Các công cụ phục vụ thiết kế web hiện nay đang ngày càng trở nên phổ biến cũng như thân thiện với người dùng, trong những trường hợp khách hàng có nhu cầu muốn xây dựng cho mình 1 websit
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ
Giới thiệu
Phần mềm nguồn mở (PMNM) là những phần mềm được cung cấp dưới cả dạng mã và nguồn, không chỉ là miễn phí về giá mua mà chủ yếu là miễn phí về bản quyền: người dùng có quyền sửa đổi, cải tiến, phát triển, nâng cấp theo một số nguyên tắc chung qui định trong giấy phép PMNM (ví dụ General Public
Licence – GPL) mà không cần xin phép ai, điều mà họ không được phép làm đối với các phần mềm nguồn đóng (tức là phần mềm thương mại) Nhìn chung, thuật ngữ “Open source” được dùng để lôi cuốn các nhà kinh doanh, một điều thuận lợi chính là sự miễn phí và cho phép người dùng có quyền “sở hữu hệ thống”
Nhà cung cấp phần mềm nguồn mở có quyền yêu cầu người dùng trả một số chi phí về các dịch vụ bảo hành, huấn luyện, nâng cấp, tư vấn, vv… tức là những dịch vụ thực sự đã thực hiện để phục vụ người dùng, nhưng không được bán các sản phẩm nguồn mở vì nó là tài sản của trí tuệ chung, không phải là tài sản riêng của một nhà cung cấp nào
Tiện ích mà Open Source mang lại chính là quyền tự do sử dụng chương trình cho mọi mục đích, quyền tự do để nghiên cứu cấu trúc của chương trình, chỉnh sữa phù hợp với nhu cầu, truy cập vào mã nguồn, quyền tự do phân phối lại các phiên bản cho nhiều người, quyền tự do cải tiến chương trình và phát hành những bản cải tiến vì mục đích công cộng
+ Sự ra đời và phát triển của phần mềm nguồn mở:
Phần mềm nguồn mở/tự do (gọi tắt là FOSS) đã trở thành một hiện tượng toàn cầu, đi từ vị trí tương đối mờ nhạt lên thành một trào lưu thời thượng trong vòng có vài năm Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều người hiểu một cách thấu đáo những yếu tố gì thật sự tạo nên FOSS và sự bùng nổ của khái niệm này
Theo thuyết của FSF, phần mềm miễn phí nhằm mục đích bảo vệ bốn quyền tự do của người dùng:
* Quyền tự do chạy một chương trình với bất kỳ mục đích nào
* Quyền tự do nghiên cứu cách thức vận hành của một chương trình và thích ứng nó cho phù hợp với nhu cầu của mình Khả năng tiếp cận mã nguồn là điều kiện tiên quyết cho việc này
* Quyền tự do phân phát các phiên bản của phần mềm để giúp đỡ những người xung quanh
* Quyền tự do thêm mới các chức năng cho một chương trình và công bố những tính năng mới đó đến công chúng để toàn cộng đồng được hưởng lợi Khả năng tiếp cận mã nguồn là điều kiện tiên quyết cho việc này
Năm 1999, sau màn trình làng thành công vang dội của sản phẩm GNU/Linux Red Hat đưa đến cho phần mềm này 4.8 tỷ đôla vốn huy động từ thị trường Những phần mềm khác ra mắt công chúng cùng năm đó là VA Linux (huy động được 7 tỷ đôla), Cobait Networks (đem lại 3.1 tỷ đôla từ thị trường vốn) và Andover.net (huy động được 712 triệu đô) Là sản phẩm chính của phong trào Phần mềm nguồn mở, việc GNU/Linux thành công chứng tỏ rằng phần mềm nguồn mở đã thực sự khẳng định được vị trí của mình
