1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH VIET POWER

160 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế Toán Bán Hàng Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty TNHH Viet Power
Tác giả Nguyễn Thị Mơ
Người hướng dẫn PGS.TS Phạm Thị Kim Vân
Trường học Học viện Tài chính
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại luận văn thạc sĩ kinh tế
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 160
Dung lượng 9,1 MB

Nội dung

Trang 11 kết quả kinh doanh, kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh phảithực hiện tốt, đầy đủ các nhiệm vụ chủ yếu sau:- Phản ánh, ghi chép đầy đủ, kịp thời tình hình hiện có và

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

NGUYỄN THỊ MƠ

KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH VIET POWER

Chuyên ngành: Kế toán

Mã số: 8.34.03.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS Phạm Thị Kim Vân

HÀ NỘI - 2021

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu, do những hạn chế chủ quan và khách quan,

đề tài của em không thể tránh khỏi sai sót Chính vì vậy, em mong được sự góp ýcủa thầy giáo, cô giáo và các anh chị để em có thể hoàn thiện đề tài tốt hơn

Em xin chân thành cảm ơn tới Công ty TNHH Viet Power và các anhchị Phòng Kế toán, các bộ phận liên quan và ban lãnh đạo Công ty đã giúp đỡ

em trong quá trình tiếp xúc, làm việc tại Công ty Đồng thời em chân thànhcảm ơn PGS.TS Phạm Thị Kim Vân đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thànhluận văn này

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tìnhhình thực tế của đơn vị thực tập

HỌC VIÊN

NGUYỄN THỊ MƠ

Trang 4

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 3

3 Mục tiêu nghiên cứu 7

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 7

6 Phương pháp nghiên cứu 8

7 Bố cục của luận văn gồm 3 chương 9

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH

1.1 Khái quát chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 101.1.1 Các khái niệm liên quan đến kế toán bàn hàng và xác định kết quả kinh

1.1.2 Các phương thức bán hàng và phương thức thanh toán 13

1.1.3 Yêu cầu quản lý trong quá trình bàn hàng và xác định kết quả kinh doanh 151.1.4 Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 16

1.2 Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp trêngóc độ kế toán tài chính 16

1.2.1 Kế toán giá vốn hàng bán 16

1.2.2 Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu 211.2.3 Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 24

Trang 5

1.2.4 Kế toán doanh thu và chi phí hoạt động tài chính 26

1.2.5 Kế toán chi phí khác và thu nhập khác 28

1.2.6 Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp 29

1.2.7 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 30

1.3 Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp trêngóc độ kế toán quản trị 31

1.3.1 Lập dự toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 321.3.2 Kiểm soát bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 351.4 Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong điều kiện ứngdụng công nghệ thông tin39

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 42

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT

2.1 Tổng quan về Công ty TNHH Viet Power 43

2.1.1 Giới thiệu Công ty 43

2.1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty 44

2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty 45

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ khối về cơ cấu bộ máy quản lý 45

2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty 49

2.2 Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công tyTNHH Viet Power dưới góc độ kế toán tài chính 53

2.3.1 Lập dự toán tiêu thụ của Doanh nghiệp 84

2.3.2 Báo cáo giá vốn và phân tích lợi nhuận thuần theo từng thành phẩm 87

Trang 6

2.4 Đánh giá thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tạiCông ty TNHH Viet Power 88

2.4.1 Ưu điểm 88

2.4.2 Hạn chế 92

2.4.3 Nguyên nhân của hạn chế 95

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 98

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC

3.1 Định hướng phát triển và nguyên tắc hoàn thiện của công ty trong nhữngnăm tới và sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quảkinh doanh tại Công ty TNHH Viet Power 99

3.1.1 Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 99

3.1.2 Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện 100

3.2 Những giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinhdoanh tại công ty TNHH Viet Power 107

3.2.1 Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công tyTNHH Viet Power theo quan điểm kế toán tài chính 107

3.2.2 Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công tyTNHH Viet Power theo quan điểm kế toán quản trị 111

3.3 Điều kiện để thực hiện các giải pháp hoàn thiện 113

3.3.1 Với cơ quan quản lý nhà nước 113

3.3.2 Với doanh nghiệp 115

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 117

Trang 7

DANH MỤC VIẾT TẮT

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Danh mục một số mã sản phẩm của công ty 60

Bảng 2.2: Danh mục một số mã đối tượng nhà cung cấp 61

Bảng 2.3: Sổ lương tháng 01/2020 - Tổ 2- chuyền may số 05 73

Bảng 2.4: Sổ tài sản cố định tháng 01/2020 74

Bảng 2.5: Bảng nguyên vật liệu sử dụng cho mã giày SK7644-396 85

Bảng 2.6: Bảng nguyên vật liệu sử dụng cho mã giày SK7644-396 86

Bảng 2.7: BÁO CÁO CHI TIẾT DOANH THU BÁN HÀNG 86

Bảng 2.8: Các mặt hàng lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho năm 2020 93

Trang 9

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ khối về cơ cấu bộ máy quản lý 45

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ khối về cơ cấu bộ máy kế toán 49

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính .52

Hình 1.1: Giao diện phần mềm kế toán trên Misa 41

Hình 2.1: Giao diện kế toán bán hàng trên Misa 61

Hình 2.2: Giao diện xem sổ báo cáo 63

Hình 2.3: Giao diện trả lại hàng bán trên Misa 66

Hình 2.4: Lựa chọn phương pháp tính giá xuất kho 68

Hình 2.5: Giao diện ghi tăng Tài sản cố định 73

Hình 2.6: Giao diện phân hệ ngân hàng trên Misa 76

Hình 2.7: Giao diện phân hệ quỹ trên Misa 79

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Trong doanh nghiệp, kế toán là công cụ quan trọng để quản lý sản xuất

và kinh doanh của doanh nghiệp Thông qua số liệu của kế toán phản ánh trênbáo cáo tài chính nói chung, kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhnói riêng giúp cho doanh nghiệp và các cấp có thẩm quyền đánh giá đượcmức độ hoàn thành của doanh nghiệp về sản xuất, giá thành, tiêu thụ sảnphẩm và lợi nhuận

Đối với một doanh nghiệp, công tác kế toán bán hàng và xác định kếtquả kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng, từng bước hạn chế được sự thấtthoát hàng hoá, phát hiện được những hàng hoá chậm luân chuyển để có biệnpháp xử lý thích hợp nhằm thúc đẩy quá trình tuần hoàn vốn Các số liệu mà

kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh cung cấp cho doanh nghiệpgiúp doanh nghiệp nắm bắt được mức độ hoàn chỉnh về kế toán bán hàng vàxác định kết quả kinh doanh, từ đó tìm ra những nguyên nhân thiếu sót gâymất cân đối giữa khâu mua, khâu dự trữ, và khâu bán hàng để có biện phápkhắc phục kịp thời

Từ các số liệu trên báo cáo tài chính mà kế toán bán hàng và xác địnhkết quả kinh doanh cung cấp, Nhà Nước nắm được tình hình kinh doanh vàtình hình tài chính của doanh nghiệp Từ đó thực hiện chức năng quản lý kiểmsoát vĩ mô nền kinh tế; đồng thời Nhà Nước có thể kiểm tra việc chấp hành

về kinh tế tài chính và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà Nước

