Thực trạng tự đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội trong trường Trung học cơ sở qua khảo sát .... Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu cơ sở lý l
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN THỊ LỤA
NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
HÀ NỘI, 2023
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS Nguyễn Đức Chiện
2 PGS.TS Bùi Thị Xuân Mai
HÀ NỘI, 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu khoa học này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong công trình này là trung thực Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của chính mình
Tác giả
Trần Thị Lụa
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Sau hơn 3 năm học tập và nghiên cứu tại Học viện Khoa học xã hội – Viện
Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, tôi đã hoàn thành xong luận án tiến sĩ với đề
tài “Nhân viên công tác xã hội trong trường Trung học cơ sở từ thực tiễn Thành
phố Hồ Chí Minh” Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Đức Chiện
và PGS.TS Bùi Thị Xuân Mai, hai quý thầy cô đã tận tình hướng dẫn tôi về học
thuật và động viên mỗi khi tôi gặp khó khăn trong công việc, cuộc sống Đồng thời
thầy cô sẵn sàng hỗ trợ tôi bất cứ lúc nào dù có lúc thầy cô rất bận, sức khoẻ
không tốt, đây chính là điều mà tôi trân trọng nhất
Tôi xin trân trọng cảm ơn Hội đồng khoa học của Học viện Khoa học xã hội,
Ban Giám đốc Học viện, GS.TS Đặng Nguyên Anh, PGS.TS Nguyễn Thị Mai Lan,
TS Hà Thị Thư, TS Nông Thị Nhung Khoa Xã hội học – Tâm lý học – Công tác
xã hội cùng quý thầy cô trong Hội đồng đã hướng dẫn tôi về chuyên môn và thủ
tục hành chính trong suốt quá trình thực hiện luận án
Quá trình học tập và thực hiện luận án không thể hoàn thành đúng tiến độ
nếu Ban Giám đốc Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, Ban Giám đốc Phân viện,
Lãnh đạo Phòng Đào tạo, Phòng Tổng hợp và các đồng nghiệp tại Khoa CTTN,
Khoa Lý luận và KHCS không tạo điều kiện về thời gian và hỗ trợ, động viên tôi
về mặt tinh thần Sự giúp đỡ của Lãnh đạo phòng chính trị tư tưởng Sở Giáo dục
và Đào tạo Tp Hồ Chí Minh, Lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội thanh niên Tp
Hồ Chí Minh, quý thầy cô giáo và các em học sinh các trường THCS tại Tp Hồ
Chí Minh đã hỗ trợ, chia sẻ thông tin trong suốt quá trình thu thập dữ liệu
*Những người vô cùng quan trọng trong quá trình học tập của tôi, đó là
chồng, hai con, bố mẹ, anh chị em hai bên nội ngoại đã luôn ở bên quan tâm, chia
sẻ, động viên và ủng hộ tôi Tình thân luôn là động lực lớn nhất để tôi hoàn thành
luận án này
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC 19
1.1 Những nghiên cứu về các vấn đề nảy sinh trong trường học và các biện pháp hỗ trợ học sinh trong trường học 19
1.2 Những nghiên cứu về công tác xã hội trường học 24
1.3 Những nghiên cứu về nhân viên công tác xã hội trong trường học 27
1.3.1 Những nghiên cứu về tiêu chuẩn, trình độ, năng lực chuyên môn của nhân viên CTXH trong trường học 27
1.3.2 Những nghiên cứu về vai trò, nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội trong trường học 30
1.4 Những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội trong trường học 38
1.5 Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 41
Tiểu kết chương 1 43
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 44
2.1 Công tác xã hội trường học và đặc điểm của học sinh Trung học cơ sở 44
2.1.1 Khái niệm công tác xã hội trường học 44
2.1.2 Đặc điểm của học sinh Trung học cơ sở và vấn đề của học sinh Trung học cơ sở 45
2.2 Nhân viên công tác xã hội trong trường học 48
2.2.1 Khái niệm nhân viên công tác xã hội 48
2.2.2 Nhân viên công tác xã hội trong trường học 49
2.2.3 Yêu cầu, tiêu chuẩn cần có của nhân viên công tác xã hội trong trường Trung học cơ sở 52
Trang 72.2.4 Một số nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội trong trường Trung
học cơ sở 56
2.2.5 Một số lý thuyết ứng dụng trong thực hiện nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội trong trường Trung học cơ sở 62
2.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội trong trường học 65
2.3.1 Chủ trương, chính sách phát triển nghề công tác xã hội trong trường học 66
2.3.2 Nhận thức của xã hội về nghề công tác xã hội 67
2.3.3 Trình độ chuyên môn về công tác xã hội của nhân viên công tác xã hội 68
2.3.4 Sự phối hợp giữa học sinh, giáo viên, phụ huynh và các đơn vị liên quan trong trường học 69
2.4 Khung phân tích và các biến số 70
2.4.1 Khung phân tích 70
2.4.2 Các biến số 70
Tiểu kết chương 2 71
Chương 3: THỰC TRẠNG NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUA KHẢO SÁT TẠI TP HỒ CHÍ MINH 72
3.1 Khái quát về địa bàn nghiên cứu và công tác xã hội trong trường Trung học cơ sở hiện nay 72
3.1.1 Khái quát về địa bàn nghiên cứu 72
3.1.2 Những vấn đề của học sinh và nhu cầu trợ giúp của học sinh các trường Trung học cơ sở qua khảo sát 74
3.2 Thực trạng số lượng, đặc điểm cá nhân, trình độ chuyên môn về công tác xã hội của nhân viên công tác xã hội trường Trung học cơ sở qua khảo sát 77
3.2.1 Số lượng, đặc điểm cá nhân của nhân viên công tác xã hội trong trường Trung học cơ sở qua khảo sát 77
3.2.2 Về trình độ và chuyên ngành đào tạo của nhân viên công tác xã hội trong trường Trung học cơ sở qua khảo sát 79
Trang 83.2.3 Công tác đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn công tác xã hội của nhân
viên công tác xã hội trường Trung học cơ sở 80
3.3 Thực trạng đáp ứng yêu cầu của nhân viên công tác xã hội trong các trường Trung học cơ sở qua khảo sát 83
3.3.1 Thực trạng đáp ứng yêu cầu về kiến thức 84
3.3.2 Thực trạng đáp ứng yêu cầu về kỹ năng 87
3.3.3 Thực trạng đáp ứng yêu cầu về thái độ 90
3.4 Thực trạng thực hiện nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội trong trường Trung học cơ sở qua khảo sát 92
3.4.1 Thực hiện nhiệm vụ tham vấn/tư vấn 94
3.4.2 Thực hiện nhiệm vụ giáo dục 101
3.4.3 Thực hiện nhiệm vụ biện hộ 108
3.4.4 Thực hiện nhiệm vụ kết nối, chuyển gửi 114
3.4.5 Nhiệm vụ tổ chức hoạt động nhóm (vui chơi, giải trí, tự giúp) 124
3.5 Thực trạng tự đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội trong trường Trung học cơ sở qua khảo sát 130
3.5.1 Tự đánh giá qua yếu tố chủ trương, chính sách phát triển nghề công tác xã hội 131
3.5.2 Tự đánh giá qua yếu tố trình độ chuyên môn về công tác xã hội của nhân viên công tác xã hội trong trường Trung học cơ sở 133
3.5.3 Tự đánh giá qua yếu tố sự tham gia, phối hợp của học sinh, giáo viên, phụ huynh và các đơn vị liên quan trong trường Trung học cơ sở 136
3.5.4 Tự đánh giá qua yếu tố nhận thức của nhà trường về công tác xã hội trong trường học 138
Tiểu kết chương 3 141
Chương 4: THỰC NGHIỆM GIẢI PHÁP TẬP HUẤN NÂNG CAO NĂNG LỰC CÔNG TÁC XÃ HỘI CHO NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI TP HỒ CHÍ MINH 142
4.1 Căn cứ đề xuất giải pháp 142
Trang 94.1.1 Cơ sở pháp lý 142
4.1.2 Cơ sở khoa học 142
4.1.3 Cơ sở thực tiễn 143
4.2 Một số giải pháp 143
4.2.1 Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức về CTXH trường học với lãnh đạo các trường về vai trò, nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội 143
4.2.2 Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho nhân viên công tác xã hội trong trường Trung học cơ sở 144
4.2.3 Giải pháp về cơ cấu, vị trí việc làm của nhân viên công tác xã hội trong trường Trung học cơ sở 144
4.2.4 Đề xuất các điều kiện để đảm bảo hoạt động nghề nghiệp cho nhân viên công tác xã hội trong các trường học 145
4.3 Thực nghiệm giải pháp tập huấn nâng cao năng lực cho nhân viên công tác xã hội trong trường Trung học cơ sở 145
4.3.1 Điều kiện thực nghiệm giải pháp tập huấn nâng cao năng lực cho nhân viên công tác xã hội trong trường Trung học cơ sở 145
4.3.2 Kết quả thực nghiệm giải pháp 151
Tiểu kết chương 4 162
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 164
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 170
TÀI LIỆU THAM KHẢO 171
PHỤ LỤC 1 185
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Thông tin nhân khẩu nhân viên CTXH trong trường THCS công lập trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh theo Báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo
Tp Hồ Chí Minh năm 2022 73Bảng 3.2: Những vấn đề gặp phải của HS (đánh giá của HS) (N = 146) 74Bảng 3.3: Đội ngũ nhân viên công tác xã hội trong trường THCS qua khảo sát (N = 125) 78Bảng 3.4: Đội ngũ nhân viên công tác xã hội trường học phân theo trình độ đào tạo và trình độ chuyên môn (N = 125) 79Bảng 3.5: Công tác đào tạo, bồi dưỡng về CTXH của nhân viên CTXH trường THCS 81Bảng 3.6: Thực trạng đáp ứng yêu cầu về kiến thức của nhân viên CTXH trong trường THCS (N = 125) 84Bảng 3.7: Thực trạng đáp ứng yêu cầu về kỹ năng của nhân viên CTXH trong trường THCS (N = 125) 87Bảng 3.8: Thực trạng đáp ứng yêu cầu về thái độ của nhân viên CTXH về CTXH trong trường học (N = 125) 90Bảng 3.9: Tổng quan thực trạng thực hiện nhiệm vụ của nhân viên CTXH trong trường THCS (N = 125) 93Bảng 3.10: Mức độ triển khai các hoạt động của nhiệm vụ tham vấn/tư vấn trong trường THCS (N =125) 95Bảng 3.11: Kết quả thực hiện nhiệm vụ tham vấn trong trường THCS (N=125) 96Bảng 3.12: Cách thức HS giải quyết vấn đề trong trường THCS (N = 146) 98Bảng 3.13: Kết quả thực hiện nhiệm vụ tham vấn với các yếu tố nhân khẩu, trình độ học vấn, thâm niên và đào tạo, bồi dưỡng về CTXH 99Bảng 3.14: Mức độ triển khai nhiệm vụ giáo dục trong trường THCS (N=125) 102Bảng 3.15: Kết quả thực hiện các hoạt động của nhiệm vụ giáo dục trong trường THCS (N = 125) 103
Trang 11Bảng 3.16: Mối tương quan giữa các yếu tố nhân khẩu, trình độ và đào tạo với nhiệm vụ giáo dục 106Bảng 3.17: Mức độ triển khai nhiệm vụ biện hộ trong trường THCS (N=125) 108Bảng 3.18: Kết quả thực hiện nhiệm vụ biện hộ trong trường THCS (N=125) 110Bảng 3.19: Mối tương quan giữa nhiệm vụ biện hộ và các yếu tố nhân khẩu, trình độ chuyên môn, thâm niên và đào tạo, bồi dưỡng về CTXH 112Bảng 3.20: Mức độ triển khai nhiệm vụ kết nối, chuyển gửi trong trường THCS (N=125) 115Bảng 3.21: Kết quả thực hiện nhiệm vụ kết nối, chuyển gửi trong trường THCS (N=125) 117Bảng 3.22: Hoạt động hỗ trợ học sinh của nhân viên CTXH trong trường THCS (N = 125) 119Bảng 3.23: Tính hiệu quả của nhiệm vụ kết nối, chuyển gửi với các yếu tố nhân khẩu, trình độ học vấn, thâm niên và đào tạo bồi dưỡng về CTXH 120Bảng 3.24: Mức độ triển khai nhiệm vụ tổ chức hoạt động nhóm (vui chơi, giải trí, tự giúp) trong trường THCS (N =125) 124Bảng 3.25: Kết quả thực hiện các hoạt động của nhiệm vụ tổ chức hoạt động nhóm (vui chơi, giải trí, tự giúp) trong trường THCS (N =125) 125Bảng 3.26: Tính hiệu quả của nhiệm vụ tổ chức hoạt động nhóm (vui chơi, giải trí và tự giúp) với các yếu tố nhân khẩu, trình độ học vấn, thâm niên và đào tạo bồi dưỡng về CTXH 127Bảng 3.27: Tự đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện nhiệm vụ của nhân viên CTXH trường THCS (N = 125) 134Bảng 3.28: Tự đánh giá sự tham gia và phối hợp của các bên liên quan ảnh hưởng đến nhiệm vụ của nhân viên CTXH trong trường THCS (N = 125) 136Bảng 3.29: Tự đánh giá yếu tố nhận thức của nhà trường ảnh hưởng đến nhân viên CTXH (N= 125) 139Bảng 4.1: Số lượng nhân viên công tác xã hội trong trường Trung học cơ sở tham gia thực nghiệm (N = 31) 148
Trang 12Bảng 4.2: Kết quả nhận thức của nhân viên CTXH về CTXH trường học trước
và sau thực nghiệm 151Bảng 4.3: Kỹ năng của nhân viên công tác xã hội trong trường THCS trước và sau thực nghiệm 153Bảng 4.4: Mức độ thực hiện kỹ năng thực hiện nhiệm vụ kết nối chuyển gửi của nhân viên CTXH trong trường THCS trước và sau thực nghiệm 156Bảng 4.5: Mức độ thực hiện kỹ năng tổ chức hoạt động nhóm (tự giúp, vui chơi, giải trí) của nhân viên CTXH trong trường THCS trước và sau thực nghiệm 158Bảng 4.6: Mức độ thực hiện các kỹ năng của nhiệm vụ giáo dục của nhân viên CTXH trong trường THCS trước và sau thực nghiệm 160
Trang 13DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Mô hình thực hành CTXH trường học 25Hình 1.2: Mô hình CTXH trường học toàn diện 26
Trang 14DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: HS trường THCS trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh năm học 2022 – 2023 72Biểu đồ 3.2: Nhu cầu của HS về sự hỗ trợ, chia sẻ của nhân viên CTXH (N =146) 76Biểu đồ 3.3: Chứng chỉ nghề nghiệp của nhân viên CTXH trong trường THCS (N = 125) 83 Biểu đồ 3.4: Công việc chính hiện tại của nhân viên CTXH trong trường THCS Biểu đồ 3.5: Tự đánh giá về yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội trong trường THCS (N= 125) 130Biểu đồ 3.6: Tự đánh giá yếu tố chế độ chính sách ảnh hưởng đến thực hiện nhiệm vụ của nhân viên CTXH trường THCS (N= 125) 132
Trang 15MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Thực hiện Đề án 32 về phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010-2020 và Quyết định số 112/QĐ-TTg ngày 22/01/2021 của Thủ tướng Chính ban hành Chương trình phát triển công tác xã hội giai đoạn 2021-2030 (Chương trình 112) [84], công tác xã hội đã và đang được hình thành, phát triển trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục cho thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về công tác xã hội nói chung và công tác xã hội trường học nói riêng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 327/QĐ – BGDĐT ngày 25/1/2017 về việc ban hành Kế hoạch “Phát triển nghề Công tác xã hội trong ngành giáo dục giai đoạn 2017 – 2020” là bước khởi đầu cho sự hình thành và phát triển hệ thống dịch vụ công tác
xã hội trong trường học trên phạm vi toàn quốc nhằm góp phần giải quyết những nhu cầu cấp thiết trong công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh nói riêng và giải quyết các vấn đề xã hội trong học đường nói chung đồng thời góp phần đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và đảm bảo sự công bằng trong tiếp cận giáo dục [5]
Học sinh Trung học cơ sở (THCS) đang ở giai đoạn thay đổi về mặt tâm sinh
lý, chính vì thế mà nhiều vấn đề đã và đang là mối quan tâm, lo lắng của không chỉ các thầy cô giáo, cha mẹ học sinh mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội, đó là tình trạng học sinh bỏ học, nghiện game online, yêu sớm, có thai ngoài ý muốn, bạo lực học đường, bài bạc, sử dụng các chất gây nghiện Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam (2021) có khoảng 27 triệu trẻ em dưới 18 tuổi, trong đó có 96.9% trẻ em sử dụng mạng Internet, gần 36.5% trẻ em phải trải qua các thông tin, hình ảnh liên quan đến bạo lực trên Internet Trong trường học đã kỷ luật khiển trách 881 học sinh, cảnh cáo 1.558 học sinh, buộc thôi học có thời hạn (3 ngày, 1 tuần, 1 năm học)
735 học sinh [dẫn theo 65] Thực tế này đặt ra nhiều nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo phát triển hài hoà tâm trí thể mỹ cho học sinh trung học cơ sở, công tác xã hội là một ngành, một nghề có chức năng phòng ngừa và hỗ trợ các cá nhân, nhóm, cộng đồng có vấn đề nâng cao năng lực, tự giải quyết các vấn đề của mình
Trong lĩnh vực giáo dục, CTXH có chức năng hỗ trợ học sinh, các thầy cô giáo, cán bộ, nhân viên trong nhà trường phòng ngừa, ứng phó, giải quyết các vấn
Trang 16đề tiêu cực, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng, hiệu quả của quá trình giáo dục Thực hiện Thông tư số 33/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn CTXH trong trường học, trong những năm qua, các hoạt động CTXH đã
và đang được triển khai ngày càng phổ biến trong các trường học nói chung, các trường THCS nói riêng bởi chính đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm [6]
Bằng những kiến thức và kinh nghiệm của mình về đặc điểm lứa tuổi học sinh THCS, đội ngũ giáo viên kiêm nhân viên CTXH đã góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ học sinh phòng ngừa và giải quyết các vấn đề đang gặp phải Tuy nhiên,
vì nhiều lý do khác nhau mà vai trò của đội ngũ này còn nhiều khó khăn, hạn chế Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố có mật độ dân số đông, số trường, số học sinh trung học cơ sở khá cao, có tổng 278 trường THCS công lập [100], điều đáng quan tâm là tình trạng học sinh gặp các vấn đề liên quan đến học tập, tâm lý xã hội Tuy nhiên đội ngũ nhân viên CTXH còn nhiều hạn chế như thiếu nhân lực có chuyên môn, chế độ đãi ngộ cho nhân viên thấp, thiếu cơ sở vật chất, cách nhìn của học sinh, giáo viên chưa cởi mở Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Bích Thuỷ (2020) về khảo sát công tác xã hội trường học của 20 giáo viên các trường THCS, trường trung học phổ thông ở Thái Nguyên, Hà Nội, Thanh Hoá, Nghệ An, Đà Nẵng và Tp Hồ Chí Minh cho thấy chỉ có 05 trường có nhân viên CTXH kiêm nhiệm và có phòng CTXH
