Trang 1 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ --- BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ THỰC HIỆN NĂM 2021 TÌM HIỂU VIỆC SỬ DỤNG TỪ PHỨC VỚI HÌNH VỊ PHÁI SINH TRONG BÀI VIẾ
Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài trong và ngoài nước
Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài nước ngoài
Một nghiên cứu đến từ trường đại học Yogyakarta ở Indonesia, của Gayo và Widodo (2018) đã điều tra các lỗi trong bài viết Tiếng Anh của học sinh trung học cơ sở, ở Indonesia, dựa trên cấp độ hình thái và cú pháp Tác giả đã yêu cầu một nhóm 77 học sinh lớp 9 viết một đoạn văn khoảng 150 từ về động vật, thực vật, hoặc con người Bài viết sẽ trở thành đối tượng được phân tích theo thứ tự hình vị, từ loại, cụm từ, mệnh đề, và câu Dữ liệu sau đó được phân loại thành lỗi hình thái và cú pháp Dựa trên việc phân tích các bài viết của học sinh, nhóm tác giả phát hiện nhiều lỗi sai ở cả hai cấp độ hình thái và cú pháp học Cụ thể, các lỗi ở cấp độ hình thái học bao gồm biến tố, phái sinh, động từ liên kết, giới từ, mạo từ, đại từ nhân xưng, động từ phụ Về cấp độ cú pháp, các lỗi xảy ra ở các phần: bị động, thì, cụm danh từ, động từ bổ trợ, Tác giả đã chỉ ra các lỗi mà học sinh thường có các xu hướng mắc phải:
Thứ nhất, lỗi lược từ (obmission)
Tác giả đưa ra hai câu mà học sinh đã viết (1) Ants live together by form colonies và (2) They have antenna on their head as a balance Ở câu (1) học sinh đã lược bỏ hậu tố "ing" ở chữ form, và câu (2) học sinh đã lược bỏ hậu tố"er"
Thứ hai, lỗi thêm từ (addition)
Tác giả đã đưa ra hai câu ví dụ mà các học sinh làm sai (1) A rose is a woody
Thứ ba, lỗi thông tin sai lệch (misinformation) được đưa ra qua hai ví dụ dưới đây: Thay vì sử dụng busy work và entertain Học sinh đã sử dụng busy working và entertainment dẫn đến sai lệch thông tin được thể hiện trong hai câu dưới đây (1) Many people busy working in here (2) Dolphin can be very entertainment
Dựa trên những phát hiện và thảo luận ở trên, có hai kết luận được rút ra từ nghiên cứu này Thứ nhất, các lỗi được tìm thấy trong bài viết tiếng Anh của học sinh xảy ra tại cả cấp độ hình thái và cú pháp Thứ hai, các yếu tố ngôn ngữ và nội dung cũng ảnh hưởng đến các lỗi sai này Theo nhóm tác giả những phát hiện này có thể được sử dụng trong dạy và học tiếng Anh Giáo viên có thể dự đoán các lỗi sẽ được tạo ra bởi học sinh Tuy nhiên hạn chế ở đề tài này là Gayo và Widodoo đã không đưa ra những biện pháp gợi ý nào để khắc phục các khó khăn đó
Năm 2020 Sukying đã thực hiện một nghiên có tên “Kiến thức về từ loại thông qua nhận thức về hình vị học của người học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai” để điều tra về nhận thức của sinh viên Thái Lan về việc sử dụng phụ tố dựa vào kiến thức ngôn ngữ của họ Nghiên cứu được thực hiện trên 92 học sinh chuyên ngành Tiếng Anh ở khoa Giáo dục và Khoa học xã hội và nhân văn Kết quả cho thấy, kiến thức về phụ tố, bao gồm các cấu trúc họ từ rất có giá trị cho những người học tiếng Anh Những phát hiện của nghiên cứu hiện tại chứng minh rằng kiến thức về họ từ (word family) không chỉ giúp cho học sinh biết nghĩa của một từ, mà còn chỉ ra mối liên hệ giữa từ với các dạng biến tố (inflectional) và phái sinh (derivational) Đặc biệt, nghiên cứu đã cho thấy sinh viên ở các trường Đại học Thái Lan có ý kiến tích cực về sử dụng phụ tố trong lớp học như: kiến thức về phụ tố giúp phát triển sự hiểu biết về từ vựng, nâng cao khả năng đọc, kĩ năng viết cũng như ngữ pháp Sử dụng phụ tố là một cách tiếp cận hữu ích để học từ vựng Bên cạnh đó, liên quan đến các lý thuyết học tiếng Anh và phương pháp giảng dạy, nghiên cứu hiện tại cũng gợi ý, nên sử dụng kĩ thuật hướng dẫn sử dụng hậu tố vào các lớp giảng dạy ngôn ngữ thứ hai, đặc biệt trong ngữ cảnh Tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai (EFL) Hơn thế nữa kiến thức phụ tố cần được tính đến như một lợi thế cho người học tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai, bởi vì sinh viên có thể gia tăng khả năng nhận thức siêu ngôn ngữ (meltalinguistics), thông qua quá trình suy nghĩ về ngôn ngữ và quá trình học của họ, để từ đó hình thành phương pháp sư phạm trên con đường phát triển
Trong một nghiên cứu khác của Kantor, Patterson & Rubin (1991), họ đã tiến hành khảo sát về kiến thức hình thái học trong ngôn ngữ nói và mối liên quan của nó đến khả năng viết ở học sinh lớp hai, trẻ em khuyết tật đang học ngoại ngữ và những người lớn có vấn đề về đọc viết Dựa trên việc phân tích các bài viết của những người gặp khó khăn khi học ngôn ngữ, đề tài chỉ ra họ có xu hướng mắc những lỗi liên quan đến hình vị khi họ đánh vần các từ So với học sinh lớp hai bình thường, trẻ em khuyết tật và những người lớn gặp các vấn đề về đọc viết gặp nhiều khó khăn hơn khi áp dụng các quy tắc hình thái, trong ngôn ngữ nói Các phân tích cho thấy, mức độ hàm ý và cấu trúc hình thái của lời nói cùng với mức độ tường minh của kiến thức hình thái học đều có liên quan nhiều đến việc sử dụng hình vị trong ngôn ngữ viết Dựa trên kết quả các nghiên cứu về việc học của trẻ em khuyết tật (Anderson, 1982; Moran, 1981) và người lớn có vấn đề về đọc viết (Carlisle, Duques, Liberman & Rubin, 1985), là hai đối tượng có xu hướng mắc lỗi sử dụng biến tố và phụ tố khi viết từ Thông qua phân tích việc sử dụng hình vị trong bài viết, bao gồm viết tự phát và viết chính tả, nghiên cứu cũng chỉ ra lỗi lược từ và thêm từ của hình vị biến tố và hình vị phái sinh, tương tự như trong nghiên cứu của của Gayo và Widodo (2018) ví dụ như “look” thay cho
“looked” và “Jim” thay cho “Jim’s” hay “drafted” thay cho “draft” Ngoài ra, trong nghiên cứu này còn chỉ ra lỗi thay thế (occasional substitutions) như “interesting” thay cho “interested” Mục đích chính của nghiên cứu là kiểm tra kiến thức hình vị học, bằng cách phân tích ngôn ngữ nói để bắt đầu giải thích lý do cho các lỗi hình thái trong việc diễn đạt thành văn bản của trẻ em khuyết tật và người lớn không biết chữ khi học ngôn ngữ Qua đó, đưa ra từng giải pháp cho từng đối tượng để khắc phục.
Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài trong nước
Ở Việt Nam liên quan đến việc nghiên cứu về cách thành lập từ và các phương thức cấu tạo ngữ pháp cụ thể là phương thức phụ tố, đã có một vài nghiên cứu liên quan như sau
Năm 2016, Phạm Văn Tặc và Lê Huỳnh Thanh Huy đã thực hiên một nghiên cứu về những điểm tương đồng trong việc hình thành từ giữa tiếng Anh và tiếng Việt,
Trong tiếng Việt, một danh từ có thể được tạo thành bằng cách sử dụng các từ như cuộc, sự, ̣việc, nỗi, cái, v.v kết hợp với một động từ Ví dụ như:
• Nỗi + nhớ = Nỗi nhớ Điểm hạn chế ở bài nghiên cứu này là chỉ tìm ra một số điểm tương đồng trong việc thành lập từ với mục đích hiểu rõ hơn về hai ngôn ngữ, tuy nhiên, không đưa ra bất kỳ hướng dẫn nào để thành lập từ để giúp sinh viên học tập từ vựng tốt hơn như mục tiêu của đề tài đã ghi
Tương tự, các đề tài ở trong nước chủ yếu so sánh về sự giống và khác của nhau của việc thành lập từ bằng cách sử dụng phương thức phụ tố (Phạm Thị Hồng Ly,
2009) Về vấn đề phân tích việc sử dụng các hình vị đó trong bài viết thì hầu như chưa có Bên cạnh đó, các bài báo chỉ chủ yếu tập trung làm rõ về mặt lý thuyết liên quan đến kiến thức hình thái học cụ thể là phân tích, miêu tả cấu trúc của hình vị, phụ tố, … ít làm rõ việc ứng dụng các kiến thức đó như thế nào.
Khái quát chung về lịch sử nghiên cứu
Nghiên cứu về hình thái học là một đề tài được các nhà ngôn ngữ học quan tâm, xuyên suốt lịch sử nghiên cứu, có thể kể đến một số chủ đề liên quan như: các lỗi khi sử dụng hình vị phái sinh trong bài viết Carlisle (2016), Kusumawardhani (2018), Sandika (2020); mối quan hệ giữa nhận thức về hình thái học và kĩ năng đọc, viết của Mahony, Mann & Singson (2000); Kieffer & Lesaux (2008) Các nghiên cứu trước đây, đã từng phân tích việc sử dụng hình vị phái sinh trong bài viết của học sinh của Hyla Rubin (1998); Cuetos, Martínez-García & Suárez-Coalla (2017) Tuy nhiên, các đề tài này chỉ dừng lại ở việc tìm và chỉ ra những lỗi mà học sinh thường mắc phải khi sử dụng kiến thức hình thái học bao gồm ở cả hai khía cạnh là hình vị biến tố và hình vị phái sinh, chưa xác định rõ nguyên nhân của những khó khăn đó Về việc khảo sát nhận thức hình vị phái sinh trong bài viết học thuật ở trường Đại học Ngoại ngữ Huế thì chưa có đề tài nào thực hiện.
Tính cấp thiết của đề tài
Viết là một trong những kĩ năng thách thức lớn nhất đối với mọi người, bởi vì đặc điểm của ngôn ngữ nói khác xa hoàn toàn với ngôn ngữ viết, như Heaton (1988, tr
135) đã phát biểu, "viết là kỹ năng phức tạp và khó để giảng dạy, không chỉ yêu cầu về ngữ pháp mà còn mang tính khái niệm và các yếu tố phán đoán" Một số yếu tố tạo nên một văn bản tiếng Anh như chính tả, từ vựng được xem là khó bởi vì chúng có nhiều khía cạnh của ngữ pháp cần được nắm vững (Kusumawardhani, 2018) Theo tôi, từ các yếu tố được nêu trên thì từ vựng là yếu tố quan trọng để tạo nên một bài viết hoàn hảo Trong văn bản, việc có một lượng từ vựng phong phú đóng vai trò quan trọng khi diễn đạt ý tưởng Là người học tiếng Anh, để có thể biết tất cả từ vựng là điều bất khả thi, tuy nhiên, về mặt ngôn ngữ học, từ có thể được cấu tạo theo nhiều phương thức như phương thức phụ gia, phương thức láy, phương thức ghép, để có thể từ một từ gốc ban đầu, tạo ra được nhiều từ mới Điều này, có thể giúp sinh viên học được nhiều từ mới hơn khi chỉ cần biết được một từ gốc ban đầu, và đây cũng là một điều thường thấy trong việc sử dụng tiếng Anh của sinh viên Đặc biệt là trong bài viết học thuật - nơi sử dụng nhiều kiến thức ngôn ngữ của sinh viên Đối với những sinh viên đã học môn hình vị, kiến thức cấu tạo từ có thể giúp sinh viên sử dụng từ vựng một cách linh hoạt và sáng tạo trong bài viết Ở trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế sinh viên đã được cung cấp kiến thức về ngôn ngữ học ở các môn Dẫn luận ngôn ngữ và đặc biệt là Ngữ pháp, trước khi học viết bài viết học thuật Trong đó, sinh viên đã được giảng dạy về các loại từ và cách tạo lập từ Tuy nhiên thực tế cho thấy, nhiều sinh viên học xong lí thuyết nhưng không hiểu và không áp dụng được các lý thuyết vào việc thực hành
Từ những cơ sở dữ liệu và thực tiễn được nêu trên, nhận thấy việc thực hiện một nghiên cứu để tìm hiểu về liên quan đến hình trong bài viết học thuật của sinh viên, để đưa ra những đề xuất thích hợp vào việc học tập và thực hành là điều cần thiết Đó cũng là lí do đề tài “TÌM HIỂU VIỆC SỬ DỤNG TỪ PHỨC VỚI HÌNH VỊ PHÁI SINH TRONG BÀI VIẾT HỌC THUẬT CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH
Mục tiêu của đề tài
Đề tài “Tìm hiểu việc sử dụng từ phức với hình vị phái sinh trong bài viết học thuật của sinh viên chuyên ngành tiếng Anh năm thứ ba, khoa Tiếng Anh trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế” được tiến hành nhằm đat được hai mục đích sau:
Thứ nhất hiểu rõ về nhận thức của sinh viên về từ phức với hình vị phái sinh, sinh viên nghĩ thế nào về việc sử dụng hình vị phái sinh
Thứ hai tìm hiểu về thực tế sử dụng từ phức với hình vị phái sinh trong các bài viết học thuật của sinh viên năm ba chuyên ngành tiếng Anh
Từ đó, có cái nhìn tổng quát về việc ứng dụng ngôn ngữ vào môn thực hành tiếng và mối quan hệ tương quan giữa việc thực hành môn ngữ pháp học trong các bài viết học thuật.
Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài tập trung giải quyết hai câu hỏi nghiên cứu dưới đây:
1 Sinh viên có nhận thức như thế nào với hình vị phái sinh và việc áp dụng lí thuyết hình vị học trong việc viết bài luận học thuật?
2 Các mẫu thành lập từ phức với hình vị phái sinh phổ biến trong bài viết học thuật của sinh viên là gì?
Ý nghĩa của đề tài
Đề tài đã làm rõ hai nội dung chính là: những suy nghĩ của sinh viên về việc sử dụng từ phức với hình vị phái sinh trong bài viết học thuật của mình, các khó khăn mà sinh viên gặp phải khi sử dụng từ phức với hình vị phái sinh Đồng thời tìm ra những mẫu hình vị được sử dụng trong bài viết giữa kì của sinh viên
Về mặt thực tiễn, sau khi hiểu rõ về những khó khăn mà sinh viên gặp khi sử dụng từ phức với hình vị phái sinh, đề tài đưa ra một số biện pháp để sinh viên có thể khắc phục được những khó khăn đó, cũng như đưa ra một số đề xuất cho các giảng viên Khoa Tiếng Anh trong việc giảng dạy các học phần liên quan với mục đích, giúp sinh viên có thể hiểu rõ hơn về lí thuyết từ về hình vị học để dễ dàng áp dụng trong các bài viết học thuật, đồng thời làm cho bài viết của sinh viên tốt hơn
Về mặt lý luận, đề tài vừa kế thừa giá trị khoa học ở các nghiên cứu tương tự trong lĩnh vực hình thái học, vừa bổ sung những khoảng trống bằng những phát hiện với hình vị phái sinh Điểm mới của nghiên cứu là việc tìm hiểu các mẫu hình vị phái sinh trong bài viết học thuật của sinh viên của trường Đại học Ngoại ngữ, đại học Huế lần đầu tiên được tiến hành Từ kết quả này, sinh viên có thể có cái nhìn đa dạng hơn về các mẫu hình vị sử dụng thành lập từ phức nhằm nâng cao chất lượng bài viết của mình, giảng viên có thể dựa vào đó để xây dựng một chiến lược dạy học để giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận và thực hành nhiều hơn, nâng cao trình độ từ vựng của sinh viên, để không chỉ kĩ năng viết mà ba kĩ năng còn lại cũng được bổ trợ qua lại.
