Để xác định bản chất của quan niệm về chất lượng dân số và các chỉ số xác minh chất lượng dân số, từ điển bách khoa Việt Nam đã định nghĩa: “Chất lượng là một phạm trù triết học biểu thị
Trang 1Lời cảm ơn
Để hoàn thành tốt bài báo cáo này, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ động viên tận tình bạn bè đồng nghiệp Đặc biệt tôi xin chânthành tri ân giảng viên hướng dẫn T.S Vũ Toản đã định hướng đềtài giúp tôi trong qúa trình thực hiện báo cáo
Tôi xin chân thành cám ơn : Quý Thầy, Cô giáo trong trường Đại Học Bình Dương - Khoa
Xã Hội Học Cơ sở đào tạo cai nghiện ma túy Tỉnh Đồng Nai nơi tạo mọi điều kiện cơ sở vật chất tốt cho tôi học tập
Tôi xin gửi tới lời tri ân chân thành nhất!
Suối Cát, ngày 01 tháng 04 năm 2019 Người viết
Chu Thế Phúc
Tiểu luận môn học
Trang 2I/ Quan niệm về chất lượng dân số trang 04
II/ Chỉ tiêu phản ánh chất lượng dân số .trang 05 III/ Thực trạng và những thành tựu đạt được trang 07
1/ Tình hình thực hiện nâng chỉ số phát triển con người trang 07 2/ Chất lượng nguồn nhân lực trang 08 3/ Chất lượng cuộc sống .trang 08
PHẦN II: PHÁT TRIỂN CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ
I Mục đích phát triển chất lượng dân số trang 10
II Các biện pháp phát triển chất lượng dân số trang 10
1 Trách nhiệm phát triển chất lượng dân số trang 102.Các biên pháp phát triển chất lượng dân số trang 11a/ Biện pháp về sức khoẻ sinh sản trang 11 b/ Chăm sóc sức khoẻ nhân dân trang 19 c/ Nâng cao chất lượng dân trí và năng lực xã hội .trang 21
C KẾT LUẬN trang 23
D TÀI LIỆU THAM KHẢO trang 24
Tiểu luận môn học
Trang 3A- PHẦN MỞ ĐẦU
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong nhiều năm gần đây, cũng như các nước đang phát triển khác ở Châu
Á và Châu Phi, chúng ta đang phải đối mặt với hiện tượng tăng dân số quá nhanh cùng với những tác động của nó mang lại, đã biến nước ta trở thành một trong số những nước đông dân vào loại cao trên thế giới Sự tăng nhanh của dân số như vậy
đã làm cản trở lớn tới tốc độ phát triển kinh tế xã hội, hạn chế việc nâng cao chất lượng cuộc sống; đồng thời nó làm nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội như thiếu việc làm, tệ nạn mại dâm, ma tuý, tội phạm thanh thiếu niên gia tăng Tuy nhiên , tốc độ gia tăng cũng có chiều hướng giảm trong những năm gầnđây ( trung bình gần 0,1%/năm ) , điều đó cũng đã có những tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội, mà trực tiếp là đến việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Mặc dù vậy, với tốc độ tăng dân số như hiện nay, dân số nước ta sẽ nhanh chóng đạt đến con số 100 triệu người vào đầu thế kỷ tới Đây là kết quả của một thời kỳ dài với mức sinh của dân cư cao Khoảng thời gian để nước
ta tăng lên gấp đôi có xu hướng ngày một ngắn lại: từ 17 triệu người ( năm 1931) lên 34 triệu người ( năm 1965 ) phải mất 35 năm, nhưng để tăng dân số từ 30 triệu người (năm 1960) lên 60 triệu người ( năm 1985 ) chỉ mất có 25 năm Với tốc độ tăng như vậy, hàng năm nước ta có thêm từ 1,5 đến 1,6 triệu công dân mới, đòi hỏi phải được chăm sóc và bảo đảm về mọi mặt từ lương thực, thực phẩm đến các dịch
vụ xã hội khác Trong khi đó, không phải khi nào nền sản xuất xã hội và tài nguyên thiên nhiên cũng như mức tăng trưởng của nền kinh tế đều có thể luôn luôn tạo ra
đủ của cải vật chất để đáp ứng được nhu cầu này Đây là thách thức không phải của riêng nước ta mà là của rất nhiều nước đang phát triển khác Trong điều kiện đó, chúng ta đã thực hiện nhiều chính sách cụ thể, thiết thực để nâng cao mọi mặt đời sống của nhân dân Theo đánh giá của UNDP ( năm 1998 ) , Việt Nam vẫn duy trì được sự phát triển con người Xếp hạng các nước theo chỉ tiêu HDI ( chỉ tiêu tổng hợp của tuổi thọ, học vấn và thu nhập bình quân đầu người ), thì HDI của Việt Nam cao hơn 26 bậc so với mức xếp hạng về giá trị GDP bình quân đầu người Điều đó
có nghĩa là, tuy mức thu nhập của nước ta còn thấp, nhưng chúng ta đã quan tâm nhiều hơn đến việc phát triển con người một cách toàn diện UNDP thừa nhận " Việt Nam đã thành công trong việc chuyển hoá thành quả của sự tăng trưởng kinh tếthành chất lượng cao hơn tương ứng cho cuộc sống của người dân "
