TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN Ở HUYỆN LỤC NGẠN...242.1 Khái quát về huyện Lục Ngạn...24 Trang 3 2.2.2 Tập quán canh tác và các vườn cây ăn trái...262.2.3 Các sản
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu những đặc điểm địa lý, tự nhiên, lịch sử, văn hóa, văn vật, xã hội, gắn với lợi thế trong việc tổ chức triển khai du lịch nông thôn tại Lục Ngạn.
- Tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh của một số cơ sở có triển khai du lịch nông thôn tại Lục Ngạn.
- Chỉ ra các hạn chế và nguyên nhân dẫn đến việc phát triển du lịch nông thôn chưa tương xứng với tiềm năng của vùng.
- Dự báo các tác động của du lịch nông thôn đến địa phương.
- Đưa đến cho người đọc một cái nhìn khách quan và có cơ sở về du lịch nông thôn, những tiềm năng của nó trong việc thay đổi đời sống nông thôn để phát triển theo hướng đi riêng.
- Đưa ra các giải pháp nhằm tránh các hệ lụy từ việc đô thị hóa ồ ạt, công nghiệp hóa và làn sóng di cư
- Đặt ra các vấn về cho việc phát triển du lịch nông thôn tại Lục Ngạn và hướng đến giải quyết những vấn đề tồn đọng trong quá trình triển khai loại hình du lịch này tại địa phương.
Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập thông tin
Tác giả tiến hành thu thập, xử lý thông tin từ người dân về vấn đề phát triển du lịch nông thôn trên địa bàn hai xã Mịn Con và Thanh Hải, cán bộ phòng Văn hóa – Thông tin thuộc Ủy ban nhân dân huyện Lục Ngạn, một số người dân tham gia trồng rừng tại thôn Biềng – xã Nam Dương dọc khu vực đường lên chùa
4.2 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Nhiệm vụ cụ thể của phương pháp phân tích tài liệu: đọc sách và tài liệu,phân tích và tổng hợp lí thuyết, phân loại hệ thống hoá lí thuyết Đề tài sử dụng những tài liệu là các công trình khoa học, những đề tài nghiên cứu của các tác giả đi trước để phục vụ cho công trình nghiên cứu của mình Các tài liệu đa phần là những công trình nghiên cứu về du lịch tại nhiều quốc gia trên thế giới, du lịch nông thôn, ảnh hưởng của đại dịch lên du lịch, Đồng thời, đề tài còn sử dụng các thông tin trong các giáo trình, sách báo, tư liệu, tạp chí chuyên ngành, các thống kê xã hội, các thông tin trên Internet,… trên tinh thần tiếp thu có chọn lọc, sáng tạo và phát triển; ưu tiên các nghiên cứu mang tính chất hàn lâm, được trích dẫn nguồn tốt, được xuất bản thành sách hoặc đăng trên các tạp chí có uy tín, trích dẫn nguồn phong phú và chuẩn xác Mục đích của phương pháp phân tích tài liệu là giải quyết nhiệm vụ tìm hiểu những vấn đề lý luận về các hình thức của du lịch nông thôn, tìm ra phương pháp và cách tiếp cận hợp lý vấn đề nghiên cứu, so sánh, đánh giá các kết quả nghiên cứu trước đó với nghiên cứu của tác giả.
4.3 Phương pháp phỏng vấn sâu
Trên cơ sở đề tài nghiên cứu, tác giả tiến hành xây dựng một khung hướng dẫn phỏng vấn sâu để thăm dò xu hướng trả lời của các tác nhân trong nghiên cứu này Với cơ cấu mẫu là 3 phỏng vấn sâu, Tác giả đã tiến hành phỏng vấn: ông Trần Đình Én (nhà vườn chuyên canh bưởi Diễn, xã Thanh Hải), bà Lại Thị Tâm (nhà vườn cây có múi, xã Mịn Con), trong thời gian từ ngày 04/10 đến ngày 06/10/2020; ông Lê Văn Tiến (chủ cơ sở tham quan du lịch Làng Văn hóa Đông Bắc, thị trấn Chũ), trong thời gian từ 02-05/5/2022 Qua đó đánh giá thái độ, trình độ của người làm du lịch tại địa phương, chất lượng sản phẩm dịch vụ và hiệu quả từ chính sách hỗ trợ của các cơ quan chức năng.
4.4 Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi
Kết hợp với việc đọc tài liệu ban đầu cũng như các kết quả phỏng vấn, tác giả xây dựng bảng hỏi bán cấu trúc nhằm thu thập thông tin trên diện rộng về mức độ tiếp cận các hình thức quảng bá sản phẩm du lịch nông thôn tại Lục Ngạn Đặc biệt, những kết quả nghiên cứu định lượng sẽ được xử lí trên phần mềm SPSS 24.0 để khẳng định hay bác bỏ các giả thuyết được đưa ra sau khi phỏng vấn.
Giới thiệu mẫu nghiên cứu:
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp chọn mẫu quả cầu tuyết, trong đó tác giả khảo sát những người tham gia từ các huyện, thành phố thuộc tỉnh Bắc Giang (Lục Ngạn, Lục Nam, Hiệp Hòa, Thành phố Bắc Giang, ) bằng hình thức điền bảng khảo sát trực tuyến Các vùng này có chung đặc điểm về vị trí địa lý và tình trạng kinh tế xã hội, những người được khảo sát sẵn sàng tham gia nghiên cứu Tác giả đã giới thiệu nghiên cứu và mời cả những bạn sinh viên đến từ nhiều tỉnh thành khác ở miền Bắc Việt Nam tham gia trả lời Sau khi điền bảng hỏi, các bạn sinh viên này giới thiệu cho những người bạn hoặc người thân đã từng đi du lịch, tiếp cận với thông tin du lịch Bắc Giang để trả lời, mở rộng phạm vi khu vực cho khảo sát.
Các tỉnh miền Bắc (ngoài Bắc Giang) 43 21.9
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Chủ đề du lịch nông thôn đã được đề cập không ít trong các nghiên cứu từ những năm 1985 đến nay, song các công trình nghiên cứu phần lớn đề cập đến các đối tượng nghiên cứu ở nước ngoài và được viết bởi các tác giả nước ngoài.Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu về du lịch nông thôn cũng đã được phát triển trong những năm gần đây, tập trung nhiều vào nghiên cứu các vùng TâyNam Bộ, Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng kết hợp với Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch tổ chức nhiều hội thảo về du lịch nông thôn, tạo điều kiện để công bố và khuyến khích nghiên cứu về lĩnh vực này Tuy nhiên, riêng với vùng Đông Bắc Bộ, chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu để tìm hiểu và có cái nhìn tổng quan nhất về tình hình phát triển du lịch nông thôn của vùng Do đó, nghiên cứu này cũng không tránh khỏi những sai sót và mong được sự đối thoại, góp ý của người đọc để tác giả hoàn thiện đầy đủ hơn công trình của mình.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
Du lịch nông thôn
Theo tổ chức Du lịch thế giới UNWTO: Du lịch nông thôn là một loại hình hoạt động du lịch trong đó trải nghiệm của du khách liên quan đến nhiều loại sản phẩm từ các hoạt động dựa vào thiên nhiên, nông nghiệp, lối sống/văn hóa nông thôn, câu cá và tham quan.
Theo (Matei E., 2003), khái niệm du lịch nông thôn được mở rộng như sau:
Du lịch nông thôn là một hình thức du lịch cho phép con người phục hồi hoạt động giải trí, trong thời gian rảnh rỗi, xa nhà từ hai ngày trở lên, trên cơ sở đời sống kinh tế, văn hóa, làng mạc và cảnh quan nông thôn.
Các chủ thể tham gia tổ chức du lịch nông thôn có thể là chủ hộ, nhà vườn, chủ rừng, chủ trang trại, chủ cơ sở, hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác, chủ doanh nghiệp nông nghiệp Tất cả họ đều có điểm chung là có nguồn thu chủ yếu từ hoạt động sản xuất nông nghiệp nên có thể gọi chung là nông dân
Hoạt động du lịch nông thôn diễn ra ở các khu vực phi đô thị (nông thôn) với các đặc điểm sau: Mật độ dân số thấp, cảnh quan nông nghiệp và lâm nghiệp, cấu trúc xã hội và lối sống truyền thống.
1.1.2 Các loại hình du lịch nông thôn
Theo (Irshad, 2010), có ba loại hình du lịch nông thôn chính bao gồm: Du lịch di sản, du lịch sinh thái (hay du lịch dựa vào thiên nhiên) và du lịch nông nghiệp Trong đó, du lịch nông nghiệp được cho là yếu tố cốt lõi của du lịch nông thôn Phần nhiều học giả khẳng định rằng du lịch nông nghiệp là một phần của du lịch nông thôn.
Sự phân loại này được làm rõ hơn trong nghiên cứu của (Karin Andreea Sasu, Gheorghe Epuran, 2016) với 5 nhóm loại hình như sau:
Du lịch nông nghiệp: hình thức du lịch này sử dụng trang trại làm địa điểm chính cho các hoạt động (Darău, AP, Corneliu, M., Brad, ML và Avram,
E., 2010) nói rằng du lịch nông nghiệp “được tổ chức bởi nông dân, thường là một hoạt động phụ, nông nghiệp vẫn là nghề và nguồn thu nhập chính" Điểm đặc trưng của với du lịch nông nghiệp là việc khách du lịch chi tiêu qua đêm trong các hộ gia đình nông dân thay vì nhà nghỉ hoặc khách sạn Các du khách tham gia vào những công việc thường nhật trong trang trại Như (Daugstad, K and Kirchengast, C.) chỉ ra, “du lịch nông nghiệp hấp dẫn nhóm khách hàng mục tiêu mong muốn có được bề ngoài thân mật, cá nhân hóa và đúng về mặt đạo đức kinh nghiệm trong những kỳ nghỉ của họ ”.
