Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong thực hiện dân chủ ở xã, phường tỉnh Đồng Nai hiện nay.Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong thực hiện dân chủ ở xã, phường tỉnh Đồng Nai hiện nay.Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong thực hiện dân chủ ở xã, phường tỉnh Đồng Nai hiện nay.Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong thực hiện dân chủ ở xã, phường tỉnh Đồng Nai hiện nay.Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong thực hiện dân chủ ở xã, phường tỉnh Đồng Nai hiện nay.Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong thực hiện dân chủ ở xã, phường tỉnh Đồng Nai hiện nay.Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong thực hiện dân chủ ở xã, phường tỉnh Đồng Nai hiện nay.Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong thực hiện dân chủ ở xã, phường tỉnh Đồng Nai hiện nay.Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong thực hiện dân chủ ở xã, phường tỉnh Đồng Nai hiện nay.Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong thực hiện dân chủ ở xã, phường tỉnh Đồng Nai hiện nay.Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong thực hiện dân chủ ở xã, phường tỉnh Đồng Nai hiện nay.Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong thực hiện dân chủ ở xã, phường tỉnh Đồng Nai hiện nay.Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong thực hiện dân chủ ở xã, phường tỉnh Đồng Nai hiện nay.Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong thực hiện dân chủ ở xã, phường tỉnh Đồng Nai hiện nay.Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong thực hiện dân chủ ở xã, phường tỉnh Đồng Nai hiện nay.Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong thực hiện dân chủ ở xã, phường tỉnh Đồng Nai hiện nay.Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong thực hiện dân chủ ở xã, phường tỉnh Đồng Nai hiện nay.Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong thực hiện dân chủ ở xã, phường tỉnh Đồng Nai hiện nay.Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong thực hiện dân chủ ở xã, phường tỉnh Đồng Nai hiện nay.Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong thực hiện dân chủ ở xã, phường tỉnh Đồng Nai hiện nay.Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong thực hiện dân chủ ở xã, phường tỉnh Đồng Nai hiện nay.Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong thực hiện dân chủ ở xã, phường tỉnh Đồng Nai hiện nay.
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Trang 2Công trình được hoàn thành tại
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Đinh Ngọc Thạch PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Thủy
Vào hồi …… giờ …… phút, ngày …… tháng … năm 2023
Có thể tìm thấy luận án tại:
Thư viện Quốc gia Thư viện Học viện Khoa học xã hội
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Vấn đề phát huy quyền làm chủ ngày càng có tầm quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật nhằm bảo đảm thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân
Dân chủ là yếu tố mang tính động lực của sự phát triển xã hội Thước
đo tính ưu việc của một chế độ chính trị nằm ở việc thực hiện dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được xác định ngày càng đầy đủ hơn Hiến pháp năm 2013 và hệ thống pháp luật Việt Nam khẳng định rõ các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật, gắn quyền công dân với nghĩa vụ và trách nhiệm đối với xã hội Tuy nhiên dân chủ ở cơ sở ở nước ta chưa được phát huy đúng mức – xét ở cả góc độ nhận thức cũng như góc độ thực tiễn Trong suốt những năm đổi mới vừa qua, quá trình phát huy dân chủ ở nước ta cơ bản vẫn còn dựa trên cơ sở từ thực tế, vừa làm vừa rút kinh nghiệm Do vậy tính tổng thể, tính đồng bộ và hiệu quả còn bị hạn chế Đặc biệt tại địa bàn xã, phườngtình trạng vi phạm dân chủ vần còn khá phổ biến
