Nguyễn Thị Ánh Tuyết Sinh viên thực hiện : Huỳnh Nguyễn Thanh Thảo Mã số sinh viên : K38.201.101 Tp Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2016 Trang 2 Khóa luận tốt nghiệp Huỳnh Nguyễn Thanh Thảo L
TỔNG QUAN
ĐẶC ĐIỂ M TH Ự C V Ậ T
Cây me rừng thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae, có tên khoa học là Phyllanthus emblica Linn Ngoài ra cây còn có một số tên khác như du cam tử, ngưu cam tử, dư cam tử [1]
Me rừng là cây nhỡ cao 3 m, phân nhiều cành nhỏ mềm, có lông, dài 20 cm Hoa nhỏ, đơn tính cùng gốc Cụm hoa thành xim co mọc ở nách lá phía dưới của cành, gồm rất nhiều hoa đực và vài hoa cái Lá xếp thành hai dãy trên các cành nhỏ trông giống một lá kép lông chim, cuống lá rất ngắn Lá kèm rất nhỏ hình ba cạnh Quả hình cầu trước mọng, sau khô thành quả nang Hạt hình ba cạnh, màu hồng nhạt Cây ra hoa từ tháng 3 đến tháng 11 [1]
Trên thế giới, cây me rừng phân bố chủ yếu ở những khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và bán đảo Malaysia [1] Ở nước ta, cây me rừng mọc phổ biến trên các đồi trọc, các bãi hoang, trong các rừng thưa Cây ưa ánh sáng, chịu được khô hạn [1]
Khóa luận tốt nghiệp đại học
CÁC NGHIÊN C Ứ U V Ề DƯỢ C TÍNH
1.2.1 Dược tính theo y học cổ truyền Ở Việt Nam: quả me rừng tính mát, có tác dụng nhuận phế, hóa đờm, sinh tân, thường dùng chữa cảm mạo, phát sốt, ho, đau cổ họng, miệng khô khát; rễ me rừng tính mát, có tác dụng thu liễm và giáng áp, dùng chữa viêm ruột, đau bụng đi ngoài, cao huyết áp; lá me rừng được dùng nấu nước rửa bên ngoài có tác dụng trị lở loét, mẩn ngứa [1] Ở Ấn Độ: cây me rừng là một trong những loài thảo dược được sử dụng phổ biến ở Ấn Độ cổ xưa Cây me rừng là nguồn giàu vitamin C, có tác dụng phục hồi chức năng gan, hạ men gan, tăng hấp thụ thức ăn, cân bằng lượng acid trong dạ dày, tăng cường phổi và hệ miễn dịch, kích thích nhuận tràng, hỗ trợ hệ tiết niệu, tốt cho da, mắt và tóc [3]
1.2.2 Một số nghiên cứu về dược tính
+ Hoạt tính kháng khuẩn và kháng oxi hóa
Theo các nghiên cứu vào năm 2007 của Xiaoli Liu cùng các cộng sự [13] và nghiên cứu vào năm 2010 của Wei Luo cùng các cộng sự [10], một số hợp chất phenol như 3-O-galloyl mucic acid 1,4-lactone (33), kaempferol 3-β-D-glucopyranoside (46), kaempferol (47), quercetin (48), isocorilagin (49), geraniin (50), isomallotusinin (59), chebulagic acid (60), chebulanin (61) được cô lập chủ yếu từ vỏ và quả me rừng có các tác dụng kháng khuẩn và kháng oxi hóa hiệu quả
+ Hoạt tính kháng herpes simplex virus (HSV) loại 1 và loại 2
Năm 2011, Yangfei Xiang và các cộng sự [15] đã thử nghiệm khả năng kháng viêm nhiễm HSV-1 và HSV-2 của hợp chất 1,2,4,6-tetra-O-galloyl-β-D-glucose
