1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) xã hội học giáo dục và những vấn đề đặt ra đối với hệ thống giáo dục ở việt nam hiện nay

28 8 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xã Hội Học Giáo Dục Và Những Vấn Đề Đặt Ra Đối Với Hệ Thống Giáo Dục Ở Việt Nam Hiện Nay
Tác giả Đoàn Thị Thu Huyền, Trần Thu Hương, Trần Thị Hương, Lê Khánh Huyền, Nguyễn Thị Thu Huyền, Trần Thanh Huyền, Ngô Đức Khánh, Nguyễn Triệu Gia Khánh, Đoàn Thành Lâm, Phùng Văn Lâm, Nguyễn Thị Mai Lan, Đặng Thị Diệu Linh, Lương Trúc Linh, Nguyễn Phương Linh, Nguyễn Thùy Linh, Trần Yến Linh
Người hướng dẫn Nguyễn Quỳnh Hương
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Xã Hội Học
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 7,12 MB

Nội dung

Không có xã hội nào có thể tồn tại mà không có giáo dục và mọi sự giáo dục đều nhằm mục đích phục vụ cho sự tiến bộ của xã hội.b, Xã hội hoá socialization- Một thuật ngữ bắt đầu được sử

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ VÀ TMĐT

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN

HỌC PHẦN XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

Trang 2

DANH SÁCH NHÓM 3

ST

1 Đoàn Thị Thu Huyền

(nhóm trưởng) 22D190060 Tổng duyệt nội dung

2 Trần Thu Hương 22D190074 Chọn lọc ý chính

3 Trần Thị Hương 22D190073 Làm powerpoint

4 Lê Khánh Huyền 22D190061 Làm powerpoint

5 Nguyễn Thị Thu Huyền 22D190063 Làm powerpoint

6 Trần Thanh Huyền 22D190064 Thu thập thông tin

7 Ngô Đức Khánh 22D190076 Tổng hợp thông tin

8 Nguyễn Triệu Gia Khánh 22D190077 Thuyết trình

9 Đoàn Thành Lâm 22D190080 Tổng hợp thông tin

10 Phùng Văn Lâm 22D190081 Tổng duyệt nội

dung

11 Nguyễn Thị Mai Lan 22D190079 Thu thập thông tin

12 Đặng Thị Diệu Linh 22D190082 Làm word

13 Lương Trúc Linh 22D190085 Thuyết trình

14 Nguyễn Phương Linh 22D190086 Thu thập thông tin

15 Nguyễn Thùy Linh 22D190089 Thu thập thông tin

16 Trần Yến Linh 22D190090 Thu thập thông tin

Trang 3

MỤC LỤC

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 4

II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5

A XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC LÀ GÌ? 5

1 Khái niệm 5

a, Giáo dục (education) 5

b, Xã hội hoá ( socialization) 5

c, Xã hội hoá giáo dục ( socialization of education) 5

2 Cơ sở lý luận 6

B NHỮNG VẤN ĐỀ 8

1.Những vấn đề 8

a Thực trạng 8

b Thành tựu, lợi ích của xã hội hóa giáo dục 9

c Hạn chế, vấn đề còn tồn tại 16

2 Giải pháp và vai trò của nhà nước 19

a Giải pháp 19

b Vai trò của nhà nước 20

III Kết luận 22

IV Tài liệu tham khảo 23

Trang 4

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Một quốc gia muốn phát triển vững mạnh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như kinh tế, chính trị, ngoại giao… tuy nhiên yếu tố then chốt ảnh hưởng trực tiếp đến sự thịnh suy của một nước đó chính là giáo dục Như chúng ta đã biết, các nước lớn và các nước phát triển trên thế giới đều có điểm chung là có nền giáo dục tuyệt vời, vững mạnh Giáo dục ở đây không chỉ là dạy các môn văn hoá một cách khô khan mà còn là dạy học sinh cách phát triển tư duy một cách chủ động, cách

xử lí tình huống tốt và cả cách ứng xử, giao tiếp với mọi người Không chỉ trên thế giới mà ở Việt Nam, từ lâu, Đảng và nhà nước ta đã chủ trương quan điểm “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, lại càng khẳng định thêm tầm quan trọng của nền giáodục Và câu hỏi được đặt ra đối với hệ thống giáo dục Việt Nam là làm thế nào để cải tiến và nâng cao chất lượng, đổi mới giáo dục? Để trả lời cho câu hỏi đó, Đảng

