Những lý do của việc bắt nạt trên mạng đối với học sinh thì "muôn hình vạn trạng", trong đó không ít chuyện ẩm ương, không đâu như chuyện đầu tóc, quần áo, chuyện có người yêu, rồi ngoại
VĂN HÓA MẠNG - KHÁI NI M VÀ HI N TR Ệ Ệ ẠNG
Khái niệ m
Theo một cách học thuật, văn hóa mạng là một nền văn hóa đang nổi cộm lên một cách mạnh mẽ trên thế giới, từ việc sử dụng mạng máy tính cho việc thông tin liên lạc giải trí, và kinh doanh
Tuy vậy, có một định nghĩa phổ biến, dễ hiểu hơn và sẽ là vấn đề được đặt trọng tâm trong bài nghiên cứu này Văn hóa mạng là tất cả những biểu hiện của con người tham gia vào cộng đồng mạng Internet và văn hóa được thể hiện trên mạng Internet Cụ thể, đó là thái độ, hành vi ứng xử đúng mực đối với Internet, biết khai thác, sử dụng mạng với mục đích kiến thức, hiểu biết, tận dụng và khai thác tối đa những yếu tố tích cực, lành mạnh trên mạng để góp phần nâng cao tri thức và xây dựng, hoàn thiện nhân cách bản thân, đồng thời biết phòng ngừa, tiết chế, đề kháng với những mặt trái, tiêu cực từ Internet Tóm tắt lại, văn hóa mạng là hệ thống những sự thể hiện, tương tác và cách thức ứng xử của con người trong không gian của Internet
Một cách khác để nói về văn hóa mạng là: Các điều kiện được tạo ra bởi sự cải tiến của thế giới kỹ thuật số với sự trợ giúp của máy tính, trí tuệ nhân tạo và internet, nơi tiêu chuẩn chung sẽ là trình độ kỹ thuật số cho giao tiếp ở mọi cấp độ và cho giáo dục, thông tin và giải trí
1.2.1 Sự cởi mở và nổi trội
Tổng thể văn hóa mạng không bị gò bó bởi bất kì rào cản nào, nên dưới điều kiện, hoàn cảnh bình thường, sẽ là nơi chia sẻ thông tin không giới hạn Đây là nền tảng cơ bản cho sự tồn tại của văn hóa mạng: phát triển thông tin và tích lũy kiến thức của các cá nhân và cho các cá nhân dưới sự giúp đỡ của thiết bị điện tử
Vì vậy, giới hạn về địa lý và thời gian chinh phục kiến thức sẽ không còn là một vấn đề quá to lớn với những người sở hữu mạng Internet Thay vào đó, nhận thức của cá nhân và hoạt động thực tiễn sẽ được mở rộng cho toàn bộ dân số Internet và tất cả các khu vực trên thế giới có Internet, do đó ảnh hưởng đến toàn bộ xã hội loài người
1.2.2 Tính kịp thời, tính thay đổi và tính cực đoan
Cùng với một môi trường mạng nơi tất cả các thông tin được chia sẻ một cách thường nhật, ta sẽ không thể phủ định rằng văn hóa mạng sẽ luôn được cập nhật sao cho phù hợp với văn hóa của từng người Vì vậy, ta cũng sẽ có thể mong chờ rằng góc nhìn của ta về một sự việc qua mạng ngày hôm nay có thể thay đổi hoàn toàn chỉ qua một đêm, bởi thông tin sẽ luôn được thay đổi từng ngày, từng giờ, từng phút, tùy theo nhịp điệu của xã hội
Do sự lan phủ rộng của Internet đến nhiều vùng văn hóa khác nhau, tới nhiều người có những nguồn ý kiến khác nhau, việc gặp ý kiến trái chiều qua mạng là không thể tránh khỏi Mâu thuẫn có thể xảy ra giữa các cộng đồng khác nhau, hoặc thậm chí ở trong chính nội bộ một cộng đồng.