+ Lợi ích của Mã nguồn mở
Phần mềm nguồn mở - PMNM (hay còn gọi là Phần mềm tự do nguồn mở - FOSS), nếu xét trên khía cạnh giấy phép sử dụng, có nghĩa là tự do sử dụng, tự do sửa đổi, cải tiến, tự do phát hành Nếu xét trên góc độ phát triển, PMNM nghĩa là "tính mở" và có sự tương tác rộng trong quá trình phát triển phần mềm Hiện nay, PMNM đã và đang thu hút được sự chú ý mạnh mẽ của cộng đồng, và số lượng phần mềm cũng như người dùng đã tăng lên một cách đáng bạn, nếu chưa sử dụng, nên suy nghĩ để lựa chọn giữa phần mềm thương mại và phần mềm mở
Lợi ích lớn nhất trong việc chuyển đổi sang phần mềm tự do nguồn mở là giảm tổng chi phí sở hữu, từ các yếu tố sau:
- Miễn phí bản quyền phần mềm
- Miễn phí các phiên bản nâng cấp trong toàn bộ vòng đời sử dụng sản phẩm
- Giảm chi phí phát triển phần mềm đáp ứng theo yêu cầu nghiệp vụ (sử dụng phần mềm, mô-đun có sẵn để phát triển tiếp, sửa đổi điều chỉnh cho phù hợp với nghiệp vụ)
- Kéo dài thời gian sử dụng/tái sử dụng các phần cứng, thiết bị trong khi vẫn đảm bảo hiệu năng toàn hệ thống
- Chi phí đầu tư, vận hành hệ thống tập trung cho các dịch vụ “hữu hình” đem lại giá trị trực tiếp, thiết thực cho tổ chức như: tư vấn, sửa đổi theo yêu cầu, triển khai, đào tạo, bảo trì, nâng cấp hệ thống
- Mức chi phí tiết kiệm khoảng 75-80% so với phần mềm license ngay trong năm đầu tiên
Giảm tối đa sự phụ thuộc vào một vài nhà cung cấp phần mềm dẫn đến dịch vụ kém (do không có cạnh tranh), hoặc “bị ép” trong các trường hợp cần đàm phán về chi phí, dịch vụ (mỗi FLOSS có thể có nhiều nhà cung cấp dịch vụ tương tự), nâng cấp phần mềm, mở rộng hệ thống (với mã nguồn trong tay, có thể dễ dàng nâng cấp, mở rộng hệ thống theo yêu cầu trong mỗi giai đoạn phát triển) Đối với các hệ thống đang hoạt động, chủ động thực hiện chuyển đổi sẽ tránh được “nguy cơ” bị phạt vi phạm bản quyền và/hoặc bị “bắt buộc” mua license
Tăng tính thương hiệu cho doanh nghiệp khi giới thiệu được với cộng đồng, đối tác, khách hàng (đặc biệt là ngoài nước) là chúng tôi đã chuyển đổi thành công và 100% không vi phạm bản quyền
Tăng cường độ tin cậy (có thể kiểm chứng không có mã độc, “cửa sau” với mã nguồn được phân phối kèm), ổn định (tuân theo các chuẩn mở ứng dụng lâu dài), tính an toàn, bảo mật (theo báo cáo của Gartner & nhiều tổ chức phân tích độc lập) toàn hệ thống
+ Ứng dụng của mã nguồn mở
- Phần mềm máy chủ web Apache Trên hệ điều hành Windows có tích hợp phần mềm máy chủ IIS, cùng với máy chủ cơ sở dữ liệu SQL Server và ngôn ngữ lập trình trang web ASP, đã tạo ra một hệ thống web hoàn chỉnh Song song với hệ thống trên, bên sản phẩm Mã nguồn mở có máy chủ web Apache, kết hợp cơ sở dữ liệu MySQL, và ngôn ngữ lập trình PHP, Perl, Python, tạo ra một hệ thống máy chủ web rất linh hoạt, an toàn và ổn định, và hệ thống này đã được sử dụng rất phổ biến trên cả hệ điều hành Linux lẫn Windows
TỔNG QUAN VỀ WORDPRESS GIỚI THIỆU CÀI ĐẶT
2.1- Lịch sử hình thành và phát triển
