Kết quả áp dụng mô hình 5s trong quản lý chất lượng tại bệnh viện trường đại học y dược cần thơ Kết quả áp dụng mô hình 5s trong quản lý chất lượng tại bệnh viện trường đại học y dược cần thơ Kết quả áp dụng mô hình 5s trong quản lý chất lượng tại bệnh viện trường đại học y dược cần thơ Kết quả áp dụng mô hình 5s trong quản lý chất lượng tại bệnh viện trường đại học y dược cần thơ
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống CSVC, trang thiết bị của bệnh viện gồm xe tiêm, hồ sơ, tủ thuốc, nhà vệ sinh, giường bệnh.
Nhân viên y tế hiện đang làm việc lại tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Hệ thống CSVC, trang thiết bị của bệnh viện gồm xe tiêm, hồ sơ, tủ thuốc, nhà vệ sinh, giường bệnh.
Nhân viên y tế hiện đang làm việc tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ thuộc các khoa có bệnh nhân tới khám và điều trị. Đồng ý tham gia nghiên cứu.
Nhân viên y tế nghỉ phép hoặc không có mặt trong thời gian nghiên cứu.
Địa điểm, thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Nghiên cứu được triển khai từ tháng 8/2020 đến tháng 12/2022, chia thành 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 từ 8/2020-12/2021: giai đoạn chuẩn bị, thành lập Hội đồng đánh giá 5S và xây dựng, hoàn thiện bộ công cụ đánh giá.
- Giai đoạn 2 từ 01/2022-12/2022: giai đoạn triển khai và đánh giá.
Thiết kế nghiên cứu
Đây là nghiên cứu phỏng thực nghiệm so sánh trước sau không có nhóm đối chứng Sử dụng thiết kế kết hợp định lượng và định tính Phần định lượng nhằm mục tiêu đánh giá sự thay đổi kiến thức và thực hành về 5S của nhân viên y tế, đánh giá mức độ đáp ứng 5S của 5 loại cơ sở vật chất gồm xe tiêm, tủ thuốc, hồ sơ, giường bệnh, nhà vệ sinh Phần định tính nhằm mục tiêu phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thực hành về 5S của nhân viên y tế, tìm ra yếu tố thuận lợi và yếu tố khó khăn khi triển khai 5S tại Bệnh viện.
Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
2.4.1 Mục tiêu 1 Đánh giá sự thay đổi kiến thức, thực hành về 5S của nhân viên y tế tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2020-2022 Đối với kiến thức và thực hành của toàn bộ 255 nhân viên y tế hiện công tác tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ trong thời gian nghiên cứu, đáp ứng theo đúng tiêu chuẩn chọn mẫu n=Z 2 ¿ ¿ n: cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu
2)trị số của phân phối chuẩn [ Z 2 (1− α 2 ) = 1,96] tương ứng với ngưỡng tin cậy α = 0,05 d: sai số cho phép trong nghiên cứu này d= 0,05
Chọn p=0,8, từ kết quả nghiên cứu thử trên 30 nhân viên y tế tại Bệnh viện tiến hành vào tháng 10/2020 (Phụ lục 12).
Cỡ mẫu tối thiểu là 246 nhân viên y tế Thực tế trong đợt 1, nghiên cứu thu thập thông tin từ nhân viên y tế trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh Nghiên cứu chọn toàn bộ 255 nhân viên y tế thoả tiêu chí chọn mẫu tại thời điểm nghiên cứu để tham gia vào nghiên cứu Tổng số lượt đánh giá trước và sau can thiệp là 510 lượt nhân viên
2.4.2 Mục tiêu 2 Đánh giá kết quả áp dụng 5S tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2020-2022
Nghiên cứu xây dựng mục tiêu 2 nhằm đáp ứng theo 5 mức độ chất lượng trong Bộ 83 tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện của Bộ Y tế
Đối với 5 loại cơ sở vật chất
Tổ chức các buổi đánh giá độc lập bằng hình thức quan sát 5 loại trang thiết bị: xe tiêm, tủ thuốc, hồ sơ, nhà vệ sinh, giường bệnh định kỳ 3 lần trước can thiệp và 3 lần sau can thiệp.
TT Loại trang thiết bị Số lượng đánh giá
Nghiên cứu thực hiện đánh giá toàn bộ 166 mẫu trang thiết bị hiện đang được sử dụng tại Bệnh viện theo từng quý 3 tháng/lần Cỡ mẫu tổng 3 lần đánh giá là 498 lượt.
2.4.3 Mục tiêu 3: Phân tích các thuận lợi khó khăn trong việc triển khai 5S tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ Để bổ sung cho nghiên cứu định lượng về một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thực hành, quản lý 5S, từ đó phân tích thuận lợi và khó khăn khi triển khai 5S tại Bệnh viện Nghiên cứu thực hiện phỏng vấn sâu (PVS) với CBYT và TLN người bệnh được thực hiện
* Phỏng vấn sâu: Đối với người cung cấp dịch vụ: Đối tượng nghiên cứu PVS được chọn có chủ đích (là những người có khả năng cung cấp nhiều thông tin cần quan tâm) bao gồm:
- 23 trưởng đơn vị của 17 khoa và 6 phòng tại Bệnh viện trường Đại học YDược Cần Thơ.