và nhà nước ta đã thực hiện nhiều chính sách, phương pháp khác nhau, vận động

và tuyên truyền ý thức cho toàn dân, toàn xã hội về sự quan trọng của giáo dục, cũng từ đó mà khái niệm “xã hội hoá giáo dục” ra đời Tuy nhiên, cả một hệ thống giáo dục to lớn, không thể vận hành một cách tuyệt đối hoàn hảo được Không thể phủ nhận được rằng giáo dục ở Việt Nam hiện nay vẫn đang còn nhiều bất cập, nhiều vấn đề phát sinh Những vấn đề đó cần được nhìn nhận và giải quyết một cách nghiêm túc Chính vì vậy, nhóm 3 chúng em đã chọn đề tài này để nghiên cứu Để có cái nhìn tổng quan hơn về giáo dục Việt Nam, mời cô và các bạn cùng lắng nghe phần trình bày sau đây của nhóm em

A XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC LÀ GÌ?

=>Từ những khái niệm trên, ta rút ra được định nghĩa chung về giáo dục:

Trang 5

- Là quá trình truyền thụ và lĩnh hội những tri thức, kinh nghiệm và kỹ xảo nhằm mục đích chuẩn bị cho con người bước vào cuộc sống lao động và sinh hoạt

b, Xã hội hoá ( socialization)

- Một thuật ngữ bắt đầu được sử dụng phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới từ những năm đầu của thế kỷ XX

- Xét về bản chất, xã hội hóa là quá trình tăng tính xã hội trong các lĩnh vực, huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân vào các hoạt động xã hội, thực hiện các nhiệm vụ mà nhà nước không nhất thiết phải làm, góp phần duy trì và tái sản xuất xã hội Cốt lõi của xã hội hóa là sự tương tác, mối liên hệ và thuộc tính vốn cócủa con người, của cộng đồng nhằm đáp ứng lại xã hội và chịu ảnh hưởng của xã hội

c, Xã hội hoá giáo dục ( socialization of education)

- Khái niệm xã hội hóa giáo dục ở Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước ta

đề ra cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục và đào tạo

Trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa VII (1993), nhận định:

"Xã hội hóa giáo dục là việc huy động toàn toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước”

Nghị quyết số 90/1997/NQ-CP ngày 21/8/1997 của Thủ tướng Chính phủ cho rằng: "Xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào

sự phát triển các sự nghiệp đó nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ

về giáo dục, y tế, văn hóa và sự phát triển về thể chất và tinh thần của nhân dân”

=> Xã hội hóa giáo dục:

Trang 6

- Là việc chuyển giao chức năng giáo dục, đào tạo của xã hội từ khu vực công sang khu vực tư

- Đồng hành với đổi mới từ kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường là hướng chia sẻ trách nhiệm các dịch vụ công từ Nhà nước sang khu vực dân sự

- Gắn liền với việc xác định chức năng xã hội của nhà nước là dẫn dắt bằng thể chế, chính sách và tranh tra, kiểm tra thay cho trực tiếp vận hành cách thể chế kinh tế, văn hóa và giáo dục

- Là việc huy động toàn xã hội, các cá nhân, tổ chức tham gia làm giáo dục, thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, đóng góp sức người, sức của xây dựng giáo dục nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng mục tiêu giáo dục nhàtrường đã đề ra

2 Cơ sở lý luận

-Trong tiến trình phát triển ở nhiều quốc gia, giáo dục được xem là cách để giảm thiểu rủi ro, nguy cơ cho xã hội và là con đường hữu hiệu để chống đói nghzo Ngày nay, khi trí tuệ đã trở thành yếu tố hàng đầu thể hiện quyền lực và sứcmạnh của một quốc gia thì chúng ta đều ý thức được rằng, giáo dục không chỉ là phúc lợi xã hội, mà thực sự là đòn bẩy quan trọng để phát triển kinh tế, phát triển

xã hội Theo đó, các nước kém phát triển cần quan tâm đến giáo dục và đầu tư cho giáo dục bởi đây chính là đầu tư cho phát triển, quyết định vận mệnh của con người, xã hội, vận mệnh của dân tộc Vì thế, giáo dục, đào tạo giữ vai trò trung tâm, then chốt để hội nhập và phát triển của mỗi quốc gia