Du lịch dân tộc: phụ thuộc rất nhiều vào sự tham gia của người dân địa phương, đặc biệt là dân tộc thiểu số, dân cư của một khu định cư nông thôn, bằng cách thể hiện phong tục tập quán, lối sinh hoạt của họ với khách du lịch Quan điểm này một lần nữa được khẳng định bởi (Wood, RE, 1984), cho rằng những đặc điểm về bản sắc nên được biểu hiện trực tiếp "trên những người sống trong một nền văn hóa có bản sắc độc đáo đang được tiếp thị cho khách du lịch”. (King, 1994) cho biết thêm rằng du lịch đoàn tụ với mục đích tìm lại tổ tiên và nguyên quán của một người cũng đóng vai một vai trò lớn trong du lịch nông thôn.
Du lịch sinh thái: theo Hiệp hội Du lịch Sinh thái Quốc tế, “Du lịch sinh thái là về việc hợp nhất bảo tồn, cộng đồng và du lịch bền vững” thành một hình thức du lịch không gây hại cho môi trường hoặc du khách Để du lịch mang tính sinh thái, nó phải đáp ứng một số điều kiện nhất định như: giúp bảo vệ và bảo tồn thiên nhiên, sử dụng tài nguyên địa phương (cả con người và vật chất), để có mục đích giáo dục, các hoạt động phải có ít tác động tiêu cực đến môi trường (Nistoreanu, P., Dorobanţu, MR và Ţuclea, CE, 2011) Một số hoạt động du lịch sinh thái có thể kể đến như: đi bộ đường dài, trượt tuyết, đi xe đạp, chèo thuyền, các chuyến đi đến các cộng đồng địa phương, nơi mọi người có thể mua và tìm hiểu về ẩm thực truyền thống, tham quan các điểm du lịch văn hóa v.v.
Du lịch sáng tạo: theo định nghĩa đơn giản nhất, nó ngụ ý rằng khách du lịch “học kỹ năng mới và thực hiện các hoạt động sáng tạo được công nhận ” (Cloke, 2007) Hơn nữa, UNESCO bổ sung một yếu tố quan trọng, đó là “du lịch sáng tạo là du lịch hướng tới một trải nghiệm hấp dẫn và đích thực ” (UNESCO,
Du lịch ẩm thực: du lịch ẩm thực là một phần của văn hóa du lịch, nhưng do bản chất của các hoạt động và nguyên tắc của nó, nó có thể nhìn từ góc độ nông thôn Động lực chính của du khách khi đi du lịch là mong muốn khám phá những món ăn truyền thống đặc trưng của một địa danh nào đó Trong công trình nghiên cứu về ẩm thực, tính xác thực và du lịch, Sims (2009) lập luận rằng thực phẩm và đồ uống được tiêu thụ bởi khách du lịch, nhưng được sản xuất tại địa phương, đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của cả nền kinh tế và sự bền vững về môi trường, đặc biệt bằng cách giúp nông dân sản xuất và bán thực phẩm Như Heldke đã chỉ ra, “thực phẩm là một phương tiện cho phép thiết lập tức thời mối quan hệ đích thực với một nền văn hóa hoặc truyền thống” Các hoạt động du lịch ẩm thực với giá cả hợp lý được đề xuất là: thăm các lễ hội ẩm thực địa phương, các nhà sản xuất thực phẩm, nhà máy rượu vang hoặc các bảo tàng chuyên đề (Tomescu, AM và Botezat, EA, 2014)
Tại Việt Nam, theo định nghĩa của Tổng cục Du lịch, Du lịch nông thôn được phân chia thành ba loại hình bao gồm: Du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và du lịch canh nông, trong đó:
Du lịch canh nông (hay du lịch trang trại nông nghiệp) là du lịch ở vùng nông nghiệp được canh tác theo hướng ứng dụng công nghệ cao; là hoạt động trải nghiệm tại trang trại trồng trọt hoặc chăn nuôi, bao gồm canh tác nông nghiệp, thưởng thức sản phẩm nông trại và lưu trú (du lịch trang trại trái cây đồng bằng sông Cửu Long, du lịch vườn chè ở Thái Nguyên, 1 ngày làm nông dân Hội An,
Du lịch canh nông ở Lâm Đồng, du lịch trang trại cà phê ở Đắk Lắk,…
Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi Du lịch cộng đồng là mô hình du lịch khai thác các nét nguyên bản chưa được khám phá hết trong cộng đồng; trong đó, cộng đồng địa phương là người cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho du khách, cũng chính là người có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch và họ được chia sẻ các nguồn lợi kinh tế do phát triển du lịch tạo ra (có thêm công ăn việc làm, thêm thu nhập), góp phần xóa đói giảm nghèo của địa phương (Du lịch cộng đồng ở Tây Bắc, Du lịch cộng đồng ở đồng bằng Sông Cửu Long)
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương Du lịch sinh thái là thưởng ngoạn thiên nhiên và có giá trị văn hóa kèm theo của quá khứ và hiện tại một cách có trách nhiệm, thúc đẩy công tác bảo tồn, ít tác động tiêu cực đến môi trường và tạo các ảnh hưởng tích cực về mặt kinh tế - xã hội cho cộng đồng địa phương ở các khu vực thiên nhiên còn tương đối hoang sơ Hầu như địa phương nào cũng có loại hình du lịch sinh thái.
Qua các cách định nghĩa trên, có thể thấy Du lịch sinh thái là một loại hình không thể tách rời của du lịch nông thôn Đối với các loại hình khác, tuy có sự khác nhau trong căn cứ phân chia, song với tình hình phát triển và mức độ đa dạng của từng loại hình du lịch nông thôn tại Việt Nam, thiết nghĩ cách phân chia của Tổng cục Du lịch Việt Nam là tương đối sát và phù hợp để ứng dụng trong những nghiên cứu có phạm vi bên trong lãnh thổ Do đó, trong nghiên cứu này, để phù hợp với tình hình thực tế tại Lục Ngạn, tác giả nhìn nhận du lịch nông thôn như một chỉnh thể bao gồm du lịch cộng đồng-văn hóa, du lịch sinh thái và du lịch canh nông cùng một số hoạt động phụ trợ khác.
1.1.3 Vai trò của du lịch nông thôn
Du lịch nông thôn có những vai trò chủ yếu như sau:
Khái quát về du lịch nông thôn trên thế giới và ở Việt Nam
Du lịch nông thôn bắt nguồn từ sở thích về giải trí nông thôn ngày càng tăng ở thế kỷ XIX như một phản ứng tâm lý trước tình trạng công nghiệp hóa và mở rộng các đô thị Các công ty đường sắt mới đã tận dụng lợi thế này bằng việc đầu tư vận chuyển khách du lịch về nông thôn Các vùng núi Alps, American và Canadian Rockies là những địa điểm du lịch nông thôn được hỗ trợ tiếp thị và đầu tư vốn bởi đường sắt (Feifer, 1985; Runte, 1990) Tuy nhiên, du lịch nông thôn mới của những năm 1970, 80 và 90 có một số khác biệt Số lượng lớn hơn nhiều du khách tham gia Hơn 70% tổng số người Mỹ bấy giờ tham gia vào giải trí nông thôn: số liệu của nhiều nước phát triển khác tiết lộ mức độ tham gia tương tự hoặc thấp hơn một chút Trào lưu sở hữu ô tô và các hình thức thuê ô tô nở rộ ở khắp nơi cho phép các chuyến đi không quá phụ thuộc vào đường sắt. Quan trọng hơn hết, du lịch đã phát triển từ các khu vực có phong cảnh ngoạn mục đến vùng nông thôn Nó cũng đã chuyển sự tập trung nhu cầu từ các khu nghỉ dưỡng lớn và chuyên biệt thành các thị trấn nhỏ và các làng ở nông thôn. (Knudson, 1984; Bramwell, 1990).