Ngoài ra, thông qua số liệu mà kế toán bán hàng và xác định kết quảkinh doanh phản ánh, nhà quản lý của doanh nghiệp biết được khả năng mua,

dự trữ, và bán các mặt hàng của doanh nghiệp để từ đó có quyết định đầu tư,cho vay hoặc có quan hệ hợp tác với doanh nghiệp khác

Để trở thành công cụ cho quá trình quản lý tiêu thụ hàng hóa, xác định

Trang 11

kết quả kinh doanh, kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh phảithực hiện tốt, đầy đủ các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Phản ánh, ghi chép đầy đủ, kịp thời tình hình hiện có và sự biến độngcủa từng loại thành phẩm, hàng hóa theo chỉ tiêu số lượng, chất lượng, chủngloại và giá trị

- Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác các khoản doanh thu,các khoản giảm trừ doanh thu và chi phí của từng hoạt động trong doanhnghiệp

- Phản ánh và tính toán chính xác kết quả của từng hoạt động, giám sáttình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước

- Cung cấp thông tin kế toán phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính vàđịnh kỳ phân tích hoạt động kinh tế liên quan đến quá trình bán hàng, xácđịnh và phân phối kết quả kinh doanh Nhiệm vụ kế toán bán hàng và kết quảbán hàng phải luôn gắn liền với nhau

Sau thời gian khảo sát thực tế tại Công ty TNHH Viet Power – Mộtcông ty chuyên về lĩnh vực sản xuất, gia công các loại giày, dép sở hữu 100%vốn đầu tư nước ngoài, Công ty đã đạt được những thành công lớn trong côngtác tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trên khía cạnh kếtoán tài chính như: Phản ánh đầy đủ, chính xác và kịp thời số liệu về thànhphẩm, hàng hóa, về các khoản doanh thu, giảm trừ doanh thu, chi phí hoạtđộng, nghĩa vụ thuế và cung cấp báo cáo tài chính đúng kỳ cho các tổ chức,

cơ quan liên quan Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh đã trởthành công cụ hữu hiệu quan trọng không thể thiếu trong hoạt động quản lý,sản xuất và kinh doanh của Công ty TNHH Viet Power Tuy nhiên, thànhcông của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty chưathực sự cao do còn nhiều hạn chế về mặt nhân sự có trình độ chuyên môn vàthông thạo ngoại ngữ Công ty chưa thực sự có được một giải pháp hiệu quả,đây cũng là vấn đề chung của nhiều Công ty có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)hiện nay

Trang 12

Nhận thức rõ về tầm quan trọng của vấn đề, cùng với các kiến thức đãđược học tập ở trường và kinh nghiệm khảo sát thực tế, với sự hướng dẫn tậntình của PGS.TS Phạm Thị Kim Vân em đã lựa chọn đề tài: “Kế toán bánhàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Viet Power” làm

đề tài luận văn tốt nghiệp cao học của mình Đề tài dựa trên việc phân tíchthực trạng hiện có của Công ty trong vấn đề công tác kế toán bán hàng và xácđịnh kết quả kinh doanh để từ đó đề xuất những giải pháp hữu hiệu nhằmkhắc phục những vấn đề còn tồn tại trong quá trình sản xuất tiêu thụ hàng hóacủa Công ty TNHH Viet Power

2.Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Đối với các doanh nghiệp, tiêu thụ sản phẩm là điều kiện tiên quyết đểdoanh nghiệp tồn tại và phát triển Thông qua bán hàng, sản phẩm đượcchuyển hóa thành giá trị, tạo ra vòng luân chuyển vốn để doanh nghiệp hoạtđộng Vì tầm quan trọng đó mà kế toán bán hàng và xác định kết quả kinhdoanh là đề tài được nhiều nhà khoa học nghiên cứu Với mỗi góc độ nghiêncứu khác nhau, các đề tài lại có những quan điểm, cách nhìn nhận khác nhaugóp phần củng cố, làm hoàn thiện hơn vấn đề cần nghiên cứu Dưới đây làmột số công trình nghiên cứu khoa học mà tác giả được biết:

- Luận văn Thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Hường năm 2015 với đề tài

“Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Đầu

Tư Quốc Tế STC” Thành công chính của luận văn là tác giả đã hệ thống hóađược các vấn đề lý luận cơ bản về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinhdoanh dưới góc độ kế toán tài chính Trên cơ sở đó tác giả đã phân tích thựctrạng và đưa ra phương hướng hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kếtquả kinh doanh dưới góc độ kế toán tài chính

- Luận văn Thạc sỹ kinh tế chuyên ngành kế toán “Hoàn thiện kế toánbán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Thương Mại vàDược Phẩm Hồng Phát” tác giả Nguyễn Thúy Quỳnh năm 2017 Luận văn đãtrình bày được cơ bản những lý luận liên quan tới đề tài nghiên cứu, chỉ ra

Trang 13

được ưu điểm của đơn vị được nghiên cứu Tuy nhiên luận văn đi sâu vàomảng kế toán tài chính của đơn vị là chủ yếu nên chưa có giải pháp hiệu quả

về kế toán quản trị Tuy nhiên, một số nội dung nghiên cứu của tác giả về kếtoán quản trị còn trùng lặp với nội dung của kế toán tài chính, cách tiếp cậntrên hai góc độ này còn rời rạc, chưa chặt chẽ Giải pháp kế toán tài chính cònthiếu các cơ sở thực tế, phạm vi nghiên cứu về chi phí chưa cụ thể

- Luận văn Thạc sỹ kinh tế chuyên ngành kế toán của tác giả Trịnh TiếnDũng đã bảo vệ thành công đề tài “Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác địnhkết quả kinh doanh tại công ty tổng hợp Sơn Tây” năm 2018 Tác giả đã rấtthành công khi đánh giá được quá trình hạch toán bán hàng và xác định kếtquả kinh doanh tại một đơn vị thương mại dịch vụ Từ đó tác giả đã đưa ranhững bất cập và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng và xácđịnh kết quả kinh doanh tại đơn vị khảo sát

- Luận văn Thạc sỹ kinh tế chuyên ngành kế toán “Kế toán bán hàng

và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Hotdeal” của tác giảPhạm Thị Thu Uyên năm 2019 Luận văn đã khái quát được những nội dungliên quan đến lý luận về doanh thu, chí phí và kết quả kinh doanh đồng thời

đã chỉ ra được những bất cập trong quá trình hạch toán doanh thu và đưa rađược những biện pháp khắc phục cụ thể Tuy nhiên tác giả chưa đưa ra đượcnhững giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống sổ sách kế toán chi tiết theotừng người mua, người bán

- Luận văn Thạc sỹ kinh tế chuyên ngành kế toán “Kế toán bán hàng

và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển côngnghiệp và vận tải (Tracodi)” của tác giả Nguyễn Thị Thảo năm 2019 Luậnvăn đã hệ thống được những lý luận cơ bản liên quan đến kế toán bán hàng,đánh giá được kế toán bán hàng của đơn vị trên góc độ kế toán tài chính Tuynhiên luận văn vẫn chưa đánh giá được chi tiết công tác kế toán doanh thu,chi phí phục vụ cho nhu cầu quản trị

