Hội chứng ống cổ tay gây ra bởi sự chèn ép dây thần kinh giữa đoạn qua ống cổ tay, biểu hiện bằng các rối loạn cảm giác như tê bì, dị cảm, và đau, đau như kim châm, bỏng buốt đầu ngón tay một, hai, ba, và nửa ngoài ngón bốn. Bệnh hay gặp trên nhóm người làm các công việc có liên quan đến cử động cổ tay nhiều, gập cổ tay, các chấn động rung như nhóm đối tượng làm công việc nội trợ, công nhân, thợ lành nghề, những người làm công việc văn phòng có sử dụng máy vi tính nhiều. Ngoài ra còn do một số bệnh lý khác như các bệnh lý gây tổn thương khớp cổ tay, các bệnh về rối loạn chuyển hóa, chứng viêm đa dây do tiểu đường.
Trang 1Mẫu TV.02.CĐT.06
SỞ Y TẾ THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH
BỆNH VIỆN TRƯNG VƯƠNG
_
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TÊN ĐỀ TÀI
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, ĐIỆN CƠ VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ
Ở BỆNH NHÂN MẮC HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY
ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA TẠI BỆNH VIỆN TRƯNG VƯƠNG
Tên chủ nhiệm:
Thư ký đề tài:
Cộng sự Khoa, phòng;
Thời gian thực hiện: 1/20 -8/20
TÓM TẮT
Tính bức thiết của đề tài: Nghiên cứu khảo sát đặc điểm điện cơ của các bệnh nhân có hội chứng ống cổ tay, góp phần bổ xung thêm dữ liệu về các giá trị điện sinh lý thần kinh giúp chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời hội chứng ống cổ tay Nghiên cứu cũng đánh giá được hiệu quả điều trị nội khoa của bệnh nhân có hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện Trưng Vương
Tính khả thi: Thực hiện trên bệnh nhân đến khám tại phòng khám của bệnh viện
Khả năng ứng dụng của đề tài: góp phần bổ xung kiến thức về điện sinh
lý thần kinh đồng thời đánh giá điều trị nội khoa của bệnh nhân có hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện Trưng Vương
Vấn đề Y đức: Không vi phạm y đức
Kết luận: đề tài cần thực hiện đánh giá được các đặc điểm về điện sinh lý thần kinh trên bệnh nhân có hội chứng ống cổ tay
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trang 2Mẫu TV.02.CĐT.06
Hội chứng ống cổ tay gây ra bởi sự chèn ép dây thần kinh giữa đoạn qua ống cổ tay, biểu hiện bằng các rối loạn cảm giác như tê bì, dị cảm, và đau, đau như kim châm, bỏng buốt đầu ngón tay một, hai, ba, và nửa ngoài ngón bốn Bệnh hay gặp trên nhóm người làm các công việc có liên quan đến
cử động cổ tay nhiều, gập cổ tay, các chấn động rung như nhóm đối tượng làm công việc nội trợ, công nhân, thợ lành nghề, những người làm công việc văn phòng có sử dụng máy vi tính nhiều Ngoài ra còn do một số bệnh lý khác như các bệnh lý gây tổn thương khớp cổ tay, các bệnh về rối loạn chuyển hóa, chứng viêm đa dây do tiểu đường