- WordPress là một mã nguồn web mở để quản trị nội dung (CMS – Content Management System ) và cũng là một nền tảng blog (Blog Platform) được viết trên ngôn ngữ PHP sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL được phát hành đầu tiên vào ngày 27/5/2003 bởi Matt Mullenweg và Mike Little
- Thực ra WordPress lúc đầu mới công bố ra nó không được xem như là một CMS bởi vì sức mạnh của nó cũng còn giới hạn ít nhiều nên lúc đó cộng đồng xem WordPress chỉ là một mã nguồn được lựa chọn để phát triển blog cá nhân bình thường với các tính năng rất cơ bản là hỗ trợ tạo trang tĩnh, tạo bài viết có nhúng tính năng bình luận bài viết để thành viên có thể tương tác
- Tuy vậy, so với công nghệ lúc bấy gì thì WordPress cũng đã có những bước tiến vượt bật so với những đối thủ khác mà cái quan trọng nhất là tính tương tác hoàn toàn đơn giản để có thể gần gũi với người sử dụng không chuyên Vì vậy lúc đó WordPress đã bắt đầu trở thành một mã nguồn mở được nhiều người chú ý đến và nhận donation (quyên góp) từ những người ủng hộ để có thể phát triển được tốt hơn
- Và đúng như nguyện vọng của nhiều người, WordPress đã có một sự phát triển vượt bậc ngay sau đó mà đầu tiên là sự nâng cấp về backend để quản lý tốt hơn, nhiều tính năng mới được ra đời (trong đó có tính năng Custom Field thần thánh mà mãi tận bây giờ nó vẫn nằm trong top các tính năng thú vị nhất), kèm theo đó là một thư viện theme chính thức được công bố với hàng trăm giao diện khác nhau cho WordPress mà người dùng có thể tải về
- Tiếp tục vài năm sau đó, các bản WordPress mới hơn lần lượt ra đời và kèm theo đó là thư viện plugin khổng lồ được ra mắt, đánh dấu thời kỳ hoàng kim của WordPress Đặc biệt là khi WordPress ra mắt phiên bản 2.8, có nhiều thay đổi và tính năng nâng cao được cập nhật làm cho WordPress càng trở nên mạnh mẽ hơn, và nó trở thành một CMS chính hiệu lúc nào không hay
- Hiện tại tính ở thời điểm này, WordPress đã có những con số rất ấn tượng như sau:
Khoảng 72,000,000 website đang sử dụng mã nguồn mở WordPress
Mỗi ngày có khoảng 145,000 lượt download mã nguồn WordPress từ trang chủ
WordPress chiếm khoảng 19% thị phần cho tổng số website có mặt trên thế giới Trong khi đó Joomla chỉ có 3% Và website không sử dụng CMS chiếm 69%
Tổng số lượt download hiện tại của WordPress là khoảng 500,000,000 lần Như vậy chắc bạn cũng đã hình dung ra độ khủng khiếp của WordPress rồi nhỉ Chưa hết đâu, và đây là một số website lớn trên thế giới tin dùng WordPress:
Vậy thì tại sao bạn lại không sử dụng WordPress ngay từ bây giờ nhỉ? Hay bạn vẫn còn đang băn khoăn khi sử dụng WordPress có nhược điểm và ưu điểm gì chăng? Ok, để mình thử liệt kê ra các ưu và nhược điểm của WordPress nhé
2.2- Giới thiệu và định nghĩa về WordPress