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Khái niệm về hình vị
Hình vị là đối tượng nghiên cứu chính của hình thái học, đây cũng là khái niệm không còn quá xa lạ với những nhà ngôn ngữ học Tuy nhiên, vẫn có nhiều quan niệm khác nhau về hình vị Đề tài nhận thấy các quan niệm này, phụ thuộc vào đặc điểm riêng của mỗi loại ngôn ngữ, cụ thể hơn là cách các từ được cấu tạo ở mỗi ngôn ngữ Các quan điểm đó dựa trên sự phân loại các ngôn ngữ theo quan hệ so sánh loại hình sau:
• Ngôn ngữ hòa kết (Fusional Languages)
• Ngôn ngữ chắp dính (Agglutinative Languages)
• Ngôn ngữ đơn lập (Isolating Languages)
Trong “Dẫn luận ngôn ngữ” của Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật và Nguyễn Minh Thuyết (2006) Các tác giả đã kết luận rằng:
Các ngôn ngữ đơn lập (Isolating Languages), tiêu biểu cho loại hình này là Tiếng Thái, Tiếng Trung, Tiếng Việt… Ở loại hình này, từ không biến đổi hình thái, hình thái của từ nó không chỉ ra mối quan hệ giữa các từ ở trong câu, không chỉ ra chức năng cú pháp của các từ Qua hình thái, tất cả các từ dường như không có quan hệ với nhau, chúng thường đứng ở trong câu tương tự như đứng biệt lập một mình Trong các ngôn ngữ này, các từ đơn tiết làm thành hạt nhân cơ bản của từ vựng Phần lớn những đơn vị này được gọi là từ ghép, từ phái sinh được cấu tạo từ các đơn tiết này Vì thế, âm tiết thường trùng với ranh giới các hình vị, hình vị không phân biệt với từ và do đó ranh giới giữa đơn vị gọi là từ ghép và cụm từ cũng khó phân biệt
Ví dụ: หู ฟัง tai nghe
Loại hình tiếp theo là ngôn ngữ chắp dính (Agglutinative Languages), tiêu biểu là Thổ Nhĩ Kì, các tiếng Ugo-Phần Lan, tiếng Bantu, v.v… Sử dụng rộng rãi các phụ giữa các hình vị không chặt chẽ Chính tố có thể hoạt động độc lập Thí dụ, trong tiếng Thổ Nhĩ Kì: adam "người đàn ông" – adamlar "những người đàn ông" kadin "người đàn bà" – kadinlar "những người đàn bà"
Các ngôn ngữ hoà kết (Fusional Languages) Loại hình này gồm các ngôn ngữ như tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Hi Lạp, tiếng A Rập, v.v… Đặc điểm của loại hình này là: Ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp được dung hợp ở trong từ nhưng không thể tách bạch phần nào biểu thị ý nghĩa từ vựng, phần nào biểu thị ý nghĩa ngữ pháp Chính xuất phát từ đặc điểm này mà người ta gọi là các ngôn ngữ "hoà kết" Ngôn ngữ hoà kết cũng có cả các phụ tố Nhưng mỗi phụ tố có thể đồng thời mang nhiều ý nghĩa và ngược lại, cùng một ý nghĩa có thể diễn đạt bằng các phụ tố khác nhau Thí dụ: Trong tiếng Nga, phụ tố -а trong рука biểu thị cả nguyên cách lẫn số ít, phụ tố -е và -и dùng để biểu thị số ít Vì thế, các ngôn ngữ hoà kết có nhiều cách chia danh từ và động từ– Ở ngôn ngữ hòa kết, có sự liên hệ chặt chẽ giữa các hình vị ở trong từ Mối liên hệ chặt chẽ này thể hiện ở chỗ ngay cả chính tố cũng không thể đứng một mình Ví dụ: chính tố рук- trong tiếng Nga luôn luôn phải có phụ tố đi kèm theo: рука, руке, рукам,…
Theo Nguyễn Thiện Giáp (2013) trong “Ba cách xác định từ và hình vị tiếng Việt”, tác giả đã đưa ra ba quan niệm về hình vị:
Quan niệm thứ nhất coi hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của từ Từ chưa phải là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ Nếu phân tích từ thành những bộ phận nhỏ hơn ta thu được các hình vị Định nghĩa hình vị của Baudouin de Courtnay thường được dẫn làm minh hoạ cho quan điểm này: “Chuỗi lời nói chia ra câu hay mệnh đề, câu chia ra thực từ, từ chia ra hình vị Như vậy, hình vị là bộ phận của từ và là bộ phận có nghĩa nhỏ nhất” Theo quan điểm này hình vị không phải là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, mà từ mới là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ Hình vị chỉ bao gồm chính tố và các phụ tố ở trong từ
Quan niệm thứ hai coi hình vị là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ Đây là quan niệm của ngôn ngữ học cấu trúc Mĩ L Bloomfield viết: “Hình vị là một nhát cắt âm thanh nhỏ nhất có sự tương ứng giữa âm và nghĩa, phân biệt được với nhát cắt khác cũng là hình vị; hình vị là hình thức ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa” Theo quan điểm này, hình vị không chỉ bao gồm các chính tố, các phụ tố mà còn bao gồm cả các hư từ như in, of, định có thể bao gồm cả từ ghép và cụm từ cố định; kết cấu tự do bao gồm đoản ngữ và câu Tất cả đều được miêu tả bằng thủ pháp phân tích thành tố trực tiếp
Quan niệm thứ ba về hình vị có nội dung rộng hơn cách hiểu thứ nhất nhưng lại hẹp hơn cách hiểu thứ hai, đó là: “Hình vị là đơn vị có nghĩa nhỏ nhất của ngôn ngữ không được sử dụng độc lập về mặt cú pháp” Nội dung khái niệm độc lập cú pháp bao gồm: có thể dùng trong lời nói mà không cần đơn vị có nghĩa khác đi kèm, có khả năng hoàn thành chức năng làm thành phần câu Theo quan điểm này, hình vị bao gồm chính tố, phụ tố, các từ hư nhưng không bao gồm các từ đơn Những người theo quan điểm này vẫn coi từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ
Cũng theo Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật và Nguyễn Minh Thuyết (2006), hình vị (thuật ngữ tiếng Anh: morpheme) là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa Đó là bộ phận nhỏ nhất cấu tạo nên từ Một từ có thể có một hay nhiều hình vị Ví dụ:
-Từ gồm một hình vị: cat, dog, cow
-Từ gồm hai hình vị: books, reads
-Từ gồm ba hình vị: boyishness, desirability
Từ những quan điểm trên, đề tài xin đưa ra quan điểm mà đề tài chọn sử dụng trong quá trình nghiên cứu: Hình vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có ý nghĩa của mỗi ngôn ngữ.
Cấu trúc bên trong của một từ tiếng Anh
Hình vị là một bộ phận cơ bản của từ Trong hầu hết các trường hợp trong tiếng Anh, bất kì một hình vị nào mà không thể phân tích được thành các hình vị nhỏ hơn nhưng mang ý nghĩa chính của từ, và là cơ sở để hình thành từ mới bằng cách gắn thêm các Affixe (phụ tố), thì đó được gọi là root (từ gốc) theo Laurie (1992)
Ví dụ: Love – Lovely, Loves, Loving, Loved
Trong ví dụ này Love được gọi là root (từ gốc) và s, ing, ed là các phụ tố được gắn vào từ gốc, những phụ tố này thường không có ý nghĩa tuy nhiên việc sử dụng chúng có thể làm biến đổi dạng thức của từ hoặc tạo ra từ mới
Cho ba ví dụ dưới đây, trong ba ví dụ này: đề tài sẽ chia các thành phần được tách ra từ chữ carelessness, replays và teachers vào hai cột căn tố (stem) và phụ tố
Căn tố (stem) Phụ tố (affix)
Care- -Less: hậu tố (suffix)
Căn tố (stem) Phụ tố (affix)
Play Re-: tiền tố (prefix)
Căn tố (stem) Phụ tố (affix)
Qua ba ví dụ trên, ta có thể rút ra được kết luận: căn tố đơn giản chỉ bao gồm một hình vị gốc Tuy nhiên căn tố có thể chứa nhiều hơn một hình vị (Dixon, 2010) Ví dụ teach là căn tố của từ teaches nhưng teacher là căn tố của từ teachers
1.2.3 Từ cơ sở (base words)
Theo David (2008), từ cơ sở là một từ mà các hình vị khác có thể gắn vào Gốc từ và căn tố cũng được xem như là một trường hợp của từ cơ sở và bất kì đơn vị từ vựng nào được một phụ tố gắn vào điều được gọi là từ gốc
Ví dụ: Nation (root, base)
Hình vị tự do và hình vị phụ thuộc (Free & Bound morpheme)
Theo Ingo (2003), việc phân tích cấu trúc hình thái của các từ dựa trên sự phân biệt giữa các hình vị tự do tức là những hình vị có thể tự tạo thành, từ một từ hay nói cách khác đó là những hình vị có thể xuất hiện với tư cách là những từ độc, còn các hình vị hạn chế là hình vị phải được gắn với một thành tố khác, tức là những hình vị chỉ có thể xuất hiện trong tư thế đi kèm phụ thuộc vào các hình vị khác (Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu & Hoàng Trọng Phiến, 1997) Ví dụ trong từ “talks” thì “talk” là hình vị tự do bởi vì bản thân nó khi đứng riêng đã là một từ có nghĩa, còn hình vị “s” khi thêm vào “talk” được gọi là hình vị hạn chế tức là hình vị chỉ xuất hiện bằng cách đi kèm cùng với một hình vị khác chứ không hề có ý nghĩa nếu đứng riêng một mình.
