1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015

236 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hệ Thống Thủy Nông Ở Vùng Tây Nam Bộ Từ Năm 1954 Đến Năm 2015
Tác giả Nguyễn Ngọc Huyền
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Trọng Văn, TS. Đặng Như Thường
Trường học Trường Đại Học Vinh
Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Nghệ An
Định dạng
Số trang 236
Dung lượng 6,63 MB

Nội dung

Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.Hệ thống thủy nông ở miền Tây Nam Bộ từ 1954 đến 2015.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu sửdụng trong luận án do chính tôi khai thác từ nhiều nguồn tài liệu Đề tài nghiên cứu

và các kết luận của luận án chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả

Nguyễn Ngọc Huyền

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ iv

PHỤ LỤC CÁC BẢN ĐỒ v

PHỤ LỤC CÁC BẢNG, HÌNH vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii

MỞ ĐẦU 1

1.Lý do chọn đề tài 1

2.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2

3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3

4.Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 5

5.Đóng góp của luận án 7

6.Cấu trúc của luận án 8

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 9

1.1.Các công trình nghiên cứu về thủy nông vùng Tây Nam Bộ của tác giả

trong và ngoài nước 9

1.1.1.Các công trình nghiên cứu của tác giả trong nước 9

1.1.2.Các công trình nghiên cứu của tác giả nước ngoài 18

1.2.Nhận xét về tình hình nghiên cứu 21

1.3.Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu 23

Chương 2 HỆ THỐNG THỦY NÔNG VÙNG TÂY NAM BỘ TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975 24

2.1.Vài nét về vùng đất Tây Nam Bộ 24

2.2.Khái quát hệ thống thủy nông vùng Tây Nam Bộ trước năm 1954 27

2.3.Hệ thống thủy nông vùng Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 1975 33

2.3.1.Chủ trương và chính sách của chính quyền Việt Nam Cộng hòa 33

2.3.2.Quá trình đầu tư xây dựng các công trình dự án thủy nông 41

2.3.3.Bộ máy quản lý và điều hành 45

2.3.4.Những thành tựu và hạn chế 47

Tiểu kết chương 2 60

Trang 5

Chương 3 HỆ THỐNG THỦY NÔNG VÙNG TÂY NAM BỘ TỪ NĂM

1975 ĐẾN NĂM 2015 62

3.1.Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ sau

năm 1975 62

3.1.1.Một số thành quả và bài học của hệ thống thủy nông trước năm 1975 62

3.1.2 Tình hình miền Nam sau năm 1975 64

3.1.3 Sự chuẩn bị của Đảng, Chính phủ đối với thủy nông Nam Bộ 67

3.2.Bộ máy quản lý và điều hành thủy nông 70

3.3.Quá trình đầu tư xây dựng và những thành tựu 71

3.3.1 Giai đoạn 1975 - 1985 72

3.3.2 Giai đoạn 1986 - 1996 84

3.3.3 Giai đoạn 1997 - 2015 92

3.4.Một số hạn chế 106

Chương 4 TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG THỦY NÔNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI VÙNG TÂY NAM BỘ TỪ NĂM 1954

ĐẾN NĂM 2015 109

4.1 Giai đoạn 1954 - 1975 109

4.1.1.Đối với kinh tế 109

4.1.2.Đối với xã hội 116

4.2 Giai đoạn 1975 - 2015 119

4.2.1.Đối với kinh tế 119

4.2.2.Đối với xã hội 134

Tiểu kết chương 4 144

KẾT LUẬN 145

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 149

TÀI LIỆU THAM KHẢO 150 PHỤ LỤC PL1

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng

Bảng 2.1 Xuất khẩu lúa gạo từ năm (1955 - 1964) 57

Bảng 3.3 Thông tin phát triển thủy điện Mê Kông 100

Bảng 4.1 Khối lượng đào kênh và diện tích lúa trồng trong những năm 1955 - 1975 111

Bảng 4.3 Sản xuất lúa gạo của Việt Nam Cộng hòa giai đoạn 1955 - 1975 114

Bảng 4.7 Sự phát triển du lịch ở ĐBSCL (1975 - 2015) 131

Bảng 4.9 Sản lượng xuất khẩu thủy sản ở ĐBSCL 133

Bảng 4.10 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản ở ĐBSCL 133

Bảng 4.12 Tỷ lệ Bác sĩ /1 vạn dân 140

Biểu Biểu đồ 3.1: Chiều dài kênh đào ở Tây Nam Bộ giai đoạn 1975 - 1985 83

Biểu đồ 4.1 So sánh sự phát triển của giao thông đường bộ vùng Tây Nam Bộ ở hai thời điểm 2005 và 2015 129

Biểu đồ 4.2 Cơ cấu chi tiêu của vùng Đồng Tháp Mười năm 2015 136

Biểu đồ 4.3 Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp phổ thong 138

Biểu đồ 4.4 Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp 139

Trang 7

PHỤ LỤC CÁC BẢN ĐỒ

Bản đồ 1 Mạng lưới kênh đào ở Nam Kỳ thời thuộc Pháp 1

Bản đồ 2 Đường thuỷ ở Nam Kỳ thời thuộc Pháp 1

Bản đồ 3 Giao thông đường thuỷ ở Nam Kỳ thời thuộc Pháp 2

Bản đồ 4 Máng thuỷ lợi Bắc Kỳ ở Rạch Giá - Hà Tiên năm 1943 2

Bản đồ 5 Sông, kênh đào vùng Đồng Tháp Mười thời thuộc Pháp 3

Bản đồ 6 Kênh đào vùng Đồng Tháp Mười thời thuộc Pháp 3

Bản đồ 7 Kênh Rạch Giá - Hà Tiên và 4 kênh phụ, kèm theo bản kỹ thuật thiết kế các kênh 4

Bản đồ 8 Vùng và thời gian nhiễm phèn ở vùng Tây Nam Bộ 4

Bản đố 9 Bản đồ vùng thủy lợi chính và 120 phân vùng tưới tại ĐBSCL 5

Bản đồ 10 Hệ thống kiểm soát lũ Bắc Vàm Nao 5

Bản đồ 11 Các dự án Cống Âu thuyền của tỉnh Bạc Liêu 6

Bản đồ 12 Quy hoạch thủy lợi vùng ĐBSCL 6

Bản đồ 13 Quy hoạch lũ ĐBSCL 7

Bản đồ 14 Quy hoạch thủy lợi vùng Đồng Tháp Mười 7

Bản đồ 15 Sơ đồ hệ thống kênh Hồng Ngự 8

Bản đồ 16 Thủy nông vùng Tứ giác Long Xuyên 9

Bản đồ 17 Sơ đồ công trình đắp đập làm hồ chứa nước ngọt sông Cửa Trung 9

Bản đố 18 Ảnh cống ngăn mặn Cái Lớn - Cái Bé 10

Bản đồ 19 Hệ thống thủy lợi Bán đảo Cà Mau 10

Trang 8

PHỤ LỤC CÁC BẢNG, HÌNH Bảng

Bảng 2.1 Xuất khẩu lúa gạo năm 1955 - 1964 11

Bảng 2.2 Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu ở miền Nam năm 1955 - 1975 11

Bảng 3.2 Các công trình kênh rạch được mở rộng, nạo vét năm 1986 - 1996 12

Bảng 3.4 Thống kê các công trình tiểu thủy nông nội đồng Tây Nam Bộ năm 1997 - 2015 13

Bảng 4.2 Xuất khẩu lúa gạo ở vùng Tây Nam Bộ năm 1955 - 1975 14

Bảng 4.4 Lượng gạo xuất khẩu từ cảng Sài Gòn năm 1955 - 1975 15

Bảng 4.5 Sản lượng lúa cả năm của vùng Tây Nam Bộ năm 1997 - 2015 16

Bảng 4.6 So sánh vận chuyển hành khách và hàng hóa bằng các phương tiện khác nhau giữa khu vực Tây Nam Bộ và cả nước (số liệu năm 2015) 17

Bảng 4.8 Sản lượng thủy sản nuôi theo tỉnh ở ĐBSCL năm 1986 - 2015 17

Bảng 4.11 Cơ cấu giáo dục ở Tây Nam Bộ năm 1995 - 2015 18

Bảng 4.13 Tỷ lệ Dược sĩ/ 1 vạn dân năm 1975 - 2015 19

Bảng 4.14 Lao động ngành y tế ở Tây Nam Bộ so với cả nước 19

Bảng 4.15 Thống kê kênh đào ở vùng Tây Nam Bộ từ đầu thế kỷ XVIII đến những năm đầu thế kỷ XXI 20

Hình Hình 1 Đào kênh Chợ Gạo 35

Hình 2 Khánh thành kênh Tổng đốc Lộc ở vùng Đồng Tháp Mười năm 1898 35

Hình 3, 4 Chiếc xáng đào kênh ở Nam Kỳ thời thuộc Pháp 36

Hình 5 Gàu xáng chứa 375 lít 37

Hình 6 Xáng múc đang thi công kênh Xà No (1939 - 1940) 38

Hình 7 Kênh Xà No năm 1959 38

Hình 8 Sơ đồ kênh Xà No hôm nay 39

Hình 9 Kênh Xà No hôm nay 39

Trang 9

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Bộ NN&PTNT

Ủy hội sông Mê Kông quốc tế MRC

Quyết định - Bộ Nông nghiệp - Xây dựng

cơ bản

QĐ-BNN-XDCBTrung tâm lưu trữ Quốc gia II TTLTQG II

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Việt Nam là một nước nông nghiệp Nông nghiệp gắn liền với thủy lợi là

mối quan hệ đã được xác lập từ rất lâu trong lịch sử dân tộc Để phát triển sản xuấtnông nghiệp, đặc biệt nông nghiệp trồng lúa nước, được xem là một trong nhữngbiện pháp vô cùng quan trọng đảm bảo cho việc tưới, tiêu nước và phục vụ đời sốngdân sinh Chính vì thế, thủy nông là vấn đề sống còn của nền sản xuất nông nghiệptrồng lúa nước và quan trọng hơn, thủy nông phải đi trước một bước để tạo điềukiện cho nền sản xuất nông nghiệp trồng lúa phát triển Xuất phát từ lí do trên, cácchính quyền trong mọi thời kỳ của lịch sử Việt Nam đều rất quan tâm phát triểnthủy nông nói riêng và thủy lợi nói chung

1.2 Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước,

có nhiều đóng góp tích cực trong nền kinh tế nói chung, đặc biệt là trong kim ngạchxuất khẩu của Việt Nam Tuy nhiên, trong những năm gần đây, thủy nông ở ViệtNam đang gặp những khó khăn nhất định, như: biến đổi khí hậu, các hiểm họa khíhậu và thiên tai đang ngày càng tăng về tần suất và mức độ nghiêm trọng trên toànthế giới; lũ lụt, hạn hán, gia tăng mực nước biển và các hiện tượng cực đoan khácluôn gây khó khăn cho đời sống, có tác động trầm trọng hơn đến bộ phận cư dân,thiệt hại thường xảy ra trên diện rộng, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, du lịch,cũng như toàn bộ nền kinh tế nói chung

1.3 Thực tế lịch sử đã khẳng định, sự tồn tại và phát triển kinh tế của khu

vực Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015 gắn liền với một hệ thống thủy nông,kênh rạch, cống, thuỷ nông nội đồng, trạm bơm Đây chính là cầu nối cho các hoạtđộng kinh tế, xã hội và gắn kết các thành phần kinh tế, các nguồn lực với nhau trongquá trình phát triển và hội nhập của vùng đất này Tuy nhiên, bài toán đặt ra hiệnnay là cần phải tham khảo cách giải quyết từ thực tiễn xây dựng hệ thống thủy nông

ở Tây Nam Bộ dưới thời Nhà Nguyễn, thời thuộc Pháp Trên cơ sở đó, Tây Nam

Bộ cũng cần triệt để khai thác ưu thế, thuận lợi mà điều kiện tự nhiên mang lại đểphát triển bền vững; nhanh chóng áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, hiện đại hóa

Trang 11

cơ sở hạ tầng để có động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội; tận dụng lợi thế địa

- chính trị của vùng, kết nối các trung tâm giao thương kinh tế, xã hội quan trọng…nhằm hình thành và phát triển hệ thống thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ đúng với bảnchất vốn có của nó