Từ nhận định trên đây về dân số Việt Nam trong những năm qua, chúng ta thấy rằng: tình hình dân số ngày một tăng lên với số lượng không ngừng đã và đang là thách thức không chỉ đối với Đảng, Nhà nước mà còn đối với toàn xã hội Một xã hội có phát triển hay không cũng còn phụ thuộc nhiều yếu tố tác động đến nó nhưngyếu tố quan trọng nhất vẫn là làm sao có thể kiểm soát được tình hình gia tăng dân
số để từ đó nêu ra những biện pháp hành động thích hợp để nâng cao chất lượng dân
số Vì vậy, chúng ta vẫn luôn ý thức được rằng việc nâng cao chất lượng dân số luôn được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu, là một trong những chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, vừa mang tính cấp bách, vừa có tính lâu dài thuộc lĩnh vực dân
số nhằm góp phần thực hiện chiến lược phát triển kinh tế –xã hội 2010-2020 và các chiến lược khác
Tiểu luận môn học
Trang 4Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: Các giải pháp phát triển chất lượng dân số Việt Nam hiện nay sẽ giúp cho chúng ta hiểu thêm được thực trạng dân số
Việt Nam trong những năm gần đây và có những biện pháp giải quyết thiết thực nhất nhằm nâng cao chất lượng dân số góp phần quan trọng nhất trong việc xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và phát triển về mọi mặt
Ngoài ra với với việc nghiên cứu như vậy sẽ giúp cho em được tiếp cận mônhọc một cách tốt nhất và hiệu quả nhất Qua đó cũng sẽ giúp cho em có được nhữngkiến thức bổ ích và đặc biệt là hiểu được bản chất của môn học
II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Các giải pháp phát triển chất lượng dân số Việt Nam hiện nay
III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Vì thời gian và điều kiện có hạn nên trong quá trình làm đề án em chỉ đi sâu một số vấn đề về cuộc sống con người và những tác động cũng như những biện pháp để nâng cao được đời sống của người dân, có thể chưa nêu ra và phân tích được hết những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng dân số Việt Nam nhưng phần nào cũng đã đề cập được đến những khía cạnh về việc làm thế nào để nâng cao được cuộc sống của người dân hơn nữa, đảm bảo được chất lượng cuộc sống
B NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
PHẦN I CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ I.Quan niệm về chất lượng dân số.
“ Chất lượng dân số là sự phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ và tinh thần của toàn bộ dân số” (Khoản 6 điều 3 PLDS)
Quan niệm về chất lượng dân số xuất hiện từ thế kỉ thứ 18, nhưng điển hình nhất là thuyết chủng tộc xuất hiện từ cuối thế kỉ thứ 19 Thuyết này cho rằng, có chủng tộc thượng đẳng và chủng tộc hạ đẳng do tính di truyền của gen và chủng tộc thượng đẳng là đầu tàu, và chủng tộc hạ đẳng là hoàn toàn không có khả năng hoặc chỉ có khả năng không đáng kể Vì vậy, học thuyết này kết luận phải giữ gìn sự thuần chủng và tăng quy mô của chủng tộc thượng đẳng, nếu chủng tộc hạ đẳng sinh đẻ nhiều, chủng tộc thượng đẳng sinh đẻ ít sẽ làm xấu đi cơ cấu dân số về mặt chất lượng Nhưng qua kết quả của các nghiên cứu các nhà khoa học đã khẳng định
là không tìm thấy bất kì sự khác nhau nào trong bộ não của các chủng tộc Khả năng
và tri thức của mỗi con người có được là nhờ quá trình chăm sóc, giáo dục và hoạt động cụ thể
Ăng-ghen cho rằng, chất lượng dân số là khả năng của con người thực hiện các hoạt động một cách có hiệu quả nhất Quan niệm của các nhà khoa học Nga chorằng chất lượng dân số là khái niệm trung tâm của hệ thống tri thức về dân số và được phản ánh bởi các chỉ tiêu về trình độ giáo dục, cơ cấu nghề nghiệp, xã hội, tínhnăng hoạt động xã hội và tình trạng sức khoẻ
Như vậy chất lượng dân số hình thành nhờ quá trình chăm sóc, giáo dục và đàotạo cũng như kinh nghiệm, kĩ năng được đúc rút từ các hoạt động cụ thể Chất lượngdân số tương ứng với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất va quan hệ sản xuất
Tiểu luận môn học
Trang 5Với ý nghĩa đó, chất lượng dân số xét về bản chất và nội dung của khái niệm này đãphản ánh đúng mức độ được nâng cao theo quá trình phát triển và các quan hệ xã hội.