Quy trình triển khai nghiên cứu
Thời gian HOẠT ĐỘNG P h ân tí ch th u ận lợ i k h ó k h ăn tr on g v iệ c t riể n k h ai 5S tạ i B ện h v iệ n tr ư ờ n g Đ ại h ọc Y D ư ợ c C ần
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành triển khai 5S trong thời gian một năm Nghiên cứu xây dựng mô hình 5S qua tham khảo mô hình của Bộ Y tế Tanzania (25), có 4 giai đoạn để thực hiện các hoạt động 5S, đó là giai đoạn Chuẩn bị, giai đoạn Giới thiệu, giai đoạn Thực hiện và giai đoạn Duy trì (25) Thực hiện 5S (5S) được nghiên cứu bắt đầu bằng giáo dục và đào tạo cho tất cả nhân viên y tế và thực hành chu trình 5S
(Sort-Set-Shine-Standardize-Sustain) hàng ngày để đạt tiêu chuẩn cao hơn (39) Bắt đầu từ việc khảo sát xác định 5 loại trang thiết bị cần thiết, thông dụng ở tất cả khoa
Thành lập Hội đồng đánh giá 5S tại Bệnh viện ĐHYD Cần Thơ
Xây dựng và hoàn thiện bộ công cụ Đánh giá Kiến thức và Thực hành của NVYT về 5S Đào tạo, tập huấn
So sánh trước-sau tập huấn Đánh giá
Lư ợn g gi Đào tạo, tập huấn Đánh giá Kiến thức và Thực hành của NVYT về 5S Hội thảo phòng, khả thi để triển khai 5S gồm xe tiêm, giường bệnh, nhà vệ sinh, tủ thuốc, hồ sơ
Bảng 2.1 Các giai đoạn triển khai 5S
Giai đoạn Thời gian Hoạt động
1 Chuẩn bị 3 tháng Đào tạo cấp quản lý, Xây dựng Hội đồng đánh giá 5S, Phân tích tình hình
2 Giới thiệu 6 tháng Đào tạo cấp độ nhân viên, S2-Thiết lập S3
3 Thực hiện 6 tháng Giám sát liên tục, Chuẩn hóa các hoạt động
4 Bảo trì Tiếp tục cải tiến Tập huấn bồi dưỡng, Trao giải
Căn cứ theo 10 bước xây dựng mô hình 5S của Bộ Y tế Tanzania và một số quốc gia khác (25),(57),(58) chúng tôi đã tiến hành điều chỉnh và triển khai 9 bước để thực hiện hoạt động 5S tại Bệnh viện trường Đại học Y dược Cần Thơ Từ Bước
1 đến Bước 5 đều thuộc giai đoạn Chuẩn bị Từ Bước 6 đến Bước 7 là giai đoạn
Giới thiệu, Bước 8 là giai đoạn Triển khai và Bước 9 là giai đoạn Bảo trì.
Trong mỗi bước, có nhiều hoạt động cần hoàn thành cho bước tiếp theo (39). Lưu đồ hoạt động 5S-KAIZEN-TQM được minh họa trong Sơ đồ 2.2 Giai đoạn
Bảo trì là giai đoạn đang diễn ra do đó giai đoạn này không có giới hạn thời gian.
Theo các tài liệu cho rằng trong vòng ba năm kể từ khi bước vào giai đoạn này, tất cả các cấu trúc cần thiết để thực hiện cải tiến và hệ thống quản lý chất lượng cần được duy trì, khi đó tất cả nhân viên y tế/nhân viên được uốn nắn để tuân theo các quy tắc và thói quen tại nơi làm việc S1-S4 sẽ là văn hóa của tất cả nhân viên và ban quản lý cơ sở.
Sơ đồ 2.2 Chín bước triển khai hoạt động 5S
Sau bước 9 là quá trình cải tiến 5S bắt đầu đáp ứng hài lòng của người bệnh, cho thấy sự khác biệt về trải nghiệm người bệnh.
2.5.1 Mục tiêu 1 Đánh giá sự thay đổi kiến thức và thực hành về 5S của nhân viên y tế tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2020-2022
- Thực hiện đánh kiến thức, thực hành 5S của NVYT tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ trước và sau can thiệp.
Bước 1: Phổ biến khái niệm 5S
Bước 2: Cung cấp khoá đào tạo cho nhà quản lý
Bước 3: Nhóm cải tiến 5S được thành lập để lãnh đạo và cam kết cải tiến chất lượng
Bước 4: Phân tích tình huống Chụp ảnh hiện tại để làm dữ liệạ
Bước 5: Xác định 5 loại trang thiết bị can thiệp ở từng khoa/phòng
Bước 6: Đào tạo, tập huấn cho nhân viên toàn BV
Bước 7: Tiến hành S1 Sàng lọc và S2 Sắp xếp
Bước 8: Thực hành đúng S1-S3 và tiêu chuẩn hoá quy trình hành chính/thực hành lâm sàng
Bước 9: Ứng dụng 5S hàng ngày
- Kết hợp với PVS và TLN để đánh giá kiến thức, thực hành của toàn bộ NVYT.
2.5.2 Mục tiêu 2 Đánh giá kết quả áp dụng 5S với 5 loại cơ sở vật chất tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2020-2022 Đánh giá kết quả áp dụng 5S nhằm cải thiến chất lượng bệnh viện theo chương A3 mục A3.2 trong bộ 83 tiêu chí chất lượng bệnh viện của Bộ Y tế ban hành.
Nghiên cứu tiến hành đánh giá kết quả áp dụng 5S với 5 loại cơ sở vật chất gồm xe tiêm, hồ sơ, tủ thuốc, nhà vệ sinh, giường bệnh tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ, thông qua 5 bước:
Bước 1: Thành lập Hội đồng đánh giá 5S tại bệnh viện
Lãnh đạo cam kết, hỗ trợ Yếu tố đầu tiên tạo nên thành công cho phương pháp 5S chính là lời cam kết của lãnh đạo Sự hiểu biết, ủng hộ và đồng tình của lãnh đạo khi có sự hình thành các nhóm cộng tác là vô cùng cần thiết
Mục tiêu thành lập: Hội đồng đánh giá 5S sẽ quyết định hướng triển khai và các tiêu chí đánh giá 5S để phù hợp với bối cảnh thực tế của Bệnh viện, đưa ra kế hoạch hoạt động và chịu trách nhiệm cho từng hoạt động 5S ở từng khoa/phòng.
Nguyên lý hoạt động: Hội đồng đánh giá 5S được thành lập dựa trên nguyên tắc thống nhất hoạt động triển khai 5S cho các khoa/phòng, được sự công nhận như một Hội đồng đánh giá 5S chính thức của Bệnh viện và có kế hoạch hoạt động định kỳ.
Thành viên: BGĐ, nghiên cứu viên, cố vấn nghiên cứu và 23 trưởng khoa/phòng với nhiệm vụ đưa ra phương hướng, đánh giá quá trình 5S và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình triển khai
Bước 2: Thực hiện đào tạo nâng cao kiến thức, thực hành về 5S
- Tổ chức 02 buổi tập huấn về Quản lý và triển khai 5S tại bệnh viện, có lượng giá.