Đồng Nai là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, từ trước đến nay là khu vực phát triển mạnh về kinh tế, nhất là ngành công nghiệp và trở thành “thủ phủ công nghiệp” của vùng Đông Nam bộ, đồng thời là một trong những địa phương phức tạp về cơ cấu dân cư, sinh hoạt tôn giáo Bên cạnh thuận lợi về nguồn lực phát triển, mấy năm gần đây tỉnh Đồng Nai cũng đang tiềm ẩn nguy cơ bất ổn, nếu những vấn đề thiết thực, gắn với lợi ích của các tầng lớp nhân dân không được giải quyết một cách hiệu quả, trong đó có quyền làm chủ của nhân dân Sau nhiều năm triển khai trên địa bàn tỉnh, tình hình thực hiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở phường xã vẫn còn nhiều vấn đề đáng quan tâm Trong bối cảnh đó, việc nhận diện thực trạng, phát huy vai trò của nhân dân trong thực hiện dân chủ phường xã, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp phát huy quyền làm chủ của nhân dân trở
Trang 4thành vấn đề có tính chất quyết định thúc đẩy và bảo vệ các quyền cơ bản của con người Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh triển khai thực hiện Hiến pháp
2013 hiện nay Đó là những căn cứ nói lên tính cấp bách của đề tài, đó cũng
là những lý do NCS lựa chọn nghiên cứu đề tài “Phát huy quyền làm chủ
của nhân dân trong thực hiện dân chủ ở xã, phường tỉnh Đồng Nai hiện nay làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành CNDVBC&DVLS của mình
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng của việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong thực hiện dân chủ ở xã, phường tỉnh Đồng Nai hiện nay, luận án đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm tiếp tục phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong thực hiện dân chủ ở xã, phường tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Hai là, làm rõ một số vấn đề lý luận về phát huy quyền làm chủ của
nhân dân trong thực hiện dân chủ ở xã, phường hiện nay
Ba là, làm rõ thực trạng phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở xã,
phường tỉnh Đồng Nai hiện nay
Bốn là, đề xuất quan điểm, và một số giải pháp nhằm phát huy hơn
nữa quyền làm chủ của nhân dân trong thực hiện dân chủ ở xã, phường tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong thực hiện dân chủ ở xã, phường tỉnh Đồng Nai hiện nay
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong thực hiện dân chủ ở xã,
Trang 5phường tỉnh Đồng Nai từ năm 2015 đến nay, tập trung vào 3 nội dung: thứ nhất, quyền làm chủ của nhân dân trong chính trị; thứ hai, quyền làm chủ của nhân dân trong kinh tế; thứ ba, quyền làm chủ của nhân dân trong đời sống
văn hóa - xã hội và các lĩnh vực khác
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài luận án là quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của quần chúng nhân dân và dân chủ Đặc biệt là quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quá trình thực hiện dân chủ cơ sở
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài luận án, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội liên ngành như: Phương pháp phân tích và tổng hợp; Phương pháp logic – lịch sử; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp nghiên cứu trường hợp; Phương pháp quan sát và một số phương pháp khác trong nghiên cứu các vấn đề của lĩnh vực khoa học xã hội
5 Những đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, bổ sung, phát triển lý thyết, lý luận về dân chủ và làm rõ
thêm thực trạng phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong thực hiện dân chủ ở xã, phường tỉnh Đồng Nai hiện nay
Thứ hai, đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm tiếp tục phát
huy quyền làm chủ của nhân dân trong thực hiện dân chủ ở xã, phường tỉnh Đồng Nai hiện nay
6 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án
Thứ nhất, luận án góp phần làm sáng tỏ thêm lý luận về phát huy
Trang 6quyền làm chủ của nhân dân trong thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường
Thứ hai, luận án góp phần cung cấp cơ sở lý luận, khoa học cho việc
hoạch định chính sách, pháp luật về phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong thực hiện dân chủ ở xã, phường của tỉnh Đồng Nai hiện nay nói riêng và ở Việt Nam hiện nay nói chung