Chẩn đoán điện là phương pháp được sử dụng hữu hiệu trong chẩn đoán bệnh lý thần kinh ngoại biên, giúp đánh giá dẫn truyền xung động thần kinh, khảo sát các tổn thương thần kinh ngoại vi như thoái hóa thần kinh dạng hủy myelin, thoái hóa sợi trục, hoặc hỗn hợp Để chẩn đoán hội chứng ống cổ tay, ngoài các triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán điện được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định tính chất, vị trí tổn thương nhằm đánh giá chính xác mức độ nghẽn dẫn truyền dây thần kinh giữa đoạn qua ống cổ tay,
từ đó giúp cho các bác sỹ điều trị đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp đối với từng bệnh nhân
Ở Việt Nam những năm gần đây với sự trang bị máy điện cơ, các nghiên cứu về hội chứng ống cổ tay đã được quan tâm nhiều hơn, cũng như việc công bố giá trị của phương pháp thăm dò điện sinh lý trên bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay Nhằm bổ xung thêm dữ liệu về các giá trị điện sinh lý thần kinh giúp chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời hội chứng ống cổ tay, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này
MỤC TIÊU
1 Mô tả các đặc điểm dân số và lâm sàng của các bệnh nhân có hội chứng ống cổ tay
2 Mô tả đặc điểm dẫn truyền cảm giác và vận động dây thần kinh giữa của các bệnh nhân có hội chứng ống cổ tay
3 Đánh giá và phân loại rối loạn dẫn truyền thần kinh của các bệnh nhân có hội chứng ống cổ tay
4 Đánh giá được hiệu quả điều trị nội khoa của bệnh nhân có hội chứng ống cổ tay
Trang 3Mẫu TV.02.CĐT.06
1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Sơ lược hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay hay còn gọi là hội chứng đường hầm cổ tay (Carpal tunnel syndrome) là một bệnh lý về thần kinh ngoại biên do sự chèn ép các cơ và
xương lên dây thần kinh, dẫn đến ngứa, đau, tê rần, bì bì và làm yếu ngón tay, bàn tay
Hình 1.1 Cấu trúc ống cổ tay
Về giải phẫu học, thần kinh giữa đi chung với những gân cơ gấp của các ngón tay trong ống cổ tay Ống cổ tay được tạo bởi mạc giữ gân gấp và các vách chung quanh là bờ của các xương cổ tay Chính vì nằm trong một cấu trúc không co giãn được nên khi có sự tăng thể tích của các gân gấp bị viêm (hay các tư thế gấp duỗi cổ tay quá mức và thường xuyên) thì sẽ tạo một lực chèn ép lên các mạch máu nuôi nhỏ đi sát bên dây thần kinh, gây ra tình trạng thiểu dưỡng Lúc này sẽ xuất hiện triệu chứng tê bàn tay vì các sợi thần kinh cảm giác bị ảnh hưởng trước Sau đó các nhánh vận động sẽ bị tác động tạo ra sự yếu hay liệt cơ mà nó chi phối Với thần kinh giữa thì gây teo cơ mô cái do yếu liệt cơ đối ngón, cơ gấp ngón cái ngắn Người bệnh cầm nắm đồ vật trong lòng bàn tay bị yếu, dễ rớt là vì thế
Nếu tình trạng chèn ép kéo dài sẽ làm tổn thương thần kinh không hồi phục Ðiều này có nghĩa là dù có giải ép thì các cử động cầm nắm cũng không phục hồi trở lại được như ban đầu Chính vì thế chỉ định phẫu thuật là tuyệt đối nếu bệnh nhân có tình trạng yếu liệt cơ gò cái để tránh tình trạng quá trễ không phục hồi hay tổn thương thêm của dây thần kinh giữa
Trang 4Mẫu TV.02.CĐT.06
