Tuy nhiên, định nghĩa này không có nhiều khácbiệt so với định nghĩa của LEASEUROPE.Trong thực tiễn cũng như khoa học pháp lý thì theo hợp đồng thuê tài chính, bêncho thuê có nghĩa vụ mua
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA LUẬT KINH TẾ
Tp Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 05 năm 2015
Báo cáo tiểu luận
Trang 2Báo cáo tiểu luận
Trang 3MỞ ĐẦU
Trong thế giới hiện đại, việc sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động xuấtnhập khẩu hàng hóa nói riêng là không thể không sử dụng các loại dịch vụ tài chínhkhác nhau Cùng với sự hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt khi Hiệp định thương mạiViệt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực và Việt Nam tham gia tổ chức thương mại Thế giới,thương mại dịch vụ trong lĩnh vực tài chính chắc chắn sẽ phát triển ở nước ta bởi dịch
vụ tài chính của ngân hàng hay của các công ty tài chính quốc tế sẽ góp phần thúc đẩyhoạt động sản xuất cũng như hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa
Tuy nhiên, thương mại quốc tế là một hoạt động phức tạp, do các chủ thể tham giađều thuộc các quốc gia khác nhau nên có sự khác biệt về mặt ngôn ngữ, phong tục, tậpquán, luật pháp cũng như về khoảng cách địa lý,… là những rào cản khiến cho hoạtđọng ngoại thương giữa các bên trở nên khó khăn hơn Mặt khác, hoạt động xuất nhậpkhẩu thường được thực hiện với giá trị lớn và tiềm ẩn nhiều rủi ro do đối tác khôngthực hiện nghĩa vụ của mình đã được quy định trong hợp đồng Thêm vào đó, trongquá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương, nhà sản xuất hay các thương nhân khôngphải lúc nào cũng có đủ vốn và uy tín để hoàn thành nghĩa vụ của mình hoặc để tạoniềm tin cho phía đối tác Từ những lý do đó, trong thương mại quốc tế, các doanhnghiệp luôn cần có sự tham gia của Ngân hàng thương mại, nhằm hỗ trợ doanh nghiệpgia tăng hiệu quả kinh doanh và thực hiện thương vụ thành công Chính vì vậy, hoạtđộng tài trợ xuất nhập khẩu ra đời được xem là một đòi hỏi tất yếu của thương mạiquốc tế
Tài trợ xuất nhập khẩu là tập hợp các biện pháp và hình thức hỗ trợ về mặt tàichính hoặc uy tín hoặc cả hai một cách trực tiếp hay gián tiếp cho các doanh nghiệphoặc đơn vị kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh thương mại trong một số hoặc tất
cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cungúng dịch vụ trên thị trường thế giới nhằm mục đich sinh lợi
Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu lý thuyết về hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu
- Giới thiệu đầy đủ hơn một số nội dung của hoạt đọng tài trợ xuất nhập khẩu
- Phân tích, đánh giá thực trạng cũng như đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động tài trợxuất nhập khẩu tại Việt Nam
Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu:
Báo cáo tiểu luận
Trang 4- Đối tượng nghiên cứu là hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu.
- Phạm vi nghiên cứu là tìm hiểu bản chất và các quy định của pháp luật về hoạt độngtài trợ xuất nhập khẩu của thế giới nói chung cũng như của Việt Nam nói riêng
Phương pháp nghiên cứu:
- Tiếp cận, thu thập thông tin, tài liệu thông qua sách tham khảo, tài liệu học tập, cáctrang mạng xã hội uy tín, cũng như các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tàitrợ xuất nhập khẩu
- Tham khảo ý kiến của những người đi trước có kiến thức chuyên sâu về vấn đề này
- Phân tích, đối chiếu, so sánh tìm ra đối chiếu giữa những quy phạm pháp lý và thựctiễn của việc áp dụng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu
Kết cấu đề tài:
Trong bài này, chúng tôi muốn đề cập đến một số loại giao dịch nhằm mục đích tài trợtài chính cho hoạt động xuất nhập khẩu được sử dụng phổ biến trong hoạt động thươngmại quốc tế bao gồm:
Chương 1: Thuê tài chính
Chương 2: Bao thanh toán
Trang 51 Thuê tài chính
1.1 Khái niệm
Trong thực tiễn hoạt động thương mại quốc tế hiện nay, ngân hàng và các công tytài chính thường được yêu cầu cung cấp tài chính cho những hợp đồng thuê tài sản – lànhững công cụ sản xuất như: máy bay, tàu thủy, container,… Người sử dụng nhữngthiết bị máy móc nói trên phải có nghĩa vụ thanh toán cho người cho thuê theo địnhkỳ.Bởi thời hạn thuê có thể kéo dài, do đó người cho thuê có thể phải chịu những rủi rođáng kể về mặt tài chính
Nếu chủ sở hữu sẵn sàng chịu những rủi ro về mặt tài chính đó thì họ tham gia vàoquan hệ hợp đồng với tư cách là người cho thuê Trong trường hợp này, hợp đồngđược ký kết giữa người cho thuê và người thuê được coi là hợp đồng thuê tài sản thôngthường Ví dụ: hợp đồng thuê tài sản được quy định tại mục 5 Chương 2 Bộ luật Dân
sự Việt Nam Nếu chủ sở hữu không muốn chịu rủi rotaif chính thì họ sẽ ký kết hợpđồng cho thuê tài chính trong thương mại quốc tế (Hợp đồng Leasing)
Hợp đồng thuê tài chính là một đặc thù của hợp đồng thuê tài sản Hợp đồng nàyđược áp dụng trong hoạt động thương mại của Hoa Kỳ vào giữa thế kỷ XIX và từ nửasau thế kỷ XX bắt đầu sử dụng một cách rộng rãi trong hoạt động thương mại của cácnước Tây Âu, Nhật Bản và hiện nay được sử dụng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới
Ở Việt Nam, các quan hệ thuê tài chính được pháp luật điều chỉnh còn ở mức độ hếtsức khiêm tốn, mặc dù vậy một số công ty đã sử dụng hợp đồng này để mua sắm máymóc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh Ví dụ: nhiều máy bay mà Vietnam Airlinesđang sử dụng hiện nay là đối tượng của hợp đồng thuê tài chính
Vậy, hợp đồng thuê tài chính và hợp đồng thuê tài chính quốc tế là gì? Bản chấtpháp lý của chúng?
Trên cơ sở kinh nghiệm của Hoa Kỳ trong lĩnh vực thuê tài chính và tổng kết thựchiện hoạt động thuê tài chính ở các nước Châu Âu, LEASEUROPE năm 1983 đã đưa
ra định nghĩa hợp đồng thuê tài chính, theo định nghĩa này, thuê tài chính động sảnđược đầu tư là máy móc thiết bị của nhà máy, xí nghiệp với mục đích sử dụng chuyênnghiệp Những tài sản này trước hết được các công ty cho thuê tài chính mua riêng đểcho thuê và vẫn thuộc sở hữu của người cho thuê trong thời gian hợp đồng
Như vậy:
Báo cáo tiểu luận
Trang 6- Người thuê tài chính tự chọn đối tượng của thuê tài chính, tự lựa chọn người bán
và sau đó sử dụng đối tượng này cho các mục đích kinh doanh thương mại củamình
- Người cho thuê mua đối tượng cho thuê và là chủ sở hữu của đối tượng này trongthời gian hợp đồng thuê tài chính có hiệu lực
- Người thuê phải chịu mọi rủi ro liên quan đến đối tượng và việc sử dụng đốitượng này
- Thời gian của hợp đồng thuê tài chính phụ thuộc vào thời gian hao mòn của máymóc thiết bị
- Khi hết thời hạn của hợp đồng, người thuê có quyền hoặc trả lại tài sản thuê, hoặcgia hạn hợp đồng, hoặc mua đứt tài sản
Định nghĩa hợp đồng thuê tài chính được soạn thảo với mục đích thể chế hóa hoạtđộng thuê tài chính trong phạm vi EU
Sau đó, trên cơ sở phân tích so sánh thực tiễn thuê tài chính của nhiều nước và kếtquả nghiên cứu của UNIDROIT và Hiệp hội Thuê tài chính quốc tế trong lĩnh vực này,Trung tâm Các nghiệp đoàn đa quốc gia thuộc LHQ (UNCTC) năm 1984 cũng đưa rađịnh nghĩa hợp đồng thuê tài chính Tuy nhiên, định nghĩa này không có nhiều khácbiệt so với định nghĩa của LEASEUROPE
Trong thực tiễn cũng như khoa học pháp lý thì theo hợp đồng thuê tài chính, bêncho thuê có nghĩa vụ mua tài sản của người thứ ba xác định (người bán hay người sảnxuất) theo sự chỉ định của người thuê và giao tài sản này cho người thuê chiếm hữu và
sử dụng trong hoạt động kinh doanh thương mại và người thuê có nghĩa vụ trả tiềnthuê tài sản