Thứ ba, luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ việc
nghiên cứu, giảng dạy các chuyên đề liên quan đến vấn đề dân chủ, quyền làm chủ và thực hiện dân chủ ở xã, phường tại Đồng Nai nói riêng và Việt
Nam nói chung
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Danh mục các công trình của tác giả đã được công bố và bản phụ lục thì luận án gồm 4 chương, 12 tiết
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN 1.1 Những công trình nghiên cứu về dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân
Đáng kể có một số tác phẩm như các công trình:“ “Dân chủ” của
Gioóc-giơ Mác-se - nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Pháp (Nxb Sự thật, HN,
1992); Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại”của tác giả David Held (Nxb Tri Thức, Hà Nội, 2013); “Dân chủ trực tiếp, sổ tay IDEA quốc tế” của Viện
quốc tế về dân chủ và hỗ trợ bầu cử (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014);
“Việt Nam 35 năm đổi mới (1986 – 2021)” (Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật và Nxb Thông tấn – TTXVN, Hà Nội, 2021); “Chế độ dân chủ, nhà nước
và xã hội” của N.M Voskresenskaia, N.B Davletshina (Nxb Tri Thức, Hà
Nội, 2008) đã phân tích hàng loạt vấn đề liến quan đến bản chất, phương thức và tiêu chí của nền dân chủ
Tại Việt Nam, theo hướng này có các công trình tiêu biểu như:
Cuốn sách “Thể chế dân chủ và phát triển nông thôn hiện nay” (2005),
Trang 7Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội của Nguyễn Văn Sáu và Hồ Văn Thông phân tích cụ thể vấn đề phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở nông thôn,
lý luận chung về dân chủ và thực hiện dân chủ ở Việt Nam hiện nay; Bài viết
“Dân chủ, đoàn kết và đồng thuận xã hội trong phát triển bền vững” (2007),
Tạp chí Triết học số 7 (206) của tác giả Hoàng Chí Bảo đã phân tích vai trò của dân chủ, đoàn kết và đồng thuận xã hội trong phát triển bền vững; Công
trình: “Dân chủ trực tiếp ở Việt Nam lý luận và thực tiễn” (2010), Nhà xuất
bản Hành chính, Hà Nội của tác giả Nguyễn Văn Mạnh và Tào Thị Quyên đã làm sáng tỏ những lý luận và thực tiễn ở Việt Nam cũng như trên thế giới về vấn đề dân chủ trực tiếp; đánh giá những thực trạng, qua đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát huy các hình thức dân chủ trực tiếp ở nước ta
trong giai đoạn hiện nay; Cuốn sách “Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về nhà nước với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (2013), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội của tác
giả Trần Ngọc Liêu cho rằng, nhà nước dân chủ là hình thức nhà nước cao nhất của nhân dân, nhà nước Việt Nam mới là nhà nước mà quyền lực
và quyền lợi đều thuộc về nhân dân
1.2 Những công trình nghiên cứu về thực trạng phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở xã, phường tỉnh Đồng Nai
Cuốn sách “Về thi hành pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007” (2014) do tác giả Nguyễn Văn Hiển chủ biên, Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội trình bày khái quát về pháp luật thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; thực trạng thi hành pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn trong một số lĩnh vực cụ thể, đồng thời nêu các kiến nghị hoàn thiện pháp luật và cơ chế thực thi pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Bài viết “Không ngừng phát huy dân chủ ở cơ sở,
khơi dậy tiềm năng, sức mạnh to lớn của nhân dân” (2018), Tạp chí Cộng sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá một số thành tựu cơ bản
qua 20 năm thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, đặc biệt từ khi Quốc hội ban hành Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở; Tác giả Vũ Thị Hiên (2020), “Tư tưởng
Hồ Chí Minh về dân chủ và pháp huy quyền làm chủ của nhân dân”, Tạp chí