Với hội chứng ống cổ tay sau chấn thương, nguyên nhân có thể là sự hẹp lòng ống cổ tay do gãy lệch xương, như gãy đầu dưới xương quay; Trật khớp như trật xương bán nguyệt ra trước Thể tích và chu vi ống cổ tay nhỏ lại khiến thần kinh giữa bị chèn ép Lúc này không chỉ cắt mạc giữ gân gấp mà còn phải điều chỉnh lại khối can xương lệch hay bị trật thì mới hết chèn ép
1.2 Dịch tễ học hội chứng ống cổ tay
1.2.1 Tỷ lệ mắc hội chứng ống cổ tay trên thế giới và tại Việt Nam
Hội chứng ống cổ tay không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không chữa trị lâu dài có thể dẫn đến mất khả năng cầm nắm các vật nặng, rất khó để cầm chắc đồ vật cũng như thực hiện các thao tác đòi hỏi sự phối hợp giữa bàn tay và ngón tay Nguy hiểm hơn có thể bị tàn tật, có thể gây teo bàn tay do dây thần kinh
và các mạch máu bị tổn thương nghiêm trọng do bị chèn ép Hiện nay, nhiều người
bị hội chứng ống cổ tay với cảm giác tê các ngón tay khi đi xe máy hoặc khi thức dậy buổi sáng, nhiều nhân viên văn phòng do làm việc với cường độ cao trên máy
vi tính có cảm giác bị tê các ngón tay khi đi xe máy, đến mức làm rơi đũa ăn trong những bữa ăn
May mắn thay, hầu hết những người mắc những hội chứng ống cổ tay nếu được điều trị thích hợp thường có thể làm giảm ngứa ran, tê và khôi phục được cổ tay và các chức năng tay
1.2.2 Các yếu tố nguy cơ của hội chứng ống cổ tay
Một số yếu tố có thể góp phần vào hội chứng ống cổ tay, bao gồm cả giải phẫu của cổ tay, chấn thương vùng cổ tay hay cơn đau thấp khớp và những người lao động sử dụng nhiều cử động cổ tay
– Di truyền là yếu tố quan trọng nhất, chẳng hạn ở một số người có ống cổ tay nhỏ hơn người khác và đặc điểm này có thể mang yếu tố gia đình
– Thay đổi giải phẫu của cổ tay như chấn thương, gãy xương, trật khớp
– Giới nữ thường dễ bị bệnh, có thể là do ống cổ tay nữ nhỏ hơn hoặc nữ làm việc văn phòng nhiều hơn;
– Tổn thương thần kinh ngoại biên, trong đó có thần kinh giữa, do bệnh mạn tính như đái tháo đường, béo phì, bệnh tuyến giáp, suy thận, viêm khớp dạng thấp, suy tuyến giáp, bệnh gút….,
– Tình trạng viêm nhiễm ở cổ tay như viêm khớp dạng thấp, thấp khớp …ảnh hưởng đến các gân cổ tay đè lên thần kinh giữa,
Trang 5Mẫu TV.02.CĐT.06
– Rối loạn cân bằng nước điện giải trong cơ thể: tình trạng giữ nước khi mang thai, mãn kinh có thể làm tăng áp lực trong ống cổ tay, chèn ép thần kinh giữa, – Điều kiện lao động: Những người vận động cổ bàn tay lặp đi lặp lại như đánh máy, nội trợ, lái xe, vẽ, chơi dương cầm, viết nhiều Một số lao động dùng các dụng cụ có độ rung như máy đầm đường
– Thay đổi nội tiết tố liên quan đến thai kỳ
– Người lớn tuổi
Trong nhiều trường hợp, không có nguyên nhân duy nhất có thể được xác định Nó có thể là một sự kết hợp của nhiều yếu tố nguy cơ góp phần vào sự phát triển của tình trạng này
1.3 Triệu chứng lâm sàng của hội chứng ống cổ tay
1.3.1 Triệu chứng cơ năng
Những dấu hiệu của hội chứng ống cổ tay gồm:
