Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015 Vì vậy, qua nghiên cứu đề tài này, chúng tôi mong muốn được góp thêm phần tiếp nối con đường nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, nhằm lấp phần nào khoảng trống đã nêu trên

1.3 Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu

Từ tổng quan về tình hình nghiên cứu đã được trình bày ở trên, chúng tôi đã đặt ra những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ Những vấn đề này đã được nêu ra trong nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ở phần mở đầu, cụ thể là:

- Tập hợp, hệ thống hóa các nguồn tài liệu nghiên cứu về hệ thống thủy nông ở Tây Nam Bộ

- Làm rõ bối cảnh lịch sử và những yếu tố tác động đến quá trình hình thành và phát triển hệ thống thuỷ nông ở Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015

- Phục dựng quá trình đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống thuỷ nông ở Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015 trên các phương diện: chủ trương chính sách phát triển; quá trình đào, vét kênh rạch; phương thức đào kênh; thành tựu và hạn chế…

- Đánh giá tác động của hệ thống thủy nông vùng Tây Nam Bộ đối với đời sống kinh tế, xã hội và rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng,

phát triển hệ thống thủy nông ở vùng Tây Nam Bộ hiện nay

Trang 13

Chương 2 THỦY NÔNG TÂY NAM BỘ TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975

2.1 Vài nét về vùng đất Tây Nam Bộ

* Vị trí địa lý:

Tây Nam Bộ (Tây Nam Phần), dưới thời Việt Nam Cộng hòa gồm có các tỉnh: Châu Đốc (An Giang), Kiến Phong (Đồng Tháp), Kiến Tường (Long An), Kiến Hòa (Bến Tre), Hậu Nghĩa (Long An), Kiên Giang (Kiên Giang), An Giang (An Giang), Vĩnh Long (Vĩnh Long), Định Tường (Tiền Giang), Long An (Long An), Chương Thiện (Hậu Giang), Ba Xuyên (Sóc Trăng), Bạc Liêu (Bạc Liêu), An Xuyên (Cà Mau), Vĩnh Bình (Trà Vinh), Phong Dinh (Cần Thơ), tương đương với 13 tỉnh thành ngày nay Tây Nam phần có vị trí nằm liền kề vùng Đông Nam phần, phía Bắc giáp Cao Miên, phía Đông Nam giáp biển Đông, phía Tây giáp vịnh Rạch Giá, phía Nam giáp biển Hải Nam Tây Nam phần có tổng diện tích 100.069 km² và có tổng dân số

là 13.312.035 người (1975); chiếm 11,8% diện tích quốc gia và 17,6% tổng dân số cả nước [14; tr.2] và là vùng có thế mạnh trong phát triển nông nghiệp của Việt Nam

* Địa hình, khí hậu

Tây Nam Bộ là một đồng bằng bồi tích, bằng phẳng và tương đối thấp, chỉ trừ một số núi còn sót lại ở Kiên Giang và An Giang có cao độ trên 100m, phần còn lại cao độ dưới 5m, phân chia như sau: vùng đất phù sa cổ ven biên giới Việt Nam - Campuchia có cao độ từ 2 - 5m; vùng gò cao tự nhiên ven sông Tiền, sông Hậu cao độ

1 - 3m; vùng giồng cát ven biển cao độ từ 1 - 5m; vùng còn lại có cao độ từ 0 - 1,2m

Tây Nam Bộ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, địa hình bằng phẳng bị gió mùa chi phối nên nhìn chung khí hậu khá đồng nhất, với nhiệt độ cao, ít biến đổi qua các tháng, bình quân năm 26,50C Chế độ mưa hàng năm chia 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 có lượng mưa chiếm 90

- 94% lượng mưa cả năm Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 là thời kỳ khô hạn, lượng mưa chỉ chiếm 6 - 10% lượng mưa cả năm Đặc biệt, mùa khô có tháng hầu như không mưa, gây trở ngại lớn cho sản xuất và đời sống

* Sông ngòi và chế độ thủy văn

Sông Mê Kông chảy đến Phnompenh thì nhận thêm nước của sông Tonlesap

và sau đó chia thành 2 nhánh: sông Tiền (Mê Kông) và sông Hậu (Bassac) chảy vào Việt Nam Sông Tiền có tổng chiều dài chạy qua Việt Nam khoảng 230 km từ hướng Tây Bắc - Đông Nam, sau đó đổi hướng Tây Đông đến dưới Mỹ Thuận chia làm nhiều nhánh: Cổ Chiên, Hàm Luông, Ba Lai, Cửa Đại, Cửa Tiểu Về cơ bản, Tây Nam Bộ có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc, cùng với chế độ thủy văn phức tạp, phụ thuộc vào chế độ dòng chảy thượng nguồn, chế độ thủy triều biển Đông, biển Tây và mưa trên đồng bằng

Ngày đăng: 06/02/2024, 13:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w