Trang 8Dân vận ngày 12/5/2020 đã khái quát những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh về dân chủ, và phát huy quyền làm chủ của nhân dân Công trình đã phân tích những thành tựu đạt được như: Quy chế dân chủ ở cơ sở đã có nhiều chuyển biến tích cực; nhận thức về dân chủ và thực hành dân chủ ngày càng được nâng lên
1.3 Những công trình nghiên cứu về giải pháp phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong thực hiện dân chủ ở xã, phường tỉnh Đồng Nai
Cuốn sách Kỷ yếu tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW của
Bộ Chính trị (Khóa VIII) về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở
và 5 năm thực hiện chỉ thị số 06-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “dân vận khéo”(2015), Nhà xuất bản Đồng Nai do Ban Dân vận Tỉnh ủy Đồng Nai
thực hiện” đã phân tích về thực trạng và giải pháp phát huy quyền làm chủ của
nhân dân của tỉnh Đồng Nai; công tác triển khai, học tập, nâng cao nhận thức
về thực hiện QCDC; việc thực hiện QCDC trong quan hệ với thực hiện nhiệm
vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị; trách nhiệm của hệ thống chính trị trong tổ chức thực hiện
Tác giả Lê Minh Quân (2011), “Dân chủ hóa xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội [103], đã đề xuất giải pháp
tiếp tục đẩy mạnh dân chủ hóa, xây dựng, phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta như: hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng theo hướng dân chủ hóa; xây dựng, phát triển xã hội công dân; xây dựng, phát triển nền văn hóa và con người Việt Nam
Tác giả Trần Văn Khuyên có công trình “Thực hiện quy chế dân chủ
cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” (2017), Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia Sự thật, Hà Nội [52] đã đề xuất hai nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hiện quy chế dân chủ cở sở ở Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 91.4 Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố có liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
1.4.1 Khái quát kết quả chủ yếu các công trình khoa học đã công bố liên quan đến đề tài luận án
Thứ nhất, Các công trình đã khái quát các khía cạnh như: mọi quyền
lực thuộc về nhân dân dân; dân chủ là chế độ chính trị, quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân; là quyền làm chủ của giai cấp thống trị; là thành quả đấu tranh của nhân dân chống lại áp bức, bóc lột; là cơ chế, nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt của các tổ chức cộng đồng và các tổ chức chính trị - xã hội; là giá trị xã hội, giá trị nhân văn phản ánh trạng thái, mức độ giải phóng của con người trong tiến trình phát triển của xã hội
Thứ 2, Các công trình đã khái quát, đánh giá thực trạng thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở ở Việt Nam từ năm 1998 đến nay, nhất là từ sau khi ban hành Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007
Thứ ba, Mặc dù các công trình nghiên cứu về giải pháp phát huy quyền
làm chủ của nhân dân chủ yếu nghiên cứu giải pháp để áp dụng cho cơ sở tại một số địa phương của Việt Nam, tuy nhiên tác giả vẫn có thể áp dụng phần nào cho trường hợp tỉnh Đồng Nai Và đây cũng chính là khoảng trống mà đề tài luận án cần tiếp tục nghiên cứu
1.4.2 Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu giải quyết
Một là, luận án luận giải làm rõ một số vấn đề lý luận về phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong thực hiện dân chủ ở xã, phường
Hai là, về thực trạng: luận án phân tích đánh giá thực trạng Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong thực hiện dân chủ ở xã, phường tỉnh Đồng Nai hiện nay, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế, làm rõ nguyên nhân ưu điểm,
Trang 10hạn chế trong Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong thực hiện dân chủ
ở xã, phường tỉnh Đồng Nai
Ba là, luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp mang tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong thực hiện dân chủ ở xã, phường tỉnh Đồng Nai hiện nay