Thực trạng
2.1 Thực trạng văn hóa mạng Việt Nam
Tuy mới được hòa mạng Internet toàn cầu vào năm 1997, chỉ sau hơn 20 năm phát triển, đến nay Việt Nam đã thuộc top đầu các nước "có tương tác cao với Internet", là một trong 20 quốc gia "năng động nhất về Internet" Theo báo cáo toàn cảnh Digital Việt Nam của We Are Social và Hootsuite, đến tháng 1/2021, số người dùng Internet tại Việt Nam là 68,72 triệu người, chiếm 70.3% dân số; số người dùng mạng xã hội là 72 triệu, chiếm 73.7% dân số
Các trang mạng xã hội như Facebook, TikTok, Youtube có số lượng người sử dụng tại Việt Nam còn rộng rãi hơn nhiều nước phát triển trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, với 95% người sử dụng mạng xã hội Việt Nam sử dụng Facebook và khoảng 17% người Việt Nam lựa chọn TikTok là nơi giải trí lý tưởng… và những con số này dự định sẽ tăng tiến với tốc độ chóng mặt trong tương lai không xa Điều này cũng chẳng đáng bất ngờ, bởi cùng với sự phổ biến của điện thoại di động và sự phát triển của Internet, "vào mạng", "lướt web", "cúng phây" đã trở thành thói quen sinh hoạt của một bộ phận không nhỏ người dân từ các đô thị hiện đại đến các làng quê hẻo lánh
Trên thực tế, ta có thể thấy rằng Internet và mạng xã hội Việt Nam đã và vẫn đang trên đà phát triển rất mạnh mẽ để theo kịp xu hướng toàn cầu, đồng thời càng ăn sâu vào trong cuộc sống và ý thức của con người Việt Nam, đến mức mà một giá trị văn hóa khác đã được hình thành tại Việt Nam: văn hóa mạng 2.1.2 Việt Nam và “danh tiếng” về văn hóa mạng
Tuy mang tiếng là một trong những quốc gia có lượt sử dụng mạng xã hội không thua kém, thậm chí còn hơn các nước phát triển, chúng ta không thể tự hào khi nói Việt Nam có sự thái độ ứng xử trên mạng kém trên toàn cầu Thực chất, theo khảo sát năm 2020 của Microsoft về thực trạng sử dụng mạng, Việt Nam là một trong 5 nước đứng đầu khi nhắc đến chỉ số mức độ văn minh thấp nhất thế giới
Có một thực tế mà bất kỳ ai tham gia mạng xã hội đều phải thừa nhận, đó là mạng xã hội tại Việt Nam nhiều điều tiêu cực hơn tích cực Có những người được ví rằng, “hắn vừa lướt bàn phím vừa chửi, cứ mỗi lần vào “phây” là hắn chửi” Tiếng chửi tạo ra một không gian thiếu văn hóa, thiếu lòng nhân ái, tinh thần nhân văn
"Người Việt bây giờ quá dữ Khi bất đồng, họ tìm đủ mọi từ nặng nề nhất để nói ra", độc giả Lạc Liên nêu ý kiến trên một trang báo Điều trớ trêu là ngay dưới bài đăng thông tin này trên fanpage một kênh truyền hình lớn, có đến 621 bình luận nhưng khi người đọc bấm vào thì chỉ xem được vài chục bình luận Phần lớn còn lại đã bị bộ lọc ẩn đi vì thô tục, không phù hợp
2.1.3 Biểu hiện của văn hóa mạng kém của Việt Nam
2.1.3.1 Hay chửi bới và dễ bị "dắt mũi"
Các trường hợp người dùng Internet kém văn minh, chửi bới khá phổ biến Chúng xuất hiện nhiều trên Facebook, YouTube hay bất kỳ nền tảng nào cho phép bình luận Đây là hiện tượng không mới và thường xuất hiện sau những trận cầu căng thẳng của đội tuyển bóng đá Việt Nam, đặc biệt khi có những tình huống gây tranh cãi Từ những giải đấu bóng đá trong nước cho đến quốc tế, kể cả khi đội tuyển Việt Nam thắng hay thua, cộng đồng mạng đều để lại những bình luận, lời lẽ khiếm nhã khiến không ít người cảm thấy ngao ngán
Truy cập vào trang Facebook cá nhân của vị trọng tài điều khiển trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Ả Rập Xê Út ngày 15/6, có rất nhiều bình luận công kích vị trọng tài đã bắt trận bóng Càng kinh khủng hơn, trên trang cá nhân của trọng tài (hoặc bất cứ trang nào mang tên trọng tài), chỉ thấy sự chửi bới, miệt thị của một số người Việt Một số thành phần còn ghép mặt trọng tài vào ảnh thờ Những lời lẽ mang nặng sự xúc phạm, miệt thị tràn ngập trong phần bình luận Đây không chỉ là một trường hợp riêng biệt hay đặc biệt Ngay sau các trận đấu dù lớn hay nhỏ, Facebook cá nhân của trọng tài, cầu thủ đội bạn hay kể cả đội mình có thể bị những fanpage lớn công khai, khích tướng những người hâm mộ quá khích vào chửi bới Chính sự hăng say này khiến cộng đồng mạng Việt Nam rất dễ bị kích động bởi một bên thứ ba
Ví dụ, sau trận chung kết giữa U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan, Beat Troll, fanpage 2,5 triệu lượt thích đã đăng tải hình ảnh Facebook cá nhân của cầu thủ số 11, người đã ghi bàn vào lưới Việt Nam phút 119 Kèm theo lời khích "Mình để đây và các bạn biết phải làm gì rồi đấy " Sau đó ít phút, Beat Troll đã xóa hình ảnh trên và đăng tải một status khác đả kích những người đã quấy rối trang cá nhân cầu thủ Uzbekistan
2.1.3.2 Nạn bắt nạt qua mạng
