Câu 2: (2.5 điểm)a, Tại sao Nguyễn quang Sáng đặt tên cho truyện ngắn của mình lag “Chiếc lược ngà”b, Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ sau: “ Sông đươc lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu.” (Hữu Thỉnh – Sang thu)Câu 3: ( 4 điểm) Anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh cao Yên Sơn nhân vật chính của tác phẩm “ Lặnh lẽ Sa Pa” đã để lại nhiều ấn tượng cho các nhân vật khác trong tác phẩm.
Trang 1PHÒNG GD ĐT XUÂN TRƯỜNG
TRƯỜNG THCS THỌ NGHIỆP
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2012-2013 MÔN NGỮ VĂN 9
Thời gian làm bài: 120’(Không kể thời gian giao đề)
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm)
Trong 8 câu sau mỗi câu có 4 phương án trả lời A, B, C, D; trong đó chỉ có 1 phương án đúng Hãy chọn phương án đúng để viết vào tờ giấy làm bài.
Câu 1: Phần được gạch chân trong câu sau là thành phần gì? “ Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng
chứ.”
A Thành phần khởi ngữ B Thành phần tình thái
C Thành phần cảm thán D Thành phần phụ chú.
Câu 2: Trong câu thơ “ Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”
Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng?
A So sánh B Ẩn dụ C Nhân hoá D Hoán dụ
Câu 3: Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” được sáng tác năm nào?
A.1980 B.1981 C.1982 D.1983.
Câu 4: Điều gì không được nhắc đến trong khổ đầu bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương?
A Giọt sương B Bão táp C.Hàng tre D.Mặt trời.
Câu 5: Trong các văn bản sau văn bản nào đề cập đến vấn đề hội nhập và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc?
A Phong cách Hồ Chí Minh B Bàn về đọc sách.
C Tiếng nói của văn nghệ D Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
Câu 6: Bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” được sáng tác vào năm nào?
A 1963 B 1966 C 1969 D 1971.
Câu 7:Hai câu văn sau liên kết với nhau bằng mấy phép liên kết?
“ Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi, mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ.”
A Một B Hai C Ba D Bốn.
Câu 8: Khi viết bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích có thể bàn về vấn đề gì?
A Sự kiện, chủ đề, nhân vật hay nghệ thuật của tác phẩm.
B Nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
C Những nhân vật trong tác phẩm.
D Những sự việc trong tác phẩm.
Phần II: Tự luận( 8,0 điểm)
Câu 1( 2 điểm)
a Cho đoạn văn sau: “Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại
bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.”
Xác định thành phần biệt lập trong đoạn văn trên ? Đó là thành phần biệt lập nào? Cho biết tác dụng của thành phần biệt lập trong đoạn văn?
b Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi.
a) Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? của ai?
b) Cho biết nghĩa thực và nghĩa ẩn dụ của 2 hình ảnh “Sấm” và “Hàng cây đứng tuổi”trong khổ thơ trên?
Câu 2 (2,0 điểm): Viết một đoạn văn ngắn ( Khoảng 10- 15 dòng tờ giấy thi ) nêu suy nghĩ của em về lòng tự
trọng.
Câu 3 (4điểm): Phân tích nhân vật Anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long (Ngữ văn 9- Tập I).
Trang 2TRƯỜNG THCS THỌ NGHIỆP NĂM HỌC 2012-2013
MÔN NGỮ VĂN 9
Thời gian làm bài: 120’(Không kể thời gian giao đề)
Phần I :Trắc nghiệm(2 điểm)
Chọn chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng nhất
Câu 1 Loại văn bản nào thường chứa nghĩa hàm ý nhiều nhất?
A Văn bản khoa học B Văn bản nghệ thuật.
C Văn bản chính luận D Văn bản hành chính công vụ.
Câu 2 Bài thơ “ Sang thu ” của Hữu Chính được viết theo thể thơ nào?
A Thể thơ lục bát B Thể thơ bảy chữ C Thể thơ năm chữ D Thể thơ song thất lục bát.
Câu 3 Câu văn “Đối với cháu thật là đột ngột…”chứa thành phần nào?
A Thành phần khởi ngữ B Thành phần cảm thán.
