1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Yếu tố tạo hình và các thủ pháp đồ họa

72 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Yếu Tố Tạo Hình Và Các Thủ Pháp Đồ Họa
Tác giả ThS. Lê Văn Thân
Trường học Khoa Mỹ Thuật CN-KT
Thể loại học phần
Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 4,71 MB

Nội dung

Trang 2 2- Mục tiêu của môn học-Việc sử dụng các thủ pháp đồ họa trong các thiết kế đồhọa mang những đặc trưng riêng, tạo được những hiệu ứng độc đáo góp phần nâng cao giá trị th

Trang 1

trong đó thủ công được coi là phương pháp chủ đạo

Trang 2

2- Mục tiêu của môn học

-Việc sử dụng các thủ pháp

đồ họa trong các thiết kế đồ họa mang những đặc trưng riêng, tạo được những hiệu ứng độc đáo góp phần nâng cao giá trị thẩm mĩ cũng

như nội dung cho sản phẩm

đồ họa nói riêng và các sản phẩm Mỹ thuật ứng dụng khác như với lĩnh vực Thời Trang, TK Công nghiệp

Trang 3

-Việc nghiên cứu thủ pháp tạo chất liệu trong thiết

kế đồ họa không những hướng tới một cái nhìn tổng quan mà còn nhằm hiểu rõ hơn về các cách thức thực hiện cũng như tầm quan trọng của các loại thủ pháp này trong lĩnh vực thiết kế mỹ thuật ứng dụng

-Thủ pháp tạo chất liệu trong thiết kế đồ họa là

một phương pháp và kỹ năng chuyên biệt được

thực hiện dưới nhiều cách thức mà trong đó thủ

công được coi là phương pháp chủ đạo.

-Có nhiều loại thủ pháp : Thủy ấn, in độc bản, in sáp

nến….

Trang 4

3- Các loại thủ pháp tạo chất liệu trong

đồ họa

3.1-Khái niệm về Thủy ấn:

Thủy ấn họa là một phương pháp thiết kế hoa văn trên bề mặt nước tạo ra các tác phẩm có hoạ tiết tương tự như đá cẩm thạch mịn bằng các loại thuốc nhuộm,

dung dịch lỏng hay màu nước với cọ vẽ Các họa sĩ sử dụng các loại cọ vẽ lần lượt thả màu vào chất lỏng và

di chuyển nhẹ nhàng nhằm tạo các hình vẽ lan tỏa như khói Các hoa văn sẽ được tạo ra khi màu mực nổi lên mặt nước Tác phẩm sau đó được cẩn thận in lên bề mặt của chất liệu thấm nước như giấy hoặc vải và

hong khô

Trang 5

Qua nhiều thế kỷ, con người đã ứng dụng kỹ thuật in thủy ấn vào

nhiều bề mặt chất liệu khác nhau Những sản phẩm in từ kỹ thuật này thường được dùng làm mặt giấy viết thư pháp, bìa sách và các trang giấy vân gấm trong các quyển sách Một nguyên

do tạo nên sự hấp dẫn của in thủy ấn là mỗi

bản in đều là những chế tác độc nhất.

Trang 6

Việc sử dụng các thủ pháp đồ họa trong các thiết

kế đồ họa mang những đặc trưng riêng, tạo được những hiệu ứng phong phú ,độc đáo và đa dạng góp phần nâng cao giá trị thẩm mĩ cũng như nội dung cho những các sản phẩm đồ họa và những sản phẩm mỹ thuật ứng khác như thiết kế thời trang, nội thất và đồ họa giá vẽ….

Trang 7

3.2 Thủ pháp thủy ấn

Thủy ấn là một thủ pháp đặc trưng trong số các loại thủ pháp tạo chất liệu trong đồ họa Thủ pháp này sử dụng đặc tính nổi trên bề mặt nước của chất liệu sơn để tạo nên các tác phẩm Các tác phẩm thủy ấn mang nhiều

hình dạng khác nhau, nhưng đặc biêt không có một tác phẩm nào có sự trùng lặp tuyệt đối.