và các trường này tập trung chính ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh [88] Năm 2019, Tp Hồ Chí Minh đã ra ban hành kế hoạch số 3550/KH-GDĐT-CTTH, ngày 02 tháng 10 năm 2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM về tập huấn công tác xã hội trong trường học cho giáo viên trên địa bàn [75]
Cho đến nay đã có một số nghiên cứu về nhân viên công tác xã hội được các nhà nghiên cứu quan tâm ở các khía cạnh như: vai trò, hoạt động của nhân viên công tác
xã hội với từng đối tượng, thực trạng các vấn đề nảy sinh và sự hỗ trợ của nhân viên công tác xã hội trong trường học, các nghiên cứu về giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác xã hội trong trường học nhưng chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào phân tích
về yêu cầu (kiến thức, kỹ năng và thái độ) của đội ngũ nhân viên công tác xã hội và nhiệm vụ họ được phân công thực hiện trong trường trung học cơ sở tại Tp Hồ Chí Minh Đây được xem là khoảng trống nhận thức còn bỏ ngỏ và đặt ra nhiều câu hỏi cần nghiên cứu làm rõ
Trang 17Từ những lý do trên, đề tài nghiên cứu “Nhân viên công tác xã hội trong
trường Trung học cơ sở từ thực tiễn Tp Hồ Chí Minh” được lựa chọn để thực
hiện nghiên cứu
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu cơ sở lý luận, khảo sát thực trạng yêu cầu, nhiệm vụ và các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội cũng như tiến hành thực nghiệm giải pháp tập huấn nhằm nâng cao năng lực cho nhân viên công tác xã hội trong các trường Trung học cơ sở
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
(1) Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến yêu cầu và nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội trong trường học
(2) Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài: làm rõ các khái niệm, lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu, quan điểm, chính sách liên quan đến nhân viên công tác xã hội trong trường học
(3) Đánh giá thực trạng về kiến thức, kỹ năng, thái độ và việc thực hiện các nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội trong trường Trung học cơ sở; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội trong trường Trung học cơ sở
(4) Đề xuất giải pháp và tiến hành thực nghiệm giải pháp nâng cao năng lực của nhân viên công tác xã hội trong trường Trung học cơ sở và đưa ra các đề xuất điều chỉnh công tác thực hiện các nhiệm vụ này có hiệu quả hơn
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Yêu cầu và nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội trong trường Trung học
cơ sở
3.2 Phạm vi nghiên cứu
3.2.1 Phạm vi về nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung vào hai nội dung chính: yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái
độ và 05 nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội: nhiệm vụ tham vấn/tư vấn; nhiệm
vụ giáo dục; nhiệm vụ biện hộ; nhiệm vụ kết nối, chuyển gửi; nhiệm vụ tổ chức hoạt động nhóm
Trang 183.2.2 Phạm vi về khách thể nghiên cứu
Luận án được thực hiện với khách thể nghiên cứu chính là nhân viên công tác xã hội kiêm nhiệm trường Trung học cơ sở công lập, cán bộ quản lý nhà trường, học sinh của 02 trường Trung học cơ sở và cha mẹ học sinh trường Trung học cơ sở
3.2.3 Phạm vi về địa bàn, thời gian nghiên cứu
Phạm vi thời gian: Tháng 05/2020 – tháng 05/2023
Phạm vi về không gian: Với nhân viên công tác xã hội: 125 trường Trung học
cơ sở công lập trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh; Với học sinh: 02 trường Trung học cơ
sở (Trường THCS Trần Quốc Toản, Tp Thủ Đức và trường THCS Võ Trường Toản, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh)
3.3 Câu hỏi nghiên cứu
Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi đưa ra câu hỏi nghiên cứu như sau:
1) Thực trạng yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ và thực hiện nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội kiêm nhiệm trong các trường Trung học cơ sở như thế nào?
2) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến nhân viên công tác xã hội trong quá trình thực hiện nhiệm vụ?
3) Có những giải pháp (thực nghiệm) nào để nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên công tác xã hội trong trường Trung học cơ sở?
3.4 Giả thuyết nghiên cứu
Việc thực hiện các yêu cầu và nhiệm vụ công tác xã hội của nhân viên công tác xã hội kiêm nhiệm trong các trường Trung học cơ sở còn nhiều hạn chế
Trình độ, năng lực chuyên môn của nhân viên công tác xã hội, cơ chế, chính sách và nhận thức của xã hội về nghề công tác xã hội có ảnh hưởng nhất định đến việc thực hiện nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội
Nếu nhân viên công tác xã hội kiêm nhiệm được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng công tác xã hội trong trường học phù hợp với học sinh thì
sẽ thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội trong trường học
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1 Phương pháp luận
Luận án vận dụng những quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử và duy vật biện chứng làm cơ sở phương pháp luận, đó là quan điểm toàn diện, cụ thể và phát
Trang 19triển Vận dụng nghiên cứu nhân viên công tác xã hội trong trường Trung học cơ sở luôn được xem xét một cách tổng thể, toàn diện ở hai nội dung là yêu cầu và nhiệm
vụ của nhân viên công tác xã hội Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội sẽ được thay đổi và được nâng cao khi chúng ta có những giải pháp phù hợp
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng đa dạng, phối hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau gồm phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân, phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học Cụ thể như sau:
4.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu
Mục đích: Khái quát các khái niệm công tác xã hội trường học, nhân viên
công tác xã hội trường học, các lý thuyết tiếp cận và vận dụng trong công tác xã hội trường học Bên cạnh đó hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác xã hội trong trường học; lý luận về nhân viên công tác xã hội (về chức năng, vai trò, nhiệm vụ, trình độ của nhân viên công tác xã hội) và các yếu tố ảnh hưởng
đến thực hiện nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội trong trường học
Nội dung: Tổng hợp, phân tích các tài liệu trong nước cũng như nước ngoài có
liên quan đến các khái niệm công tác xã hội trường học, nhân viên công tác xã hội trường học, các lý thuyết tiếp cận, quan điểm chính sách pháp luật của nhà nước về công tác xã hội trường học, cụ thể là tìm kiếm, tổng hợp, phân tích kết quả của các giáo trình, sách chuyên khảo, bài tạp chí chuyên ngành, bài báo khoa học đăng trong
kỷ yếu các hội thảo khoa học chuyên ngành và các văn bản có tính pháp lý có liên
quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu để viết nội dung lý luận của luận án
Cách thực hiện: Tìm kiếm những tài liệu về công tác xã hội trường học, nhân
viên công tác xã hội trong trường học, trường Trung học cơ sở được công bố dưới dạng sách, luận án, luận văn, bài tạp chí khoa học chuyên ngành, bài báo khoa học đăng trong các kỷ yếu hội thảo khoa học chuyên ngành của các tác giả trong và ngoài nước Tiếp đó là mã hoá, phân loại theo các chủ đề và tiến hành tổng hợp, phân tích, ghi nhận kết quả của các nghiên cứu đã có, chỉ ra những hạn chế và khoảng trống trong những nghiên cứu đó, khẳng định tính cấp thiết của việc nghiên cứu lý luận của
luận án Các trang mạng tìm kiếm tài liệu học thuật (sách, bài tạp chí, bài kỷ yếu hội thảo khoa học, luận án, luận văn) tiếng Việt và tiếng Anh
Trang 204.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Trong nghiên cứu thực hiện điều tra bằng bảng hỏi với 02 nhóm khách thể: nhân viên công tác xã hội và học sinh
4.2.2.1 Đối với nhân viên công tác xã hội trong trường Trung học cơ sở Mục đích: Làm rõ: (i) Thực trạng số lượng, đặc điểm, trình độ đào tạo, trình
độ chuyên môn của nhân viên công tác xã hội; thực trạng vấn đề xã hội (VĐXH) của HS và nhu cầu của học sinh về công tác xã hội trường học; (ii) Thực trạng các yêu cầu (kiến thức, kỹ năng, thái độ) và nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội trong trường Trung học cơ sở; (iii) Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội trường Trung học cơ sở