1.4 Trong những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế,

chính trị và xã hội ở vùng Tây Nam Bộ từ nhiều ngành khoa học khác nhau, nhất làkhoa học lịch sử Tuy nhiên, số công trình khoa học nghiên cứu về thủy lợi, thủynông mà cụ thể nghiên cứu về việc tổ chức, thực hiện đào vét kênh rạch, đắp đêngăn lũ lụt, chống biến đổi khí hậu và nước biển xâm nhập mặn , giải quyết việctưới tiêu đồng ruộng, đẩy mạnh chính sách trọng nông của vùng Tây Nam Bộ chưanhiều và cũng chưa nhận được sự quan tâm đúng mực của các nhà Sử học trong vàngoài nước Vì thế, đây thực sự là một khoảng trống khi nghiên cứu về tình hìnhkinh tế nông nghiệp nói chung và thuỷ nông nói riêng ở Tây Nam Bộ từ năm 1954đến nay

Với những lí do kể trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Hệ thống thuỷ nông ở vùng Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015” làm luận án Tiến sĩ Lịch sử nhằm

tái hiện lại một cách sinh động bức tranh thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ từ năm 1954đến năm 2015

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu hệ thống thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm

2015, luận án nhằm phục dựng lại một cách có hệ thống diện mạo hệ thống thuỷnông ở vùng Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015 trên các phương diện: chủtrương chính sách, nguồn vốn đầu tư các công trình dự án, triển khai thực hiện cáccông trình dự án, thành tựu và hạn chế…

Bên cạnh đó, luận án còn đánh giá tác động của hệ thống thuỷ nông đối vớiđời sống kinh tế, xã hội vùng Tây Nam Bộ trong khoảng thời gian đề tài xác định;đồng thời, rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng và phát triển

hệ thống thủy nông ở vùng Tây Nam Bộ hiện nay

Trang 12

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Với tính chất là công trình nghiên cứu độc lập về đề tài: “Hệ thống thuỷ nông

ở vùng Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015", nhiệm vụ cụ thể của luận án là:

- Tập hợp, hệ thống hóa các nguồn tài liệu nghiên cứu về hệ thống thủy nôngvùng Tây Nam Bộ

- Trình bày điều kiện tự nhiên và những yếu tố tác động đến quá trình hìnhthành, phát triển hệ thống thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015

- Phục dựng quá trình đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống thuỷ nông; thànhtựu và hạn chế của thủy nông Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015

- Đánh giá tác động của hệ thống thủy nông ở vùng Tây Nam Bộ đối vớiphát triển kinh tế, xã hội và rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình xâydựng, phát triển hệ thống thủy nông vùng

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là hệ thống thủy nông ở vùng TâyNam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015 dưới góc độ Sử học Nội dung cụ thể gồm:

Điều kiện tự nhiên và những yếu tố tác động đến quá trình hình thành, pháttriển hệ thống thủy nông ở vùng Tây Nam Bộ;

Quá trình đầu tư xây dựng các dự án, công trình thủy nông của chính quyềnViệt Nam Cộng hòa (1954 - 1975); của Đảng và Nhà nước Việt Nam sau khi đấtnước thống nhất (1975 - 2015);

Những thành tựu và hạn chế của hệ thống thuỷ nông ở vùng Tây Nam Bộ từnăm 1954 đến năm 2015;

Tác động của hệ thống thủy nông đối với sự phát triển kinh tế, xã hội vùngTây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015

3.2 Phạm vi nghiên cứu

* Phạm vi không gian:

Phạm vi không gian chủ yếu được nghiên cứu trong đề tài là ở vùng TâyNam Bộ của Việt Nam theo giới hạn hành chính từ năm 1954 đến năm 2015, với sựthay đổi tên gọi qua từng thời kỳ

Trang 13

Năm 1954, sau Hiệp định Giơnevơ, Mỹ thực hiện quá trình hoạch định vàtriển khai chính sách nhằm hỗ trợ Ngô Đình Diệm dựng lên chính quyền bù nhìn ởNam Việt Nam Năm 1956, chính quyền Ngô Đình Diệm dùng lại cách gọi NamPhần đã có từ năm 1948 (gồm Đông Nam Phần và Tây Nam Phần) và tiếp tục duytrì cho đến năm 1975 Trong khoảng thời gian từ năm 1954 - 1975, Tây Nam Phần

có 17 tỉnh: An Giang, An Xuyên, Ba Xuyên, Bạc Liêu, Châu Đốc, Chương Thiện,Định Tường, Long An, Phong Dinh, Vĩnh Bình, Sa Đéc, Vĩnh Long

Trong những năm 1975 - 2015: Sau năm 1975, Việt Nam thống nhất đấtnước Địa giới hành chính vùng Tây Nam Bộ tiếp tục có sự thay đổi Tây Nam Bộhiện nay có 13 tỉnh/thành (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp,

An Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang, CàMau)

Trên cơ sở những biến động hành chính của vùng đất này diễn ra trongkhoảng thời gian và không gian luận án nghiên cứu, trong luận án này, chúng tôi sửdụng khái niệm vùng “Tây Nam Bộ” theo cách gọi hiện nay Bởi địa danh Tây Nam

Bộ sẽ phản ánh đầy đủ hơn hệ thống kênh đào từ sông Vàm Cỏ Tây, Vàm Cỏ Đông(trừ tỉnh Tây Ninh), sông Vàm Cỏ đến sông Tiền, sông Hậu Do đó, chúng tôi sẽ tậptrung nghiên cứu hệ thống thủy nông vùng Tây Nam Bộ ở 13 tỉnh/thành ngày nay,

đó là: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang,Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ

* Phạm vi thời gian:

Chúng tôi xác định phạm vi thời gian nghiên cứu của đề tài từ năm 1954 khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết (20/7/1954), Việt Nam tạm thời bị chia cắtthành 2 miền Nam - Bắc ở vĩ tuyến 17 cho đến năm 2015 - năm tiến hành Đại hộiĐảng lần thứ XII, đất nước có nhiều chuyển biến quan trọng; đặc biệt nhất là đốivới vùng Tây Nam Bộ Năm 2015 cũng là năm hạn hán lớn, xâm nhập mặn 11/13tỉnh và biến đổi khí hậu diễn ra khá nghiêm trọng ở vùng Tây Nam Bộ

-Trong đó, chúng tôi chia thời gian nghiên cứu làm hai giai đoạn với hai chế

độ chính trị - xã hội, cụ thể như sau:

- Giai đoạn thứ nhất (1954 - 1975), tương ứng với thời gian Chính quyềnViệt Nam Cộng hòa kiểm soát từ vĩ tuyến 17 ranh giới quân sự tạm thời trở vàoNam (gọi là Nam Phần Việt Nam)

Trang 14

Luận án tập trung nghiên cứu các nội dung chính sau đây:

- Điều kiện tự nhiên và những yếu tố tác động đến quá trình hình thành, pháttriển hệ thống thủy nông ở vùng Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015;

- Phục dựng một cách có hệ thống quá trình đầu tư xây dựng các dự án, côngtrình thủy nông của Chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1954 - 1975), của Đảng vàNhà nước Việt Nam sau khi đất nước thống nhất (1975 - 2015) Tuy nhiên, giaiđoạn 1954 - 1975, do hạn chế về nguồn tư liệu, nên giai đoạn này chúng tôi chỉ tậptrung nghiên cứu về những vấn đề thủy nông liên quan đến sự quản lý, đầu tư củaChính quyền Việt Nam Cộng hòa;

- Trên cơ sở nội dung nghiên cứu, rút ra những thành tựu và hạn chế của thuỷnông ở vùng Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015; đồng thời, phân tích, đánhgiá tác động của hệ thống thủy nông vùng Tây Nam Bộ đối với kinh tế, xã hội và rút

ra một số bài học kinh nghiệm trong quá trình đầu tư, đấu thầu xây dựng, sử dụng,quản lý hệ thống thủy nông ở vùng Tây Nam Bộ để làm tài liệu tham khảo cho cáccấp chính quyền địa phương trong công cuộc xây dựng và phát triển hệ thống thủynông hiện nay

4 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1 Nguồn tài liệu

Để hoàn thành luận án, chúng tôi dựa trên các nguồn tài liệu chủ yếu sau:

* Tài liệu lưu trữ:

Chúng tôi chủ yếu tiếp cận và khai thác nguồn tư liệu lưu tại TTLTQG II(Thành phố Hồ Chí Minh): Phông Phủ Thủ tướng, Bộ Công chánh và Giao thông,Phủ Tổng ủy Dinh Điền và Nông vụ, Bộ sưu tập hình ảnh…; Tại thư viện Bộ Nôngnghiệp: Phông Thủy nông, Thủy lợi, Đê điều, Kênh rạch Tất cả các tài liệu lưu trữkhai thác từ TTLTQG II, Thư viện Bộ Nông nghiệp, các sở ban ngành đều là vănbản gốc, có những nội dung liên quan đến chính sách quản lý, quy hoạch, tổ chứcxây dựng, khai thác hệ thống thủy nông công lộ, đường bộ, đào kênh, vét kênh,

Trang 15

cống bọng, đê điều, giao thông đường thủy… Đây là những tài liệu phản ánh mộtcách chân thực, chính xác toàn bộ hoạt động xây dựng, khai thác, phát triển hệthống thủy nông ở vùng Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015 Vì thế, đây lànguồn tư liệu chính dùng để thực hiện đề tài luận án

* Tài liệu nghiên cứu:

Một nguồn tài liệu khác rất quan trọng cũng được chúng tôi khai thác, kếthừa, đó là các công trình nghiên cứu, các sách chuyên khảo liên quan đến lịch sử,địa lý, chính trị, kinh tế - xã hội có nội dung liên quan đến Tây Nam Bộ nói chung,

về hệ thống thủy nông ở Tây Nam Bộ và Việt Nam nói riêng được xuất bản trong vàngoài nước; Các bài viết công bố trên các tạp chí chuyên ngành kinh tế, xã hội từnăm 1954 đến năm 2015 như: Tạp chí Thủy lợi, Tạp chí Nông nghiệp, Tạp chíNghiên cứu Lịch sử ;

Bên cạnh đó, chúng tôi còn tham khảo các luận án, luận văn, tham luận khoahọc nghiên cứu về thủy nông Tây Nam Bộ đã được công bố bằng các xuất bảnphẩm hoặc là công bố trên Website của các trường Đại học, Học viện, Viện Nghiêncứu…

* Tài liệu điền dã:

Để bổ sung vào khoảng trống trong nghiên cứu, chúng tôi còn sử dụng nguồntài liệu điền dã Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã nhiều lần trực tiếpđiền dã; gặp các cán bộ thủy nông (có ghi âm, chụp hình); khảo sát trên một sốtuyến kênh đào như: kênh Vĩnh Tế, kênh Xà No, kênh T5, T6, T4 và một số cốngngăn mặn ở tỉnh Kiên Giang, Hà Tiên, An Giang… Nguồn tài liệu này tương đốiphong phú và đa dạng, nếu được xử lý theo phương pháp khoa học sẽ góp phần thiếtthực cho quá trình nghiên cứu luận án

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các nhiệm vụ khoa học của đề tài đặt ra, trên cơ sở nắm vững

và vận dụng quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử,quan điểm Mác xít, chúng tôi đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu chuyênngành, kết hợp với các phương pháp liên ngành

Phương pháp lịch sử và phương pháp logic là hai phương pháp nghiên cứu

Trang 16

chủ yếu của đề tài Trong quá trình sưu tầm và xử lý tư liệu, chúng tôi sử dụngphương pháp giám định, phê phán để xác định độ tin cậy của nguồn tư liệu nghiêncứu, tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, quan điểm lập trường của tác giả, đốichiếu với các sự kiện, đánh giá tính khách quan của các sự kiện lịch sử; đồng thời

sử dụng thêm các phương pháp liên ngành như: phương pháp khảo sát thực địa, bản

đồ, phỏng vấn, chụp ảnh… để phục dựng lại các sự kiện lịch sử

Trong quá trình xử lý tư liệu, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê,tổng hợp, phân tích và phương pháp logic để khái quát hóa, hệ thống hóa nhằmrút ra những nhận xét, đánh giá về hệ thống thủy nông Tây Nam Bộ từ năm 1954đến năm 2015

5 Đóng góp của luận án

- Luận án là công trình đầu tiên khôi phục lại bức tranh toàn diện và có hệ

thống về hệ thống thuỷ nông ở vùng Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015 quahai giai đoạn lịch sử 1954 - 1975, 1975 - 2015 trên các phương diện: những yếu tốtác động đến thủy nông vùng Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015; quá trìnhđầu tư, triển khai thực hiện các dự án thuỷ nông; thành tựu và hạn chế… Trên cơ sở

đó, phân tích, đánh giá tác động của thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ đối với đời sốngkinh tế, xã hội