Thủ pháp thủy ấn thông thường mang lại kết quả là

những đường nét tự nhiên của sơn hòa quyện lại với

nhau Các đường nét này có sự phong phú về hình dạng, kích thước cũng như sắc độ và màu sắc đã tạo nên sự hiệu quả thú vị của thủ pháp này Ngoài ra sử dụng thủ pháp thủy ấn cũng làm nên các hiệu ứng đường vân của

đá cẩm thạch hay vân của các loại đá khác

Trang 8

Có nhiều phương pháp để vẽ thủy ấn Các vật liệu cần

dùng bao gồm một khay nông chứa nước và các loại mực hoặc màu sơn, dung dịch khác nhau được cẩn thận cho lên bề mặt chất lỏng bằng một chiếc bút lông.Các chất bổ sung và các hóa chất hoạt động bề mặt khác nhau được sử dụng để làm nổi màu lên mặt nước Một giọt màu

"âm" được làm từ nước thường có thêm chất hoạt động bề mặt được sử dụng để đẩy giọt màu vào vòng Quá

trình được lặp lại cho đến khi bề mặt nước được bao phủ bởi các vòng tròn đồng tâm

Trang 9

Các màu nổi sau đó được xử lý cẩn thận bằng cách thổi trực tiếp hoặc bằng ống hút, quạt hoặc cẩn thận sử dụng tóc người để khuấy màu Trong thế kỷ 19, Tokutaro Yagi

đã phát triển một phương pháp thay thế theo phong các Kyōto gọi là suminagashi bằng cách sử dụng một mảnh tre nhẹ nhàng khuấy động các mảng màu sắc, dẫn đến thiết kế xoắn ốc đồng tâm Một tờ giấy washi sau đó

được đặt cẩn thận lên mặt nước để in phần màu nổi Các loại giấy thông thường, mà thường được làm bằng kozo (dâu giấy), không đủ kích thước và bền để chịu được sự ngâm trong nước mà không rách không bị rách.

Trang 10

Một phương pháp thủy ấn quen thuộc hơn đối với người châu Âu và Mỹ được thực hiện trên bề mặt của một chất nhầy nhớt, được gọi là size hoặc sizing trong tiếng Anh Trong khi phương pháp này thường được cho là xuất

phát từ Thổ Nhĩ Kỳ và được gọi là ebru trong tiếng Thổ hiện đại, người dân tộc Thổ không phải là dân tộc duy

nhất biết sử dụng loại hình nghệ thuật này mà còn có

người Ba Tư, Tajik và người gốc Ấn Độ cũng có khả năng

in thủy ấn Việc người châu Âu sử dụng thuật ngữ Thổ Nhĩ Kỳ cho nguồn gốc của loại hình nghệ thuật này rất có thể là do nhiều người gốc Âu thường lần đầu tiên bắt gặp loại hình nghệ thuật ở Istanbul, cũng như các tài liệu

quan trọng đều đề cập đến người Hồi giáo như người Thổ Nhĩ Kỳ, giống như người châu Âu được gọi là Firengi

trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và tiếng Ba Tư, nghĩa đen là

Frankish.

Trang 11

3-3 Ứng dụng củaThủy ấn trong các SP MT Ứng dụng:

Các bản in thủy ấn vẫn được sản xuất cho đến ngày nay và

phương pháp này hiện được áp dụng cho vải và các bề mặt

không gian ba chiều, cũng như giấy Bên cạnh các ứng dụng

truyền thống vẫn được duy trì, các nghệ sĩ ngày nay đã sử dụng phương pháp này như một kỹ thuật vẽ tranh, và là một yếu tố trong ảnh ghép Trong hai thập kỷ qua, thủy ấn họa là chủ đề của nhiều hội thảo quốc tế và triển lãm bảo tàng Cuộc hội thảo quốc tế đầu tiên được tổ chức tại Santa Fe NM vào năm 1989 được tài trợ bởi tạp chí Ink & Gall Các cộng đồng nghệ nhân quốc tế có thể được tìm thấy trên các mạng xã hội truyền thông như Facebook và mạng lưới thủy ấn quốc tế

Thủy ấn họa đã được biến tấu thành một phương pháp để trang trí bàn tay và khuôn mặt cho các sự kiện lễ hội Màu sắc phản ứng neon hoặc tia cực tím thường được sử dụng với các loại

màu nước không độc hại.