(1246TGG) (62) được cô lập từ cây me rừng Kết quả cho thấy 1246TGG ở nồng độ 31.70 àM cú khả năng ức chế sự phỏt triển của virus Herpes và cú thể được dựng trong điều trị HSV
+ Tác dụng phục hồi chức năng gan và hạ men gan
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Dịch chiết ethanol của cây me rừng có tác dụng hạ men gan, phục hồi chức năng của tế bào gan với liều lượng 75 mg/kg/ngày khi thử nghiệm trên chuột [7]
+ Tác dụng gây độc tế bào ung thư
Năm 2011, Xiaoli Liu cùng với các cộng sự [14] đã tiến hành nghiên cứu khả năng gây độc tế bào ung thư của một số hợp chất phenol được cô lập từ quả me rừng Kết quả cho thấy hai hợp chất isocorilagin (49) và geraniin (50) có khả năng gây độc tế bào ung thư vỳ (MCF-7) ở người với IC50 lần lượt là 13.2 và 80.9 àg/ml Ngoài ra, isocorilagin (49) còn có tác dụng gây độc tế bào ung thư phổi (HELF) ở người với
+ Tác dụng phục hồi tổn thương tinh hoàn do tác dụng phụ của thuốc động kinh
Valproic acid được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh động kinh nhưng lại gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới Theo nghiên cứu vào năm 2015 của Sitthichai Iamsaard và các cộng sự [8], dịch chiết từ cành me rừng có tác dụng cải thiện nồng độ tinh dịch của chuột đực đã được tiêm valproic acid.
CÁC NGHIÊN C Ứ U V Ề THÀNH PH Ầ N HÓA H Ọ C
Các nghiên cứu từ năm 1998 trở về trước cho thấy trong cây me rừng có các hợp chất: zeatin (1), zeatin nucleotide (2), zeatin riboside (3), chebulic acid (4), chebulinic acid (5), corilagin (6), 3,6-di-O-galloyl glucose (7), gallic acid (8), ethyl gallate (9), gluco-gallin (10), ellagic acid (11), gibberellin (A1, A3, A4, A7, A9) (12-
Từ 1999-2001, Ying-Jun Zhang và các cộng sự đã nghiên cứu thành phần từ các bộ phận khác nhau của cây me rừng Kết quả cho thấy nhóm tác giả đã cô lập và nhận danh các hợp chất sau: phyllaemblic acid (20), các phyllaemblicin A-C (21-23), sáu hợp chất phenolic mới là 2-O-galloyl L -malic acid(24), 2-O-galloyl mucic acid
(25) và ba dẫn xuất methyl ester (26-28), 2-O-galloyl mucic acid 1,4-lactone (29) cùng dẫn xuất methyl ester (30), 5-O-galloyl mucic acid 1,4-lactone (31) cùng dẫn xuất methyl ester (32), 3-O-galloyl mucic acid 1,4-lactone (33), và 3,5-di-O-galloyl mucic acid 1,4-lactone (34), phyllaemblic acid B (35) và phyllaemblic C (36), phyllaemblicin
D (37), cùng với hai hợp chất mới, 2-carboxylmethylphenol 1-O-β-D-glucopyranoside
Khóa luận tốt nghiệp đại học
(38) và 2,6-dimethoxy-4-(2-hydroxyethyl)phenol 1-O-β- D -glucopyranoside (39), các phyllanemblinin A-F (40-45) [9,16,18-20]
Năm 2007, Xiaoli Lin cùng các cộng sự đã cô lập được 5 hợp chất từ cây me rừng, bao gồm: kaempferol 3-β- D -glucopyranoside (46), kaempferol (47), quercetin