Nội dung: Bảng hỏi về nhân viên công tác xã hội trong trường Trung học cơ
sở gồm các nội dung sau: (Đính kèm phụ lục 1)
1) Số lượng, đặc điểm, trình độ đào tạo, trình độ chuyên môn của nhân viên công tác xã hội; 2) Vấn đề và nhu cầu về công tác xã hội của học sinh trong trường Trung học cơ sở; cách thức nhân viên công tác xã hội giải quyết vấn đề của học sinh khi nhờ trợ giúp; 3) Các yêu cầu đối với nhân viên công tác xã hội (kiến thức, kỹ năng và thái độ) về công tác xã hội trường học; 4) Mức độ triển khai thực hiện nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội và kết quả thực hiện của từng nhiệm vụ gồm các câu hỏi đóng và mở với 5 mức độ và nội dung đánh giá khác nhau ở từng nhiệm vụ; 5) Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện nhiệm vụ của nhân viên công tác
xã hội trong trường Trung học cơ sở
Chọn mẫu và khách thể khảo sát
Do khảo sát vào thời điểm dịch Covid – 19 vẫn đang diễn biến phức tạp nên luận
án sử dụng phương pháp chọn mẫu có chủ đích, thuận tiện, những người này đáp ứng được các tiêu chí phù hợp với nghiên cứu Với số lượng nhân viên công tác xã hội trong trường Trung học cơ sở là 278 người, chúng tôi phát phiếu khảo sát trên tổng thể và số phiếu thu về hợp lệ là 125/278 phiếu
Như vậy mẫu là 125 nhân viên công tác xã hội để khảo sát Điều kiện để nhân viên công tác xã hội được tham gia khảo sát: hiện các nhân viên công tác xã hội đang làm kiêm nhiệm tại các trường Trung học cơ sở trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh
Dù Thông tư 33 ban hành hướng dẫn về công tác xã hội trong trường học nhưng tại các trường thì chưa có nhân viên công tác xã hội chuyên trách mà chủ yếu là kiêm
Trang 21nhiệm (bán chuyên trách) nên chúng tôi thực hiện khảo sát trên đội ngũ nhân viên công tác xã hội bán chuyên trách
*Bước 1: Thiết kế bảng hỏi
Bảng hỏi về nhân viên công tác xã hội trong trường Trung học cơ sở với các
nội dung chính (đính kèm phụ lục 1, 2)
*Bước 2: Điều tra thử
Sau khi đã có nội dung bảng hỏi, chúng tôi mời 29 nhân viên công tác xã hội đến từ các trường Trung học cơ sở khác nhau trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh
để thực hiện khảo sát Nhân viên công tác xã hội điều tra thử đều đang là nhân viên công tác xã hội bán chuyên trách nhưng chưa được đào tạo về CTXH tại các trường Trung học cơ sở công tác ít nhất từ 1 năm trở lên và tham gia với tinh thần tự nguyện sau khi được các điều tra viên giới thiệu về mục đích điều tra Điều tra thử về nhân viên CTXH kiêm nhiệm chưa được đào tạo về CTXH nhưng họ có nền kiến thức liên quan đến CTXH, kiến thức liên quan tới làm việc với gia đình, học sinh, được học về kiến thức tâm sinh lý của học sinh THCS Bên cạnh đó, họ cũng được cung cấp thông tin về CTXH qua Hội thảo, hội nghị, toạ đàm về CTXH, qua tài liệu mặc dù họ chưa được học, đào tạo tập huấn về CTXH nên họ đã trả lời được các câu hỏi của nghiên cứu sinh đưa ra và có góp ý về cách dùng từ, nội dung, nghiên cứu sinh đã chỉnh sửa và đưa vào nghiên cứu chính thức Mục đích điều tra thử là để nhân viên công tác xã hội cho ý kiến phản hồi về ngôn ngữ sử dụng, kiểm tra thời gian để nhân viên công tác xã hội phản hồi có hợp
lý không Kết quả cho thấy có 24/29 nhân viên công tác xã hội tham gia điều tra thử đều cho rằng ngôn ngữ sử dụng trong bảng hỏi là phù hợp, hiểu được nội dung các mệnh đề và thời gian hợp lý (từ 20 – 25 phút) Năm nhân viên còn lại cho rằng một
số câu hơi dài và dùng từ chuyên môn Với kết quả điều tra thử như trên, chúng tôi
Trang 22thống nhất sửa một số câu từ mà các nhân viên công tác xã hội góp ý để phù hợp với thực tế hơn
*Bước 3: Điều chỉnh phiếu
Mục đích: Chỉnh lại các item để phù hợp hơn với mục tiêu đặt ra trong nghiên cứu
Khách thể: 10 nhân viên công tác xã hội, 4 chuyên gia trong lĩnh vực công tác xã hội trường học
Kết quả: Sau khi lấy ý kiến, chúng tôi tiến hành chỉnh sửa phiếu Bảng hỏi dành cho nhân viên công tác xã hội gồm có 2 phần (ngoài phần thông tin về nhân viên công tác xã hội)
Phần 1: Gồm 4 câu hỏi với các nội dung cụ thể: Thông tin về nhân viên công tác xã hội; Các câu hỏi về các vấn đề của học sinh và cách thức học sinh đáp trả lại các vấn đề khi học sinh gặp phải, cách thức thầy cô/nhân viên công tác xã hội giải quyết vấn đề nảy sinh trong trường học gồm 20 item
Mức 1 điểm: Biểu hiện mức độ rất thấp: Nhân viên công tác xã hội không bao giờ triển khai thực hiện các hoạt động công tác xã hội và không có kết quả
Mức 2 điểm – dưới 2.60 điểm: Biểu hiện mức độ thấp: nhân viên công tác xã hội thỉnh thoảng mới triển khai các hoạt động công tác xã hội và học sinh không tiếp thu được các kiến thức kỹ năng mà nhân viên công tác xã hội trang bị
Mức từ 2.60 – dưới 3.40 điểm: Biểu hiện mức độ trung bình: Nhân viên công tác xã hội bắt đầu tổ chức các hoạt động công tác xã hội nhưng chỉ ở mức triển khai hoạt động được giao
Mức từ 3.41 – 4.20 điểm: Biểu hiện mức độ cao: Những hoạt động công tác
xã hội mà nhân viên công tác xã hội triển khai thường xuyên và có kết quả, có sự chủ động trong công việc
Trang 23Mức từ 4.21 – 5.00 điểm: Biểu hiện mức độ rất cao: những hoạt động công tác xã hội mà nhân viên công tác xã hội triển khai rất thường xuyên và có kết quả cao, hoàn toàn chủ động trong công việc của nhân viên công tác xã hội
*Bước 4: Kiểm nghiệm độ tin cậy
Mục đích: Tính hệ số tin cậy và khảo sát thực trạng của phiếu bảng hỏi Khách thể: 125 nhân viên công tác xã hội trong các trường Trung học cơ sở
trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh
Nguyên tắc điều tra: điều tra có chủ đích và thuận tiện
Cách thức thực hiện điều tra: Phát phiếu và khách thể trả lời trực tiếp trên
phiếu bảng hỏi
Kết quả kiểm nghiệm hệ số tin cậy: Kết quả sau khi xử lý bằng phần mềm SPSS 26.0 Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha dành cho bảng hỏi Việc kiểm tra độ tin cậy và độ hiệu lực của thang đo được thực hiện bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha thông qua phần mềm xử lý SPSS 26.0 để sàng lọc, loại bỏ các biến quan sát không đáp ứng tiêu chuẩn độ tin cậy, trong đó Cronbach’s Alpha là phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ của tập hợp các biến quan sát thông qua hệ số Cronbach’s Alpha Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) cùng nhiều nhà nghiên cứu đều nhất quán khi hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị từ 0.6 trở lên là ở mức cho phép đảm bảo độ tin cậy [81] Về mặt lý thuyết, Cronbach’s Alpha càng cao thì càng tốt có nghĩa là độ tin cậy cao Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha if item Deleted để xác định độ tin cậy của bảng hỏi và trắc nghiệm câu hỏi Đối chiếu với kết quả hệ số Cronbach’s Alpha với các câu hỏi, hệ số đều trên 0.6 có nghĩa là thang đó có hệ số tin cậy cho phép Bên cạnh đó phương pháp này còn nhằm đánh giá mức độ ổn định của các mệnh đề biểu hiện cụ thể trong từng hoạt động
Các yếu tố ảnh hưởng được đánh giá thông qua tổng điểm trung bình cụ thể gồm: Với yếu tố chủ trương, chính sách phát triển nghề công tác xã hội trong trường học: Điểm trung bình càng cao thì chế độ chính sách, vị trí việc làm, tiền lương có ảnh hưởng càng lớn đến hoạt động của nhân viên công tác xã hội trong trường Trung học cơ sở và ngược lại; Với yếu tố trình độ chuyên môn về công tác
xã hội của nhân viên công tác xã hội trong trường học: Điểm trung bình càng cao thì trình độ chuyên môn có ảnh hưởng rất lớn đến tổ chức hoạt động của nhân viên
Trang 24công tác xã hội và ngược lại; Với yếu tố nhận thức của nhà trường về nghề công tác
xã hội: Điểm trung bình càng cao thì mức ảnh hưởng nhận thức đúng về công tác xã hội và ngược lại; Với yếu tố tham gia, phối hợp của học sinh, phụ huynh, giáo viên
và với các bên liên quan: Điểm trung bình càng cao thì mức ảnh hưởng càng lớn đến hoạt động công tác xã hội trường học và ngược lại
Kiểm định Cronbach’s Alpha =0.613, tương quan biến – tổng biến thiên từ
0.309 đến 0.658
Bảng 1.1: Kết quả kiểm nghiệm hệ số tin cậy (Nhân viên công tác xã hội)
Trang 25(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu năm 2022)
Trên cơ sở so sánh hệ số Cronbach’s Alpha của toàn thang đo lúc đầu so với