Tại châu Âu, du lịch nông thôn phát triển vượt bậc ở Áo và Pháp ỞHungary, du lịch nông thôn bắt đầu vào những năm ba mươi Ở Áo, các doanh nghiệp du lịch nông thôn nhận được trợ cấp của chính phủ và họ có thể xin vay với các điều kiện ưu đãi Trong khi đó ở Pháp, chính phủ ngoài việc thúc đẩy tài chính còn đầu tư về dạy nghề cho lao động trong lĩnh vực du lịch ở nông thôn. (M Pakurár, J Oláh, 2008)
Du lịch nông thôn cũng đã được nhiều quốc gia châu Á quan tâm Ở Trung Quốc, từ năm 1990, chính phủ đã có những chương trình du lịch nông thôn nhằm mục đích xóa đói giảm nghèo Thông qua các hình thức kinh doanh nhà nghỉ nông thôn, các dịch vụ tiếp đón (làm thuê) trong hộ kinh doanh du lịch nông thôn, bán hàng nông thổ sản của mình thông qua phát triển du lịch nông thôn…, từ năm 2010 đến năm 2014, số người được xóa đói giảm nghèo qua du lịch nông thôn đạt trên 10 triệu Hiện nay còn hơn 10 triệu dân nghèo khó, Trung Quốc dự kiến từ năm 2015 đến năm 2020 sẽ xóa đói giảm nghèo cho khoảng 12 triệu người thông qua phát triển du lịch, hình thành 150.000 thôn làng đặc sắc du lịch nông thôn, hơn 3 triệu hộ kinh doanh du lịch nông thôn, lượng khách tiếp đón của du lịch nông thôn đạt hơn 2 tỉ lượt du khách/năm
Theo quan điểm của Nhật Bản, phát triển du lịch nông thôn là phát triển ở tất cả các vùng nông thôn, miền núi và vùng ven biển gắn với các hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp Ba hình thức du lịch có thể được xếp vào loại hình du lịch nông thôn bao gồm: tham quan vãn cảnh nông thôn, nghỉ ngơi thư giãn tại các vùng nông thôn, học tập nghiên cứu tại các vùng nông thôn Bên cạnh các hình thức vui chơi, thư giãn, chiêm ngưỡng cảnh quan nông thôn… du khách còn có thể tham gia các hoạt động câu cá, hái rau rừng, thưởng thức các sản phẩm đặc sắc của địa phương, tham gia vào các hoạt động văn hoá lễ hội truyền thống của địa phương, gặp gỡ và giao lưu với người dân đia phương Du khách cũng có thể tham gia trải nghiệm các hoạt động canh tác, thu hái các sản phẩm nông nghiệp, đánh bắt thuỷ hải sản tại các vùng ven biển, các hoạt động bảo vệ môi trường thiên nhiên tại các vùng núi, rừng và các vùng nông thôn
Tại Thái Lan, cho đến năm 2000, loại hình du lịch nông nghiệp mới thực sự bước vào giai đoạn phát triển mạnh, các cuộc vận động “mỗi làng một sản phẩm” góp phần làm đa dạng và phong phú các sản phẩm du lịch nông thôn, tạo ra sức hút đối với khách du lịch Những hoạt động chủ yếu là tham quan các cơ sở, nông trang sản xuất nông nghiệp, tham quan cảnh quan môi trường thiên nhiên, tham gia trải nghiệm các hoạt động canh tác, thu hái các sản phẩm nông nghiệp Ở Hàn Quốc, quy hoạch vùng lãnh thổ quốc gia giai đoạn 2000 đến 2020 cho việc phát triển các vùng nông thôn đã đề xuất các vùng nông thôn phải được quan tâm như là không gian mới cho sản xuất, giải trí, sinh thái và mục đích cư trú cho tất cả mọi người tại các khu vực thành thị và nông thôn trong khi môi trường tự nhiên vẫn được bảo tồn tốt Chính phủ Hàn Quốc hy vọng du lịch nông thôn như là một lực lượng kinh tế chính yếu để tái thiết nông thôn nước này
Một số mô hình du lịch nông nghiệp và cộng đồng tiêu biểu:
Làng Mari Mari, Kota Kinabalu, Malaysia Được thành lập từ tháng 12 năm 2008, cách trung tâm thành phố Kota Kinabalu khoảng 30 phút lái xe, Mari Mari như là một bảo tàng của các dân tộc thiểu số ở đảo Borneo, giới thiệu kiến thức, lịch sử, văn hóa, truyền thống của 5 bộ tộc thiểu số:
Kadazan-Dusun, Rungus, Lundayeh, Bajau và Murut Ở nơi đây người dân vẫn còn bảo tồn được những ngôi nhà truyền thống cùng với những dụng cụ sinh hoạt hằng ngày hay các khí cụ như: gùi, trống, ống tre, khay trầu,…
Du khách khi đến tham quan làng văn hóa Mari Mari có thể được trải nghiệm các hoạt động như:
- Tham quan những mô hình ngôi nhà truyền thống và tìm hiểu cuộc sống sinh hoạt hằng ngày và tập tục riêng của mỗi bộ lạc trong khu vực, học cách tạo ra lửa, nấu đồ ăn, săn bắn, xăm mình…
- Trải nghiệm các nghĩ lễ và phong tục của bộ lạc Sabahan trong những dịp lễ hội được tổ chức để nói lên ý nghĩa của những hình xăm của bộ tộc trong khu vực
- Trải nghiệm ẩm thực địa phương với cách thức chế biến đặc biệt
Về đánh giá của du khách, theo kết quả tổng hợp từ đánh giá trên trang web TripAdvisor, trong số 1201 đánh giá của du khách thì:
Hoạt động du lịch tại làng Mari Mari đã nhận được sự yêu thích của phần lớn du khách tham gia trải nghiệm, mang lại nguồn thu nhập cho cộng đồng địa phương và góp phần lưu giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa của cộng đồng
Làng cổ dài Karen, Chiang Mai, Thái Lan
Cách Khu Tam giác vàng – Biên giới 3 nước Lào – Thái – Myanmar khoảng 1,5 giờ di chuyển bằng ô tô, làng cổ dài Baan Tong Luang, Chiang Mai là một điểm du lịch nổi tiếng du khách không thể bỏ qua khi đến tham quan miền Bắc Thái Lan Theo phong tục truyền thống của người Karen, con gái từ 6 tuổi bắt đầu đeo vòng xoắn uốn quanh cổ Khối lượng trung bình của vòng xoắn là 2,5 kg Ngoài đeo vòng ở cổ, họ còn đeo ở chân – ngay dưới đầu gối và ở cổ chân Đàn ông người Karen không đeo những chiếc vòng này
Công việc chủ yếu của những người đàn ông là công việc đồng áng còn công việc của những người phụ nữ là ở nhà nuôi con, chăm sóc gia đình, dệt vải và làm đồ thủ công
Làng người cổ dài Karen ở Chiang Mai đang đón khách du lịch hiện nay không phải là nơi những người Karen vốn sinh sống mà đây là làng du lịch được chính phủ Thái Lan xây dựng để thu hút du khách do đường đi đến tỉnh Mae Hong Son, nơi sinh sống của người Karen, rất xa xôi và hiểm trở, cách thành phố Chiang Rai khoảng 7 giờ ô tô Làng du lịch này nằm trong một thung lũng bằng phẳng, đường đi thuận tiện, các phương tiện vận chuyển có thể tiếp cận trực tiếp cổng làng
Người Karen sống trong các làng du lịch tại Chiang Mai có mức thu nhập ổn định Mỗi người Karen, khi chuyển từ bản về các làng du lịch làm việc sẽ được trả 10.000 bath/tháng (khoảng 7 triệu Việt Nam đồng) Mỗi người khách du lịch vào làng phải trả 700 bath/người, trong đó hướng dẫn viên được hưởng 20%,công ty du lịch 20%, số còn lại người Karen được hưởng Họ còn được hưởng thêm thu nhập từ việc bán các đồ lưu niệm, đồ thủ công cho du khách như khăn choàng, đồ thủ công mĩ nghệ Bên cạnh đó, họ còn tự nguyện chụp ảnh với du khách, dạy du khách cách dệt vải, giúp khách đeo những chiếc vòng cổ “trăng khuyết”… mà không đòi hỏi khách phải mua đồ lưu niệm Mỗi cửa hàng có một mặt hàng độc quyền Ngôn ngữ được sử dụng chủ yếu là ngôn ngữ cơ thể vì có ít người có thể nói được tiếng Anh
Du khách đến tham quan làng cổ dài Karen thường mua các tour trọn gói
1 ngày của các công ty du lịch, điển hình là tour Chiang Rai 1 ngày, kết hợp tham quan làng cổ dài với các địa điểm tham quan khác như Khu Tam giác vàng, chùa Trằng Wat Rong
Khun, hoạt động đi thuyền trên sông Mekong hoặc qua biên giới Lào…
Du lịch cộng đồng tại làng Karen thành công là nhờ:
TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN Ở HUYỆN LỤC NGẠN
Khái quát về huyện Lục Ngạn
2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Lục Ngạn là một huyện miền núi phía Đông tỉnh Bắc Giang, cách Hà Nội khoảng 100 km về hướng Đông Bắc, gồm 29 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Chũ (huyện lỵ) và 28 xã: Biển Động, Biên Sơn, Cấm Sơn, Đèo Gia, Đồng Cốc, Giáp Sơn, Hộ Đáp, Hồng Giang, Kiên Lao, Kiên Thành, Kim Sơn, Mỹ An, Nam Dương, Phì Điền, Phong Minh, Phong Vân, Phú Nhuận, Phượng Sơn, Quý Sơn, Sa Lý, Sơn Hải, Tân Hoa, Tân Lập, Tân Mộc, Tân Quang, Tân Sơn, Thanh Hải, Trù Hựu Được thiên nhiên ưu ái, Lục Ngạn nổi tiếng với đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào từ sông Lục và các hồ, đập; ít chịu ảnh hưởng của thiên tai nên từ lâu đã phát triển kinh tế nông nghiệp với nhiều loại cây ăn quả, đặc biệt là vải thiều
Lục Ngạn là huyện có diện tích tự nhiên lớn nhất của tỉnh Bắc Giang với địa hình núi và đồi thấp xen lẫn, tổng diện tích 103.253,05 ha trong đó đất nông nghiệp chiếm 71.524,90 ha (2020), huyện tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp với thế mạnh trồng cây ăn quả, nổi tiếng với các đặc sản: vải thiều, cam, bưởi, nhãn, na, hồng, mật ong, mỳ Chũ
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Theo Sở văn hóa thông tin Bắc Giang và Trung tâm Unesco thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam, Lục Ngạn là vùng đất được hình thành và phát triển từ rất sớm, vào năm 1975, ngành khảo cổ đã phát hiện được ở Lục Ngạn di chỉ đồ đá cũ phân bố trên gò Non Trúc, giáp suối Nghè Mưa, đã tìm thấy 27 di vật bằng đá cuội gồm các công cụ có biên lưỡi theo chiều dọc, công cụ có biên lưỡi theo chiều ngang, công cụ có biên lưỡi vát chữ V, công cụ có biên lưỡi theo hình vòng cung cùng một số mảnh tước, thạch đá thuộc thời đại đồ đá cũ Điều đó chứng tỏ người Việt cổ đã đến sinh sống trên mảnh đất này từ rất sớm, làm nên một vùng văn hóa lâu đời Đến thời Trần, sử sách ghi lại nhiều chiến công trong ba cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông diễn ra trên mảnh đất Lục Ngạn (bấy giờ là huyện Na Ngạn) Tại đây, Quốc công tiết chế Hưng Đạo Vương đã cho xây dựng hai chiến ải lớn là ải Nội Bàng (nay thuộc thôn Bình Nội, xã Trù Hựu) và ải Khả Ly (nay thuộc xã Xa Lý, nút giao giữa Lục Ngạn và huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn) để ngăn quân Mông Nguyên tràn xuống từ hướng Lạng Sơn, bảo vệ đại bản doanh của quân ta tại Vạn Kiếp, Hải Dương Hai chiến ải này đã ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt của quân và dân, gắn liền với tên tuổi của nhiều danh tướng: Vi Hùng Thắng, Thân Cảnh Phúc, Yết Kiêu, Dã Tượng,
Trong suốt chiều dài lịch sử, Lục Ngạn ghi dấu ấn của một miền viễn châu anh hùng, với nhiều di tích lịch sử, câu chuyện văn hóa và nét đẹp bản sắc qua nhiều thế hệ chung sống của các dân tộc, để lại một kho tàng giá trị tinh thần độc đáo Nhiệm vụ của các cơ quan và những người làm du lịch là phối kết hợp để có chiến lược khai thác những giá trị này một cách bền vững, lâu dài và hiệu quả.