C Thành phần phụ chú D Thành phần tình thái
Câu 4 Bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí phải làm sáng tỏ vấn đề bằng cách nào?
A Giải thích, phân tích, nhận định B Phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.
C Giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích D Phân tích, nhận định, so sánh.
Câu 5 Tình cảm chủ đạo trong bài thơ “viếng lămg Bác” là gì?
A Nỗi đau đớn tiếc thương của nhà thơ khi Bác không còn nữa.
B Những suy nghĩ về đất nước, quê hương của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác.
C Những xúc động của tác giả trong cuộc hành trình từ Nam ra Bắc.
D Niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng thành kính của nhà thơ đối với Bác khi vào lăng viếng Bác.
Câu 6.Trong các câu sau, câu nào sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm ?
A Sao bảo làng Chợ Dỗu tinh thần lắm cơ mà? B Hà, nắng gớm về nào.
C Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? D Ông lão nắm chặt hai bàn tay mà rít lên.
Câu 7 Câu thơ nào có tính triết lí đúc kết một quy luật cuộc sống?
A Con dù lớn vẫn là con của mẹ - Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con (Chế Lan Viên)
B Quê hương anh nước mặn đồng chua, - Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá (Chính Hữu)
C Hồi nhỏ sống với đồng - Với sông rồi với bể (Nguyễn Duy)
D Con ở Mièn Nam ra thăm lăng Bác, - Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát (Viễn Phương)
Câu 8 Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” được tác giả Thanh Hải sáng tác trong hoàn cảnh nào?
A Khi nhà thơ đang ở xa quê hương B Khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh.
C Khi nhà thơ đang tham gia chiến đấu ở chiến trường D Khi nhà thơ đi thực tế.
Phần II : Tự luận (8 điểm)
Câu 1: (1.5 điểm)
a, Thế nào là nghĩa hàm ý ? ( 0,5 điểm)
b, Cho ví dụ về hàm ý và nói rõ hàm ý trong câu ( 0,5 điểm)
Câu 2: (2.5 điểm)
a, Tại sao Nguyễn quang Sáng đặt tên cho truyện ngắn của mình lag “Chiếc lược ngà”
b, Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ sau:
“ Sông đươc lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.”
(Hữu Thỉnh – Sang thu)
Câu 3: ( 4 điểm) Anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh cao Yên Sơn - nhân vật chính của tác
phẩm “ Lặnh lẽ Sa Pa”- đã để lại nhiều ấn tượng cho các nhân vật khác trong tác phẩm.
Trang 3TRƯỜNG THCS THỌ NGHIỆP NĂM HỌC 2012-2013
MÔN NGỮ VĂN 9
Thời gian làm bài: 120’(Không kể thời gian giao đề)
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (2 điểm).
Trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái in hoa ở đầu các câu trả lời đúng nhất?
Câu 1: Trong câu “Đất nước như vì sao”- (Thanh Hải) có sử dụng biện pháp tu từ từ vựng nào?
A Hoán dụ B Ẩn dụ C Nhân hóa D So sánh.
Câu 2 Câu thơ “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương – Còn quê hương thì làm phong tục”Trong bài thơ “Nói với con” của Y Phương gợi lên điều gì?
A Hình ảnh tài hoa của những người thợ đục đá
B Hình ảnh lao động vất vả của những người thợ đục đá.
C Khắc họa nghề truyền thống độc đáo của dân tộc Tày?
D Biểu hiện truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ, ý chí vươn lên của quê hương, dân tộc.
Câu 3 Bài thơ nào xây dựng được một hình tượng thiên nhiên đẹp trong sáng, giản dị giàu sức gợi, thể hiện ước nguyện cống hiến chân thành của nhà thơ cho đất nước?
A Mùa xuân nho nhỏ B Sang thu C Viếng lăng Bác D Ánh trăng.
Câu 4 Câu thơ nào mang nghĩa tường minh?
A Một mùa xuân nho nhỏ - Lặng lẽ dâng cho đời B Người đồng mình đục đá kê cao quê hương.
C Đêm nay rừng hoang sương muối D Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Câu 5 Trong tiếng Việt thành phần được dùng để bộc lộ tâm lý người nói là thành phần gì?