hệ số Cronbach’s Alpha của mệnh đề bị loại bỏ, xác định ý nghĩa của mệnh đề đó với toàn thang đo Với kết quả phân tích ở bảng 1.2 cho thấy trong các thang đo của bảng hỏi, các mệnh đề đều có nội dung phù hợp với từng miền đó, các mệnh đề trong một yếu tố có tương quan cao với một thành phần cụ thể của từng miền Với câu hỏi được chọn nhiều đáp án, chúng tôi sử dụng phương pháp hỏi đáp để điều chỉnh câu chữ cho phù hợp
*Bước 5: Điều tra chính thức
Như vậy kết quả kiểm nghiệm hệ số tin cậy của bảng trên cùng với phương pháp hỏi đáp để điều chỉnh, cho phép sử dụng kết quả điều tra để phân tích thực trạng nhân viên công tác xã hội trong trường Trung học cơ sở từ thực tiễn Tp Hồ Chí Minh Trước khi tiến hành điều tra chính thức, chúng tôi đã tiến hành tập huấn cho các điều tra viên, nội dung tập huấn bao gồm: giới thiệu khái quát về mục đích điều tra, giới thiệu khái quát về hoạt động của nhân viên CTXH trong trường THCS; giới thiệu các bước hướng dẫn nhân viên CTXH trả lời bảng hỏi bao gồm: 1/Giới thiệu về bảng hỏi; 2/Giới thiệu về các nội dung bảng hỏi của nhân viên CTXH trong trường THCS; 3/Hướng dẫn nhân viên CTXH cách trả lời bảng hỏi (với câu hỏi về thông tin nhân khẩu, nhân viên CTXH đánh dấu X vào ô vuông bên cạnh trước lựa chọn đúng với mình; với các câu hỏi thông tin, nhân viên CTXH
Trang 26khoanh tròn vào đáp án đúng với mình; với câu hỏi về nội dung nhân viên CTXH hãy lựa chọn đáp án trả lời xuất hiện ngay sau khi đọc xong câu hỏi/mệnh đề, không nên trao đổi hay hỏi ý kiến từ thầy cô bên cạnh hay hỏi điều tra viên
4.2.2.2 Đối với học sinh
Đối với học sinh, khảo sát tại hai trường cũng thực hiện tương tự như mẫu của nhân viên công tác xã hội Tuy nhiên, chúng tôi chọn đại diện hai trường Trung học
cơ sở Trần Quốc Toản Thủ Đức và trường THCS Võ Trường Toản, Quận 1, hai trường có sự khác biệt nhất định về điều kiện nhà trường cũng như hoàn cảnh gia đình của học sinh Tổng số phiếu thu về hợp lệ là 146 học sinh để khảo sát tự
nguyện, học sinh tham gia khảo sát học từ lớp 6 đến lớp 9 (đính kèm phụ lục 2)
Bảng 1.2: Khảo sát khách thể HS trung học cơ sở (N = 146)
(Nguồn: Khảo sát của đề tài tháng 5/2022)
*Bước 1: Điều tra thử
Mục đích: Kiểm chứng độ tin cậy và giá trị của phiếu bảng hỏi nhằm chỉnh sửa item để tăng giá trị khoa học và khách quan của phiếu điều tra trước khi khảo sát trên diện rộng cho học sinh
Khách thể: 32 học sinh của 02 trường Trung học cơ sở trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh (Trường THCS Trần Quốc Toản, Tp Thủ Đức và trường THCS Võ Trường Toản, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh) và 03 cán bộ quản lý (Phó hiệu trưởng trường THCS)
Kết quả: Kết quả sau khi phát phiếu thăm dò, học sinh góp ý các nội dung, hình thức, câu hỏi còn dùng nhiều thuật ngữ chuyên ngành, chưa phù hợp với đặc điểm tâm lý vì thế chúng tôi phải sửa lại phiếu bảng hỏi cho phù hợp với nội dung
và đặc điểm tâm lý học sinh
Trang 27*Bước 2: Điều chỉnh phiếu
Mục đích: Chỉnh lại các item để phù hợp hơn với mục tiêu trong nghiên cứu, đặc điểm tâm lý của học sinh
Khách thể: 32 học sinh, 03 cán bộ quản lý
Kết quả: Sau khi lấy ý kiến, nghiên cứu tiến hành chỉnh sửa phiếu
Bảng hỏi dành cho học sinh gồm có 5 nội dung (ngoài phần thông tin khách thể nghiên cứu): Câu hỏi về các vấn đề của học sinh và cách thức học sinh đáp trả lại các vấn đề khi học sinh gặp phải, các hoạt động công tác xã hội mà học sinh tham gia, mức độ tham gia hoạt động công tác xã hội chung
Qua khảo sát thăm dò các vấn đề học sinh gặp phải trước khi thực hiện điều tra chính thức, chúng tôi đã thực hiện cuộc thăm dò giáo viên và học sinh (61 người) với 10 vấn đề: bạo lực học đường; nghiện games, mạng xã hội; Sử dụng các chất kích thích (bóng cười, keo con chó,…); Hút thuốc lá, thuốc lá điện tử; Bị chê bai các đặc điểm trên cơ thể, khuôn mặt; Học kém, không tập trung; Vấn đề bỏ học, nghỉ học; Trầm cảm; Khó khăn trong giao tiếp với thầy cô chủ nhiệm, thầy cô bộ môn; Yêu sớm và vượt quá giới hạn tình bạn (quan hệ tình dục) Kết quả thăm dò cho thấy các vấn đề được giáo viên và học sinh chọn với tỉ lệ cao (>70%) gồm: Nghiện games, mạng xã hội; Bạo lực học đường; Học kém, không tập trung; Khó khăn trong giao tiếp với thầy cô chủ nhiệm, thầy cô bộ môn; Yêu sớm và vượt quá giới hạn tình bạn (quan hệ tình dục) Còn các vấn đề: Hút thuốc lá, thuốc lá điện tử;
Bị chê bai các đặc điểm trên cơ thể, khuôn mặt; Vấn đề bỏ học, nghỉ học; Trầm cảm chiếm tỉ lệ thấp (dưới 12%) Trong khuôn khổ luận án chúng tôi lựa chọn vấn đề nổi cộm được học sinh và giáo viên lựa chọn trên 70% để làm chỉ số nghiên cứu
*Bước 3: Điều tra chính thức
Mục đích của điều tra chính thức là nghiên cứu thực trạng nhân viên CTXH
trong trường THCS
Mẫu khảo sát chính thức là mẫu có chủ đích và thuận tiện bao gồm 146 học
sinh của hai trường THCS trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh
Trước khi tiến hành điều tra chính thức, chúng tôi đã tiến hành tập huấn cho các điều tra viên, nội dung tập huấn bao gồm: giới thiệu khái quát về mục đích điều tra bao gồm: 1/Giới thiệu về bảng hỏi; 2/Giới thiệu về các nội dung bảng hỏi; 3/Hướng dẫn học sinh cách trả lời bảng hỏi (với câu hỏi về thông tin nhân khẩu, học
Trang 28sinh đánh dấu X vào ô vuông bên cạnh trước lựa chọn đúng với mình; với các câu hỏi thông tin, học sinh khoanh tròn vào đáp án đúng với mình, không nên trao đổi
hay hỏi ý kiến các bạn bên cạnh hay hỏi điều tra viên
Sau khi tập huấn cho điều tra viên, chúng tôi bắt đầu chính thức tiến hành điều tra tại hai trường Trung học cơ sở: Trường THCS Trần Quốc Toản, Tp Thủ Đức và trường Võ Trường Toản, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh
Bảng 1.3: Mức độ thang đo đánh giá
TT Điểm trung
1 1.00 – 1.80 Rất không đồng ý/Rất không ảnh hưởng/ Rất
2 1.81 – 2.60 Không đồng ý/Hiếm khi/ không ảnh hưởng/ Ảnh
3 2.61 – 3.40 Đồng ý một phần/ Thỉnh thoảng/ Ảnh hưởng một
phần
Trung bình
5 4.21 – 5.00 Rất đồng ý/ Rất thường xuyên/ Rất ảnh hưởng Rất cao
(Nguồn: Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) Phân tích dữ liệu
nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản Hồng Đức)
Mức 1 điểm: Biểu hiện mức độ rất thấp: Nhân viên CTXH không bao giờ triển khai thực hiện các hoạt động CTXH Mức 2 điểm – dưới 2.60 điểm: Biểu hiện mức
độ thấp: Nhân viên CTXH thỉnh thoảng mới triển khai các hoạt động CTXH và HS không tiếp thu được các kiến thức kỹ năng mà nhân viên CTXH trang bị Mức từ 2.60 – dưới 3.40 điểm: Biểu hiện mức độ trung bình: Nhân viên CTXH bắt đầu tổ chức các hoạt động CTXH nhưng chỉ ở mức triển khai hoạt động được giao Mức từ 3.41 – 4.20 điểm: Biểu hiện mức độ cao: Những hoạt động CTXH mà nhân viên CTXH triển khai thường xuyên và có kết quả, có sự chủ động trong công việc Mức từ 4.21 – 5.00 điểm: Biểu hiện mức độ rất cao: những hoạt động CTXH mà nhân viên CTXH triển khai rất thường xuyên, hoàn toàn chủ động trong công việc của nhân viên CTXH
4.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu
Mục đích: Thu thập thêm các ý kiến bổ sung của nhân viên CTXH, học sinh, phụ
huynh, cán bộ quản lý và giáo viên trong trường sau khi trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi
Trang 29để làm sáng tỏ thêm các thông tin về các yêu cầu và nhiệm vụ cũng như các yếu tố ảnh
hưởng đến thực hiện nhiệm vụ của nhân viên CTXH trong trường THCS
Nội dung: Nghiên cứu thiết kế một số mẫu phỏng vấn bán cấu trúc Đối tượng
được phỏng vấn là nhân viên CTXH: 20 nhân viên CTXH; 20 HS; 10 phụ huynh, 10 giáo viên và cán bộ làm công tác quản lý trong trường học
Cách thức tiến hành: Thực hiện hình thức phỏng vấn sâu theo các bước sau:
Bước 1: Lên kế hoạch trước khi phỏng vấn sâu, trước khi tiến hành phỏng vấn sâu, chúng tôi đã chuẩn bị một số nội dung sau: Chuẩn bị trang thiết bị hỗ trợ: máy ghi âm, dụng cụ ghi chép,… Chuẩn bị đề cương phỏng vấn: các câu hỏi phỏng vấn (sắp xếp theo trình tự nội dung phỏng vấn), thời gian phỏng vấn, địa điểm
phỏng vấn
Chọn mẫu phỏng vấn: Nghiên cứu thiết kế một số mẫu phỏng vấn bán cấu trúc
Bước 2: Tiến hành phỏng vấn, khi chính thức tiến hành phỏng vấn chúng tôi thực hiện một số nội dung sau:
Nội dung phỏng vấn: (i) Về yêu cầu (kiến thức, kỹ năng và thái độ) của nhân viên CTXH trong trường học (ii) Các các nhiệm vụ được thực hiện như thế nào, kết quả của từng nhiệm vụ của nhân viên CTXH trong trường học Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ CTXH trong trường học; (iii) Các yếu