- Wordpress là một CMS được xây dựng từ ngôn ngữ lập trình PHP và sử dụng hệ quản trị CSDL MySQL để lưu trữ WordPress được phát triển bởi Michel Valdrighi và public hoàn toàn miễn phí (Open Source) Tính tới thời điện hiện tại thì version mới nhất của WordPress là Version 4.7, bạn có thể download WordPress tại trang chủ của nó Sử dụng WordPress bạn sẽ có cảm giác như đang sử dụng một phần mềm trên máy tính bởi nó có nhiều tính năng rất chuyên nghiệp như setup, tự tải và cài đặt các plugin trên internet, hệ thống thông báo tự động
- Trước đây WordPress được ví như một CMS thường sử dụng cho cho cá nhân tạo blog hay các doanh nghiệp tạo website đơn giản để quảng bá thương hiệu Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại thì nó không còn là một Blog CMS nũa mà trở thành một công cụ tạo ra nhiều loại website khác nhau, trong đó có cả website mảng thương mại điện tử (1)
- Wordpress được đánh giá là một hệ quản trị nội dung mã nguồn mở mạnh Với ưu điểm dễ cài đặt và quản lí với mức độ tin cậy cao Hiện nay wordpress đang được phổ biến trên thế giới
- Wordpress đáp ứng được mô tả về 7 đặc tính của Web 2.0:
● Web có vai trò nền tảng, có thể chạy mọi ứng dụng
● Tập hợp trí tuệ cộng đồng
● Dữ liệu có vai trò then chốt
● Phần mềm được cung cấp ở dạng dịch vụ web và được cập nhật không ngừng
● Phát triển ứng dụng dễ dàng và nhanh chóng
● Phần mềm có thể chạy trên nhiều thiết bị
● Giao diện ứng dụng phong phú
- Joomla được sử dụng để xây dựng nhiều trang web khác nhau đặc biệt là:
● Website của các tổ chức hoặc website thông tin
● Website thương mại điện tử
● Website các công ty nhỏ
● Website trường học, ngân hàng, chính phủ vv
● Và nhiều ứng dụng khác nữa (1)
- Nhiều plugin hỗ trợ, hầu như mọi ý tưởng đều đã có plugin hỗ trợ
- Nhiều theme có sẵn, hầu như là nhiều nhất trong các CMS hiện nay Bao gồm các theme miễn phí và theme trả phí rất chuyên nghiệp
- Dễ tùy biến, nếu bạn là người đã có kiến thức sẵn về PHP, CSS, HTML thì điều này rất dễ dàng
- Nhiều cộng đồng hỗ trợ và hướng dẫn, đơn cử là như ThachPham.Com của mình đây
- Có thể làm được nhiều thể loại website, từ blog cá nhân đến các trang thương mại điện tử
- Nhẹ và hao tốn ít tài nguyên máy chủ
- Các Theme Framework hiện có sẽ giúp bạn tự thiết kế giao diện WordPress dễ dàng
- Dễ sử dụng và quản lý (2)
- Nhiều khái niệm khó hiểu nếu bạn mới bắt đầu
- Muốn tùy biến WordPress, bạn phải có kiến thức lập trình web căn bản nhất
- Các theme đẹp đa phần là phải trả phí Và plugin cũng vậy
- Nếu bạn là Developer, bạn sẽ hơi mệt mỏi với các hàm có sẵn của WordPress vì nó quá nhiều
- Với các ưu điểm và nhược điểm như vậy, mình nghĩ rằng bạn đã tự quyết định được rằng có nên dùng WordPress rồi đúng không nào Nếu bạn cảm thấy nó không phù hợp với bạn thì bạn có thể dừng lại, nhưng nếu bạn cảm thấy nó phù hợp với tiêu chí của bạn, thì hãy cùng mình bắt đầu với WordPress ngay từ bây giờ nhé (1)
2.6 Các phiên bản của Wordpress
- WordPress 1.0 “Miles Davis” bắt đầu hỗ trợ SEO tốt hơn với các đường dẫn thân thiện (Search engine friendly permalinks) Từ phiên bản này, WordPress cũng cho phép chọn nhiều Categories trong một bài viết
- WordPress 1.5 “Billy Strayhorn” cho phép tạo các Pages Chức năng sau này được sử dụng nhất nhiều để tạo các trang tĩnh như “Giới thiệu” hay “Liên hệ”
