Giáo án Kế hoạch bài dạy Bảo kính cảnh giới , ngữ văn lớp 10. Giáo án được soạn theo chương trình 2018. Giáo án Kế hoạch bài dạy Bảo kính cảnh giới , ngữ văn lớp 10. Giáo án được soạn theo chương trình 2018. Giáo án Kế hoạch bài dạy Bảo kính cảnh giới , ngữ văn lớp 10. Giáo án được soạn theo chương trình 2018.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
THỰC TẬP SƯ PHẠM
THỰC HÀNH DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG THPT LIÊN CHIỂU
KẾ HOẠCH BÀI DẠY NGỮ VĂN 10
BẢO KÍNH CẢNH GIỚI – NGUYỄN TRÃI
(Gương báu răn mình – Bài 43)
ĐÀ NẴNG, THÁNG 1/2024
Tên giáo sinh : Lê Đàm Phương Oanh
Chuyên ngành : Sư phạm Ngữ văn
Mã số sinh viên : 3170120077
Giáo viên hướng dẫn : Võ Thị Nguyên Thủy
Trang 2Trường: THPT Liên Chiểu
GVDH: Lê Đàm Phương Oanh
Lớp: 10/……
Ngày soạn: 17/1/2024 Ngày thực hiện: 21/1/ 2024 Tiết theo PPCT: 59,60
BÀI 6: NGUYỄN TRÃI – “DÀNH CÒN ĐỂ TRỢ DÂN NÀY”
Tiết 59, 60: BẢO KÍNH CẢNH GIỚI (Gương báu răn mình) (Bài 43)
- Nguyễn Trãi -
(Thời lượng thực hiện: 02 tiết)
I YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1 Năng lực:
a Năng lực đặc thù:
- HS nhận biết được đặc điểm hình thức của thể loại thơ Nôm Đường luật và nội dung của chùm thơ Bảo kính cảnh giới
- HS nhận biết và phân tích được giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Bảo kính cảnh giới (bài 43)
- HS hiểu được tầm vóc tư tưởng, vẻ đẹp tâm hồn của tác giả thể hiện trong bài thơ
b Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự quyết định cách giải quyết vấn đề học tập, tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, giải quyết vấn đề học tập của bản thân và các bạn
- Giao tiếp và hợp tác: Tăng cường khả năng trình bày, diễn đạt ý kiến, ý tưởng trước lớp, tổ nhóm học tập, tương tác tích cực với các bạn trong tổ nhóm, khi thực hiện nhiệm vụ hợp tác
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Chủ động đề ra kế hoạch dự án, thực hiện sáng tạo nhiệm vụ học tập cá nhân và nhóm học tập
2 Phẩm chất:
- Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, đất nước, tình cảm gắn bó với cuộc sống của người dân
- Kính trọng, biết ơn và học tập những nhân vật kiệt xuất đã có đóng góp lớn lao cho lịch sử và văn hoá dân tộc
II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV, Kế hoạch bài dạy;
- Máy chiếu, máy tính, hình ảnh liên quan đến bài học;
- Phiếu học tập, hệ thống câu hỏi định hướng,…
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức và kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
1 HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)
Trang 3a Mục tiêu:
- Khơi gợi sự hiểu biết đã có về thể loại thơ Nôm Đường luật
- Tạo tâm thế, khơi gợi sự hứng thú, kết nối nội dung bài học
b Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN
*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Em hãy kể tên một số bài thơ Đường
luật đã học (ở CT Ngữ văn THCS và Bài 2
– Vẻ đẹp của thơ ca, SGK Ngữ văn 10, tập
một)
Câu 2: Từ kiến thức đã học, hãy chỉ ra đặc
điểm hình thức của thể thơ này (số tiếng
trên một dòng, số câu trong một bài, quy
định về niêm, luật, )
HS tiếp nhận nhiệm vụ
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh
lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ độc lập và trả
lời
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS trả lời theo hình thức cá nhân
* Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV nhận xét, định hướng kiến thức và dẫn
vào bài
Câu 1: Một số bài thơ Đường luật đã học : Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến); Qua đèo Ngang (Bà huyện Thanh Quan); Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương) …
Câu 2: Đặc điểm hình thức của thể thơ Thất ngôn Đường luật:
+ số tiếng trên một dòng: 7 + số câu trong một bài: 8 câu – bát cú
4 câu – tứ tuyệt + Gieo vần ở cuối câu 1,2,4,6,8 (với thể thất ngôn bát cú) và cuối câu 1,2,4 (với thể thất ngôn tứ tuyệt)
+ Với thể thất ngôn bát cú, câu 3 và câu 4 thường đối nhau, câu 5 và câu 6 thường đối nhau, tiếng thứ 2, 4, 6 niêm với nhau
2 HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 2.1 NỘI DUNG 1: Đọc và tìm hiểu khái quát về tác phẩm
a Mục tiêu:
- Nhận biết được đặc điểm hình thức của thể loại thơ Nôm Đường luật
- Nắm được một số tri thức về chùm thơ Bảo kính cảnh giới.
b Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS dựa vào phần
chuẩn bị bài ở nhà, em hãy:
Câu 1: Nêu những hiểu biết của
mình về thể loại thơ Đường luật?
I TÌM HIỂU CHUNG
1 Thơ Nôm Đường luật
- Là thể loại thơ được sáng tác theo thể thơ Đường luật, viết bằng chữ Nôm, hình thành vào thế kỉ XIII
Trang 4Câu 2: Nêu vị trí, xuất xứ của văn
bản?
Câu 3: Nêu thể loại của bài thơ?
Câu 4: Chia bố cục và nêu nội
dung chính của các phần?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS dựa vào phần chuẩn bị ở nhà
để thực hiện các nhiệm vụ của
GV
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV mời HS báo cáo theo hình
thức cá nhân
- HS lắng nghe, nhận xét, bổ sung
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV nhận xét: Mô hình kết cấu
của 1 bài thơ Đường luật thường
là 2/2/2/2; 4/4; 6/2
Có sự cách tân về mặt hình
thức
- Đặc điểm:
+ Sáng tạo dựa trên mô hình chữ Nôm
+ Cách tân về đề tài, thi liệu, cảm hứng, bút pháp, ngôn ngữ thơ
+ Có sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố Nôm (đề tài, chủ đề hướng tới những vấn đề của đất nước, dân tộc; ngôn ngữ - chữ Nôm; từ ngữ giản dị, thuần Việt, thể thơ thất ngôn xen lục ngôn …) và yếu tố Đường luật (đề tài, chủ đề hướng tới những quan niệm, phạm trù Nho giáo, Đạo giáo; dùng từ Hán Việt, sử dụng điển cố, điển tích, hình ảnh tao nhã, mang tính quy phạm về luật bằng trăc, niêm …)
- Thành tựu:
+ Dòng văn học viết tiếng Việt chính thức xuất hiện, tồn tại, phát triển song hành cùng dòng văn học chữ Hán
+ Góp phần quan trọng vào việc tạo nên diện mạo của nền thơ trung đại Việt Nam
Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi là một đỉnh cao của thơ Nôm Đường luật, đánh dấu bước khởi đầu đẹp đẽ của nền thơ tiếng Việt thời trung đại
2 Bảo kính cảnh giới
a Vị trí, xuất xứ:
- Bảo kính cảnh giới (bài 43) là chùm thơ gồm
61 bài trong tổng số 254 bài của Quốc âm thi tập
- Nội dung:
+ Giáo huấn, những trăn trở, suy tư về thế sự + Những khoảng khắc thư nhàn, hòa mình với thiên nhiên, cuộc sống nơi thôn dã
- Chùm thơ thể hiện tư tưởng, nhân cách của bậc hiền lương và vẻ đẹp phong phú của tâm hồn nghệ sĩ
b Thể loại bài thơ: Thất ngôn xen lục ngôn.
c Bố cục: Bài thơ gồm 3 phần:
Trang 5+ Phần 1: câu 1 – Hình ảnh thi nhân + Phần 2: 5 câu tiếp - Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên, cuộc sống
+ Phần 3: 2 câu cuối - Tấm lòng của thi sĩ
2.2 NỘI DUNG 2 : KHÁM PHÁ VĂN BẢN
a Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật của bài thơ
Bảo kính cảnh giới (bài 43)
b Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN
1 Hình ảnh thi nhân
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu
- Những từ ngữ nào trong câu
thơ đầu nói lên cuộc sống và tâm trạng của nhân vật trữ tình?