- Luận án đã góp phần hệ thống hóa và làm phong phú thêm nguồn tài liệu

nghiên cứu liên quan đến vấn đề thủy nông, thủy lợi nói riêng; kinh tế, xã hội củaTây Nam Bộ nói chung từ năm 1954 đến năm 2015 Từ đó, luận án góp phần bổsung vào khoảng trống trong nghiên cứu lịch sử vùng Tây Nam Bộ, trong đó cóhướng nghiên cứu tiếp cận về thuỷ nông

- Kết quả nghiên cứu của luận án cũng là cơ sở để tiến hành biên soạn và

giảng dạy lịch sử địa phương ở các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học Phổthông trên địa bàn Tây Nam Bộ Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận án cũnggóp thêm những luận chứng, luận cứ để các nhà hoạch định chính sách, các cấpchính quyền địa phương tham khảo trong quá trình quy hoạch, xây dựng, phát triển

hệ thống thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ hiện nay

Trang 17

6 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận án gồm 4 chương:

Chương 1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài

Chương 2 Hệ thống thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm1975

2015 Chương 3 Hệ thống thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ từ năm 1975 đến năm

Chương 4 Tác động của hệ thống thủy nông đối với sự phát triển kinh tế, xãhội vùng Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015

Trang 18

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1.1 Các công trình nghiên cứu về thủy nông vùng Tây Nam Bộ của tác giả trong và ngoài nước

1.1.1 Các công trình nghiên cứu của tác giả trong nước

* Các sách nghiên cứu:

Sau Cách mạng tháng Tám (1945), giới Sử học mới bắt đầu chú ý nghiên cứu

về kinh tế, xã hội nông thôn, làng xã Việt Nam Mở đầu là cuốn Kinh tế làng xã Việt Nam của Vũ Quốc Thúc, 1951 Đây là luận án Tiến sĩ Luật học nghiên cứu một

cách tổng thể về kinh tế, làng xã Việt Nam Công trình khoa học này được tiến hànhmột cách công phu và có nhiều giá trị tham khảo về mặt tư liệu

Tuy nhiên, vấn đề kinh tế, xã hội của nông thôn, làng xã Việt Nam, đặc biệt

là vấn đề thuỷ nông chỉ thực sự được giới sử học đặc biệt quan tâm nghiên cứu kể

từ sau năm 1975 Nhiều chuyên khảo có giá trị ra đời, tiêu biểu như: ĐBSCL của Lê Minh, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1984; Một số vấn đề phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL của Võ Tòng Xuân, Nxb Mũi Cà Mau, 1985; Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ do Huỳnh Lứa (Chủ biên), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1987; Nông nghiệp ĐBSCL của Dương Hồng Hiên, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1989; ĐBSCL vị trí và tiềm năng (Mekong Delta - its location and potentialities) của Trần Hoàng Kim, Nxb Thống kê, 1990; ĐBSCL - Nghiên cứu phát triển do Nguyễn Công Bình (Chủ biên), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1995; Thủy nông ở ĐBSCL của Lê Sâm, Nxb Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, 1996; Nguyễn Đinh Hương, Sản xuất và đời sống các hộ nông dân không có đất hoặc thiếu đất ở ĐBSCL - Thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999; ĐBSCL - Lịch sử và lũ lụt, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2001; Đỗ Hoài Nam - Đặng Phong (Chủ biên), Những bước đột phá của vùng ĐBSCL trên chặng đường đổi mới kinh tế, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2006; Kinh tế - xã hội và môi trường vùng ngập lũ ĐBSCL do Đào Công Tiến (Chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, 2022…

Trang 19

Trong các công trình nghiên cứu liên quan đến ĐBSCL sau năm 1975 kểtrên, đáng chú ý hơn cả là các công trình tiêu biểu sau:

Võ Tòng Xuân xuất bản cuốn Một số vấn đề phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Mũi Cà Mau, 1985 Ông là người con vùng đất An

Giang và là “cha đẻ của cây lúa” ở ĐBSCL - chuyên gia hàng đầu về nông nghiệpViệt Nam đã nghiên cứu chi tiết về vấn đề phát triển nông nghiệp ở vùng Tây Nam

Bộ Nội dung của cuốn sách nói về cây lúa và cách làm nông nghiệp sao cho có hiệuquả nhất đối với bà con nông dân; hướng dẫn nông dân chọn giống, cách bón phân,cách làm cỏ; giúp bà con nông dân đối xử tốt với cây lúa, đạt sản lượng lúa caonhất; góp phần phát triển kinh tế, ổn định đời sống Chính vì vậy, cuốn sách đã trởthành tài liệu có giá trị, phản ánh chân thực Lịch sử, Địa lý, xã hội, con người vùngđất Tây Nam Bộ, đáp ứng nội dung nghiên cứu của đề tài

Trần Hoàng Kim trong cuốn ĐBSCL vị trí và tiềm năng (Mekong Delta - its location and potentialities), Nxb Thống kê, 1990, giúp chúng ta có cái nhìn khái

quát về một vùng đất màu mỡ, ẩn chứa nhiều tiềm năng vô giá Với cấu trúc baphần: 1 Thế mạnh một vùng đất; 2 Gương mặt những miền quê; 3 Bằng chứngcủa sự khẳng định, đã cung cấp cho một lượng thông tin cơ bản, khá phong phú và

đa dạng về hôm qua, hôm nay và ngày mai của vùng đất “Chín rồng” nói chung vàtừng địa phương trong vùng nói riêng

Nguyễn Ngọc Trân (Chủ nhiệm đề tài) - Ủy ban Khoa học Nhà nước, với đề

tài Chương trình điều tra cơ bản tổng hợp vùng ĐBSCL, 60A, B, ĐBSCL: Tài

nguyên - môi trường và phát triển, Thành phố Hồ Chí Minh, 1990 Công trìnhnghiên cứu gồm có: Phần mở đầu trình bày những vấn cấp bách đặt ra do yêu cầuphát triển vùng ngập lụt của Đồng bằng sông Cửu Long; Chương 1: Giới thiệu kháiquát đặc điểm của lũ của đồng bằng thuộc đất Campuchia trước khi vào Việt Nam

và làm rõ khả năng tách riêng bài toán lũ cho Việt Nam bằng cách cắt hai mặt ởBanam và PhnomPenh; Chương 2: Giới thiệu mô hình giải quyết vấn đề tải và trữ lũtrên các băng tải theo bãi các kênh lạch; Chương 3: Phân tích định lượng hai trận lũ

1978 và 1984, làm rõ đặc điểm dòng chảy lũ ở Việt Nam và ảnh hưởng của nhữnghoạt động con người đối với chế độ lũ, đánh giá khả năng tải trên đong trong các

Trang 20

thành phần dòng chảy lũ qua Việt Nam; Chương 4: Làm rõ mối quan hệ giữa kiếnthiết phát triển đồng bằng gần đây và sắp tới với sự vận động của lũ Chứng minhcác bờ bao, các con đường và khu dân cư đã tác động mạnh mẽ vào lũ làm thay đổitương quan giữa các dòng chảy, từ đó dự báo tình huống có thể xảy ra nếu lũ đếnnhư năm 1978 Trong thời kỳ triều lên xáo trộn và nước mặn rút đi trong thời kỳtriều xuống tạo thành sự mặn hóa đều đặn trong không gian, thời gian dưới tác độngcủa hai yếu tố cơ bản: lưu lượng nước ngọt từ nguồn xuống và thủy triều thể hiệnqua biên độ, cường suất Đây là những vấn đề liên quan trực tiếp đến một số nộidung nghiên cứu của luận án.

Lê Sâm trong cuốn Thủy nông ở ĐBSCL, Nxb Nông nghiệp Tp Hồ Chí

Minh, 1996, đã nghiên cứu một cách khái quát về tình hình thủy nông ở vùng TâyNam Bộ Theo ông, các công trình thủy nông giữ vai trò quan trọng trong việc cảitạo môi trường nói chung và đặc biệt là cải tạo đất để làm nông nghiệp, nâng caosản lượng lúa gạo, làm ngọt hóa hàng trăm ngàn ha, biến những vùng đất phèn mặnthành những cánh đồng lúa màu mỡ Có thế thấy, công trình nghiên cứu của Lê Sâm

đã trở thành tài liệu tham khảo có giá trị, tin cậy trong quá trình thực hiện luận án

Nhà nghiên cứu Sơn Nam với các công trình tiêu biểu như: Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Nxb Trẻ thành phố Hồ Chí Minh, 1997; Đất Gia Định xưa, Nxb Trẻ thành phố Hồ Chí Minh; Sài Gòn xưa - Dấu ấn 300 năm tiếp cận với Đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Trẻ thành phố Hồ Chí Minh, 2008; Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Nxb Trẻ thành phố Hồ Chí Minh, 2009… đã ít nhiều đề cập đến sông

ngòi, kênh rạch, kênh đào ở vùng đất Tây Nam Bộ trong các tác phẩm điền dã haycác chuyên khảo về quá trình khẩn hoang, phát triển vùng Nam Bộ Những số liệuthống kê về khối lượng đào kênh, hoặc miêu tả hoạt động đào kênh ở các tỉnh AnGiang, Hậu Giang, Rạch Giá thời thuộc Pháp tuy được đề cập ngắn gọn nhưng cáccông trình này đã giúp chúng tôi có thêm nguồn tư liệu để đối chiếu, so sánh với nộidung đề tài nghiên cứu

Nhà nghiên cứu Phan Khánh với các công trình tiêu biểu như: Sơ thảo Lịch

sử thuỷ lợi Việt Nam từ tháng 8 năm 1945 đến tháng 12 năm 1995, Nxb Chính trị

Trang 21

Quốc gia, Hà Nội, 1997; ĐBSCL - Lịch sử và lũ lụt, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2001; 300 năm Nam Bộ làm thủy lợi, Nxb Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, 2004; Lịch sử thuỷ lợi Việt Nam, Nxb Thời đại, 2014… đã ít nhiều đề cập đến các

vấn đề về kênh đào hay công tác thủy lợi, trong đó trình bày một cách tổng quan vềđiều kiện tự nhiên, hệ thống kênh đào tiêu biểu, tác động của kênh đào trong phát

triển kinh tế và xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long Đặc biệt, cuốn Lịch sử thuỷ lợi Việt Nam, gồm 17 chương, đã cung cấp nhiều thông tin mới về những thành tựu

thuỷ lợi của Việt Nam quan các giai đoạn, cụ thể: những con đê trong thư tịch cổ ởchương 1; thời kỳ phong kiến độc lập tự chủ (từ năm 938 đến năm 1884) ở chương

2, 3, 4; công tác thuỷ nông dưới triều Nguyễn và đào kênh ở Nam Kỳ đợt đầu củaPháp ở chương 7; hoạt động đào vét kênh rạch ở ĐBSCL của người Pháp từ năm

1930 đến năm 1944 ở chương 8, 9; Thủy lợi sau cách mạng tháng 8/1945 và trongkháng chiến chống Pháp ở chương 10; Thủy lợi khôi phục kinh tế và xây dựng kinh

tế xã hội chủ nghĩa ở chương 11; Thủy lợi trong chiến tranh phá hoại lần thứ nhất(1961 - 1965) ở chương 12; Thủy lợi trong chiến tranh phá hoại miền Bắc (1965 -1972) ở chương 13; Công tác thủy lợi trong giai đoạn 1973 - 1975 ở chương 14;Thủy lợi trong 10 năm (1975 - 1985) giải phóng đất nước ở chương 15; Thủy lợithời kỳ đổi mới (1981 - 1995) và xây dựng thủy lợi trong giai đoạn 1986 - 1995 ởchương 16; thủy lợi Việt Nam trong những năm cuối cùng của thế kỷ XX ở chương

17 Điều đáng chú ý là trong phần tổng luận, tác giả đã nêu bật các vấn đề chínhnhư: Vai trò, vị trí của thuỷ lợi trong lịch sử kinh tế, xã hội Việt Nam; Quá trìnhphát triển thuỷ lợi và sự tác động qua lại giữa thuỷ lợi với kỹ thuật sản xuất và tổchức xã hội; Vai trò của nhân dân trong các giai đoạn phát triển của thuỷ lợi ViệtNam; Nhà nước với công cuộc thuỷ lợi… Nhìn chung, các công trình nghiên cứucủa Phan Khánh đã phản ánh được những nét cơ bản nhất về thuỷ lợi Việt Nam.Tuy nhiên, do nghiên cứu ở góc độ là kỹ sư có chuyên môn về kỹ thuật thuỷ lợi nêntrong các tác phẩm của ông thường nặng về liệt kê số liệu, miêu tả, mà chưa làm rõđược yếu tố Địa lí học, Sử học, cũng như chưa đánh giá, so sánh được kênh đàogiữa các giai đoạn… Mặc dù vậy, các công trình của Phan Khánh đã giúp chúng tôi

có cái nhìn khách quan, toàn diện khi nghiên cứu đề tài

Trang 22

Lê Anh Tuấn với chuyên khảo Chuyện lúa vụ 3 ở Đồng bằng sông Cửu Long, trong cuốn: IUCN, Chuyện nước và con người ở Đồng bằng sông Cửu Long,