2.1.3 Điều kiện kinh tế, xã hội và dân cư
Bên cạnh thế mạnh kinh tế nông nghiệp, huyện Lục Ngạn còn là một điểm hẹn văn hóa, nơi chung sống của các dân tộc anh em như Kinh, Sán Dìu, Nùng,Cao Lan, Hoa, Lịch sử và sự giao thoa giữa các tộc người từ lâu đời đã tạo nên những nét văn hóa đặc sắc như: hát Sloong-hao, hát lượn, hát đối Các hình thức sinh hoạt văn hóa này được tổ chức hàng năm thông qua ngày hội văn hóa các dân tộc, thu hút người dân bản địa và các tỉnh lân cận tham gia giao lưu.
Tiềm năng
2.2.1 Cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái
Lục Ngạn sở hữu hai khu du lịch sinh thái là Khuôn Thần và Cấm Sơn.
Hồ Khuôn Thần thuộc xã Kiên Lao, cách thị trấn Chũ 9 km, với diện tích khoảng
240 ha với gần được bao phủ xung quanh là những đồi thông, đồi vải và một vùng núi thấp Khu du lịch hiện đang được khai thác tổ chức các hoạt động tham quan, cắm trại, câu cá, giao lưu văn hóa, nghỉ dưỡng cuối tuần, Khu du lịch hồ Cấm Sơn với quy mô hơn 2.600 ha cũng là địa điểm lý tưởng để dã ngoại, leo núi, câu cá, thưởng thức các đặc sản địa phương và ngắm cảnh Hồ Cấm Sơn đã từng được đánh giá là khu vực nghỉ chân và trú đông quan trọng của một số loài chim nước di cư (Scott, 1989) Cả hai khu du lịch đều đã đi vào hoạt động và miễn phí vé tham quan cho du khách.
2.2.2 Tập quán canh tác và các vườn cây ăn trái
Với kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây ăn quả trong nhiều năm, người dân Lục Ngạn hoàn toàn chủ động và đa dạng các phương thức canh tác như luân canh, xen canh, đa canh, Tính đến năm 2020, diện tích đất nông nghiệp chiếm 69.27% tổng diện tích đất trên toàn huyện Nhờ các chương trình ứng dụng thành tựu khoa học, hỗ trợ phát triển nông thôn, huyện Lục Ngạn đang ngày càng mở rộng diện tích sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP (đạt 11.500 ha vào năm 2019) Dựa vào quy mô và kinh nghiệm, sự sáng tạo của người dân, ngành du lịch hoàn toàn có thể tổ chức các chương trình tham quan để học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm làm nghề kết hợp với giải trí ngắm cảnh Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đổi mới các giống cây trồng cho thu hoạch quanh năm cũng là một lợi thế lớn cho huyện Lục Ngạn khi có các sản phẩm đa dạng trải suốt bốn mùa tại các nhà vườn đa canh, giúp tránh rủi ro của tính mùa vụ thường gặp trong du lịch.Một số nhà vườn có bí quyết canh tác có thể kéo dài vụ quả chín đến 1-2 tháng sau khi hết mùa thu hoạch, là cơ hội để kéo dài thời gian cao điểm của du lịch tham quan Có thể nói, du lịch nông thôn hứa hẹn tạo ra một thị trường ngách hoàn hảo để tiêu thụ nông sản, giữ bình ổn giá, giảm sự phụ thuộc vào thương lái nước ngoài.
Bảng 3 Các vùng chuyên canh cây ăn trái để phát triển du lịch nông nghiệp ở huyện Lục Ngạn
TT Loại cây Địa điểm (xã) Mùa vụ
1 Vải thiều Thanh Hải, Hồng Giang,
Quý Sơn, Giáp Sơn, Tân Sơn, Nam Dương Tháng 6, 7
Tân Quang, Hồng Giang, Thanh Hải, Quý Sơn, Tân Mộc
Tân Mộc, Tân Quang, Hồng Giang, Quý Sơn, Phượng Sơn, Thanh Hải, Nghĩa Hồ
4 Thanh long ruột đỏ Hồng Giang, Giáp Sơn Tháng 7 đến tháng 9
5 Bưởi Diễn Phượng Sơn, Thanh Hải, Tân Quang, Tân
Thanh Hải, Hồng Giang, Tân Quang, Nam
Dương, Tân Mộc Quanh năm
Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Lục Ngạn
2.2.3 Các sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp đặc trưng
Hiện nay, trên địa bàn huyện Lục Ngạn có rất nhiều mô hình ứng dụng khoa học công nghệ cũng như sáng tạo trong bí quyết canh tác, sản xuất riêng của từng cơ sở, thu hút không chỉ người dân địa phương mà còn cả khách tham quan đến học hỏi kinh nghiệm
- Nông nghiệp: Vải thiều, na, hồng, nhãn, cam Đường canh, cam lòng vàng, bưởi Diễn, bưởi da xanh, bưởi Hoàng, thanh long ruột đỏ, chuối tiến vua, mật ong, gạo nếp cái hoa vàng Phì Điền,
- Thủ công nghiệp và chế biến nông sản: mì Chũ ngũ sắc, giấm táo, giấm hoa quả, rượu hoa quả, rượu vang và brandy từ vải thiều
2.2.4 Các di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội truyền thống
Huyện Lục Ngạn là nơi có bề dày về truyền thống lịch sử - văn hóa với 01 di tích lịch sử cấp quốc gia (Đền Hả - Di tích lịch sử, được công nhận theo QĐ số 154/QĐ ngày 25/1/1991, thuộc xã Hồng Giang); 40 di tích lịch sử cấp tỉnh: ải Nội Bàng, ải Xa Lý, với các di tích và danh lam thắng cảnh đẹp như đền Quan Quận, hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần và núi Am Vãi Các cụm di tích đền, chùa
Hả Hộ xã Hồng Giang, đền Tam Giang xã Mỹ An, đền Chể xã Phượng Sơn, đình
Hạ Long xã Giáp Sơn, đình Trại Cống xã Kiên Lao, đình Cống Luộc xã Đèo Gia,đền Khánh Vân thị trấn Chũ đều đã được xếp hạng, đặc biệt đền Từ Hả xãHồng Giang được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia Gắn liền với các di tích là lễ hội Hội đền Hả được tổ chức vào ngày mồng 6 đến 8 tháng giêng hàng năm, hội chùa Khánh Vân từ 18 đến 20 tháng 2, hội đền Tam Giang, hội đềnChể, đặc biệt là hội hát của người dân các dân tộc thiểu số trong dịp đầu xuân với nhiều loại hình diễn xướng dân gian, thu hút người dân các địa bàn và tỉnh lân cận đến tham dự Với mật độ các di tích rộng khắp, huyện có khả năng xây dựng những tour tham quan, du lịch, liên kết với các điểm nổi tiếng như Tây Yên Tử,Đồng Lâm, Đồng Cao tùy vào tính chất và mục đích của chuyến đi.
Thực trạng phát triển
2.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Hoạt động du lịch nông thôn ở Lục Ngạn khởi phát khoảng năm 2008 sau khi Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang ký quyết định Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Lục Ngạn giai đoạn 2007 - 2020, từ những mô hình sản xuất được chính quyền chọn lựa để giới thiệu với khách đến công tác, khảo sát với mục đích tham quan tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp của địa phương Từ năm 2015 đến nay, nhận thấy tiềm năng phát triển du lịch nông thôn ở huyện Lục Ngạn, nhiều đơn vị lữ hành đã kết nối, hợp tác để xây dựng và kinh doanh một số sản phẩm du lịch dựa trên đặc trưng của vùng.
2.3.2 Các loại hình du lịch nông thôn hiện nay
Hiện nay, ở huyện Lục Ngạn đã phát triển cả 3 loại hình du lịch nông thôn là:
Du lịch sinh thái: Tham quan hồ Cấm Sơn, khu du lịch sinh thái Khuôn
Thần, nướng gà, nướng cá, cắm trại, dùng bữa trưa và nghỉ trưa trên đảo, thưởng thức các món ăn địa phương với nguyên liệu đánh bắt từ lòng hồ,
Du lịch canh nông: Tham quan các mô hình nhà vườn, trang trại trồng cây ăn quả, trại nuôi cá lồng, vườn cây cảnh bonsai, đi xe trâu tham quan nhà vườn,chụp ảnh check-in, trải nghiệm sản xuất mỳ Chũ, hái trái cây tại vườn, nấu các món ăn địa phương dưới sự hướng dẫn của người dân, tham gia hội chợ cam,bưởi và các sản phẩm đặc trưng của huyện
Qua khảo sát, đối với loại hình du lịch canh nông, tính đến tháng 11 năm
2020, có 31 nhà vườn tiêu biểu trên địa bàn huyện Lục Ngạn được chính quyền chọn làm điểm tham quan cho du khách, 25 nhà vườn/mô hình sản xuất tự phát hoạt động tham quan du lịch trong đó bao gồm các nhà vườn cây cảnh, nhà vườn cây ăn quả, mô hình trang trại, Vào mùa cao điểm thu hoạch trái cây, mỗi nhà vườn đón 10 – 15 đoàn khách/ngày (khoảng 130-150 người) Tuy nhiên, một số nhà vườn do hạn chế về diện tích (2-4 ha) và không có hướng phát triển du lịch từ đầu nên vào những tháng cao điểm không thể đáp ứng hết nhu cầu của khách tham quan, thiếu không gian để bổ sung những hoạt động khác (VD: picnic, nướng gà, câu cá, chơi trò chơi dân gian ) cho khách tại vườn, do đó sự đa dạng trong các hoạt động tham quan bị hạn chế.