Nạn tấn công, bắt nạt trên mạng (Cyberbullying) đang càng ngày hoành hành và phổ biến song song với sự lớn mạnh của Internet Mặc dù trường hợp này không phải của riêng Việt Nam mà có thể diễn ra trên bất kỳ diễn đàn hay mục bình luận nào, Việt Nam vẫn thể hiện sự kém văn minh trên mạng của mình qua sự quá trớn, nặng nề trong những bình luận cá nhân cá nhân ít, không mang sự chỉ trích mang tính xây dựng nào mà chỉ toàn là những lời lẽ cay nghiệt Phương pháp tấn công chủ yếu thể hiện qua bình luận thóa mạ cá nhân Vì vậy, môi trường "tự do ngôn luận" như Facebook thường là nơi xảy ra Cyberbullying
Một khảo sát được công bố gần đây tại Việt Nam cho con số giật mình rằng, khoảng 1/3 số lượng học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông khi được hỏi cho biết mình đã bị bắt nạt trên mạng; có những em vừa là nạn nhân nhưng cũng vừa là thủ phạm của các hành vi bắt nạt trên mạng Những lý do của việc bắt nạt trên mạng đối với học sinh thì "muôn hình vạn trạng", trong đó không ít chuyện ẩm ương, không đâu như chuyện đầu tóc, quần áo, chuyện có người yêu, rồi ngoại hình béo hay gầy, cao hay thấp, học giỏi hay học kém… Một số trường hợp tệ hơn có thể đi tới việc chửi rủa đối tượng bị bắt nạt bằng những câu nói như: “Giá như trên cuộc sống này không có những loại người như mày” hay “Mày biến khỏi thế giới này đi cho đỡ tốn oxi của tao”, thậm chí tạo những tài khoản “clone” giả mạo để chửi trên trang cá nhân của nạn nhân
2.1.3.3 Những cơn bão "một sao"
Theo khảo sát của Microsoft, Việt Nam là nước “đi đầu” khi nói về vấn đề
“gạch đá”, “đánh đồng” từ cộng đồng mạng, tạo ra những ảnh hưởng đến danh tiếng không chỉ ở trên mạng mà tạo một số ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống ngoài đời thực
Năm 2019, vlogger Khoa Pug nổi lên sau mâu thuẫn với khu resort Aroma, Phan Thiết, rằng anh không được ở căn phòng xứng đáng với số tiền phải trả, cùng với thái độ lễ tân thiếu tôn trọng Sau khi Khoa Pug đăng tải clip của mình công khai ở Aroma Resort, cộng đồng fan của Khoa Pug ban đầu "ném đá" tơi tả khu resort Aroma trên nhiều nền tảng như Google Maps, Facebook, TripAdvisor… Làn sóng tẩy chay, rate 1 sao yêu cầu Aroma giải thích của cư dân mạng như vũ bão, làm ảnh hưởng ít nhiều đến rating của khu resort, cũng như kế sinh nhai của tất cả mọi người làm việc tại đó
2.1.3.4 Sẵn sàng tấn công những người trái quan điểm
Mặc dù tuyên truyền về quyền tự do bình luận và sử dụng tối đa quyền đó ở các mục bình luận, một bộ phận cư dân mạng Việt Nam vẫn không biết tôn trọng ý kiến trái chiều, nhìn nhận mọi việc theo chỉ một chiều hướng
Gần đây, có một vụ việc gây tranh cãi dữ dội Đó là về một cặp vợ chồng Việt muốn được đi du lịch vòng quanh thế giới, tận hưởng thời gian của tuổi trẻ và không muốn có con Ngay lập tức, cặp vợ chồng bị cư dân mạng vùi dập, chửi bới dữ dội bởi các dòng bình luận mang tính lạc hậu, lỗi thời rằng không có con là sai trái, đi ngược với đạo lý, vô ơn với cha mẹ Nổi bật là những bình luận này đều là những câu chửi rủa tục tĩu, hiếm lắm mới có thể tìm thấy đôi câu khuyên ngăn nhỏ nhẹ
2.1.3.5 Thói quen "xin link" clip nóng
TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA MẠNG ĐẾ N C ỘNG ĐỒ NG
Tác độ ng tích c c 18 ự Cung cấ p thông tin
Internet có thể nói là một kho chứa đựng những kiến thức khổng lồ Nó giúp cho chúng ta dễ dàng, nhanh chóng tìm kiếm những thông tin, tin tức dù mới hay đã cũ Bạn có thể tìm kiếm một vấn đề nào đó mà bạn quan tâm bằng cách search trên Google sẽ có rất nhiều trang web hiện ra chứa đựng những thông tin liên quan Một ví dụ điển hình là việc tra cứu tài liệu học tập của sinh viên Hiện nay, sự xuất hiện của nhiều trang web hỗ trợ việc học đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết Một sinh viên có thể truy cập vào Slidesgo để tìm kiếm những template sinh động và phù hợp nhất cho bài thuyết trình của mình; tham khảo phối màu từ Color Hunter; vào Behance để có thể tìm kiếm sự sáng tạo, kỹ năng thiết kế cũng như cập nhật những xu thế mới nhất; click vào Google scholar để khám phá kho tài liệu ở hầu hết các ngành học,
Ngoài ra, Chính phủ cũng tận dụng mạng xã hội để đưa tin chính thống qua Cổng thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đưa thông tin về tình hình kinh tế - xã hội của đất nước đến với Nhân dân một cách nhanh chóng, chính xác; thông qua các web hay ứng dụng chuyên dụng, cơ quan nhà nước giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp được dễ dàng, thuận lợi hơn