– Bệnh nhân thường đau, dị cảm, tê cứng ở ba ngón rưỡi do thần kinh giữa chi phối (ngón cái, trỏ, giữa và ngón đeo nhẫn, không xuất hiện ở ngón út) nhưng cũng có lúc tê cả bàn tay Chứng tê này thường xuất hiện về đêm, có thể đánh thức bệnh nhân dậy, và giảm đi khi nâng tay cao hoặc vẫy cổ tay như vẫy nhiệt
kế Đau và tê tay có thể lan lên cẳng tay, khuỷu hoặc vai Trong ngày, khi phải vận động cổ tay, ngón tay nhiều như lái xe máy, xách giỏ đi chợ, làm việc bàn giấy ở văn phòng… thì tê xuất hiện lại Lúc đầu tê có cơn và tự hết mà không cần điều trị Sau đó cơn tê ngày càng kéo dài, có những bệnh nhân bị tê rần suốt cả ngày Thường thì triệu chứng điển hình gặp ở một tay, nhưng cũng có thể gặp
ở cả 2 tay
– Cơ lực bàn tay bị yếu: Sau một thời gian tê, người bệnh có thể đột nhiên bớt tê nhưng bắt đầu thấy việc cầm nắm yếu dần hoặc bị run tay, viết khó, dễ làm rớt đồ vật
– Giảm hoặc mất cảm giác châm chích vùng da do thần kinh giữa chi phối
– Những triệu chứng như teo cơ mô cái, cử động đối ngón yếu, cầm nắm yếu là những dấu hiệu muộn đã có tổn thương thần kinh
1.3.2 Triệu chứng thực thể
Trang 6Mẫu TV.02.CĐT.06
– Dấu hiệu Tinel dương tính: gõ trên ống cổ tay ở tư thế duỗi cổ tay tối đa gây cảm giác đau hay tê giật lên các ngón tay
– Nghiệm pháp Phalen dương tính: Khi gấp cổ tay tối đa (đến 90º) trong thời gian
ít nhất là 1 phút gây cảm giác tê tới các đầu ngón tay
1.4 Cận lâm sàng hội chứng ống cổ tay
– Chụp X-quang cổ tay: X quang cổ tay cũng giúp bác sĩ có thể loại trừ các bệnh
lý khác ở cổ tay cũng gây đau như viêm khớp hoặc gãy xương cổ tay;
– Điện cơ đồ (EMG): là một phương pháp chẩn đoán chức năng thần kinh giúp đánh giá được mức độ suy giảm tốc độ dẫn truyền vận động và cảm giác của thần kinh giữa trong ống cổ tay Người ta dùng dòng điện cường độ nhỏ kích thích và đo thời gian đáp ứng về cảm giác hoặc vận động ở vùng thần kinh giữa chi phối Phương pháp này còn giúp ta biết được khả năng phục hồi diễn tiến như thế nào sau thời gian phẫu thuật, và tiên lượng trước được tổn thương có thể xảy ra ở chi khác khi chưa có biểu hiện lâm sàng
– Ngoài ra, hiện nay người ta đã và đang nghiên cứu siêu âm với đầu dò phẳng tần số cao 7-13-MHz có khả năng chẩn đoán khá chính xác hội chứng ống cổ tay Siêu âm là một kỹ thuật đơn giản có thể giúp đánh giá thần kinh giữa và các thành phần trong ống cổ tay Giải phẫu thần kinh giữa và đường kính của nó được thấy khá rõ trên siêu âm Những bất thường của thần kinh giữa, như phù
nề, biến dạng, to ra của thần kinh giữa ở ngang ống cổ tay đều có thể đo được
1.5 Chẩn đoán hội chứng ống cổ tay
Theo đề nghị mới đây của Viện quốc gia Hoa Kỳ về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp (National Institute of Occupational Safety and Health) để chẩn đoán hội chứng ống cổ tay phải có hai hoặc nhiều hơn những tiêu chuẩn sau đây (một hoặc nhiều hơn một triệu chứng cơ năng và một hoặc nhiều hơn một triệu chứng thực thể):