Du lịch cộng đồng - văn hóa: Tham quan các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn, thưởng thức các điệu hát Sình ca của dân tộc Cao Lan, Sloong-hao của dân tộc Nùng, đốt lửa trại và tham gia nhảy sạp, tham quan Làng Văn hóa Đông Bắc,… Đối với loại hình du lịch cộng đồng - văn hóa, hiện nay ngoài các điểm tham quan di tích lịch sử, trên địa bàn huyện Lục Ngạn chỉ có duy nhất một cơ sở dưới quyền quản lý tư nhân là Làng Văn hóa Đông Bắc thuộc hợp tác xã du lịch Đông Bắc
Làng Văn hóa Đông Bắc được thành lập tháng 8/2020, đi vào hoạt động từ đầu năm 2021, nằm trên địa bàn khu phố Nguyễn Thị Minh Khai, thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn Có diện tích khoảng 1.6 ha và tổng vốn đầu tư trên 70 tỷ đồng, cơ sở này phục dựng được nhiều công trình có giá trị văn hóa cộng đồng như:nhà gỗ truyền thống của các dân tộc: Tày, Sán Dìu, Nùng, nhà đất trình tường và tháp phật giáo 11 tầng; lầu nghinh phong; lầu thưởng nguyệt; đặc biệt có bức phù điêu và bức tượng đá Con cháu Lạc Hồng do chính giám đốc HTX là ông Lê VănTiến thực hiện và giữ bản quyền tác giả, cùng một số cây cầu xây dựng theo kiến trúc cổ, cầu ao, thủy đình…; Tại đây cũng trưng bày trên 5000 cổ vật, hiện vật sản xuất và chiến đấu của các dân tộc Đông Bắc qua các thời kỳ như: Cối giã gạo, cối xay lúa, rìu đá, lưỡi hái, cày, bừa, giáo đồng, lưới, nơm, gùi, Ngoài hoạt động tham quan, tại Làng Văn hóa Đông Bắc còn có hội trường với sức chứa khoảng 300 người, các không gian quầy bar, quán café sân thượng, café vườn, đáp ứng tốt nhu cầu tham quan, ăn uống, dừng nghỉ của đoàn khách ở nhiều quy mô
Trong khoảng thời gian 01 tháng hoạt động liên tục (không bị gián đoạn do dịch Covid-19), tính đến ngày 01/05/2022, Làng Văn hóa đã đạt mốc 10.000 lượt khách tham quan trải nghiệm Phần lớn du khách đến từ các huyện lân cận của tỉnh Bắc Giang hoặc một số tỉnh thành khu vực Bắc Bộ như Bắc Ninh, Hải Dương, Lạng Sơn, Phú Thọ, Vĩnh Phúc,…cùng một số đoàn khách quốc tế. Tháng 11/2021, Sở VHTT&DL tỉnh Bắc Giang đã ra quyết định công nhận Làng Văn hóa Đông Bắc là Điểm du lịch cấp Tỉnh Đây là điểm duy nhất trong số 11 điểm du lịch cấp Tỉnh của Bắc Giang nằm dưới quyền quản lý của một đơn vị tư nhân
Biểu đồ 1 Cơ cấu sử dụng sản phẩm du lịch
Du lịch cộng đồng - văn hóa
Nguồn: Khảo sát của tác giả, 2022
Biểu đồ trên thể hiện cơ cấu sản phẩm du lịch nông thôn mà du khách sử dụng khi đi du lịch Lục Ngạn Trong đó:
Du lịch canh nông: Đại diện bởi các điểm tham quan nhà vườn
Du lịch sinh thái: Đại diện bởi các điểm tham quan hồ Khuôn Thần, hồ Cấm Sơn, suối Đáy,
Du lịch văn hóa – cộng đồng: Đại diện bởi các điểm tham quan di tích (chùa Am Vãi, đền Từ Hả, chùa Sẻ ) và Làng văn hóa Đông Bắc
Biểu đồ cho thấy tỉ lệ du khách sử dụng loại hình du lịch văn hóa – cộng đồng chiếm đa số (58%) Đối với các điểm tham quan di tích văn hóa, không chỉ có tiềm năng kết nối trong phạm vi huyện Lục Ngạn, mà còn thuận lợi nếu phát triển thành tour du lịch tâm linh do quốc lộ 1A chạy qua trung tâm Lục Ngạn cũng là đường đi đến khu du lịch Tây Yên Tử (huyện Sơn Động, Bắc Giang), kết nối sang Yên Tử (Quảng Ninh) từ các tỉnh miền Bắc Du lịch canh nông tăng trưởng khá tốt khi chiếm 15% dù nhà vườn là mô hình mới, chưa được đầu tư nhiều Nhìn chung, có thể khẳng định rằng du lịch văn hóa – cộng đồng từ trước đến nay vẫn luôn là hướng đi thế mạnh của du lịch Lục Ngạn, có đủ cơ sở để làm nền tảng phát triển hai loại hình du lịch còn lại.
Các hoạt động du lịch kể trên phần lớn được tổ chức mang tính chất tự phát do nhu cầu của du khách Hiện số lượng công ty lữ hành khai thác các dịch vụ du lịch tại Lục Ngạn còn tương đối ít (với 5-7 công ty khai thác thường xuyên) Do đó, việc tổ chức các hoạt động du lịch dựa trên nhu cầu của du khách hầu như chưa được quy củ, chưa có các bộ quy tắc chung, các lớp đào tạo nghiệp vụ hay sự can thiệp vào việc đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch của các cơ quan chính quyền.
Bảng 4 Một số nhà vườn tiêu biểu có kết hợp hoạt động du lịch ở huyện Lục Ngạn
STT Tên nhà vườn Địa chỉ
Các hoạt động, dịch vụ chính
Tham quan, mua bán trái
30.000VNĐ/người bưởi Diễn Trần Én
Hải cây Đi xe trâu:
Nhà vườn đa canh vải thiều và thanh long đỏ
Thôn Tân Đồng – xã Hồng Giang
Tham quan, mua bán trái cây
30.000VNĐ/người Đi xe trâu:
Nhà vườn đa canh cây có múi
Thôn Mịn Con – xã Trù Hựu
Tham quan, mua bán trái cây, ăn trưa tại vườn
Tham quan: Miễn phí Ăn trưa:
Nhà vườn vải thiều Nguyễn
Thôn Kép 1 – xã Hồng Giang
Tham quan, mua bán trái cây
Nhà vườn sinh vật cảnh Quản
Thôn Bồng 1 – xã Hồng Giang
Tham quan, mua bán cây cảnh
Nhà vườn cam lòng vàng Trần
Thôn Trường Sinh – xã Tân Quang
Tham quan, mua bán trái cây
Nhà vườn cam lòng vàng
Thôn Đồng Quýt – xã Tân Mộc
Tham quan, mua bán trái cây
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2022
Lượng khách và doanh thu từ du lịch
2.4.1 Cơ cấu khách du lịch
Biểu đồ 2 Cơ cấu khách du lịch đến Lục Ngạn
Tỉnh Bắc Giang Các tỉnh miền Bắc
(ngoài Bắc Giang) Khu vực khác 0
160 Đã từng đi du lịch Lục Ngạn Chưa từng đi du lịch Lục Ngạn
Nguồn: Khảo sát của tác giả, 2022
Bảng trên cho thấy sự chênh lệch trong cơ cấu khách du lịch đến Lục Ngạn từ nhiều vùng khác nhau Tác giả tập trung phân tích nguồn khách du lịch đến từ tỉnh Bắc Giang và các tỉnh khác trên toàn miền Bắc Việt Nam Gần 15% số người đến từ Bắc Giang được khảo sát cho biết họ chưa từng đi du lịch Lục Ngạn Tỉ lệ này ở các tỉnh miền Bắc khác là 43.3%, đối với các khu vực như miền Trung, miền Nam Việt Nam và nước ngoài, con số không đáng kể Kết quả trên một mặt cho thấy sự tích cực của người dân địa phương trong việc quảng bá hình ảnh điểm đến thông qua phương thức truyền thống nhất (truyền miệng), một mặt cũng cho thấy rõ hạn chế của chính quyền và các cơ quan quản lý khi chưa có phương án mở rộng quảng bá thông qua đa dạng hình thức marketing Do đó, hình ảnh của du lịch địa phương chưa đến được với du khách tại các nơi khác
Bên cạnh đó, 93.4% du khách đã từng đến Lục Ngạn được khảo sát cho biết họ đi du lịch tự túc, 30.7% tự tổ chức tour đi qua nhiều điểm tại Lục Ngạn.
Dù tổng số khách chưa lớn bằng các địa phương lân cận như Chí Linh, Kiếp Bạc(Hải Dương), Mẫu Sơn (Lạng Sơn),…song tỷ lệ này cũng là một con số đáng lưu tâm với các nhà quản lý, hoạch định chính sách và các công ty lữ hành Nếu có chiến lược chuyển đổi dần lượng khách du lịch tự túc sang du lịch theo tour hoặc cung cấp dịch vụ bổ sung như trạm dừng nghỉ, điểm bán đồ lưu niệm, đặc sản,… chắc chắn người dân và doanh nghiệp sẽ hưởng lợi, góp phần phổ biến thêm một hướng đi phi nông nghiệp cho kinh tế địa phương.