Điểm 1 Điều 1 Công ước Ottawa 1988 về thuê tài chính quốc tế quy định, hợpđồng thuê tài chính quốc tế là một giao dịch theo đó một bên (bên cho thuê – là ngânhàng hay các công ty tài chính) phù hợp với những đặc điểm và điều kiện được bên kianhất trí (người thuê) ký kết hợp đồng mua bán với bên thứ ba (người bán) và theo hợpđồng này người cho thuê mua máy móc thiết bị công nghiệp hay những thiết bị khác vànhư vậy tham gia vào hợp đồng cho thuê tài chính với người thuê khi giao cho ngườithuê quyền sử dụng máy móc và được thanh toán theo định kỳ
Báo cáo tiểu luận
Trang 7Hợp đồng thuê tài chính là một giao dịch đặc biệt được sử dụng trong lĩnh vực hoạtđộng thương mại, vì thế chủ thể của nó là những chủ thể chuyên nghiệp trong lưuthông thương mại Trong hợp đồng thuê tài chính có các chủ thể tham gia sau:
- Bên cho thuê thông thường là những công ty tài chính hay là ngân hàng, nóicách khác là những tổ chức thương mại được phép huy động vốn
- Bên thuê tài chính là bên nhận tài sản để tạm thời chiếm hữu và sử dụng trên cơ
sở hợp đồng thuê tài chính
- Người bán là người ký kết hợp đồng mua bán tài sản với bên cho thuê và sau đógiao hàng cho người sử dụng Ở đây, người bán được biết trước rằng người sửdụng tài sản này không phải là người đã trả tiền mua nó, người sở hữu nó mà làngười thuê, người này có quyền trực tiếp có những yêu cầu đối với người bánliên quan đến chất lượng hàng hóa (máy móc thiết bị) hay là nghĩa vụ bảo lãnhcủa người bán Như vậy, điểm đặc biệt của hợp đồng thuê tài chính quốc tế thểhiện ở chỗ: Người thuê tài sản không nằm trong mối liên hệ hợp đồng với ngườibán nhưng lại có một số quyền đối với người bán
Hợp đồng thuê tài chính nội địa và hợp đồng thuê tài chính quốc tế có nội dung vàcác dấu hiệu giống nhau Điểm khác nhau cơ bản giữa chúng là trong hợp đồng thuêtài chính quốc tế trụ sở thương mại của bên cho thuê và trụ sở thương mại của bên thuêphải nằm trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau (Điểm 2 Điều 1 Công ước Ottawa1988)
Dưới góc độ kinh tế, bản chất của hợp đồng thuê tài chính quốc tế là hợp đồng tíndụng tài chính, có nghĩa là người thuê muốn mua sắm máy móc, thiết bị của một ngườibán xác định Tuy nhiên, không có khả năng tài chính để sở hữu chúng Vì vậy, phảiyêu cầu ngân hàng hay công ty tài chính thanh toán Theo nguyên tắc thì tài chính cóthể được cung cấp cho người thuê bằng hình thức khác Ví dụ như cho người thuê vay,tuy nhiên trong trường hợp này người cho vay (ngân hàng hay công ty tài chính) phảithực hiện một số hoạt động nhất định và những hoạt động này thường gắn liền vớinhiều thủ tục phức tạp để trong trường hợp không thu hồi được tiền cho vay có thể đòilại được quyền sở hữu đối với máy móc thiết bị được chuyển giao Thuê tài chính chophép thực hiện việc cho vay trên thực tế nhưng người cho thuê vẫn giữ quyền sở hữuđối với đối tượng hợp đồng thuê tài chính, có nghĩa là người cho thuê chỉ cung cấp tàichính theo hợp đồng thuê tài chính và mối quan tâm chính của họ chỉ là thu lợi nhuận
từ việc cho vay tài sản
Hợp đồng thuê tài chính được sử dụng một cách rộng rãi nhờ việc nó bảo đảm chongười thuê có khả năng được sử dụng những máy móc thiết bị công nghiệp và trong
Báo cáo tiểu luận
Trang 8tương lai có thể được quyền sở hữu đối với máy móc thiết bị này mà không cần phải
bỏ ra một khoản tiền lớn cho đầu tư ban đầu Còn người cho thuê có thể dùng khả năngtài chính của mình để đầu tư một cách có hiệu quả bằng cách mua máy móc thiết bị sau
đó cho thuê và thường là cho thuê dài hạn Người cho thuê hoàn lại vốn đầu tư củamình, bao gồm cả lãi suất bằng cách nhận tiền do bên thuê thanh toán vì đã sử dụng tàisản Trong thực tiễn thương mại quốc tế, thường thì khi hợp đồng thuê tài chính hếtthời hạn, bên thuê mua lại tài sản đã thuê Thông thường cả bên cho thuê và bên thuê
đề được hưởng ưu đãi về thuế, đây cũng là một trong những vấn đề làm cho hợp đồngthuê tài chính trở nên hấp dẫn trong hoạt động thương mại quốc tế
1.2 Đặc điểm
Hợp đồng thuê tài chính là một loại của hợp đồng thuê tài sản, nó được đặc trưngbởi một số dấu hiệu đặc thù Trên cơ sở công ước quốc tế về hợp đồng thuê tài chínhquốc tế, pháp luật của một số nước cũng như thực tiễn áp dụng hợp đồng thuê tài chính
có thể khái quát một số dấu hiệu của hợp đồng thuê tài chính như sau:
- Người cho thuê phải có mục đích cung cấp tài chính (đầu tư), có nghĩa là ngườicho thuê ký kết hợp đồng thuê tài chính với mục đích là đầu tư vào tài sản vàsau đó cho thuê tài sản này, còn tiền do người thuê thanh toán theo bản chất làmột hình thức thu nhập từ việc đầu tư Rõ ràng là người cho thuê không cần tàisản trong hình thức vật chất tự nhiên của nó mà người cho thuê mua tài sản vớimục đích cho thuê để thu lời Ở đây, quyền lợi của người cho thuê dược bảođảm bởi tài sản cho thuê thuộc sở hữu của họ, trong trường hợp người thuêkhông thực hiện nghĩa vụ của mình thì người cho thuê không cần yêu cầu thiệthại mà chỉ đơn giản là yêu cầu trả lại tài sản Như vậy, hợp đồng thuê tài chínhcòn thực hiện chức năng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
- Sau khi ký kết hợp đồng, bên cho thuê mua tài sản do người thuê lựa chọn củangười bán cũng do người thuê chỉ định và giao tài sản đó cho bên thuê Theocông ước Ottawa 1988 về thuê tài chính quốc tế thì đây là dấu hiệu chủ yếu củahợp đồng thuê tài chính Trong trường hợp này, bên cho thuê không chịu tráchnhiệm về sự lựa chọn đối tượng của hợp đồng cũng như sự lựa chọn của ngườibán Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp này, hợp đồng thuê tài chính vẫn códấu hiệu, theo đó bên cho thuê phải mua tài sản sau khi ký kết hợp đồng và việcmua tài sản này nhằm mục đích phục vụ cho việc thực hiện hợp đồng thuê tàichính
- Tài sản được bên thuê thuê chỉ để sử dụng trong hoạt động kinh doanh thươngmại Cũng chính vì mục đích này mà hợp đồng được ký kết Đây là một trongnhững điểm khác biệt quan trọng của hợp đồng thuê tài chính so với hợp đồng
Báo cáo tiểu luận
Trang 9thuê tài sản Thật vậy, hợp đồng thuê tài chính cho phép người có ít tiền có thể
sử dụng tài sản lớn gấp nhiều lần tài sản của mình Vì vậy, nếu tài sản khôngđược sử dụng trong hoạt động kinh doanh thương mại, tức là sinh lời, thì ngườithuê không thể có khả năng trả tiền thuê
- Người thuê đồng thời vừa chiếm hữu vừa sử dụng tài sản được bên cho thuêgiao theo hợp đồng thuê tài chính Nếu người thuê chỉ sử dụng tài sản khôngthôi thì hợp đồng không còn ý nghĩa của hợp đồng thuê tài chính Bởi vì, ngườicho thuê không cần thiết phải giữ lại quyền chiếm hữu đối với tài sản cho thuê.Mục đích của bên cho thuê trong hợp đồng thuê tài chính là thu lợi nhuận thôngqua việc cho thuê tài sản Vì vậy, việc chiếm hữu tài sản đã cho thuê có thể gặpnhiều vấn đề phức tạp, bởi vì trong nhiều trường hợp bên cho thuê có thể phảichịu một số chi phí bổ sung
- Bên thuê có khả năng mua lại đối tượng thuê tài chính nếu việc mua lại nàyđược quy định trong hợp đồng Cũng phải nói rằng, quyền mua lại tài sản thuêcũng được quy định trong mọi hợp đồng thuê tài sản (Bộ luật Dân sự ViệtNam) Tuy nhiên, để mua lại tài sản, người thuê phải trả một khoản tiền muađặc biệt được quy định trong hợp đồng thuê tài sản hay trong thỏa thuận bổsung cho hợp đồng Còn trong hợp đồng thuê tài chính, tiền thuê đồng thời cũng
là tiền mua lại tài sản Tất nhiên, khả năng mua lại đối tượng của hợp đồng thuêtài chính phải được quy định trực tiếp trong hợp đồng
Vì những dấu hiệu nói trên mà một số tác giả coi hợp đồng thuê tài chính là mộtgiao dịch song vụ, gắn liền với hợp đồng mua bán tài sản cho thuê Bên cho thuê theohợp đồng thuê tài chính giao việc thực hiện một phần nghĩa vụ của mình cho ngườibán theo hợp đồng mua bán như là một sự ủy quyền thực hiện nghĩa vụ Theo đó,người bán phải chịu trách nhiệm trước người thuê về chất lượng của tài sản cho thuê