– Triệu chứng cơ năng gồm những triệu chứng về cảm giác vùng da do thần kinh giữa chi phối ở bàn tay: dị cảm, giảm cảm giác, đau, tê cứng
– Triệu chứng thực thể gồm: dấu hiệu Tinel dương tính, nghiệm pháp Phalen dương tính, giảm hoặc mất cảm giác châm chích vùng da thần kinh giữa chi phối, hoặc test dẫn truyền thần kinh cho thấy có sự rối loạn chức năng thần kinh giữa vùng ống cổ tay
1.6 Điều trị hội chứng ống cổ tay
Trang 7Mẫu TV.02.CĐT.06
Hội chứng ống cổ tay (Carpal tunnel syndrome) nên được điều trị càng sớm càng tốt sau khi bạn bắt đầu có triệu chứng Một số người có triệu chứng nhẹ của hội chứng ống cổ tay có thể giảm bớt sự khó chịu của họ bằng việc để tay nghỉ ngơi thường xuyên hơn, tránh các hoạt động làm trầm trọng thêm các triệu chứng và áp dụng túi lạnh để giảm sưng nếu có Nếu những kỹ thuật này không cung cấp cứu trợ trong vòng một vài tuần, tùy chọn điều trị bổ sung bao gồm nẹp cổ tay, thuốc và phẫu thuật
1.6.1 Điều trị bảo tồn
Nếu có điều kiện được chẩn đoán sớm, phương pháp không phẫu thuật hoàn toàn có thể giúp cải thiện hội chứng ống cổ tay Phương pháp có thể bao gồm:
– Nẹp Cổ Tay: Nẹp cổ tay để giữ bàn tay ở vị trí trung gian, giảm các hoạt động
gập và xoay cổ tay liên tiếp do dó giảm sưng phù của các đầu gân cơ Thanh nẹp giữ cổ tay của bạn trong khi bạn đang ngủ giúp giảm các triệu chứng ban đêm của ngứa ran và tê Nẹp có thể là một lựa chọn tốt nếu bạn đang mang thai và có hội chứng ống cổ tay
– Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), như ibuprofen (Advil, Motrin IB …) có thể giúp giảm đau do hội chứng ống cổ tay trong ngắn hạn Tác dụng phụ: đau dạ dày, tổn thương thận
– Corticosteroid làm giảm viêm và sưng, và làm giảm áp lực lên các dây thần kinh Tiêm Corticosteroid một cách thận trọng vào trong ống cổ tay có hiệu quả hơn đường uống Tác dụng phụ: đau dạ dày, hội chứng Cushing, teo da, giảm sắc tố da, teo mô mềm, nhiễm trùng, chảy máu
– Thuốc bổ thần kinh như vitamin nhóm B hoặc các chế xuất từ B6
1.6.2 Điều trị phẫu thuật
Nếu các triệu chứng nặng hoặc kéo dài sau khi cố gắng điều trị không phẫu thuật, phẫu thuật có thể là lựa chọn thích hợp nhất Mục đích của phẫu thuật ống cổ tay là để làm giảm áp lực lên dây thần kinh giữa của bạn bằng cách cắt dây chằng nhấn vào các dây thần kinh Phẫu thuật có thể được thực hiện với hai kỹ thuật khác nhau Bệnh nhân nên thảo luận về những rủi ro và lợi ích của mỗi kỹ thuật với bác
sĩ phẫu thuật của bạn trước khi phẫu thuật Nguy cơ phẫu thuật có thể bao gồm thông cáo chưa đầy đủ của các dây chằng, nhiễm trùng vết thương, hình thành sẹo,
và tổn thương thần kinh hoặc mạch máu
Trang 8Mẫu TV.02.CĐT.06
– Mổ nội soi: Phẫu thuật viên dùng dụng cụ nội soi có gắn camera để “nhìn” vào ống cổ tay và cắt dây chằng ngang cổ tay, giải phóng dây thần kinh giữa đang bị chèn ép Ưu điểm là đường rạch da rất nhỏ, bệnh nhân sẽ ít đau sau mổ và hậu phẫu ngắn ngày hơn