Nxb Giao thông Vận tải, 2015, đã trình bày một số vấn đề liên quan đến nước vàcon người ở Đồng bằng sông Cửu Long Đây là công trình được thực hiện với sự

đóng góp của các thành viên nhóm công tác Quốc gia Dự án Đối thoại nước Mê Kông nhằm mục đích phản ánh các quan điểm và kinh nghiệm khác nhau đối với

vấn đề nước ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam nói riêng cũng như hạ lưusông Mê Kông nói chung Trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2014, với sự tài trợ

của Bộ Ngoại giao, Phần Lan, IUCN triển khai thực hiện giai đoạn 2 của Dự án Đối thoại nước Mê Kông (MWD) Mục tiêu của MWD là cải thiện an ninh sinh kế của

người dân, sức khỏe của con người và các hệ sinh thái ở khu vực Mê Kông thôngqua quản trị nước có sự tham gia của 3 nước trong khu vực Mê Kông (Campuchia,Lào và Thái Lan) Đây cũng là nguồn tài liệu tham khảo đáng tin cậy cho luận án

Lê Anh Tuấn (Chủ biên), Huỳnh Vương Thu Minh, Nguyễn Thanh Bình

trong công trình Tài nguyên nước Đồng bằng sông Cửu Long: Hiện trạng và giải pháp sử dụng bền vững, Nxb Đại học Cần Thơ, 2016, trình bày 5 chương, cụ thể:

Chương 1: Tổng quan về tài nguyên nước; Chương 2: Quản trị tài nguyên nướcĐồng bằng sông Cửu Long; Chương 3: Quản lý tài nguyên nước dưới đất: hiệntrạng, thách thức và giải pháp sử dụng bền vững; Chương 4: Quy hoạch và sử dụngnước Đồng bằng sông Cửu Long: hiện trạng, thách thức và giải pháp sử dụng bềnvững; Chương 5: Công trình thủy lợi Đồng bằng sông Cửu Long… Trong chương

5, bằng các cứ liệu lịch sử, các tác giả đã miêu tả chi tiết các công trình thủy lợi ởĐBSCL và đề xuất những định hướng, giải pháp để bảo vệ tài nguyên nước, môitrường sinh thái vùng Tây Nam Bộ Có thể thấy, đây là công trình nghiên cứu có hệthống, chuyên sâu về vùng đất Tây Nam Bộ nên có giá trị thực tiễn và ý nghĩa khoahọc sâu sắc

Phan Huy Lê với công trình Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ, Đề án Khoa học Xã hội cấp Nhà nước, Hà Nội, 2016, đã nghiên cứu về

điều kiện tự nhiên, quá trình lịch sử và các đặc trưng kinh tế, xã hội, văn hoá vùngđất Nam Bộ của Việt Nam từ cội nguồn đến ngày nay Đề án bao gồm 11 đề tài

Trang 23

nghiên cứu chuyên sâu của các nhà khoa học và được xuất bản thành bộ sách Lịch

sử vùng đất Nam Bộ, 12 tập, Nxb Thế Giới, 2016, đã nghiên cứu trên nhiều khía

cạnh kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội… có liên quan trực tiếp đến đề tài luận án

Do vậy, công trình sẽ là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị trong quá trình thực hiện

đã dành mục III bàn về “Xây dựng phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nam Bộ(Đồng bằng sông Cửu Long), từ trang 316 - 338, với các nội dung: Điều kiện xâydựng phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nam Bộ; Thực hiện xây dựng phát triểnkinh tế - xã hội Tây Nam Bộ (1997 - 2010); Sự chuyển biến trong cơ cấu kinh tế,vấn đề đầu tư phát triển, phát triển thủy lợi, giao thông vận tải, xây dựng cụm, tuyếndân cư và chương trình kiên cố hóa trường lớp, phát triển văn hóa xã hội… Nhữngnội dung trên sẽ là nguồn tham khảo đáng tin cậy cho tác giả trong quá trình thựchiện đề tài luận án

Đào Công Tiến (Chủ biên) với công trình Kinh tế - xã hội và môi trường vùng ngập lũ Đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Chính trị Quốc gia, 2022, gồm có

các nội dung: Chương 1: ĐBSCL và đối sách chung sống với lũ; chương 2: Cơ sở

hạ tầng kiểm soát lũ và phát triển kinh tế, xã hội vùng ngập lũ; Chương 3: Kinh tếvùng ngập lũ; Chương 4: Các vấn đề xã hội, nước sạch và vệ sinh môi trường;Chương 5: Nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ nhằm hoàn thiện nhữnggiải pháp chủ động chung sống với lũ ở ĐBSCL trong giai đoạn phát triển mới.Bằng các cứ liệu lịch sử, các tác giả đã trình bày về quá trình phát triển vùng đấtTây Nam Bộ của các thế hệ người Việt Nam; với mục tiêu đánh giá kết quả thực tế,khảo sát và phân tích nhằm xác định những vấn đề kinh tế xã hội, môi trường cầngiải quyết tiếp trên vùng ngập lụt; từ đó đề xuất các vấn đề và cách tổ chức nghiên

Trang 24

cứu triển khai lũ sau năm 2000 Vì thế, công trình này có ý nghĩa khoa học và thựctiễn sâu sắc, giúp chúng tôi có cái nhìn hệ thống, khách quan, toàn diện về các vấn

đề kinh tế - xã hội và môi trường vùng ngập lũ ĐBSCL hiện nay

Cùng với các công trình nghiên cứu kể trên, chúng tôi còn tiếp cận, khai thácnguồn tài liệu địa chí nghiên cứu về các tỉnh miền Tây Nam Bộ sau năm 1975, tiêu

biểu như: Cửu Long địa chí của Trần Thanh Phương, Nxb Cửu Long 1988; Địa chí Long An của Trần Thạch Phương, Nxb Long An, 1989; Địa chí Đồng Tháp Mười của Trần Bạch Đằng, Nxb Chính trị Quốc gia, 1996; Địa chí Cần Thơ, Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Cần Thơ, 2002; Địa chí tỉnh Sóc Trăng, Nxb Chính trị Quốc gia,

Hà Nội, 2012; Địa chí tỉnh Đồng Tháp, Nxb Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, 2014…

Nhìn chung, những công trình trên đã nghiên cứu một cách tương đối toàndiện về vùng đất Nam Bộ (trong đó có Tây Nam Bộ) trên nhiều lĩnh vực như: lịch

sử vùng đất, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, công tác thủy nông, đê điều, mươngcống qua các thời kỳ lịch sử Đây là nguồn tài liệu tham khảo, cung cấp lý luậnkhoa học và những kiến thức chuyên ngành giúp chúng tôi có cái nhìn khách quan,khoa học trong nhận thức, đánh giá và nghiên cứu về hệ thống thủy nông vùng TâyNam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015

* Các luận văn, luận án:

Dưới góc độ nghiên cứu cụ thể về một số tỉnh của Nam Bộ cũng có rất nhiềuluận văn, luận án, tuy nhiên chúng tôi chỉ tham khảo những luận văn, luận án cóliên quan trực tiếp đến vấn đề thuỷ lợi, thuỷ nông, giao thông kênh đào, kinh tế

nông nghiệp, dân cư, sở hữu ruộng đất Tiêu biểu như: Tô Quang Toản, Nghiên cứu các khả năng phát triển thượng lưu tác động đến chế độ dòng chảy và xâm nhập mặn mùa khô ở ĐBSCL, Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Thủy lợi, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, 2015; Trần Hữu Thắng, Thủy nông vùng Tây Nam Bộ từ năm 1802 đến năm 1945, Luận án Tiến sĩ Lịch sử,

Trường Đại học Vinh, 2018… Nội dung cụ thể như sau:

- Nghiên cứu các khả năng phát triển thượng lưu tác động đến chế độ dòng chảy và xâm nhập mặn mùa khô ở ĐBSCL, Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Thủy lợi của

Tô Quang Toản đã nghiên cứu một cách hệ thống về các công trình thủy lợi ở

Trang 25

ĐBSCL như: các cống tưới, tiêu và ngăn mặn; các hệ thống sông, kênh dẫn nướctưới và tiêu nước; hệ thống đê bao và bờ bao, các tác động đến dòng chảy về mùakhô ở châu thổ Mê Kông theo các kịch bản phát triển khu vực thượng lưu, trong đógiới hạn cho phát triển nông nghiệp và thủy điện dự kiến bao gồm thủy điện TrungQuốc và thủy điện dòng nhánh ở hạ lưu Từ đó đề xuất định hướng, giải pháp thủylợi thích ứng phục vụ cho sản xuất và phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng sôngCửu Long Luận án cũng chính là một cơ sở tư liệu quan trọng giúp chúng tôi thamkhảo trong quá trình thực hiện đề tài.

- Thủy nông vùng Tây Nam Bộ từ năm 1802 đến năm 1945, Luận án Tiến sĩ

Lịch sử của Trần Hữu Thắng đã nghiên cứu một cách hệ thống về thủy nông vùngTây Nam Bộ từ năm 1802 đến năm 1945 trên các phương diện: tổ chức đấu thầu,phương thức đào vét kênh rạch, tổ chức quản lý các công trình, tác động của thủynông đối với kinh tế, xã hội… Tuy thời gian nghiên cứu của luận án đề cập dướithời Nguyễn (1802 - 1884) và thời Pháp thuộc (1884 - 1945), song đây cũng chính

là cơ sở tư liệu quan trọng giúp chúng tôi đối chiếu, so sánh và tham khảo trong quátrình nghiên cứu đề tài

Ngoài các luận án kể trên còn có một số luận văn nghiên cứu cụ thể về một

số tỉnh của Nam Kỳ, cụ thể như: Phạm Hồng Thắng, Thuỷ nông tỉnh Tiền Giang từ năm 1975 đến năm 2010, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Đại học Sài Gòn, 2012; Hồ Đình Phương, Vấn đề thủy nông tại Định Tường, Luận văn Tốt nghiệp, Học viện

Quốc gia Hành chính, 1970 - 1973, Lưu tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, số 1285;

Nguyễn Tấn Hữu, Hệ thống thủy nông và vấn đề phát triển nông nghiệp tại vùng Tiền Giang, Luận văn Tốt nghiệp, Trường Quốc gia Hành chính, Lưu tại Thư viện

Quốc gia Việt Nam, số 0758 Nội dung cụ thể của các luận văn như sau:

- Luận văn Thuỷ nông tỉnh Tiền Giang từ năm 1975 đến năm 2010 của Phạm

Hồng Thắng đã đề cập đến hệ thống kênh đào ở tỉnh Tiền Giang giai đoạn trướcnăm 1975 Tuy nhiên, nội dung nghiên cứu khá sơ lược và chưa làm rõ được vai tròcủa kênh đào ở Tiền Giang - điểm nối giao thương giữa miền Tây Nam Bộ với SàiGòn - Chợ Lớn

- Luận văn Vấn đề thủy nông tại Định Tường (1970 - 1973) của Hồ Đình

Phương đã đề cập đến hệ thống thủy nông ở Định Tường giai đoạn 1954 - 1975

Trang 26

dưới chính quyền Việt Nam Cộng hòa Tuy nhiên, nội dung nghiên cứu của đề tàichỉ thuộc phạm vi một tỉnh, chưa có sự kết nối toàn vùng Nam Phần (Tây Nam Bộ).