tố ảnh hưởng đến thực hiện nhiệm vụ của nhân viên CTXH trong trường THCS
Liên hệ với người được mời phỏng vấn để thống nhất thời gian và địa điểm
phỏng vấn Khi tiến hành cuộc phỏng vấn phải tuân theo trình tự nhất định: giới
thiệu mở đầu, nói rõ về mục đích phỏng vấn, nguyên tắc đảm bảo bí mật cá nhân cho người được phỏng vấn, tiến hành phỏng vấn và kết thúc Nếu bỏ bất kỳ khâu
nào cũng đều ảnh hưởng đến chất lượng thông tin thu thập được
Trong buổi phỏng vấn, người phỏng vấn đảm bảo nội dung hỏi nhưng có thể thay đổi trình tự hỏi các câu hỏi và cách diễn đạt các câu hỏi Người trả lời phỏng vấn cũng có quyền từ chối trả lời một số câu hỏi hoặc trả lời không theo trình tự câu
hỏi của người phỏng vấn Sau cuộc phỏng vấn mặc dù chúng tôi đã ghi âm cuộc
phỏng vấn nhưng việc dành thời gian để ghi chép và hệ thống các nội dung cuộc phỏng vấn là rất cần thiết, trong cuộc phỏng vấn chú ý đến thái độ, cảm xúc của người trả lời, cách thể hiện dáng vẻ ra bên ngoài, cảm xúc…
Trang 30Bước 3: Xử lý thông tin thu thập được qua trao đổi
Trình bày kết quả phỏng vấn, chúng tôi phỏng vấn theo nhóm chủ đề và để đảm bảo tính bí mật và ẩn danh của đối tượng phỏng vấn, chúng tôi đã mã hoá số liệu phỏng vấn như sau: Cán bộ quản lý: CBQL 1, CBQL2, Học sinh: HS 1, HS2; Nhân viên công tác xã hội: NVCTXH 1,2; Phụ huynh: PH 1, 2…
4.2.4 Phương pháp tác động (thực nghiệm)
Thực nghiệm được tiến hành nhằm xem xét tính khả thi của tập huấn nâng cao năng lực cho nhân viên CTXH trong trường THCS đã được đề xuất đồng thời đánh giá hiệu quả của hoạt động Thực nghiệm được tiến hành với nhóm nhân viên CTXH trong điều kiện không gian Phòng Công tác xã hội thuộc Trung tâm CTXH thanh niên Tp Hồ Chí Minh
Nội dung tập huấn cho nhân viên CTXH trong trường THCS gồm 4 nội dung: 1/Những vấn đề chung về công tác xã hội trường học; 2/Kỹ năng thực hiện nhiệm
vụ kết nối, chuyển gửi; 3/Kỹ năng thực hiện nhiệm vụ tổ chức hoạt động nhóm; 4/Kỹ năng thực hiện nhiệm vụ giáo dục
Đối tượng tham gia thực nghiệm là nhân viên CTXH kiêm nhiệm tại các trường THCS tại Tp Hồ Chí Minh
Thời gian thực nghiệm bắt đầu từ tháng 10/2022 đến tháng 3/2023 tại Tp Hồ Chí Minh, hoạt động tập huấn diễn ra trong 5 ngày không liên tiếp (chia ra trong hai tuần khác nhau)
Điều kiện tổ chức: Phối hợp với Trung tâm Công tác xã hội thanh niên Tp
Hồ Chí Minh để tổ chức thực hiện
Khách thể của thực nghiệm bao gồm: 31 nhân viên CTXH trong 278 trường THCS công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Đây là những nhân viên CTXH chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ CTXH trong trường THCS trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh
4.2.5 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 26.0 để xử lý số liệu thu được; kết hợp
sử dụng hệ số tương quan thứ bậc và phương pháp kiểm định và chạy tương quan Crosstab
- ĐTB cộng (mean) được dùng để tính điểm đạt được của từng nội dung và toàn thang đo Độ lệch chuẩn (Standardizied Deviation) được dùng để mô tả mức độ
Trang 31phân tán hay mức độ tập trung của các câu trả lời được lựa chọn Tần suất phần
trăm các phương án lựa chọn cho từng ý kiến
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án
Trong bối cảnh CTXH trường học đang còn là vấn đề nghiên cứu mới ở Việt Nam, luận án đã thực hiện tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước
về tình hình nghiên cứu, phân tích, hệ thống những đóng góp của các nghiên cứu và
đã chỉ ra những khoảng trống mà các nghiên cứu trước chưa thực hiện được
Kết quả của luận án đã làm rõ các khái niệm về nhân viên công tác xã hội, nhân viên công tác xã hội trường học, các vai trò, nhiệm vụ của nhân viên CTXH trong trường học Luận án đã xác định được những cơ sở khoa học về các tiêu chuẩn, yêu cầu
về kiến thức, kỹ năng và thái độ của nhân viên CTXH trong trường học
Nghiên cứu đã cung cấp thông tin về thực trạng kiến thức, kỹ năng và thái độ
và thực hiện nhiệm vụ của nhân viên CXTH trong trường học, chỉ ra được các yếu
tố ảnh hưởng nhất định đến việc thực hiện nhiệm vụ của nhân viên CTXH trong trường THCS Luận án đã đưa ra các giải pháp và thực nghiệm giải pháp tập huấn nâng cao năng lực cho nhân viên CTXH trong trường THCS để giúp cho nhân viên CTXH thực hiện các nhiệm vụ hiệu quả hơn
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1 Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần làm sáng tỏ và bổ sung vào hệ thống lý luận về CTXH trong trường học nói chung và nhân viên CTXH trong trường học nói riêng; khái quát được tiêu chuẩn chung về kiến thức, kỹ năng, thái độ của nhân viên CTXH và nhân viên CTXH trong trường học Bên cạnh đó, khái quát lý luận chung về các hoạt động công tác xã hội và các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện nhiệm vụ của nhân viên CTXH trong trường học
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Luận án phản ánh thực trạng nhân viên CTXH trong trường THCS trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh, các vấn đề nảy sinh trong trường học và nhu cầu về CTXH trong trường THCS của học sinh Cùng với đó, luận án góp phần cung cấp dữ liệu
và tài liệu tham khảo cho các lĩnh vực CTXH, CTXH trường học, tâm lý và giáo dục học, phục vụ trong nghiên cứu và đào tạo liên quan đến trường học, CTXH trong trường học; là tài liệu hữu ích cho giảng dạy các học phần liên quan đến
Trang 32CTXH trường học Kết quả của luận án góp phần đề xuất những biện pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả của thực hiện nhiệm vụ của nhân viên CTXH trong trường THCS nói chung và các trường THCS tại Tp Hồ Chí Minh nói riêng
7 Cấu trúc của luận án
Cấu trúc của luận án ngoài nội dung mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục các công trình khoa học đã công bố liên quan đến luận án; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 04 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về nhân viên công tác xã hội trong trường trung học
Chương 2: Cơ sở lí luận về nhân viên công tác xã hội trong trường Trung học
cơ sở
Chương 3: Thực trạng nhân viên công tác xã hội trong trường Trung học cơ
sở qua khảo sát tại Tp Hồ Chí Minh
Chương 4: Thực nghiệm giải pháp tập huấn nâng cao năng lực công tác xã hội cho nhân viên công tác xã hội trong trường Trung học cơ sở tại Tp Hồ Chí Minh
Trang 33Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC
Trên cơ sở nghiên cứu và tổng hợp của các tác giả trong và ngoài nước với những công trình khoa học khác nhau thuộc nhiều cấp độ đã được đăng trên các tạp chí, giáo trình, sách, hội thảo quốc gia liên quan đến nhân viên CTXH trong trường học cập nhật đến tháng 11/2023 Qua tổng hợp các công trình nghiên cứu của các nghiên cứu đi trước về CTXH trường học, tác giả sẽ tập trung vào nghiên cứu các vấn đề gồm: nghiên cứu về yêu cầu và nhiệm vụ của nhân viên CTXH trong trường học, các vấn đề nảy sinh trong trường học của học sinh và biện pháp giải quyết vấn
đề của học sinh và nhà trường; đánh giá của nhân viên CTXH về các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện nhiệm vụ của nhân viên CTXH trong trường học
1.1 Những nghiên cứu về các vấn đề nảy sinh trong trường học và các biện pháp hỗ trợ học sinh trong trường học
Trên thế giới có nhiều nghiên cứu liên quan đến các vấn đề nảy sinh trong trường học và các biện pháp can thiệp hỗ trợ học sinh nói chung và học sinh trung học
cơ sở nói riêng, những nghiên cứu này có thể chia ra thành hai hướng chính sau:
Những nghiên cứu liên quan đến các vấn đề của học sinh trong trường học, trường Trung học
Có thể nói trong trường học có nhiều vấn đề nảy sinh, đầu tiên có thể kể đến vấn đề bạo lực học đường luôn được các nhà nghiên cứu quan tâm Theo số liệu thống kê của tổ chức UNICEF (2021) cho thấy, hàng năm ước tính có hơn một tỉ trẻ
em trong độ tuổi 12 -17 bị bạo lực giữa các cá nhân với hậu quả về sức khoẻ tâm thần bao gồm trầm cảm, lo lắng, tự tử và các hành vi cũng như các vấn đề xã hội
[140] Theo kết quả công bố của UNESCO (2019) và WHO (2019) trên tất cả các
quốc gia, tỉ lệ tham gia vào một vụ đánh nhau nằm trong khoảng từ 10.2% đến 75.1% Khoảng 1/10 học sinh cho biết có tần suất đánh nhau cao, cụ thể là 10.6% học sinh đã đánh nhau hai hoặc ba lần và 8.1% từ bốn lần trở lên trong 12 tháng qua, ngoài ra nghiên cứu cũng cho thấy sự khác biệt giữa các khu vực trên thế giới