Bước 3: Triển khai xây dựng quy trình 5S riêng biệt tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Bảng 2.2 Tóm tắt quy trình triển khai 5S
TT Các Nguyên tắc Quá trình dự kiến triển khai Tiêu chí đánh giá bước
Sàng lọc Đừng giữ những gì mà tổ chức không cần đến
Bước 1: Quan sát nơi làm việc
Xác định những thứ không cần thiết cho công việc mình Thông báo xem có ai cần dùng vật đó hay không Hủy bỏ ngay những thứ không cần thiết.
Bước 2: Nếu chưa thể quyết định xem liệu vật đó còn có ích cho công việc hay không thì đánh dấu kèm ngày tháng sẽ hủy từ sau 01 tháng kể từ khi sàng lọc
Sau đó để riêng ra một chỗ
Chiến lược dán nhãn đỏ (red- tagging) và tạo khu vực lưu trữ được áp dụng để nhận diện vật dụng không cần thiết, và xử lý.
Bước 3: Sau 01 tháng, kiểm tra xem ai cần đến nó không Nếu không tiến hành hủy bỏ vật đó Đảm bảo tất cả những vật hiện tại là cần thiết.
Nguyên tắc của “Sắp xếp” là dựa vào tần suất sử dụng của vật dụng.
Bước 1: Đưa ra suy nghĩ để cái gì, ở đâu cho đẹp nhất, thuận tiện và an toàn.
Bản đồ 5S trước và sau
Bước 2: Trao đổi về cách sắp xếp, bố trí với các đồng nghiệp
Từ đó phác thảo rồi tìm ra cách sắp xếp thuận lợi nhất để quản lý và làm việc Những vật càng hay dùng thì càng cần để gần người sử dụng Những vật ít dùng thì để xa hơn Nặng để dưới và nhẹ để trên.
Phương pháp thu thập số liệu
2.6.1 Công cụ thu thập số liệu
2.6.1.1 Kiến thức và thực hành áp dụng 5S của NVYT (Phụ lục 11)
Kiến thức: Công cụ đánh giá kiến thức: nghiên cứu sử dụng bảng kiểm 5S của tổ chức JICA (viết tắt Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản - Japan
International Cooperation Agency) (36) Nghiên cứu xây dựng bộ câu hỏi nhằm tìm hiểu về những yếu tố liên quan đến kiến thức của NVYT về thực hiện 5S Nghiên cứu thực hiện xây dựng bộ câu hỏi về kiến thức áp dụng 5S của NVYT với 37 câu hỏi chia theo 5 nhóm lĩnh vực 5S:
- Kiến thức về lĩnh vực “Sàng lọc” gồm 7 câu hỏi
- Kiến thức về lĩnh vực “Sắp xếp” gồm 11 câu hỏi
- Kiến thức về lĩnh vực “Sạch sẽ” gồm 8 câu hỏi
- Kiến thức về lĩnh vực “Săn sóc” gồm 7 câu hỏi
- Kiến thức về lĩnh vực “Sẵn sàng” gồm 4 câu hỏi
Thực hành: Nghiên cứu áp dụng bảng kiểm đánh giá mức độ đáp ứng về thực hành khi triển khai 5S của Bộ Y tế Tanzania năm 2013 (25) Đánh giá thực hành gồm 36 câu hỏi chia thành 8 nhóm nội dung nhằm đánh giá hiệu quả cách tổ chức triển khai 5S:
1) Lãnh đạo 5S và quản lý: gồm 5 câu hỏi
2) Dịch vụ chăm sóc và điều trị: gồm 4 câu hỏi
3) Chất lượng chăm sóc và điều trị: gồm 5 câu hỏi
4) Chi phí: gồm 5 câu hỏi
5) Sự an toàn: gồm 4 câu hỏi
6) Vận chuyển: gồm 2 câu hỏi
7) Đạo đức: gồm 4 câu hỏi
8) Tổ chức nhóm cải tiến 5S: gồm 4 câu hỏi
9) Nâng cao năng lực NVYT thông qua 5S: gồm 3 câu hỏi
2.6.1.2 Để đánh giá kết quả áp dụng 5S (Phụ lục 11)
Về đánh giá 5S cho 5 loại cơ sở vật chất, nghiên cứu tiến hành xây dựng bảng kiểm riêng biệt cho từng loại cơ sở vật chất Nghiên cứu thực hiện xây dựng bộ công cụ đánh giá kiến thức, thực hành 5S theo phương pháp Delphi (thảo luận nhóm chuyên gia), và xử lý bằng phương pháp thống kê, căn cứ trên những quy định riêng của từng loại cơ sở vật chất:
Nghiên cứu thực hiện xây dựng bảng kiểm đánh giá mức độ đạt 5S của xe tiêm và các vật dụng trên xe tiêm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6731:2000 (61). TCVN 6731:2000 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC150 “Trang thiết bị y tế” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ ban hành (61) Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (62) Theo đó, xe tiêm phải đảm bảo các quy định về độ bền, khả năng chống gỉ Nghiên cứu tham khảo các mô hình sắp xếp vật dụng, cải tiến xe tiêm từ các bệnh viện đã triển khai thành công như Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn, Bệnh viện Trưng Vương (29) Từ đó, xây dựng mô hình 5S trên xe tiêm và bảng kiểm riêng biệt đánh giá hiệu quả.
Theo Thông tư 22/2011 quy định tủ thuốc cần có sổ theo dõi công tác bảo quản, kiểm soát, sổ theo dõi nhiệt độ, độ ẩm tối thiểu 2 lần (sáng, chiều) trong ngày và theo dõi xuất, nhập sản phẩm Thuốc, hoá chất dễ cháy nổ, vắc xin, sinh phẩm bảo quản tại kho riêng, kiểm kê thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn) tại khoa Dược
1 tháng/lần (63) Các cơ số thuốc tự vệ, chống bão lụt và các cơ số khác kiểm kê theo từng quý và có quy định về luân chuyển cơ số thuốc này;– Kiểm kê thuốc tủ trực tại các khoa lâm sàng 3 tháng/lần (63) Nghiên cứu tiến hành xây dựng bảng kiểm giám sát hoạt động 5S tại tủ thuốc từng khoa lâm sàng, kèm theo là bảng kiểm hoạt động quản lý thuốc từng khoa.