(48), isocorilagin (49) và geraniin (50) Cũng vào năm này, hợp chất mới phyllanthunin (51) cũng đã được cô lập cùng với các hợp chất đã biết: daucosterol
(52), stearic acid (53), lauric acid (54), cinnamic acid (55) [2][13]
Năm 2008, S K EL-DESOUKY và cộng sự đã cô lập được hợp chất mới là acylated apigenin glucoside (apigenin-7-O-(6”-butyryl-β-glucopyranoside)) (56) và các hợp chất khác như 1,2,3,4,6-penta-O-galloyglucose (57) Xiaoli Liu và các cộng sự đã cô lập thêm quercetin-3-O-β- D -glucopyranoside (58) [5,12]
Từ vỏ quả me rừng, năm 2011, Wei Lou và các cộng sự đã cô lập được isomallotusinin (59), chebulagic acid (60), chebulanin (61) [9]
Hợp chất 1,2,4,6-tetra-O- galloyl-β- D -glucose (62) đã được cô lập từ lá và cành của cây me rừng bởi Yangfei Xiang và các cộng sự vào năm 2011 [15]
Năm 2012, Wei-Yan Qi và cộng sự đã cô lập được β-sitosterol (19), daucosterol
(52), cùng 12 hợp chất sterol khác (63-74), trong đó có 2 hợp chất sterol mới là
5α,6β,7α-trihydroxysitosterol (64) và 7α-acetoxysitosterol (65) từ cành và lá của cây me rừng [11]
Các công thức cấu tạo một số hợp chất trong cây Phyllanthus emblica L
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Khóa luận tốt nghiệp đại học
THỰ C NGHI Ệ M
NGUYÊN LIỆU
Mẫu cây dùng trong nghiên cứu khoá luận là lá của cây me rừng được thu hái tại Bình Thuận vào tháng 05/2014
Mẫu cây đã được TS Phạm Văn Ngọt nhận danh tên khoa học là Phyllanthus emblica Linn, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
2.2.2 Xử lý mẫu nguyên liệu
Mẫu nguyên liệu được rửa sạch, loại bỏ phần sâu bệnh, phơi khô trong bóng râm, rồi xay thành bột mịn Sau đó tiến hành ngâm chiết và phân lập các hợp chất.
ĐIỀ U CH Ế CÁC LO Ạ I CAO
Lá me rừng được phơi khô và nghiền thành bột mịn, sấy khô đến khối lượng không đổi (7.2 kg) Nguyên liệu bột mịn được tận trích với ethanol 96 0 bằng phương pháp ngâm dầm, lọc và cô quay loại dung môi dưới áp suất thấp thu được cao ethanol thô (285.5 g)
Cao ethanol thô được chiết lỏng – lỏng lần lượt với hexane, ethyl acetate thu được cao hexane lá me (22.1 g), cao ethyl acetate lá me (143.1 g) và phần cao còn lại (77.1 g) Quá trình thực hiện được tóm tắt theo sơ đồ 2.1 Khóa luận tốt nghiệp đại học
Sơ đồ 2.1 Qui trình điều chế các loại cao
Bột lá me rừng (7.2 kg)
- Cô quay thu hồi dung môi
Ethanol thu hồi Cao tổng
- Chiết lỏng – lỏng với hexane, ethyl acetate
- Cô quay thu hồi dung môi
Cao ethyl acetate lá me
Khóa luận tốt nghiệp đại học
2.4 CÔ LẬP CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ TRONG CAO ETHYL ACETATE
Cao ethyl acetate (143.1 g) được sắc kí cột silica gel với hệ dung môi hexane: ethyl acetate (80-100% ethyl acetate), ethyl acetate : methanol (5-100% methanol) Dịch giải ly qua cột được hứng vào các lọ Theo dõi quá trình giải ly bằng sắc kí lớp mỏng Những lọ cho kết quả sắc kí lớp mỏng giống nhau được gộp chung thành 1 phân đoạn Kết quả thu được 5 phân đoạn (EA1-EA5), được trình bày trong bảng 2.1