Về phần mình, hợp đồng mua bán được coi là hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba –bên thuê
Phổ biến nhất vẫn là quan điểm theo đó hợp đồng thuê tài chính là hợp đồng babên, trong đó có: người bán, người cho thuê, người thuê, mỗi một người có quyền vànghĩa vụ của riêng mình Quan điểm này được nhiều người ủng hộ và tìm được sự thểhiện của mình trong Công ước Ottawa 1988 về thuê tài chính quốc tế Tuy nhiên, cấutrúc pháp lý của định nghĩa này không đặc trưng cho pháp luật của các nước Châu Âulục địa Bởi vì, luật pháp của các nước này chỉ công nhận sự tồn tại nghĩa vụ của nhiềubên trong giao dịch liên doanh liên kết Vì vậy, đúng hơn hết không nên coi hợp đồngthuê tài chính quốc tế là hợp đồng giữa nhiều bên mà là loại hợp đồng phức tạp, trong
đó có cả quan hệ mua bán và quan hệ thuê tài sản
Báo cáo tiểu luận
Trang 101.3 Cơ sở pháp lý
Hợp đồng thuê tài chính được công nhận trong thực tiễn xét xử của những quốc gia
Ở đó pháp luật không dành riêng những quy phạm để điều chỉnh loại hợp đồng này Vídụ: Hoa Kỳ, Nhật, Đức,… Ở một số quốc gia khác, loại hợp đồng này được pháp luậtđiều chỉnh một cách đặc biệt Ví dụ: ở Liên bang Nga được quy định trong Bộ luật Dân
sự và luật thuê tài chính; ở Pháp luật thuê tài chính 1966; ở Anh – Luật về thuê bánnăm 1965
Văn bản pháp luật quốc tế chủ yếu điều chỉnh hợp đồng thuê tài chính quốc tế làcông ước Ottawa được ký kết ngày 28-5-1988 Việc thông qua Công ước này tạo nên
sự quan tâm đến vấn đề hệ thống hóa việc điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực thuê tàichính ở nhiều quốc gia Liên minh Châu Âu mong muốn các thành viên tham gia Côngước này Những quy định của Công ước Ottawa 1988 được Ủy ban Pháp luật củaLEASEUROPE sử dụng để soạn thảo hợp đồng thuê tài chính mẫu áp dụng trong hoạtđộng thuê tài chính trong phạm vi Châu Âu Hiện nay, số lượng quốc gia tham giaCông ước này không nhiều Vì vậy, các quan hệ phát sinh từ hợp đồng thuê tài chínhquốc tế được điều chỉnh bằng các quy phạm của luật quốc gia
Ở Việt Nam, hợp đồng thuê tài chính được Luật Các tổ chức tín dụng điều chỉnh(Điều 61, 62, 63) Tuy nhiên, văn bản pháp luật này chỉ dừng lại ở mức độ quy địnhquyền và nghĩa vụ của bên cho thuê và bên thuê mà chưa nói rõ bản chất, đặc điểm củahợp đồng thuê tài chính cũng như mối quan hệ giữa người bán và người thuê Việcpháp luật của Việt Nam chưa điều chỉnh một cách toàn diện những quan hệ phát sinh
từ hợp đồng thuê tài chính cũng như chính bản thân hợp đồng thuê tài chính sẽ ảnhhưởng đến hoạt động thương mại quốc tế của nước ta trong quá trình hội nhập kinh tếquốc tế
1.4 Nội dung hợp đồng thuê tài chính
Nội dung cơ bản của hợp đồng thuê tài chính bao gồm các điều khoản chủyếu về quyền và và nghĩa vụ của các bên
1.4.1 Các điều khoản cơ bản của hợp đồng thuê tài chính
Đối tượng của hợp đồng thuê tài chính là mọi tài sản không phải hàng tiêudùng, gồm có: nhà máy xí nghiệp, những loại tài sản khác như: máy móc thiết bị,các phương tiện vận tải, những tài sản là động sản hay bất động sản được sử dụngtrong hoạt động kinh doanh thương mại
Báo cáo tiểu luận
Trang 11Thông thường đối tượng của hợp đồng thuê tài chính là động sản vì những hoạtđộng thương mại có tính hệ thống đại trà thường mang lại nhiều lợi nhuận Đất đai,mặt nước thường không thể là đối tượng của hợp đồng thuê tài chính quốc tế Nhưvậy có thể nói rằng mọi đối tượng hợp đồng thuê tài chính quốc tế là tài sản làngười thuê có thể sử dụng cho mục đích kinh doanh thương mại.
Theo nguyên tắc, đối tượng của hợp đồng thuê tài chính quốc tế là động sản, bấtđộng sản, tuy nhiên theo Công ước Ottawa 1988 không coi bất động sản là đốitượng của hoạt động này do tính đặc thù của giao dịch này trong lưu thông quốc tế
Có thể nhận thấy rằng quy định về bất động sản và động sản trong Công ước Viên
1980 và trong Công ước Ottawa 1988 có một số điểm khác nhau Ví dụ máy bay,tàu thủy, tàu hỏa là bất động sản theo quy định Công ước Viên nhưng trong thực
tiễn thương mại các loại tài sản trên được coi là đối tượng của hợp đồng thuê tài
+ Một là, thị trường bất động sản hiện nay ở Việt Nam qua thất thường, không
có quy luật rõ ràng và tiềm ẩn quá nhiều rủi ro
+ Hai là, tính thanh khoản của thị trường bất đọng sản hiện nay ở thị trườngViệt Nam hiện nay là quá kém
+ Ba là, bất động sản là tài sản bảo đảm thông dụng, là việc để tổ chức tín dụngkinh doanh bất động sản có thể xảy ra các rủi ro về đạo đức
Đối tượng của hợp đồng thuê tài chính quốc tế sau khi được giao cho người
thuê, vẫn thuộc sở hữu của ngươi cho thuê Dưới góc độ kế toán việc tài sản chothuê thuộc sở hữu của người cho thuê cần phải được thể hiện trong sổ sách kế toáncủa người thuê Đây là sự khác biệt cơ bản của hợp đồng thuê tài sản thông thường.Quy định này thể hiện sự cần thiết để giải quyết vấn đề ai là người chịu khấu haođối tượng của thuê tài chính Trong thực tiễn thương mại, tài sản là đối tượng củathuê tài chính nằm trong sổ sách kế toán của người nào thì người đó chịu khấu haotài sản
Thời hạn của hợp đồng thuê tài chính quốc tế do các bên thỏa thuận, phụ thuộcvào giá trị và thời gian khấu hao của tài sản cho thuê Thông thường hợp đồng được
Báo cáo tiểu luận
Trang 12kí dài hạn Tài sản là đối tượng của hợp đồng thuê tài chính được cho thuê trongmột thời gian nhất định, thời hạn này thường là tương đương với thời gian khấu haocủa tài sản cho thuê, tức là thời hạn mà bên cho thuê có thể thu hồi cả vốn lẫn lãi.Khả năng mà hợp đồng thuê tài chính vô hạn hay không quy định thời gian khôngđược pháp luật cho phép cũng như không được công nhận trong tực tiễn hoạt độngthuê tài chính quốc tế Điều này không phải là ngẫu nhiên bởi vì trong hoạt độngthuê tài chính quốc tế đòi hỏi phải có hoạt động tính toán tiền thuê tài sản một cáchchính xác phụ thuộc vào thời hạn của hợp đồng Như vậy khi kí kết hợp đồng, cácbên đã biết thời hạn có hiệu lực Trong trường hợp ngược lại, những tiêu chí rõràng để xác định khả năng tài chính của công ty cho thuê tài chính sẽ mất đi màcông ty tài chính được phép huy động vốn từ bên ngoài.
Giá của hợp đồng thuê tài chính được hiểu là tiền thuê tài sản và bao gồm haiphần: chi phí đầu tư và thù lao của bên cho thuê Tiền thuê tài chính được thanhtoán phụ thuộc vào thời gian hao mòn của tài sản cho thuê
Những chi phí đầu tư bao gồm :
+ Giá thành ban đầu của đối tượng hợp đồng thuê tài chính
+ Lãi suất mà bên cho thuê phải trả cho ngân hàng theo hợp đồng vay tín dụng + Những chi phí liên quan đến bảo lãnh theo hợp đồng nếu có
+ Thuế và những khoản thanh toán khác
+ Những chi phí của bên cho thuê liên quan đến việc thực hiện bảo dưỡng, đại tuđối tượng hợp đồng tài chính nếu bên cho thuê có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụnày
+ Tiền mua bảo hiểm cho đối tượng của hợp đồng thuê tài chính nếu bên cho thuêmua bảo hiểm và nếu hợp đồng tài chính không có quy định khác
Thù lao là khoản tiền được quy định trong hợp đồng thuê tài chính mà bên thuêphải trả cho bên cho thuê ngoài chi phí đầu tư ban đầu Đây cũng chính là thu nhậpcủa bên cho thuê tài sản
Trong thực tiễn thương mại quốc tế, tiền thuê tài sản trong hợp đồng tài chínhđược xác định theo nguyên tắc dưới dạng thanh toán cho toàn bộ tài sản được thuê.Trong trường hợp đối tượng hợp đồng gồm nhiều tài sản có thời hạn sử dụng khácnhau thì tiền thuê sẽ đươc xác định phù hợp và tính vào thời hạn sử dụng của mỗiloại tài sản
Các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam liên quan đến lĩnh vực cho thuê tài chính bao gồm:
Báo cáo tiểu luận
Trang 13- Năm 1995, Thống đốc NHNNVN ban hành thể lệ tín dụng thuê mua (quyếtđịnh 194/QĐ-NH5).