- Để thực hiện nguyên tắc hiến định “phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”, Luật Giáo dục qua các thời kỳ đã xác định rõ hệ thống giáo dục quốc dân là

hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên Trong đó, cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đạihọc Để bảo đảm tính chất “đa mục tiêu” của nền giáo dục, chúng ta không thể chỉ dựa vào nguồn lực của Nhà nước, mà cần thực hiện giải pháp “xã hội hoá”

- Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục, đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000 đã chỉ rõ, “Thể chế hoá chủ trương xã hội hoá giáo dục đã ghi trong nghị quyết Đại hội VIII”.Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục đã nêu, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 90/CP

Trang 8

ngày 21/8/1997 về phương hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá Sau Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII nêu trên, Luật Giáo dục

ra đời năm 1998, lần đầu tiên công nhận chế độ đa sở hữu đối với các cơ sở giáo dục, bao gồm công lập, bán công, dân lập và tư thục

- Ngày 14/6/2005, Quốc hội đã thông qua Luật Giáo dục Luật Giáo dục xác định phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhânlực, bồi dưỡng nhân tài; phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế,

xã hội; “phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường và các hình thức giáo dục; khuyến

khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục”

- Năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao, trong đóđặt mục tiêu định hướng đến năm 2010, “tỷ lệ học sinh nhà trẻ ngoài công lập

chiếm 80%, mẫu giáo 70%, trung học phổ thông 40%, trung học chuyên nghiệp 30%, các cơ sở dạy nghề 60%, đại học, cao đẳng khoảng 40%”

- Năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 40/NQ-CP về xã hội hóa giáo dục Những năm gần đây, chủ trương xã hội hóa giáo dục còn được Trung ương chỉ đạo rõ hơn trong Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Trong phần Định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, quan điểm chỉ đạo,Nghị quyết xác định:“Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đào tạo Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục và đào tạo”

- Ngày 14/6/2019, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XIV đã thông qua Luật Giáo dục năm 2019 Với mục tiêu thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước về đổi mới giáo dục, đào tạo, tạo hành lang pháp lý cho việc xây dựng nền giáo dục Việt Nam phát triển toàn diện; Luật xác định: “Thực hiện đa dạng hóa các loại hình cơ sở giáo dục và hình thức giáo dục; khuyến khích,

Xã hội họcđại cương 100% (3)

2 Đặc điểm của biến đổi xã hội

Xã hội họcđại cương 100% (3)

3

Trang 9

huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục; khuyến khích phát triển cơ sở giáo dục dân lập, tư thục đáp ứng nhu cầu xã hội về giáo dục…”.

=> Các cơ sở chính trị, pháp lý nêu trên là căn cứ quan trọng để việc xã hội hoá giáo dục được ghi nhận và phát triển và trở thành một phần không thể thiếu trong bức tranh chung về phát triển giáo dục Việt Nam trong những năm qua

go và nhiều chông ai không kém gì với công cuộc giữ nước

- Đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục, khi người ta còn lo lắng về cơm áo gạotiền thì việc học tập không thực sự được coi trọng Trong 10 năm từ 1975-1985,các tỉnh thành đều thiếu thốn về cơ sở vật chất trường học, giáo viên, có nơi nhiềuhọc sinh bỏ học…ngành giáo dục Việt Nam trong giai đoạn đầu 10 năm xây dựngchủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước đã phải đối mặt với một số khó khăn lớn dotác động của nền kinh tế theo cơ chế bao cấp, ngành giáo dục đào tạo còn lâm vàotình trạng yếu kém về nhiều mặt Quy mô giáo dục giảm sút, đặc biệt là ở bậc họcmầm non, cấp II, III Theo thống kê của Bộ giáo dục cụ thể, số trẻ em bỏ học vàthất học giai đoạn này vào khoảng 2,1-2,3 triệu em Tỷ lệ bỏ học giữa chừngchiếm 12-13% Số người ở độ tuổi từ 15-35 thất học là 2 triệu người Mù chữ vàthất học tập trung ở miền núi chiếm 40%, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bằng sôngCửu Long chiếm 33% Năm 1977, trên cả nước chỉ có 260 trường trung họcchuyên nghiệp, hơn 117 nghìn sinh viên và 7,8 nghìn giáo viên