– Mổ hở: Phẫu thuật viên sẽ rạch da ở gan bàn tay, cắt dây chằng ngang cổ tay để giải phóng dây thần kinh giữa
Kết quả cuối cùng của mổ nội soi và phẫu thuật mở là tương tự Trong quá trình chữa bệnh sau khi phẫu thuật, các mô dây chằng dần dần phát triển trở lại với nhau trong khi cho phép nhiều không gian hơn cho các dây thần kinh so với trước Nói chung, bác sĩ sẽ khuyến khích bạn sử dụng bàn tay sau khi phẫu thuật, từng bước làm việc trở lại bình thường tránh các chuyển động tay mạnh mẽ, các hoạt động cổ tay
Sau khi phẫu thuật tay có thể bị đau nhức hoặc yếu từ vài tuần đến vài tháng Nếu các triệu chứng hội chứng ống cổ tay là rất nặng trước khi phẫu thuật, thì chúng có thể không mất đi hoàn toàn sau khi phẫu thuật
1.6.3 Điều trị bổ sung hoặc thay thế
Hình thức thay thế điều trị có thể được tích hợp vào chương trình sức khỏe hàng ngày của bạn để giúp bạn đối phó với những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng ống cổ tay Bạn có thể phải thử nghiệm để tìm cách điều trị phù hợp cho mình Tuy nhiên, luôn luôn tư vấn với bác sĩ trước khi thử bất kỳ điều trị bổ sung hoặc thay thế nào
– Yoga: tư thế Yoga được thiết kế để tăng cường, kéo dài và cân bằng mỗi khớp
trong cơ thể phía trên, cũng như trên cơ thể riêng của bạn, có thể giúp giảm đau
và cải thiện sức cầm nắm vật của những người bị hội chứng ống cổ tay
– Điều trị tay: bằng chứng sơ bộ cho thấy rằng một số kỹ thuật điều trị tay vật lý
và lao động có thể giúp cải thiện các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay
– Siêu âm điều trị: siêu âm cường độ cao có thể được sử dụng để tăng nhiệt độ
của một khu vực mục tiêu của mô cơ thể để giảm đau và thúc đẩy chữa bệnh Một liệu trình điều trị siêu âm trong vài tuần có thể giúp cải thiện các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay
Trang 9Mẫu TV.02.CĐT.06
2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Thiết kế nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca bệnh được tiến hành trong thời
gian từ tháng 12/2016-6/2017
2.2 Đối tượng nghiên cứu:
- Dân số mục tiêu: Bệnh nhân có hội chứng ống cổ tay đến khám và điều trị tại bệnh viện Trưng Vương
- Dân số chọn mẫu: Bệnh nhân có hội chứng ống cổ tay đến khám và điều trị nội khoa tại phòng khám của bệnh viện Trưng Vương
- Cỡ mẫu: Tất cả bệnh nhân có hội chứng ống cổ tay thỏa tiêu chí chọn mẫu và tiêu chí loại ra đến khám trong thời gian nghiên cứu đều được đưa vào nghiên cứu
- Kỹ thuật chọn mẫu: Sử dụng phương pháp chọn mẫu toàn bộ
- Tiêu chí chọn mẫu:
Tiêu chuẩn chọn lựa:
o Bệnh nhân có bàn tay với các biểu hiện hội chứng ống cổ tay được khám tại phòng khám bệnh viện Trưng Vương với một trong những biểu hiện lâm sàng:
+ Triệu chứng cơ năng: có rối loạn cảm giác bàn tay như tê bì, kiến bò,đau như kim châm, đau buốt, đau rát ngón một, hai, ba và nửa ngoài ngón bốn