- Luận văn Hệ thống thủy nông và vấn đề phát triển nông nghiệp tại vùng Tiền Giang của Nguyễn Tấn Hữu đã đề cập đến hệ thống thủy nông và nông nghiệp

tại vùng Tiền Giang dưới chính quyền Việt Nam Cộng hòa Tuy nhiên, nội dungnghiên cứu của đề tài chỉ dừng lại ở vùng Tiền Giang, mà chưa có tính hệ thống chotoàn vùng Tây Nam Bộ

Mặc dù vậy, những luận án, luận văn kể trên sẽ là nguồn tài liệu quan trọnggiúp chúng tôi đối chiếu, so sánh và tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài

* Các bài báo và hội thảo khoa học

Cùng với các công trình nghiên cứu, chúng tôi còn tiếp cận một số bài báođăng trên các tạp chí, tập san chuyên ngành Những bài viết này đã cung cấp chochúng tôi những tư liệu về quá trình khẩn hoang vùng đất Nam Bộ và những chínhsách, biện pháp của nhà nước trong việc xây dựng hệ thống kênh đào ở Nam Bộ thế

kỷ XIX - XX Tiêu biểu như: Nghiên cứu thực trạng và các khả năng phát triển trên lưu vực sông Mê Kông, nghiên cứu chế độ dòng chảy về châu thổ Mê Kông từ chuỗi số liệu lịch sử để chỉ ra các cơ hội và thách thức do thay đổi thủy văn nguồn nước về ĐBSCL của Tô Quang Toản, Tạp chí Bộ Thủy lợi, số 2, 1998; Nghiên cứu

sự thay đổi lưu lượng dòng chảy mùa kiệt ở sông Mê Kông do phát triển thượng lưu

và ảnh hưởng của nó đến dòng chảy và xâm nhập mặn trên đồng bằng của Nguyễn Đình Vượng, Tạp chí Phân viện Thủy lợi miền Nam, số 4, 2001; Nghiên cứu biện pháp thủy lợi cải tạo đất chua phèn ở ĐBSCL, Tạp chí Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (219), số 6, 2004; Kênh đào với sự chuyển biến kinh tế, xã hội vùng Đồng Tháp Mười thời thuộc Pháp (1867 - 1945) của Trần Hữu Thắng, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, 11/2016; Tìm hiểu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ĐBSCLgiai đoạn 1996 - 2006 của Đinh Quang Hải, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 9 năm

2020…

Bên cạnh việc tiếp cận các bài báo, chúng tôi cũng tham khảo nhiều bài viếttrong các hội thảo khoa học liên quan đến các vấn đề thủy nông, thuỷ lợi, kinh tế, xãhội ở Nam Bộ nói chung, Tây Nam Bộ nói riêng Đáng chú ý nhất là Hội thảo khoa

Trang 27

học Lịch sử hình thành và phát triển kênh Vĩnh Tế, do Viện Khoa học Xã hội Thành

phố Hồ Chí Minh phối hợp với Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang tổ chức

năm 1999; Hội thảo khoa học Biến đổi khí hậu và tác động của nó đối với môi trường và sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long, do Trường Đại học

An Giang tổ chức năm 2017; Hội thảo khoa học Phát triển nông thôn ĐBSCL từ thực tiễn đến chính sách do Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn Thành phố

Hồ Chí Minh tổ chức năm 2018… Nhìn chung, các hội thảo khoa học đã ít nhiều đềcập đến vai trò của thủy lợi đối với khai hoang, phát triển vùng Đồng Tháp Mườitrong quá khứ cũng như hiện tại; thủy lợi và vai trò của thủy lợi trong phát triểnkinh tế, xã hội ở Nam Bộ; khẳng định kênh đào là khâu đột phá trong khai hoang vàphát triển vùng đất phèn

1.1.2 Các công trình nghiên cứu của tác giả nước ngoài

Dưới thời Pháp thuộc (1884 - 1945), xuất phát từ những mục đích khác nhau,các nhà nghiên cứu người Pháp đã bỏ nhiều công sức để nghiên cứu về vùng đấtNam Bộ và xuất bản nhiều công trình có giá trị liên quan đến kinh tế, xã hội, vănhóa Nam Bộ nói chung, thủy nông, thủy lợi Nam Bộ nói riêng Tiêu biểu có:

A.A Pouyenne Tổng Thanh tra Công chính Đông Dương nhiệm kỳ 1904

-1911, đã ghi chép về thuỷ lợi, thuỷ nông vùng Tây Nam Bộ trong một số cuốn sách

Trong đó đáng chú ý là cuốn Voies d'eau de la Cochinchine (Đường thủy Nam Kỳ), Imprimerie, Nouvelle, Sai Gon 1911 và cuốn Les travaux publics de l’Indochine (Các công trình công chánh Đông Dương)… đã trình bày khá bài bản về hệ thống

sông, rạch tự nhiên; giao thông kênh đào của Nam Kỳ; sự ra đời hệ thống kênh đàogóp phần làm tăng thêm tính đa dạng trong giao thông đường thuỷ ở vùng sôngnước Tây Nam Bộ; giới thiệu được một số công trình thủy nông tiêu biểu; số vốnđầu tư của chính phủ thuộc địa; tác động của thủy nông đối với kinh tế và xã hội…

Gouvernement générale de l'Indochine trong cuốn Dragages de Cochinchine

- Ca nal Rach Gia - Ha Tien (Nạo vét ở Nam Kỳ, kênh Rạch Giá - Hà Tiên), xuất

bản năm 1930, đã nghiên cứu về hoạt động đào kênh và tác động của kênh đàotrong phát triển kinh tế Rạch Giá - Hà Tiên Điểm nổi bật của cuốn sách là nhữnghình ảnh về chiếc xáng múc, các kênh rạch được nạo vét, số vốn đầu tư, các biểu đồphản ánh xuất khẩu gạo của Nam Kỳ nói riêng, xứ Đông Dương nói chung và bản

đồ giao thông thủy Nam Kỳ…

Trang 28

Dutch Delta Development Group, Recommendations related to agricultural development with improved water control in the Mekong Delta Main report with working papers 1 - 6 and appendices A-B, Published by the Lower Mekong Basin

Coordinating Committee, Kingdom of the Netherlands, 1973 (Nhóm Phát triển

Đồng bằng Hà Lan, Khuyến nghị liên quan đến phát triển nông nghiệp với cải thiện kiểm soát nước ở ĐBSCL, Báo cáo chính với giấy làm việc 1 - 6 và các phụ lục A-B,

Xuất bản bởi Ủy ban Điều phối Điều tra Hạ lưu sông Mê Kông, Vương quốc HàLan, Bộ Ngoại giao và Cục Hỗ trợ Kỹ thuật Quốc tế), đã trình bày quan điểm sửdụng những vùng chậm lũ và phân lũ của Hà Lan được áp dụng ở Việt Nam từ lâu

và hiện vẫn đang có hiệu lực đối với các lưu vực sông như: lưu vực sông Hồng,sông Hoàng Long, sông Mã, sông Cả và chương trình sống chung với lũ ở ĐBSCL.Trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng hiện nay vẫn cần tiếp tục sửdụng quan điểm này, tuy nhiên trong thời gian tới cần nâng tầm cao hơn để chủđộng hơn trong việc sống chung với lũ để đạt nhiều mục tiêu hơn như việc dự trữnguồn nước ngọt và kết hợp tạo ra những vùng đa dạng sinh học phong phú

Dutch Delta Development Group and Lower Mekong Basin CoordinatingCommittee, Recommendations Relating to Agricultural Development withImproved Water Control in the Mekong Delta, The Lower Mekong BasinCoordination Committee, Bangkok, Thailand, 1974 (Nhóm Phát triển Đồng bằng

Hà Lan và Ủy ban Điều phối Điều tra Lưu vực Hạ lưu sông Mê Kông, Các khuyến nghị liên quan đến Phát triển Nông nghiệp với Cải thiện kiểm soát nước ở ĐBSCL,

Ủy ban Điều phối Điều tra Hạ lưu vực sông Mekong, Bangkok, Thái Lan, 1974, đãđưa ra chủ trương ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng bằng cách phảiđắp đê ở các vùng thấp, xây cống ngăn các cửa sông Các nước Anh, Mỹ, Đức vàItalia cũng có những công nghệ xây dựng công trình ngăn sông hiện đại, phù hợpvới điều kiện của Việt Nam Vì vậy, Việt Nam không chỉ học tập kinh nghiệm của

Hà Lan và chỉ hợp tác với Hà Lan mà còn phải học tập, hợp tác với những nướckhác để có thể ứng dụng có hiệu quả cho đất nước Nghiên cứu, học tập kinhnghiệm của Hà Lan trong việc lập quy hoạch nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu,nước biển dâng cho các vùng đồng bằng của Việt Nam là hết sức cần thiết và cấp

Trang 29

bách ĐBSCL được Hà Lan lựa chọn thực hiện đầu tiên theo Biên bản ký kết giữa

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Namvới Bộ Giao thông, Công chính và quản lý nước của Hà Lan sẽ là bước đi quantrọng trong việc giúp Việt Nam có kế hoạch tổng thể, dài hạn ứng phó với biến đổikhí hậu và nước biển dâng ở ĐBSCL

JICA (Japan International Cooperation Agency) cơ quan Hợp tác Quốc tếNhật Bản là cơ quan duy nhất thực hiện viện trợ ODA của Chính phủ Nhật Bảnthông qua 3 hình thức hợp tác: Hợp tác kỹ thuật, Hợp tác vốn vay và Viện trợ khônghoàn lại Tiền thân của JICA, trước đây là một tổ chức bán chính phủ trực thuộc BộNgoại giao, được thành lập năm 1974 JICA mới được thành lập ngày 1 tháng 10năm 2003 Tháng 11 năm 2006, Quốc hội Nhật Bản đã cải tổ toàn diện ODA, theo

đó là việc sáp nhập vào năm 2008 giữa JICA và một phần của Ngân hàng Hợp tácQuốc tế Nhật Bản (JBIC) hiện đang cung cấp các khoản vay ưu đãi cho các nướcđang phát triển Cơ quan này có mục tiêu góp phần phát triển kinh tế, xã hội ở cácnước đang phát triển, tăng cường hợp tác quốc tế của Nhật Bản Để đạt mục tiêunày, JICA thực hiện thông qua việc chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của Nhật Bảnvới các nước đang phát triển Năm 1992, Nhật Bản nối lại viện trợ cho Việt Nam.Năm 2013, cơ quan này liên kết với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Viện

Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam để thực hiện Dự án thích ứng với biến đổi khí hậu cho phát triển bền vững nông nghiệp và nông thôn vùng ven biển ĐBSCL (các dự

án ưu tiên) Biến đổi khí hậu là một vấn đề toàn cầu trong đó có Đồng bằng sông

Cửu Long, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa và nó làm chocuộc sống của người dân ngày càng khó khăn hơn Vì vậy, Chính phủ Việt Nam đãbắt tay thực hiện chương trình ứng phó biến đổi khí hậu với JICA, được gọi là

“Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu” (NTP-RCC) đếnnăm 2020 để cư dân vùng này chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi để thích ứng vớiđiều kiện tự nhiên hiện tại Đây là nguồn tài liệu có liên quan nhiều đến nội dungnghiên cứu của luận án

Mekong River Commission, Ủy hội sông Mê Kông quốc tế (MRC) thành lập

năm 1995 Trong những năm gần đây, vấn đề khai thác và sử dụng bền vững nguồnnước sông Mê Kông ngày càng trở nên cấp thiết đối với Việt Nam Mục tiêu chính

Trang 30

của Ủy hội sông Mê Kông là thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia thành viên trong sửdụng, phát triển, bảo vệ tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan một cách bềnvững, vì lợi ích chung của các quốc gia thành viên và phúc lợi của người dân tronglưu vực Ngày 5/4/1995, Ủy hội sông Mê Kông (Mekong River Commission) được

thành lập với việc Lào, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam ký “Hiệp định về hợp tác phát triển bền vững sông Mê Kông” Hiệp định là căn cứ pháp lý quan trọng, quy

định các nguyên tắc cơ bản, khung hợp tác chung cho các quốc gia thành viên tronglĩnh vực khai thác, bảo vệ nguồn nước và các tài nguyên liên quan khác trong vùng

hạ lưu sông Mê Kông, nhằm đảm bảo quá trình phát triển bền vững, góp phần thựchiện các chiến lược phát triển kinh tế và các chương trình trọng điểm của các quốcgia thành viên trong vùng hạ lưu sông Mê Kông MRC đã góp phần thúc đẩy tìnhđoàn kết, hợp tác nhiều mặt giữa các nước ven sông Mê Kông

Paul Doumer trong cuốn L’Indochine francaise - Hồi ký xứ Đông Dương,

xuất bản năm 2016, đã đề cập đến nhiều lĩnh vực thuộc kinh tế, chính trị, văn hoá và

xã hội…; những chuyển biến trên nhiều lĩnh vực ở Nam Kỳ, Bắc Kỳ, Trung Kỳ, ởLào và Khơ-mer Đây là nguồn tài liệu quan trọng, có giá trị để tham khảo, so sánhtrong quá trình thực hiện đề tài