Để xác định bản chất của quan niệm về chất lượng dân số và các chỉ số xác minh chất lượng dân số, từ điển bách khoa Việt Nam đã định nghĩa:
“Chất lượng là một phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của
sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật phân biệt nó với các sự vật khác”
Kết hợp với định nghĩa:
“Dân số là tập hợp người sống trong một vùng lãnh thổ nhất định” thì bản chấtcủa chất lượng dân số là vừa thể hiện ở tính hợp lí của quy mô, tính cân đối của cơ cấu theo tuổi, giới tính và khả năng hoạt động có hiệu quả của một tập hợp người sống trong một vùng lãnh thổ và của từng cá nhân mỗi người
Với ý nghĩa đó, chất lượng dân số là các đặc trưng về thể chất, trí tuệ và tinh thần của toàn bộ dân số Có rất nhiều đặc trưng phản ánh trạng thái về thể chất trí tuệ và tinh thần nên việc đo lường, đánh giá chất lượng dân số là rất phong phú đa dạng và phức tạp Có thể gộp các đặc trưng thanh 5 nhóm:
+) Thu nhập và phúc lợi
+) Sức khoẻ và dinh dưỡng
+) Giáo dục và phát triển trí tuệ
+) Giải trí văn hoá và tinh thần
+) Môi trường sống
II.Chỉ tiêu phản ánh chất lượng dân số.
Theo quan niệm về chất lượng dân số, các chỉ tiêu phản ánh chất lượng dân số
về mặt thể chất, trí tuệ và tinh thần không chỉ phản ánh chất lượng của một con người mà phản ánh chất lượng của toàn bộ con người Phân tích các chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho thấy, các chỉ têu này chịu sự tác động của quá trình dân số (sinh,chết, di dân) và quá trình phát triển (phát triển kinh tế –xã hội và bảo đảm an toàn
xã hội) Sự tác động của các nhân tố này đến từng cá nhân con người và đến cả cộngđồng dân số
Các yếu tố biểu thị về mặt thể lực bao gồm: sức khoẻ thể chất; sức khoẻ tâm trí; bệnh tật; mối quan hệ giữa con người với những điều kiện môi trường tự nhiên,
xã hội và những hệ qủa của nó Các yếu tố này được thực thiện theo ngành dọc về
sự phát triển kinh tế- xã hội của ngành y tế và các ngành có liên quan
Các yếu tố biểu thị về mặt trí lực bao gồm: trình độ học vấn; trình độ chuyên môn kĩ thuật; cơ cấu ngành nghề; phát triển tài năng; phát huy năng lực sáng tạo và mức hưởng thụ văn hoá, nghệ thuật Các yếu tố này được thực hiện theo ngành dọc
về sự phát triển kinh tế –xã hội của ngành giáo dục và đào tạo, văn hoá thông tin và các ngành có liên quan
Các yếu tố biểu hiện về mặt năng lực xã hội của dân số bao gồm: tính hợp lí
về quy mô, phân bố và tốc độ phát triển; tính hợp lí về cơ cấu chia theo tuổi, giới
Tiểu luận môn học
Trang 6tính, việc làm, trình độ học vấn, chuyên môn kĩ thuật, thành phần xã hội và các yếu
tố bảo đảm sự thích ứng của dân số trước biến động bên ngoài Các yếu tố này đượcthực hiện vừa theo ngành dọc vừa theo chiều ngang về sự phát triển kinh tế xã hội của các khu vực, vùng địa lí và đơn vị hành chính
Với các chỉ tiêu phản ánh về mặt thể lực, trí lực và năng lực xã hội nêu trên đãbảo đảm yêu cầu mở rộng cơ hội lựa chọn và tăng cường năng lực lựa chọn của con người trong các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá Song chỉ khi năng lực biểu hiện qua kĩ năng, kiến thức được sử dụng hoặc được sử dụng một cách có hiệu quả thì chất lượng dân số mới thực sự được nâng cao và nó được phản ánh thông qua hiệu quả của nền sản xuất xã hội Sự thích ứng đó của một tập hợp dân số
không thể chỉ đánh giá bằng kĩ năng, kiến thức hay thông qua một cá nhân mà thường được phản ánh thông qua các chỉ số tổng hợp theo lĩnh vực Trên thực tế, các chỉ tiêu tổng hợp thường được sử dụng để phản ánh chất lượng dân số là:
+ Chỉ số phát triển con người (HDI) phản ánh chất lượng dân số một cách tổng quát + Chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) phản ánh chất lượng con người về mặt hình thể + Chỉ số phát triển giới (GDI) phản ánh mức độ phát triển giữa nam và nữ