- Nghị định 64/CP VỀ “Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của công tycho thuê tài chính tại việt nam”
- Luật tổ chức tín dụng 1997 ra đời (được sửa đổi, bổ sung năm 2004) tại điều
20, 61 đến 63 quy định hoạt động cho thuê tài chính được điều chỉnh chi tiết
và hệ thống hơn Các văn bản dưới luật là Nghị định 16/2001/NĐ-CP đượcsửa đổi bổ sung bởi nghị định 65/2005/nđ-cp; Nghị định 39/2014/NĐ-CP vềhoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính
Pháp luật Việt Nam quy định các loại hình cho thuê tài chính rất phong phúgồm cho thuê tài chính hai bên, cho thuê tài chính ba bên, mua và cho thuê lại, chothuê tài chính liên kết, cho thuê tài chính hợp tác, cho thuê tài chính giáp lưng.Trong đó một số loại hình có nhiều quan hệ với nhiều hơn 3 đối tượng là ngườicung cấp thiết bị, người cho thuê, người thuê Ví dụ như cho thuê tài chính hợp tác
có thêm vai trò là người cho vay khi mà bên thuê có nhu cầu thuê của nhiều công tycho thuê tài chính vì khả năng vốn của công ty cho thuê tài chính không đảm bảocho bên thuê thuê tài sản Khi này nó sẽ huy động vốn từ nhiều công ty và nhómcông ty này sẽ có một công ty cho thuê tài chính làm đầu mối Hay loại hình chothuê tài chính giáp lưng bên thuê tài sản sẽ cho người khác thuê lại tài sản của mìnhnếu được sự đồng ý của người cho thuê
1.4.2 Quyền và nghĩa vụ của các bên
Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê
Quyền định đoạt đối tượng hợp đồng thuê tài chính thuộc ngươì cho thuê.Người cho thuê có thể đòi lại tài sản trong những trường hợp và theo thủ tục dopháp luật hay hợp đồng thuê tài chính quy định, ví dụ bên thuê không trả tiền thuê.Mua tài sản của người bán do bên thuê chỉ định trên cơ sở hợp đồng mua bánhàng hóa Bên cho thuê, khi mua tài sản, phải thông báo cho người bán biết rằng,tài sản được mua để cho thuê và chỉ rõ tên người thuê Hợp đồng cũng có thể quyđịnh, bên cho thuê tự chọn tài sản và tự chọn người bán Theo quy định của Điều 8Công ước Ottwa 1988, bên cho thuê không chịu trách nhiệm trước người thuê vềchất lượng của đối tượng hợp đồng thuê tài chính, ngoại trừ trường hợp khi màngười thuê chịu những thiệt hại do sự can thiệp của người cho thuê trong việc lựachọn người bán hay đối tượng hợp đồng gây ra cũng như trong trường hợp nếungười thuê quá tin tưởng vào kinh nghiệm của người cho thuê Trong hợp đồngnày, người cho thuê không chịu trách nhiệm trước người thứ ba vê những thiệt hại
Báo cáo tiểu luận
Trang 14thuê, tài sản phải phù hợp với điều kiện của hợp đồng và mục đích sử dụng Theoquy định tại Điều 10 Công ước Ottawa 1988, người thuê có các quyền đối vớingười bán, và người bán phải có nghĩa vụ tương ứng đối với người thuê như là mộtbên của hợp đồng mua bán Tất nhiên người bán không thể chịu trách nhiệm theohợp đồng thuê tài chính trước người cho thuê và người thuê về cùng một thiệt hại.Ngoài ra, người thuê không thể đơn phương hủy hợp đồng mua bán.
Bên thuê không có quyền đưa ra cho bên cho thuê bất kì một yêu cầu nào khácliên quan đến việc người bán không giao hàng, không giao đủ hoặc giao chậmngoại trừ trường hợp là hậu quả những hành vi của bên cho thuê Tuy nhiên, cầnphải chú ý rằng, mặc dù bên cho thuê không chịu trách nhiệm trước bên thuê do tàisản được giao theo hợp đồng thuê tài chính quốc tế không phù hợp với điều kiệnhợp đồng nhưng có quyền cùng với bên thuê đưa ra những yêu cầu liên quan đếnchất lượng máy móc thiết bị cho bên bán
Bởi vì việc sử dụng đối tượng thuê tài chính là mục đích chính của bên thuê,nên đối tượng thuê tài chính thường được đăng kí dưới tên người thuê Theonguyên tắc, trong chứng từ đăng kí có chỉ rõ chủ sở hữu của đối tượng hợp đồngthuê tài chính (người cho thuê), ngoài ra hợp đồng thuê tài chính còn quy địnhnghĩa vụ của bên thuê không có quyền đưa ra một sự thay đổi nào vào chứng từđăng kí nếu không có sự đồng ý của bên cho thuê Trong trường hợp hợp đồng thuêtài chính chấm dứt hiệu lực trước thời hạn hoặc trong trường hợp bên thuê không
sử dụng quyền mua lại đối tượng hợp đồng thuê tài chính, đăng ký của đối tượngnày bị hủy
Bên cho thuê phải bảo đảm cho bên thuê quyền sử dụng đối tượng của hợp đồng
và bảo vệ quyền này khỏi sự can thiệp của người thứ ba , ngoại trừ trường hợp sựcan thiệp này là hậu quả của những hành vi hay sơ suất của chính bên thuê
Quyền và nghĩa vụ của bên thuê
Theo quy định tại Điều 9 Công ước Ottawa 1988 , bên thuê có nghĩa vụ phảiquan tâm một cách đúng mực đến đối tượng của hợp đồng thuê tài chính, sử dụngmục đích này vì mục đích này đối tượng hợp đồng được sản xuất, bảo quản máymóc thiết bị trong những điều kiện phù hợp
Bên thuê có quyền chiếm hữu và sử dụng đối thượng thuê tài chính Quyền nàytheo bản chất là quyền tuyệt đối, nó không thể là đối tượng của việc tranh chấp theonghĩa vụ cuả người cho thuê, ngay cả khi tài sản cho thuê được đăng kí dưới têncủa người cho thuê Tuy nhiên, quyền định đoạt đối tượng của hợp đồng thuê tàichính của bên cho thuê bị pháp luật (nếu có) hay hợp đồng hạn chế Theo nguyên
Báo cáo tiểu luận
Trang 15tắc, chủ sở hữu tài sản có quyền thế chấp tài sản của mình, nhưng nếu người chothuê thế chấp tài sản cho thuê theo hợp đồng cho thuê tài chính quốc tế thì bên thuê
có quyền hủy hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại Bên thuê không có quyềnđịnh đoạt đối tượng thuê tài chính theo ý mình bằng cách chuyển nhượng chongười thứ ba Bên cạnh đó, điểm 2 điều 14 lại cho phép bên thuê giao quyền sửdụng đối tượng hợp đồng hay một quyền nào khác theo hợp đồng cho người thứ banếu được sự đồng ý của bên cho thuê và phải phù hợp với lợi ích của người thứ ba Nghĩa vụ sửa chữa, bảo dưỡng định kì hay đại tu máy móc thiết bị cuả các bênđược quy định trong hợp đồng Theo nguyên tắc chung trong thuê hợp đồng tàichính bên thuê phải thực hiện nghĩa vụ này
Trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng thuê tài chính, bên thuê có nghĩa vụcho phép bên cho thuê tiếp cận đối tượng của hợp đồng, thông tin tài chính, mụcđích sử dụng của bên thuê để xem có phù hợp với mục đích được ghi trong hợpđồng hay không và tuân thủ các điều kiện liên quan đến bảo quản, giữ gìn đốitượng của hơp đồng
Theo quy định của Điều 12 Công ước Ottawa 1988, nếu người giao hàng viphạm nghĩa vụ do không giao hang hay chậm giao hàng cho bên thuê thì bên thuê
có quyền đơn phương hủy bỏ hợp đồng thuê tài chính quốc tế và từ chối nhận thiết
bị Tuy nhiên, bên cho thuê có quyền sữa chữa sai sót của mình bằng cách đề nghịthay thế máy móc thiết bị phù hợp với hợp đồng cho thuê
Bên thuê có quyền chưa thanh toán số tiền thuê theo định kỳ nếu bên cho thuêchưa khắc phục sửa chữa sai sót trong việc thực hiện hợp đồng thuê tài chính quốc
tế bằng cách thay thế máy móc thiết bị phù hợp với điều kiện hợp đồng Nếu bênthuê nhất định đơn phương hủy bỏ hợp đồng thì có quyền yêu cầu bên cho thuêphải trả lại các khoản đã thanh toán
Bảo hiểm cho tài sản thường được người thuê hoặc người cho thuê tiến hànhmua Trong trường hợp đối tượng của hợp đồng được bên cho thuê mua bảo hiểmthì tiền mua bảo hiểm sẽ được tính vào tiền thuê phù hợp với điều kiện của hợpđồng Nếu bên thuê tài chính kí kêt hợp đồng cho đối tượng thuê thì hợp đồng nàyđược kí kết vì lợi ích của bên cho thuê, nghĩa là bên cho thuê sẽ nhận bảo hiểmtrong trường hợp rủi ro
Theo Điều 7 Công ước Ottawa 1988, bên cho thuê vẫn là chủ sỡ hữu của đốitượng thuê tài chính, tức là máy móc, thiết bị, vì vậy trong trường hợp bên thuê bịphá sản thì chủ nợ của bên thuê không có quyền yêu cầu đối với đối tượng thuê tàichính quốc tế
Báo cáo tiểu luận
Trang 16Theo Điều 14 Công ước Ottawa 1988, bên cho thuê có thể chuyển nhượng mộtphần hay tất cả các quyền liên quan đến đối tượng của thuê tài chính quốc tế Tuynhiên sự chuyển nhượng các quyền này không làm ảnh hưởng và làm thay đổi bảnchất của hợp đồng thuê tài chính quốc tế được kí kết trước đó và cũng không miễntrừ một trách nhiệm nào cho bên thuê.