Khái niệm về hình vị phái sinh
Như đã nói ở trên, hình vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có ý nghĩa và là bộ phận cấu tạo nên từ Chẳng hạn như trong dạng thức “cats” của Tiếng Anh, ta có thể thấy ngay hai hình vị cấu tạo nên từ đó là “cat” và “s” Hình vị thứ nhất là tên gọi của một loại động vật, hình vị thứ hai chỉ về số lượng Việc phân tích cấu trúc hình thái của các từ dựa trên sự phân biệt giữa các hình vị tự do (free morphemes) tức là các hình vị có thể tự tạo thành một từ và các hình vị phụ thuộc (bound morphemes), phải được gắn với một thành tố khác ( Trương Bạch Lê & Thân Trọng Liên Nhân, n.d.) Hình vị tự do là hình vị có thể xuất hiện như một từ độc lập, có nghĩa, ví dụ như: sing, man, house, Hình vị phụ thuộc là hình vị phải có sự đi kèm và phụ thuộc vào các hình vị khác như –ity, -s, -able, -tion, ví dụ: learner, ability, action, Hình vị phụ thuộc không được coi như là một từ loại, tuy nhiên chũng luôn luôn là một phần của từ
Trong hình vị phụ thuộc, các nhà ngôn ngữ học lại tiếp tục chia thành hai nhóm nhỏ là hình vị biến tố (Inflectional Morpheme) và hình vị phái sinh (Derivational Morpheme)
Sự khác biệt chính giữa hình vị biến tố và hình vị phái sinh đó là: hình vị phái sinh tạo ra loại từ mới từ một từ gốc ban đầu Ví dụ: Work (v) – Worker (n), Write (v) – Rewrite (v) Còn hình vị biến tố chỉ tạo ra một dạng khác của từ để biểu thị quan hệ giữa từ này với từ khác trong câu Ví dụ: Eats-Eating-Eaten là hình vị biến tố của từ Eat Tôi xin đưa ra thêm một ví dụ cụ thể hơn về hình vị phái sinh là “Alcohol (n) -> Alcoholic (adj)” Ví dụ cho cách tạo lập từ phức bằng cách thêm hậu tố “ic” vào danh từ “alcohol” để tạo thành một từ mới, mang ý nghĩa và chức năng ngữ pháp mới Chỉ với việc thêm hậu tố “ic” ta có thể tạo ra từ mới nhanh chóng thay vì nói
“a person who is unable to give up the habit of drinking too much alcohol” thì chúng ta chỉ cần nói “alcoholic” với ý nghĩa tương đương Việc tạo lập từ mới bằng cách gắn hậu tố vào gốc từ là một cách phổ biến trong tiếng Anh Có khoảng 850 phụ tố trong Tiếng Anh nên không có gì là ngạc nhiên khiến Tiếng Anh có nhiều từ phức hơn là từ đơn (Stein 2007) Bên cạnh sử dụng phụ tố đề tạo lập từ, thì hình vị phái sinh còn được tạo nên bằng cách sử dụng tiền tố Ví dụ “Reuse”, tiền tố “re” được thêm vào trước từ gốc với ý nghĩa “làm gì đó một lần nữa”, cụ thể như trong từ “reuse” có nghĩa là “tái sử dụng”
Tóm lại, về mặt ngữ pháp, hình vị phái sinh là một phụ tố — một nhóm các chữ cái được thêm vào trước phần đầu (tiền tố) hoặc sau phần cuối (hậu tố) —của một từ gốc hoặc từ cơ sở để tạo ra một từ mới hoặc một dạng mới của một từ hiện có.
Một số số mẫu hình vị phái sinh phổ biến
Các mẫu hình vị phái sinh phổ biển dưới đây được thu thập từ giáo trình sách: Giới thiệu về ngữ pháp tiếng Anh: hình thái học và cú pháp (An introduction to English grammar: morphology and syntax) của Trượng Bạch Lê & Thân Trọng Liên Nhân (n.d.)
Bảng 1 Một số mẫu hình vị phái sinh dùng để thành lập tiền tố phổ biến
Prefix Examples un- Unfair, unseen, unknown re- Retrace, reusable, reappear dis- Disbelief, disown, dislike in- Inexpensive, inoffensive, inaction mis- Misprint, misunderstand, misbehave a- Amoral, apolitical, atypical fore- Forecast, forehead, foreman de- Decide, deduce, detect pre- Prevent, preclude, prepare en- Enrapture, enthuse, engage sub- Subject, subtract, subordinate inter- Interstate, internet, interject trans- Transmit, transplant, transcontinental super- Supersede, superimpose, supernumerary semi- Semiconscious, semicircle, semiprecious anti- Antibody, antibiotic, antisocial mid- Midlife, midsummer, midterm
Bảng 2 Một số mẫu hình vị phái sinh dùng để thành lập danh từ phổ biến
Bảng 3 Một số mẫu hình vị phái sinh dùng để thành lập tính từ phổ biến
Bảng 4 Một số mẫu hình vị phái sinh dùng để thành lập động từ phổ biến
Bảng 5 Một số mẫu hình vị phái sinh dùng để thành lập trạng từ phổ biến
Các lỗi thường gặp và những khó khăn khi thành lập hình vị phái sinh 16 1.7 Lợi ích của việc ứng dụng kiến thức hình thái học vào việc học các kĩ năng 17
Hình vị phái sinh đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành từ mới Tuy nhiên, việc thành lập từ không phải lúc nào cũng dễ dàng, bằng chứng là trước đây, đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra những khó khăn mà học sinh/ sinh viên gặp phải khi thành lập từ mới dựa trên lý thuyết hình vị phái sinh Các nghiên cứu đã chỉ ra một số lỗi mà các học sinh/ sinh viên thường hay gặp phải cụ thể là một vài nghiên cứu sau (Kusumawardhani, 2018) đã tiến hành phân tích việc sử dụng hình vị phái sinh trong bài viết tường thuật (narrative essay) và chỉ ra rằng hầu hết các lỗi thành lập từ điều liên quan đến các hậu tố khi sử dụng lý thuyết hình vị phái sinh Những lỗi này chủ yếu được tìm thấy ở dưới dạng hình vị phái sinh của danh từ, trạng từ, danh động từ sau giới từ, tính từ, phân từ ở hiện tại và bị động Ở một nghiên cứu khác, lại chỉ ra rằng những sai lầm trong việc lựa chọn phụ tố để tạo thành một từ, khiến cho người học khó viết được một câu chính xác và có ý nghĩa Và nghiên cứu này cũng đồng ý rằng việc cấu tạo danh từ và tính từ theo lý thuyết hình vị phái sinh là lỗi mà các học sinh trung học sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai thường xuyên mắc phải nhất với tỉ lệ 60% Ahmed (2018) và Mashito errors) trong đoạn văn tường thuật (narrative paragraph) của 30 học sinh lớp 11 trường Madrasah Aliyah Al Usmaniyah đó là các lỗi lược từ 10 trường hợp, thêm từ 4 trường hợp, sai lệch thông tin 11 trường hợp và lỗi sai trật tự từ 13 trường hợp Lỗi sai trật tự từ là lỗi mà các học sinh mắc phải nhiều nhất Điều này là do học sinh đã đặt sai vị trí của hình vị hoặc một nhóm hình vị trong phát ngôn (utterance) Lí do của điều này là do kiến thức hạn chế của họ về vai trò của thuật ngữ phái sinh trong tiếng Anh, cùng với đó là việc học sinh cố gắng dịch từng từ sang ngôn ngữ đích, nên đã mắc lỗi liên tục Những lỗi sai này chủ yếu do học sinh gặp khó khăn trong việc sử dụng và hiểu hình vị phái sinh và học sinh không thể phân biệt được các loại hình vị phái sinh khi ghép từ (Ahmed, 2018)