Doanh nghiệp hay trường học cũng có những cổng thông tin chính thức để đưa ra những thông cáo của mình đến người lao động, sinh viên được nhanh chóng và thuận tiện hơn
Trường Đại học Ngoại thương có trang web http://www.ftu.edu.vn, Cổng thông tin FTUGate và ứng dụng FTU E home để dễ dàng đăng tải thông báo, trao - đổi thông tin với phụ huynh và sinh viên, đồng thời cập nhật lịch thi, điểm thi của sinh viên một cách nhanh chóng
1.2 Phục vụ học tập và làm việc
Internet cũng đóng vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo Bạn có thể học trực tuyến hay đào tạo từ xa thông qua mạng Internet Nó giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian hay có thể dễ dàng trao đổi trực tuyến với giáo viên khi có những câu hỏi cần được giải đáp
Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang căng thẳng và chưa có dấu hiệu kết thúc, việc học online là một cách thức học tập đã và đang được áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới Đây cũng là dịp để những nền tảng như Microsoft Teams hay Zoom Cloud Meetings phát huy tính tiện lợi và hiệu quả của mình, đẩy lùi sự gián đoạn trong việc dạy, học và lao động của tất cả mọi người
Trên mạng xã hội hiện nay cũng có rất nhiều web đăng tải các tài liệu chuyên sâu, các khóa học kỹ năng như Mos, Photoshop, , các tiểu luận khóa trước để sinh viên dễ dàng tham khảo
Không chỉ vậy, hiện nay trên nền tảng Facebook và Zalo, chúng ta có thể dễ dàng tham gia vào các nhóm cộng đồng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về các môn học, kỹ năng, các kì thi và các suất học bổng Đó chính là những “kho báu” kiến thức mà chúng ta có thể đào xới và áp dụng sao cho phù hợp với nhu cầu và mục đích của mình
Ngoài ra, nhờ có tính tiện lợi, nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí của các nền tảng trên, việc trao đổi, làm việc của người dùng trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn bao giờ hết Điển hình như trong đại dịch, các y bác sĩ ở Thành phố Hồ Chí Minh đã lập các nhóm Zalo để giúp đỡ, hỗ trợ từ xa cho F0, giúp giảm gánh nặng cho hệ thống y tế và đồng thời lại có thể đưa lời khuyên cho nhiều bệnh nhân cùng một lúc,
1.3 Là một “bộ mặt khác” của ta trước thế giới
Chúng ta có thể giới thiệu tính cách, sở thích, quan điểm của bản thân trên mạng xã hội và nó có thể giúp chúng ta tìm kiếm những cơ hội phát triển khả năng của bản thân
Không chỉ vậy, trải qua rất nhiều hoạt động căng thẳng trong cuộc sống, mỗi con người cần bày tỏ và cần nhận được sự sẻ chia để chúng ta cảm thấy thanh thản hơn Thế nhưng việc chia sẻ vấn đề của mình ngoài đời thực đôi khi trở nên khó khăn với một số người ít nói Chính vì thế việc viết ra những suy nghĩ của mình qua bàn phím máy tính sẽ giúp chúng ta giải tỏa được phần nào Khi đó, mạng xã hội chính là phương tiện để mỗi người sử dụng nói chung và sinh viên nói riêng có thể bày tỏ quan điểm, cảm xúc cá nhân, lên án những thói hư tật xấu trong xã hội và chia sẻ, học hỏi kiến thức
Ta có thể làm rõ ý kiến trên qua các ví dụ sau:
Bạn A sau khi đạt giải Nhất học sinh giỏi quốc gia môn Văn đã lập nên một fanpage chia sẻ kiến thức về Văn học A đã mời 2 bạn của mình cùng phát triển fanpage lên tới 20,000 lượt follow và trở thành quản trị viên của một cộng đồng học văn khá lớn Vậy là, không chỉ được chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của mình đến nhiều người, A còn được rất nhiều người biết đến và ủng hộ
Cùng đến với một ví dụ nữa, bạn B đã tạo nên 1 trang blog cá nhân để viết tản văn, sáng tác thơ ca và đồng thời cũng chia sẻ cảm nghĩ của mình về các vấn đề trong xã hội Trang blog của B tiếp cận được đến nhiều người và sau đó bạn đã được mời làm cộng tác viên của một tờ báo tuổi trẻ Vậy là, qua blog của mình, bạn đã có cơ hội được kiếm tiền từ việc mình yêu thích
Bạn C tham gia vào nhóm “Phản biện không thuyết phục, xóa Group” trên Facebook, sau khi đọc được một bài viết chia sẻ ý kiến rằng môn Văn và môn Lịch
Sử là 2 môn không hề quan trọng, phương pháp dạy học không gây hứng thú và nên bỏ khỏi chương trình phổ thông, bạn đã comment và share về trang tường cá nhân để phản đối ý kiến trên và bày tỏ quan điểm của mình
1.4 Kết nối bạn bè, người thân
Tác độ ng tiêu c c 22 ự 1 Internet ảnh hư ng đở ến an ninh chính trị , tr ật tự an toàn xã h ội
Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích mà mạng xã hội đã mang đến cho con người hiện nay như giúp ích cho công việc, cho việc tìm kiếm thông tin, thiết lập các mối quan hệ cá nhân hay giải trí… Tuy nhiên, nó cũng chứa đựng nhiều nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn có thể ảnh hưởng xấu tới công việc, mối quan hệ cá nhân và cuộc sống của người sử dụng