Hồ sơ bệnh án (HSBA) là tài liệu quan trọng phải được giữ gìn, bảo quản tốt theo đúng quy định của pháp luật về lưu trữ Hồ sơ bệnh án nội trú, ngoại trú lưu trữ ít nhất 10 năm, hồ sơ bệnh án tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt lưu trữ ít nhất 15 năm, hồ sơ bệnh án người bệnh tử vong lưu trữ ít nhất 20 năm Theo quyết định
1895/1997/QĐ-BYT về việc ban hành quy chế bệnh viện, trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp phân công cụ thể viên chức chuyên trách giữ gìn bảo quản hồ sơ bệnh án, HSBA phải ghi đầy đủ các thông tin quy định vào sổ lưu trữ Hồ sơ bệnh án được để vào tủ hoặc trên giá, có biện pháp: chống ẩm, phòng cháy, chống dán, chống chuột, chống mối và các côn trùng khác Các hồ sơ bệnh án được đánh số thứ tự theo chuyên khoa, hoặc theo danh mục bệnh tật quốc tế nhằm bảo quản lưu trữ và cung cấp tài liệu nhanh chóng thuận tiện (64).
Về các hồ sơ hành chính khác, nghiên cứu tiến hành tham khảo mô hình 5S từ các bệnh viện đã triển khai thành công như Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn, Bệnh viện Trưng Vương (59),(50) Từ đó, xây dựng mô hình 5S áp dụng cho hồ sơ bệnh án, hồ sơ hành chính và bảng kiểm riêng biệt đánh giá hiệu quả.
Căn cứ theo Tiêu chí A2.2 Người bệnh được sử dụng buồng vệ sinh sạch sẽ và đầy đủ các phương tiện, trong bộ 83 tiêu chí của Bộ Y tế Bệnh viện tiến hành xây dựng quy trình làm vệ sinh hoặc yêu cầu đơn vị phụ trách công tác vệ sinh của bệnh viện xây dựng quy trình vệ sinh sao cho đảm bảo công tác vệ sinh và phù hợp với đặc điểm thực tế của bệnh viện Bên cạnh đó nghiên cứu tiến hành xây dựng bảng kiểm đánh giá 5S cho nhà vệ sinh thông qua tham khảo bảng kiểm Tiêu chí đánh giá Bệnh viện vệ sinh của Bộ Y tế, Cục Quản lý khám chữa bệnh ban hành năm 2015 (65), hướng dẫn vệ sinh môi trường trong cơ sở khám bệnh chữa bệnh năm 2017 (66).
Một phòng điều trị theo yêu cầu tối đa không quá 04 giường và phải bảo đảm diện tích sàn xây dựng/1 giường theo quy định tại Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN:2012 Trường hợp phòng có từ 2 giường bệnh trở lên thì phải có tấm chắn, che ngăn cách giữa các giường bệnh, có các trang thiết bị phục vụ sinh hoạt, trang thiết bị y tế, nhân lực y tế phù hợp, đáp ứng việc chăm sóc, điều trị người bệnh (67). Theo đó, diện tích phòng dịch vụ loại đặc biệt phải rộng từ 12 m2 trở lên và phòng có 4 giường phải rộng ít nhất 28 m2 Trong phòng dịch vụ phải có giường bệnh cấp cứu, tủ đầu giường, bàn đỡ trên giường bệnh, máy thở, bình ôxy, bơm tiêm điện, máy truyền dịch, tivi, tủ lạnh, máy điều hòa, bình đun nước uống, ấm chén, điện thoại - internet, quạt điện…(67) Nghiên cứu tiến hành tham khảo các mô hình giường bệnh tại các bệnh viện TPHCM, từ đó xây dựng bảng kiểm giám sát quá trình triển khai 5S tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
2.6.2 Thu thập số liệu định lượng
Tổ chức tập huấn cho nhóm nghiên cứu gồm 02 bác sĩ giám sát và nhóm cộng tác viên gồm 06 cử nhân YTCC phỏng vấn lấy thông tin.
Tiến hành phỏng vấn thử nghiệm 30 trường hợp sau đó rút kinh nghiệm để chỉnh sửa quy trình phỏng vấn Đối với bệnh nhân, sau khi chỉ định xuất viện và người bệnh hoàn thành các thủ tục khám bệnh, chuẩn bị xuất viện Nghiên cứu viên tiếp cận, giới thiệu và nêu rõ mục tiêu nghiên cứu Khi người bệnh đồng thuận và ký xác nhận tham gia, nghiên cứu viên tiến hành phỏng vấn theo bộ câu hỏi soạn sẵn (từ mục A đến mục D). Đối với nhân viên y tế: Nghiên cứu tiến hành lên lịch hẹn cho toàn bộ NVYT.
Theo đó, tiến hành phỏng vấn toàn bộ NVYT từng khoa bằng bộ câu hỏi soạn sẵn. Thu thập bảng kiểm 5S, hình ảnh trực quan mỗi tháng 1 lần.
2.6.3 Thu thập số liệu định tính
Số liệu định tính được thu thập sau khi thu thập số liệu định lượng và xử lý sơ bộ NCV chính trực tiếp tiến hành PVS các NVYT Hướng dẫn nội dung PVS được sử dụng để phỏng vấn ĐTNC Thu thập dữ liệu thông qua hình ảnh trước và sau khi triển khai 5S tại từng khoa/phòng.
Các chỉ số, biến số nghiên cứu
2.7.1 Chỉ số, biến số về kiến thức, thực hành của nhân viên y tế
- Biên số về nguồn nhân lực: tổng số bác sĩ, y sĩ đang làm việc tại cơ quan, tỷ lệ nhân lực theo chuyên môn, tỷ lệ làm việc theo phân nhóm lâm sàng, cận lâm sàng, dự phòng
- Biến số về thông tin nhân khẩu của đối tượng nghiên cứu như: tuổi, giới, thâm niên công tác.