về mức độ phát triển bạo lực học đường, tỉ lệ xảy ra bạo lực học đường cao nhất là
ở Bắc Phi và Trung Đông, thấp nhất ở Trung Mỹ và Châu Á Tỉ lệ học sinh báo cáo
Trang 34về việc tham gia đánh nhau từ 4 lần trở lên trong năm qua các khu vực Thái Bình Dương (12%), Trung Đông (12.8%), Bắc Phi (13.3%), ngược lại học sinh ở Nam
Mỹ và châu Á ít báo cáo vụ việc bạo lực thể chất nhất (tỉ lệ lần lượt là 5%, 5.7%), ở Canada và Châu Âu có 10.1% học sinh bị tấn công mạng qua tin nhắn và 8.2% bị đe
doạ qua hình ảnh [139], [150], [151]
Nghiện Internet của học sinh được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm bởi lẽ Internet là một loại hình giải trí hiện đại, dễ chơi dễ cuốn hút đặc biệt là đối với lứa tuổi thanh thiếu niên, ngoài các yếu tố tích cực thì nó tiềm ẩn nhiều tác hại nhất là lứa tuổi trung học cơ sở - độ tuổi có nhiều biến đổi về mặt tâm sinh lý, nghiện games, Internet ảnh hưởng tới việc học của trẻ, kết quả học tập bị giảm sút, sức khỏe kém đi, một số trường hợp trộm cắp, cướp giật, giết người vì nghiện games hay mâu thuẫn khi chơi games Kuss et al (2014) chỉ ra nghiện Internet ở học sinh có liên quan đến hình thái xã hội, sử dụng Internet có mối quan hệ mật thiết với các yếu tố tâm lý xã hội của thanh thiếu niên [103], [111] Bên cạnh đó, vấn đề bỏ học, chán học cũng luôn được quan tâm trong trường học, tại Ấn Độ, nghiên cứu chỉ ra xu hướng bỏ học theo từng nhóm tuổi, 20% học sinh tiểu học và 11% học sinh trung học bỏ học vì nhiều lý do khác nhau [30]
Ở Việt Nam, các vấn đề trên được một số tác giả quan tâm nghiên cứu, có thể điểm qua một số kết quả nghiên cứu tiêu biểu như: Tác giả Đỗ Hạnh Nga (2016) nghiên cứu thực trạng bạo lực học đường ở các trường THPT tại Tp Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2013 – 2015 trên 05 trường với 1.399 học sinh thuộc 03 khối 10, 11,
12, kết quả nghiên cứu cho thấy có từ 1% - 2% học sinh trong mẫu nghiên cứu phải trải qua ít nhất một lần những hành vi bạo lực như đấm, đá, giễu cợt, bị chế giễu về ngoại hình, học sinh nam thường bị bạo lực nhiều hơn so với học sinh nữ [62], [63] Tác giả Đinh Anh Tuấn (2018) đã đưa ra kết quả khảo sát bạo lực học đường với
496 trường hợp tại 8 trường: 51.6% học sinh là THCS, 48.4% là học sinh THPT, kết quả cho thấy bạo lực xảy ra giữa giáo viên và học sinh hoặc giữa học sinh với học sinh với nhau có 22.4% đến 66.3%, 2.2% bị bạn dùng hung khí tấn công, học sinh đánh nhau và nói xấu xúc phạm bạn là 62.5% [96] Theo Hoàng Thị Thuận và cộng sự (2022) nghiên cứu hành vi bạo lực của học sinh trường trung học cơ sở tại Hải Dương cho thấy có 31.8% học sinh thực hiện hành vi bạo lực học đường, về hình thức thể chất (46.5%) [80] Như vậy nghiên cứu tập trung vào khảo sát thực trạng và đưa ra một số
Trang 35giải pháp từ góc nhìn tâm lý học mà chưa đi sâu vào các biện pháp giải quyết theo chiều cạnh của công tác xã hội như vai trò của nhân viên CTXH trong trường học đối với các học sinh gặp vấn đề
Trong trường học, đối với học sinh đặc biệt là học sinh THCS còn nảy sinh vấn đề vi phạm pháp luật, bỏ học, nghiện bia rượu, rối nhiễu hành vi Tại Tp Hồ Chí Minh, đối tượng sử dụng ma túy là thanh thiếu niên chiếm gần 65% trong số tội phạm liên quan Trong trường học còn nảy sinh vấn đề yêu sớm, quan hệ tình dục tuổi vị thành niên Điều tra Quốc gia về “Vị thành niên và thanh niên Việt Nam” có tới 36% số thanh thiếu niên ở nhóm tuổi từ 14 -17 đã quan hệ tình dục, có những em
từ 10 – 12 tuổi cũng đã biết quan hệ tình dục và điều đáng nói là hoàn toàn tự nguyện, nghiên cứu này cho thấy có 8.4% số trẻ em độ tuổi từ 15 đến 24 tuổi đã ít nhất một lần nạo phá thai [149]
Vấn đề đạo đức, nghiện Internet của học sinh cũng được quan tâm trong trường học, theo Hoàng Thị Hoa Lê và nhóm nghiên cứu (2022) thực hiện nghiên cứu về học sinh nghiện Internet trên 401 học sinh của 04 khối 6, 7, 8, 9 cho thấy có 31.7% học sinh
có dấu hiệu nghiện Internet, học sinh truy cập Internet thường xuyên là 65% [43]
Như vậy, có thể thấy những công trình nghiên cứu về vấn đề nảy sinh trong trường học đã phác họa thực trạng các vấn đề như bạo lực học đường, tội phạm vị thành niên, nghiện games, bỏ học, trốn học, quan hệ tình dục, có thai ngoài ý muốn, đạo đức … các nghiên cứu cũng đã nhấn mạnh đến những hậu quả nghiêm trọng đối với bản thân học sinh, gia đình và xã hội
Những nghiên cứu liên quan đến các biện pháp can thiệp trợ giúp học sinh giải quyết vấn đề trong trường học
Hướng nghiên cứu này có thể kể đến một số tác giả tiêu biểu gồm: Gary D Gootfredson (1986), Denise C Gottfredson, Shure và Spivak (1979, 1980, 1982), Feindler, Marriott và Iwata và cộng sự (1984) Các nghiên cứu này đưa ra hai hướng can thiệp đối với các vấn đề nảy sinh trong trường học như sau: Một là, tác động lên
sự thay đổi cá nhân nhằm thay đổi suy nghĩ, thái độ và niềm tin của học sinh trong trường học, loại bỏ những hành vi, suy nghĩ, thái độ, niềm tin tiêu cực và hình thành nên những hành vi thái độ tích cực Can thiệp theo hướng này có các chương trình
cơ bản gồm: kỹ năng giải quyết vấn đề liên nhân cách (Shure và Spivak, 1970, 1980, 1982); kiểm soát cơn tức giận (Feindler, Marriott và Iwata, 1984) và con đường
Trang 36FAST (nhóm nghiên cứu ngăn chặn các rối loạn hành vi, 1999); Hai là, can thiệp kiểm soát môi trường học đường và cách thức tổ chức điều hành như tạo ra các quy tắc, nội quy rõ ràng và công bằng trong nhà trường chẳng hạn như một số chương trình can thiệp tiêu biểu cho hình thức này là dự án Pathe [98] Trong công tác xã hội trường học đi theo hướng thứ nhất là hướng nghiên cứu các nhiệm vụ tham vấn, biện hộ, giáo dục, kết nối chuyển gửi trong hỗ trợ học sinh để loại bỏ những hành vi, suy nghĩ, thái
độ, niềm tin tiêu cực và hình thành nên thái độ tích cực trong mỗi học sinh
Ở Việt Nam, có thể nói hướng nghiên cứu này thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau như tâm lý học, xã hội học, giáo dục học để đưa ra các biện pháp can thiệp, phòng ngừa đối với các vấn đề nảy sinh trong trường học Từ góc độ tâm lý học, các nghiên cứu của Nguyễn Thị Trâm Anh (2016), Nguyễn Văn Tường (2019) đã đưa ra biện pháp, mô hình can thiệp bạo lực học đường, vận dụng mô hình phòng ngừa bạo lực học đường của Hoa Kỳ cho học sinh trung học cơ sở tại Việt Nam [1], [98]
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hương, Phan Thị Cẩm Giang (2019) đã thực hiện khảo sát trên 300 học sinh THCS tại Tp Hồ Chí Minh cho kết quả học sinh THCS dành thời gian chơi game trong một ngày là 240 phút (45.7%), 300 phút (15.7%), mục đích chơi game là giải trí với tỉ lệ 49.0%, tiếp là tranh tài 30.0%, chơi như một thói quen là 20.0%, phương tiện chơi game là điện thoại di động Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ game và giới tính của học sinh với p <0.001, học sinh nam có tỉ lệ nghiện game cao gấp 2.50 lần
so với học sinh nữ Từ nghiên cứu trên, nhóm tác giả đã đề xuất cần phải có nhà tham vấn tâm lý hỗ trợ học sinh trong quá trình cai nghiện game online tại trường học cũng như tại gia đình [30] Đề xuất mô hình tham vấn học đường trong trường học cũng là một trong những biện pháp phòng ngừa nảy sinh các vấn đề trong trường học bởi lẽ qua kết quả khảo sát cho thấy có đến 91.7% học sinh THCS cho rằng cần thiết phải có phòng tham vấn, 94.1% học sinh mong muốn được tham vấn
hỗ trợ các vấn đề như học tập, mối quan hệ, gia đình, tình yêu, định hướng nghề nghiệp, giới tính, … [1]
Từ góc độ xã hội học, các nghiên cứu chỉ ra những yếu tố tác động đến các vấn
đề nảy sinh trong trường học như yếu tố gia đình ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng bỏ học của học sinh, sự quan tâm của bố mẹ dành cho học sinh cũng như yếu
Trang 37tố kinh tế gia đình ảnh hưởng không nhỏ đến việc bỏ học, nghỉ học của học sinh Một trong những biện pháp can thiệp hiệu quả trong trường học có thể kể đến vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong phòng ngừa hành vi bạo lực tại các xã phường và trong trường học [44]
Từ góc độ giáo dục học, biện pháp đã triển khai thực hiện là vai trò quản lý của giáo viên chủ nhiệm lớp học và chỉ ra những công việc mà giáo viên chủ nhiệm cần phải thực hiện như: quan tâm học sinh, liên hệ với gia đình khi học sinh có vấn