2.1 Internet ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
Ngoài những mặt tích cực, Internet đang chứa đựng nhiều nguy cơ đe dọa đến an ninh trật tự của từng quốc gia và từng địa phương Một số website do các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài đăng ký thành lập Lợi dụng Internet các thế lực thù địch và bọn tội phạm đang xâm phạm an ninh trật tự địa phương bằng các hình thức thủ đoạn sau: Bọn tội phạm công nghệ cao lợi dụng các website tán phát virus để thu thập thông tin cá nhân: họ tên đăng nhập, số điện thoại, các mối quan hệ, email, mã số tài khoản tín dụng ngân hàng, mật khẩu… nhằm lừa đảo chiếm đoạt tiền, thậm chí tống tiền nhiều người Nguy hiểm nhất là các thế lực thù địch và bọn phản động trong và ngoài nước đang tận dụng các website, blog, mạng xã hội, để tăng cường chống phá, tuyên truyền, xuyên tạc các chủ trương chính sách của Đảng, sự điều hành quản lý của Nhà nước, triệt để lợi dụng các vấn đề thời sự, nhạy cảm, được dư luận quan tâm, nhưng chưa được giải quyết tốt, để lôi kéo, kích động nhân dân biểu tình, tụ tập đông người chống đối chính quyền Đây là điều mà sinh viên phải đặc biệt chú ý vì là một trong những đối tượng dễ bị tổn thương cũng như dễ bị lôi kéo bởi những đối tượng xấu trên
2.2 Làm giảm tương tác trực tiếp giữa người với người, xa rời tình cảm thật
Với internet, qua các trang mạng xã hội, bạn có thể kết bạn được rất nhiều người, ở nhiều nơi trong nước và trên thế giới Chỉ cần ngồi ở nhà thôi thì bạn cũng có thể nói chuyện, tâm sự và chia sẻ vui buồn với những bạn ở rất xa, có thể có cả những người bạn từng học tập chung với bạn Cũng vì sự tiện lợi này, bạn sẽ ít dành thời gian cho các mối quan hệ cũ, ít có những cuộc gặp thật ngoài đời để đi chơi, ăn uống, ôn lại những kỷ niệm với nhau, từ đó, tình cảm bạn bè thật sự ở ngoài đời dần dần phai nhạt Đã khi nào trong một bữa ăn mà bạn cắm đầu vào chiếc điện thoại chỉ để lướt facebook, nhắn tin với bạn bè chưa? Cả gia đình năm người ngồi trước bàn ăn nhưng không ai nói với ai câu nào, những cuộc trò chuyện về cuộc sống tắt lịm đi nhường chỗ cho tiếng gõ bàn phím, cho những video xu hướng trên youtube, tik tok, Phải chăng con người đang dần “gần mặt mà cách lòng”?
2.3 Lãng phí thời gian và sao lãng học tập, làm việc
Quá chú tâm vào mạng xã hội dễ dàng làm người ta quên đi mục tiêu thực sự của cuộc sống Ngày ngày, phần lớn chúng ta, đặc biệt là thế hệ trẻ, đang cúi gằm mặt lên màn hình điện thoại, máy tính để chìm đắm trong những thứ vô bổ, linh tinh mà quên mất đi giá trị cốt lõi mạng xã hội đưa lại cho mình Chúng ta dành hàng giờ liền chỉ để lướt các video trên tik tok nhưng khi gặp một bài toán khó thì không dành nổi vài phút để động não Chúng ta có thể chat với bạn bè xuyên đêm chỉ để đi nói xấu người này, người kia, bàn tán về việc chiếc áo này nên phối với chân váy nào mà lại quên mất đi mục đích ban đầu khi nhắn tin là để hỏi về bài tập trên lớp
Học sinh, sinh viên hiện nay hay có tâm lý “chạy deadline” đến mất ngủ nhưng thực tế có phải 100% là vậy? Hay chỉ là sự tự thỏa mãn cơn khát mạng xã hội của mình để rồi chìm đắm trong đó để rồi đến khi sát nút thời hạn mới bắt đầu bắt tay vào làm việc nghiêm túc! Tất cả hầu như cũng chỉ gói gọn trong cụm từ
“lãng phí vào những điều không cần thiết” mà thôi!
2.4 Giết chết sự sáng tạo, gây tâm lý ỷ lại
Mạng xã hội là phương tiện hiệu quả nhất để làm tê liệt và giết chết quá trình sáng tạo “Có internet, tôi đã có cả thế giới trong tay rồi!” Đó có thể là câu nói cửa miệng của nhiều người “đam mê” internet Thật ra, đó chính là sự tiện ích mà kho thông tin khổng lồ Internet mang lại, nhưng chúng ta phải phân biệt giữa
Ví dụ ta có thể kể đến có rất nhiều website chữa bài tập, thậm chí có những phần mềm chỉ cần chụp ảnh bài tập là sẽ lập tức có đáp án chính xác chỉ sau vài giây Có những học sinh sử dụng các tiện ích này để tra khảo, nghiên cứu phương pháp làm bài tập khó, nhưng cũng có học sinh dùng chúng để gian lận trong thi cử Điều này gây nên tác hại khôn lường khi học sinh mất gốc kiến thức, không còn động não để suy nghĩ mỗi khi gặp dạng bài khó, lạ
Hơn thế nữa, còn có các phần mềm tránh đạo văn, trang web công khai các tiểu luận của sinh viên các trường để sinh viên khóa sau tham khảo Đứng trước những tiện ích ấy, sinh viên khó mà tránh khỏi tâm lý ỷ lại, “ăn sẵn”, thậm chí còn có người sao chép y nguyên tiểu luận khóa trước để sử dụng trong bài kiểm tra của mình.