- Lĩnh vực “Sàng lọc”: Đạt khi điểm trung bình chung của 7 nội dung từ 4 điểm trở lên (68)
- Lĩnh vực “Sắp xếp”: Đạt khi điểm trung bình chung của 11 nội dung từ 4 điểm trở lên (68), (25).
- Lĩnh vực “Sạch sẽ”: Đạt khi điểm trung bình chung của 8 nội dung từ 4 điểm trở lên (68), (25).
- Lĩnh vực “Săn sóc”: Đạt khi điểm trung bình chung của 7 nội dung từ 4 điểm trở lên (68), (25).
- Lĩnh vực “Sẵn sàng”: Đạt khi điểm trung bình chung của 4 nội dung từ 4 điểm trở lên (68), (25).
- Kiến thức chung về 5S: Đạt khi điểm trung bình chung của 37 nội dung từ 4 điểm trở lên (68), (25).
- Lãnh đạo 5S và quản lý: Đạt khi điểm trung bình chung của 5 nội dung từ 4 điểm trở lên (68), (25)
- Dịch vụ chăm sóc và điều trị: Đạt khi điểm trung bình chung của 9 nội dung từ 4 điểm trở lên (68), (25)
- Chi phí: Đạt khi điểm trung bình chung của 5 nội dung từ 4 điểm trở lên
- Sự an toàn: Đạt khi điểm trung bình chung của 4 nội dung từ 4 điểm trở lên
- Vận chuyển: Đạt khi điểm trung bình chung của 2 nội dung từ 4 điểm trở lên
- Đạo đức: Đạt khi điểm trung bình chung của 4 nội dung từ 4 điểm trở lên (68)
- Tổ chức nhóm cải tiến 5S: Đạt khi điểm trung bình chung của 4 nội dung từ
- Nâng cao năng lực NVYT thông qua 5S: Đạt khi điểm trung bình chung của
3 nội dung từ 4 điểm trở lên (68), (25)
2.7.2 Chỉ số, biến số về mức độ đáp ứng 5S của trang thiết bị
Biến số về mức độ đáp ứng 5S của 5 loại trang thiết bị: xe tiêm, hồ sơ bệnh án, tủ thuốc, nhà vệ sinh, giường bệnh Đánh giá trên từng S1, S2, S3, S4, S5 đạt được ở mỗi loại trang thiết bị theo thang điểm Likert 5 mức độ.
2.7.3 Chủ đề nghiên cứu định tính
Quan điểm của các đối tượng tham gia nghiên cứu về thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng tới kết quả thực hiện 5S tại Bệnh viện trường Đại học Y dược Cần Thơ. Nghiên cứu tập trung vào các chủ đề sau:
- Quá trình lập kế hoạch và chuẩn bị thực hiện 5S tại Bệnh viện trường Đại học Y dược Cần Thơ.
- Quá trình triển khai áp dụng 5S tại Bệnh viện trường Đại học Y dược Cần Thơ.
- Quá trình đánh giá tổ chức thực hiện 5S tại Bệnh viện trường Đại học Y dược Cần Thơ.
- Khó khăn, thuận lợi trong triển khai hoạt động 5S tại Bệnh viện, bao gồm: Yếu tố văn bản/quy định chỉ đạo, hướng dẫn, điều hành; Yếu tố điều kiện của bệnh viện và khoa (về cơ sở vật chất, nhân lực, tài chính thực hiện công tác thực hiện 5s); Yếu tố quan niệm, nhận thức về việc thực hiện 5S; Yếu tố nội dung, mô hình, hình thức tổ chức thực hiện; Yếu tố chế độ, chế tài trong thực hiện 5S.
2.7.4 Nội dung đánh giá hiệu quả can thiệp triển khai thực hiện 5S
- Công thức tính chỉ số hiệu quả (CSHQ)
CSHQ = |p2 – p1| x 100 p1 p1 là tỷ lệ kiến thức, thực hành tốt về 5S của NVYT cần đánh giá ở thời điểm trước can thiệp. p2 là tỷ lệ kiến thức, thực hành tốt về 5S của NVYT cần đánh giá ở thời điểm sau can thiệp.
Chỉ số đánh giá bao gồm các biến số:
- Tỷ lệ kiến thức tốt về 5S của nhân viên y tế
- Tỷ lệ thực hành tốt về 5S của nhân viên y tế
- Mức độ đáp ứng 5S của 5 loại trang thiết bị tăng: xe tiêm, hồ sơ bệnh án, tủ thuốc,nhà vệ sinh, giường bệnh.
Xử lý và phân tích số liệu
Chuẩn bị: kiểm tra lại toàn bộ các phiếu điều tra thu thập được, loại trừ các phiếu điền không đầy đủ.
Bước 1 Nhập liệu: Sử dụng phần mềm Exel để nhập và quản lý số liệu.
Bước 2 Làm sạch số liệu: Sau khi hoàn tất nhập liệu, các số liệu được làm sạch bằng cách xem xét lại toàn bộ và hiệu chỉnh các sai sót trong quá trình nhập liệu.
Bước 3 Xử lý và phân tích số liệu: Các số liệu sau khi thu thập, được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Stata 14.0.
- Thống kê mô tả: Các trị số được thể hiện bằng (trung bình + độ lệch chuẩn) hay tần số, tỷ lệ % để mô tả các biến số định tính
- Thống kê phân tích: xác định mối liên quan giữa kiến thức, thực hành về 5S với một số yếu tố Chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích đơn biến (sử dụng phép kiểm định χ2 với khoảng tin cậy 95%, để so sánh 2 tỷ lệ, phép kiểm Fisher dùng trong so sánh 2 phương sai và phép kiểm chính xác Fisher (khi tần số lý thuyết
- Sử dụng các thuật toán thống kê y sinh học để so sánh sự khác biệt trước và sau can thiệp Để lượng giá hiệu quả trước và sau can thiệp, các chỉ số so sánh chính bao gồm: tỷ lệ kiến thức 5S, tỷ lệ thực hành 5S, tỷ lệ người bệnh trải nghiệm tốt với dịch vụ y tế, …
Mô tả kiến thức, thực hành 5S của NVYT, mức độ đạt 5S của 5 loại cơ sở vật chất trước và sau can thiệp, so sánh tỷ lệ theo, so sánh giá trị trung bình, sự thay đổi điểm của kiến thức chung, thực hành chung Chỉ số hiệu quả can thiệp được tính bằng hiệu tỷ lệ kiến thức, thực hành của NVYT sau can thiệp trừ đi trước can thiệp.