+ Triệu chứng thực thể: có hạn chế vận động bàn tay như khó nắm bàn tay, cầm nắm kém, khó dạng ngón cái, khó đối chiếu ngón cái; teo cơ ô
mô cái; dấu hiệu Tinnel và nghiệm pháp Phalen dương tính
o Bệnh nhân được chẩn đoán mắc hội chứng ống cổ tay và được điều trị nội khoa
Tiêu chuẩn loại trừ:
o Bệnh nhân có tổn thương dây thần kinh giữa ngoài khu vực ống cổ tay
o Bệnh nhân có tổn thương dây thần kinh trụ
o Bệnh nhân có tiền sử phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay
2.3 Liệt kê và định nghĩa biến số
Các biến số dân số học: bao gồm tuổi, giới, cân nặng, chiều cao, nghề nghiệp, tiền
sử gia đình có hội chứng ống cổ tay, tiền sử tai nạn chấn thương tay, tiền sử bệnh mạn tính
Trang 10Mẫu TV.02.CĐT.06
Các biến số về triệu chứng lâm sàng: đau/dị cảm/tê cứng ở bàn tay, thời điểm
đau/tê cứng, vị trí đau/tê cứng, cầm nắm yếu dần, giảm/mất cảm giác châm chích vùng da do thần kinh giữa chi phối, dấu hiệu Tinel dương tính, nghiệm pháp Phalen dương tính
Các biến số về điện cơ:
DMLm: thời gian tiềm tàng vận động ngoại vi dây thần kinh giữa
DSLm: thời gian tiềm tàng cảm giác ngoại vi dây thần kinh giữa
DMLd: hiệu thời gian tiềm tàng vận động ngoại vi dây thần kinh giữa và trụ
DSLd: hiệu thời gian tiềm tàng cảm giác ngoại vi dây thần kinh giữa và trụ
Độ nặng hội chứng ống cổ tay
2.4 Thu thập dữ kiện:
- Phương pháp thu thập dữ kiện: Bệnh nhân sau khi được chẩn đoán mắc hội chứng ống cổ tay, sẽ được hỏi có đồng ý tham gia nghiên cứu hay không Nếu bệnh nhân đồng ý sẽ được đưa vào nghiên cứu Dữ liệu về thông tin nền của bệnh nhân như tuổi, giới, nghề nghiệp, sẽ được thu thập qua hồ sơ bệnh án của bệnh nhân Bệnh nhân sau đó sẽ được thăm khám lâm sàng đồng thời tiến hành ghi điện thế kích thích dây thần kinh giữa (đánh giá điện cơ trước điều trị) Sau thời gian điều trị nội khoa 1 tháng, bệnh nhân được hẹn tái khám tại phòng khám Khi tái khám bệnh nhân sẽ được thăm khám lâm sàng và tiến hành ghi điện thế kích thích dây thần kinh giữa (đánh giá điện cơ sau điều trị)
- Công cụ thu thập dữ kiện: Bộ câu hỏi soạn sẵn
Để đo lường điện cơ của bệnh nhân sử dụng máy Nicplet của Mỹ Kỹ thuật
đo điện cơ: (1) Đo dẫn truyền vận động dựa theo tiêu chuẩn của hội điện cơ Hoa Kỳ: Đặt điện cực bề mặt tại ô mô cái (đối với dây thần kinh giữa) và ômô út (đối với dây thần kinh trụ) Điện cực kích thích đặt trên đường đi của dây thần kinh giữa
và trụ tại hai vị trí cổ tay và khuỷu Khoảng cách đặt điện cực hoạt động đến vị trí kích thích ở cổ tay là 7 cm, từ cổ tay đến nếp gấp ở khuỷu 23- 27cm, tùy theo từng bệnh nhân Kích thích bằng cường độ trên tối đa (khoảng 15- 30 mA) ta sẽ ghi được đáp ứng co cơ (2) Đo dẫn truyền cảm giác dựa theo tiêu chuẩn của hôi điện cơ Hoa Kỳ: chúng tôi sử dụng phương pháp ghi ngược chiều: đặt điện cực nhẫn tại ngón trỏ (đối với dây giữa) và ngón út (đối với dây trụ) Điện cực kích thích đặt trên thân dây thần kinh giữa và trụ cách điện cực hoạt động khoảng 14 cm để ghi đáp ứng ở vùng