- WordPress 2.0 “Duke Ellington” bổ sung WYSIWYG Editing sử dụng thư viện TinyMCE nổi tiếng
- WordPress 2.3 “Dexter Gordon” lần đầu xuất hiện chức năng rất được yêu thích là “Tags”
- WordPress 2.7 “John Coltrane” có sự thay đổi lớn ở giao diện back-end Phần admin menu được chuyển từ dạng ngang - bên trên sang dạng dọc - phía bên trái
- WordPress 3.0 “Thelonious” tích hợp sẵn WordPress MU vào core Lập trình viên chỉ việc khích hoạt chức năng này để sử dụng thay vì phải cài plugin để tạo multisite như trước kia Ở phiên bản này, WordPress đã bắt đầu hỗ trợ việc quản trị các Menus trong back-end Một cải tiến lớn nữa là nhà phát triển có thể tạo các Custom Post Type và Custom Taxonomy
- WordPress 3.5 “Elvin Jones” được tích hợp thêm các class mới là WP_Comment_Query, WP_User_Query giúp cho việc truy vấn đơn giản hơn Nếu như trước kia, muốn lấy danh sách user theo một tiêu chí nào đó thì phải kết nối trực tiếp tới database và JOIN các bảng wp_users, wp_usermeta, thì nay đã có thể sử dụng WP_User_Query (tương tự như việc dùng WP_Query ở các posts) Ngoài ra ở phiên bản này còn có thêm một Image Editing API (WP_Image_Editor) giúp làm việc với ảnh crop, resize, rotate
- WordPress 3.8 “Parker” là một bản cập nhật lớn cho giao diện quản trị back- end Các đối tượng UI được làm phẳng đẹp mắt, font chữ Open Sans hiện đại và hỗ trợ full responsive Bộ icon font “Dashicons” cũng được tích hợp từ phiên bản này
THIẾT KẾ CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CHO WEBSITE TMĐT
Setup cho website
3.1 Cài ngôn ngữ Tiếng Việt cho trang Web
Vào Setting chọn general rồi chọn Site language
Rồi chọn đường dẫn đến nơi chứa font tiếng Việt
- Một số Plugin thông dụng
JetPack – Bộ tập hợp các công cụ hữu ích cho WordPress (không cài được ở localhost)
Woocommerce- Tạo một trang thương mại điện tử
Akismet – Chống spam bình luận cực mạnh
Advanced TinyMCE – Bổ sung các nút soạn thảo vào WordPress
Yoast SEO – Hỗ trợ SEO cho WordPress tốt nhất
WP Super Cache – Tạo bộ nhớ đệm để tăng tốc website iThemes Security – Plugin bảo mật thông dụng nhất cho WordPress
Contact Form 7 – Tạo form liên hệ tốt nhất
Responsive Lightbox by dFactory – Tạo hiệu ứng lightbox khi click vào ảnh để xem ảnh lớn
ReplyMe – Gửi thông báo khi có người trả lời bình luận
Disqus – Nếu bạn muốn dùng hệ thống bình luận (2)
3.3 Cài đặt một trang TMĐT bằng plugin Woocommerce
B1:Nhấn Gói mở rộng rồi click vô Cài mới
B2:Nhập tên Plugin Woocommerce và ấn kích hoạt
B3: Nhấn Gói mở rộng rồi click vô Đã cài đặt và chọn plugin Woocommerce kích hoạt
Sau khi cài đặt thì kích hoạt như bình thường Khi kích hoạt nó sẽ chuyển thẳng bạn đến trang thiết lập ban đầu cho Woocommerce và nó tự sử dụng ngôn ngữ đã thiết lập trên website Ấn nút Bắt đầu nào để tiến hành thiết lập ban đầu
Kế đến là bước cài đặt trang cần thiết cho Woocommerce, ở đây nó sẽ cài một số trang bắt buộc như Cửa hàng, Giỏ hàng, Thanh toán,…vì nếu không có các trang này thì sẽ không hoàn thiện được Do vậy ta sẽ ấn nút Tiếp tục