“Anh hùng bàn phím” là một từ không còn xa lạ trong thời gian gần đây Người ta cảm thấy thoải mái trên mạng nên họ thường nói những điều mà ngoài đời không dám phát biểu hoặc không có thực Đồng thời vấn nạn bạo lực trên mạng càng nhức nhối thì ngoài đời con người cũng dần trở nên bạo lực hơn hẳn
Có một thực tế là môi trường mạng đang bị vẩn đục bởi các hành vi giao tiếp, ứng xử thiếu văn hóa hoặc lợi dụng các diễn đàn công khai để đả kích, nói xấu, bôi nhọ lẫn nhau Không thiếu những lời nói tục, chửi thề, những phát ngôn gây sốc, những hành động trả thù bằng video clip, những lời bình luận miệt thị hay “ném đá” tập thể, đặc biệt là đưa thông tin sai sự thật, gây hoang mang dư luận ngày càng gia tăng
Theo khảo sát được công bố của Microsoft vào Ngày Quốc tế an toàn Internet (11/2/2020), Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia có chỉ số mức độ văn minh thấp nhất trên không gian mạng (DCI) Điển hình là vào ngày 15/12 vừa qua, đội tuyển Việt Nam đã thi đấu với đội tuyển Indonesia trong khuôn khổ vòng bảng giải AFF Suzuki Cup 2021, tuy giành được thế trận hoàn toàn áp đảo nhưng các cầu thủ lại liên tục bỏ lỡ những cơ hội mười mươi và có được kết quả hòa đáng tiếc Ngay sau đó, các cổ động viên quá khích đã tràn vào Facebook của cầu thủ Tiến Linh để chỉ trích và buông lời trách móc vì màn thể hiện của anh trong trận đấu Không chỉ vậy, cộng đồng mạng Việt Nam còn là “thủ phạm” cho khá nhiều vụ trọng tài trong các trận thua của đội tuyển Việt Nam bị đánh sập tài khoản Facebook ngay sau khi trận đấu kết thúc Đây là những ví dụ rất điển hình của hiện tượng sử dụng mạng xã hội để công kích người khác, là một trong số rất nhiều điều đang diễn ra hàng ngày trên Internet mà chúng ta có thể thấy.
2.6 Tương tác ảo, tác động thật
Khi sử dụng mạng xã hội, nhiều người thường xem đây là màn chắn bảo vệ mình khỏi những sự tấn công trực diện để rồi buông những lời nói vô đạo đức, thô tục và gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến người khác Họ đang đánh rơi mất con người thật hay quên mất việc chăm sóc nhân cách cũng như đời sống tinh thần của mình
Gần đây, một hội nhóm gồm các Tiktokers xinh đẹp và nổi tiếng đã bị lật tẩy, “hiện nguyên hình” là những người sử dụng tài khoản cá nhân ảo để công kích, nói xấu và xúc phạm thậm tệ người khác vì đơn giản họ nghĩ rằng “bí mật” của họ là an toàn khi họ nói chuyện bằng nick ảo và trong nhóm kín
Ngoài ra, mạng xã hội còn khiến ta thường xuyên so sánh bản thân với người khác, với những gì họ khoe khoang trên mạng Dẫu vậy, đó chưa chắc đã là con người thật của họ, và việc thường xuyên so sánh những thành tựu của mình với bạn bè trên mạng sẽ ảnh hưởng rất tiêu cực đến đời sống tinh thần
2.7 Xâm phạm quyền riêng tư Đã có nhiều thông tin cho rằng các trang mạng xã hội bán thông tin cá nhân của người sử dụng, nhiều thông tin cá nhân, hình ảnh cá nhân và thậm chí là địa chỉ nhà riêng bị tiết lộ cho những thành phần xấu, lại thêm nhiều nguy cơ từ hacker, virus Trên thực tế có nhiều trường hợp các chủ tài khoản bị hack tài khoản cá nhân trộm đi các thông tin mật như tài khoản ngân hàng, các khoản tín dụng Chúng ta có thể không nhận ra một sự thật rằng mỗi ngày trôi qua, chúng ta lại để lại những “dấu chân số” trên mạng xã hội Mỗi một bình luận, một lượt thích, mỗi thao tác ta tìm kiếm hoặc điền thông tin cá nhân của mình lên mạng đều được mã hóa thành các dữ liệu Những dữ liệu này có thể bị rò rỉ hoặc bị các nền tảng mạng xã hội như Facebook bán cho một “bên thứ ba” Bởi vậy, không ít người gặp trường hợp lập tức thấy quảng cáo về một mặt hàng nào đó của Shopee, Lazada, ngay khi vừa gõ từ khóa mặt hàng ấy trên Facebook Những điều này đều cảnh báo rằng sự riêng tư cá nhân đang dần mất đi trong khi mạng xã hội càng phát triển
Năm 2021, Facebook liên tục bị đâm đơn kiện vì làm rò rỉ, rao bán thông tin của hơn 1 tỷ người dùng trên thế giới
2.8 Trục lợi từ mạng xã hội:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NH N TH C SINH VIÊN Ậ Ứ TRƯỜNG ĐẠI H C NGOỌ ẠI THƯƠNG VỀ VĂN HÓA MẠ NG
Xây d ựng thương hiệ u cá nhân trên m ạng xã hộ i