Từ việc xem xét những lỗi khi thành lập từ phức với hình vị phái sinh, đây là tư liệu để giúp cho tôi có thể dễ dàng phân tích các mẫu hình vị phái sinh khi đọc cái bài viết học thuật của sinh viên năm 3, vì mục tiêu của đề tài chỉ hướng đến phân tích các mẫu phái sinh mà học sinh sử dụng trong bài viết học thuật, do đó, hiểu về các lỗi sai để có thể loại bỏ chúng và chỉ tập trung vào việc phân tích các mẫu hình vị phái sinh còn lại
1.7 Lợi ích của việc ứng dụng kiến thức hình thái học vào việc học các kĩ năng Đã có rất nhiều đề tài trước đây nghiên cứu về việc ảnh hưởng của hình thái đến các kĩ năng nói, đọc, viết Cụ thể, Rubbin (1991) cho rằng hiểu biết ngầm về cấu trúc hình thái của các từ có thể đủ để thông thạo ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Trích từ Muse (2005) một số lượng lớn đề tài có mối liên hệ mật thiết giữa kiến thức hình thái học liên quan với khả năng đọc (Carlisle, 1988, 1995, 2000; Carlisle & Nomanbhoy, 1993; Elbro, 1990; Fowler & Liberman, 1995; Mahony, 1994; Mahony, Mann & Singson, 2000; Anderson & Nagy, 1984; Nagy và cộng sự, 2003) Anderson và Nagy
(1984) ước tính rằng 60% các từ không quen thuộc mà người đọc gặp trong văn bản có thể dự đoán dựa trên hình vị cơ sở của chúng Người đọc có thể hiểu rõ hơn về quá trình tạo lập từ và có thể suy ra ý nghĩa của từ này tốt hơn do đó sẽ học được nhiều hơn về chúng cũng như hiểu rõ văn bản hơn (Nagy và cộng sự, 2003) nhỏ nhất và phân tích và vận dụng các đơn vị này một cách có ý thức (Carlisle, 1995; Larsen & Nippold, 2007; Nagy và cộng sự, 2003) Nhận thức về cấu trúc hình thái của từ có thể ảnh hưởng đến cách mà một người học tiếng Anh viết Các nhà nghiên cứu đã ghi nhận rằng nhận thức có ý thức về cấu trúc hình thái của tiếng Anh có thể dự đoán kỹ năng ngôn ngữ viết của học sinh (ví dụ: Apel và cộng sự, 2012; Carlisle, 2000; Kirby và cộng sự, 2012) và việc hướng dẫn nhận thức hình thái dẫn đến cải thiện sự nhận thức về hình thái học cũng như kỹ năng viết (ví dụ: Apel và cộng sự, 2013; Apel & Diehm, 2014; Bowers và cộng sự, 2010; Goodwin & Ahn, 2013)
Nhìn chung, chương này đã trình bày khung cơ sở lý thuyết liên quan đến hình vị học, cụ thể là hình vị phái sinh Chủ nhiệm đề tài đã đưa ra các định nghĩa về hình vị, hình vị phái sinh, cấu tạo của từ vựng, các mẫu hình vị phổ biến, ngoài ra còn tập trung phân tích các lỗi sai khi thành lập từ và lợi ích khi sử dụng từ phức với hình vị phái sinh Việc xây dựng một khung lý thuyết là tiền đề và là cơ sở để đề tài có thể kiến giải những kiến thức liên quan đến đề tài và là cơ sở để lựa chọn giả thuyết nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Ở chương này, trước hết tôi sẽ trình bày về đối tượng nghiên cứu và sau đó là phạm vi nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, công cụ nghiên cứu, phương pháp thu thập và cách thu thập số liệu, cuối cùng là cách xử lý và phân tích số liệu sẽ được giải thích và trình bày một cách chi tiết
2.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào nhận thức và việc sử dụng từ phức với hình vị phái sinh trong bài viết học thuật của sinh viên năm 3 khoa Tiếng Anh, trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế.
Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành dựa trên 70 bài viết của sinh viên năm 3 khoa Tiếng Anh được viết vào năm học 2020-2021 ở các lớp học phần Viết 5 Bên cạnh đó, chủ nhiệm đề tài còn sử dụng bảng câu hỏi khảo sát để tìm hiểu nhận thức của sinh viên về việc sử dụng từ phức với hình vị phái sinh trong bài viết học thuật.
Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu bao gồm: 70 sinh viên năm 3 khoa Tiếng Anh đang học tập tại Trường đại học Ngoại Ngữ - Đại học Huế Đề tài đã mời 2 nhóm sinh viên đếntừ hai chuyên ngành bao gồm Ngôn ngữ Anh và Sư phạm Anh Những sinh viên này, vừa trải qua bài viết giữa kỳ của học phần Viết 5 song song đó đang học môn Ngữ pháp, tất cả các sinh viên điều đã học xong kiến thức hình vị học Ở học phần viết
5 sinh viên đã được giảng viên hướng dẫn cách viết các bài viết học thuật thông qua các dạng văn nghị luận như: bài viết tranh luận (argumentative essay), bài viết đưa ra ý kiến (opinion essay) Ngoài ra, với học phần ngữ pháp họ cũng được cung cấp những kiến thức liên quan đến hình vị, do đó sinh viên hoàn toàn có đủ nhận thức và khả năng để tiến hành thực hiện khảo sát Tất cả sinh viên tham gia khảo sát đều dựa trên tinh thần tự nguyện.
Công cụ nghiên cứu
Để tiến hành làm rõ các câu hỏi nghiên cứu cũng như mục tiêu của đề tài đã đưa nghiên cứu đó là Bảng câu hỏi khảo sát và 70 bài viết giữa kì của sinh viên năm 3 khoa Tiếng Anh trường đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế
Bộ câu hỏi khảo sát bao gồm 4 phần dưới đây:
Phần 1: Hỏi về việc sử dụng từ phức với hình vị phái sinh Ở phần này 2 câu hỏi được đưa ra là Bạn có sử dụng từ phức với hình vị phái sinh trong bài viết của mình? và Theo bạn việc sử dụng từ phức với hình vị phái sinh là quan trọng? Với mục đích tìm hiểu việc sử dụng và suy nghĩ của sinh viên về sử dụng từ phức với hình vị phái sinh trong bài viết học thuật
Phần 2: Hỏi về tần suất sử dụng từ phức với hình vị phái sinh Đề tài đã đưa ra câu hỏi Bạn có hay sử dụng từ phức với hình vị phái sinh trong bài văn của mình không? Với các mức độ như sau:
❑ Rất thường xuyên (30 lần trở lên)
Phần 3: Hỏi về lý do sử dụng từ phức với hình vị phái sinh
4 lý do đã được đưa ra ở phần này bao gồm: sử dụng từ phức với hình vị phái sinh nhằm cải thiện điểm số, giúp bài văn được diễn đạt tự nhiên, nâng cao độ trang trọng và tính chuyên nghiệp và đã học thuộc lòng từ vựng trước đó nhằm mục đích tìm hiểu về tại sao sinh viên lại sử dụng từ phức với hình vị phái sinh trong bài viết của mình
Phần 4: Hỏi về những khó khăn khi sử dụng từ phức với hình vị phái sinh Đề tài đã đưa ra 10 nguyên nhân khiến sinh viên gặp khó khăn khi sử dụng từ phức với hình vị phái sinh dựa trên 2 yếu tố khách quan và chủ quan
Chủ nhiệm đề tài đã phân tích 70 bài viết giữa kì của sinh viên năm 3 với đề bài dưới đây:
Some people say that Facebook is a positive development that benefits
What is your opinion? Provide reasons and examples to support your opinion You should write about 250 words.