+ Chỉ số nghèo khổ của con người (HPI) phản ánh tuổi thọ, kiến thức, mức sống tử
tế và sự tham gia hoạt động xã hội
Đáng chú ý ở đây là chỉ số phát triển con người
“Chỉ số phát triển con người (HDI) là số liệu tổng hợp để đánh giá mức độ phát triển con người, được xác định qua tuổi thọ trung bình, trình độ giáo dục và thunhập bình quân đầu người” (Khoản 11 điều 3 PLDS)
Để đo lường kết quả và đánh giá thành tựu phát triển con người, báo cáo phát triển con người năm 1990 và các báo cáo tiếp theo của chương trình phát triển Liên Hiệp quốc (UNDP) đã đưa ra một loạt chỉ số Chỉ số tổng hợp nhất được đưa ra từ năm 1990 và được hiệu chỉnh lại năm 1999 là chỉ số phát triển con người (Human Developmennt Index-HDI) HDI là giá trị trung bình của 3 chỉ tiêu: khả năng sống lâu, đo lường bằng tuổi thọ tính từ khi sinh ra; trình độ giáo dục, tính tổng hợp theo
tỉ lệ biết chữ của người lớn và các tỉ lệ đi học tiểu học, trung học và đại học; mức sống, đo bằng giá trị GDP tính bình quân đầu người thực tế theo sức mua tương đương(PPP)
HDI là một thước đo tương đối tổng hợp, vượt ra khỏi khía cạnh kinh tế thuầntuý về sự phát triển, bổ sung cho thước đo GDP Với HDI, việc đánh giá về thành tựu phát triển trở nên toàn diện hơn và phản ánh chân thực hơn tính mục tiêu của
nó Tuy nhiên, HDI là một chỉ số còn tương đối đơn giản, không bao quát hết tính phong phú, nhiều mặt của sự phát triển con người Nó chỉ phản ánh gián tiếp do đó chưa đầy đủ và còn bỏ qua một số khía cạnh có liên quan đến chất lượng cuộc sống của con người như chính trị, văn hoá, môi trường hay mức độ tham gia của người dân hoặc không làm nổi bật được những thách thức cần được ưu tiên giải quyết của một quốc gia trong tiến trình phát triển Cho đến nay, HDI vẫn là một chỉ số tốt nhấtdùng để đánh giá sự phát triển con người của một quốc gia Để xem xét một cách toàn diện thì cần sử dụng nhiều thước đo bổ sung khác nhằm chỉ rõ sự khác biệt về
Tiểu luận môn học
Trang 7trình độ phát triển con người giữa các vùng, các nhóm xã hội, cần xây dựng HDI chitiết cho từng địa phương và từng nhóm đối tượng dân cư.
Mỗi chỉ số chỉ phản ánh một khía cạnh, một yếu tố cơ bản của sự phát triển con người như chỉ số phát triển giới tính (GDI), chỉ số đo quyền lực theo giới tính (GEM), chỉ số nghèo khổ tổng hợp(HPI), và các chỉ tiêu đánh giá từng lĩnh vực hay khía cạnh cụ thể của đời sống xã hội như : y tế, giáo dục, dinh dưỡng, nước sạch, dân số, môi trường, văn hoá, tội phạm…Một chỉ tiêu riêng rẽ thường ít có ý nghĩa nên cần phối hợp các chỉ tiêu để cùng với chỉ số HDI phản ánh sự phát triển con người
III.Thực trạng và những thành tựu đạt được.
1 Tình hình thực hiện nâng chỉ số phát triển con người
“Nhà nước thực hiện chính sách nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ và tinh thần nhằm nâng cao chỉ số phát triển con người của Việt Nam lên mức tiên tiến của thế giới, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” (Khoản 2 điều 20 PLDS)
Trong những năm cuối của thập kỉ 90, chỉ số phát triển con người của nước ta
đã được nâng lên đáng kể, từ 0,582 năm 1985, đạt 0,603 năm 1990, đạt 0,646 năm
1995, đạt 0.664 và xếp 110/174 năm1997, đạt 0,671 và xếp 108/174 năm 1998, đạt 0,688 và xếp 109/175 năm 2001 Theo “Báo cáo phát triển con người năm 2003” của Chương trình phát triển Liên Hiệp quốc (UNDP) thì Việt Nam đã đạt được tiến
bộ rõ rệt trong phát triển con người, với chỉ số phát triển con người tăng liên tục.Chỉ
số phát triển con người của Việt Nam xếp trên nhiều nước trong khu vực như ấn