- Em cảm nhận được điều gì về
tâm thế của nhà thơ?
HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ, trao đổi, thảo luận
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV gọi cá nhân báo cáo sản phẩm.
- Các HS còn lại lắng nghe, bổ sung,
phản biện
Bước 4: Đánh giá và kết luận
GV nhận xét, bổ sung và chốt lại kiến
thức
II KHÁM PHÁ VĂN BẢN
1 Hình ảnh thi nhân
- Hoàn cảnh sống của Nguyễn Trãi trong những ngày về ở ẩn:
+ “Rồi”: Là một từ cổ có nghĩa là rảnh rỗi, nhàn hạ
+ “Ngày trường”: Ngày dài, chỉ khoảnh thời gian rảnh rỗi
+ Hóng mát: Hoạt động an nhàn, tĩnh tại, thư thái
- Câu thơ lục ngôn, ngắt nhịp 1/2/3
→ Tâm thế an nhàn, thảnh thơi của tác giả Nguyễn Trãi một đời bận rộn, tận tâm vì đất nước, đây là những giây phút hiếm hoi của cuộc đời (khoảng thời gian hiếm hoi ít ỏi trong cuộc đời con người “thân” không nhàn
mà “tâm” cũng không nhàn)
2 Vẻ đẹp bức tranh thiên
nhiên, cuộc sống Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
(1) GV chia lớp thành 8 nhóm và
hướng dẫn thực hiện PHT (2) GV phân công nhóm 1,2,3,4
thực hiện PHT A 4 nhóm còn lại thực hiện PHT B
2 Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên, cuộc sống
a Bức tranh thiên nhiên
- Từ ngữ chỉ màu sắc: “lục”, “đỏ”, “hồng” => gam màu tươi tắn, rực rỡ
- Từ ngữ chỉ trạng thái:
+ đùn đùn: trào ra hết lớp này đến lớp
khác
+ phun : tuôn trào mãnh liệt
Trang 6(3) Các nhóm thực hiện PHT trong
vòng 5p và cử đại diện báo cáo sản phẩm
(4) GV đặt câu hỏi: Từ kết quả
thảo luận, em hãy rút ra những nét đặc sắc trong cách cảm nhận thiên nhiên và bút pháp tả cảnh của tác giả?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ, trao đổi, thảo luận
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- 1 HS đại diện trình bày sản phẩm
của nhóm
- GV gọi hs nhóm khác nhận xét, bổ
sung câu trả lời của nhóm bạn
Bước 4: Đánh giá, nhận định
GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến
thức
+ tịn: lan tỏa khắp không gian
Các động từ mạnh thể hiện sức sống mãnh liệt của cảnh vật ( Có một cái gì thôi thúc từ bên trong, đang ứa căng, đầy sức sống.)