đề, phối hợp với ban Giám hiệu và tổng phụ trách đội để giải quyết kịp thời các vấn
đề của học sinh [69] Tác giả Đặng Hoàng Minh Quân và Phạm Ngọc Kim Giao (2021) thực hiện khảo sát 223 người về sự tác động của giá trị chức năng, xã hội và cảm xúc với thanh niên chơi game Kết quả cho thấy nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến ý định chơi game lại là giá trị cảm xúc, sau đó là nhân tố giá trị xã hội và cuối cùng là nhân tố giá trị chức năng [72] Cùng nghiên cứu về nghiện mạng xã hội, Phạm Thị Kim Yến và cộng sự (2022) thực hiện khảo sát trên 195 học sinh trường Trung học cơ sở Minh Trí, tỉnh Trà Vinh với kết quả là 39.0% học sinh nghiện mạng xã hội, nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ giữa nghiện mạng xã hội với giao tiếp bên ngoài của học sinh [102]
Tác giả Nguyễn Ngọc Hải (2012) thực hiện nghiên cứu tội phạm vị thành niên tại 4 trường giáo dưỡng thuộc Bộ Công an tại Ninh Bình, Đà Nẵng, Đồng Nai và Long An với tổng số 2.009 người chưa thành niên Kết quả cho thấy 78.2% nghiện game online, 86.8% bỏ học; 80.9% bỏ nhà đi lang thang Các yếu tố ảnh hưởng gồm gia đình có người thân vi phạm pháp luật là 25%, sử dụng ma túy là 10.7%, chứng kiến bạo lực gia đình thường xuyên 51% Từ đó tác giả nhấn mạnh vai trò của nhà trường trong việc quản lý học sinh, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh để các em nhận biết được hậu quả của các vấn đề từ đó bảo vệ cho chính mình [21] Từ nghiên cứu trên, tác giả đã đưa ra một số biện pháp về thay đổi cách giáo dục trong trường học, cải thiện mối quan hệ thầy trò
Các biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường thông qua hoạt động phòng ngừa, hoạt động truyền thông, hoạt động giáo dục, hoạt động tham vấn và hoạt động kết nối nguồn lực Các hoạt động đạt kết quả cơ bản song vẫn còn hạn chế như hoạt động tham vấn chỉ dừng ở chia sẻ cảm xúc, lo lắng của học sinh, với hoạt động kết nối chỉ thực hiện khi xảy ra bạo lực học đường thì mới có sự liên hệ giữa nhà trường và gia đình [71]
Trang 38Các công trình nghiên cứu đã tìm hiểu và nghiên cứu nhiều phương diện khác nhau của vấn đề từ góc độ tâm lý học, góc độ xã hội học, góc độ giáo dục, quản lý giáo dục trong việc can thiệp hỗ trợ học sinh gặp vấn đề trong trường học, các nghiên cứu này đã có những đóng góp nhất định trong hỗ trợ học sinh giải quyết vấn đề như đã chỉ ra vai trò của gia đình, của trường học, xây dựng các mô hình tham vấn, biện pháp từ chính sách, truyền thông của xã hội Tuy nhiên chưa có nghiên cứu tiếp cận giải quyết vấn đề từ nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ, can thiệp cho học sinh THCS trong trường học
1.2 Những nghiên cứu về công tác xã hội trường học
Những nghiên cứu về mô hình công tác xã hội trong trường học
Năm 1976, Hiệp hội nhân viên CTXH ở Mỹ xây dựng tiêu chuẩn hành nghề trong lĩnh vực CTXH trường học, tiêu chuẩn hóa và chuyên môn hóa công tác xã hội học đường, từ những năm 1985 đến nay thì CTXH trường học ở Mỹ phát triển mạnh, cung cấp các giải pháp giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến học sinh [16] Trong nghiên cứu của các tác giả tại Mỹ đã mô tả bốn mô hình CTXH trong trường học và chỉ ra nhiệm vụ của nhân viên CTXH trong trường học như sau: (1)
Mô hình lâm sàng truyền thống; (2) Mô hình trường học cộng đồng; (3) Mô hình trường học thay đổi; (4) Mô hình tương tác xã hội [98] Sự khác biệt giữa bốn mô hình thể hiện rõ ở cách tiếp cận, với mô hình truyền thống tập trung vào tham vấn,
tư vấn cho các cá nhân; với mô hình cộng đồng tập trung vào sự tác động của gia đình trường học và cộng đồng; với mô hình thứ ba tập trung vào học sinh giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên trong trường học và mô hình thứ tư tác động vào các bên nhằm cùng phát triển
Có thể thấy hiện nay, công tác xã hội trường học thường được thực hiện với
3 mô hình sau: Thứ nhất là tổ chức công tác xã hội phi lợi nhuận trong trường học,
có những dịch vụ phục vụ ngay trong nhà trường và ít nhất có một người làm công tác xã hội chuyên nghiệp, thường trực trong nhà trường để làm công tác chuyên môn Thứ hai, là đơn vị công tác xã hội trường học trực thuộc phòng công tác học sinh, sinh viên và phòng giáo dục tư tưởng đạo đức trong nhà trường do nhân viên
đã được đào tạo đúng chuyên ngành công tác xã hội trường học đảm nhận Thứ ba,
là nhân viên công tác xã hội trường học được cử từ cơ quan chuyên trách tới làm việc định kỳ trong các trường học [54]
Trang 39Tác giả Laura A Richard và cộng sự (2014) thực hiện nghiên cứu dựa trên khảo sát 487 nhân viên CTXH trong trường học tại Louisiana, kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các nhân viên CTXH trong trường học đều được đánh giá và giám sát hàng năm tuy nhiên vai trò của nhân viên CTXH không được thể hiện rõ nét bởi lẽ chính sách và các yếu tố luật pháp, tiêu chuẩn đạo đức theo quy định không rõ ràng chính vì thế mà hiệu suất công việc của họ không cao khi làm việc với học sinh Nghiên cứu đã chỉ ra được mô hình CTXH ở các cấp độ khác nhau và nhiệm vụ của từng cấp độ nhân viên CTXH phải làm gì tuy nhiên hạn chế của nghiên cứu này chủ yếu đo lường giá trị bên ngoài, khảo sát qua email, nhân viên xã hội được khảo sát không phải là tất cả của các trường tại Louisiana, tuy nhiên kết quả nghiên cứu có thể làm cơ sở cho các nghiên cứu sau sâu hơn về thực hành CTXH trường học ở các bang khác và các quốc gia khác trên thế giới [120]
Hình 1.1: Mô hình thực hành CTXH trường học
Nguồn: Richard, L (2012) School social workers: Effectiveness measures,
year 2 Unpublished report submitted to Louisiana Department of Education
Hình 1.1 là mô hình thực hành CTXH trường học xem xét bối cảnh xã hội và chính trị cũng như các hệ thống khác nhau gồm trường học, cộng đồng và gia đình Nhân viên CTXH học đường giải quyết các vấn đề ảnh hưởng đến học sinh và hỗ trợ các biện pháp can thiệp nhằm giảm bớt những khó khăn mà học sinh gặp phải trong trường học Bốn lĩnh vực thực hành – vi mô, vĩ mô, đánh giá và giám sát được lồng ghép vào trong mô hình này Tại trung tâm của mô hình là các giá trị cốt lõi và
kỹ năng cần thiết để thực hành hiệu quả dựa trên cả bốn lĩnh vực thực hành: vận động chính sách, năng lực văn hóa, cộng tác giữa gia đình, nhân viên và cộng đồng, trách nhiệm giải trình và ra quyết định Có thể nói mô hình này giúp các nhà quản lý
Trang 40và nhân viên phi xã hội hiểu được vai trò của nhân viên CTXH trong trường học và tầm quan trọng của phương pháp tiếp cận sinh thái của họ trong giải quyết các nhu cầu của học sinh Cùng nghiên cứu về mô hình CTXH trường học, Andy J Frey và cộng sự (2012) đã đưa ra mô hình như sau (xem hình 1.2)
Hình 1.2: Mô hình CTXH trường học toàn diện Nguồn: Andy J Frey và cộng sự (2012)
Mô hình trên được đề xuất cho các dịch vụ CTXH học đường toàn diện và tích hợp dựa trên bốn cấu trúc chính và ba tính năng thực hành là gia đình, trường học và cộng đồng để hỗ trợ học tập và các vấn đề liên quan đến hành vi của học sinh ở trường Các cấu trúc chính trong mô hình này gồm quan điểm công bằng xã hội, cách tiếp cận sinh thái, thực hành đạo đức – pháp lý và thực hành cung cấp thông tin Ba tính năng thực hành là cung cấp các dịch vụ sức khỏe tâm thần có liên quan đến giáo dục tạo môi trường lành mạnh để thúc đẩy học tập và tận dụng nguồn lực [106] Như vậy qua các
mô hình công tác xã hội trường học cho thấy sự hình thành và phát triển của công tác
xã hội trong trường học có từ rất lâu trên thế giới và tại các nước phát triển đã đưa ra những quy định, tiêu chuẩn rõ ràng, mỗi quốc gia đưa ra mô hình riêng phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và văn hoá của nước mình
Tại Hồng Kông, nhân viên CTXH được Bộ phúc lợi xã hội (SWD), các cơ quan chính phủ và các tổ chức giáo dục đánh giá, ghi nhận bằng nhiều văn bản chính thức khác nhau, dịch vụ CTXH trường học ở Hồng Kông nhằm giúp học sinh giải quyết các vấn đề khó khăn, các rủi ro gặp phải trong học tập và cuộc sống hoặc trong quá trình phát triển tâm lý [138], [148]
Tại Singapore, hoạt động công tác xã hội nhóm trong trường học được áp dụng ở ba cấp độ gồm: phòng ngừa, phát triển/can thiệp sớm và hỗ trợ điều trị, tuy nhiên trong hoạt động nhóm thì nhân viên CTXH ưu tiên hơn ở hoạt động phòng