- Bên thuê cho thuê lại tài sản không được sự đồng ý của bên cho thuê
- Nếu bên thuê không bảo quản tài sản thuê theo đúng quy định
- Nếu bên thuê không trả tiền thuê tài sản đúng hạn (có thể hai hay ba lần liêntiếp)
Ngoài ra trong hợp đồng các bên còn có thể quy định một số trường hợp khác màbên cho thuê có thể đơn phương hủy hợp đồng
Bên thuê có thể đơn phương hủy hợp đồng trong trường hợp bên cho thuê khônggiao tài sản thuê đúng thời hạn và yêu cầu bồi thường thiệt hại
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2014/NĐ-CP về hoạt động của công tytài chính và công ty cho thuê tài chính Trườn hợp chấm dứt hợp đồng trước thời hạntại Điều 21 quy định 5 trường hợp có thể chấm dứt hợp đồng trước thời hạn:
+ Bên thuê không thanh toán tiền thuê hoặc vi phạm một trong các điều khoản,điều kiện khác là căn cứ chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính, được quy định tronghợp đồng cho thuê tài chính;
+ Bên thuê bị tuyên bố phá sản, giải thể;
+ Bên cho thuê vi phạm một trong các điều khoản, điều kiện là căn cứ chấmdứt hợp đồng cho thuê tài chính, được quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính;
+ Tài sản cho thuê bị mất, hỏng không thể phục hồi sửa chữa;
+ Bên cho thuê và bên thuê đồng ý để bên thuê thanh toán toàn bộ tiền thuê cònlại trước thời hạn thuê quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính
Bên cho thuê và bên thuê quy định cụ thể trong hợp đồng cho thuê tài chínhviệc chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính
Báo cáo tiểu luận
Trang 17Và Điều 22 quy định xử lý hợp đồng cho thuê tài chính chấm dứt trước hạn:
- Trường hợp hợp đồng cho thuê tài chính chấm dứt trước hạn theo trường hợp
“Bên thuê không thanh toán tiền thuê hoặc vi phạm một trong các điều khoản,điều kiện khác là căn cứ chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính, được quy địnhtrong hợp đồng cho thuê tài chính; và khi Bên thuê bị tuyên bố phá sản, giải
thể” tại Điều 21 Nghị định 39/2014/NĐ-CP, bên thuê phải thanh toán ngay toàn
bộ số tiền thuê còn lại Nếu bên thuê không thanh toán được tiền thuê thì bêncho thuê xử lý tài sản cho thuê như sau:
+ Bên cho thuê có văn bản gửi bên thuê, Ủy ban nhân dân và cơ quan công annơi bên thuê đặt trụ sở chính, đặt tài sản cho thuê, thông báo về việc thu hồi tàisản cho thuê và yêu cầu các cơ quan này trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn của mình áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để giữgìn an ninh, trật tự trong quá trình thu hồi tài sản cho thuê, bảo đảm bên chothuê thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản cho thuê; tiến hành thu hồingay lập tức tài sản cho thuê (trừ trường hợp tài sản cho thuê là đối tượng hoặcvật chứng của vụ án hình sự được xử lý theo quy định của pháp luật hình sự);được cho vay bắt buộc đối với bên thuê để xử lý các chi phí nhằm thu hồi tàisản cho thuê khi bên thuê vi phạm hợp đồng cho thuê tài chính và không tựnguyện bàn giao tài sản;
+ Bên thuê phải dừng ngay việc sử dụng và trao trả tài sản cho thuê cho bên chothuê theo yêu cầu của bên cho thuê, không được có bất kỳ một hành vi cản trởnào đối với việc thu hồi tài sản cho thuê hoặc tiếp tục chiếm giữ, sử dụng tài sảncho thuê; thanh toán toàn bộ số tiền thuê còn lại theo quy định của hợp đồngcho thuê tài chính và các chi phí phát sinh đến việc thu hồi tài sản cho thuê;phải nhận nợ bắt buộc đối với số tiền bên cho thuê cho vay bắt buộc để xử lýcác chi phí nhằm thu hồi tài sản cho thuê khi bên thuê vi phạm hợp đồng chothuê tài chính và không tự nguyện bàn giao tài sản
- Trường hợp hợp đồng cho thuê tài chính chấm dứt trước hạn theo trường hợp : “Bên cho thuê vi phạm một trong các điều khoản, điều kiện là căn cứ chấm dứthợp đồng cho thuê tài chính, được quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính;
và Bên cho thuê và bên thuê đồng ý để bên thuê thanh toán toàn bộ tiền thuêcòn lại trước thời hạn thuê quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính” của
Điều 21 Nghị định 39/2014/NĐ-CP thì thực hiện theo những quy định của hợp
đồng cho thuê tài chính
Báo cáo tiểu luận
Trang 18- Trường hợp hợp đồng cho thuê tài chính chấm dứt trước hạn theo trường hợp :
“Tài sản cho thuê bị mất, hỏng không thể phục hồi sửa chữa” của Điều 21 Nghị
định 39/2014/NĐ-CP thì:
+ Khi tài sản cho thuê bị mất, bị hỏng không thể phục hồi được, bên cho thuêphải có văn bản gửi chính quyền địa phương nơi bên thuê đặt trụ sở chính, đặttài sản cho thuê, thông báo về việc tài sản bị mất, bị hỏng không thể phục hồiđược và yêu cầu áp dụng các biện pháp trong thẩm quyền theo quy định củapháp luật để bảo đảm bên cho thuê thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tàisản cho thuê; gửi bên thuê thông báo về việc thu hồi tài sản cho thuê bị hỏng vàyêu cầu bên thuê thanh toán toàn bộ số tiền thuê còn lại theo quy định của hợpđồng cho thuê tài chính và chi phí liên quan đến việc thu hồi tài sản cho thuê;+ Bên thuê phải trao trả tài sản cho thuê bị hỏng theo yêu cầu của bên cho thuê,thanh toán toàn bộ số tiền thuê còn lại cho bên cho thuê theo quy định của hợpđồng cho thuê tài chính và các chi phí phát sinh đối với việc thu hồi tài sản chothuê
2 Hợp đồng bao thanh toán
2.1 Khái niệm
Bao thanh toán (factoring) hay nhượng quyền yêu cầu thanh toán, chuyểnnhượng khoản phải thu (assignment of receivables) là việc một tổ chức tín dụng(đơn vị bao thanh toán: factor) mua khoản tiền phải thu của người cung cấp hànghóa, dịch vụ; khoản tiền này phát sinh do người đó đã hoặc sẽ cung cấp hàng hóa,dịch vụ cho khách hàng của nó trên cơ sở hợp đồng mua bán hay cung cấp hànghóa, dịch vụ đã được giao kết
Bao thanh toán thực sự phát triển mạnh từ đầu thế kỷ XX, đặc biệt là ở Mỹ, làkết quả của sự phân công lao động hợp lý trong xã hội Theo đó, người sản xuất,phân phối hàng hóa hay cung ứng dịch vụ chỉ tập trung vào hoạt động sản xuất, bánhàng và cung ứng dịch vụ; việc quản lý và thu tiền từ việc bán hàng hay cung ứngdịch vụ sẽ được tổ chức tín dụng đảm trách Hoạt động bao thanh toán là sự kết hợpcủa các dịch vụ như tài trợ vốn, đánh giá rủi ro tín dụng, quản lý sổ sách, thu hộ, tưvấn Lợi ích của hoạt động bao thanh toán rất đa dạng, đặc biệt đối với các doanhnghiệp vừa và nhỏ, giúp nhà sản xuất có vốn để tiếp tục hoạt động, duy trì đượcmức nhân công và quy mô sản xuất; giúp cho các doanh nghiệp sản xuất hàng thời
vụ tiến hành hoạt động sản xuất quanh năm, tránh hiện tượng sa thải công nhân khihết thời vụ; giúp doanh nghiệp phát triển với tốc độ nhanh hơn…
Báo cáo tiểu luận
Trang 19Với tầm quan trọng và sự phát triển của hoạt động bao thanh toán trong nềnkinh tế, pháp luật các quốc gia ngày nay đều có quy định điều chỉnh hoạt động này.Không những thế, nhiều nỗ lực trong việc thống nhất chế định bao thanh toán trênphạm vi quốc tế đã được tiến hành, như Công ước Ottawa về bao thanh toán quốc
tế năm 1988 do UNIDROIT xây dựng, Bộ quy tắc các tập quán trong bao thanhtoán quốc tế do các doanh nghiệp bao thanh toán thiết lập, và Công ước của Liênhiệp quốc về chuyển nhượng khoản phải thu trong thương mại quốc tế năm 2001
do UNCITRAL soạn thảo
Theo Điều 1 Công ước Ottawa về bao thanh toán quốc tế, bao thanh toán là mộthoạt động được tiến hành trên cơ sở hợp đồng bao thanh toán giao kết giữa ngườicung cấp hàng hóa, dịch vụ và đơn vị bao thanh toán Cụ thể:
UNIDROIT CONVENTION ON INTERNATIONAL FACTORING - Article 1:
1 - This Convention governs factoring contracts and assignments of receivables as described in this Chapter
2 - For the purposes of this Convention, "factoring contract" means a contract concluded between one party (the supplier) and another party (the factor) pursuant
to which:
(a) the supplier may or will assign to the factor receivables arising from contracts
of sale of goods made between the supplier and its customers (debtors) other than those for the sale of goods bought primarily for their personal, family or household use;
(b) the factor is to perform at least two of the following functions:
- finance for the supplier, including loans and advance payments;
- maintenance of accounts (ledgering) relating to the receivables;
- collection of receivables;
- protection against default in payment by debtors:
(c) notice of the assignment of the receivables is to be given to debtors
3 - In this Convention references to "goods" and "sale of goods" shall include services and the supply of services
Theo đó:
a Người cung cấp chuyển giao hay sẽ chuyển giao cho đơn vị bao thanh toán
khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa người cung
Báo cáo tiểu luận
Trang 20cấp và khách hàng của nó (người mua, con nợ), trừ hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ phục vụ mục đích tiêu dùng hay cá nhân.