Nhìn chung, thông qua các công trình nghiên cứu, các bài viết, các tác giả đãcung cấp một cái nhìn tổng quát về những tiến bộ trong nghiên cứu và tư duy Địa lýtoàn cầu; việc dẫn thuỷ nhập điền ở các cánh đồng tại Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộcủa Việt Nam; công việc đào kênh, vai trò của kênh đào đối với sản xuất lúa gạo;xuất khẩu lúa gạo ở Đông Dương; vấn đề dân cư ở Đông Dương và ở Nam Kỳ ViệtNam… Mặc dù chưa đầy đủ, song những công trình kể trên chính là nguồn tài liệutham khảo có giá trị, giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về kinh tế, giao thông vận tải, vănhóa, xã hội vùng Tây Nam Bộ trong quá trình thực hiện đề tài

Trang 31

Thứ nhất: Từ sau năm 1975, giới Sử học bắt đầu đi sâu nghiên cứu và công

bố nhiều công trình nghiên cứu về chính trị, kinh tế, xã hội nông thôn Việt Nam nóichung, Nam Bộ nói riêng Về cơ bản, những công trình liên quan đến thủy nông,thủy lợi, đê điều, cống bọng, trạm bơm, hồ chứa nước trong giai đoạn này chưađược chú trọng đúng mức và chưa làm rõ được dấu ấn của cách làm thủy nông ởTây Nam Bộ trong phạm vi thời gian đề tài nghiên cứu Tuy vậy, những công trìnhnghiên cứu về kinh tế, giao thông vận tải, văn hóa, xã hội của vùng đất Nam Bộ nóichung, thủy nông, thủy lợi ở vùng Tây Nam Bộ nói riêng kể trên chính là nguồn tàiliệu tham khảo quan trọng, góp phần làm phong phú thêm vốn hiểu biết của chúngtôi khi nghiên cứu về hệ thống thủy nông ở vùng Tây Nam Bộ từ năm 1954 đếnnăm 2015

Thứ hai: Kể từ năm 1986, khi Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới cho đến

nay, giới Sử học Việt Nam đã có cái nhìn khách quan hơn đối với những vấn đề lịch

sử, xã hội, trong đó những nghiên cứu chuyên sâu về kinh tế, giao thông vận tải vàvăn hóa, xã hội Tây Nam Bộ của từng thời kỳ được tiến hành một cách nghiêm túc,khoa học Chính vì thế, nhiều bộ sách thông sử về Lịch sử cận đại Việt Nam, sáchchuyên khảo nghiên cứu tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam thời thuộc Pháp…, tiêu

biểu như: Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ, Lịch sử lũ lụt và thuỷ lợi vùng ĐBSCL… lần lượt được xuất bản Đặc biệt, trong khoảng 20 năm của thế kỷ XXI,

một số luận án, luận văn đã mạnh dạn đi theo hướng nghiên cứu mới, trong đónhững nghiên cứu về thủy nông, thủy lợi qua các thời kỳ lịch sử bắt đầu được quantâm Tuy nhiên, việc nghiên cứu thuỷ nông và những tác động của thuỷ nông trongđời sống kinh tế, xã hội còn khá sơ sài, tản mạn

Thứ ba: Tất cả các công trình nghiên cứu kể trên đều có một điểm chung là

có giá trị tham khảo về mặt sử liệu, cung cấp thêm cho chúng tôi những hiểu biết vềcác vấn đề kinh tế, xã hội ở Tây Nam Bộ nói chung và thủy nông, thủy lợi ở TâyNam Bộ nói riêng trên các phương diện: lịch sử vùng đất; điều kiện tự nhiên; quátrình hình thành, phát triển hệ thống thủy, nông, công lộ với từng loại hình như thủylợi, kênh đào, xử lý con nước, thau chua rửa mặn, cống, đập; vốn, lực lượng thamgia, hạn mức và quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật,nhất là đầu tư xây dựng hệ thống thủy nông ở Tây Nam Bộ…

Trang 32

Thứ tư: Qua phân tích các nguồn tài liệu nghiên cứu kể trên, chúng tôi nhận

thấy, mặc dù đã có một số công trình, tác phẩm trong và ngoài nước đề cập hoặc ítnhiều liên quan đến thủy nông, thủy lợi Tây Nam Bộ trong lịch sử, nhưng cho đếnnay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu hệ thống, chuyên sâu về

hệ thống thuỷ nông ở vùng Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015 trên cácphương diện như: chủ trương, chính sách đầu tư nạo vét hệ thống kênh rạch, thànhtựu và hạn chế, đánh giá những tác động của hệ thống thuỷ nông đối với kinh tế, xãhội… Do vậy, trên cơ sở khai thác, sử dụng nguồn tài liệu lưu trữ, đồng thời tham

khảo, kế thừa những thành tựu của các tác giả đi trước, luận án Hệ thống thủy nông ở vùng Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015 là công trình đầu tiên nghiên

cứu tương đối hệ thống về thuỷ nông ở vùng Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm

2015 Vì vậy, qua nghiên cứu đề tài này, chúng tôi mong muốn được góp thêm phầntiếp nối con đường nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, nhằm khỏa lấp phầnnào khoảng trống đã nêu trên

1.3 Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu

Từ tổng quan về tình hình nghiên cứu đã được trình bày ở trên đã đặt ra một

số vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ Những vấn đề này đã được nêu ratrong nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ở phần mở đầu, cụ thể là:

- Tập hợp, hệ thống hóa các nguồn tài liệu nghiên cứu về hệ thống thủynông ở vùng Tây Nam Bộ

- Làm rõ bối cảnh lịch sử và những yếu tố tác động đến quá trình hình thành,phát triển hệ thống thuỷ nông ở vùng Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015

- Phục dựng quá trình đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống thuỷ nông ởvùng Tây Nam Bộ từ năm 1954 đến năm 2015 trên các phương diện: chủ trương,chính sách phát triển; quá trình đào, vét kênh rạch; phương thức đào kênh; thànhtựu và hạn chế…

- Đánh giá tác động của hệ thống thủy nông đối với đời sống kinh tế, xã hội

và rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng, phát triển hệ thốngthủy nông ở vùng Tây Nam Bộ hiện nay

Trang 33

Chương 2

HỆ THỐNG THỦY NÔNG VÙNG TÂY NAM

BỘ TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975 2.1 Vài nét về vùng đất Tây Nam Bộ

* Vị trí địa lý:

Tây Nam Bộ (Tây Nam Phần), dưới thời Việt Nam Cộng hòa gồm có cáctỉnh: Châu Đốc (An Giang), Kiến Phong (Đồng Tháp), Kiến Tường (Long An),Kiến Hòa (Bến Tre), Hậu Nghĩa (Long An), Kiên Giang (Kiên Giang), An Giang(An Giang), Vĩnh Long (Vĩnh Long), Định Tường (Tiền Giang), Long An (LongAn), Chương Thiện (Hậu Giang), Ba Xuyên (Sóc Trăng), Bạc Liêu (Bạc Liêu), AnXuyên (Cà Mau), Vĩnh Bình (Trà Vinh), Phong Dinh (Cần Thơ), tương đương với

13 tỉnh thành ngày nay Tây Nam Phần có vị trí nằm liền kề vùng Đông Nam Phần,phía Bắc giáp Cao Miên, phía Đông Nam giáp biển Đông, phía Tây Nam giáp vịnhThái Lan Tây Nam Phần có tổng diện tích 100.069 km² và có tổng dân số là13.312.035 người (1975); chiếm 11,8% diện tích quốc gia và 17,6% tổng dân số cảnước [56; tr.2] và là vùng có thế mạnh trong phát triển nông nghiệp của Việt Nam

Hiện nay vùng Tây Nam Bộ (ĐBSCL) có 13 tỉnh và thành phố (trực thuộcTrung ương) gồm: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Cà Mau, thành phố Cần Thơ,Vĩnh Long, Trà Vinh, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang,Sóc Trăng Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân số vùngĐBSCL là 17.178,9 người, chiếm 205% dân số cả nước Vùng ĐBSCL nằm ở cựcNam của Tổ quốc, phần đất liền từ 11 - 830’ vĩ độ Bắc (từ Long An đến Cà Mau)

và từ 10350’ - 10650’ kinh độ Đông (từ Kiên Giang đến Bến Tre, phía Bắc và TâyBắc giáp Campuchia, giáp Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh thuộc Đông Nam Bộ).phía Tây và Tây Nam giáp vịnh Thái Lan Phía Đông và Đông Nam giáp Biển Đông[23; tr.316]

ĐBSCL là một trong những đồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu ở ĐôngNam Á và thế giới, là vùng có lợi thế sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng, đánh bắtthủy sản và trồng cây ăn trái [18; tr.316]

Trang 34

ĐBSCL nằm trong khu vực có đường giao thông vận tải hàng hải và hàngkhông quốc tế giữa Nam Á và Đông Á, các quần đảo ở Thái Bình Dương, vị trí nàyrất quan trọng trong giao lưu quốc tế.

* Địa hình

Địa hình Tây Nam Bộ là một đồng bằng bồi tích, bằng phẳng, ngoại trừ mộtvài khu vực có đá lộ thiên ở vùng Tứ giác Long Xuyên, cao độ trung bình gần 0,8mtrên mực nước biển trung bình, chỉ có dọc theo biên giới phía Bắc với Campuchia,cao độ mặt đất khoảng 1,5m trên mực nước biển trung bình [23; tr.317] Vào thời

kỳ lũ lớn một số nơi ở vùng thượng lưu của đồng bằng sông Mê Kông từ phía dướiCongpongcham đến phía trên Cần Thơ bị ngập sâu, có nơi ngập đến 4,5m Hiệntượng xói mòn, sạt lở đang xảy ra dọc theo bờ biển Đông, trong khi đó quá trình bồitích đang tiếp tục mở rộng thêm Bán đảo Cà Mau về phía Nam và phía Tây Do cấutrúc địa chất, nền đất vùng ĐBSCL thuộc dạng đất yếu (bùn sét, bùn sét pha, bùncát pha) nên việc xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp gặp nhiều khókhăn, đòi hỏi phải xử lý nền móng, tốn kém về tài chính

* Khí hậu

Tây Nam Bộ có nền nhiệt cao, ổn định, nhiệt độ và ánh nắng thuận lợi cho sựphát triển nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa vật nuôi, cây trồng Lượng mưa trungbình biến động theo không gian, thời gian tạo nên 2 mùa: mùa mưa và mùa khô.Lượng mưa bình quân cả vùng đạt 1.520 - 1.580mm [23; tr.318] Mưa theo mùa gâynên trở ngại lớn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân Mùa mưathường dẫn đến ngập lụt, thậm chí ngập 50% diện tích toàn vùng Mùa khô thườngdẫn đến thiếu nước tưới và khó khăn trong việc ngăn mặn, ảnh hưởng đến năng suấtnông nghiệp

* Sông ngòi và chế độ thủy văn

Sông Mê Kông chảy đến Phnompenh thì nhận thêm nước của sông Tonlesap

và sau đó chia thành 2 nhánh: sông Tiền (Mê Kông) và sông Hậu (Bassac) chảy vàoViệt Nam Sông Tiền có tổng chiều dài chạy qua Việt Nam khoảng 230 km từhướng Tây Bắc - Đông Nam, sau đó đổi hướng Tây Đông đến dưới Mỹ Thuận chialàm nhiều nhánh: Cổ Chiên, Hàm Luông, Ba Lai, Cửa Đại, Cửa Tiểu

Trang 35

Sông Vàm Cỏ gồm 2 nhánh chính Vàm Cỏ Tây và Vàm Cỏ Đông SôngVàm Cỏ Tây bắt nguồn từ Soài Riêng (Campuchia), chảy vào địa phận Việt Nam ởBình Tứ qua Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân An hợp lưu với sông Vàm Cỏ Đông ở cuốihuyện Tân Trụ dài 148 km Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ Kongpongcham(Campuhia) qua địa phận Việt Nam ở Sa Mát (Tây Ninh), các thị trấn Gò Dầu, BếnCầu, Đức Huệ, Bến Lức hợp với sông Vàm Cỏ Tây chảy ra biển ở cửa Soài Rạp dài