Bảng 2.1 Sắc kí cột silica gel trên cao ethyl acetate lá me rừng
Phân đoạn Dung môi giải ly Trọng lượng (g) Sắc kí lớp mỏng Ghi chú
EA1 H:EA 2:8 16.50 Vệt dài Khảo sát
EA2 EA 13.28 Nhiều vết Chưa khảo sát
EA3 EA:Me 95:5 22.25 Nhiều vết kéo vệt Đã khảo sát
EA4 EA:Me 8:2 33.40 Nhiều vết Đã khảo sát
EA5 EA:Me 7:3 14.70 Nhiều vết Chưa khảo sát
Chú thích: H: hexane; EA: ethyl acetate; Me: methanol
Phân đoạn EA1 được sắc kí cột silica gel thu được 10 phân đoạn (EA1.1-
EA1.10), trong đó phân đoạn EA1.9 cho kết quả sắc kí lớp mỏng có sự tách vết rõ ràng Quá trình thực hiện được trình bày trong bảng 2.2
Bảng 2.2 Sắc kí cột silica gel trên phân đoạn EA1 (16.50 g) của bảng 2.1
Phân đoạn Dung môi giải ly Trọng lượng (g) Sắc kí lớp mỏng Ghi chú
EA1.1 C 0,39 Nhiều vết Chưa khảo sát
EA1.2 C 0,32 Nhiều vết Chưa hảo sát
EA1.3 C 0,31 Nhiều vết Chưa khảo sát
EA1.4 C : Me 9 : 1 0,38 Vệt dài Chưa khảo sát
EA1.5 C : Me 9 : 1 0,32 Vệt dài Chưa khảo sát
EA1.6 C : Me 9 : 1 0,22 Vệt dài Chưa khảo sát
EA1.7 C : Me 85 : 15 0,24 Vệt dài Chưa khảo sát
EA1.8 C : Me 85 : 15 0,31 Vệt dài Chưa khảo sát
EA1.9 C : Me 8 : 2 9.73 Vết rõ ràng Khảo sát
EA1.10 C : Me 8 : 2 0.83 Nhiều vết Chưa khảo sát
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Tiếp tục sắc kí cột pha thường phân đoạn EA1.9, thu được 7 phân đoạn (EA1.9.1-EA1.9.7), trong đó phân đoạn EA1.9.2 và EA1.9.3 có sự tách vết rõ ràng Sắc kí cột silica gel, 0,04-0,06 mm, Merck nhiều lần kết hợp với sắc kí cột silica gel pha đảo RP-18 trên phân đoạn EA1.9.2 và EA1.9.3 với hệ dung môi hexane : acetone
1 : 4 Dịch giải li qua cột hứng vào các hũ bi Theo dõi quá trình giải li bằng sắc kí lớp mỏng.thu được 2 hợp chất, kí hiệu PEAT1 và PEAT2 Quá trình thực hiện được trình bày trong bảng 2.3
Bảng 2.3 Sắc kí cột silica gel trên phân đoạn EA1.9 (9.73 g) của bảng 2.2
Phân đoạn Dung môi giải ly Trọng lượng (g) Sắc kí lớp mỏng Ghi chú
EA1.9.1 DCM:Me 95:5 0,41 Vết mờ Chưa khảo sát
EA1.9.2 DCM:Me 95:5 0,65 Nhiều vết Khảo sát thu được PEAT1
EA1.9.3 DCM:Me 95:5 0,54 Nhiều vết Khảo sát thu được PEAT2
EA1.9.4 DCM:Me 9:1 1.57 Nhiều vết Chưa khảo sát
EA1.9.5 DCM:Me 9:1 1.51 Vết rõ ràng Chưa khảo sát
EA1.9.6 DCM:Me 9:1 0,40 Vết rõ ràng Đã khảo sát
EA1.9.7 DCM:Me 9:1 1.62 Nhiều vết Chưa khảo sát
Hợp chất PEAT1 (18 mg) cho sắc kí lớp mỏng (hexane : acetone 2:1), màu nâu nhạt khi hiện hình bằng thuốc thử H2SO 4 20% (R f = 0.38) Hợp chất PEAT2 (5 mg) cho sắc kí lớp mỏng (hexane : acetone 2:1), màu vàng khi hiện hình bằng thuốc thử
Khóa luận tốt nghiệp đại học