Luận văn Thạc sỹ kinh tế chuyên ngành kế toán “Kế toán bán hàng và xác

Trang 14

định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bao bì vận chuyển Hà Nội” của tácgiả Nguyễn Ngọc Anh năm 2020 Thành công chính của luận văn là tác giả đã

hệ thống hóa được các vấn đề lý luận cơ bản về kế toán bán hàng và xác địnhkết quả kinh doanh dưới góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị Trên cơ

sở đó tác giả đã phân tích thực trạng và đưa ra phương hướng hoàn thiện kếtoán doanh thu, chi phí và xác định kết quả dưới cả 2 góc độ kế toán tài chính

và kế toán quản trị Tuy nhiên nội dung kế toán bán hàng và xác định kết quảkinh doanh ở ba chương chưa thật thống nhất với nhau, ví dụ như ở chương 1

có đề cập đến lập dự toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trên góc

độ kế toán quản trị nhưng chương 2 lại không đề cập đến nội dung này Giảipháp về việc lập dự toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trongchương 3 cũng còn sơ sài, chưa phân tích được cách thức thực hiện và nhữngảnh hưởng cụ thể của phương pháp trên phương diện kế toán quản trị đến hoạtđộng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh cho doanh nghiệp

Luận văn Thạc sỹ kinh tế chuyên ngành kế toán “Hoàn thiện kế toán bánhàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần tập đoàn dược phẩm Sun”của tác giả Phạm Lan Hương năm 2020 Luận văn đã hệ thống hóa và làm rõđược những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinhdoanh trong các doanh nghiệp dược phẩm (bao gồm chế độ kế toán, hệ thốngchứng từ, hệ thống tài khoản kế toán, sổ kế toán, báo cáo bán hàng và xácđịnh kết quả kinh doanh, bộ máy kế toán …) Thông qua việc nghiên cứu,khảo sát thực tế công tác kế toán bán hàng tại đơn vị, tác giả đã rút ra được các ưuđiểm và nhược điểm trong nội dung hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kếtquả kinh doanh, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện Tuy nhiên một số giải pháp,kiến nghị chưa logic với các hạn chế đã phát hiện (giải pháp về hàng tồn kho, giảipháp trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi) chưa được phân tích kỹ trong phầnhạn chế của luận văn

Luận văn Thạc sỹ kinh tế chuyên ngành kế toán “Kế toán bán hàng và xácđịnh kết quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật TânHồng Hà” của tác giả Trần Minh Ngọc năm 2020 Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và

Trang 15

thực tiễn, luận văn đánh giá những ưu điểm cũng như tồn tại của kế toán bán hàng

và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì vận chuyển Hà Nội vàchỉ ra các nguyên nhân của những tồn tại này Tác giả đã khảo sát, tìm hiểu thực tếhoạt động, nội dung kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh thông qua hệthống chứng từ, tài khoản, sổ sách, báo cáo kế toán, kiểm tra kế toán … từ đó đưa

ra các giải pháp hoàn thiện nội dung công tác kế toán bán hàng bao gồm hoàn thiện

hệ thống chứng từ, sổ sách, hoàn thiện quy trình bán hàng từ khâu nhận đơn hàngđến khâu xuất bán, thu tiền, hoàn thiện việc ứng dụng công nghệ thông tin Tuynhiên, ảnh hưởng của việc ứng dụng công nghệ thông tin tới kế toán bán hàng vàxác định kết quả kinh doanh chưa được tác giả nêu rõ ở chương 1 nhưng đếnchương 2 và chương 3 lại đề cập tới nên thiếu cơ sở lý luận cho các giải pháp Cácgiải pháp hoàn thiện ở chương 3 chưa thật khớp với nhược điểm ở chương 2

Qua rất nhiều bài viết, công trình, đề tài nghiên cứu liên quan đến Kếtoán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh, các công trình nghiên cứu trênđều đã hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận cơ bản về kế toán bán hàng

và xác định kết quả kinh doanh; xem xét, phân tích, đánh giá thực trạng kếtoán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp khác nhau, đãnêu ra những ưu điểm cần phát huy, những tồn tại, hạn chế và chỉ ra nguyênnhân; từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng và xác địnhkết quả kinh doanh ở các đơn vị thuộc phạm vi nghiên cứu của các đề tài này.Tuy nhiên, theo tìm hiểu của tác giả hầu hết các công trình nghiên cứu đều tậptrung vào các doanh nghiệp trong nước mà chưa nghiên cứu sâu về các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI) Vì vậy tác giả mongrằng công trình của mình sẽ đóng góp thêm một góc nhìn mới trong hoạt độngnghiên cứu kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh

Trên cơ sở kế thừa và phát huy các công trình nghiên cứu trước đây đãthực hiện, với việc áp dụng thông tư 200/2014/TT-BTC - “Hướng dẫn chế độ

kế toán doanh nghiệp” và với sự nghiên cứu tìm hiểu nghiêm túc của bảnthân, tác giả đã thực hiện đề tài “Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinhdoanh tại Công ty TNHH Viet Power” để tiếp tục làm rõ những vấn đề lý

Trang 16

luận cơ bản về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanhnghiệp sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài Nghiên cứu đặc điểm hoạt động vàthực trạng tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhtại Công ty TNHH Viet Power làm cơ sở đề cập các giải pháp hoàn thiện Kếtoán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty dưới góc độ kế toántài chính và kế toán quản trị sao cho cung cấp được các thông tin kế toán tincậy, kịp thời để giúp cho các nhà quản lý đưa ra các quyết định kinh tế đúngđắn.

3.Mục tiêu nghiên cứu

Về mặt lý luận: Tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản củabán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp

Về mặt thực tế: Nghiên cứu thực tế, đánh giá thực trạng kế toán bán hàng

và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Viet Power Qua đó đưa ra vàphân tích những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân còn tồn tại trong công tác kếtoán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Viet Power.Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán bánhàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Viet Power

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu kế toán bán hàng và xác địnhkết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Viet Power

Phạm vi nghiên cứu bao gồm:

- Nội dung: Đề tài nghiên cứu về kế toán bán hàng và xác định kết quảkinh doanh tại Công ty TNHH Viet Power trên hai góc độ kế toán tài chính và

kế toán quản trị

- Thời gian: Trong năm tài chính 2020

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quảkinh doanh tại Công ty TNHH Viet Power qua hai góc độ kế toán tài chính và kếtoán quản trị nhằm chỉ ra thực trạng và phân tích những ưu điểm, hạn chế vànguyên nhân còn tồn tại cũng như đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác kế

Trang 17

toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Viet Power.