b Đơn vị bao thanh toán phải thực hiện ít nhất hai trong số các hành vi sau:
– Tài trợ cho người cung cấp, bao gồm cả việc cho vay hay trả tiền trước;
– Thực hiện các hoạt động kế toán, sổ sách liên quan đến khoản phải thu;
– Thu tiền đối với khoản phải thu;
– Tiến hành các biện pháp bảo vệ trong trường hợp người mua (con nợ) không thanh toán
c Thông báo việc chuyển nhượng khoản phải thu cho người mua (con nợ).
Ở Việt Nam, hoạt động bao thanh toán đã từng được các tổ chức tín dụng
(TCTD) thực hiện nhưng chủ yếu dưới hình thức của một hợp đồng tín dụng dopháp luật ngân hàng chưa có quy định cụ thể về hoạt động bao thanh toán, trongkhi lại bắt buộc cho vay trên cơ sở phải có bảo đảm bằng tài sản Để tạo khungpháp lý cho hoạt động bao thanh toán nhằm đa dạng hóa các hình thức cấp tíndụng, tuân thủ cam kết của Việt Nam về hoạt động bao thanh toán trong Hiệp địnhThương mại Việt-Mỹ, đặc biệt sau khi có Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật các tổ chức tín dụng năm 2004, cho phép TCTD được tự quyết định trong việccho vay hay cấp tín dụng nói chung trên cơ sở có bảo đảm hay không có bảo đảmbằng tài sản, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quy chế bao thanh toán kèm theoQuyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN Theo Quy chế này, “bao thanh toán là mộthình thức cấp tín dụng của TCTD cho bên bán hàng thông qua việc mua lại cáckhoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá đã được bên bán hàng và bênmua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán hàng”
Như vậy, hoạt động bao thanh toán của TCTD là một hình thức cấp tín dụngcho các nhà sản xuất, phân phối hàng hóa, hay cung cấp dịch vụ Chênh lệch giữa
số tiền thu từ người mua trên cơ sở khoản phải thu và số tiền ứng trước cho ngườibán khi mua khoản phải thu là lãi cấp tín dụng và phí quản lý sổ sách, phí bù đắprủi ro tín dụng cùng các chi phí khác liên quan Khác với hoạt động chiết khấuthương phiếu, hoạt động bao thanh toán diễn ra trước khi có sự tồn tại của thươngphiếu (hối phiếu hay lệnh phiếu) Khác với hoạt động cho vay có bảo đảm bằngkhoản phải thu, khoản phải thu trong hoạt động bao thanh toán được (hay sẽ được)chuyển giao cho đơn vị bao thanh toán, và hoạt động bao thanh toán còn liên quanđến nhiều dịch vụ khác ngoài tài trợ vốn
Báo cáo tiểu luận
Trang 21Tuy nhiên, phải thấy rằng khái niệm bao thanh toán theo quy định của Điều 2 vàĐiều 4 Quy chế bao thanh toán như vậy là chưa đầy đủ, chỉ dừng lại đối với khoảnphải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa, không đề cập đến khoản phải thu phátsinh từ việc cung ứng dịch vụ trên cơ sở hợp đồng giao kết giữa bên cung ứng vàbên mua Pháp luật các quốc gia có hoạt động bao thanh toán phát triển cũng nhưĐiều 2 Công ước của Liên hiệp quốc về chuyển nhượng khoản phải thu năm 2001đều không có sự phân biệt này Khoản 2 Điều 1 Công ước Ottawa về bao thanhtoán quốc tế năm 1988 tuy chỉ đề cập đến khoản phải thu phát sinh từ hợp đồngmua bán hàng hóa nhưng khoản 3 Điều này lại đề cập khái niệm “hàng hóa” và
“mua bán hàng hóa” ở đây bao gồm cả dịch vụ và cung ứng dịch vụ
Bên cạnh đó, Quy chế bao thanh toán không đề cập đến “khoản phải thu trongtương lai”, tức khoản phải thu sẽ hình thành khi người bán chuyển giao hàng hoá,dịch vụ cho người mua theo hợp đồng đã giao kết Ngoài ra, quy trình hoạt độngbao thanh toán theo Điều 13 của Quy chế này cho thấy đơn vị bao thanh toán chỉ cóthể chuyển tiền ứng trước cho bên bán hàng sau khi khoản phải thu theo hợp đồngmua bán hàng hóa đã tồn tại Điều này sẽ hạn chế hoạt động bao thanh toán ở ViệtNam bởi vì theo thông lệ, hoạt động bao thanh toán bao gồm việc mua lại cáckhoản phải thu đang tồn tại (nhưng không có sự hiện diện của thương phiếu) haykhoản phải thu trong tương lai miễn là khoản phải thu này có thể xác định, và đơn
vị bao thanh toán có thể chuyển tiền cho bên bán vào bất cứ lúc nào sau khi hợpđồng bao thanh toán được giao kết căn cứ vào quy định cụ thể của hợp đồng này
Về cơ bản, bao thanh toán là hình thức cho vay ngắn hạn, trong đó người chovay được đảm bảo bằng cách nắm giữ quyền được đòi khoản phải thu của người đivay
Nói tóm lại, bao thanh toán được hiểu là sự chuyển nhượng nợ của người mua
hàng (khách nợ) từ người bán hay cung ứng dịch vụ (chủ nợ cũ) sang đơn vị baothanh toán (chủ nợ mới) Đơn vị bao thanh toán đảm bảo việc thu nợ, tránh các rủi
ro không trả nợ hoặc không có khả năng trả nợ của người mua Đơn vị bao thanhtoán có thể trả trước toàn bộ hay một phần các khoản nợ của người mua cùng vớimột khoản hoa hồng tài trợ và phí thu nợ Mọi rủi ro không thu được tiền hàng đều
do người tài trợ gánh chịu
2.2 Phân loại
Tùy theo từng tiêu chí phân loại mà bao thanh toán được chia thành: bao thanhtoán mở (disclosed factoring) và bao thanh toán đóng (undisclosed factoring), baothanh toán có quyền truy đòi (recourse factoring) và bao thanh toán không có
Báo cáo tiểu luận
Trang 22quyền truy đòi (non- recourse factoring), bao thanh toán trực tiếp (direct factoring)hay bao thanh toán gián tiếp (indirect factoring)…
2.2.1 Theo phạm vi thực hiện
- Bao thanh toán trong nước: Bao thanh toán trong nước là loại hình BTT dựa trên hợp đồng mua bán hàng hóa, trong đó bên bán hàng và bên mua hàng lànhững đơn vị cư trú trong nước
- Bao thanh toán xuất nhập khẩu: Bao thanh toán xuất nhập khẩu là loại hình BTT dựa trên hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa, trong đó bên bán hàng và bên mua hàng là những đơn vị cư trú ở hai quốc gia khác nhau
Liên quan đến BTT xuất nhập khẩu chúng ta cần có sự phân biệt rõ ráng giữa hai nghiệp vụ Factoring và Forfaiting như sau:
Bản chất Dịch vụ tài trợ xuất khẩu
ngắn hạn thông qua chiết khấu các khoản phải thu của nhà xuất khẩu với điều kiện không miễn truy đòi
Dịch vụ tài trợ xuất khẩu trung
và dài hạn thông qua chiết khấu các khoản phải thu xuất khẩu bằng hối phiếu, kỳ phiếu và các công cụ chuyển nhượng khác với điều kiện miễn truy đòi người bán theo mức lãi suất cố định đến 100% giá trị hợp đồng
Nhà factor tự đánh giá Ngân hàng forfaiting và hệ số tín
nhiệm của ngân hàng bảo lãnh
Dịch vụ
cung cấp
Quản lý sổ sách kèm các dịnh vụ khác
Không cung cấp dịch vụ khác
Kì hạn Tài trợ ngắn hạn Tài trợ trung và dài hạn
Báo cáo tiểu luận
Trang 232.2.2 Theo ý nghĩa bảo hiểm rủi ro
- Bao thanh toán có quyền truy đòi (recourse factoring): là hình thức BTT mà
đơn vị thực hiện BTT có quyền truy đòi lại số tiền đã ứng trước cho bên
bán hàng khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán các khoản phải thu.