Có thể phát huy và phát triển những giá trị tích cực của văn hóa mạng bằng cách nâng cao nhận thức của sinh viên về việc xây dựng thương hiệu cá nhân trên mạng xã hội sao cho nhân văn và ý nghĩa Bởi bất cứ ai, đặc biệt là người trẻ, đều vô cùng coi trọng sự hiện diện cá nhân của mình Sự phát triển thần kỳ của mạng xã hội càng tạo điều kiện để chúng ta lan tỏa hình ảnh bản thân đến cộng đồng xung quanh Tuy nhiên, in dấu ấn riêng trên mạng xã hội chưa bao giờ là một điều đơn giản, quan trọng hơn, sự xuất hiện ấy phải mang giá trị tích cực và hợp với thuần phong mỹ tục, với truyền thống văn hóa được đặt ra từ bao đời nay. Một trong những yếu tố tạo nên thương hiệu trên các nền tảng số là profile cá nhân Không chỉ các nhà tuyển dụng mà người dùng mạng xã hội nào khi nhìn thấy một hồ sơ đẹp cũng sẽ ấn tượng và muốn tìm hiểu thêm về chủ nhân của nó
Hồ sơ cá nhân không chỉ giúp các sinh viên khẳng định bản thân, gia tăng độ uy tín để thiết lập sự tin tưởng nơi mọi người mà còn là động lực phấn đấu cho chính họ và những bạn trẻ xung quanh Để xây dựng được bệ phóng vững chắc đó mà tỏa sáng giữa đám đông, các sinh viên có thể tham gia nhiều cuộc thi và tự ghi lại dấu ấn bằng chính năng lực của mình Có rất nhiều cuộc thi được các đơn vị uy tín tổ chức, trở thành sân chơi bổ ích, lành mạnh cho nhiều thế hệ sinh viên như
“Ứng viên tài năng” (do câu lạc bộ Nguồn nhân lực HRC trường Đại học Ngoại thương sáng lập), “Cuộc thi viết CV Ticket for your Dream CV Writing”, -
“Chevening Vietnam Career Mentoring Program”,
Bên cạnh dấn thân thật nhiều để trải nghiệm và khám phá năng lực tiềm ẩn bên trong, sinh viên cũng có thể học hỏi kỹ năng thực chiến từ các vị tiền bối Kết nối thêm nhiều mối quan hệ là chìa khóa mở ra cánh cửa cơ hội mới, đồng thời cũng lan tỏa thương hiệu cá nhân đến nhiều đối tượng hơn Các sinh viên có thể nới rộng mạng lưới quen biết của mình qua các website, các trang mạng xã hội tuyển dụng: Ybox, TopCV, Jobsgo, Ngoài ra, một số group uy tín trên Facebook hay những người truyền cảm hứng cũng là nguồn động lực lớn để sinh viên có thêm kiến thức, sự tự tin và tự tạo nên hình ảnh in đậm bản sắc của mình
Các sinh viên cũng có thể tự tạo các kênh truyền thông riêng cho bản thân như fanpage Facebook, landing page, blog cá nhân, Đây là không gian để các bạn tự do bộc lộ những quan điểm cá nhân, hay chia sẻ những bài học hay, những điều thú vị và truyền gửi năng lực tích cực đến những người dùng mạng xã hội khác Đôi khi, sự ấn tượng và tin tưởng đến từ những điều đơn giản nhưng lại có khả năng gắn kết và khơi gợi sự đồng điệu giữa các tâm hồn
“If I have seen further than others, it is by standing on the shoulders of giants” Isaac Newton (tạm dịch: “Nếu tôi nhìn xa hơn những người khác thì đó - là vì tôi đứng trên vai những người khổng lồ”) Không chỉ phát huy toàn bộ năng lực tự thân, con người còn có thể nối dài khí quan và nhân rộng sức mạnh nhờ sự hỗ trợ của những người khác Với cộng đồng sinh viên, “người khổng lồ” giúp họ đi được xa hơn và nhanh hơn chính là bạn bè, giáo viên và nhà trường Với sứ mệnh cung cấp kiến thức, kỹ năng nền tảng để sinh viên có thể định hình và phát triển lộ trình cho tương lai, các trường Đại học, các giáo viên có thể tổ chức những buổi tọa đàm, những webinar hướng nghiệp với chủ đề “Xây dựng thương hiệu cá nhân trong thời đại 4.0”
Hơn nữa, với mục đích khuyến khích sinh viên hành động và vận dụng kiến thức tiếp thu trên trường vào thực tiễn, Nhà trường có thể cân nhắc tổ chức một số cuộc thi cho các sinh viên khẳng định bản thân và tự vẽ bức tranh tương lai bằng màu sắc của riêng mình Bởi muốn được nhiều người tin tưởng và nhớ tới, các bạn trẻ rất cần có một sở trường đủ mạnh, đặc biệt là trong lĩnh vực họ theo đuổi Một số sân chơi cho sinh viên thỏa sức sáng tạo và thể hiện cái tôi như các cuộc thi văn nghệ, vẽ tranh, viết blog, sẽ là chất ét xăng cho các tài năng tỏa sáng Nhóm sinh viên chúng em xin được trình bày một dự án nhóm mong muốn triển khai để giúp các bạn trẻ có cái nhìn cụ thể, thực tế hơn về tầm quan trọng của việc thể hiện và lan tỏa bản sắc
Cuộc thi giúp cho sinh viên có thể khai thác tiềm năng bản thân, xác định được lộ trình phát triển trong tương lai, từ đó xây dựng và quảng bá thương hiệu cá nhân đến với các nhà tuyển dụng thông qua các nền tảng mạng xã hội như Tiktok, Youtube, Facebook, Linkedin, Đối tượng
Sinh viên từ năm hai trở lên với mong muốn lan tỏa thương hiệu cá nhân và giá trị tích cực.