Trang 11Chương 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT HUY QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NHÂN DÂN TRONG THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở XÃ, PHƯỜNG 2.1 Quan niệm dân chủ
Thuật ngữ dân chủ (Demokratia) được ghép bởi Demos là dân, nhân dân và Kratos là quyền lực hay chính quyền Theo đó, nghĩa gốc của dân chủ (Demokratia)cũng là nghĩa cơ bản của khái niệm được hiểu là quyền lực của nhân dân
Tư tưởng của C Mác về dân chủ là một mốc đặc biệt quan trọng đánh dấu một giai đoạn mới có tính cách mạng trong nhận thức về dân chủ C.Mác nhấn mạnh, chế độ dân chủ xuất phát từ con người và biến nhà nước thành con người được khách thể hóa Nói cách khác, chính con người, chính nhân dân là chủ thể tạo ra chế độ nhà nước dân chủ theo ý chí, nguyện vọng và quyền tự do của mình, và do đó, nhà nước dân chủ chỉ là biểu hiện ý chí của nhân dân, thể hiện quyền tự do của đại đa số nhân dân
2.1.1 Quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về dân chủ
Theo C Mác, dân chủ luôn gắn liền với sự vận động, phát triển của lịch
sử loài người, nó là sản phẩm phản ánh tính chất các mối quan hệ xã hội của con người mà quan trọng nhất là mối quan hệ về kinh tế C Mác đã kế thừa có chọn lọc những hạt nhân hợp lý và những giá trị nhân văn trong quan niệm về dân chủ của nhiều nhà triết học trước đó Phát triển tư tưởng của C Mác và Ph Ăng-ghen, V.I Lênin nhiều lần khẳng định rằng "chế độ dân chủ" là một hình thức nhà nước, một trong những hình thái của nhà nước; giai cấp
vô sản không thể giành được thắng lợi bằng cách nào tốt hơn là thông qua chế độ dân chủ, gắn liền với từng giai đoạn đấu tranh của họ Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bước phát triển mới của dân chủ trên cơ sở kế thừa thành quả của các thời đại đã qua
2.1.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về của nhân dân
Dân chủ có nghĩa dân là chủ, dân làm chủ và ở đó nhân dân được phát huy quyền làm chủ của minh Đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ tư tưởng
Hồ Chí Minh Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến quyền làm chủ của
Trang 12nhân dân, coi đó là mục tiêu cơ bản nhất và xuyên suốt của cuộc cách mạng Bản chất của mối quan hệ biện chứng “dân là chủ” và “dân làm chủ” là ở sự thống nhất nhận thức và hành động, lý luận và thực tiễn
Kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền làm chủ của nhân dân, Đảng
ta luôn đề cao vai trò của nhân dân và quyền làm chủ của nhân dân Mục tiêu của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng ta nêu ra thống nhất với quan điểm “thần linh pháp quyền” trong lịch sử, và được Hồ Chí Minh nhấn mạnh Chúng ta không coi pháp luật như một công cụ cai trị, mà là công cụ bảo vệ quyền lợi của người lao động, của toàn thể nhân dân
2.2 Chủ thể, nội dung, phương thức và tiêu chí đánh giá việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân
2.2.1 Chủ thể của việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân
Chủ thể của việc phát huy dân chủ là nhân dân Phát huy dân chủ là tiếp tục làm cho những giá trị của dân chủ trở nên thiết thực hơn, nội dung của nó ngày càng hoàn thiện hơn, có sức lan tỏa và làm cho dân chủ thực sự trở thành sức mạnh nội sinh trong nhân dân – những người làm chủ, theo cách hiểu trực tiếp của khái niệm “dân chủ” Nhiều nỗ lực của các tầng lớp nhân dân ở nông thôn cũng như của đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan, tổ chức được thúc đẩy đã mang lại những tiến bộ đáng kể cho quá trình phát triển dân chủ ở cơ sở
2.2.2 Nội dung, phương thức và tiêu chí đánh giá việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân
Nội dung của việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân bao hàm các quyền cơ bản của công dân, được hiến định trong Hiến pháp, và những biểu hiện cụ thể của nó Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và thụ hưởng những thành quả của dân chủ tạo nên nội dung cô đọng, nhưng sinh động của dân chủ Các yếu tố hợp thành nội dung phát huy quyền làm chủ của nhân dân có mối liên hệ, chi phối và tác động lẫn nhau