Từ đó rút ra kết luận về sự thay đổi kiến thức, thực hành Giá trị thay đổi dương có nghĩa can thiệp làm tăng chỉ số của kiến thức, thực hành Ngược lại, giá trị thay đổi âm, can thiệp làm giảm chỉ số kiến thức, thực hành.
Băng ghi âm phỏng vấn được gỡ băng, mã hoá thông tin, phân tích trích dẫn theo chủ đề Các ghi chép và băng ghi âm sau khi xử lý số liệu được NCV huỷ bỏ một cách an toàn để bảo đảm tính bảo mật thông tin Các chủ đề chính được tổng hợp và phân tích theo từng nhóm nội dung.
Sai số và biện pháp khắc phục
Sai số nhớ lại: Trước khi thực hiện nghiên cứu, ĐTV giải thích mục đích yêu cầu của nghiên cứu, liên hệ khoa phòng để lựa chọn địa điểm phỏng vấn thích hợp. Cuộc phỏng vấn NVYT được xin phép lãnh đạo từng khoa phòng trước, sau khi NVYT thực hiện xong công việc, nhóm nghiên cứu mời lần lượt NVYT đến phòng nghỉ của nhân viên, hoặc một số khoa có phòng trống thì được dùng làm địa điểm phỏng vấn, đảm bảo địa điểm phỏng vấn có không gian riêng biệt, không khí thoải mái, tránh gây áp lực, gây nhiễu cho NVYT, người bệnh.
Sự chấp nhận của tập thể: Sự đồng thuận của tập thể là yếu tố quan trọng trong việc triển khai các hoạt động can thiệp 5S Sau khi nghiên cứu sinh liên hệ, làm việc trực tiếp với lãnh đạo từng khoa phòng lấy mẫu thì trong cuộc họp giao ban sáng thứ 2 hàng tuần, nghiên cứu sinh cùng lãnh đạo khoa phòng sẽ trao đổi trực tiếp và công khai giải đáp thắc mắc với toàn bộ nhân viên khoa để xin sự chấp thuận của tập thể.
Không có nhóm đối chứng: Trong nghiên cứu đánh giá quản lý và triển khai mô hình 5S, chọn nhóm đối chứng trên thực tế khó thực hiện Trên thực tế nghiên cứu hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới vẫn có những nghiên cứu can thiệp liên quan đến triển khai hoạt động 5S cũng chỉ có so sánh trước sau có hiệu quả Do vậy,nghiên cứu so sánh trước sau đã được lựa chọn.
Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu được Hội đồng đạo đức nghiên cứu Y Sinh học của trường Đại học Y tế công cộng xem xét và phê duyệt theo quyết định số 378/2020/YTCC-HD3 ngày 25/8/2020.
Nghiên cứu đã được xin phép và thông qua ban lãnh đạo Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng tham gia vào nghiên cứu được thông báo, giải thích rõ ràng về mục đích, những rủi ro và lợi ích của nghiên cứu và việc tham gia điều tra là hoàn toàn tự nguyện, đảm bảo sự tôn trọng nhân phẩm và sự tự do, có quyền từ chối trả lời phỏng vấn.
Kết quả chỉ nhằm mục đích phục vụ cho nghiên cứu, góp phần trong việc lập kế hoạch can thiệp trong quá trình xây dựng và triển khai 5S Qua đó cải thiện đáng kể chất lượng khám và chữa bệnh của bệnh viện cũng như nâng cao sức khỏe cho cộng đồng, không sử dụng cho các mục đích khác.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đánh giá kiến thức, thực hành 5S
Bảng 3.1 Đặc điểm nhân khẩu học (n%5) Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)
Tỷ lệ nhân viên dưới 30 tuổi cao nhất với 42,7%, thấp nhất là nhóm tuổi từ
50 tuổi trở lên 7,1% Nữ chiếm 51,4%, 61,6% nhân viên hiện đang sống với vợ hoặc chồng
Bảng 3.1 Thâm niên công tác (n = 255)
Thâm niên công tác (tháng)
Trung bình ± Độ lệch chuẩn Trung vị (Tứ phân vị) Phạm vi
Trung bình thời gian công tác của cán bộ tham gia nghiên cứu tại Bệnh viện trường Đại học Y dược Cần Thơ là 77,37 tháng, tương đương khoảng 6,5 năm. Trung vị thâm niên công tác là 36 tháng (3 năm), 50% nhân viên trong nghiên cứu có thời gian công tác dao động trong khoảng từ 12 đến 108 tháng (nằm trong khoảng từ 1 đến 9 năm) Thấp nhất là 2 tháng và cao nhất là 35 năm
Bảng 3.2 Chuyên môn và kinh nghiệm làm việc (n%5) Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Chuyên môn Tiến sỹ/Chuyên khoa II 22 8,6
Thạc sỹ/Chuyên khoa I 54 21,2 Đại học 65 25,5
Chức vụ Trưởng/phó khoa, phòng 29 11,4
Thu nhập chính trong gia đình
26,7 Trình độ chuyên môn chiếm tỷ lệ cao nhất là Đại học và Trung cấp với 25,5%. Tiếp theo là Thạc sỹ/ Chuyên khoa I chiếm 21,2% Tiến sỹ/Chuyên khoa II là 8,6%. Trong tổng 255 nhân viên nghiên cứu có 11,4% hiện đang giữ chức vụ là trưởng hoặc phó khoa/phòng Đa số thuộc lĩnh vực khám và điều trị chiếm 70,6%, tiếp theo là lĩnh vực hành chính 26,3% và dự phòng chiếm 3,1% Có 73,3% nhân viên đang là nguồn thu nhập chính trong gia đình
Bảng 3.3 Tỷ lệ đạt ở nội dung “Sàng lọc” - S1 (n%5)
Nội dung Sàng lọc TB±ĐLC Đạt
Giữ bên trong và bên ngoài khoa/phòng/bệnh viện không lộn xộn
Loại bỏ vật dụng không mong muốn khỏi khoa/phòng/bệnh viện
Không có vật dụng không mong muốn bên trong của tất cả tủ, kệ, bàn, ngăn kéo và các trang thiết bị y tế như xe tiêm.