Trang 12

Giấy bìa từ một cuốn sách ở Hà Lan hoặc Đức trong khoảng từ

1720 đến 1770

Trang 13

Giấy bìa từ một cuốn sách ở Pháp vào

khoảng

năm 1880

Trang 14

Thủy ấn họa đã được biến tấu thành một

phương pháp để trang trí bàn tay và khuôn mặt cho các sự kiện lễ hội Màu sắc phản ứng neon hoặc tia cực tím thường được sử dụng với các loại màu nước không độc hại.

Trang 15

Ứng dụng của Thủy ấn trong các SP MT Ứng dụng:

Trang 20

Môt số kết quả của PP Thủy ấn của sinh viên:

Trang 22

Tranh Thủy ấn

Trang 23

Các đường nét, hay đường vân đá cẩm thạch có được

trong quá trình thực hiện thủ pháp thủy ấn chính là kết quả việc ứng dụng đặc tính của sơn nổi trên bề mặt

nước Sau khi cho một lượng sơn vừa đủ vào nước, ngay lâp tức lớp sơn này sẽ nổi lên trên bề mặt dung dịch

nước, tạo thành một lớp màng sơn mỏng Tùy theo ý đồ sáng tác của người nghệ sĩ mà số lượng lớp sơn sẽ có độ dày mỏng khác nhau cũng như màu sắc cũng được sử

dụng với ý đồ khác nhau Khi đã có được một bề mặt sơn như ý, người nghệ sĩ sẽ thực hiện một chuỗi các thao tác khác nhau nhằm tạo ra được hiệu ứng chuyển động cho tác phẩm của mình.

Trang 24

Các thao tác này có thể được thực hiện cùng với một số công cụ như ống hút, sợi tóc hay những thanh tre mảnh nhằm tạo sự chuyển động cho các lớp sơn Công đoạn

cuối cùng được cho là tương đối quan trọng, ở công đoạn này người thực hiện sẽ úp một tờ giấy hoặc vải lên trực tiếp bề mặt sơn ấy Lớp sơn đã được vẽ trên mặt nước lúc đầu sẽ bám vào bề mặt giấy sau công đoạn này Lưu ý, cần sử dụng những loại giấy có chất liệu tương đối dai, không bị rách khi tiếp xúc với nước để công đoạn cuối

được diễn ra một cách trơn tru và thành công.

Trang 25

Những gam màu trong thủy ấn :

Gam lạnh

Trang 30

Gam tương phản

Trang 36

DỤNG CỤ CẦN THIẾT

• Bộ màu marble Jacquard

• Carrageenan (chất làm dày được chiết xuất từ rong biển)

• Alum (phèn chua) hoặc Mordant (chất cầm màu)

• Khay nông, độ sâu lý tưởng 2.5-7.5cm Độ lớn vừa

đủ cho mẫu sản phẩm, sao cho cạnh sản phẩm không chạm vào thành khay.

• Đồ đựng nước làm dày.

• Giấy báo hoặc khăn giấy.

• Dụng cụ có đầu nhọn để tạo vân: tăm, lược, cào, cây xiên hoặc que.

• Giấy hoặc vải trắng,giấy trắng, giấy các màu cosddoj dày vừa phải.

• Dung dịch Synthetic Gall để tăng độ khuếch tán

màu.

Găng tay ni lông và dầu hỏa hoặc xăng……

Trang 37

Màu Thủy ấn

Trang 39

Giới thiệu kỹ thuật in marbling

Thủy ấn họa (Marbling) là một hình thức nhuộm màu cho nhiều chất liệu khác nhau, chủ yếu là giấy, vải, gỗ, da

bằng cách thả màu loang tự do trên mặt nước đã làm dày (thickened water) để vân màu tạo ra ngẫu nhiên, sau đó nhúng vật cần nhuộm màu vào, màu sẽ bám chắc lên

trên bề mặt Kỹ thuật in này được sử dụng cả ở châu Âu

và châu Á Mô tả sản phẩm

• Chất làm dày nước, là một dẫn xuất cellulose Giá

thành kinh tế, an toàn khi sử dụng vì được dùng trong cả ngành chế biến thực phẩm.