A Thành phần tình thái B Thành phần cảm thán.
C Thành phần gọi đáp D.Thành phần phụ chú.
Câu 6 Phần in đậm trong câu văn sau là thành phần gì?
" Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp"
A Khởi ngữ B Biệt lập tình thái C Biệt lập cảm thán D Biệt lập phụ chú Câu 7 Trước đề văn: “Suy nghĩ từ câu ca dao: công cha như núi Thái Sơn – Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, em hãy chọn ý kiến đúng trong ba ý kiến dưới đây?
A Đề yêu cầu dựng bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
B Đề yêu cầu dựng bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
C Đề yêu cầu dựng bài văn nghị luận về một đoạn thơ.
D Đề yêu cầu dựng bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
Câu 8 Đề bài nào sau đây không phải là đề nghị luận văn học?
A Hình ảnh quê hương qua bài thơ “ Quê hương”
B Tình yêu thiên nhiên đất nước trong bài thơ “ Cảnh khuya”.
C Tình yêu nước trong bài thơ “ Đồng chí”.
D Từ bài thơ “Ánh trăng” hãy nghị luận câu tục ngữ “ Uống nước nhớ nguồn”.
Phần II Tự luận (8 điểm).
Câu 1 (1 điểm)Thế nào là thành phần tình thái của câu? Nêu ví dụ, có phân tích, minh họa?(1 điểm) Câu 2 (2,5 điểm) “Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
a Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
b Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên?
Câu 3 ( 4,5điểm) Bài thơ Viếng lăng Bác là nén tâm hương Viễn Phương thành kính dâng lên Bác Hồ
kính yêu Hãy phân tích làm sáng tỏ ý kiến trên
Trang 4PHÒNG GD ĐT XUÂN TRƯỜNG
TRƯỜNG THCS THỌ NGHIỆP
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2012-2013 MÔN NGỮ VĂN 9
Thời gian làm bài: 120’(Không kể thời gian giao đề)
I Phần trắc nghiệm:
Trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái in hoa ở đầu các câu trả lời đúng nhất?
Câu 1 Bài thơ “Nói với con” của Y Phương viết theo thể thơ nào?
A Thể 5 chữ B 7 chữ C 8 chữ D Tự do.
Câu 2 Từ “Tuy nhiên” để chỉ kiểu quan hệ nào trong hai câu sau?
Cừu là những con vật ngu ngốc và sợ sệt Tuy nhiên, chúng còn là những con vật rất thân thương.
A Nguyên nhân B Điều kiện C Tương phản D Thời gian
Câu 3 Đề bài nào sau đây không thuộc loại đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí?
A Bàn về hai nhân vật chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten
B Bàn về đạo lí Uống nước nhớ nguồn
C Lòng biết ơn thầy, cô giáo
D Bàn về sự tranh giành và nhường nhịn
Câu 4 Bài thơ nào không sáng tác sau năm 1975 trong số các bài thơ sau:
A Ánh trăng B Con Cò C Mùa xuân nho nhỏ D Sang thu.
Câu 5 Tác phẩm nào được kể theo ngôi thứ nhất trong số các truyện sau:
A Làng B Lặng lẽ Sa Pa C Chiếc lược ngà D Chuyện người con gái Nam Xương
Câu 6 Cảnh thiên nhiên đất trời sang thu trong bài thơ « Sang thu » (Hữu Thỉnh) được miêu tả
qua những phương diện nào?
A Màu sắc B Âm thanh C Hương vị D Gồm B và C
Câu 7 Câu nào sau đây không chứa thành phần biệt lập cảm thán?
A Chao ôi, bắt gặp một người như anh ta đây là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác!
B Ồ, ngày mai đã là chủ nhật rồi.
C Có lẽ ngày mai mình sẽ đi dã ngoại
D Ô kìa, trời mưa.
Câu 8 Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng chủ yếu trong văn bản Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten?
A Nhân hoá B Điệp ngữ C Hoán dụ D So sánh
II Phần tự luận
Câu 1: 1,5 điểm
a Thế nào là khởi ngữ?
b Xác định khởi ngữ trong câu sau và biến đổi thành câu không có khởi ngữ
Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”.