Độ, Pakistan, Myanmar, Bangladesh Tuy nhiên chỉ số này vẫn ở mức trung bình thấp so với khu vực và trên thế giới Theo Báo cáo phát triển con người Việt Nam năm 2000, chỉ có 12 tỉnh có trình độ phát triển cao (HDI từ 0,7 trở lên) có tới 41 tỉnh có trình độ phát triển trung bình (HDI từ 0,6 đến dưới 0,7) và 8 tỉnh còn lại có trình độ phát triển thấp (HDI dưới 0,6)
Tuổi thọ bình quân của nước ta khá cao so với mức thu nhập của nền kinh tế
và tiếp tục tăng từ 66 tuổi năm 1989 lên 68 tuổi năm 1999, 71 tuổi năm 2002 , 80 tuổi năm 2010 và 85 tuổi năm 2019 Tuổi thọ bình quân của nam thường thấp hơn
nữ 4 tuổi, trong khi mức chênh lệch tuổi thọ giữa nam và nữ ở Nhật Bản là 6 tuổi, ở các nước Châu Âu tới 8 tuổi Liên Hiệp quốc đánh giá, Việt Nam là một trong số 10nước có tuổi thọ tăng nhanh nhất trong thời kì 1950-2019 Tuy nhiên, tuổi thọ bình quân khoẻ mạnh của nước ta lại thấp đi rất nhiều chỉ là 62,3 tuổi và xếp thứ 116 so với 174 nước trên thế giới
Các tố chất về thể lực của người Việt Nam còn nhiều hạn chế, đặc biệt là chiều cao, cân nặng và sức bền Tỉ lệ thanh niên từ 18-22 tuổi đạt tiêu chuẩn 165cm trở lên(đối với nam) là 31,9% và 155cm(đối với nữ) là 31,9%; 1,5% dân số bị thiểu năng về thể lực và trí lực; tần suất dị tật bẩm sinh ở trẻ sinh ra sống là 3% Tỉ lệ trẻ
sơ sinh nặng dưới 2500g chiếm 8% năm1998 Tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng đã giảm, song theo phân loại của tổ chức Y tê thế giới(WHO) tỉ lệ này vẫn còn ở mức cao, chiếm 36.7% năm 1999; 33.8% năm 2000; 30,1% năm 2002 , 28% năm 2003, 26,5% năm 2010 và 22,7% năm 2018 Chỉ có 2 thành phố lớn là Hà Nội
và TP.Hồ Chí Minh có tỉ lệ suy dinh dưỡng ở mức trung bình(10%-19%) có 24 tỉnh
Tiểu luận môn học
Trang 8có tỉ lệ dinh dưỡng ở loại cao (20%-30%) và có tới 35 tỉnh còn lại có tỉ lệ suy dinh dưỡng ở loại rất cao(trên 30%) Trong khi việc phòng chống suy dinh dưỡng chưa xong thì đã xuất hiện tình trạng bệnh tật do thừa dinh dưỡng gây ra.
Để tránh nguy cơ tụt hậu, cùng với việc giải quyết vấn đề quy mô dân số đòi hỏi chúng ta phải xây dựng và thực thi một chiến lược dài hạn nhằm thực hiện đồng
bộ, từng bước, có trọng điểm việc điều hoà quan hệ giữa số lượng và chất lượng dân
số, giữa phát triển dân số và nguồn lực để nâng cao chất lượng dân số Việt Nam cả
về thể lực và trí lực
2.Chất lượng nguồn nhân lực.
Trước Cách mạng Tháng Tám (năm 1945) có 95% dân số không biết chữ Sau Cách mạng, Đảng và nhà nước ta tập trung mọi nguồn lực để phát triển giáo dục nâng cao dân trí, hiện nay 99% dân số biết chữ, phần đông lực lượng lao động được giáo dục phổ thông Tuy nhiên chúng ta đang đứng trước những thử thách mới, trình độ tay nghề, kỹ thuật của lao động Việt Nam còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước, so với trình độ phát triển của các nước tiên tiến
Hiện nay Việt Nam thuộc nhóm các nước có cơ cấu dân số trẻ Đây là một thế mạnhtrong việc bổ sung nguồn nhân lực mới cho phát triển Song sự phát triển có bền vững hay không còn tuỳ thuộc vào chất lượng lao động Lực lượng lao động trẻ này phải khoẻ mạnh về thể chất, được giáo dục và đào tạo cơ bản, có hệ thống ngay từ khi cắp sách tới trường cho tới khi thành người lao động có học vấn cao, kĩ năng chuyên môn phù hợp với nhu cầu phát triển xã hội Nếu nhìn vào hệ thống trường
sở, cơ sở vật chất cho giáo dục, đội ngũ cán bộ khoa học , cán bộ giảng dạy và nghiên cứu thì chúng ta đã đạt bước tiến lớn trong lịch sử giáo dục Việt Nam Chưa bao giờ nước ta có một hệ thống trường sở với những phương tiện giáo dục và đào tạo lớn và hiện đại như ngày nay Nhưng nếu nhìn vào nhu cầu của sự phát triển kinh tế- xã hội đối với chất lượng nguồn nhân lực thì hệ thống giáo dục đào tạo thể hiện những hạn chế và còn nhiều điều bất cập Tỉ lệ trẻ em bỏ học còn nhiều, kiến thức và kĩ năng chuyên môn của người lao động thấp hơn các nước tiên tiến khác
3.Chất lượng cuộc sống.