• Nước làm dày sẽ giữ cho màu nổi trên bề mặt nước và không bị rơi xuống đáy.

• Xuất xứ: Pháp

Trang 40

Hướng dẫn sử dụng

• Pha theo tỉ lệ 50g bột : 6-7L nước ấm

• Màu sẽ loang kém khi nước quá dày, loang nhanh khi nước quá lỏng, nên tùy theo kỹ thuật mà gia giảm độ dày nước sao cho phù hợp Độ pH phù hợp 7-9, độ pH ít hơn

sẽ khiến bột khó tan và dễ lắng cục.

• Cho bột vào từ từ và khuấy đều tay Chú ý bột sẽ không tan ngay mà bị vón cục Dùng tay bóp bột vón cục lớn để

nó tan nhanh hơn Lượng bột vón cục nhỏ còn lại sẽ tự tan hết trong vòng 12 tiếng sau đó Có thể cho bột vào bình nước đậy kín rồi lắc để tan nhanh hơn, hoặc khuấy bằng máy, tuy nhiên cách này sẽ tạo nhiều bọt, nên cần lược lại hoặc để nước nghỉ một lát cho hết bọt.

Trang 41

• Nước sau khi làm dày có thể dùng trong vài ngày ở

nhiệt độ phòng Khi nào thấy nước có mốc, bốc mùi hoặc chảy lỏng thì nên thay mới Cất giữ trong tủ lạnh có thể giữ nước hơn 1 tuần Nhưng lưu ý thời gian càng lâu chất lượng nước càng giảm.

• Để tránh các tác nhân phụ ngoài ý muốn, nên đeo khẩu trang khi lấy bột ra, tránh hít phải.

• Đậy kín thùng đựng nước khi không dùng tới.

Quy cách

• Gói 100g

• Có thể mua gói lớn 1kg.

Trang 42

4- Tranh Độc bản

4 1- Khái niệm về tranh độc bản

Tranh độc bản là tác phẩm hội họa chỉ có một bản duy nhất, không có bản thứ hai.

Trong hội họa, hầu hết các tác phẩm vẽ bằng sơn dầu, lụa, chì, màu nước, đều là độc bản, những tranh chép lại chỉ là phiên bản Tuy vậy, trong thực tế, người ta ít dùng thuật ngữ độc bản

để chỉ các tranh trên.

Thuật ngữ này thường dùng để chỉ tranh đồ họa in được một bản duy nhất Tranh in độc bản thường hay sử dụng mika, kính, tấm kẽm phẳng như một bề mặt chế bản Vẽ lên chúng và

phối hợp nhiều chất liệu, nhiều thủ pháp kỹ thuật khác nhau sẽ cho ra một bản tranh in duy nhất Ví dụ: kết hợp in với vẽ bằng tay, in và vẽ chồng chéo các chất liệu khác nhau trong một tác phẩm, phun các mảng màu lên giấy rồi in nét lên sau

Tranh độc bản thường được coi là quý hiếm.

Trang 43

In độc bản là phương pháp in đồ họa chỉ cho ra một tranh

in duy nhất Có ý kiến cho rằng, in độc bản là loại tranh lai ghép hay pha tạp đầy tranh cãi Nó không phải là

tranh in, cũng không phải là hội họa, mà là một sự kết hợp của cả hai Điều này chưa thật chính xác bởi tranh in độc bản mang ý nghĩa là tranh in ngay trong tên gọi của

nó ở bất kỳ ngôn ngữ nào Song, nói đó là sự kết hợp của hội họa và đồ họa in ấn thì không hoàn toàn sai Trong các cách thể hiện tranh in độc bản có kỹ thuật bôi, vẽ

màu lên bề mặt khuôn in đúng theo nguyên tắc hội họa

và tranh in ra từ đó có hiệu quả thẩm mỹ của hội họa Tuy nhiên, khi đã in ra giấy thì hình ảnh in kiểu đó lại

thuộc phạm vi đồ họa in ấn.