- Các chi tiết miêu tả hình ảnh: “Hòe”, “tán rợp trương”, “thạch lựu”, “hồng liên”
=> Hình ảnh đặc trưng của ngày hè
Hình ảnh cây hoè: được miêu tả với màu
“lục”, tán cây “đùn đùn” – gợi vẻ đẹp của vòm lá xanh tươi, bừng bừng sức sống;
“rợp trương” như chiếc ô màu xanh, cành nhánh lớn lên từng giây phút, đổi thay
“trông thấy”
Hình ảnh hoa lựu: tín hiệu đặc trưng của mùa hè, căng tràn nhựa sống, bật lên thành
“thức đỏ” rực rỡ nơi đầu cành
Hình ảnh ao sen: dẫu cuối mùa vẫn gợi liên tưởng về một không gian thanh khiết
=> Bức tranh cảnh ngày hè chan hòa ánh sáng, màu sắc và hương thơm
=> Tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống:
+ Tâm trạng thư thái khi đón nhận cảnh vật thiên nhiên
+ Cảm nhận thiên nhiên bằng tất cả các giác quan Thiên nhiên qua cảm xúc của nhà thơ trở nên sinh động, đáng yêu và tràn đầy nhựa sống
b Bức tranh cuộc sống
- Từ ngữ chỉ hình ảnh: “chợ cá làng ngư phủ”,
“lầu tịch dương”
- Từ ngữ chỉ âm thanh: “ Lao xao”, “Dắng dỏi”
+ Tiếng lao xao của chợ cá: âm thanh đặc trưng của làng chài
+ Tiếng ve inh ỏi – âm thanh đặc trưng của ngày hè
Trang 7Âm thanh của phiên chợ cá nơi làng chài, tiếng ve vang lên rộn rã trong buổi hoàng hôn gợi nhịp sống thanh bình, yên ấm
Tiếng đàn ve “dắng dỏi” khiến lầu tịch dương vốn im ắng, tĩnh lặng bỗng trở nên rộn
rã, tươi vui,…
=>Thời gian: Cuối ngày, lúc mặt trời sắp lặn, nhưng sự sống dường như không dừng lại
=> Bức tranh của chiều quê thanh bình, no ấm
- Nghệ thuật: đối, đảo ngữ, từ láy
=> Tác giả có sự giao cảm mạnh mẽ và tinh tế với thiên nhiên cảnh vật và cuộc sống con người
=> Đó là bức tranh sinh động có sự kết hợp hài hòa : màu sắc, âm thanh, cảnh vật, con người
=> Bức tranh thiên nhiên, cuộc sống được miêu tả vào thời điểm cuối ngày nhưng sự sống ko ngừng lại Thiên nhiên vẫn vận động với một nguồn sống dồi dào, mãnh liệt
=> Tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu
cuộc sống tha thiết của nhà thơ
=> Qua bức tranh thiên nhiên sinh động và đầy sức sống, ta thấy được sự giao cảm mạnh
mẽ và tinh tế của nhà thơ đối với cảnh vật Nhà thơ đã đón nhận cảnh vật bằng nhiều giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác và cả sự liên tưởng Tất cả cho thấy tấm lòng yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của Ức Trai thi sĩ
* Nét đặc sắc trong cách cảm nhận thiên nhiên và bút pháp tả cảnh của tác giả.
- Cách nhìn, cách cảm nhận thiên nhiên độc đáo: Thiên nhiên đã trở thành khách thể thẩm
mĩ, được quan sát, khám phá bằng nhiều giác quan, luôn nhấn mạnh sự vận động,…
- Cách tái hiện hình tượng thiên nhiên:
Trang 8nghiêng về bút pháp tả thực; màu sắc và
đường nét táo bạo, sống động (khác với bút pháp chấm phá, màu sắc thanh đạm, đường nét hài hoà,… thường gặp trong thơ cổ)
3 Tấm lòng của thi sĩ
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi
Câu 1: Hai câu thơ cuối cho ta hiểu
tấm lòng của Nguyễn Trãi đối với
người dân như thế nào?
Câu 2: Nhận xét giá trị của câu lục
ngôn cuối
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ, trao đổi, thảo luận
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày sản phẩm
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả
lời của bạn
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến
thức
3 Tấm lòng của thi sĩ
- Ước có được chiếc đàn của vua Ngu
Thuấn để gảy khúc Nam phong, ca ngợi cảnh thái bình
- Mong ước “dân giàu đủ khắp đòi
phương”: mong mỏi về cuộc sống an lạc của người dân ở mọi phương trời
- Tâm thế hướng về cảnh vật nhưng tâm
hồn, tình cảm vẫn hướng về người dân lao động
Khát vọng về một cuộc sống no đủ, bình yên cho mọi người dân ở khắp mọi nơi
Là giấc mơ về một xã hội lí tưởng
- Nghệ thuật thể hiện:
+ Sử dụng điển tích + Câu thơ lục ngôn với nhịp 3/3/ngắn gọn dứt khoát thể hiện sự dồn nén cảm xúc của bài thơ
Câu thơ 6 chữ dồn nén cảm xúc cả bài thơ điểm kết tụ của hồn thơ Ức Trai không phải ở thiên nhiên tạo vật mà chính ở cuộc sống con người, ở nhân dân
2.3 NỘI DUNG 3 : TỔNG KẾT
a Mục tiêu:
- Hiểu được giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Bảo kính cảnh giới.