Kế tiếp là cài đặt vị trí cửa hàng, ở đây bạn sẽ cài đặt quốc gia của cửa hàng bạn, loại tiền tệ, định dạng tiền tệ Nếu bạn thiết lập cho cửa hàng tại Việt Nam thì nên thiết lập như ảnh dưới Ở bước cài đặt vận chuyển và thuế bạn cứ ấn Tiếp tục mà không cần chọn gì nhé, cái này chúng ta sẽ thiết lập kỹ hơn ở mục riêng của nó Sau khi thiết lập xong thì quay lại trang quản trị Ở phần thiết lập thanh toán, bạn có thể tạm đánh dấu vào mục Bank Transfer (BACS) Payment và Trả tiền mặt khi nhận hàng
Bây giờ bạn đã thiết lập thành công, ấn nút cho phép nếu bạn muốn giúp tác giả thu thập dữ liệu sử dụng trên website
Khi đã cài đặt xong ta cài tiếp thêm theme Storefont một trong những theme phù hợp với plugin mạnh như Woocommerce.Thực hiện như bước hướng dẫn trên (2)
3.4 - Tìm hiểu về User Manager - Quản lí người dùng
- Có ít nhất một user được đăng ký trong mỗi website Wordpress Khi cài đặt Wordpress đó là user có đặc quyền cao nhất là Super User Mỗi user khi đăng ký cần có một username, một địa chỉ email và một password Mỗi user sẽ được gán vào một nhóm user (userGroup) Mỗi nhóm user có một cấp độ truy xuất khác nhau trong website
Tài khoản Super User sau khi cài đặt Wordpress 3.4.2 - Xem các danh mục của User Group
+ Vào Thành viên rồi chọn Thêm mới Điền đầy đủ thông tin như trên và chọn quyền ở phần chọn Vai trò là ok
- Hệ thống Wordpress có các quyền hạn của nhóm như sau:
- Vai trò của thành viên role Administrator Administrator là thành viên có quyền cao nhất trong WordPress Các quyền cơ bản của role Administrator gồm: Thay đổi, chỉnh sửa theme Thêm, chỉnh sửa, bật/tắt các plugins Quản lí các widget Quản lí các tùy chọn Quản lí, duyệt các comment Thêm, xóa, chỉnh sửa các page, chủ đề, liên kết Viết bài, xóa, chỉnh sửa các bài viết Xuất bản các bài viết Quản lí và phân quyền cho các thành viên Upload file ……
- Vai trò của thành viên role Editor: Editor là thành viên có quyền cao thứ 2 trong WordPress Các quyền cơ bản của role Editor bao gồm: Duyệt các comment Quản lí các chủ đề Quản lí các liên kết Upload file Viết bài, chỉnh sửa bài viết của mình và của những người khác Xuất bản các bài viết Chỉnh sửa các page
- Vai trò của thành viên role Author: Author là thành viên có quyền cao thứ 3 trong WordPress Author về cơ bản chỉ có quyền để post bài trên WordPress mà thôi Viết bài, chỉnh sửa bài viết của mình Xuất bản bài viết Upload file
- Vai trò của thành viên role Contributor: Contributor trong WordPress chỉ có quyền chuẩn bị bài viết (draft), chỉnh sửa bản draft đó trước khi Administrator hoặc Editor xuất bản nó: Viết bài Nhưng không thể xuất bản bài viết, khi nào Administrator hoặc Editor duyệt thì bài mới được đăng
- Vai trò của thành viên role Subscriber: Subscriber là role có quyền thấp nhất trong WordPress, user thuộc role này chỉ được xem nội dung website và theo dõi website (nhận được email khi có nội dung mới đăng) (2)
2 Thạch, Phạm Website (thachpham.com)