Tường không có áp phích, lịch và tranh ảnh cũ
Các quy tắc liên quan đến Bảng thông 3,78±1,26 172 67,45 báo được thiết lập và chỉ có thông báo hiện tại với hướng dẫn loại bỏ trên các bức tường
Các quy tắc xử lý vật dụng dư thừa như sử dụng thẻ đỏ, … đã được thành lập
Hệ thống “Sàng lọc” đã được thành lập để giảm công việc giấy tờ, sổ sách và một số hoạt động y tế liên quan
Tổng Đạt khi điểm trung bình chung của 7 nội dung từ 4 điểm trở lên
Tỷ lệ kiến thức đạt ở 7 nội dung trong cấu phần “Sàng lọc” dao động từ 50,2%-70,2%, trong khi đó tỷ lệ kiến thức chung về 5S đạt là 49,8% Điều này cho thấy sự chênh lệch cao giữa các nội dung trả lời trong lĩnh vực “Sàng lọc”, nguyên nhân do nhân viên thường không được tập huấn đào tạo, cũng như trong quá trình triển khai thì người quản lý ít quan tâm đến yếu tố “Sàng lọc” vì cho rằng đây là lĩnh vực không quan trọng
Trong các nội dung được khảo sát, nội dung “Tường không có áp phích, lịch và tranh ảnh cũ” có tỷ lệ đạt thấp nhất 50,2%, đa số nhân viên cho biết gần 50% áp phích, lịch, tranh ảnh, dán tường hiện nay là thông tin hiện tại, được cập nhật mới nhất Điều này cho thấy kiến thức trong chọn lọc thông tin, công tác truyền thông sức khoẻ, công tác thông tin trong Bệnh viện còn chưa có quy hoạch tốt, chưa cập nhật cũng như chưa có sự bố trí hợp lý khi dán thông báo hoặc các áp phích tuyên truyền
Bảng 3.4 Tỷ lệ đạt ở nội dung “Sắp xếp” - S2 (n%5)
T Nội dung Sắp xếp TB±ĐLC
Ghi lại bằng chứng hình ảnh về 5S định kỳ trước và sau khi thực hiện “Sàng lọc”. Áp dụng các phương pháp kiểm soát trực quan để ngăn chặn tài liệu/vật dụng trộn lẫn (sử dụng mã hóa màu, nhãn, chỉ báo, v.v.)
Có bảng hướng dẫn rõ ràng từ lối vào đến tất cả các khu vực trong bệnh viện
Cách tổ chức bệnh viện định hướng rõ ràng từ hành lang và các tầng
Tất cả trang thiết bị đều có nhãn Các nhãn nhận dạng này được duy trì (ghi lại và sửa đổi) bởi bộ phận quản lý Tất cả trang thiết bị y tế, hồ sơ bệnh án, … đã được sắp xếp theo nguyên tắc “dễ thấy, dễ lấy, dễ trả lại”.
Căn chỉnh trục X, trục Y ở mọi nơi (Mọi thứ đã được sắp xếp theo chiều dọc)
Các phương pháp kiểm soát trực quan nâng cao cho các tệp và thiết bị để tránh khuyết tật và gia công lại.(Phương pháp điều khiển trực quan tiên tiến: Tinh vi hơn và được tiêu chuẩn hóa) Các lối đi và các điểm an toàn như lối vào và đường thoát hiểm/cửa đóng mở/hướng đi được đánh dấu rõ ràng Công tắc và Quạt / Bộ điều chỉnh / đèn, v.v., được gắn nhãn tương ứng với nhau
Các phương pháp bảo trì để “Sắp xếp” được thực hành và duy trì Đạt khi điểm trung bình chung của 11 nội dung từ 4 điểm trở lên
Tỷ lệ kiến thức đạt ở 11 nội dung trong cấu phần “Sắp xếp” dao động từ 64,7%-84,7%, trong khi đó tỷ lệ kiến thức chung về 5S đạt là 58,43 % Theo đó, nội dung “Áp dụng các phương pháp kiểm soát trực quan để ngăn chặn tài liệu/vật dụng trộn lẫn (sử dụng mã hóa màu, nhãn, chỉ báo, v.v.)” có tỷ lệ đạt thấp nhất là
64,7% Đa số nhân viên cho rằng nhân viên bệnh viện đã có kiến thức về các phương pháp kiểm soát trực quan nhưng chỉ áp dụng trong khu vực giới hạn như bàn làm việc cá nhân Theo khảo sát thực tế, hiện Bệnh viện chưa áp dụng các phương pháp trực quan như sử dụng mã màu, nhãn, chỉ báo để phân loại, sắp xếp các tài liệu tránh nhầm lẫn Hiện trạng, các tài liệu chỉ đang được sắp xếp theo thói quen cá nhân của người sử dụng, tại khoa phòng thì việc sắp xếp tài liệu hồ sơ gần như chưa được thực hiện
Bên cạnh đó, tỷ lệ đạt cao nhất ở nội dung “Có bảng hướng dẫn rõ ràng từ lối vào đến tất cả các khu vực trong bệnh viện” 84,7% Đa số nhân viên cho rằng hiện bảng hướng dẫn hiển thị từ lối vào đến tất cả các khoa lâm sàng và cận lâm sàng. Hiện tại, Bệnh viện đã triển khai dán các bảng hướng dẫn lối đi để người bệnh thuận tiện khi tìm kiếm khoa phòng Tuy nhiên nhân viên vẫn chưa được tập huấn về cách ứng dụng và thiết kế một cách hiệu quả bảng chỉ dẫn nên hiện tại chỉ dừng lại ở việc dán các dấu mũi tên chỉ đường đến khoa đơn thuần và người bệnh vẫn phải hỏi đường.