2.4.2 Lượt khách và doanh thu
Bảng 5 Lượt khách và doanh thu từ du lịch của huyện Lục Ngạn từ năm 2017 - 2019
TT Năm Lượng khách (lượt) Doanh thu (Tỷ VNĐ)
Nguồn: Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Lục Ngạn
Trong những năm gần đây, Lục Ngạn đã trở thành một trong những vựa trái cây lớn nhất miền Bắc với sản lượng quả có múi ước đạt 40.000 tấn (2017), sản lượng vải thiều ước đạt 160.000 tấn (2020), Thông qua các số liệu ở bảng trên có thể thấy được nỗ lực của chính quyền huyện Lục Ngạn trong việc thu hút du khách trong và ngoài nước đến với Lục Ngạn, cho thấy một tín hiệu khởi sắc của du lịch nói chung và du lịch nông thôn nói riêng Song, tính riêng trong năm
2019 là năm tăng trưởng mạnh nhất của du lịch, doanh thu của Lục Ngạn chỉ chiếm gần 3% tổng doanh thu của du lịch toàn tỉnh, số lượt khách chiếm 2.5% tổng lượt khách đến Bắc Giang Con số này còn khá khiêm tốn so với tiềm lực về cảnh quan, văn hóa, văn vật,…của toàn huyện.
Đánh giá về thực trạng phát triển du lịch nông thôn ở huyện Lục Ngạn
So với nhiều huyện khác trong địa bàn tỉnh Bắc Giang, huyện Lục Ngạn có số lượng lớn các nhà vườn được chọn làm điểm tham quan cho du khách (31 nhà vườn được chính quyền chọn làm điểm tham quan, 25 nhà vườn/mô hình sản xuất tự phát hoạt động tham quan du lịch trong đó bao gồm các nhà vườn cây cảnh, nhà vườn cây ăn quả, mô hình trang trại) Từ năm 2020, UBND huyện LụcNgạn bắt đầu triển khai tour du lịch “Trải nghiệm mùa cam, bưởi”, tạo điều kiện quảng bá rộng rãi hình ảnh của du lịch nông thôn Lục Ngạn Ngoài ra, đến năm
2021, Lục Ngạn đã triển khai rộng rãi đề án “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) và đạt được 2 sản phẩm chất lượng 4 sao, riêng với vải thiều, địa phương đặt mục tiêu hướng đến chất lượng 5 sao Đề án này không chỉ giúp nâng cao số lượng, chất lượng, tạo dấu ấn cho từng xã mà còn xây dựng được chuỗi liên kết từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ để nâng cao giá trị nông sản, tạo uy tín và điều kiện thuận lợi để đa dạng hóa các hoạt động trải nghiệm, tham quan cho sản phẩm du lịch về sau.
Mặt khác, Sở VHTT&DL tỉnh Bắc Giang cũng đã thể hiện sự quan tâm đến công tác quảng bá hình ảnh du lịch địa phương Không chỉ hỗ trợ việc đăng các bài giới thiệu, hình ảnh quảng bá lên trang báo địa phương, Sở còn tạo điều kiện kết nối các đoàn nhà báo với cơ sở du lịch và liên tục cập nhật tin tức du lịch trong tỉnh, các điểm vui chơi, tham quan mới, trên website của Sở tại địa chỉ: http://dulichbacgiang.gov.vn/
Từ năm 2020 trở về trước, Lục Ngạn chưa có định hướng cụ thể về phát triển du lịch mà chỉ triển khai sơ bộ theo Đề án phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016-2020 Tuy nhiên, cuối năm 2021, UBND huyện đã ban hành Đề án Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng huyện Lục Ngạn giai đoạn 2021-2025 với tổng kinh phí thực hiện gần 200 tỷ đồng, với mục tiêu mỗi năm thu hút 1,5 triệu lượt khách; tổng doanh thu từ du lịch, dịch vụ du lịch đạt khoảng
210 tỷ đồng; tạo việc làm cho từ 700 đến 1000 lao động vào năm 2025 Thông qua việc đặt mục tiêu cụ thể và đẩy mạnh đầu tư cho du lịch, huyện Lục Ngạn đã cho thấy quyết tâm đưa du lịch trở thành hướng đi mới, tạo sinh kế cho người dân và từng bước thúc đẩy khu vực nông thôn phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của mình không chỉ trong lĩnh vực nông nghiệp.
Việc năng động trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng đem lại lợi thế lớn choLục Ngạn trong việc giảm thiểu rủi ro cho du lịch nông nghiệp, do tài nguyên du lịch không chỉ dựa vào duy nhất một loại cây hoặc một dạng mô hình nông nghiệp cụ thể, nên các ảnh hưởng từ thời tiết và ngoại cảnh không thể triệt tiêu tiềm năng du lịch hoàn toàn Bên cạnh đó, việc phổ biến hình thức đa canh vừa giúp các nhà vườn đảm bảo phong phú về cảnh quan, vừa kéo dài mùa vụ du lịch do cây trồng cho thu hoạch quanh năm Dựa vào lợi thế phát triển nông thôn vẫn thường được quảng bá trên các phương tiện thông tin và truyền thông, du lịch cũng phần nào được biết đến Đó là một tín hiệu đáng mừng cho ngành du lịch non trẻ tại địa phương này.
Sự phát triển nông nghiệp và nông thôn cũng là một bước đệm lớn cho ngành du lịch Nhờ sự quan tâm và đầu tư về khoa học công nghệ của chính quyền các cấp cũng như sự cần cù, sáng tạo trong lao động của những người nông dân, Lục Ngạn đã có những trang trại, vườn đồi kiểu mẫu thu hút khách tham quan Tiêu biểu phải kể đến vườn cam Đường Canh của ông Bùi Đức Long tại thôn Hăng, xã Hồng Giang được Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang hỗ trợ kinh phí thực hiện mô hình thí nghiệm áp dụng hệ thống tưới nước nhỏ giọt cho cây cam bằng công nghệ của Isarel vào tháng 12 năm 2015 Đây là một trong những mô hình tưới nhỏ giọt đầu tiên trong toàn tỉnh Bắc Giang, không chỉ thu hút người dân trong địa bàn đến học hỏi mà còn thu hút cả khách tham quan, trải nghiệm từ các tỉnh khác Những mô hình nông nghiệp mới này có tiềm năng rất tốt cho phát triển du lịch canh nông nếu được quy hoạch và tổ chức bài bản, xứng tầm.
Bên cạnh nông nghiệp, sản xuất tiểu thủ công nghiệp và chế biến nông sản cũng đang phát triển và đạt được những thành tựu nhất định Từ đặc sản mỳ gạoChũ, người dân thôn Thủ Dương, xã Nam Dương đã tạo ra loại mỳ Chũ ngũ sắc bắt mắt được làm từ nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, mang lại giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần và rất được ưa chuộng trên thị trường Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện có hợp tác xã chế biến nông sản Kim Biên với đủ tiêu chuẩn xuất khẩu đi các nước trong khu vực châu Á Không chỉ vậy, hợp tác xã còn tạo ra các loại rượu vang, rượu brandy từ nguyên liệu chính là vải thiều Các sản phẩm độc đáo trên đã tận dụng lợi thế nông nghiệp của địa phương, là những mô hình xứng đáng được nhân rộng để đưa vào khai thác hoạt động tham quan du lịch Bên cạnh đó, với nhiều dự án đầu tư thí điểm của UBND tỉnh Bắc Giang (như hỗ trợ chi phí đầu tư mô hình nhà màng trồng cây ăn quả, mô hình tưới nước nhỏ giọt của Israel,…), các sản phẩm du lịch nông thôn cũng có cơ hội phát triển đa dạng hình thức hoạt động, mở rộng cơ hội tiếp cận với nhiều đối tượng khách trên cả nước.
Công tác liên kết phát triển du lịch nông thôn đã bước đầu được huyện Lục Ngạn và tỉnh Bắc Giang chú trọng, hiện tại, tỉnh đã liên kết các tuyến du lịch giữa các huyện và các tỉnh lân cận, cụ thể như sau:
Các tuyến du lịch nội tỉnh:
+ Bắc Giang- Suối Mỡ - suối Nước Vàng - Trang trại vườn đồi Lục Ngạn + Bắc Giang – Suối Mỡ – suối Nứa – Trang trại vườn đồi Lục Ngạn
+ Bắc Giang – Suối Mỡ – suối Nứa – suối Nước Vàng - Đình chùa Thượng Lâm, đình Đông Thịnh – Trang trại vườn đồi Lục Ngạn – Hồ Khuôn Thần – đến Từ Hả.
+ Bắc Giang – Suối Mỡ – suối Nước Vàng – Hồ Khuôn Thần, đền Hả, đền Khánh Vân, chùa Am Vãi – Trang trại vườn đồi Lục Ngạn.
+ Bắc Giang – chùa Vĩnh Nghiêm – Suối Mỡ, suối Nứa – hồ Cấm Sơn – Trang trại vườn đồi Lục Ngạn
+ Bắc Giang – Suối Mỡ, Đình chùa Thượng Lâm, đình Đông Thịnh - Đình chùa Tiên Lục – Khu di tích khởi nghĩa Nông dân Yên Thế.
+ Bắc Giang – Khu di tích cách mạng ATK 2 Hoàng Vân (Hiệp Hoà) – Khu di tích khởi nghĩa nông dân Yên Thế - Đình chùa Tiên Lục – Suối Mỡ - Trang trại vườn đồi Lục Ngạn
Các tuyến du lịch liên tỉnh:
+ Các tỉnh – Bắc Giang – Suối Mỡ – hồ Cấm Sơn – Hang Gió (Lạng Sơn) + Các tỉnh – Bắc Giang – Suối Mỡ – hồ Khuôn Thần – Cửa khẩu Lạng Sơn
+ Các tỉnh – Bắc Giang – Suối Mỡ – hồ Khuôn Thần - rừng Khe Rỗ – rừng Tây Yên Tử
+ Các tỉnh – Bắc Giang – Suối Mỡ – hồ Khuôn Thần - chùa Đức La – Côn sơn Kiếp Bạc (Hải Dương)
2.5.2 Hạn chế và nguyên nhân
Trong những năm gần đây, du lịch nông thôn ở huyện Lục Ngạn đã có nhiều tín hiệu tích cực nhưng chưa phát triển xứng tầm với tiềm năng vốn có Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như hạn chế trong cơ chế, chính sách, đầu tư, tổ chức và các yếu tố ngoại cảnh khác.