Phương thức phát huy quyền làm chủ của nhân dân nằm ở khả năng triển khai các quyền cơ bản thông qua dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp, dân chủ ở tầm mức toàn xã hội, và dân chủ ở từng địa bàn khu vực, ở cơ sở, với những hiến kế thực sự hữu ích cho dân Là tập hợp các cách thức và phương pháp tiến hành các hoạt động, các biện pháp nhằm làm cho giá trị
Trang 13của dân chủ thấm sâu và lan tỏa vào đời sống xã hội, kích thích tính tích cực chính trị của người dân, làm cho không gian của dân chủ mở rộng và phản ánh đúng bản chất của nền dân chủ
Về tiêu chí đánh giá quyền làm chủ của nhân dân, trước hết cần phải hiểu “tiêu chí” là tính chất, dấu hiệu làm căn cứ để nhận diện, xác định, phân loại một sự vật, hiện tượng, hay một phạm trù, khái niệm Một chế độ chính trị ưu việt, thì tiêu chí đánh giá của nó cần gắn với: hệ thống quyền lực và mục tiêu của nó; có sức thu hút và lan tỏa, uy tín của hệ thống công quyền thông qua các cuộc trưng cầu hoặc thăm dò xã hội; khả năng tham gia và tính hiệu quả của hệ thống phản biện xã hội, vai trò của nó; vấn đề kiểm soát quyền lực từ nhân dân, nhân dân đóng vai trò gì trong kiểm soát quyền lực
2.3 Một số nội dung cơ bản về phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong thực hiện dân chủ ở phường, xã
2.3.1 Quyền được biết các nội dung liên quan đến đời sống kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội của đất nước, địa phương
Nhân dân có quyền được biết các nội dung liên quan đến đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước, địa phương và những vấn đề cụ thể có liên quan trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của bản thân mỗi người dân, cũng như của gia đình và cộng đồng dân cư Chính quyền cấp xã có trách nhiệm công khai thông tin đối với từng lĩnh vực được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan
2.3.2 Một số nội dung nhân dân được bàn và quyết định trực tiếp
Trong thực hiện dân chủ, “bàn bạc” và “quyết định” là hai lĩnh vực có liên hệ mật thiết với nhau, vừa phản ánh nội dung, quy trình, cách thức thực hiện quyền dân chủ của người dân Việc nhân dân được bàn bạc và quyết định những vấn đề thuộc lĩnh vực pháp luật cho phép đã giúp cho nhân dân nâng cao nhận thức, phát huy trí tuệ, tạo động lực thúc đẩy nhân dân tham gia, hưởng ứng nhiệt thành các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước bằng những hành động cụ thể, hiệu quả, hướng đến mục tiêu chung
2.3.3 Một số nội dung nhân dân được bàn, biểu quyết, tham gia ý kiến để cấp có thẩm quyền quyết định
Người dân cần được tham gia bàn bạc, đóng góp ý kiến để giúp cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan nhà nước cấp trên có những quyết sách đúng đắn và sáng suốt việc nhân dân bàn và tham gia ý kiến một số việc chủ
Trang 14yếu là thủ tục bắt buộc trước khi chính quyền xã hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định
Một số nội dung thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước các cấp nhưng trong quá trình xây dựng dự thảo cần phải lấy ý kiến đóng góp của nhân dân do những vấn đề này có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của nhân dân, đời sống hàng ngày của nhân dân
2.3.4 Một số nội dung nhân dân tham gia giám sát
Quyền giám sát không chỉ thể hiện thông qua hoạt động của cơ quan chuyên trách giám sát mà còn phải lôi cuốn được đông đảo nhân dân tham gia Nhân dân cần được giám sát những gì có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của họ, giám sát việc thực thi nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước
ở địa phương, giám sát hoạt động của cán bộ, công chức, những người có trách nhiệm trong việc thực hiện những quy định về tài chính, kinh tế, quản
lý, sử dụng đất đai, chính sách kinh tế - xã hội
Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁT HUY QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NHÂN DÂN TRONG THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở XÃ, PHƯỜNG TỈNH ĐỒNG NAI
HIỆN NAY