- Hiểu được tầm vóc tư tưởng, vẻ đẹp tâm hồn của tác giả thể hiện trong bài thơ
b Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS:
Hãy khái quát nội dung và những đặc sắc
III TỔNG KẾT
1 Nội dung:
- Vẻ đẹp bức tranh ngày hè được gợi tả một
Trang 9nghệ thuật của đoạn trích?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ, trao đổi, thảo luận
Bước 3: Báo cáo thảo luận
- HS trình bày sản phẩm
- GV gọi hs khác nhận xét, bổ sung câu trả
lời của bạn
Bước 4: Đánh giá và kết luận
GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức
cách sinh động
- Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi: yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống và tấm lòng
ưu ái với dân, với nước
2 Nghệ thuật:
- Hệ thống ngôn từ giản dị, tinh tế, xen lẫn
từ Hán và điển tích
- Sử dụng từ láy độc đáo
- Việt hóa thể thơ Đường luật
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ:
GV tổ chức trò chơi: Hãy chọn câu trả lời đúng
Để HS củng cố kiến thức đã học
Bộ câu hỏi của trò chơi:
Câu 1: Bài thơ Bảo kính cảnh giới nằm trong tập
thơ nào ?
A Thơ chữ Hán
B Quốc âm thi tập
C Ức trai thi tập
D Quốc ngữ thi tập
Câu 2: Dòng nào nêu không đúng vẻ đẹp tâm hồn
nhà thơ qua bài thơ ?
A Tấm lòng thiết tha với cuộc đời
B Tâm hồn yêu thiên nhiên, cảnh vật
C Tấm lòng trăn trở trước thế sự
D Tấm lòng ưu ái với dân với nước
Câu 3: Dòng nào không phải là thành công nghệ
thuật của bài thơ ?
A Sử dụng từ ngữ giản dị, quen thuộc, giàu sức biểu
cảm
Câu trả lời của HS
1 B
2 C
3 B
4 C
5 B
Trang 10B Nhiều điển cố Hán học sâu sắc, hàm súc dư ba
C Hình ảnh trong sáng, hài hòa màu sắc, âm thanh
cuộc sống
D Câu thơ thất ngôn xen lục ngôn, từ láy độc đáo
Câu 4: Cách tác giả dùng các động từ đùn đùn,
giương, phun trong bài thơ cho ta cảm nhận gì về
cảnh mùa hè ?
A Sự nóng nực của mùa hè
B Sự tươi mát của thiên nhiên
C Sự sống mạnh mẽ của thiên nhiên
D Sự nứt nẻ vì nóng của cây cối
Câu 5: Nghĩa của câu thơ Dẽ có Ngu cầm đàn
một tiếng là gì ?
A Muốn đánh một tiếng đàn ở cây đàn của vua Ngu
B Nếu có cây đàn của vua Ngu sẽ đàn khúc nhạc
cho dân no ấm
C Thật là khó để có được cây đàn của vua Ngu
D Dễ gì có được âm thanh tiếng đàn như cây đàn
của vua Ngu
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, lắng nghe, gợi mở
- HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV tổ chức hoạt động
- HS tham gia trò chơi, trả lời câu hỏi
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (Bài tập ở nhà)
a Mục tiêu: Kết nối đọc - viết để học sinh nắm vững phương pháp làm văn, đồng thời
phát triển năng lực ngôn ngữ
b Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS: Viết đoạn văn (khoảng
150 chữ) phân tích một yếu tố “phá cách”
trong Bảo kính cảnh giới, bài 43 Và nộp
tại trang Padlet chung của lớp học
- HS tiếp nhận nhiệm vụ