Thứ nhất, về cơ chế, chính sách và tổ chức quản lý: chính quyền cấp cơ sở chưa chú trọng việc đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn Hiện nay, các đề án, phong trào như “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”, “Phát triển du lịch nông thôn gắn liền với xây dựng nông thôn mới” hầu như chỉ đạt được hiệu quả ở mức độ bao quát Chính quyền các cấp tỉnh, huyện, xã, thôn chưa có phương án hiện thực hóa để sâu sát, đúng với đặc thù phát triển của du lịch tại địa phương, các hoạt động quảng bá và xúc tiến phần lớn tập trung cho phát triển kinh tế nông nghiệp Theo bà Lại Thị Tâm - chủ nhà vườn Tâm Bẩy, tình trạng trên xảy ra do các đề án, kế hoạch được đưa từ cấp trung ương xuống, cần được thông qua và điều chỉnh dựa trên đặc trưng riêng của từng địa phương, nhưng cán bộ cấp cơ sở chưa điều tra và có một báo cáo cụ thể về thực trạng, vướng mắc cùng những nhu cầu, đề xuất của các hộ dân tham gia kinh doanh du lịch nhà vườn, do đó đề án không thể đưa vào thực thi và trên thực tế, địa phương cũng bỏ ngỏ khả năng này Bà cho biết:
Nhà vườn của cô chú không thu vé vào cửa, nhưng cô nhận thấy một điều rất lợi từ việc tham quan là khách vào vườn họ không quan trọng giá, giá bán có cao hơn bên ngoài đôi chút họ cũng vẫn vui vẻ mua vì chất lượng đảm bảo và cả không khí thoải mái khi họ được tự tay trải nghiệm Việc tham quan du lịch hoàn toàn có thể giúp bà con mình nâng giá bán nông sản ở mức hợp lý mà làm lợi cho mình Giá kể chính quyền sát sao hơn thì không chỉ nhà cô, mà các nhà vườn quanh thôn xã và rộng hơn nữa kết nối được với nhau, lợi từ du lịch không biết bao nhiêu mà kể Nhưng bây giờ chỉ có thể làm tự phát, chứ chưa có chương trình nào, phong trào nào, mà đấy là cái người dân cần nhất cháu ạ, phải cho họ một cái hướng đi xa hơn từ những gì họ đang có Ví như phải ra một bộ tiêu chuẩn cho những trang trại, nhà vườn, cấp một cái giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn hoạt động tham quan và bán nông sản, thì khách mới cảm thấy giá trị của việc đi trải nghiệm nó lớn hơn rất nhiều
Hiện tại, huyện Lục Ngạn chưa có quy định chung về bộ quy tắc ứng xử,mức giá dịch vụ, giá bán nông sản tại vườn dành riêng cho khách tham quan, du lịch, do đó dễ xảy ra tình trạng phá giá, cạnh tranh không lành mạnh và các trải nghiệm không mong muốn dành cho mọi đối tượng tham gia hoạt động du lịch. Một số điểm du lịch như hồ Cấm Sơn xảy ra tình trạng đơn vị lữ hành thu vé vào cửa trái phép (đầu năm 2019) Tình trạng này xảy ra do công tác quản lý thiếu sát sao của chính quyền đối với hoạt động đăng ký, đăng kiểm các phương tiện phục vụ hoạt động tham quan du lịch, các bến thủy tự phát; mặt khác, các lực lượng chức năng chưa có biện pháp xử lý những hành động phá hoại môi trường sinh thái của du khách.
Huyện chưa có cơ chế thu hút và tự đào tạo được nguồn nhân lực du lịch có tâm, có tài, chưa có kế hoạch kêu gọi được nguồn đầu tư từ các nhà đầu tư, đơn vị lữ hành ngoài tỉnh Ông Lê Văn Tiến, giám đốc HTX du lịch Đông Bắc cho biết:
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN Ở HUYỆN LỤC NGẠN
Định hướng, mục tiêu phát triển du lịch tại Lục Ngạn, Bắc Giang
UNWTO cho rằng khu vực công có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đóng góp của du lịch vào phát triển nông thôn Ở cấp địa phương, khó có thể thu hút các nhà đầu tư khu vực tư nhân và giữ chân dân cư nếu không có sự đầu tư của khu vực công Các lĩnh vực đầu tư của khu vực công không giới hạn ở đầu tư mô hình nông nghiệp, quy hoạch xây dựng và phát triển khu du lịch hoặc liên kết các tuyến điểm, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 đã xác định phát triển du lịch nông thôn là một trong những động lực đem lại việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; đồng thời bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường Do đó, Bắc Giang cần tận dụng triệt để nguồn ngân sách trung ương cho các công tác phát triển nông thôn mới hiệu quả, hướng đến củng cố cơ sở hạ tầng, xây dựng nông thôn mới, kết nối huyện Lục Ngạn với các tuyến du lịch tại Hải Dương, Lạng Sơn, Quảng Ninh.
Về lý thuyết, việc chú trọng đến một địa phương nhất định có thể giúp tạo ra sự phát triển của cả một khu vực Theo Sharpley (1997), du lịch nông thôn ngày càng được ứng dụng nhiều hơn để tái tạo và đa dạng hóa kinh tế - xã hội. Như vậy, trong bối cảnh sau đại dịch Covid-19, du lịch nông thôn cũng là một hướng đi mà chính quyền tỉnh Bắc Giang và huyện Lục Ngạn có thể tham khảo để đẩy mạnh phục hồi kinh tế - xã hội, đảm bảo theo kịp tốc độ phục hồi của các địa phương khác trên cả nước.
Việc phối hợp giữa chính quyền nói chung và đơn vị quản lý nói riêng với nhân dân là vô cùng quan trọng trong công tác quản lý du lịch nông thôn Theo(Irshad, 2010), ở Anh, chính quyền thành lập tổ chức tiếp thị du lịch nông nghiệpFarm Holiday Bureau (1983, nay là Farm Stay UK), tổ chức này điều phối tiếp thị mạng lưới hơn 1000 trang trại, cung cấp dịch vụ phục vụ bữa sáng, tự phục vụ chỗ ở và có thể được tìm thấy trên khắp Vương quốc Anh Ở Mỹ và Canada có
Hiệp hội Tiếp thị trực tiếp của nông dân Bắc Mỹ (NAFDMA) chuyên cung cấp thông tin và hỗ trợ đào tạo các nhà điều hành tiếp thị trang trại Ở Úc có Cơ quan
Du lịch nông trại và Quốc gia Úc, đặt trụ sở trên toàn quốc, có trách nhiệm phối hợp xúc tiến du lịch nông trại ở cấp quốc gia Tại Ba Lan – một trong những đất nước chú trọng phát triển du lịch nông nghiệp nhất châu Âu, nổi bật có chiến lược phát triển sản phẩm du lịch giai đoạn 1994–2005 Năm sản phẩm du lịch của Ba Lan đã được chọn để phát triển trong tương lai, trong đó “du lịch nông thôn” được chú trọng đặc biệt Việc thành lập một cơ quan trung ương, được đặt tên là Đơn vị Chiến lược Du lịch (STU), đã được đề xuất để cho phép thực hiện chiến lược liên quan đến từng sản phẩm trong chương trình Việc xác định các rào cản pháp lý, tài khóa và tài chính đối với sự phát triển của các sản phẩm này được đề xuất là một trong những nhiệm vụ của STU Họ cũng thành lập một hệ thống Sản phẩm Thương hiệu Du lịch Ba Lan, bổ nhiệm các giám đốc thương hiệu để điều phối các hành động liên quan đến thương hiệu của từng sản phẩm du lịch này (Marcjanna Augustyn, 2010) Nhờ đó, du lịch nông thôn có một chỗ đứng vững chắc và tầm quan trọng ngang bằng các hình thức du lịch khác, có kế hoạch bài bản để phát triển theo hướng đặc thù
Tại Việt Nam, chưa có một hiệp hội, tổ chức hay mô hình hoạt động tập trung nào của các sản phẩm du lịch nông thôn trên quy mô toàn quốc Song trước hết, ở quy mô huyện Lục Ngạn và tỉnh Bắc Giang, chính quyền hoàn toàn có thể thử nghiệm một trong số các mô hình nói trên để đo lường hiệu quả và duy trì hoạt động để trở thành mô hình kiểu mẫu, làm tiền đề cho sự kết nối và mở rộng các cơ sở du lịch nông thôn trên địa bàn Tuy nhiên cần tránh trường hợp thí điểm nhiều mô hình hoạt động cùng lúc để tránh xảy ra cạnh tranh giữa các mô hình, gây ảnh hưởng xấu, tiêu hao nguồn lực và dễ dẫn đến suy giảm về cả số lượng lẫn chất lượng của cơ sở tham quan, du lịch.