3.5 - Tìm hiểu về menu manager
- Để xem các trang web của website Wordpress, ta cần một menu gồm các menu item với các liên kết tương ứng tới các bài viết Bạn có thể tạo nhiều menu Mỗi menu có một module tương ứng để qui định vị trí hiển thị trên một vùng của trang template
- Sau khi đã tạo ra category nghĩa là tạo Chủ đề của bài viết Rồi tạo các bài viết theo một chủ đề Việc tiếp theo là tạo menu gồm các menu item:
● Để liên kết đến một chủ đề bài viết và hiển thị danh mục các bài viết trong chủ đề này (dạng blog / list)
● Hoặc để liên kết đến một bài viết và hiển thị nội dung bài viết này cho mọi người ghé thăm trang web có thể xem
3.5.2 - Xem danh mục các menu
+ Vào Trang -> Tất cả các trang
+ Giao diện Menu Manager xuất hiện với danh sách các menu cần quản lý
3.5.3 - Tạo mới menu / hiệu chỉnh menu
-Để tạo menu ta vào Giao diện và chọn mục Menu
- Mặc định bạn sẽ chưa có một menu nào, bạn hãy nhập tên menu cần tạo rồi ấn
Sau đó, bạn nhìn cột bên tay trái là các đối tượng mà bạn có thể thêm vào menu như Page, Categories, Link (một liên kết bất kỳ) Bạn có thể chọn đối tượng mà bạn cần thêm vào và ấn nút Thêm vào Menu để thêm nó vào menu đang mở
- Thêm một liên kết với tùy chọn Link bạn có thể xem hình dưới đây:
- Thêm một Post (bài viết) vào Trình đơn
Nếu ở phía bên tay trái của Trình đơn bạn không thấy có mục Bài viết thì bạn có thể vào mục Tùy chọn hiển thị chọn Bài viết
- Sau khi bạn chọn mục Bài viết ở trên thì ở phía tay trái của Trình đơn sẽ xuất hiện mục Bài viết, sau đó bạn thêm bài viết vào Trình đơn như hình sau:
3.6 Cách đăng một bài viết
-Để đăng một Bài viết, bạn truy cập vào WordPress Dashboard, click vào Viết bài mới bên tay trái
- Để quản lý bài viết ta vào Bài viết rồi chọn Tất cả bài viết
-Ở đây ta có thể thêm ,sửa, xóa bài viết tùy ý
- Ta vào phần Giao diện bên tay trái rồi chọn Header
- Tiếp đến chọn phần Thêm ảnh mới bên tay trái
- Chọn ảnh tù file trên máy hoặc thư viện có sẵn , Chọn và cắt bên tay phải
- Và đây là kết quả
3.8 Thêm một sản phẩm đơn giản
- Chọn mục Sản phẩm chọn Add product
- Tại đây nó sẽ giống như trang thêm bài viết, nhưng nó sẽ có nhiều chức năng riêng để thêm một sản phẩm
- Phần tiêu đề và nội dung chúng ta sẽ nhập nó như tiêu đề sản phẩm và nội dung mô tả chi tiết của sản phẩm
- Ngay bên dưới nó là phần Dữ liệu sản phẩm, ở đây bạn hãy chọn là Sản phẩm đơn giản Ở bên dưới khung đó là các phần bạn nhập thông tin sản phẩm như giá cả, mã sản phẩm, quản lý kho hàng,….Cụ thể mình sẽ nói ở dưới
- Thiết lập danh mục sản phẩm ở bên tay trái có thêm mới (Add new category) và danh mục sản phẩm tùy chọn ( All category)
- Thiết lập từ khóa sản phẩm để có thể tìm kiếm trên search product ở phần trên dóc phải màn hình
- Thêm thư viện sản phẩm
- Đăng bài viết sản phẩm
B1: Click vàoThêm vào giỏ hàng
B2:Click vào menu trang Giỏ hàng
B3: Chọn Proceed to checkout sau đó điền thông tin khách hàng rồi ấn Đặt hàng
Chọn mục Woocommerce chọn mục Đơn hàng bên tay trái màn hình ta được thông tin khách mua hàng