- Chủ yếu vướng mắc của các trường trường trường đh, cao đẳng là nhữngvướng mắc, yếu kém trong việc xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị,tuyển dụng đội ngũ giảng viên, các bộ quản lý…

b Thành tựu, lợi ích của xã hội hóa giáo dục

- Thành tựu :

Trang 10

Đảng và nhà nước, nhân dân ta vượt lên trên tất cả những khó khăn đó.Nhân dân ta nói chung và ngành giáo dục nói riêng đã phấn đấu không mệt mỏitrong công cuộc xây dựng và phát triển vì một nền giáo dục Việt Nam xã hội chủnghĩa thống nhất trong cả nước của dân, do dân, vì dân theo tư tưởng Hồ ChíMinh, phấn đấu vì một nền giáo dục mà mọi người dân đều có quyền bình đẳng,không phân biệt giàu nghzo, già trẻ, tôn giáo, dân tộc dù ở bất cứ dâu… bằng cáchtạo mọi điều kiện để người dân đều có thể được học Với nhiều sự cố gắng đổi mới

và hoàn thiện nền giáo dục từng ngày

Đầu năm 1979, thống nhất hệ thống phổ thông 12 năm ở miền Nam và hệthống 10 năm ở miền Bắc bằng một hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm mới Cảicách gần đây nhất vào năm 2013, được đánh giá có tính toàn diện, triệt để bằngNghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013, trên tinh thần “đổi mới căn bản, toàndiện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điềukiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” Trong

đó, sau 10 năm thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi (2010 2020), số trường mầm non tăng hơn 2.600 trường Mỗi xã phường đều có ít nhất 1trường mầm non công lập Số trẻ đến trường tăng hơn 1,5 triệu em so với năm học

-2010 - 2011 Về cấp tiểu học, 63/63 tỉnh thành đều đạt chất lượng phổ cập mức độ

2, trong đó 4 địa phương đạt mức độ 3 Cả 63/63 tỉnh thành đều đạt chuẩn phổ cậpgiáo dục THCS cấp độ 1, một số địa phương đạt mức độ 2 và 3

Chất lượng giáo dục còn được các tổ chức quốc tế đánh giá cao Việt Namhiện được xếp vào tốp 10 hệ thống giáo dục đổi mới hàng đầu của thế giới, theobáo cáo “Tăng trưởng thông minh hơn: Học tập và Phát triển công bằng ở Đông Á– Thái Bình Dương” năm 2018 của Ngân hàng Thế giới

Ở bậc đại học, tính đến cuối năm 2020, 7 trường đại học được công nhậnbởi tổ chức đánh giá, kiểm định quốc tế (HCERES, AUN-QA) 195 chương trìnhđào tạo của 32 trường được đánh giá, công nhận theo tiêu chuẩn khu vực và quốctế

Các năm 2020 và 2021 đánh dấu bước chuyển đổi linh hoạt của hệ thốnggiáo dục Việt Nam trong giai đoạn dịch bệnh Với chủ trương “tạm dừng đếntrường, không ngừng việc học”, các cấp bậc học (trừ mầm non) đã chuyển sanghình thức dạy học trực tuyến qua internet và truyền hình, đây là lần đầu tiên việcdạy học trực tuyến được triển khai trên quy mô cả nước Việc học trực tuyến để

Trang 11

phòng chống Covid-19 của Việt Nam có nhiều điểm khả quan so với các quốc gia

và vùng lãnh thổ khác” Theo báo cáo PISA công bố ngày 29/9/2020 của OECD:

“Đây là nhận định xác đáng khi Việt Nam có gần 80% học sinh, sinh viên học trựctuyến, xếp thứ 17/200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới”

- Lợi ích:

Xã hội hóa giáo dục giúp nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo Chính sách thu hút đầu tư nhằm nâng cao chất lượng giáo dục: Để tạo hànhlang pháp lý cho các nguồn lực của xã hội đầu tư nhiều hơn vào giáo dục, đào tạo

và tạo thuận lợi cho các cơ sở giáo dục được hưởng chính sách ưu đãi xã hội,Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến khích

xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa,thể thao, môi trường Trong đó, nhà đầu tư thực hiện xã hội hóa được hưởng nhiềuchính sách ưu đãi, như được Nhà nước giao đất, cho thuê đất đã hoàn thành giảiphóng mặt bằng; được hỗ trợ kinh phí bồi thường, được hưởng mức ưu đãi về thuếthu nhập doanh nghiệp; được tham gia cung cấp các dịch vụ công do Nhà nước tàitrợ, đặt hàng; tham gia đấu thầu nhận các hợp đồng, dự án sử dụng nguồn vốntrong và ngoài nước phù hợp với chức năng, nhiệm vụ hoạt động theo quy định củapháp luật; được đối xử bình đẳng đối với các sản phẩm và dịch vụ của cơ sở thựchiện xã hội hóa, Thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và đào tạođược thực hiện theo các hình thức khác nhau Với những định hướng khuyến khích

xã hội hóa giáo dục nêu trên, giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dụcnghề nghiệp và giáo dục đại học ngoài công lập trong những năm qua đã đạt đượcnhững kết quả nhất định, góp phần nâng tỷ lệ huy động trẻ, học sinh trong độ tuổi

ra lớp, phổ cập giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển loại hình trường, lớp,chương trình chất lượng cao đáp ứng nhu cầu học tập của người dân, giảm gánhnặng cho ngân sách Tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều học sinh làngười dân tộc thiểu số, vùng khó khăn cùng với sự chăm lo của các cấp chínhquyền, người dân có con đi học, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, tổ chức quốc tế

đã có nhiều việc làm thiết thực, như dựng lán trại, đóng góp lương thực, mua cácvật dụng sinh hoạt, thuê người nấu ăn và trông nom các em, góp phần quan trọngđưa con em là người dân tộc thiểu số đến trường Các trường đại học cũng nhậnđược sự đầu tư từ các nhà tài trợ doanh nghiệp ví dụ như Trường Đại học Bưuchính Viễn thông (Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông); Trường Đại học Điện lực(Tập đoàn Điện lực Việt Nam); Trường Đại học Dầu khí (Tập đoàn Dầu khí Quốc

Trang 12

gia Việt Nam); Trường Cao đẳng Vietronics Hải Phòng (Tổng Công ty Điện tử vàTin học Việt Nam); Trường Đại học FPT (Tập đoàn FPT); Nhờ sự đầu tư mà sinhviên được học tập trong môi trường tốt hơn, được thực tập, tiếp xúc với công việcchuyên ngành từ sớm, thậm chí còn được doanh nghiệp đào tạo khi vẫn còn họcđại học Qua đó sinh viên tích lũy được nhiều kinh nghiệm đến khi ra trường sẽnhanh chóng nhận được việc làm.

ĐHBKHN nh n tài tr t công ty TNHH ậ ợ ừ

Cụ thể hóa mục tiêu giáo dục, tham gia cải tiến nội dung và phương phápgiáo dục, tăng cường lực lượng của người dạy và người học, phát triển yếu tố conngười,…: Điều này được áp dụng trong chương trình giáo dục phổ thông mới màtrước hết là chương trình tổng thể được xây dựng theo định hướng tiếp cận nănglực, phù hợp với xu thế phát triển chương trình của các nước tiên tiến Đổi mớiphương pháp dạy học là một giải pháp được xem là then chốt, có tính đột phá choviệc thực hiện chương trình này Một số phương pháp giáo dục đổi mới đang được

áp dụng như: phương pháp bàn tay nặn bột, giáo dục trải nghiệm sáng tạo, giáo dụcSTEM, Theo giáo sư John Vũ- một người Mỹ gốc Việt có những đóng góp rấtđặc biệt trong lĩnh vực GD&ĐT đối với thế hệ trẻ - một nhà khoa học nổi tiếng ởnước Mỹ và trong Top 10 những người sáng tạo nhất thế giới do Bill Gates vàSteve Jobs đứng đầu khẳng định phương pháp giáo dục mới mẻ không chỉ làm giờhọc trở nên thú vị, khắc phục nhược điểm của phương pháp truyền thụ áp đặt mộtchiều; đồng thời kết hợp hài hoà giữa dạy kiến thức công cụ với kiến thức phươngpháp, đặc biệt chú trọng dạy cách học, phương pháp tự học để người học có thể