- Bao thanh toán miễn truy đòi (Non-recourse factoring): là hình thức BTT mà
đơn vị thực hiện BTT chịu toàn bộ rủi ro khi bên mua hàng không có
khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán các khoản phải thu Đơn vị BTT chỉ có quyền đòi lại số tiền ứng trước cho bên bán hàng trong truờng hợp bên mua hàng từ chối thanh toán khoản phải thu do bên bán hàng giao hàng
không đúng hợp đồng haymột lý do nào khác không liên quan đến khả năngthanh toán của bên mua hàng
2.2.3 Theo thời hạn
- Bao thanh toán ứng trước: là loại hình bao thanh toán theo đó đơn vị
bao thanh toán chiết khấu các khoản phải thu trước ngày đáo hạn và ứng trước tiền cho đơn vị bán hàng (có thể đến 80% trị giá hóa đơn).
- Bao thanh toán khi đến hạn: là loại hình bao thanh toán theo đó đơn vị bao
thanh toán sẽ trả cho các khách hàng của mình (người bán hàng) số tiền
bằng giá mua của các khoản bao thanh toán khi đáo hạn.
2.2.4 Theo phương thức bao thanh toán
- Bao thanh toán từng lần: là phương thức BTT mà tương ứng với từng lầnthực hiện mua bán hàng hóa giữa bên bán hàng và bên mua hàng theo nhữngthỏa thuận trong hợp đồng mua bán, đơn vị thực hiện BTT sẽ ứng trước một
số tiền tạm ứng căn cứ trên giá trị giao dịch của lần mua bán hàng hóa đó
- Bao thanh toán theo hạn mức: là phương thức BTT mà đơn vị thực hiệnBTT sẽ xem xét cấp một hạn mức BTT tối đa cho bên bán hàng Căn cứ vàoviệc giao dịch mua bán hàng hóa được thực hiện giữa bên bán và bên mua
mà đơn vị thực hiện BTT sẽ ứng trước một số tiền tạm ứng căn cứ trên giaodịch miễn là tổng số tiền ứng trước tại một thời điểm không được vượt quáhạn mức BTT đã được cấp
- Đồng bao thanh toán: là phương thức BTT mà các đơn vị BTT phải liên kếtvới nhau để thực hiện BTT cho bên bán hàng do số tiền ứng trước cho bên
Báo cáo tiểu luận
Trang 24bán hàng lớn hơn tỷ lệ an toàn trên vốn điều lệ hoạt động của đơn vị BTT đótheo quy định của pháp luật.
2.2.5 Theo cách thức thực hiện
- Phương thức thực hiện truyền thống (factoring): Bên bán và bên mua sẽ liên
hệ với đơn vị BTT để biết chắc rằng đơn vị BTT có mua lại các khoản phảithu cho bên bán hay không trước khi thực hiện mua bán theo thỏa thuậntrong hợp đồng mua bán
- Phương thức thực hiện phi truyền thống (reverse factoring): Đơn vị BTT
sẽ tiến hành xây dựng những tiêu chuẩn chung cho bên mua và bên bán đủđiều kiện thực hiện BTT tại đơn vị BTT đó Trên cơ sở chuẩn xếp hạng, đơn
vị BTT sẽ cấp hạn mức BTT cho cả bên bán và bên mua Nếu những quan
hệ giao dịch mua bán phát sinh mà bên mua và bên bán nằm trong tiêuchuẩn chung thì đơn vị này sẽ tiến hành thực hiện BTT, miễn là tổng số tiềnứng trước không được vượt quá hạn mức BTT đã được cấp cho bên mua haybên bán
2.2.6 Theo mối quan hệ pháp lý
Trong thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng bao thanh toán quốc tế, căn cứvào mối quan hệ pháp lý của những người tham gia vào quan hệ bao thanh toán, cóthể phân chia hợp đồng bao thanh toán thành hai loại là hợp đồng bao thanh toánđóng và hợp đồng bao thanh toán mở:
- Hợp đồng bao thanh toán đóng: người bán bán cho ngân hàng hay tổ chứctín dụng các khoản phải thu phát sinh từ việc bán hàng nhưng vẫn giữ quan
hệ hợp đồng với người mua và người mua không được thông báo về hợpđồng bao thanh toán được ký kết giữa người bán và ngân hàng Tuy nhiêncông ước Ottawa không công nhận quan hệ nói trên là quan hệ thuộc hợpđồng bao thanh toán và dĩ nhiên hợp đồng này không được công ước điềuchỉnh Quy chế bao thanh toán của ngân hàng nhà nước cũng không điềuchỉnh quan hệ hợp đồng này mà nó được điều chỉnh chủ yếu bằng các điềukiện do các bên thỏa thuận trong hợp đồng và thực tiễn thương mại
- Hợp đồng bao thanh toán mở: người bán giao quyền yêu cầu có tính pháp lýcho ngân hàng nhận thanh toán từ người mua khi đến thời hạn mà ngườimau phải thanh toán theo thỏa thuận trong hợp đồng bao thanh toán Chính
vì lý do này mà ngân hàng hay tổ chức tín dung trở thành chủ nợ theo hợpđồng mua bán hàng hóa với người mua còn nghĩa vụ giao hàng vẫn thuộc vềngười bán
Báo cáo tiểu luận
Trang 252.3 Đặc điểm
Hợp đồng này là một hợp đồng thương mại, chủ thể của nó chỉ có thể là thươngnhân, khác với việc chuyển giao quyền yêu cầu của bộ luật dân sự vì có tính chấtthương mại nên hợp đồng này là hợp đồng song vụ
Thông thường ngân hàng không chịu trách nhiệm do người bán không thực hiệnhay thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình trước bên mua theo hợp đồng muabán
Là hợp đồng phức tạp bao gồm cả yếu tố của tín dụng, chuyển giao yêu cầu,hợp đồng đại diện, hợp đồng ủy quyền cũng như hợp đồng cung cấp dich vụ
Tính quốc tế của hợp đồng bao thanh toán được thể hiện bởi trụ sở thương mạicủa người bán và ngân hàng nằm trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau Tuynhiên, trong trường hợp nếu trụ sở thương mại của người bán và ngân hàng hay tổchức tín dụng khác cùng nằm trên lãnh thổ của một quốc gia còn trụ sở người muanằm trên lãnh thổ của một quốc gia khác thì hợp đồng này cũng được coi là hợpđồng bao thanh toán quốc tế
2.4 Ý nghĩa hợp đồng bao thanh toán
Hợp đồng bao thanh toán giải quyết mâu thuẫn trong thực tiễn thương mại quốc tế,
là bằng chứng cho thấy sự thỏa thuận giữa đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng vềviệc mua lại các khoản phải thu Giúp hoạt động thương mại quốc tế ngày một pháttriển hơn
Hợp đồng bao thanh toán giải quyết những mong muốn lo lắng của người bán hàng
và người cung cấp dịch vụ nhằm yêu cầu phía đối tác thanh toán tiền mua hàng haydịch vụ một cách nhanh chóng Người xuất khẩu sau khi giao hàng cho người mua cóthể nhận được tiền bán hàng từ công ty tài chính ngay mà không cần phải đợi đến thờihạn thanh toán Người xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ không cần phải lo lắngđến vấn đề người mua hay người hưởng dịch vụ vì một nguyên nhân nào đó chậmthanh toán hay hoàn toàn không thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình
Người bán có thể tránh được những chi phí không cần thiết liên quan đến việc yêucầu người mua thanh toán, liên quan đến việc thực hiện nghiệp vụ kế toán xuất khẩu,nghiên cứu thị trường, xác định chiến lược phát triển và thâu tóm những thị trường tiêuthụ tiêu thụ sản phẩm của mình
Thông qua hợp đồng bao thanh toán ngân hàng hay tổ chức tín dụng cung cấp chokhách hàng một phương thức tài trợ mới, góp phần làm cho hoạt động huy động vốntrở nên đa dạng và hiệu quả hơn
Báo cáo tiểu luận
Trang 26Nội dung của hợp đồng bao thanh toán có mục đích xác lập các mối quan hệ kinh
tế thương mại gắn bó, mật thiết giữa các bên trong thời gian được hợp đồng quy định.Loại hợp đồng này cũng quy định sự hợp tác giữa các bên trong quá trình tiến hànhhoạt động thương mại, góp phần làm cho hoạt động thương mại trên thị trường trở nên