3.1 KHẢO SÁT CẤU TRÚC HÓA HỌC CỦA HỢP CHẤT PEAT1
Hợp chất PEAT1 thu được sau quá trình sắc kí cột nhiều lần phân đoạn EA1.9.2 của bảng 3 có những đặc điểm sau:
• Hợp chất ở dạng bột màu trắng
• Sắc kí lớp mỏng với hệ môi hexane : acetone 2 : 1, hiện hình bằng thuốc thử
H 2 SO 4 20%, nung nóng bảng mỏng thu được 1 vết tròn màu nâu nhạt, Rf 0.38
• Phổ 1 H-NMR (acetone – d 6 , phụ lục 1), δH ppm: 7.11 (2H, s, H-2 và H-6), 3.78 (3H, s, -OCH 3 )
• Phổ 13 C-NMR (acetone – d 6 , phụ lục 2), δC ppm: 166.8 (-COOH), 145.6 (C-3 và C-5), 138.3 (C-4), 121.3 (C-1), 109.3 (C-2 và C-6), 51.5 (-CH 3 )
Phổ 1 H-NMR của hợp chất PEAT1 cho tín hiệu cộng hưởng của hai proton vòng thơm ở δH 7.11 (2H, s) và tín hiệu cộng hưởng của proton nhóm methoxy –
Phổ 13 C-NMR kết hợp với phổ HSQC cho thấy hợp chất có 8 carbon Trong đó có 1 carbon >C=O cộng hưởng ở δC 166.8 Phổ đồ còn thể hiện tín hiệu cộng hưởng của 6 carbon vòng thơm ở δC 145.6 , 138.3, 121.3, 109.3 Ngoài ra, trên phổ còn xuất hiện tín hiệu của carbon nhóm methoxy cộng hưởng ở δC 51,5 (-OCH 3 )
Phổ HMBC cho thấy tương quan giữa 2 proton ở δH 7.11 (H-2, H-6) với các carbon ở δC 166.8 (>C=O), 145.6, 138.3, 121.3 Bên cạnh đó, trên phổ còn ghi nhận tương quan của proton nhóm methoxy ở δH 3.78 (-CH 3 ) với carbon ở δC 166,8 (>C=O), cho phép dự đoán nhóm –OCH3 gắn vào >C=O
Từ những dữ liệu phổ NMR kết hợp so sánh với số liệu NMR của methyl gallate [6] cho thấy có sự tương đồng nên cấu trúc của PEAT1 được đề nghị là methyl gallate
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Methyl gallate Hình 3.1 Một số tương quan HMBC của PEAT1 (PEAT1)
Bảng 3.1 Dữ liệu phổ của hợp chất PEAT1
3.2 KHẢO SÁT CẤU TRÚC HÓA HỌC CỦA HỢP CHẤT PEAT2
Hợp chất PEAT2 thu được từ phân đoạn EA1.9.3 của bảng 3 có những đặc điểm sau:
• Hợp chất ở dạng bột màu vàng
• Kết quả sắc kí lớp mỏng với hệ môi hexane : acetone 2 : 1, hiện hình bằng thuốc thử H 2 SO 4 20%, nung nóng bảng mỏng thu được 1 vết tròn màu vàng,
• Phổ 1 H-NMR (acetone - d 6 , phụ lục 5), δH ppm: 8.16 (2H, d, J=9.0 Hz, H-2’ và H-6’), 7.02 (2H, d, J=8.5 Hz, H-3’ và H-5’), 6.54 (1H, d, J=2.0 Hz, H-8), 6.27 (1H, d, J=2.0 Hz, H-6)
• Phổ 13 C-NMR (acetone - d 6 , phụ lục 6), δC ppm: 176.8 (>C=O) Độ dịch chuyển của các carbon khác được trình bày trong bảng 3.2
Methyl gallate (CDCl3) [6] δ H ppm δ C ppm δ C ppm
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Phổ 1 H-NMR của hợp chất PEAT2 cho tín hiệu cộng hưởng của sáu proton vòng thơm trong vùng δH 8.16 – 6.27 Trong đó, hai proton ghép cặp ortho cộng hưởng ở δH 8,16 (2H, d, J=9.0 Hz), hai proton khác cũng ghép cặp ortho cộng hưởng ở δH 7.02 (2H, d, J=8.5 Hz) Ngoài ra trên phổ còn có tín hiệu cộng hưởng của hai proton ghép cặp meta ở δH 6.54 (1H, d, J=2.0 Hz) và 6.27 (1H, d, J=2.0 Hz)