Để nghiên cứu đề tài này, luận văn sử dụng phương pháp thu thập dữliệu và phương pháp phân tích dữ liệu, cụ thể là:

+ Phương pháp thu thập dữ liệu: Sử dụng phương pháp điều tra trựctiếp và điều tra gián tiếp

Điều tra trực tiếp là tiến hành khảo sát thực tế công kế toán bán hàng vàxác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Viet Power để thu thập thôngtin đảm bảo tính xác thực cho công tác nghiên cứu Thông qua phương phápnày, tiến hành phỏng vấn các đối tượng có liên quan như kế toán trưởng, kếtoán bán hàng, kế toán ngân hàng, thủ kho, thủ quỹ … để thu thập thông tin

về thực trạng hoạt động kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tạidoanh nghiệp

Phương pháp điều tra gián tiếp dựa trên chứng từ, sổ sách, báo cáo dophòng tài chính kế toán cung cấp như tài liệu giới thiệu về doanh nghiệp, đặcđiểm, mục tiêu phương hướng, chính sách phát triển công ty; các tài liệu liênquan đến báo cáo bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp;

dự toán doanh số bán hàng và doanh thu tiêu thụ, báo cáo quản trị, báo cáo tàichính, hợp đồng với đối tác và các văn bản làm việc với cơ quan liên quannhư Thuế, Ngân hàng, Hải Quan, Cục quản lý thị trường … Ngoài ra, để côngtác điều tra đạt kết quả tối ưu, còn tiến hành thu thập các văn bản luật, thông

tư, nghị định, chuẩn mực của Nhà Nước, các Bộ, ngành về kế toán bánhàng và xác định kết quả kinh doanh

+ Phương pháp xử lý phân tích dữ liệu bao gồm:

Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh Thông qua dữliệu đã thu thập được, bằng phương pháp so sánh giữa lý luận và thực tiễn,giữa số liệu thu thập được của kỳ trước và kỳ này, qua các nghiệp vụ xử lý

Trang 18

số liệu tiến hành so sánh tuyệt đối, tương đối để tìm ra chỉ số xác định mức

độ biến động trong từng thời kỳ Từ đó chỉ ra tính chất và mức độ liên quangiữa các yếu tố

7 Bố cục của luận văn gồm 3 chương

Chương 1: Lý luận chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinhdoanh trong các doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhtại công ty TNHH Viet Power

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quảkinh doanh tại Công ty TNHH Viet Power

Trang 19

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT

QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

quả kinh doanh

1.1.1 Các khái niệm liên quan đến kế toán bàn hàng vàxác định kết quả kinh doanh

Bất kỳ một doanh nghiệp nào sau khi bỏ chi phí để sản xuất sản phẩmđều phải tìm cách lấy lại chi phí đã bỏ ra và hi vọng thu được lợi nhuận caocho hoạt động đó Quá trình thu hồi vốn và tìm kiếm lợi nhuận cho doanhnghiệp đó chính là quá trình bán hàng

Bán hàng là quá trình thực hiện trao đổi hàng hóa, dịch vụ thông quacác phương tiện thanh toán để thực hiện giá trị của sản phẩm hàng hóa, dịch

vụ Trong quá trình đó, doanh nghiệp chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa,dịch vụ gắn với phần lợi ích hoặc rủi ro cho khách hàng đồng thời khách hàngphải trả cho doanh nghiệp một khoản tiền tương ứng với giá bán của sảnphẩm, hàng hóa, dịch vụ đó theo giá thỏa thuận hoặc chấp nhận thanh toán

Theo thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 thì kết quảkinh doanh trong doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác

Kết quả hoạt động kinh doanh: Là kết quả cuối cùng của hoạt độngkinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong mộtthời kỳ nhất định biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14, “Doanh thu và thu nhậpkhác” được định nghĩa như sau: “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tếdoanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinhdoanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu”

Như vậy, có thể hiểu bản chất của doanh thu bán hàng: Là tổng các lợi

Trang 20

ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ hạch toán, phát sinh từ hoạt độngsản xuất - kinh doanh thông thường của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốnchủ sở hữu.

Theo thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 thì doanhthu được định nghĩa là lợi ích kinh tế thu được làm tăng vốn chủ sở hữu củadoanh nghiệp ngoại trừ phần đóng góp thêm của các cổ đông Doanh thu đượcghi nhận tại thời điểm phát sinh, khi chắc chắn thu được lợi ích kinh tế, đượcxác định theo giá trị hợp lý của các khoản được quyền nhận, không phân biệt

đã thu được tiền hay sẽ thu được tiền

Doanh thu thuần: Được xác định bằng tổng doanh thu sau khi trừ đi cáckhoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và doanh thu bán hàng đãbán bị trả lại

Chiết khấu thương mại: Là khoản tiền chênh lệch giá bán nhỏ hơn giániêm yết doanh nghiệp đã giảm trừ cho người mua hàng do việc người muahàng đã mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ với khối lượng lớn theo thỏa thuận

về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc cam kếtmua, bán hàng

Hàng bán bị trả lại: Là số sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp đã xácđịnh tiêu thụ, đã ghi nhận doanh thu nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạmcác điều kiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tế hoặc theo chính sách bảohành như: Hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại

Giảm giá hàng bán: Là khoản tiền doanh nghiệp (bên bán) giảm trừ chobên mua hàng trong trường hợp đặc biệt vì lý do hàng bán bị kém phẩm chất,không đúng quy cách, hoặc không đúng thời hạn đã ghi trong hợp đồng

Chiết khấu thanh toán: Là khoản tiền người bán giảm trừ cho ngườimua, do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng

Theo chuẩn mực Việt Nam số 01 “Chuẩn mực chung” định nghĩa về chiphí như sau: Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong

Trang 21

kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản,hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không baogồm các khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.

Chi phí bán hàng: Là toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến quátrình bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ

Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạtđộng quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý hành chính và một số khoản khác

có tính chất chung toàn doanh nghiệp

Doanh thu hoạt động tài chính là: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tếdoanh nghiệp thu được từ hoạt động tài chính hoặc kinh doanh về vốn trong

kỳ kế toán Doanh thu tài chính phát sinh từ các khoản tiền lãi, tiền bảnquyền, cổ tức và lợi nhuận được chia của doanh nghiệp

Chi phí tài chính: Là những chi phí liên quan đến các hoạt động về vốn, cáchoạt động đầu tư tài chính và các nghiệp vụ mang tính chất tài chính của doanh nghiệp

Thu nhập khác: Là khoản thu góp phần là tăng vốn chủ sở hữu từ hoạtđộng ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu

Chi phí khác: Là các khoản chi phí của các hoạt động ngoài hoạt độngsản xuất kinh doanh tạo ra doanh thu của doanh nghiệp Đây là các khoản lỗ

do các sự kiện hay nghiệp vụ khác biệt với hoạt động kinh doanh thôngthường của doanh nghiệp

Quá trình bán hàng là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất, kinhdoanh, nó có ý nghĩa rất quan trọng đối với các doanh nghiệp, bởi vì đây là quátrình chuyển hóa vốn từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị “tiền tệ”, giúp doanhnghiệp thu hồi vốn để tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo

Trang 22

1.1.2Các phương thức bán hàng và phương thức thanh toán

1.1.2.1 Các phương thức bán hàngPhương thức bán hàng trực tiếp

Doanh nghiệp thực hiện bán hàng theo các đơn đặt hàng, hợp đồng trước

đó đã ký kết Đối với doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp sẽ bán hàng dựatrên các đơn đặt hàng sản xuất đã ký kết trên hợp đồng sản xuất với kháchhàng Theo đó, khi sản xuất xong, doanh nghiệp sẽ thông báo với khách hàng

về thời gian và địa điểm giao hàng, tùy theo thỏa thuận trong hợp đồng, hànghóa được giao cho nhân viên của khách hàng đến lấy hoặc vận chuyển tới khocủa khách hàng Khi giao hàng, khách hàng sẽ kiểm tra đối chiếu giữa đơn đặthàng với thực tế nhận được, ký nhận vào chứng từ bán hàng

Phương thức bán buôn

Bán buôn là việc bán hàng cho các đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chứckinh tế khác với mục đích để chuyển bán hoặc sản xuất gia công rồi bán, kếtthúc quá trình này hàng hóa chưa đi vào tiêu dùng mà tiếp tục lưu thông hoặc

đi vào quá trình sản xuất rồi lưu thông Khối lượng hàng tiêu thụ theo phươngthức bán buôn mỗi lần đều rất lớn, vì vậy nên doanh nghiệp thường lập chứng

từ cho từng lần bán Bán buôn thường được tiến hành theo 2 phương thức:

- Bán buôn qua kho: Là phương thức bán hàng mà thành phẩm sản xuất

ra được nhập vào kho của doanh nghiệp sau đó mới xuất ra để bán

- Bán buôn vận chuyển thẳng: Là phương thức bán hàng mà sản phẩmsản xuất ra không nhập vào kho của doanh nghiệp mà chuyển thẳng từ nơi sảnxuất đến người mua

Phương thức bán lẻ

Bán lẻ là bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng, bán lẻ là giai đoạn cuốicùng của quá trình vận động của hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng.Kết thúc nghiệp vụ bán lẻ thì hàng hóa rời khỏi lĩnh vực lưu thông đi vào tiêudùng, giá trị sử dụng sản phẩm được thực hiện Đối với doanh nghiệp sảnxuất, hình thức bán lẻ ít được sử dụng

Trang 23

Phương thức gửi hàng

Theo phương thức này, định kỳ doanh nghiệp gửi hàng cho khách hàngtrên cơ sở thỏa thuận hợp đồng mua bán giữa hai bên và giao hàng tại địađiểm đã quy ước trong hợp đồng Hàng được hạch toán vào doanh thu trongcác trường hợp sau:

- Doanh nghiệp nhận được tiền do khách hàng thanh toán (tiền mặt, tiềngửi ngân hàng…)

- Khách hàng đã nhận được hàng hóa và chấp nhận thanh toán

- Khách hàng ứng trước tiền hàng và hàng đã gửi đi bán

Phương thức bán hàng đại lý

Theo phương thức này, hàng hóa gửi đại lý bán vẫn thuộc quyền sở hữucủa doanh nghiệp và chưa được coi là tiêu thụ Doanh nghiệp chỉ được hạchtoán vào doanh thu khi bên nhận đại lý thanh toán tiền hoặc chấp nhận thanhtoán Khi bán được hàng thì doanh nghiệp phải trả cho người nhận đại lý mộtkhoản tiền gọi là hoa hồng Khoản tiền này được coi như một phần chi phíbán hàng và được hạch toán vào tài khoản bán hàng

Phương thức bán hàng trả chậm, trả góp

Theo phương thức này, khi giao hàng cho người mua thì số hàng đóđược coi là tiêu thụ và doanh nghiệp mất quyền sở hữu về số hàng đó Ngườimua sẽ thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua Số tiền còn lại người muachấp nhận trả dần vào các kỳ tiếp theo và phải chịu một tỷ lệ lãi nhất định.Thông thường thì số tiền trả vào các kỳ sau phải bằng nhau, bao gồm: Mộtphần tiền gốc và một phần lãi trả chậm

1.1.2.2 Các phương thức thanh toánThanh toán bằng tiền mặt

Sau khi giao hàng cho khách hàng thì khách hàng sẽ trực tiếp thanh toáncho doanh nghiệp số tiền mặt bằng giá trị lô hàng mà doanh nghiệp đã xuất bán.Phương thức thanh toán bằng tiền mặt chỉ phù hợp với các đơn hàng có giá trị

Trang 24

hàng hóa thấp dưới 20 triệu đồng Với lô hàng có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên,

sẽ áp dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt

Thanh toán không dùng tiền mặt

Thanh toán bằng chuyển khoản: Khách hàng sau khi nhận hàng đầy đủ

sẽ chuyển vào tài khoản của doanh nghiệp số tiền tương ứng với trị giá lôhàng xuất bán theo giá đã thỏa thuận

Thanh toán theo hình thức trao đổi hàng: Theo sự thỏa thuận giữa haibên sau khi doanh nghiệp chuyển lô hàng hóa cho khách hàng thì đồng thờichuyển quyền sở hữu số hàng hóa khác có giá trị tương ứng với số hàng màdoanh nghiệp đã chuyển đi

1.1.3Yêu cầu quản lý trong quá trình bàn hàng và xác địnhkết quả kinh doanh

Việc quản lý kế toán bán hàng là một trong những khâu vô cùng quantrọng trong các doanh nghiệp Vì vậy để quản lý tốt kế toán bán hàng thì đòihỏi các doanh nghiệp phải thực hiện tốt các yêu cầu sau:

- Đối với doanh nghiệp sản xuất, quá trình bán hàng phải được quản lý

từ khâu ký kết hợp đồng sản xuất, đến các khâu sản xuất, xuất bán, thanh toántiền hàng cho đến khi chấm dứt hợp đồng

- Thường xuyên kiểm tra tình hình sản xuất, xuất bán, dự toán thu hồicông nợ, tránh trường hợp nợ để lâu không thu hồi được

- Quản lý tốt nguồn lực trong kinh doanh: Lao động, nguyên vật liệu,tiền vốn để sử dụng hợp lý mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất cho doanhnghiệp

- Phải tích cực bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, thực hiệnnghĩa vụ đối với cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp đồng thời nghiêmchỉnh tuân thủ pháp luật và các chế độ quản lý kinh tế của nhà nước

Thực tế trong những năm vừa qua cho thấy, với sự phát triển của cơ chếthị trường và sự cạnh tranh gay gắt, bên cạnh những doanh nghiệp làm ăn có

Trang 25

hiệu quả, mở rộng và không ngừng nâng cao vị thế của mình trên thị trườngtrong nước và nước ngoài thì vẫn còn tồn tại không ít những doanh nghiệphoạt động kém hiệu quả doanh thu không đủ bù đắp những chi phí và có nguy

cơ đứng trước sự phá sản, giải thể Nguyên nhân của tình trạng trên có nhiềusong nhìn nhận đánh giá một cách tổng thể khách quan thì nguyên nhân của

sự đổ vỡ phá sản trong các doanh nghiệp là do sự yếu kém trong khâu tổ chứcsản xuất, tổ chức bán hàng, tiêu thụ sản phẩm của mình Vì vậy với mục tiêucao nhất là tối đa hóa lợi nhuận thì đòi hỏi các nhà doanh nghiệp phải luônxác định được cho mình sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Bán sản phẩmcho ai? Phương thức bán ra sao? Thu hồi công nợ và xoay vòng vốn như nào?