Câu 2: 2,5 điểm
a Tác giả của truyện ngắn Chiếc lược ngà là ai? Truyện được sáng tác năm nào?
b Hãy phân tích ý nghĩa của tình huống giúp ông Sáu bộc lộ sâu sắc nhất tình yêu thương con.
Câu 3: 4 điểm
Phân tích lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ Viễn Phương trong bài Viếng lăng Bác.
Trang 5TRƯỜNG THCS THỌ NGHIỆP NĂM HỌC 2012-2013
MÔN NGỮ VĂN 9
Thời gian làm bài: 120’(Không kể thời gian giao đề)
I TRẮC NGHIỆM (2điểm)
Câu1: Về hình thức, các câu văn trong đoạn văn không liên kết với nhau theo cách nào dưới đây?
A Phép lặp, phép thế B Phép liên tưởng, đồng nghĩa, trái nghĩa
C Phép nhân hoá D Phép nối
Câu 2: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) được sáng tác trong giai đoạn nào?
A Giai đoạn 1945 - 1954 B Giai đoạn 1954 - 1964.
C Giai đoạn 1964 - 1975 D Giai đoạn sau năm 1975.
Câu 3: Câu nào sau đây không có khởi ngữ?
A Cá này rán thì ngon B Miệng ông, ông nói, đình làng, ông ngồi.
C Nam Bắc hai miền ta có nhau D Tôi thì tôi chịu.
Câu 4: Nội dung kiến thức sau đây nói về kiểu văn bản nào?
“Là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể”.
A Nghị luận sự việc hiện tượng đời sống B Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích.
C Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ D Nghi luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
Câu 5: Nhà thơ Y Phương đã thể hiện điều gì qua bài thơ “Nói với con”
A Ngợi ca công lao trời biển của cha mẹ với con cái
B Ngợi ca sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương
C Ca ngợi lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ
D Ca ngợi tình yêu đất nước, giữ gìn bản sắc dân tộc
Câu6: Trong bài thơ “Sang thu” những chuyển biến của đất trời vào thời điểm giao mùa có đặc điểm gì?
A Sôi động, náo nhiệt B Nhẹ nhàng, rõ rệt
C Xôn xao, rộn rã D Bình lặng, ngưng đọng
Câu 7: Đối tượng để nhân vật trữ tình biểu cảm trong bài thơ Mây và sóng (Ta go) là ai?
A Những người trên mây B Những người trên sóng
C Người mẹ D Thiên nhiên
Câu 8: Nhà văn Nguyễn Thành Long là tác giả của tác phẩm nào dưới đây?
A Những ngôi sao xa xôi B Chiếc lược ngà
C Bến quê D Lặng lẽ Sa Pa
II TỰ LUẬN (8điểm)
Câu 1: (2 điểm)
a Kể tên các biện pháp liên kết câu, liên kết đoạn văn trong văn bản?
b Chỉ ra các phép liên kết câu trong đoạn văn sau.
Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thục tại Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ Anh gửi và tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đờ sống chung quanh.
Nguyến Đình Thi – Tiếng nói của văn nghệ)
Câu 2 (2.5 điểm)
Cho đoạn thơ sau:
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
a, Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ nào ? Của ai?
b, Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên.
Câu 3:(3.5 điểm) Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện ngắn „Những ngôi sao xa xôi” (Lê Minh Khuê)
Trang 6TRƯỜNG THCS THỌ NGHIỆP NĂM HỌC 2012-2013
MÔN NGỮ VĂN 9
Thời gian làm bài: 120’(Không kể thời gian giao đề)
Phần I: Trắc nghiệm khách quan.
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
Câu 1: Bài thơ “Viếng lăng Bác” được in trong tập thơ nào của Viễn Phương?
A Cháu nhớ Bác Hồ C Đất nở hoa
B Trời mỗi ngày lại sỏng D Như mây mùa xuân
Câu 2: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải được viết vào thời gian nào?
A 1976 B 1978 C 1962 D 1980
Câu 3: Trong bài thơ “ Viếng lăng Bác”, nhà thơ viết: “ Mà sao nghe nhói ở trong tim” , từ “ nhói”
thể hiện ý nghĩ, tình cảm gì?