Trang 13

học tập suốt đời Ngoài ra đội ngũ giáo viên cũng được nâng cao chất lượng Nhìnchung, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phát triển cả về số lượng vàchất lượng, với cơ cấu ngày càng hợp lý; trong đó, chất lượng của đội ngũ nhà giáo

và CBQLGD đã góp phần quyết định thành quả của sự nghiệp giáo dục trongnhững năm qua Giáo viên tổ chức, hướng dẫn hoạt động, tạo môi trường học tậpthân thiện và những tình huống có vấn đề nhằm khuyến khích người học tích cựctham gia các hoạt động học tập, tự khẳng định năng lực và nguyện vọng của bảnthân, rzn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và vận dụng hiệuquả những kiến thức, kĩ năng đã tích lũy được để "phát triển con người toàn diện ởnền công nghiệp 4.0"

Ph ươ ng pháp h c stem ọ

Xã hội hóa giáo dục là nhân tố tạo ra một xã hội học tập, góp phần nâng caodân trí, đào tạo nhân lực và thu hút, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước Để góp phầntạo ra một xã hội học tập nâng cao dân trí Nhà nước rất quan tâm đến phát triểnnguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng dân tộc thiểu số, miền núi Nhà nước thựchiện Đề án củng cố phát triển mạng lưới trường phổ thông dân tộc nội trú; quyhoạch và phát triển trường phổ thông dân tộc bán trú một cách hợp lý để tạo nguồnnhân lực có chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội bền vững củađịa phương trong thời kỳ đổi mới; củng cố và nâng cao chất lượng đào tạo của cáctrường dự bị đại học nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ và nguồn nhân lực

có chất lượng cho vùng DTTS, miền núi Phát triển và hỗ trợ đầu tư cho các trung

Trang 14

tâm giáo dục nghề nghiệp ở các huyện vùng dân tộc và miền núi; triển khai có hiệuquả Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, trong đó ưu tiêndạy nghề cho người dân tộc thiểu số Bên cạnh đó xã hội hóa giáo dục cũng là yếu

tố đào tạo nhân lực và thu hút, bồi dưỡng nhân tài trong đất nước Trước tiên để thuhút nhân tài chúng ta cần những nhà giáo tài năng cho ngành Giáo dục Cụ thể:Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo Thực hiệnchuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo Để đào tạo nhânlực, nhân tài cho đất nước cần phải có môi trường để nhân tài phát triển Một môitrường làm việc cho người tài, yếu tố đầu tiên là phải có nhiều cơ hội Nhà nướcđang tích cực đề ra các chính sách như Nghị quyết số 03-NQ/TW, Nghị quyết số26-NQ/TW hình thành môi trường để nhân tài được sống như bản thân của họ Môitrường ấy không chỉ là tiền bạc, điều kiện làm việc, mà quan trọng hơn cả là vănhóa ứng xử; cơ chế sử dụng người tài, cơ chế dân chủ trong nghiên cứu, hay rộnghơn là cho họ phát huy tài năng trí tuệ cần bảo đảm cho nhân tài được thể hiện,được sáng tạo Bên cạnh việc hình thành môi trường cho người tài phát triển, còn

có các chính sách có chính sách khen thưởng những cá nhân, tổ chức tiến cử, pháthiện, bồi dưỡng, đào tạo và sử dụng đúng nhân tài hay xử lí nghiêm những hành vilạm dụng quyền lực để gây cản trở, trù dập nhân tài Việc xã hội hóa giáo dụcgiúp tạo ra một xã hội học tập góp phần đào tạo nguồn nhân lực là một công việc

kỹ thuật Người lao động cần được trang bị kỹ năng lao động, sự hiểu biết, trình

độ về khoa học công nghệ,… đó là điều kiện thiết yếu nhằm đáp ứng đòi hỏi của

sự phát triển công nghệ tiên tiến Xã hội hóa dịch vụ khoa học và công nghệ sẽ gópphần nâng cao chất lượng dịch vụ cho xã hội, giảm chi ngân sách cho cơ quan Nhànước, giúp người dân tham gia bình đẳng vào môi trường cạnh tranh lành mạnh

Xã hội hóa giáo dục hỗ trợ nhà nước giảm bớt gánh nặng ngân sách cho cơ quangiáo dục, thay vào đó Nhà nước chú trọng phát triển khoa học và công nghệ Ví dụnhư trong lĩnh vực ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp, chuyển giao côngnghệ, các dịch vụ môi giới, đánh giá, định giá, giám định công nghệ đã được xã hộihóa và có được những kết quả bước đầu, thu hút được nhiều thành phần kinh tếtham gia Một số tổ chức có các hoạt động ươm tạo thuộc khu vực tư nhân đã ra

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w