Khi nói đến chất lượng cuộc sống không chỉ nhấn mạnh đến đời sống vật chất, tinh thần, thể lực, trí tuệ mà còn nói đến môi trường, khả năng và điều kiện xã hội cho các thành viên xã hội có những cơ hội phát triển đạt được những vị thế xã hội mới Mức sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện, hệ thống y tế dược xây dựng đến tận làng bản, hệ thống chăm sóc sức khoẻ được xây dựng và kiện toàn, loại trừ một số căn bệnh xã hội ra khỏi đời sống xã hội, tuổi thọ trung bình được nâng cao Hệ thống giáo dục được xây dựng và phát triển, hầu hết các xã đã có trường tiểu học và phổ thông cơ sở, huyện có ít nhất một trường phổ thông trung học
Về chất lượng dân số, một vấn đề được xã hội rất quan tâm là trong những năm gần đây dưới tác động của mặt trái kinh tế thị trường, sự phân hoá xã hội, phân hoá giàu nghèo có chiều hướng gia tăng.Nghèo đói là tình trạng của một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn những nhu cầu tối thiểu để duy trì cuộc sống hàng ngày Những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống con người như ăn, ở, mặc, các nhu cầu về giáo dục, chăm sóc sức khoẻ…không được đảm bảo Biểu hiện của tình
Tiểu luận môn học
Trang 9trạng này là suy dinh dưỡng, thiếu thốn những điều kiện sinh hoạt hàng ngày, không
có khả năng đầu tư cho con ăn học Hiện nay nhóm nghèo đói giảm xuống cả về số lượng tuyệt đối và cả về tỉ trọng trong toàn bộ dân cư Nghèo còn được xem xét như
là một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình của cộng đồng xã hội tại một địa phương và trong thời điểm nhất định Xét theo ý nghĩa đó hiện nay, khoảng 10% dân số thuộc diện cận nghèo
PHẦN 2 PHÁT TRIỂN CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ I.Mục đích phát triển chất lượng dân số.
Trong nhiều thế kỉ, loài người luôn bị ám ảnh bởi mục tiêu thoát khỏi đói
nghèo, ngày càng có được một cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn cho tất cả mọi
người Do đó, việc tập trung mở rộng năng lực sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế dần dần trở thành mục tiêu trọng yếu của mỗi quốc gia Chính vì vậy, con người với tư cách là mục tiêu đích thực của sự phát triển đã nhiều khi bị xem nhẹ
Cách tiếp cận có tính hệ thống, mang tính nhân văn coi con người là trung tâm, là mục đích tối thượng của sự phát triển và coi phát triển là sự mở rộng phạm
vi lựa chọn của con người để đạt đến một cuộc sống trường thọ, khoẻ mạnh, có ý nghĩa và xứng đáng với con người Quan điểm này bao hàm hai khía cạnh chính là
mở rộng các cơ hội lựa chọn và nâng cao năng lực lựa chọn của con người nhằm hưởng thụ một cuộc sống hạnh phúc, bền vững
Mở rộng cơ hội lựa chọn bao gồm: tăng thu nhập, được tiếp cận các dịch vụ y
tế, giáo dục tốt hơn, có chỗ ở tốt hơn, việc làm có ý nghĩa hơn, tham gia đầy đủ tích cực hơn vào các hoạt động xã hội cộng đồng Phát triển vì con người phải nhấn mạnh tới việc mở rộng không gian lựa chọn cho con người để mỗi người có thể đạt được cuộc sống có ý nghĩa nhất Việc mở rộng các quyền lựa chọn của các cá nhân trong mọi lĩnh vực là điều kiện thiết yếu và quan trọng nhất của quá trình phát triển Tăng cường năng lực lựa chọn là điều kiện cần thiết để biến các cơ hội sẵn có thành hiện thực Tăng cường năng lực con người trước hết là trau dồi kĩ năng, kiến thức, kinh nghiệm của họ Tuy nhiên kĩ năng, kiến thức có thể bị mai một, xói mòn nếu chúng không được sử dụng hoặc được sử dụng một cách không hiệu quả Vì thế, tăng cường năng lực bền vững hàm ý cả việc sử dụng năng lực một cách có hiệu quả
Trong cuộc sống, con người cần đến nhiều loại năng lực: năng lực tham gia, năng lực tổ chức thực hiện các công việc và năng lực hưởng thụ các kết quả trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống Tuy nhiên, có những năng lực cơ bản mà thiếuchúng các năng lực khác khó có khả năng phát triển Để phát triển được con người cần có thể lực, trí lực ở mức tối thiểu, cần thiết Các hoạt động chăm sóc sức khoẻ
cơ bản, giáo dục cơ sở ở cả phạm vi gia đình và xã hội có vai trò quan trọng trong việc hình thành các năng lực này
Quá trình phát triển kinh tế- xã hội của nước ta trong nhiều thập kỉ qua, đặc biệt là quá trình đổi mới, đó là quá trình mở rộng cơ hội lựa chọn và nâng cao năng lực của mỗi người dân trong các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá đa dạng nhằm đạt được một cuộc sống ấm no, đầy đủ hơn, mạnh khoẻ, tự do và giàu trí
Tiểu luận môn học
Trang 10thức hơn để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Vì vậy, PLDS quy định: “ Nâng cao chất lượng dân số là chính sách cơ bản củaNhà nước trong sự nghiệp phát triển đất nước”
Quy định này vừa kế thừa chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong sự
nghiệp phát triển đất nước trong nhiều thập kỉ qua, vừa nhấn mạnh đặc điểm nổi bậtcủa chất lượng dân số nước ta thấp nhằm giải quyết những thách thức gay gắt mà Việt Nam phải đối mặt trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủ động hộinhập quốc tế Quy định này cũng khẳng định quan điểm coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển thì việc nâng cao chất lượng dân số là mục đích cơ bản của sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước
Mục tiêu của chiến lược dân số Việt Nam giai đoạn 2010- 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 167/2009/QĐ-TTg là: “Nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ và tinh thần Phấn đấu chỉ số phát triển con
người(HDI) ở mức tiên tiến của thế giới vào năm 2020”
Với quy định của PLDS, đây là lần đầu tiên vấn đề chất lượng dân số được đưavào văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lí cao, giải quyết đầy đủ và đồng bộ,cân đối các lĩnh vực của công tác dân số và cũng chính là đòi hỏi, thách thức của công tác DS – KHHGĐ mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 18 chỉ rõ: “Chính sáchdân số nhằm chủ động kiểm soát quy mô và tăng chất lượng dân số phù hợp với những yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội Nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sócsức khoẻ sinh sản- kế hoạch hoá gia đình; giải quyết tôt mối quan hệ giữa phân bố dân cư hợp lí với quản lí dân số và phát triển nguồn nhân lực”
II Các biện pháp phát triển chất lượng dân số
1.Trách nhiệm phát triển chất lượng dân số.
PLDS quy định về trách nhiệm nâng phát triển chất lượng dân số của Nhà nước, cơ quan quản lí nhà nước và các cơ quan, tổ chức cá nhân như sau:
1.Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân thực hiện các biện pháp phát triển chất lượng dân số thông qua các chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội, đầu tư cơ sở hạ tầng kĩ thuật, xây dựng hệ thống an sinh xãhội và bảo vệ môi trường sinh thái
2.Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện công tác bảo vệ sức khoẻ và rèn luyện thân thể, nâng cao trình độ giáo dục và phát triển trí tuệ, phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi xã hội, giữ gìn giá trị văn hoá, tinh thần và bảo vệ môi trường sinh thái
3.Cơ quan quản lí nhà nước về dân số có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan xây dựng và triển khai thực hiện mô hình nâng cao chất lượng dân số với phát triển gia đình bền vững, mô hình tác động nâng cao chất lượng dân số cộng đồng; cung cấp thông tin, tuyên truyền, tư vấn và giúp đỡ gia đình, cá nhân thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dân số
4.Cơ quan, tổ chức, cá nhân được cung cấp thông tin, hướng dẫn, giúp đỡ và
tự nguyện thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dân số.(Điều 22 PLDS)
Tiểu luận môn học
Trang 11Theo quan niệm này, trách nhiệm phát triển chất lượng dân số thuộc về bốn chủ thể là Nhà nước, cơ quan nhà nước, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể và mọi công dân Nhà nước thông qua chính sách và các chương trình, dự án phát triển kinh tế xãhội lấy mục tiêu tối cao của sự phát triển là vì con người, phát triển con người nhằmnâng cao điều kiện sống của con người và phát triển các năng lực của họ trên tất cả các khía cạnh của đời sống xã hội chứ không chỉ giới hạn trong phạm vi kinh tế Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm dành lợi ích của sự phát triển cho tất cả mọi người nhằm bảo đảm các nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, học tập, chăm sóc sức khoẻ, phổ cập giáo dục, tạo điều kiện cho mọi trẻ em được đến trường, hình thành mạng lưới y tế cơ sở một cách rộng khắp, triển khai công tác phòng bệnh, bảo
vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em, người già, người dân tộc thiểu số và những người
có hoàn cảnh khó khăn Nâng cao chất lượng con người là nhu cầu, mục đích và trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình, khuyến khích nhân dân tham gia tích cực và sáng tạo vào mọi mặt đời sống kinh tế xã hội Nói cách khác con người được đặt đúng nghĩa trên thực tế ở vị trí trung tâm của sự phát triển trên cơ sở được Nhà nước, cơ quan, tổ chức mở rộng sự lựa chọn, tạo sự bình đẳng đối với mọi thành viên trong xã hội
Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở nước ta, chăm sóc sức khoẻ nhândân, nâng cao chất lượng cuộc sống luôn được xác định là một trong những nhiệm
vụ hàng đầu Trong tiến trình mở cửa, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cần quan tâm đến vị thành niên- nhóm xã hội đặc biệt nhằm trong giai đoạn chuyển tiếp giữa tuổi ấu thơ và tuổi trưởng thành Đặc trưng quan trọng nhất của nhóm xã hội này là tăng trưởng nhanh về mặt thể chất với việc hoàn thiện bộ máy sinh sản và trưởng thành về mặt xã hội với việc hình thành những đặc tính cơ bản về nhân cách.Đây là nhóm xã hội đang trong quá trình phát triển đặc biệt, dễ thay đổi, chịu tác động nhiều chiều ở cả gia đình, nhà trường và xã hội Bảo vệ, giáo dục và chăm sóc sức khoẻ cho vị thành niên rõ ràng là một trong những nhiệm vụ xã hội cấp bách của nước ta hiện nay để đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước, nâng cao chấtlượng cuộc sống cho thế hệ tương lai Xã hội, gia đình và cộng đồng phải quan tâm bảo vệ, giáo dục, chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cho họ, đồng thời giúp họ có thể tự mình đưa ra những quyết định đúng về mặt chăm sóc sức khoẻ cho bản thân, hạn chế những ảnh hưởng xấu đến cuộc sống tương lai của các em và tương lai của giống nòi