260 km Sông Vàm Cỏ do nguồn nước về mùa khô ít nên mặn xâm nhập vào sâu,mùa lũ nhận nước sông Tiền qua các kênh rạch ở vùng Đồng Tháp Mười, vừa làmnhiệm vụ cấp nước, vừa tiêu thoát nước Hệ thống sông Cái Lớn và sông Cái Bé nốivới sông Hậu bằng hệ thống kênh rạch chảy ra biển Tây, nguồn nước ít, chủ yếutiêu thoát nước [170; tr.11] Về cơ bản, Tây Nam Bộ có mạng lưới sông ngòi, kênhrạch dày đặc, cùng với chế độ thủy văn phức tạp, phụ thuộc vào chế độ dòng chảythượng nguồn, chế độ thủy triều biển Đông, biển Tây và mưa trên đồng bằng

* Tài nguyên thiên nhiên

Vùng ĐBSCL có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú:

Tài nguyên đất, có 8 nhóm đất chính: Nhóm đất phù sa; nhóm đất phèn;nhóm đất mặn; nhóm đất than bùn; nhóm đất xám; nhóm đất đỏ vàng; nhóm đất xóimòn và nhóm đất cát

Tài nguyên nước, nguồn nước mặt ở vùng ĐBSCL khá dồi dào bao gồm hệthống sông ngòi và kênh rạch chằng chịt, mang nguồn nước dàn trải khắp vùngđồng bằng, lớn nhất và chủ yếu là hai hệ thống sông chính là sông Cửu Long vàsông Vàm Cỏ Nước ngầm ở ĐBSCL được đánh giá là có trữ lượng lớn khoảng 84triệu m3/giây Chế độ thủy văn làm cho khoảng 2 triệu ha đất ở ĐBSCL bị ngập lũkéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 với các cấp độ ngập khác nhau ở 9 tỉnh: An Giang,Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An, Bến Tre Lũvừa gây khó khăn cho sản xuất và đời sống nhân dân, lũ mang đến nguồn phù sacho đồng bằng và nguồn thủy sản dồi dào Thủy triều biển Đông theo sông Tiền,sông Hậu, sông Vàm Cỏ xâm nhập sâu vào đồng bằng kéo theo nước mặn, làm ảnhhưởng tiêu cực đến sản xuất của khoảng 1,7 triệu ha đất vùng ven biển và vennhững con sông lớn [23; tr.32]

Trang 36

Vùng ĐBSCL có nguồn tài nguyên khoáng sản quý, nhất là dầu khí, đá vôi.Dầu khí có ở thềm lục địa tiếp giáp Biển Đông và vịnh Thái Lan Trong đó, bể trầmtích Nam Côn Sơn và tiềm năng lớn nhất khoảng 3 tỷ tấn quy đổi Đá vôi thì chủyếu ở khu vực Hà Tiên, Kiên Lương với trữ lượng khoảng 440 triệu tấn [23; tr.321].Tây Nam Bộ còn có các loại khoáng sản khác như: đá, đất sét làm gạch, ngói, cát,vôi xây dựng than, bùn đất khoáng Vùng Tây Nam Bộ còn có tài nguyên rừng, tiềmnăng nuôi trồng thủy sản, tài nguyên văn hóa, du lịch và nguồn nhân lực dồi dào.

Tóm lại, với đặc thù của thiên nhiên vùng Tây Nam Bộ, có thể nhận thấyrằng, nơi đây rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và khai thác nguồn thuỷ sản.Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi, điều kiện tự nhiên vùng Tây Nam Bộ cũngmang lại một số khó khăn như: nhiều nơi đất đai bị nhiễm chua phèn, sự xâm nhậpmặn; lũ lụt theo chu kỳ (mỗi năm) đã tạo ra những trở ngại lớn đối với sản xuất vàphát triển kinh tế, xã hội của vùng… Từ thực tế đó, “trị chua phèn” và “trị thủy”luôn là những vấn đề đặt ra cho nhiều thế hệ cư dân khi bắt đầu tiếp cận, khai phávùng đất này Để giải quyết cơ bản các vấn đề đó, con người đã tìm ra biện pháphữu hiệu là thi công các công trình thuỷ lợi mà chủ yếu là đào, vét kênh rạch thườngxuyên nhằm tiêu nước, xả phèn; đồng thời mang lại sự tiện lợi hơn trong giao thôngđường thuỷ, phục vụ cho sự nghiệp khai hoang, phục hoá, chinh phục vùng đất mới

2.2 Khái quát hệ thống thủy nông vùng Tây Nam Bộ trước năm 1954

* Thời nhà Nguyễn (1802 - 1867)

Tiếp nối thời kỳ các chúa Nguyễn, nhà Nguyễn tiếp tục đào kênh và nạo vétkênh, rạch ở vùng Tây Nam Bộ với mục đích an ninh - quốc phòng, phục vụ dânsinh, hình thành các tuyến giao thông đường thủy Dưới thời các vua nhà Nguyễn,công việc đào kênh được tổ chức chu đáo Việc đào, vét kênh rạch do các quanđứng đầu địa phương tổ chức đào, với sự nhất trí của triều đình và kinh nghiệm củabản thân Để đào một con kênh, cần phải thực hiện qua các bước sau:

1 Xác định quy mô (độ sâu, bề rộng); khảo sát, đo đạc; vẽ bản đồ (đượctiến hành song song với đo đạc, cắm cọc tiêu, phát cỏ hai bên bờ kênh)

2 Tổ chức công tác hậu cần mà khâu trọng yếu là đảm bảo nguồn lươngthực, thực phẩm; tổ chức lực lượng đào kênh thành phiên và đội

Trang 37

3 Lực lượng tham gia đào kênh gồm: binh lính của triều đình đang tại ngũ, trai tráng khỏe mạnh ở các vùng mà kênh đi qua hoặc huy động từ nơi khác đến.

4 Chuẩn bị dụng cụ đào kênh: cuốc, xẻng, quang gánh, mai để đào; phảng, dao để chặt; sọt, ky để đựng đất Phần lớn công cụ đào kênh do nhà nước trang bị

5 Tổ chức chỗ ăn, ở, trả công, thưởng phạt rất rõ ràng và phân ra nhiều loại theo thứ bậc

Nhờ những kế sách liên quan trực tiếp đến đào, vét kênh rạch, nhà Nguyễn

đã xây dựng được một hệ thống kênh đào quy mô lớn, có độ sâu từ 3 - 5m và bềrộng từ 30 - 40m, với mục đích phục vụ sản xuất nông nghiệp, tăng cường giaothông, thương mại Tiêu biểu:

Kênh Vũng Gù hay Bảo Định Hà là kênh đào đầu tiên (1705) ở vùng TâyNam Bộ do tướng Nguyễn Cửu Vân thực hiện, nối Vũng Gù (Tân An trên Vàm CỏTây) với Rạch Mỹ Tho, kênh rộng 32 m, sâu 4 m Hai bên bờ kênh là đường đêbằng đất rộng 13 m, dọc hai bên dân cư sinh sống đông đúc;

Kênh Thoại Hà (1818) do Nguyễn Văn Thoại (Thoại Ngọc Hầu) phụ trách,nối rạch Long Xuyên tại Vĩnh Trạch qua chân Núi Sập, tiếp sông Kiên Giang rabiển Tây tại cửa Rạch Giá, dài 12.410 m, rộng 20 m, ghe xuồng qua lại thuận lợi;

Kênh Vĩnh Tế (1819), cũng do Nguyễn Văn Thoại chỉ huy, chạy song songbiên giới Việt Nam - Campuchia, bắt đầu từ bờ Tây sông Châu Đốc (sông Hậu) nốivới sông Giang Thành (Hà Tiên - Kiên Giang), đào trong 5 năm, dài 91km, rộng25m, sâu 3m, bờ đắp cao để dân chúng cất nhà Nhờ đào kênh dẫn thủy nhập điền,diện tích ruộng ở vùng Tây Nam Bộ vào năm 1890 là 763.000 ha [184; tr.56-57]

Như vậy, trong công cuộc đào vét kênh rạch ở Tây Nam Bộ, nhà Nguyễn đãtiếp tục kế thừa những thành quả đào kênh thời các chúa Nguyễn trước đó, học hỏikinh nghiệm về cách đào kênh phải có độ sâu, chiều dài phải rộng nhằm thoát nhanhchua phèn ra biển và giao thông thủy thuận tiện; đào kênh ở những nơi thuận lợiđông dân cư, rạch nước có sẵn chỉ vét lại thành kênh… Tuy gặp không ít khó khăntrong công tác thuỷ lợi, nhưng nhờ nỗ lực của các vua nhà Nguyễn, đặc biệt là cácvua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị…, một số con kênh có tính chiến lược đãđược đào vét, khơi thông (kênh Thoại Hà, kênh Vĩnh Tế, kênh Long An ), gópphần đưa lực lượng dân cư từ Nam Trung Bộ vào Tây Nam Bộ định cư, khai hoang

Trang 38

mở rộng diện tích đất nông nghiệp và tiến hành giao thương, buôn bán, giao lưu vănhoá giữa các vùng Mặt khác, nhìn từ góc độ chính trị - quân sự, công cuộc đàokênh ở vùng Tây Nam Bộ thời nhà Nguyễn đã góp phần giữ vững chủ quyền lãnhthổ và đẩy mạnh quan hệ ngoại giao với Chân Lạp.

* Thời thuộc Pháp (1867 - 1945)

Thực dân Pháp chiếm các tỉnh Tây Nam Bộ vào tháng 6 năm 1867 và Triềuđình Huế công nhận phần đất ấy là của Pháp vào năm 1874 (theo Điều ước GiápTuất - 15/03/1874) Kể từ đây, Pháp đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tưvốn, thiết bị, phương tiện kỹ thuật cần thiết để khai thác vùng đất mà họ cho rằng

“gạo là nguồn tài nguyên to lớn có thể thu hoạch được không mấy khó khăn” [224;tr.120] và có thể mang lại nguồn lợi nhuận siêu khổng lồ

Với mục đích bình định về quân sự, chính trị, kinh tế, thương mại, trongkhoảng thời gian đầu (1867 - 1896), người Pháp với tư tưởng “đầu tư ít, nhanh thulợi nhuận lớn”, nên chỉ tập trung vào các vùng đã có sẵn cơ sở hạ tầng Một hệthống hạ tầng kinh tế, kỹ thuật được đầu tư xây dựng khá quy mô, bài bản và đượcđưa vào vận hành ở Nam Kỳ, cụ thể: Cảng Sài Gòn (1860); Đường xe lửa Sài Gòn -

Mỹ Tho (1881); Cầu sắt Eiffel Bến Lức và Tân An (cuối thế kỷ XIX) trên sôngVàm Cỏ… Đặc biệt, dưới thời Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer, nhiệm kỳ

1897 - 1902, hạ tầng - kỹ thuật ở Nam Kỳ được chú trọng đầu tư nhiều hơn, điển

hình là Dự án Chương trình hành động của P Doumer với nội dung “Chú ý xây

dựng cho Đông Dương một thiết bị kinh tế to lớn, một hệ thống đường sắt, đường

sá, sông đào, bến cảng, những cái cần thiết cho việc khai thác xứ Đông Dương”[224;tr.134] Dự án này đã thể hiện tham vọng của giới chính trị và giới tư bảnPháp, đó là: phát triển hạ tầng - kỹ thuật nhằm mục đích phục vụ công cuộc pháttriển thuộc địa, bóc lột sức lao động và vơ vét tài nguyên, của cải mang về làm giàucho chính quốc Về cơ bản, công tác đào, vét kênh rạch ở các tỉnh vùng Tây Nam

Bộ thời thuộc Pháp được thực hiện bằng phương pháp cơ khí hiện đại, thông qua 3hình thức đấu thầu công trình:

Đợt thứ nhất (1894 - 1904): Trong đợt đấu thầu thứ nhất, hồ sơ của

Montvenoux đã trúng thầu, có 5 kênh mới được đào: Kênh xáng Xà No, kênh HàTiên, kênh Chợ Lách, kênh Chet Sây, kênh Saintard [184; tr.67]

Trang 39

Đợt thứ hai (1904 - 1913): Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer là người

có tham vọng lớn trong đầu tư các công trình công chính, luôn thúc đẩy việc đào,vét kênh rạch Tháng 11/1903, một gói thầu lớn trị giá 2.240.000 Francs ra đời.Công ty Kỹ nghệ Pháp tại Viễn Đông đã trúng gói thầu này [184; tr.68]

Đợt thứ ba (1913 1918): Người Pháp đã sử dụng kỹ thuật cơ khí hiện đại

-những chiếc xáng múc nên năng suất đào kênh tăng vọt [216; tr.18]