Để đem lại lợi nhuận lớn nhất cho doanh nghiệp

1.1.4 Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinhdoanh

Kế toán bán hàng trực tiếp thu nhận xử lý và xung cấp thông tin về quátrình bán hàng của doanh nghiệp, thực hiện nhiệm vụ:

- Ghi chép đẩy đủ, cung cấp kịp thời khối lượng thành phẩm, hàng hóa bán

ra và tiêu thụ nội bộ, tính toán đúng giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng cà các chiphí khác nhằm xác định đúng đắng kết quả bán hàng của doanh nghiệp

- Cung cấp thông tin kịp thời về tình hình bán hàng phục vụ cho lãnh đạođiều hành hoạt động kinh doanh

- Kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện dự toán bán hàng, dự toán lợinhuận, xác định kết quả bán hàng, cung cấp các thông tin kế toán phục vụ choviệc lập Báo cáo tài chính và định kỳ phân tích kết quả hoạt động kinh tế liênquan đến quá trình bán hàng, xác định và phân phối kết quả

1.2 Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanhnghiệp trên góc độ kế toán tài chính

1.2.1Kế toán giá vốn hàng bán

1.2.1.1 Khái niệm và nội dung

Trang 26

Trong doanh nghiệp sản xuất, giá vốn hàng bán là chi phí trực tiếp phátsinh từ việc sản xuất hàng hóa bán ra của doanh nghiệp Chi phí này bao gồmchi phí của các vật liệu được sử dụng để tạo ra hàng hóa cùng với chi phí laođộng trực tiếp được sử dụng để sản xuất hàng hóa Khi thành phẩm đã bán vàđược phép xác định doanh thu thì đồng thời giá trị hàng xuất kho cũng đượcphản ánh theo giá vốn hàng bán có ý nghĩa quan trọng, vì từ đó doanh nghiệpxác định đúng kết quả kinh doanh Đối với các doanh nghiệp sản xuất, việcxác định đúng giá vốn hàng bán còn giúp các nhà quản lý doanh nghiệp đánhgiá được khâu tổ chức sản xuất có hiệu quả hay không, để từ đó tiết kiệm chiphí sản xuất.

Giá vốn hàng xuất bán được xác định trên cơ sở số lượng và đơn giá xuấtkho:

Giá vốn hàng xuất = Số lượng thực xuất X Đơn giá xuất kho

Đơn giá xuất kho phụ thuộc vào phương pháp tính giá hàng tồn kho, baogồm các phương pháp: Thực tế đích danh, bình quân gia quyền, nhập trước -xuất trước

1.2.1.2 Các phương pháp xác định giá vốn hàng bánHàng hóa xuất kho được phản ánh theo giá trị giá vốn thực tế thànhphẩm xuất kho Theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 - Hàngtồn kho Trị giá vốn thực tế hàng tồn kho và xuất kho của tất cả hàng tồn khotrong doanh nghiệp được tính theo một trong các phương pháp:

Phương pháp theo giá đích danh:

Theo phương pháp này giá trị hàng hóa được xác định theo đơn chiếchoặc từng lô và giữ nguyên từ lúc nhập kho cho đến lúc xuất dùng (trừ trườnghợp điều chỉnh) Khi xuất hàng hóa nào tính theo giá gốc của hàng hóa đó Dovậy phương pháp này còn có tên gọi là phương pháp đặc điểm riêng hayphương pháp giá thực tế đích danh và thường sử dụng với các loại hàng hóa

Trang 27

có giá trị cao và có tính tách biệt.

Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắtkhe chỉ những doanh nghiệp kinh doanh ít mặt hàng, HTK có giá trị lớn, mặthàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp dụngđược phương pháp này Còn đối với những doanh nghiệp có nhiều loại hàngthì không thể áp dụng

Phương pháp đơn giá bình quân gia quyền

Theo phương pháp này trị giá vốn thực tế của hàng hóa xuất kho được căn

cứ vào số lượng hàng xuất kho và đơn giá bình quân gia quyền theo công thức:

Trong đó: Giá đơn vị bình quân có thể tính theo từng thời kỳ hoặc mỗilần nhập

Phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ

Giá này được xác định sau khi kết thúc kỳ hạch toán, vì vậy nó có thểảnh hưởng đến yêu cầu cung cấp thông tin nhanh chóng và kịp thời của kế

toán

Đơn giá xuất kho

Giá trị thực tế của hàng tồnđầu kỳ và nhập trong kỳ

Số lượng hàng thực tế tồnđầu kỳ và nhập trong kỳĐây là phương pháp khá đơn giản, dễ làm, chỉ cần tính toán một lầnvào cuối kỳ tuy nhiên độ chính xác lại không cao hơn nữa công việc dồn vàocuối tháng gây ảnh hưởng đến các phần hành khác Ngoài ra phương phápnày chưa đáp ứng yêu cầu kịp thời của thông tin kế toán ngay tại thời điểm

Trang 28

phát sinh nghiệp vụ.

Phương pháp đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập

Phương pháp này đảm bảo tính kịp thời, nhanh chóng của thông tin kếtoán phán ánh được tình hình biến động giá cả Tuy nhiên nhược điểm củaphương pháp này là khối lượng tính toán lớn vì cứ sau mỗi lần nhập kho kếtoán lại phải tiến hành tính toán

Số lượng hàng thực tế tồn kho

sau mỗi lần nhậpPhương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO)

Phương pháp này dựa trên giả định hàng nào nhập trước sẽ được dùnglàm giá để tính giá thực tế của hàng hóa xuất trước Do vậy giá trị hàng hóatồn kho cuối kỳ là giá thực tế của số hàng hóa mua sau cùng

1.2.1.3 Chứng từ kế toán+ Phiếu nhập kho

+ Phiếu xuất kho

+ Hóa đơn mua hàng hóa dịch vụ

+ Biên bản bàn giao

+ Các chứng từ khác: hợp đồng, đơn đặt hàng, tờ khai hải quan, …

1.2.1.4 Tài khoản sử dụngTài khoản 632: Giá vốn hàng bán

Tài khoản này dùng để theo dõi trị giá vốn của hàng hóa, thành phẩm,lao vụ, dịch vụ xuất bán trong kỳ Giá vốn của hàng bán được xác định theomột trong các phương pháp nói trên Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ

1.2.1.5 Kế toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh về giá vốn hàngbán

Trang 29

+ Theo phương pháp kê khai thường xuyên (Phụ lục 1.1)

Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, phản ánh:

Bên Nợ tài khoản 632 thể hiện:

* Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ

* Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bìnhthường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được tính vào giávốn hàng bán trong kỳ;

* Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồithường do trách nhiệm cá nhân gây ra;

* Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (chênh lệch giữa số dựphòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lậpnăm trước chưa sử dụng hết)