A Quá đau đớn, bất ngờ B Nỗi đau đớn, xót xa trước thực tại Bác đã đi xa.
C Thương tiếc Bác D Nhớ Bác
Câu 4: Câu thơ “ Từng giọt long lanh rơi.Tôi đưa tay tôi hứng” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A Hoán dụ B.So sánh C.Nhân hoá D Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Câu 5: Từ in đậm trong câu: “Ngẫm ra thì tôi chỉ nói cho sướng miệng tôi” (Tô Hoài, Dế mèn phiêu liêu kí) thuộc loại thành phần biệt lập nào?
A Tình thái C Phụ chú B Cảm thán D Gọi đáp
Câu 6 : Câu thơ nào trong các câu sau có sử dụng hình ảnh ẩn dụ?
A Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát B Bỗng nhận ra hương ổi
B Mọc giữa dòng sông xanh D Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Câu 7: Trước đề văn sau: Suy nghĩ về câu ca dao: Công cha như núi Thái Sơn - Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra em hãy chọn ý kiến đúng trong các ý kiến dưới đây?
A Đề yêu cầu dựng một bài văn nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống.
B Đề yêu cầu dựng một bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
C Đề yêu cầu dựng một bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
D Đề yêu cầu dựng một bài văn nghị luận về một một tác phẩm truyện, đoạn trích.
Câu 8 Trong văn nghị luận, không có lập luận phân tích thì không có lập luận tổng hợp Nhận định này đúng hay sai?
A Đúng B Sai
Phần II: Tự luận ( 8 điểm )
Câu 1: (3.5 điểm)
a Thế nào là hàm ý ? Cho ví dụ và phân tích?
b Chép thuộc lại chính xá khổ thơ thứ 2 của bài thơ Viếng lăng bác (Viễn Phương) và trình bày cảm
nhận của em
Câu 2: (4.5 điểm)
Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
PHÒNG GD ĐT XUÂN TRƯỜNG
TRƯỜNG THCS THỌ NGHIỆP ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2012-2013
Trang 7MÔN NGỮ VĂN 9
Thời gian làm bài: 120’(Không kể thời gian giao đề)
Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm): Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Câu thơ nào mang nghĩa tường minh ?
A Một mùa xuân nho nhỏ - Lặng lẽ dâng cho đời B Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
C Đêm nay rừng hoang sương muối D Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Câu 2: Trong tiếng Việt thành phần dùng để bộc lộ tâm lí người nói là thành phần gì?
A Thành phần tình thái B Thành phần biểu cảm
C Thành phần gọi đáp D Thành phần phụ chú
Câu 3: Tình cảm chủ đạo trong bài thơ “Viếng lăng Bác” là gì?
A Nỗi đau đớn tiếc thương của nhà thơ khi Bác không còn nữa.
B Niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng thiết tha, thành kính của tác giả đối Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.
C Những xúc động của tác giả trong cuộc hành trình từ Nam ra Bắc thăm Bác
D Những suy nghĩ về đất nước, quê hương của tác giả khi vào lăng viếng Bác
Câu 4: Vì sao Thanh Hải lại xưng “ta” khi bộc lộ ước nguyện của mình?
A Vì nhà thơ cảm nhận ước nguyện của mình cũng là ước nguyện chung của mọi người.
B Vì là ước nguyện riêng của nhà thơ.
C Vì là ước nguỵen của đồng bào miền Nam.
D Vì là ước nguyện của thế hệ trẻ
Câu 5: câu thơ “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương – còn quê hương thì làm phong tục” trong bài
“Nói với con” của Y Phương gợi lên điều gì?
A Hình ảnh tài hoa của những người thợ đục đá
B Hình ảnh lao động vất vả của những người thợ đục đá.
C Khắc họa truyền thống độc đáo của dân tộc Tày.
D Biểu hiện truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ, ý trí vươn lên của quê hương, đân tộc.
Câu 6: Bài thơ nào sử dụng bút pháp hiện thực là chủ yếu?
A Con Cò B Đoàn thuyền đánh cá
C Bài thơ về tiểu đội xe không kính D Ánh trăng
Câu 7: Trong văn nghị luận, không có lập luận phân tích thì không có lập luận tổng hợp Nhận định này đúng hay sai?