ít căng thẳng và phức tạp hơn
Không cần phải sử dụng đến thư tín dụng L/C Cho tới thời điểm hiện tại, L/C vẫn
là biện pháp kiểm soát thương mại quốc tế được chấp nhận phổ biến nhất trên toàn cầu,bảo đảm rằng nhà xuất khẩu sẽ cung cấp hàng đúng như quy định trong hợp đồng hayđơn đặt hàng và nhà nhập khẩu sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình Nhưng nếuhàng đến chậm hay ghé vào nơi không định trước, không theo lệ thường thì L/C sẽ gâykhó khăn rất lớn cho nhà nhập khẩu
Hợp đồng bao thanh toán đúng, đầy đủ, cụ thể rõ ràng thì hoạt động bao thanh toáncũng phát triển các bên hợp tác ngày một tốt hơn
2.5 So sánh với các loại hợp đồng khác
Hợp đồng bao thanh toán không giống với những loại quan hệ tương tự khác,tuy nhiên, để chỉ rõ sự khác nhau giữa chúng thì không phải là vấn đề đơn giản vàchúng cũng không hoàn toàn rạch ròi với nhau Sự phân biệt trong phần này chỉmang tính chất tương đối, bởi hợp đồng bao thanh toán quốc tế bao gồm nhiều yếu
tố của các loại hợp đồng khác nhau
2.5.1 Giữa hợp đồng bao thanh toán và hợp đồng nhượng quyền yêu cầu
theo quy định của BLDS 2005
Hợp đồng bao thanh toán không thể đồng nhất với hợp đồng nhượng quyền yêucầu được quy định trong BLDS bởi hợp đồng bao thanh toán kín không có yếu tốchung với hợp đồng nhượng quyền yêu cầu
Mặt khác hợp đồng bao thanh toán mở thì đối tượng của nó ngoài việc chuyểngiao quyền yêu cầu còn có các quan hệ khác như cung cấp dịch vụ, hỗ trợ tài chính.Chủ thể của chuyển giao yêu cầu là một chủ thể của lưu thông dân sự, còn tronghợp đồng bao thanh toán chủ thể phải là thương nhân Ngoài ra một trong hai chủthể là chủ thể đặc biệt (ngân hàng hay tổ chức tín dụng khác)
Hợp đồng bao thanh toán luôn là hợp đồng hoàn trả, có nghĩa là ngân hàng nhậnlấy quyền yêu cầu thanh toán vì một khoản lợi nhất định (tiền hoa hồng hay thùlao)
Chuyển giao quyền yêu cầu không phải lúc nào cũng là nghĩa vụ hoàn trả, ví dụ,chuyển giao quyền yêu cầu có thể được thực hiện thông qua hợp đồng tặng cho
Báo cáo tiểu luận
Trang 27Nếu như chuyển giao quyền yêu cầu có thể là một nghĩa vụ đơn phương thìchuyển giao quyền trong thanh toán luôn là nghĩa vụ song phương bởi vì người bángiao hoặc sẽ giao quyền yêu cầu thanh toán còn ngân hàng hay tổ chức tín dụng cónghĩa vụ phải thanh toán cho người bán một số tiền nhất định.
Mục đích của hoạt động bao thanh toán trước hết là huy động tài chính mộtcách có hiệu quả, có nghĩa đây là một hình thức đặc thù của hỗ trợ tài chính chongười bán Mục đích của chuyển giao quyền yêu cầu có thể rộng hơn Chuyển giaoquyền yêu cầu trong LDS theo nguyên tắc có mục đích nhận tiền nợ khi người mắc
nợ không có khả năng thanh toán cho chủ nợ với tư cách là một hình thức trả nợ đãchuyển giao quyền yêu cầu
Đối tượng chuyển giao quyền yêu cầu là bất kì nghĩa vụ nào không gắn liền vớinhân thân của người có quyền, còn đối tượng của bao thanh toán chỉ có thể là nghĩa
vụ bằng tiền phát sinh từ hợp đồng mua bán, cung cấp dịch vụ
Hợp đồng bao thanh toán là hợp đồng dài hạn, có nghĩa đối tượng của hợp đồng
là việc chuyển giao nợ của người mua trước người bán cho người thế quyền cầnđược thực hiện chừng nào nợ còn xuất hiện Còn chuyển giao quyền yêu cầu là mộthành vi nhất thời
Cơ sở pháp lý của hợp đồng bao thanh toán là hợp đồng mua bán khoản phảithu Còn cơ sở pháp lý của việc chuyển quyền yêu cầu có thể rộng hơn, không chỉliên quan đến việc thanh toán
2.5.2 Giữa hợp đồng bao thanh toán và hợp đồng tín dụng
Giống nhau: Đối với hai loại hợp đồng này thì ngân hàng đều giao cho người
bán hay người vay một số lượng tiền nhất định và số tiền này phải được hoàn trả chongân hàng hay tổ chức tín dụng cùng với một khoản lợi
Khác nhau:
Người bán trong hợp đồng bao thanh toánkhông trực tiếp trả lại tiền cho ngân hàngnhư người vay trả tiền cho ngân hàng mà chỉ giao quyền tài sản (bán lai các khoảnphải thu cho ngân hàng)
Lợi nhuận mà ngân hàng nhận được:
+ Hợp đồng bao thanh toán: Lợi nhuận của ngân hàng là mức chênh lệch giữa số tiền
mà ngân hàng trả cho người bán và số tiền mà người mua thanh toán cho ngân hàngtheo hợp đồng mua bán hàng hóa
+ Hợp đồng tín dụng: Lợi nhuận của ngân hàng là lãi suất trên tổng số tiền cho vay
Báo cáo tiểu luận
Trang 28Trong hợp đồng bao thanh toán người mua có trách nhiệm thanh toán cho ngânhàng số tiền mà ngân hàng đã giao cho người bán trước đó Còn trong hợp đồng tíndụng, nợ phải được trả lại trực tiếp cho người cho vay.
Bên cạnh đó, nhiều khi trong hợp đồng tín dụng có thể ngân hàng khi cho ngườibán vay tiền, nhận được quyền yêu cầu người mua thanh toán với tư cách là biện phápbảo đảm cho số tiền vay được coi như là hợp đồng bao thanh toán Tuy nhiên theo hợpđồng bao thanh toán miễn truy đòi, thông thường ngân hàng khi nhận lấy quyền yêucầu thanh toán đồng thời nhận luôn sự rủi ro trong trường hợp người mua không thanhtoán cho họ Trong trường hợp khi mà quyền yêu cầu thanh toán được giao cho ngânhàng với tư cách là một biện pháp bảo đảm tín dụng thì người bán vẫn phải chịu rủi ro
do việc người mua không thanh toán có nghĩa là việc người mua không thanh toán haythanh toán không đầy đủ không miễn trừ người bán khỏi nghĩa vụ phải trả lại tín dụng
đã vay
2.5.3 Giữa hợp đồng bao thanh toán và hợp đồng ủy quyền
Hợp đồng bao thanh toán có sự giống nhau với hợp đồng ủy quyền, hơn nữa sựgiống nhau đáng kể giữa hai loại hợp đồng này có thể nhận thấy rõ nhất trong hợpđồng bao thanh toán đóng, bởi vì trong trường hợp này, về mặt pháp lý ngân hànghay tổ chức tín dụng hành động như là đại diện của người bán, mặc dù các yếu tốkhác của hợp đồng này khác với hợp đồng ủy quyền một cách cơ bản Cụ thể làngười ủy quyền theo hợp đồng ủy quyền chỉ nhận được tiền sau khi người mắc nợthanh toán cho người được ủy quyền còn người bán trong hợp đồng bao thanh toánnhận được tiền từ ngân hàng trước Ngoài ra, người được ủy quyền hành động vìlợi ích của người ủy quyền, còn ngân hàng trong mọi trường hợp hành động vì lợiích của chính mình
Mặc dù trong hợp đồng bao thanh toán có một số yếu tố của hợp đồng cung cấpdịch vụ, tuy nhiên cũng không thể đồng nhất hai loại hợp đồng này Bởi vì mụcđích chính của hợp đồng bao thanh toán không phải là cung cấp một số loại dịch vụ
mà là nhượng quyền yêu cầu thanh toán khoản phải thu và thường là có vai trò hỗtrợ tài chính cho người bán
2.6 Nội dung hợp đồng bao thanh toán
2.6.1 Đối tượng
Hợp đồng bao thanh toán trong thương mại quốc tế có thể được ký kết ở mọi thờiđiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại giữa người bán, cung cấp dịch vụ,thực hiện công việc với người mua, người hưởng dịch vụ hay người hưởng kết quả củacông việc được thực hiện trước thời hạn thanh toán Điều này có nghĩa là người bán có
Báo cáo tiểu luận