Bên Có tài khoản 632 thể hiện:

* Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳsang tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”;

* Khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính(chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước);

+ Theo phương pháp kiểm kê định kỳ (Phụ lục 1.2)

Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, phản ánh:

Bên Nợ tài khoản 632 thể hiện:

* Trị giá vốn của thành phẩm, dịch vụ tồn kho đầu kỳ;

Trang 30

* Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (chênh lệch giữa số dựphòng phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụnghết);

* Trị giá vốn của thành phẩm sản xuất xong nhập kho và dịch vụ đã hoànthành

Bên Có tài khoản 632 thể hiện:

* Kết chuyển giá vốn của thành phẩm, dịch vụ tồn kho cuối kỳ vào bên

Nợ TK 155 “Thành phẩm”; TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh, dở dang”;

* Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (chênhlệch giữa số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước chưa sửdụng hết);

* Kết chuyển giá vốn của thành phẩm đã xuất bán, dịch vụ hoàn thànhđược xác định là đã bán trong kỳ vào bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinhdoanh”

1.2.2 Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảmtrừ doanh thu

Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu đượctrong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thôngthường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu Doanh thuđược xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được

Doanh thu phát sinh từ các giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữadoanh nghiệp với bên mua Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của cáckhoản đã thu hoặc sẽ thu được sau khi trừ đi các khoản chiết khấu thươngmại, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại

Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được ghi nhậnngay thì doanh thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa củacác khoản sẽ thu được trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận,doanh thu có thể nhỏ hơn giá trị danh nghĩa sẽ thu được trong tương lai

Trang 31

Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụtương đương về bản chất và giá trị, thì việc trao đổi đó không được coi là mộtgiao dịch tạo ra doanh thu.

Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụkhông tương đương, thì việc trao đổi đó được coi là một giao dịch tạo radoanh thu Trường hợp này doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý củahàng hóa hoặc dịch vụ nhận về, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tươngđương tiền trả thêm hoặc thu thêm Khi không xác định được giá trị hợp lýcủa hàng hóa, dịch vụ nhận về thì doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lýcủa hàng hóa hoặc dịch vụ đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiềnhoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm

Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng

Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời năm điềukiện sau đây:

+ Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền vớiquyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua

+ Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người

sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa

+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

+ Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giaodịch bán hàng

+ Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng

Các khoản giảm trừ doanh thu

+ Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêmyết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn

Trang 32

+ Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng kémphẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.

+ Giá trị hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định

là tiêu thu bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán

+ Chiết khấu thanh toán: Là khoản tiền người bán giảm trừ cho ngườimua, do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng

+ Biên bản bàn giao hàng: Là biên bản xác nhận hàng hóa, dịch vụ đãđược giao cho khách hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng đã ký kết

+ Bảng kê hàng gửi bán đã tiêu thụ: Thông qua bảng kê này, doanhnghiệp xác định được lượng hàng, mặt hàng đem gửi bán đã được tiêu thụ,mặt hàng nào bị trả lại

+ Các chứng từ thanh toán: Phiếu thu, sổ phụ ngân hàng, ủy nhiệm chi,séc chuyển khoản, séc thanh toán

+ Các chứng từ khác liên quan: Phiếu nhập kho hàng bị trả lại

Tài khoản kế toán sử dụng

TK 511_Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Tài khoản 511không có số dư cuối kỳ và được chi tiết thành 6 TK cấp 2

Trang 33

TK 5111 - Doanh thu bán hàng hoá: Phản ánh doanh thu và doanh thuthuần của khối lượng hàng hoá đã được xác định là đã bán trong một kỳ kếtoán của doanh nghiệp Tài khoản này chủ yếu dùng cho các ngành kinhdoanh hàng hoá, vật tư, lương thực,

TK 5112 - Doanh thu bán các thành phẩm: Phản ánh doanh thu vàdoanh thu thuần của khối lượng sản phẩm (thành phẩm, bán thành phẩm) đãđược xác định là đã bán trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp Tài khoảnnày chủ yếu dùng cho các doanh nghiệp sản xuất vật chất như: Công nghiệp,nông nghiệp, lâm nghiệp, xây lắp, ngư nghiệp, lâm nghiệp,

TK 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ: Phản ánh doanh thu và doanh thuthuần của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành, đã cung cấp cho khách hàng và đãđược xác định là đã bán trong một kỳ kế toán Tài khoản này chủ yếu dùng chocác doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ như: Giao thông vận tải, bưu điện, du lịch,dịch vụ công cộng, dịch vụ khoa học, kỹ thuật, dịch vụ kế toán, kiểm toán,

TK 5118 - Doanh thu khác

TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp

TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện

TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu trong đó:

TK 5211 – Chiết khấu thương mại

TK 5212 – Hàng bán bị trả lại

TK 5213 – Giảm giá hàng bán

Kế toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh: Phụ lục 1.3

1.2.3 Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanhnghiệp

1.2.3.1 Kế toán chi phí bán hàngKhái niệm

Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí cần thiết liên quan đến quá trìnhbán hàng hoá và dịch vụ trong kỳ, đảm bảo việc đưa hàng hoá đến tay ngườitiêu dùng

Trang 34

Nội dung

Chi phí bán hàng được quản lý và hạch toán theo yếu tố chi phí:

+ Chi phí nhân viên

+ Chi phí vật liệu, bao bì

Bảng trích khấu hao TSCĐ, phiếu xuất kho, bảng phân bổ vật liệu công

cụ dụng cụ đối với các tài sản phục vụ cho bán hàng

Hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn đặc thù

Phiếu chi, giấy báo Nợ ngân hàng

Tài khoản sử dụng: TK 641 “Chi phí bán hàng”

Tài khoản này dùng để tập hợp và kết chuyển các khoản chi phí thực tếphát sinh trong kỳ liên quan đến bán hàng hoá, lao vụ, dịch vụ của Doanhnghiệp( kể cả chi phí bảo quản tại kho hàng, quầy hàng)

Kế toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh: Phụ lục 1.4

1.2.3.2 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệpKhái niệm

Chi phí quản lý doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí

về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác phát sinhtrong quá trình quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và các chi phí chungkhác liên quan đến toàn DN Chi phí này tương đối ổn định trong các kỳ kinhdoanh của DN

Trang 35

Nội dung

Chi phí QLDN được hạch toán theo yếu tố chi phí: Chi phí nhân viênquản lý, chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu haoTSCĐ, thuế, phí và lệ phí, chi phí dự phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chiphí bằng tiền khác

Chi phí QLDN là chi phí gián tiếp, liên quan đến các hoạt động củadoanh nghiệp, do vậy cuối kỳ cần tập hợp, phân bổ và kết chuyển chi phíquản lý doanh nghiệp để xác định kết quả kinh doanh

Chứng từ kế toán

Bảng phân bổ tiền lương tính vào chi phí quản lý (như lương nhân viênquản lý, nhân viên hành chính ) và các khoản trích theo lương tương ứng(như BHYT, BHXH, BHTN, )