Trang 44

một hình ảnh duy nhất Giả thuyết đầu tiên cho rằng in độc bản có thể đã vô tình xuất hiện trong khi các thợ in tranh thực hiện những phương án thử nghiệm lau mực cho bản in bằng phương pháp in lõm vào thế kỷ 15

Trang 45

Vào thế kỷ 16, một số họa sỹ đã thực hiện kỹ thuật in lại hình từ bản tranh in mới vừa in xong (khi mực in còn

ướt) sang một tờ giấy khác hay ván in; hoặc không ít họa

sỹ từng dùng giấy ấn vào bề mặt tranh sơn dầu để lấy đi lượng màu thừa - tất cả các hành động kiểu như vậy đều

có tính chất in độc bản mà không hề được nhận thức hay tính toán trước Xa hơn nữa, chúng ta có thể gắn nguồn gốc của phương pháp in độc bản với hiện tượng in dấu bàn tay con người trên vách hang động thời nguyên thủy hay các hành động in dấu vân tay điểm chỉ trên các văn tự từ thời cổ đại

Trang 46

Một số tác phẩm in độc bản

Trang 50

-Phương pháp in độc bản bao hàm các kỹ thuật xử lý hình ảnh bằng các chất liệu màu ướt, mực in trên những bề mặt phẳng không thấm nước và chỉ có thể in ra một tranh in duy nhất trên giấy hay vải, nilon Tác phẩm tranh in được thực hiện bằng

phương pháp này gọi là “tranh in độc bản”.

- Như vậy, tranh in độc bản là loại tranh chỉ có một bản duy

nhất được in từ một bề mặt không thấm nước như kính, kim loại, nhựa đã được bôi, vẽ bằng màu ướt hay mực in.

Chất liệu tranh in độc bản vô cùng phong phú, có thể nói gần như không giới hạn Nền in có thể là giấy, vải, nilong, vỏ cây,

da động vật, gelatin…

-Mực in có thể sử dụng là các loại mực in gốc dầu như mực in offset, sơn dầu, guát, màu nước hay các loại màu được chiết xuất từ thế giới tự nhiên (thực vật, khoáng sản).

Trang 52

Tranh in độc bản được thể hiện dựa trên nguyên lý kỹ

thuật in hình ở mức độ đơn giản nhất trực tiếp từ một bề mặt có phủ lớp màu thể chất dạng loãng hay sệt Hình thức lấy một tờ giấy thấm lượng mực viết thừa trên

trang viết hay dùng bàn tay lấm bùn đập lên một bề mặt nào đó chính là biểu hiện thực tế của nguyên lý kỹ thuật

in độc bản Trong sáng tác tranh in, việc đưa màu nước, guát hay mực in lên một bề mặt không thấm nước rồi in

ra bằng tay hay bằng máy in nén là quá trình tạo ra bức tranh in độc bản Điểm khác biệt của phương pháp in độc bản là từ bản in chỉ cho ra đời một tranh duy nhất, không

có bản thứ hai hay hơn nữa như các phương pháp in

khác.

Trang 53

Tranh in độc bản nằm ở giữa hội họa và đồ họa,

vì vậy ngôn ngữ tạo hình của nó rất phong phú,

đa dạng, từ những đường nét đồ họa đen trắng đơn giản đến các hình thể vờn khối kỹ lưỡng

hay các phối hợp màu sắc nhiều lớp, nhiều sắc độ mà hội họa sở hữu Sự hấp dẫn của tranh in độc bản nằm ở sự thông quang có một không hai của màu in trên giấy - điều làm nên chất

lượng của các sắc độ sáng trong tranh rất khác

so với việc vẽ cũng thứ màu đó trên giấy hay

các loại tranh in khác

Trang 54

Ngoài ra, vẻ đẹp của thể loại tranh (phương tiện nghệ thuật) này còn được bộc lộ rõ trong tính tự do, ngẫu hững của đường nét, mảng màu cũng như sự tổng hòa các đặc tính của hội họa và đồ họa Tranh

in độc bản là kết quả tổng hợp của trò chơi ngẫu

hứng màu sắc của mực in

và giấy, qua đó tạo ra bề mặt in ấn của tranh hết sức độc đáo mà các

phương tiện, kỹ thuật hội họa hay đồ họa khác

không có được

Trang 55

Tranh in độc bản bằng những loại lá cây

Ngày đăng: 06/02/2024, 10:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w