Bảng 3.5 Tỷ lệ đạt ở nội dung “Sạch sẽ” - S3 (n%5)
T Nội dung Sạch sẽ TB±ĐLC
Sàn, Tường, Cửa sổ, Nhà vệ sinh, Phòng thay đồ sạch sẽ và nơi làm việc có trật tự
Tất cả nhân viên bệnh viện thực hành tự vệ sinh nơi làm việc hàng ngày
Chiến lược thùng rác (Phân loại chất thải) được thực hiện và có mã hóa màu
Các công cụ vệ sinh thích hợp được sử dụng trong tất cả các cơ sở
Nơi cất giữ các dụng cụ vệ sinh như chổi/giẻ lau/dụng cụ vệ sinh khác phù hợp và thường được sử dụng Máy móc / Thiết bị / Công cụ / Nội thất ở cấp độ cao, Hiển thị lịch trình vệ sinh & bảo dưỡng Đạt khi điểm trung bình chung của 8 nội dung từ 4 điểm trở lên
Tỷ lệ kiến thức đạt trong cấu phần “Sạch sẽ” là 67,84 %, các nội dung dao động trong khảng 67,84-86,27% Thấp nhất ở nội dung về “Bản đồ phân công trách nhiệm hoặc phân bổ công việc được hiển thị và đa số nhân viên quan tâm”
67,84%, Đa số nhân viên cho biết hiện có bản đồ phân công trách nhiệm hoặc phân bổ công việc nhưng không được theo dõi bởi nhân viên Điều này cho thấy phần lớn nhân viên chưa thật sự quan tâm đến công tác 5S, do chưa có nhiều kiến thức cũng như việc phân công công việc chưa phù hợp Bên cạnh đó, có đến 86,27% nhân viên
“Đánh giá chung về yếu tố “Sạch sẽ” tại bệnh viện” có tỷ lệ đạt cao nhất
Bảng 3.6 Tỷ lệ đạt ở nội dung “Săn sóc” - S4 (n%5) T
T Nội dung Săn sóc TB±ĐLC
Tạo và áp dụng hệ thống giám sát tiêu chuẩn hóa, hệ thống nhãn đồng nhất dựa trên quy trình
Có các quy tắc tiêu chuẩn về hành lang, lối đi dựa trên quy trình 5S
Hình ảnh cảnh báo an toàn đối với bình chữa cháy được phát triển và áp dụng
Các quy tắc hoặc quy định tiêu chuẩn để lưu trữ hồ sơ tại khoa, phòng đã ban hành và áp dụng Các quy tắc/hướng dẫn về sắp xếp, vệ sinh trang thiết bị y tế đã được ban hành và áp dụng
Xây dựng các quy trình quản trị chung các thủ tục hành chính
Ví dụ: công việc giấy tờ, lưu thông tài liệu, quy trình hành chính Đạt khi điểm trung bình chung của 7 nội dung từ 4 điểm trở lên
Tỷ lệ kiến thức đạt trong cấu phần “Săn sóc” là 64,31 %, các nội dung dao động trong khảng 66,67-78,43% Lĩnh vực “Săn sóc” thể hiện Các hoạt động cho “Sàng lọc”, “Sắp xếp” và “Sạch sẽ” đã được hệ thống hóa, tiêu chuẩn hoá và thực hiện trong toàn bộ bệnh viện Theo đó, nội dung “Hình ảnh về hướng nguy hiểm khi đóng/mở cửa “ có tỷ lệ đạt thấp nhất 66,67% và nội dung “ Xây dựng các quy trình quản trị chung các thủ tục hành chính” có tỷ lệ đạt cao nhất 78,43% Hiện Bệnh viện đang tìm kiếm các phương pháp cải tiến chất lượng hiệu quả, do đó việc xây dựng/ban hành quy trình được chú trọng Trước đây Bệnh viện đã có triển khai biểu tượng cho thấy nguy hiểm đóng/mở cửa có thiết kế nhưng không áp dụng, cho đến nay thì nhân viên cũng không được tập huấn, hướng dẫn nên các biểu tượng đã phai hoặc mất.
Bảng 3.7 Tỷ lệ đạt ở nội dung “Sẵn sàng” - S5 (n%5) T
T Nội dung Sẵn sàng TB±ĐLC
Chương trình đào tạo thường xuyên về quản lý chất lượng cho tất cả nhân viên y tế được tiến hành và có lượng giá
Có các khẩu hiệu và áp phích 5S được hiển thị phổ biến Đạt khi điểm trung bình chung của 4 nội dung từ 4 điểm trở lên
Đánh giá thực hành về 5S
Bảng 3.10 Các nội dung về thực hành 5S (n%5)
Nội dung 5S TB±ĐLC Đạt
1 Lãnh đạo và quản lý 5S 3,87±0,92 146(57,25)
2 Dịch vụ chăm sóc và điều trị 4,17±1,02 181 (70,98)
3 Chất lượng chăm sóc và điều trị 4,05±1,07 165 (64,71)
8 Tổ chức 5S, nhóm cải tiến chất lượng BV 4,12±0,75 162 (63,53)
9 Nâng cao năng lực cho nhân viên thông qua 5S 3,70±1,11 132 (51,76)
Trung bình chung tổng điểm thực hành 5S là 4,00 điểm, tỷ lệ nhân viên y tế đánh giá thực hành 5S đạt là 56,08%, cao nhất là yếu tố Vận chuyển và Đạo đức với tỷ lệ 71,76% Thấp nhất là yếu tố Nâng cao năng lực cho nhân viên thông qua 5S chiếm 56,47%.
Bảng 3.11 Yếu tố ảnh hưởng tới thực hành chung về 5S của nhân viên y tế (n%5)
Tiến sỹ/CKII 10 (45,45) 12 (54,55) 1,62(0,60-4,38) Thạc sỹ/CKI 31 (57,41) 23 (42,59) 1 Đại học 28 (43,08) 37 (56,92) 1,78(0,86-3,69) Cao đẳng 17 (45,95) 20 (54,05) 1,58(0,68-3,68) Trung cấp 21 (32,31) 44 (67,69) 2,82(1,33-5,97)
Dự phòng 5 (62,50) 3 (37,50) 0,46(0,10-1,98) Hành chính 29 (43,28) 38 (56,72) 1,00(0,57-1,76) Thu nhập chính
Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ thực hành tốt5S với chuyên môn của NVYT, p