Phổ 13 C-NMR kết hợp với phổ HSQC cho thấy hợp chất có 15 carbon cộng hưởng trong vùng δC 176.8 – 94.7, trong đó có một carbon >C=O cộng hưởng ở δC
176.8 cho phép dự đoán PEAT2 là flavonol
Phổ HMBC cho thấy sự tương quan giữa 2 proton cộng hưởng ở δH 8.16 (H-2’ và H-6’) với các carbon ở δC 160.4, 147.2 Hai proton cộng hưởng ở δH 7.02 (H-3’ và H-5’) tương quan HMBC với các carbon ở δC 160.4, 123.5 Như vậy vòng B của cấu trúc của PEAT2 có 1 nhóm –OH ở vị trí 4’
Mũi cộng hưởng của –OH kiềm nối cộng hưởng ở δH 12,17 giúp xác định vị trí
Phổ đồ còn ghi nhận tương quan giữa proton cộng hưởng ở δH 6.54 (1H, d,
J=2.0 Hz, H-8) với các carbon ở δC 162.3, 158.0, 99.3; tương quan giữa proton cộng hưởng ở δH 6.27 (1H, d, J=2.0 Hz, H-6) với carbon ở δC 162.3
Từ những dữ liệu phổ NMR trên kết hợp so sánh với dữ liệu phổ của kaempferol [21] cho thấy có sự tương đồng nên cấu trúc của hợp chất PEAT2 được đề nghị là kaempferol
Kaempferol Hình 3.2 Một số tương quan HMBC của PEAT2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Bảng 3.2 Dữ liệu phổ của hợp chất PEAT2
Kaempferol (acetone - d 6 ) [21] δ H ppm (J, Hz) δ C ppm δ C ppm
Khóa luận tốt nghiệp đại học
CÔ L Ậ P CÁC H Ợ P CH Ấ T H ỮU CƠ TRONG CAO ETYL ACETAT
K Ế T LU ẬN VÀ ĐỀ XU Ấ T
Việc khảo sát thành phần hóa học của cây me rừng thu hái ở Bình Thuận đã thu được những kết quả như sau:
Từ phân đoạn EA1.9 cao ethyl acetate, sử dụng các phương pháp chiết xuất, sắc kí đã cô lập được hai hợp chất được kí hiệu lần lượt là PEAT1 và PEAT2 Sử dụng các phương pháp phân tích hóa lí hiện đại kết hợp so sánh với dữ liệu trong các tài liệu tham khảo đã đề nghị cấu trúc của PEAT1 và PEAT2 lần lượt là methyl gallate và kaempferol
Do hạn chế về thời gian nên còn rất nhiều phân đoạn em chưa nghiên cứu Trong khóa luận này, em chỉ mới tiến hành phân lập với cao ethyl acetate Vì vậy, trong thời gian tới, em sẽ tiếp tục nghiên cứu trên các cao và các phân đoạn khác cũng như mở rộng nghiên cứu sang các cây khác cùng chi
Khóa luận tốt nghiệp đại học
KẾ T QU Ả VÀ TH Ả O LU Ậ N
KẾ T LU ẬN VÀ ĐỀ XU Ấ T
KẾT LUẬN
Việc khảo sát thành phần hóa học của cây me rừng thu hái ở Bình Thuận đã thu được những kết quả như sau:
Từ phân đoạn EA1.9 cao ethyl acetate, sử dụng các phương pháp chiết xuất, sắc kí đã cô lập được hai hợp chất được kí hiệu lần lượt là PEAT1 và PEAT2 Sử dụng các phương pháp phân tích hóa lí hiện đại kết hợp so sánh với dữ liệu trong các tài liệu tham khảo đã đề nghị cấu trúc của PEAT1 và PEAT2 lần lượt là methyl gallate và kaempferol
ĐỀ XUẤT
Do hạn chế về thời gian nên còn rất nhiều phân đoạn em chưa nghiên cứu Trong khóa luận này, em chỉ mới tiến hành phân lập với cao ethyl acetate Vì vậy, trong thời gian tới, em sẽ tiếp tục nghiên cứu trên các cao và các phân đoạn khác cũng như mở rộng nghiên cứu sang các cây khác cùng chi