Phương pháp thu thập số liệu
Để tìm hiểu việc sử dụng từ phức với hình vị phái sinh của sinh viên năm 3, khoa Tiếng Anh trường đại Học Ngoại ngữ đại học Huế, đề tài đã áp dụng hai phương pháp tương ứng với hai câu hỏi đã đặt ra Đó là phương pháp nghiên cứu định tính (Quantitative research method) để trả lời cho câu hỏi Sinh viên có nhận thức như thế nào về hình vị phái sinh? và định lượng kết hợp với phân tích thống kê để trả lời cho câu hỏi thứ hai, những mẫu từ phức với hình vị phái sinh được sử dụng trong bài viết học thuật của sinh viên là gì?
Phương pháp nghiên cứu định tính đã được sử dụng bằng cách thiết kế bảng câu hỏi để thu thập các dữ liệu liên quan đến suy nghĩ của sinh viên về từ phức với hình vị phái sinh, tần suất sử dụng, những khó khăn mà sinh viên gặp phải trong quá trình tạo lập từ mới Bảng câu hỏi ở dạng đóng với các phương án trả lời cho sẵn đề người thực hiện khảo sát dễ dàng bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình một cách nhanh chóng Bảng câu hỏi được chuẩn bị sẵn và phát trực tiếp cho các sinh viên Thông qua phương pháp định lượng, đề tài đã thu thập được các dữ liệu cần thiết
Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng trong việc thu thập các mẫu từ phức có hình vị phái sinh Đầu tiên, đề tài đã tiến hành thu thập 70 bài viết của sinh viên và sau đó tổng hợp lại các mẫu hình vị phái sinh có trong các bài viết đó Đề tài đã tiến hành phân tích từng từ vựng có trong mỗi bài viết, để tìm ra những từ phức có hình vị phái sinh, sau đó, dựa trên lý thuyết hình thái học phân chia các từ phức với hình vị phái sinh đó thành những mục cụ thể hơn là tiền tố và hậu tố Trong mục hậu tố thì chia thành hậu tố của danh từ, động từ, tính từ và trạng từ Bước tiếp theo là tổng hợp lại các kết quả đó trình bày trong một file Excel Việc kết hợp hai phương pháp định tính và định lượng nhằm hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong quá trình nghiên cứu Từ đó dữ liệu được thu thập một cách chính xác và toàn diện hơn
Từ số liệu ở bảng hỏi và bài viết của sinh viên, đề tài tiếp tục sử dụng phương Để phân tích dữ liệu trả lời cho câu hỏi đầu tiên, đề tài đã phát bảng hỏi trực tiếp cho 70 sinh viên năm 3 ngẫu nhiên ở các lớp học phần Đây là những sinh viên đã theo học những lớp học phần môn Viết trong học kỳ 1 năm học 2020-2021 Sau khi thu thập được dữ liệu, đề tài đã tạo một bảng Google form theo mẫu của bảng khảo sát, rồi điền các thông tin đã thu thập vào Google form Các dữ liệu sẽ được Google form tự động thống kê, và đưa ra các số liệu tương ứng Các số liệu bao gồm: việc sử dụng từ phức với hình vị phái sinh, tần suất sử dụng từ phức với hình vị phái sinh, lý do sử dụng từ phức với hình vị phái sinh và những khó khăn khi sử dụng từ phức với hình vị phái sinh Để trả lời cho câu hỏi thứ hai, đề tài phân tích các từ vựng có trong bài viết của sinh viên năm 3 dựa trên lý thuyết về hình thái học cụ thể liên quan đến phụ tố để cấu tạo từ mới đã được đề cập ở chương cơ sở lý luận Đây là nền tảng để đề tài có thể lọc ra được những từ phức với hình vị phái sinh một cách đầy đủ, chính xác, bên cạnh đó nhận ra được những từ sinh viên thành lập sai, sẽ không đưa vào kết quả nghiên cứu Sau đó sử dụng phần mềm Microsolf Excel để tổng hợp các mẫu từ phức với hình vị phái sinh Sau khi phân tích, chủ nhiệm đề tài lập một bảng số liệu ở Microsoft Excel với hai nội dung sau: Các mẫu tiền tố để tạo lập từ phức với hình vị phái sinh và các mẫu hậu tố dùng để tạo lập từ phức với hình vị phái sinh, trong phần hậu tố sẽ chia thành bốn loại cơ bản là danh từ, động từ, tính từ và trạng từ Đề tài sẽ liệt kê từng mẫu tiền tố/ hậu tố và sau đó tìm các từ có chứa hậu tố/ tiền tố ấy trong bài viết của sinh viên rồi đưa vào từng ô có chữa mẫu từ hậu tố/ tiền tố thích hợp Sau khi điền tất cả số liệu vào bảng, thì tiếp tục kiểm tra lại xem các từ đưa vào đã đúng điều kiện là từ phức với hình vị phái sinh hay chưa
Về các mẫu hình vị phái sinh được sử dụng trong bài viết của sinh viên, đề tài sẽ trình bày kết quả theo 4 cột, trong đó cột đầu tiên là thứ tự, tiếp đến là các mẫu hình vị phái sinh bao gồm tiền tố và hậu tố mà sinh viên đã sử dụng, thứ ba là số lượng hình vị phái sinh, số lượng này là số lượng hình vị mà sinh viên đã sử dụng có sự lặp lại, các mẫu này sẽ được trình bày ở cột ví dụ Tuy nhiên những hình vị trùng nhau thì chỉ được liệt kê một lần Ví dụ, đề tài tìm được 9 từ update trong 70 bài viết, khi liệt kê vào bảng kết quả thì số lượng vẫn ghi 9 tuy nhiên ví dụ thì chỉ ghi một lần “update”
Bảng 6 Minh họa việc trình bày các mẫu hình vị phái sinh được thu thập được từ
70 bài viết của sinh viên năm 3
STT Mẫu tiền tố Số lượng Ví dụ
Các dữ liệu được thu thập từ 70 sinh viên và 70 bài viết học thuật giữa kì của sinh viên năm ba khoa Tiếng Anh trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế sẽ được trình bày thông qua hai phần chính đó là 1 Suy nghĩ của sinh viên khoa Tiếng Anh về việc sử dụng hình vị phái sinh và 2 Các mẫu thành lập từ phức với hình vị phái sinh phổ biến trong bài viết học thuật của sinh viên, ở chương kết quả nghiên cứu tiếp theo.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nhận thức của sinh viên về việc sử dụng từ phức với hình vị phái sinh
Trước hết, để tìm hiểu về nhận thức của sinh viên về việc sử dụng từ phức với hình vị phái sinh, thì cần phải biết được, sinh viên có đang sử dụng từ phức với hình vị phái sinh hay không, và tần suất như thế nào, do đó chủ nhiệm đề tài đã tiến hành tìm hiểu về tần suất sử dụng từ phức với hình vị phái sinh trong bài viết của sinh viên
Biểu đồ 1 Tần suất sử dụng từ phức với hình vị sinh trong bài viết của sinh viên
Về việc sử dụng từ phức với hình vị phái sinh trong bài viết học thuật của sinh viên năm 3, đề tài đã hỏi về tần suất sử dụng của sinh viên trong bài viết của họ Kết với hình vị phái sinh với mức độ vừa phải cụ thể là khoảng 11-19 lần với tỉ lệ 54.3% Tuy nhiên có 2.9% cho rằng họ không bao giờ sử dụng từ phức với hình vị phái sinh, điều này trái với thực tế rằng khi phân tích bài viết của sinh viên, tôi nhận thấy 100% sinh viên điều có sử dụng từ phức với hình vị phái sinh trong bài viết của mình
Qua việc nắm được tình hình sử dụng từ phức với hình vị phái sinh, chủ nhiệm đã khảo sát nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của việc sử dụng từ phức với hình vị phái sinh Kết quả thu được, cho thấy 70% sinh viên cho rằng việc sử dụng từ phức với hình vị phái sinh trong bài viết học thuật là rất quan trọng trong đó (44.3% đồng ý và 25.7% hoàn toàn đồng ý) Điều này chứng tỏ hình vị phái sinh là một đơn vị ngữ pháp đóng vai trò quan trọng và cần thiết trong các bài viết học thuật
Biểu đồ 2 Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của việc sử dụng từ phức với hình vị phái sinh