Qua ba đợt đấu thầu trên cho thấy, người Pháp luôn dành một khoản ngânsách lớn cho việc đào, vét kênh rạch Với việc sử dụng máy móc, quản lý hiện đại

và chuyên môn hóa cao, người Pháp đã phát huy tối đa hiệu quả trong hoạt độngđào, vét kênh rạch Việc thi công bằng xáng múc được tổ chức theo từng nhómchuyên môn đã phân công Do thi công bằng cơ giới (xáng múc) và quản lý khoahọc chặt chẽ nên khối lượng đào kênh nhanh hơn nhiều so với đào thủ công, đảmbảo tiến độ, thông số kỹ thuật và sự bền vững của công trình Nhờ vậy, dưới thờithuộc Pháp, một hệ thống kênh đào cũ đã được đào, vét và một hệ thống kênh đàomới đã ra đời Cụ thể:

Vét sông Bến Lức và kênh Bảo Định: Theo lệnh của Đô đốc Duyprre, năm

1866, Pháp đã dùng xáng múc để mở rộng kênh Bảo Định với chiều dài khoảng30km, rộng khoảng 30m và độ sâu 7 - 9m, vì kênh Bảo Định có vị trí quan trọng, nó

đi vào vùng Đồng Tháp Mười từ hướng Đông Bắc (qua thành phố Tân An - tỉnhLong An) và từ phía Nam (thành phố Mỹ Tho - tỉnh tiền Giang) [129; tr.123]

Đào kênh khu vực sông Tiền: Đây là khu vực có mạng lưới kênh rạch chằng

chịt, tiềm năng phát triển nông nghiệp lớn và là địa bàn trung chuyển hàng hóa từcác tỉnh sông Hậu lên Sài Gòn - Chợ Lớn Do vậy, năm 1867, người Pháp đã chođào nhiều kênh ở khu vực này Cụ thể như: kênh Salisetti (1869) nối Gò Công vớirạch Cửa Khâu; kênh Champeaux (1870), kênh Chợ Gạo… Trong đó, kênh ChợGạo (hay còn gọi là kênh Duperre) là tiêu biểu nhất, với chiều dài 12km, chiều rộng30m, nối rạch Kì Hôn với sông Tiền, sông Tra với sông Vàm Cỏ Theo Nhà vănSơn Nam, “đây là công trình lớn đầu tiên, khánh thành ngày 10/07/1877, có sự tham

dự của Thống đốc Nam kỳ” [145; tr.112]

Trang 40

Đào kênh khu vực sông Hậu: Ở đây có đô thị phát triển rất sớm là Cần Thơ.

Nhận thấy sự giàu có của vùng Tây sông Hậu nhưng vẫn còn hạn chế về cơ sở hạtầng, thực dân Pháp đã đầu tư đào, vét kênh rạch nhằm tăng diện tích canh tác vàphát triển giao thông thuỷ từ vùng này đến sông Tiền, rồi đi đến Sài Gòn - Chợ Lớn.Thực dân Pháp đã cho đào nhiều kênh mới ở khu vực sông Hậu như: kênh Xà No,đào năm 1901; kênh Ô Môn - Rạch Giá, đào năm 1906, nối sông Hậu với sông CáiBé Trong đó, kênh Xà No có tầm quan trọng bậc nhất đối với phát triển kinh tếnông nghiệp và giao thông đường thuỷ Con kênh này băng qua tổng Định Bảo, nốiliền sông Hậu với sông Cái Lớn (tỉnh Rạch Giá) và nối liền biển Đông với vịnhXiêm La (Thái Lan) Kênh Xà No do công ty Montvenoux (Pháp) đào bằng xángmúc, địa điểm từ sóc Xà No (Srok Snor) trên rạch Cần Thơ (thuộc làng Nhơn Ái,huyện Phong Điền, tỉnh Cần Thơ), đến Vị Thanh (Chương Thiện, qua Gò Quao, vàosông Cái Lớn, đến vịnh Rạch Giá), mặt kênh rộng 60m, đáy rộng 40m, dài 32km[130; tr.136] Công việc đào kênh bắt đầu từ năm 1901 đến tháng 7 năm 1903 thìhoàn thành Ngày 01/08/1903, kênh Xà No được phép lưu thông và được Toànquyền Đông Dương Paul Dumer tham dự lễ khánh thành Có thể nói, kênh Xà No làmột trong những tuyến giao thông huyết mạch nối liền các tỉnh Cần Thơ, HậuGiang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau

Đào kênh vùng Đồng Tháp Mười: Do có đặc điểm tự nhiên khắc nghiệt, nên

sau khi thực dân Pháp chiếm toàn bộ vùng Nam Bộ thì khu vực Đồng Tháp Mườivẫn còn hoang sơ, thưa vắng và rất ít người biết đến Hoạt động đào, vét kênh rạchcủa thực dân Pháp ở vùng Đồng Tháp Mười diễn ra tương đối sớm, chủ yếu nhằmmục đích giải quyết về an ninh, chính trị và thử nghiệm trong khai thác Cụ thể như:kênh Nước Mặn (kênh Mirador - kênh Hiến Binh), đào năm 1879, nối liền sông CầnGiuộc với sông Vàm Cỏ, dài 1,9km; kênh Tổng đốc Lộc đào năm 1896; kênh CaiBắc đào năm 1897… Trong đó, kênh Tổng đốc Lộc là con kênh có tầm quan trọngbậc nhất đối với phát triển kinh tế nông nghiệp và giao thông đường thuỷ vùngĐồng Tháp Mười Năm 1896, Trần Bá Lộc cho thử nghiệm đào kênh, việc thửnghiệm khá thành công Tháng 07/1897, toàn quyền Đông Dương từ Hà Nội vàokinh lý Nam Kỳ đã đồng ý đặt tên là kênh Tổng đốc Lộc [38; tr.56]

Ngày đăng: 06/02/2024, 13:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thế Anh (1974), Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ, Trung tâm Sản xuất học liệu, Bộ Văn hóa Giáo dục và Thanh niên, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thế Anh (1974), "Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ
Tác giả: Nguyễn Thế Anh
Năm: 1974
2. Lê Huy Bá (1982), Những vấn đề về đất ph n Nam Bộ, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Huy Bá (1982), "Những vấn đề về đất ph n Nam Bộ
Tác giả: Lê Huy Bá
Nhà XB: Nxb Thành phố Hồ ChíMinh
Năm: 1982
3. Ban Khoa giáo Tỉnh ủy An Giang (1982), “Đặc điểm về kinh tế và xã hội của tỉnh An Giang”, sách: Một số vấn đề Khoa học xã hội về đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Khoa giáo Tỉnh ủy An Giang (1982), “Đặc điểm về kinh tế và xã hội củatỉnh An Giang”, sách: "Một số vấn đề Khoa học xã hội về đồng bằng sôngCửu Long
Tác giả: Ban Khoa giáo Tỉnh ủy An Giang
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1982
4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) (2008), Nghị quyết số 26- NQ/TW, Hội nghị lần thứ VII Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, ngày 05/8/2008, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) (2008), "Nghị quyết số 26- NQ/TW,Hội nghị lần thứ VII Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X)
Năm: 2008
5. Phạm Văn Ban, Nguyễn Hồng Trường (2015), Hệ thống thủy lợi phân vùng khép kín Nam Vàm Nao, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang trong điều kiện biến đổi khí hậu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Văn Ban, Nguyễn Hồng Trường (2015)
Tác giả: Phạm Văn Ban, Nguyễn Hồng Trường
Năm: 2015
6. Ngô Văn Bé (2006), Lịch sử phát triển vùng Đồng Tháp Mười (1945 - 1995), Luận án Tiến sĩ, Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngô Văn Bé (2006), "Lịch sử phát triển vùng Đồng Tháp Mười (1945 - 1995)
Tác giả: Ngô Văn Bé
Năm: 2006
7. Nguyễn Công Bình, Đỗ Thái Đồng, Nguyễn Quang Vinh, Nguyễn Qưới (2015), ĐBSCL - nghiên cứu phát triển, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Công Bình, Đỗ Thái Đồng, Nguyễn Quang Vinh, Nguyễn Qưới (2015),"ĐBSCL - nghiên cứu phát triển
Tác giả: Nguyễn Công Bình, Đỗ Thái Đồng, Nguyễn Quang Vinh, Nguyễn Qưới
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 2015
8. Bộ Giao thông Vận tải (1999), Lịch sử giao thông vận tải Việt Nam, Nxb Giao thông Vận tải, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giao thông Vận tải (1999), "Lịch sử giao thông vận tải Việt Nam
Tác giả: Bộ Giao thông Vận tải
Nhà XB: Nxb Giao thôngVận tải
Năm: 1999
9. Bộ Giao thông Vận tải (2016), Lịch sử giao thông vận tải Việt Nam, Nxb Giao thông Vận tải, Hà Nội, Tái bản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giao thông Vận tải (2016), "Lịch sử giao thông vận tải Việt Nam
Tác giả: Bộ Giao thông Vận tải
Nhà XB: Nxb Giao thôngVận tải
Năm: 2016
10. Bộ Khoa học và Công nghệ (2012), Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4118:2012:Công trình Thuỷ lợi - Hệ thống Tưới tiêu - Yêu cầu thiết kế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Khoa học và Công nghệ (2012), "Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4118:2012
Tác giả: Bộ Khoa học và Công nghệ
Năm: 2012
11. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (1999), Quy định nhiệm vụ cơ cấu tổ chức cho Tổng cục Thủy lợi, Số 24/1999/QĐ/BNN-TCCB, ngày 01/02/1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (1999), "Quy định nhiệm vụ cơ cấu tổchức cho Tổng cục Thủy lợi
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Năm: 1999
12. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2003), Atlas công trình thủy lợi tiêu biểu ở Việt Nam, Trung tâm Thông tin Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2003), "Atlas công trình thủy lợi tiêubiểu ở Việt Nam
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Năm: 2003
13. Bộ Chính trị khóa IX (2003), Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 20/1/2003 của về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh vùng Tây Nam Bộ thời kỳ 2001 - 2010, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Chính trị khóa IX (2003), "Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 20/1/2003 của về phươnghướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh vùngTây Nam Bộ thời kỳ 2001 - 2010
Tác giả: Bộ Chính trị khóa IX
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật
Năm: 2003
14. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2005), Khoa học công nghệ nông nghiệp và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới - tập 6: Thủy lợi, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2005), "Khoa học công nghệ nông nghiệpvà phát triển nông thôn 20 năm đổi mới - tập 6: Thủy lợi
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2005
15. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2005), Báo cáo tóm tắt quy hoạch ĐBSCL, tập 1, ngày 24/9/2005, Phân viện Thủy lợi Nam Bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2005), "Báo cáo tóm tắt quy hoạchĐBSCL
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Năm: 2005
16. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2012), Báo cáo kết quả thực hiện các dự án Phát triển thủy lợi vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu , Phân viện Khảo sát Quy hoạch Thủy lợi Nam Bộ, Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2012), "Báo cáo kết quả thực hiện cácdự án Phát triển thủy lợi vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Năm: 2012
17. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2014), Báo cáo kết quả thực hiện các công trình thủy lợi ở ĐBSCL trong 30 năm, đề xuất kế hoạch đến 2050, Lưu tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2014), "Báo cáo kết quả thực hiện cáccông trình thủy lợi ở ĐBSCL trong 30 năm, đề xuất kế hoạch đến 2050
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Năm: 2014
18. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2015), Báo cáo kết quả thực hiện các dự án phát triển thủy lợi vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2015), "Báo cáo kết quả thực hiện cácdự án phát triển thủy lợi vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Năm: 2015
19. Chi nhánh Khí tượng Thủy văn (1970), Lượng mưa tối đa có thể xảy ra, lưu vực sông Mê Kông, Báo cáo Khí tượng Thủy văn số 46, Văn phòng Thủy văn US, Bộ Thương mại và US, Bộ Amry Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chi nhánh Khí tượng Thủy văn (1970), "Lượng mưa tối đa có thể xảy ra, lưu vựcsông Mê Kông
Tác giả: Chi nhánh Khí tượng Thủy văn
Năm: 1970
20. Chi cục Thủy lợi tỉnh Bến Tre (2016), Báo cáo kết quả thực hiện công tác thủy lợi năm 2015, số 39/BC.TL ngày 26/12/2016, Lưu tại Chi cục Thủy lợi tỉnh Bến Tre Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chi cục Thủy lợi tỉnh Bến Tre (2016), "Báo cáo kết quả thực hiện công tác thủylợi năm 2015
Tác giả: Chi cục Thủy lợi tỉnh Bến Tre
Năm: 2016

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w