A Đúng B Sai
Câu 8: Khi viết bài văn nghị luận về tác phẩm truỵen hoắc đoạn trích có thể bàn về vấn đề gì?
A Sự kiện ,chủ đề, nhân vật hay nghệ thuật của tác phẩm B Nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
C Nhân vật trong tác phẩm D Những sự việc trong tác phẩm.
Phần II : Tự luận (8 điểm)
Câu 1 :(1,5 điểm)
a, Những từ ngữ được gạch chân trong những câu văn sau thuộc thành phần gì ?
- Hãy bảo Vệ trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta, trước những nguy cơ gây ơ nhiễm môi trường đang gia tăng(Thông tin về ngày trái đất năm 2000,ngữ văn 8 )
“ Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm Điều này ông khổ tâm hết sức” ( Làng -Kim Lân ,Ngữ văn 9 )
b, Hãy tạo một đoạn hội thoại trong đó có câu văn chứa hàm ý , chỉ ra câu có chứa hàm ý và cho biết hàm ý của câu là gì?
Câu 2: (2 điểm) Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ sau :
Tôi đưa tay tôi hứng”
Câu 3: (4,5 đ): Erong truyện ngắn Làng, nhà văn Kim Lân đã thể hiện một cách sinh động và tinh tế diễn biến
tâm trạng của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc Em hãy phân tích để làm rõ.
PHÒNG GD ĐT XUÂN TRƯỜNG
TRƯỜNG THCS THỌ NGHIỆP
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2012-2013
Trang 8MÔN NGỮ VĂN 9
Thời gian làm bài: 120’(Không kể thời gian giao đề)
Phần I.Trắc nghiệm khách quan(2 điểm).
Trả lời các câu hỏi sau bằng cách ghi lại chữ cái đầu dòng trước câu trả lời đúng
Câu 1.Văn bản Chó sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La phông-ten thuộc loại nào?
A Tác phẩm văn chương C Văn bản nghi luận xã hội
B Văn bản nhật dụng D Văn bản nghi luận văn học
Câu 2 Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được sáng tác cùng thể thơ với bài thơ nào sau đây?
A Con cò C Đoàn thuyền đánh cá
B Ánh trăng D Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Câu 3.Trong bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh) hình ảnh thiên nhiên vào thời điểm giao mùa hạ-thu có đặc
điểm gì?
A Sôi động, náo nhiệt B Bình lặng, ngưng đọng
C Xôn xao, rộn rã D Nhẹ nhàng, giao cảm
Câu 4 Nội dung chính của bài thơ Mây và Sóng là gì?
A Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt.
B Miêu tả những trò chơi của trẻ thơ.
C Thể hiện mối quan hệ giữa thiên nhiên với tâm hồn trẻ thơ
D Ca ngợi hình ảnh người mẹ và tấm lòng bao la của mẹ.
Câu 5 Phép liên kết nào được sử dụng trong đoạn văn sau đây:
Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới,văn hoá thế giới sâu sắc như chủ tịch Hồ chí Minh Đến đâu người cũng học hỏi,tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm
(Trích ngữ văn 9,tập một,trang 5)
A Phép nối B Phép lặp C Phép thế D Phép liên tưởng
Câu 6 Trong các câu sau đây,câu nào có thành phần phụ chú?
A Này,hãy đến đây nhanh lên B Chao ôi,trăng đêm nay đẹp quá!
C Mọi người,kể cả nó,đều không tin vào điều đó D Tôi đoán chắc là thế nào ngày mai anh ta cũng đến.
Câu 7 Đề văn nào sau đây là đề văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
A Bàn về hiện tượng học sinh không trung thực trong học tập B Bàn về lòng yêu nước
C Bà n về vấn đề ô nhiễm môi trường D Bàn về vai trò và chức năng của văn học
Câu 8 Nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích là.
A Trình bày những nhận xét, những đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.
B Trình bày những nhận xét, những đánh giá của mình về nhân vật hay chủ đề của tác phẩm
C Trình bày những nhận xét, những đánh giá của mình về sự việc hay nghệ thuật của tác phẩm
D Trình bày những nhận xét, những đánh giá của mình về nhân vật, chủ đề hay nghệ thuật của tác phẩm.