2 Biện pháp phát triển chất lượng dân số.
1.Bảo đảm quyền cơ bản của con người; quyền phát triển đầy đủ, bình đẳng về thể chất, trí tuệ, tinh thần; hỗ trợ nâng cao những chỉ số cơ bản về chiều cao, cân nặng, sức bền; tăng tuổi thọ bình quân; nâng cao trình độ học vấn và tăng thu nhập bình quân đầu người;
2.Tuyên truyền, tư vấn và giúp đỡ nhân dân hiểu và chủ động, tự nguyện thựchiện các biện pháp nâng cao chất lượng dân số;
3.Đa dạng hoá các loại hình cung cấp hàng hoá và dịch vụ công cộng, đặc biệt
về giáo dục, y tế để cải thiện chất lượng sống và nâng cao chất lượng dân số;
Tiểu luận môn học
Trang 124.Thực hiện chính sách và biện pháp hỗ trợ đối với vùng có điều kiện kinh tế
xã hội đặc biệt khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao chất lượng dân số (Điều 21 PLDS) Các quy định về những biện pháp nâng cao chất lượng dân số đã định hướng
cơ bản, toàn diện từ việc bảo đảm quyền cơ bản của con người, quyền được phát triển đầy đủ, bình đẳng về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đến việc định hướng trong tuyên truyền, tư vấn và giúp đỡ nhân dân hiểu và chủ động, tự nguyện thực hiện cácbiện pháp nâng cao chất lượng dân số, đa dạng hoá các loại hình cung cấp hàng hoá
và dịch vụ công cộng, giáo dục và y tế
Các biện pháp nâng cao chất lượng dân số nêu trên được xuất phát từ mục tiêu phát triển con người và các mối quan hệ của con người về mặt sinh học, tự nhiên và xã hội
Biện pháp 1 nhằm bảo đảm yêu cầu mở rộng cơ hội lựa chọn của con người, tạo cho con người thực hiện các quyền cơ bản, quyền phát triển đầy đủ, được tiếp cận y tế, giáo dục, phát triển năng khiếu, hưởng thụ văn hoá nghệ thuật, vui chơi, giải trí Biện pháp 2 và 3 nhằm tăng cường năng lực lựa chọn của con người và chỉ trên cơ sở mỗi người có kiến thức, kĩ năng và các cơ hội sẵn có thì con người mới
có khả năng lựa chon và thực hiện Trên thực tế vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn thường chưa bảo đảm được các cơ hội cần thiết để con người thực hiện quyền của mình Đồng thời, nhân dân sinh sống ở các vùng này
và những người nghèo, người bị thiệt thòi trong cuộc sống lại thiếu năng lực lựa chọn cơ hội cho mình
Vì vậy, biện pháp 4 đã quy định chính sách và định hướng việc thực hiện cácbiện pháp ưu tiên đối với những vùng này
Rõ ràng, việc tổ chức thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dân số có phạm vi rộng thuộc mọi ngành, mọi lĩnh vực trong nền kinh tế và thực tế các ngành các cấp đang tổ chức thực hiện Song, để nhân dân quyết định thực hiện tốt các biệnpháp nâng cao chất lượng dân số thì cần tổ chức, hướng dẫn thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hoạt động có hiệu quả, đòi hỏi việc tổ chức phải được diễn ra tại cộng đồng theo chiều ngang và bảo đảm cho mọi người dân, mọi gia đình có đủ kĩ năng trong việc thực hiện để trở thành năng lực thực tế
a.Biện pháp về sức khoẻ sinh sản.
+ Kiểm tra sức khoẻ trước đăng kí kết hôn.
“Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho nam, nữ kiểm tra sức khoẻ trước khi đăng kí kết hôn, xét nghiệm gen đối với người có nguy cơ bị khuyết tật về gen, nhiễm chất độc hoá học; tư vấn về gen di truyền; giúp đỡ về vật chất và tinh thần đối với người bị khuyết tật về gen, nhiễm chất độc hoá học, nhiễm HIV/ AIDS” (Khoản 1 điều 23 PLDS)
1.Khuyến khích nam, nữ kiểm tra sức khoẻ trước khi đăng kí kết hôn bao gồm những nội dung liên quan đến bệnh di truyền; bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV/ AIDS
Tiểu luận môn học