Biểu đồ 3 Mức độ khó khăn của việc áp dụng từ phức với hình vị phái sinh trong bài viết của sinh viên
Về mức độ khó khăn khi áp dụng từ phức với hình vị phái sinh, với kết quả trung lập (50%) như biểu đồ thể hiện, chứng tỏ hầu hết sinh viên không gặp khó khăn với việc tạo lập từ mới, tuy nhiên việc tạo lập từ đôi khi xảy ra những lỗi như lỗi sai khi thành lập từ mới như danh từ, trạng từ, tính từ bằng các hình vị phái sinh Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của trước đây của Kusumawardhani (2018) Đề tài xin đưa ra một vài ví dụ cụ thể:
Một vài sinh viên đã tạo lập từ uncompletely thay vì incompletely, integratsion thay vì integration, unstandible thay vì unstandble Từ đó có thể thấy, bên cạnh việc tạo lập từ một cách thuận lợi, sinh viên vẫn gặp những khó khăn trong việc lựa chọn các tiền tố, hậu tố để tạo thành một từ có nghĩa
3.1.1 Những khó khăn khi sử dụng từ phức với hình vị phái sinh
Bảng 7 Những khó khăn khi sử dụng từ phức với hình vị phái sinh
Những khó khăn sử dụng từ phức với hình vị phái sinh/ Ý kiến
Từ phức với hình vị phái sinh phức tạp, khó nhớ
Bạn không giỏi trong việc học thuộc lòng từ mới
Bạn lo sợ viết sai chính tả sẽ bị trừ điểm
Có nhiều mẫu hình vị phái sinh làm bạn bối rối khi áp dụng chúng
Bạn không phân tích được nghĩa của các hình vị phái sinh trong một từ phức nên khó khăn trong việc tái tạo chúng
(8) Áp lực thời gian khiến bạn không kịp nhớ và tái tạo từ cần dùng
Căng thẳng trong phòng thi khiến bạn không kịp nhớ và tái tạo từ cần dùng
Dù biết trước các quy tắc tái tạo nhưng vẫn lo sợ tái tạo không đúng
Học phần Ngữ pháp học chưa trang bị đầy đủ kiến thức về hình vị phái sinh cho bạn
Cách tiếp cận đối với học phần Ngữ pháp học của bạn chưa thật sự
Từ số liệu trên có thể khẳng định, khi thành lập từ phức với hình vị phái sinh, sinh viên gặp nhiều khó khăn khác nhau Những khó khăn này được chia theo hai nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan Nhưng chủ yếu các khó khăn mà các sinh viên gặp phải đa số điều xuất phát từ nguyên nhân chủ quan của họ, như căng thẳng trong phòng thi khiến sinh viên không kịp nhớ và tái tạo từ cần dùng (65.8%), lo sợ tái tạo từ vựng không đúng (60%), lo sợ viết sai chính tả sẽ bị trừ điểm (65.7%), áp lực thời gian (54.3%), từ vựng phái sinh phức tạp và khó nhớ (55.7%)
Việc gặp khó khăn trong việc thành lập từ phức với hình vị phái sinh là điều dễ hiểu Điều này cũng đúng với quan điểm của (Ahmed, 2018) Kiến thức còn hạn chế là một trong những lí do phổ biến của sinh viên khi thành lập từ phức có hình vị phái sinh Họ gặp khó khăn trong việc sử dụng và hiểu hình vị phái sinh, đồng thời sinh viên không thể phân biệt được các loại hình vị phái sinh khi ghép từ
3.1.2 Lí do sinh viên sử dụng từ phức với hình vị phái sinh
Bảng 8 Các lí do sinh viên sử dụng từ phức với hình vị phái sinh
Lý do sử dụng từ phức với hình vị phái sinh/ Ý kiến
Trung lập Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
Nhằm cải thiện điểm số
Nhằm giúp bài văn được diễn đạt tự nhiên
Nâng cao độ trang trọng và tính chuyên nghiệp
(30) Đã học thuộc lòng từ vựng trước đó
Qua bảng 8, có thể thấy có nhiều lí do khác nhau để sinh viên sử dụng các hình vị phái sinh để tạo lập từ phức trong bài viết học thuật của mình, như để cải thiện điểm số, giúp bài văn diễn đạt được tự nhiên hơn, nâng cao độ trang trọng và tính chuyên nghiệp, cuối cùng là đã học thuộc lòng các từ vựng trước đó
Trong đó, hai lí do là nâng cao độ trang trọng và tính chuyên nghiệp (80%) và giúp bài văn diễn đạt được tự nhiên (77.2%) được sinh viên lựa chọn nhiều hơn so với hai mục đích là nhằm cải thiện điểm số (68.6%) và đã học thuộc lòng từ vựng trước đó (45.7%) Điều này cho thấy, việc sử dụng từ phức với hình vị phái sinh của sinh viên điều hướng đến một mục tiêu là chất lượng của bài viết.
Các mẫu thành lập từ phức với hình vị phái sinh phổ biến trong bài việc học thuật 29 1 Tiền tố
Bảng 9 dưới đây là các mẫu tiền tố được chủ nhiệm đề tài tổng hợp từ 70 bài viết giữa kì của sinh viên năm 3:
Bảng 9 Các mẫu tiền tố được sử dụng trong bài viết học thuật của sinh viên năm 3
4 Dis- 25 Disagree, disadvantage, disclaim, disappear, dismiss
8 Im- 9 Impress, impact, important, improve
9 In- 7 Increase, invade, inspire, instance, independence, Incompletely
17 Over- 5 Overlook, overload, overweight, overwhelming, overcome
20 Re- 21 Research, reflect, rewrite, revenue, remote, remove, react, review, recognise, reject, relate
21 Self- 4 self-education, self-study, self-control
Unnecessary, Uncomfortable, Unexpected, Unsure, Unemployed, Unforgettable, Unaccountable, Undeniable, Unfair, Unreal, Unable, unfortunately
Theo bảng trên, có 26 mẫu thành lập tiền tố được sinh viên sử dụng trong bài viết học thuật của mình đó, trong đó 3 mẫu hình vị là dis-, re-, un- được sinh viên sử dụng nhiều nhất Tuy nhiên dis- và un- là các tiền tố phủ định được họ sử dụng nhiều hơn cả, đây cũng là cách thành lập sự phủ định phổ biến nhất theo ý kiến của họ Ví dụ như disagree, disadvantages, uncomfortable, unexpected
3.2.2.1 Mẫu thành lập danh từ
Bảng dưới đây mô tả các hậu tố được sử dụng để thành lập danh từ trong bài viết học thuật của sinh viên năm 3:
Bảng 10 Các mẫu hậu tố để thành lập danh từ được sử dụng trong bài viết học thuật của sinh viên năm 3
Importance, experience, performance, significance, assistance, appearance, dominance, distance, instance, appliance, enhance, finance
8 -Ence 15 Influence, convenience, violence, experience, consequence
Customer, user, disaster, researcher, partner, speaker, teacher, computer, stranger, hacker, blazer, foreigner, sticker, teenager, helper, messenger, learner, character, lighter, co-worker, supporter, owner, member, driver, buyer, seller, former, singer, worker
13 -Ist 5 Sociologist, scientist, artist, economist, tourist
Activity, opportunity, majority, quality, community, possibility, availability, popularity, identity, personality, creativity, negativity, security, authority, priority
Development, improvement, payment, argument, advertisement, announcement, appointment
17 -Ness 17 Poorless, happiness, richness, effectiveness, business, joyfulness, wiseness
Addition, communication, location, invention, revolution, information, foundation, conclusion, notification, attention, education, function, procrastination, connection, opinion, justification, contribution, application, deprivation, addiction, situation, television, possession, expansion, depression, proliferation, emotion, ramification, religion, consideration, decision, tradition, invention, modernization, globalization, concentration, probation, exception, creation, dedication caption, position, frustration, explosion, integration, mention,