Phần II.tự luận
Câu 1 (1điểm) Dựng một đoạn văn hội thoại không quá 5 dòng, trong đó có câu chứa hàm ý, rồi cho biết hàm ý
của câu chứa hàm ý đã sử dụng.
Câu 2 (2,5 điểm): Đọc đoạn thơ sau: "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân"
a Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào,do ai sáng tác?Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.
b Viết một đoạn văn ngắn (khoảng một trang giấy) trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên Trong đoạn văn
đó em có sử dụng thành phần biệt lập tình thái Chỉ rõ thành phần biệt lập đó.
Câu 3: (4,5 điểm) Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở “Chuyện
người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ
PHÒNG GD ĐT XUÂN TRƯỜNG
TRƯỜNG THCS THỌ NGHIỆP
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2012-2013 MÔN NGỮ VĂN 9
Trang 9Thời gian làm bài: 120’(Không kể thời gian giao đề) PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2,0 điểm):
Hãy chọn phương án đúng trong các bài tập sau và viết vào tờ giấy làm bài.
Câu 1: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) được sáng tác trong giai đoạn nào?
A Giai đoạn 1945 - 1954 B Giai đoạn 1954 - 1964.
C Giai đoạn 1964 - 1975 D Giai đoạn sau năm 1975.
Câu 2: Đối tượng để nhân vật trữ tình biểu cảm trong bài thơ Mây và sóng (Ta go) là ai?
A Những người trên mây B Những người trên sóng
C Người mẹ D Thiên nhiên.
Câu 3: Nhà thơ Y Phương là người dân tộc nào?
A Dân tộc Tà ôi B Dân tộc Tày C Dân tộc Mường C Dân tộc Thái.
Câu 4: Câu nào sau đây không chứa thành phần biệt lập cảm thán?
A Chao ôi, bông hoa đẹp quá B Ồ, ngày mai đã là chủ nhật rồi.
C Có lẽ ngày mai mình sẽ đi píc-níc D Kìa, trời mưa.
Câu 5: Nếu tách thành phần tình thái ra thành một câu độc lập, nó sẽ thuộc kiểu câu nào ?
A Câu đặc biệt B Câu ghép C Câu rút gọn D Câu đơn.
Câu 6: Câu nào sau đây không có khởi ngữ?
A Cá này rán thì ngon B Miệng ông, ông nói, đình làng, ông ngồi.
C Nam Bắc hai miền ta có nhau D Tôi thì tôi chịu.
Câu 7: Để làm tốt bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, ta cần vận dụng phép lập luận nào?
A Lập luận giải thích B Lập luận chứng minh.
C Lập luận phân tích và tổng hợp D Cả A; B và C đều đúng.
Câu 8: Nội dung kiến thức sau đây nói về kiểu văn bản nào?
“Là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể”.
A Nghị luận sự việc hiện tượng đời sống
B Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
C Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
D Nghi luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
PHẦN II: TỰ LUẬN (8 điểm)
Câu 1 : (1 điểm): Thế nào là khởi ngữ? Cho ví dụ minh hoạ?
Câu 2 : (3 điểm)
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca Một nét trầm xao xuyến Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc…”
(Mùa Xuân nhỏ nhỏ - Thanh Hải) Hãy phân tích hai khổ thơ trên để làm rõ tâm nguyện cao đẹp của Thanh Hải: Muốn được cống hiến phần tốt đẹp dù nhỏ bé của cuộc đời mình cho cuộc đời chung – cho đất nước.
Câu 3: (4 điểm): Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác bừa bãi ra đường hoặc những nơi công cộng.
Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống Em hãy đặt một nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình.
PHÒNG GD ĐT XUÂN TRƯỜNG
TRƯỜNG THCS THỌ NGHIỆP
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2012-2013 MÔN NGỮ VĂN 9
Trang 10Thời gian làm bài: 120’ (Không kể thời gian giao đề)
Phần I Trắc nghiệm : (2 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Trong bài thơ “Sang thu” (Hữu Thỉnh), hình ảnh thiên nhiên vào thời điểm giao mùa hạ - thu có đặc điểm gì?