Khóa luận tốt nghiệp đại học
[1] Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, trang 695-696
[2] Chun-Bin Yanga, Fan Zhang, Mei-Cai Denga, Guang-Yun Hea, Jian-Min Yuec, Run-Hua Lua (2007), A new ellagitannin from the fruit of Phyllanthus emblica L.,
Journal of the Chinese Chemical Society, 54, 1615-1618
[3] Ekta Singh, Sheel Sharma, Ashutosh Pareek, Jaya Dwivedi, Sachdev Yadav, Swapnil Sharma (2011), Phytochemistry, traditional uses and cancer chemopreventive activity of Amla (Phyllanthus emblica): The sustainer, Journal of Applied Pharmaceutical Science, 02 (01), 178-183
[4] João B Calixto, Adair R S Santos, Valdir Cechinel Filho, Rosendo A Yunes
(1998), A review of the plants of the genus Phyllanthus: their chemistry, pharmacology, and therapeutic potential, Med Res Rev, 18 (4), 225-258
[5] S K El-Desouky, Shi Young Ryu, Young-Kyoon Kim (2008), A new cytotoxic acylated apigenin glucoside from Phyllanthus emblica L., Natural Product Research,
[6] Samuel Kamatham, Naresh Kumar, Padmaja Gudipalli (2015), Isolation and characterization of gallic acid and methylgallate from the seed coats of givotia rottleriformis griff andtheir anti-proliferative effect on human epidermoidcarcinoma A431 cells, Toxicology Reports, 2, 520-529
[7] Sharma Bhawna, Sharma Upendra Kumar (2010), Hepatoprotective activity of some indigenous plants, International Journal of PharmTech Research, 2(1), 568-572
[8] Sitthichai Iamsaard, Supatcharee Arun, Jaturon Burawat, Wannisa Sukhorum, Porntip Boonruangsri, Malivalaya Namking, Nongnut Uabundit, Somsak Nualkaew, Bungorn Sripanidkulchai (2015), Phyllanthus emblica L branch extract ameliorates testicular damage in Valproic acid-induced rats, Int J Morphol.,33 (3), 1016-1022
Khóa luận tốt nghiệp đại học
[9] Wei Luo, Lingrong Wen, Mouming Zhao, Bao Yang, Jiaoyan Ren, Guanglin Shen,
Guohua Rao (2012), Structural identification of isomallotusinin and other phenolics in
Phyllanthus emblica L fruit hull, Food Chemistry, 132, 1527–1533
[10] Wei Luo, Mouming Zhao, Bao Yang, Jiaoyan Ren, Guanglin Shen, Guohua Rao
(2011), Antioxidant and antiproliferative capacities of phenolics purified from
Phyllanthus emblica L fruit, Food Chemistry, 126, 277-282
[11] Wei-Yan Qi, Ya Li, Lei Hua, Ke Wang, Kun Gao (2013), Cytotoxicity and structure activity relationships of phytosterol from Phyllanthus emblica, Fitoterapia,
[12] Xiaoli Liu, Chun Cui, Mouming Zhao, Jinshui Wang, Wei Luo, Bao Yang,
Yueming Jiang (2008), Identification of phenolics in the fruit of emblica (Phyllanthus emblica L.) and their antioxidant activities, Food Chemistry, 109, 909-915