Bảng trích khấu hao TSCĐ, phiếu xuất kho, bảng phân bổ vật liệu công

cụ dụng cụ đối với các tài sản phục vụ cho công việc quản lý

Hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn đặc thù

Phiếu chi, giấy báo Nợ ngân hàng

Tài khoản sử dụng: TK 642: “Chi phí quản lý doanh nghiệp”

Tài khoản này phản ánh các chi phí liên quan và phục vụ cho quản lýdoanh nghiệp

Kế toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh: Phụ lục 1.5

1.2.4Kế toán doanh thu và chi phí hoạt động tài chính

1.2.4.1 Kế toán doanh thu hoạt động tài chínhKhái niệm

Doanh thu hoạt động tài chính là những khoản thu do hoạt động đầu tưtài chính hoặc kinh doanh về vốn đem lại

Nội dung

Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm:

Trang 36

+ Tiền lãi: Lãi cho vay, lãi tiền gửi ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm, trảgóp, lãi từ đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng domua hàng hóa, dịch vụ:

+ Cổ tức lợi nhuận được chia

+ Thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn.+ Thu nhập về thu hồi hoặc thanh lý các khoản vốn góp liên doanh, đầu

tư vào công ty liên kết, đầu tư vào công ty con, đầu tư vốn khác

+ Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác

+ Lãi tỷ giá hối đoái

+ Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ

+ Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn

+ Các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác

Tài khoản sử dụng: TK 515: “Doanh thu hoạt động tài chính”

Kế toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh: Phụ lục 1.6

1.2.4.2 Kế toán chi phí tài chínhKhái niệm

Chi phí tài chính là các khoản chi phí đầu tư tài chính nhằm mục đích sửdụng hợp lý các nguồn vốn, tăng thêm thu nhập nâng cao hiệu quả kinh doanhcủa doanh nghiệp

Nội dung

Chi phí hoạt động tài chính bao gồm:

+ Chi phí liên quan đến hoạt động đầu tư công cụ tài chính, đầu tư liêndoanh, đầu tư liên kết, đầu tư vào công ty con (Chi phí nắm giữ, thanh lý,chuyển nhượng các khoản đầu tư, các khoản lỗ trong đầu tư )

+ Chi phí liên quan đến hoạt động cho vay vốn

+ Chi phí liên quan đến mua bán ngoại tệ

+ Chi phí lãi vay vốn kinh doanh không được vốn hóa, khoản chiết khấu

Trang 37

thanh toán khi bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp lao vụ, dịch vụ.

+ Chênh lệch lỗ tỷ giá hối đoái

+ Trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn

Tài khoản sử dụng: TK 635- “chi phí hoạt động tài chính”

Kế toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh: Phụ lục 1.7

1.2.5Kế toán chi phí khác và thu nhập khác

1.2.5.1 Kế toán thu nhập khácKhái niệm

Thu nhập khác là khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạtđộng khác ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu

Nội dung

Thu nhập khác bao gồm:

- Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định

- Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng

- Thu các khoản nợ khó đòi xử lý xóa sổ nay đòi được

- Các khoản thuế được ngân sách nhà nước hoàn lại

- Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ

- Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóasản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có)

- Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cánhân tặng cho doanh nghiệp

- Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hayquên ghi sổ kế toán, năm nay mới phát hiện ra

Tài khoản sử dụng: TK 711 – “Thu nhập khác”

Kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: Phụ lục 1.8

1.2.5.2 Kế toán chi phí khácKhái niệm

Trang 38

Chi phí khác là các khoản chi phí phát sinh ngoài hoạt động sản xuất kinhdoanh thông thường Đây là những khoản lỗ do các sự kiện hay các nghiệp vụkhác biệt với hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp.

- Bị phạt thuế, truy nộp thuế

- Các khoản chi phí do kế toán bị nhầm, hoặc bỏ sót khi ghi sổ kế toán

- Các khoản chi phí khác

Tài khoản kế toán sử dụng: TK 811 – “Chi phí khác”

Kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: Phụ lục 1.9

1.2.6Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệpKhái niệm

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế trực thu đánh trên thu nhậpchịu thuế TNDN theo quy định của luật Thuế TNDN hiện hành

Nội dung

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế thu nhậpdoanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phátsinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp trong năm tài chính hiện hành

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập doanhnghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thunhập doanh nghiệp hiện hành

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là số thuế thu nhập doanhnghiệp sẽ phải nộp trong tương lai phát sinh từ:

Trang 39

- Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm.

- Hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ cácnăm trước

Chứng từ sử dụng

- Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp

- Tờ khai quyết toán thuế

Tài khoản kế toán sử dụng

TK 821 – “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp”: Để phản ánh chi phíthuế TNDN làm căn cứ xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trongnăm tài chính TK 821 có hai tài khoản cấp 2

- Tài khoản 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

- Tài khoản 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

Kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: Phụ lục 1.10

1.2.7Kế toán xác định kết quả kinh doanhKết quả kinh doanh là số tiền lãi hay lỗ từ hoạt động kinh doanh Kết quả

đó là số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ vớigiá vốn hàng bán, giữa doanh thu hoạt động tài chính và chi phí tài chính,doanh thu khác và thu nhập khác, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanhnghiệp Việc xác định kết quả kinh doanh thường được tiến hành vào cuối kỳkinh doanh (tháng, quý hoặc năm) tùy thuộc vào yêu cầu quản lý của từngdoanh nghiệp

Cách xác định kết quả kinh doanh

Trong doanh nghiệp thương mại, kết quả hoạt động kinh doanh bao gồmkết quả hoạt động kinh doanh thông thường và kết quả khác

Kết quả hoạt động kinh doanh thông thường được xác định bởi hoạtđộng bán hàng và hoạt động tài chính, cách tính như sau:

Trang 40

Lợi nhuận

từ hoạtđộng tàichính

+

Lợi nhuận

từ hoạtđộng khác

Lợi nhuận sau

nhập doanh nghiệp

Tài khoản sử dụng

Tài khoản 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”: Tài khoản này dùng

để xác định kết quả kinh doanh theo từng loại hoạt động (hoạt động sản xuấtkinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động bất thường) Với hoạt độngSXKD, kết quả cuối cùng là lãi (lỗ) về tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ

TK421: “Lợi nhuận chưa phân phối”: Phản ánh kết quả kinh doanh vàtình hình phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp trong kỳ

Kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: Phụ lục 1.11

1.3 Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhtrong doanh nghiệp trên góc độ kế toán quản trị

Trong nền kinh tế thị trường, vai trò thông tin kế toán quản trị ngàycàng được mở rộng và khẳng định vị thế phát triển Do sự cạnh tranh khốc liệtcủa các doanh nghiệp, tập đoàn với nhau, việc doanh nghiệp thất bại haythành công chính là nhờ thông tin kế toán quản trị

Chức năng của kế toán quản trị xuất phát từ mong muốn của nhàquản lý các cấp trong nội bộ doanh nghiệp để đặt ra các yêu cầu thông tin

cụ thể cho mọi lĩnh vực gắn với các chức năng quản lý , đó là chức nănglập dự toán, chức năng kiểm tra, chức năng tổ chức và điều hành, chứcnăng ra quyết định

Ngày đăng: 05/02/2024, 10:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w