A Sôi động, náo nhiệt B Bình lặng, ngưng đọng.
C Xôn xao, rộn rã D Nhẹ nhàng, giao cảm.
Câu 2: Nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ “ Nói với con” của Y Phương thể hiện ở dòng nào dưới đây?
A Thể thơ tự do, nhạc điệu sâu lắng
B Giọng điệu thơ tha thiết, trừu mến, sử dụng nhiều câu cảm thán.
C Hình ảnh cụ thể mà có tính khái quát, cách nói mộc mạc mà giàu chất thơ.
D Bố cục chặt chẽ, câu chữ tự nhiên, hàm súc, giàu tính triết lí
Câu 3: Dòng nào sau đây nêu nội dung chính của bài thơ "Con cò" của Chế Lan Viên?
A Ngợi ca tình mẹ con và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống của con người
B Ngợi ca sức sống và vẻ đẹp của hình tượng con cò.
C Niềm tin của người mẹ đối với tương lai của những đứa con
D Ngợi ca tình mẹ con sâu nặng.
Câu 4: Dòng nào sau đây nêu cách hiểu đúng nhất về hai câu thơ: Con dù lớn vẫn là con của mẹ - Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con" ( Con cò - Chế Lan Viên ).
A Tình mẹ yêu con sẽ mãi mãi vẫn không thay đổi.
B Bổn phận làm con luôn phải ghi nhớ và biết ơn công lao của cha mẹ.
C Tình mẹ yêu con mãi mãi dạt dào và có ý nghĩa lớn lao đối với cuộc đời mỗi con người.
D Dù con có lớn khôn thì vẫn là bé bỏng trong con mắt của mẹ.
Câu 5: Câu văn nào sau đây không chứa thành phần biệt lập cảm thán?
A Chao ôi, bông hoa đẹp quá! B Ồ, ngày mai đã là chủ nhật rồi.
C Có lẽ ngày mai mình sẽ đi dã ngoại D Ô kìa, trời mưa.
Câu 6: Trong các câu sau đây, câu nào có thành phần phụ chú?
A Này, hãy đến đây nhanh lên ! B Chao ôi, trăng đêm nay đẹp quá !
C Mọi người - kể cả nó, đều không tin vào điều đó D Tôi đoán chắc là ngày mai anh ta sẽ đến.
Câu 7: Đề bài nào sau đây không thuộc loại đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí?
A Bàn về chó sói và cừu trong thơ của La- phông ten B Bàn về đạo lí uống nước nhớ nguồn.
C Lòng biết ơn thầy cô giáo D Bàn về sự tranh giành và nhường nhịn.
Câu 8: Ý nào sau đây không phù hợp với đề bài : Giải thích và bình luận câu nói : "Có chí thì nên".
A Chí là chí hướng, quyết tâm, sức mạnh tinh thần của con người
B Người có chí là người biết vươn lên trong mọi hoàn cảnh.
C Người có chí là người luôn gặp may mắn trong cuộc sống
D Người học sinh luôn cần rèn chí trong học tập và trong cuộc sống.
Phần II : Tự luận (8 điểm)
Câu 1: Tiếng Việt.(1 điểm): Thế nào là hàm ý? Lấy một ví dụ chứa hàm ý ( Có phân tích)?
Câu 2: (3,0 điểm)
a, Sự chuyển đổi từ đại từ tôi sang ta trong bài “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải có phải là ngẫu nhiên
vô tình của tác giả hay không? Vì sao?
b, Cảm nhận của em về cái hay và vẻ đẹp của khổ thơ: " Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu…
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi".
(Hữu Thỉnh – Sang thu)
Câu 3: Tập làm văn (4,0 điểm): Nhiều bạn học sinh hiện nay vỡ ham mờ trũ chơi điện tử mà sao nhóng học tập,
mắc khuyết điểm ý kiến của em về hiện tượng này như thế nào?
PHÒNG GD ĐT XUÂN TRƯỜNG
TRƯỜNG THCS THỌ NGHIỆP
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2012-2013 MÔN NGỮ VĂN 9