Qua bảng trên, có 24 mẫu thành lập danh từ sinh viên đã sử dụng để tạo lập từ phức Trong đó, sinh viên thường sử dụng hậu tố -er để thành lập các danh từ chỉ người Ngoài ra hậu tố –tion/ -sion cũng được sử dụng để thành lập danh từ nhiều nhất với 198 mẫu được tìm thấy trong các bài viết, phổ biến là các từ như communication, addition, invention, information, conclusion
3.2.2.2 Mẫu thành lập động từ
Các mẫu hình vị phái sinh được sử dụng để thành lập động từ được sử dụng trong bài viết học thuật của sinh viên năm 3 được trình bày ở bảng 11 dưới đây:
Bảng 11 Các mẫu hậu tố để thành lập động từ được sử dụng trong bài viết học thuật của sinh viên năm 3
STT Mẫu tiền tố Số lượng Ví dụ
1 -Ate 17 Appreciate, communicate, collaborate, educate, participate, exaggerate, regulate, generate
Về việc thành lập động từ, sinh viên ít sử hình vị phái sinh để tạo lập, lí giải cho điều này, sinh viên cho rằng họ thường sử dụng động từ trực tiếp thay vì phải biến đổi từ một danh từ hoặc tính từ sang động từ, sẽ gây khó khăn cho họ hơn, vì mất nhiều thời gian suy nghĩ cộng với áp lực thời gian trong phòng thi khiến sinh viên khó nhớ cách tái tạo chúng Theo kết quả khảo sát chỉ có 4 mẫu hậu tố sử dụng để thành lập động từ xuất hiện trong 70 bài viết của sinh đó là -ate, -en, -ise, ize
3.2.2.3 Mẫu thành lập tính từ
Qua phân tích các bài viết của sinh viên, việc sử dụng các hậu tố để thành lập tính từ cũng là một cách phổ biến mà sinh viên lựa chọn khi viết học thuật Với 13 mẫu thành lập tính từ, trong đó các hậu tố -al, -ful, -able là những hậu tố quen thuộc được sinh viên thường xuyên sử dụng Nổi bật nhất là hậu tố –al/-ial, có 109 từ được thành lập từ hai hậu tố này, phổ biến nhất là social, individual, special Bảng 12 dưới đây sẽ trình bày chi tiết các mẫu hình vị phái sinh được sử dụng để tạo lập tính từ:
Bảng 12 Các mẫu hậu tố để thành lập tính từ được sử dụng trong bài viết học thuật của sinh viên năm 3
STT Mẫu tính từ Số lượng Ví dụ
Uncomfortable, horrible, valuable, reliable, undeniable, vulnerable, possible, enable, knowledgeable, comfortable, considerable, acceptable, foreseeable, indispensable
Detrimental, several, psychological, special, central, essential, reasonable, official, digital, normal, personal, controversial, financial, criminal, traditional, individual, beneficial, social, mental,
6 -Ful 41 Beautiful, harmful, meaningful, wonderful, careful, stressful, Powerful, joyful, expectful
8 -Ic 14 Pandemic, fanatic, characteristic, economic, scientific, materialistic, domestic
Perspective, talkative, effective, massive, confirmative, positive, addictive, attractive, negative, responsive, initiative
10 -Less 7 Regardless, countless, hopeless, groundless, limitless
11 -Ly 12 Lovely, daily, early, lonely
12 -Ous/ious 17 Nervous, dangerous, prosperous, religious, various, tremendous, conspicuous, obvious
3.2.2.4 Mẫu thành lập trạng từ
Cuối cùng là các hình vị phái sinh được sử dụng để tạo lập trạng từ được sử dụng trong các bài viết giữa kì của sinh viên năm 3
Bảng 13 Các mẫu hậu tố để thành lập trạng từ được sử dụng trong bài viết học thuật của sinh viên năm 3
Fairly, friendly, increasingly, directly, unfortunately, immediately, confirmedly, smartly, completely, pointlessly, effectively, firstly, secondly, thirdly, personally, carefully, obviously, quickly, gradually, suitably, remarkably, easily, negatively, gradually, definitely, finally, continuously, strongly, probably, partly, absolutely, reasonably, smartly, necessarily, morally, rushly, wisely, arguably, ironically, rapidly, enormously, Increasingly, slowly, surely, oppositely, directly, greatly, occasionally, costly, addictly, badly, tightly, usefully, globally
Về việc thành lập trạng từ, chỉ có một hậu tố duy nhất được sử dụng đó là –ly Tuy vậy, hậu tố này lại được sử dụng nhiều với 162 từ Phổ biến là các trạng từ chỉ số thứ tự (ordinal number) như firstly, secondly, thirdly Các từ này được sinh viên sử dụng nhiều để đưa ra các luận điểm trong bài Cùng với đó là các trạng từ chỉ mức độ như strongly, absolutely, extremely, greatly…
Thảo luận
Thông qua, việc tìm hiểu nhận thức của sinh viên về từ phức với hình vị phái sinh, hầu hết các sinh viên điều cho rằng việc sử dụng từ phức với hình vị phái sinh trong bài viết học thuật là một điều quan trọng và cần thiết giúp cho họ có thể nâng cao điểm số, làm cho bài văn trang trọng, diễn đạt được hay hơn Nhìn chung, việc nghiên cứu trước của Apel và cộng sự, 2012; Carlisle, 2000; Kirby và cộng sự, 2012; Apel, Brimo, và cộng sự, 2013; Apel & Diehm, 2014; Bowers và cộng sự, 2010; Goodwin & Ahn, 2013 Đề tài đã tìm ra các mẫu từ phức với hình vị phái sinh phổ biến trong 70 bài viết học thuật của sinh viên năm ba chuyên ngành Tiếng Anh tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế Đa số các mẫu hình vị phái sinh mà sinh viên sử dụng thường để thành lập danh từ, tính từ, kết quả này cũng khớp với các nghiên cứu trước về dự đoán các mẫu hình vị phái sinh mà sinh viên thường xuyên sử dụng là danh từ và tính từ của (Tariq và cộng sự, 2020) hay Kusumawardhani
(2018) Tuy nhiên, sinh viên cũng gặp phải những khó khăn khi tạo lập từ mới Một số lỗi chính tả liên quan đến hậu tố khi tạo lập từ mới mà sinh viên thường hay gặp như lỗi lược từ (obmission), và lỗi thêm từ (addition) (Hendri & Pratomo, 2018) Ví dụ về một lỗi lược từ trong bài viết của sinh viên “With a billion of users Facebook has become the most trend app” Ở từ trend sinh viên đã không thêm hậu tố -y để tạo thành tính từ Lỗi them từ được tìm thấy trong bài viết của sinh viên có thể kể đến ở ví dụ đây “In additional, Facebook provides users with news and update- information” Sinh viên đã thêm hậu tố -al ở từ addition
Từ vựng là nền tảng của một bài viết, và là một trong những đặc điểm quan trọng nhất quyết định nên một bài viết chất lượng Việc sử dụng từ vựng có thể ảnh hưởng đến chất lượng bài viết Ngoài ra, sự phong phú về từ vựng là một trong những điểm khác biệt giữa một bài viết tốt và một bài viết kém chất lượng hơn (Zhai,
2016) Bên cạnh đó, chủ đề của một bài viết có thể làm ảnh hưởng đến việc lựa chọn từ phức của sinh viên theo Khalupo (2017) để đánh giá được một bài viết chất lượng việc đánh giá cẩn thận các chủ đề thích hợp có liên quan đến từ vựng và thuật ngữ Trong quá trình phân tích từ phức với hình vị phái sinh và nghiên cứu các tài liệu tham khảo, đề tài cũng nhận ra tùy chủ đề mà từ phức được sử dụng nhiều hoặc ít, những chủ đề mang tính học thuật và phức tạp thì sẽ có cách diễn đạt phong phú do đó, dự đoán được có nhiều từ phức sẽ được sử dụng
Tuy nhiên một điều vấn đề mà đề tài là chưa thể làm rõ được tần suất sử dụng từ phức với hình vị phái sinh trong bài viết của sinh viên bởi vì việc tìm hiểu và phân tích chỉ được tìm hiểu một cách thủ công là đếm tay và các từ phức chỉ được thu thập dựa