[13] Xiaoli Liu, Mouming Zhao, Jinshui Wang, Wei Luo (2009), Antimicrobial and antioxidant activity of emblica extracts obtained by supercritical cacrbon dioxide extraction and methanol extraction, Journal of Food Biochemistry, 33, 307-330
[14] Xiaoli Liu, Mouming Zhao, Kegang Wua, Xianghua Chai, Hongpeng Yu, Zhihua
Tao, Jinshui Wang (2012), Immunomodulatory and anticancer activities of phenolics from emblica fruit (Phyllanthus emblica L.), Food Chemistry, 131, 685-690
[15] Yangfei Xiang, Ying Pei, Chang Qu, Zhicai Lai, Zhe Ren, Ke Yang, Sheng Xiong,
Yingjun Zhang, Chongren Yang, Dong Wang, Qing Liu, Kaio Kitazato, Yifei Wang
(2011), In vitro anti‐herpes simplex virus activity of 1,2,4,6‐Tetra‐O‐galloyl‐β‐ D ‐ glucose from Phyllanthus emblica L (Euphorbiaceae), Phytother Res., 25, 975-982
[16] Ying-Jun Zhang, Takashi Tanaka, Chong-Ren Yang, Isao Kouno (2001), New phenolic constituents from the fruit juice of Phyllanthus emblica, Chem Pharm Bull.,
[17] Ying-Jun Zhang, Takashi Tanaka, Yoko Iwamoto, Chong-Ren Yang, Isao Kouno
(2000), Novel norsesquiterpenoids from the roots of Phyllanthus emblica, J Nat Prod ,
[18] Ying-Jun Zhang, Takashi Tanaka, Yoko Iwamoto, Chong-Ren Yang, Isao Kouno
(2000), Phyllaemblic acid, a novel highly oxygenated norbisabolane from the roots of
Khóa luận tốt nghiệp đại học
[19] Ying-Jun Zhang, Takashi Tanaka, Yoko Iwamoto, Chong-Ren Yang, Isao Kouno
(2001), Novel sesquiterpenoids from the roots of Phyllanthus emblica, J Nat Prod.,
[20] Ying-Jun Zhang, Tomomi Abe, Takashi Tanaka, Chong-Ren Yang, Isao Kouno
(2001), Phyllanemblinins A-F, new ellagitannins from Phyllanthus emblica, J Nat Prod., 64, 1527-1532
[21] Yu-Lan Li, Jun Li, Nai-Li Wang, Xin-Sheng Yao(2008), Flavonoids and a new polyacetylene from Bidens parviflora Willd, Molecules, 13, 1931-1941
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Ph ụ l ụ c 1 Ph ổ 1 H-NMR c ủ a h ợ p ch ấ t PEAT1 (acetone –d 6 )
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Ph ụ l ụ c 2 Ph ổ 13 C-NMR c ủ a h ợ p ch ấ t PEAT1 (acetone –d )
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Ph ụ l ụ c 3 Ph ổ HSQC c ủ a h ợ p ch ấ t PEAT1 (acetone –d 6 )
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Ph ụ l ụ c 4 Ph ổ HMBC c ủ a h ợ p ch ấ t PEAT1 (acetone –d )
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Ph ụ l ụ c 5 Ph ổ 1 H-NMR c ủ a h ợ p ch ấ t PEAT2 (acetone –d 6 )
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Ph ụ l ụ c 6 Ph ổ 13 C-NMR c ủ a h ợ p ch ấ t PEAT2 (acetone –d 6 )
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Ph ụ l ụ c 7 Ph ổ HSQC c ủ a h ợ p ch ấ t PEAT2 (acetone –d 6 )
Khóa luận tốt nghiệp đại học