Từ nghiên cứu thực tế tại một số quốc gia kể trên, có thể thấy rõ rằng bất cứ quốc gia nào muốn phát triển du lịch nông thôn đều đòi hỏi thành lập một cơ quan đủ khả năng và trách nhiệm để bao quát tình hình trên toàn lãnh thổ và liên bang Du lịch nông thôn tại Việt Nam cũng cần học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình này để quản lý, hỗ trợ và đưa ra những quy định chung về các tiêu chuẩn cấp phép hoạt động một cơ sở tham quan, du lịch, tiêu chuẩn chất lượng nông sản và quy định về nguồn nước, hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật, để đảm bảo an toàn, bình ổn giá nông sản bán ra trong các hoạt động tham quan, du lịch Bên cạnh đó, việc đưa ra các tiêu chuẩn cộng đồng cũng là hết sức cần thiết để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng xấu từ hoạt động du lịch nông thôn như ô nhiễm môi trường, các tệ nạn xã hội, ùn tắc giao thông, cạnh tranh không lành mạnh, gia tăng dư lượng thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản
3.1.1.1 Về xúc tiến quảng bá
Tổ chức xúc tiến du lịch gắn với quảng bá sản phẩm địa phương có thể coi là một bước chuyển mình mang tính quyết định trong công tác mở rộng phát triển du lịch nông thôn Du lịch nông thôn cũng là một hình thức làm kinh tế Trên góc độ vĩ mô, một thành phần cốt lõi của nền kinh tế hiện đại là cung ứng dịch vụ, trong trường hợp này là dịch vụ tham quan, du lịch Tính vô hình của sản phẩm dịch vụ là ở chỗ chúng không thể được kiểm chứng nếu không sử dụng, không thể tách rời khỏi nhà cung cấp/nhà sản xuất Là dịch vụ vô hình, không thể nhìn thấy, nếm, cảm nhận, nghe hoặc ngửi trước khi mua, vì vậy người làm du lịch cần cung cấp một số loại bằng chứng hữu hình như tài liệu quảng cáo, sản phẩm nông sản mẫu,
Với nhiều loại hình du lịch, tiếp thị có nhiều thể loại hoặc lĩnh vực khác nhau, tất cả đều có cách tiếp cận khác nhau Chúng bao gồm tiếp thị trực tiếp trong đó các khách hàng cá nhân được liên hệ riêng, tiếp thị khu vực công, tiếp thị mối quan hệ (xây dựng lòng trung thành chẳng hạn như thông qua chăm sóc khách hàng, dịch vụ hậu mãi,…), tiếp thị xã hội (bao gồm các chương trình giáo dục như các chương trình Đã uống rượu bia thì không lái xe nhằm thay đổi hành vi) và tiếp thị điểm đến (thu hút mọi người đến thăm các địa điểm, giữ chân họ và khiến họ quay trở lại) Đối với du lịch Bắc Giang nói chung và du lịch nông thôn Lục Ngạn nói riêng, trong thời gian hoàn thiện chiến lược phát triển dài hạn, người làm du lịch có thể tham khảo một số giải pháp ngắn hạn và trung hạn như sau:
3.1.1.2 Quảng bá du lịch trong cộng đồng Để xác định một tầm nhìn chung cho cả chính quyền và người dân Lục Ngạn rằng du lịch là một động lực tích cực, một hướng đi tất yếu trong tương lai, chúng ta cần quảng bá khái niệm về du lịch cho tất cả các thành viên trong cộng đồng Điều này không khác gì 'tiếp thị nội bộ' trong một tổ chức, Dann và Dann
Người lao động hoặc thành viên trong công ty hoặc trong cộng đồng phải được tôn trọng và đối xử như một nhóm khách hàng theo đúng nghĩa Họ nhấn mạnh rằng điều này đặc biệt đúng trong khía cạnh tiếp thị dịch vụ của du lịch cộng đồng, nơi các thành viên cộng đồng là một phần của sản phẩm du lịch thông qua việc tương tác với du khách
Hiện tại, hoạt động quảng bá kết hợp nông nghiệp và du lịch nổi bật nhất của Lục Ngạn là sự kiện “Ngày hội trái cây Lục Ngạn” diễn ra hàng năm, thể hiện hình ảnh Lục Ngạn là một trong những “vựa trái cây lớn nhất miền Bắc”, thu hút sự tham gia của nhiều đại biểu cấp cao và được phát sóng trực tiếp trên sóng truyền hình quốc gia Theo khảo sát của tác giả, sự kiện này là sản phẩm du lịch nhận được tỉ lệ tiếp cận quảng bá cao nhất với 42% Đây là một nỗ lực đáng ghi nhận trong việc tổ chức sự kiện để kết hợp quảng bá sản phẩm nông nghiệp và du lịch, song nó chỉ là nỗ lực một chiều từ địa phương, chính quyền chưa tích cực tương tác và tìm kiếm sự tham gia đóng góp, các ý kiến mang tính xây dựng từ người dân cũng như chủ cơ sở tham quan, du lịch trên địa bàn, dẫn đến hạn chế ở chỗ yếu tố du lịch không được chú trọng và nhấn mạnh bằng yếu tố nông nghiệp
Theo Beeton (2006), việc quảng bá một sự kiện hàng năm tới một cộng đồng tương đối dễ dàng ở chỗ nó đòi hỏi một nỗ lực phối hợp và do đó được đảm bảo về tính hiệu quả “Nỗ lực phối hợp” ở đây bao gồm các bên chính quyền – cơ quan thông tấn, báo chí – người dân – chủ các cơ sở kinh doanh dịch vụ - du khách Ta sẽ thấy rằng nếu một cộng đồng thực sự được trao quyền, nếu có một phương pháp tham vấn - truyền thông phối hợp được thực hiện trong giai đoạn đầu của hoạt động du lịch và phát triển cộng đồng, thì tiếp thị nội bộ sẽ là một phần của cấu trúc tổng thể bên trong cộng đồng đó Tuy nhiên, trong thực tế, tình huống lý tưởng này hiếm khi tồn tại, thường là do tính chất thay đổi của các cộng đồng và các mối quan hệ quyền lực đi kèm Song, ở giai đoạn phát triển hiện tại của du lịch Lục Ngạn, không khó để có các động thái trao quyền cho người dân, người làm du lịch, thể hiện thiện chí của chính quyền cũng như có thêm các ý kiến đóng góp thực tiễn làm cơ sở để xây dựng nội dung quảng bá tốt hơn trong những sự kiện, chương trình xúc tiến về sau.
3.1.1.3 Lên kế hoạch tiếp thị
Mặc dù không phải tất cả các kế hoạch đều hoàn toàn giống nhau, nhưng có một dàn ý cơ bản có thể áp dụng được cho Lục Ngạn Dàn ý này bao gồm phần giới thiệu (thiết lập bối cảnh bằng cách mô tả dự án cần được truyền thông), tiếp theo là phân tích về cộng đồng và môi trường du lịch hiện tại, đặc biệt quan tâm đến các xu hướng xã hội, chính trị và kinh tế cũng như xu hướng thị trường trong du lịch (thu hẹp dần phạm vi, với Lục Ngạn có thể đi từ phạm vi cả nước, cho tới khu vực Bắc Bộ và Đông Bắc Bộ) Sau đó mô tả các phân khúc thị trường mục tiêu một cách chi tiết, có thể bao gồm nhân khẩu học, tâm lý học, địa lý, lối sống, hoặc bất kỳ đặc điểm tình cảm nào phù hợp Cần lưu ý cân nhắc kỹ cơ sở lý do tại sao các thị trường mục tiêu này được lựa chọn (câu hỏi này thường phải thông qua một cuộc thảo luận về giá trị hoặc quy mô của thị trường) Ở giai đoạn này, điều quan trọng là phải giới thiệu các mục tiêu tiếp thị đã được thống nhất cho cộng đồng, cho thấy các thị trường mục tiêu đã chọn sẽ đạt được chúng như thế nào và chúng sẽ được đo lường như thế nào Việc lập được kế hoạch như đã nêu ở trên là rất tốt, nhưng kế hoạch tiếp thị cũng phải bao gồm các kế hoạch hành động với các chiến lược và chiến thuật nằm trong khả năng của người dân và chính quyền Lục Ngạn Điều này đặc biệt liên quan đến cách cộng đồng thực hiện chiến lược tiếp thị về sản phẩm, giá cả, khuyến mãi, phân phối (địa điểm),con người (nhân sự), Một điểm chính cần lưu ý ở đây là bất kỳ ai cũng có quyền lựa chọn kế hoạch hành động để thực hiện mục tiêu chung Vì vậy, đối với những cá nhân hoặc tập thể mới tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch, bước đầu cần được phổ biến, tập huấn để nắm bắt kỹ và thấu hiểu kế hoạch tổng thể của địa phương là gì, rồi mới có thể tiếp tục thực hiện kế hoạch đó thông qua chỉ đạo cụ thể của từng doanh nghiệp làm du lịch Muốn làm được điều đó, thách thức lớn nhất của Lục Ngạn là phải xây dựng một kế hoạch tổng thể khả thi và chi tiết cho từng giai đoạn phát triển của du lịch địa phương Ngoài ra, cần đề cập đến những khu vực tiềm ẩn vấn đề hoặc nguy cơ làm gián đoạn trong quá trình thực hiện kế hoạch, đưa ra các đề xuất để tránh thiệt hại ở mức tối đa (VD: Điều kiện tự nhiên tại các xã Phú Nhuận, Giáp Sơn dễ xảy ra sạt lở vào các tháng mùa mưa trong năm, cần đặc biệt lưu ý và có biện pháp đảm bảo an toàn cho du khách).
Trên thực tế, có một số hướng đi được Beeton (2004) đề cập đến và nhấn mạnh lại trong nghiên cứu vào năm 2006, trong đó có Tiếp thị qua phim, ảnh, quảng cáo Hình thức này được Beeton gọi là “Tiếp thị tình cờ” (Accidental marketing) và trong nghiên cứu năm 2006 (Community development through tourism), mở rộng thêm với các loại hình: văn học, nghệ thuật, âm nhạc Hình thức này đề cập đến việc sử dụng bối cảnh địa phương trong các hoạt động sáng tạo nghệ thuật (trong đó hình ảnh điểm đến không phải đối tượng chính được khắc họa tỉ mỉ), từ đó đưa đến công chúng một cái nhìn tổng quát và kích thích nhu cầu khám phá điểm đến Trên thực tế, hình thức này được thể hiện rất rõ qua tốc độ phát triển du lịch của đảo Nami – Hàn Quốc (qua bộ phim truyền hình