Slogan Ticket for your Dream
Giai đoạn 2 Break the rules
Giai đoạn 3 Mark your signature
Nội dung và thể lệ
Clip giới thiệu bản thân trong vòng 2-3 phút Nộ dung video phải thể hiện rõ được suy nghĩ của sinh viên về quan điểm sống, nhân sinh quan, phon cách, định hướng và nêu bật cá tính, chất riêng của bản thân.
Tiêu chí đánh giá thông qua sự đánh giá của Ban giám khảo (chiếm 60% tổng điểm) và số lượt
Like, Reaction và Sha theo thang điểm quy định
Thuyết trình trước Ban giám khảo Ở phần này, các bạn sẽ trình bày kế hoạch xây dựng thương hiệu cá nhân trong vòng 10 năm tới (Bạn có đặc điểm khác biệt gì?, Bạn mang lại giá trị/sự thay đổi gì cho người khác/cộng đồng?, Bạn có những hành động đột phá gì để có thể lan tỏa những giá trị đó tới cộng đồng?,…).
Ban giám khảo sẽ dựa trên các tiêu chí khả thi, thiết thực, lan tỏa cũng như phong cách thuyết trình để đánh giá.
Chung kết (Đối kháng, hùng biện): Các thí sinh sẽ bốc thăm ngẫu nhiên để chọn ra cặp thi và cùng tranh luận về quan điểm nhân sinh quan của mình trong quá trình xây dựng thương hiệu cá nhân, thể hiện rõ hơn về clip mình đã dàn dựng Cuối cùng, thí sinh phải thuyết phục Ban giám khảo về chương trình hành động của bản thân.
Ban giám khảo đề cao tiêu chí văn minh, phù hợp.
20 clip với tổng điểm cao nhất sẽ bước vào vòng 2
Clip với tổng điểm cao nhất sẽ nhận được danh hiệu "Be Unique" của Ban tổ chức
6 bài thuyết trình xuất sắc nhất, ấn tượng nhất, phá cách nhất sẽ được tiến vào vòng chung kết cuộc thi.
Thí sinh chiến thắng sẽ nhận được phần thưởng hiện kim và cơ hội làm việc với các doanh nghiệp lớn.
Bảng 3 Dự án Brand Yourself.1
Những cá nhân tích cực sẽ làm cho không gian mạng ngày càng trở nên tốt đẹp hơn và văn hóa mạng sẽ phát huy tối đa vai trò ý nghĩa của nó
2 Sử dụng các giải pháp về công nghệ hỗ trợ cho xây dựng văn hóa ứng xử trên mạng xã hội
Ngoài việc áp dụng luật, quy tắc ứng xử, chế tài cụ thể, Nhà trường cũng cần sử dụng các giải pháp về công nghệ như bảo mật thông tin cá nhân trên website cho sinh viên, cài đặt các tài liệu ở chế độ cá nhân hoặc chỉ những người tin cậy mới có thể xem; nghiên cứu thuật toán kiểm duyệt, ngăn chặn thông tin xấu, độc hại được đăng tải; nhờ các chuyên gia công nghệ thông tin tư vấn cách sử dụng mạng xã hội an toàn Cơ quan chuyên trách nghiên cứu thành lập bộ phận chuyên tìm kiếm những bài đăng sai sự thật, xúc phạm người khác, những hình ảnh phản cảm, gửi tới nhà cung cấp dịch vụ xuyên quốc gia, các mạng xã hội mà người dùng đăng tải và yêu cầu gỡ bỏ. Để có thể xây dựng được một giải pháp công nghệ nhằm nâng cao trải nghiệm trên không gian số cho sinh viên Đại học Ngoại thương, nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình SWOT nhằm đánh giá một cách toàn diện, khách quan những đặc điểm của FTUers Mô hình SWOT được xây dựng dựa trên việc phân tích bốn yếu tố: Strength (Điểm mạnh), Weakness (Điểm yếu), Opportunity (Cơ hội) và Threat (Thách thức) ÁP DỤNG MÔ HÌNH SWOT CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
- Sinh viên FTU năng động, sáng tạo, học hỏi nhanh, có khả năng tạo ra thay đổi.
- Luôn muốn giao lưu với bạn bè và khẳng định bản thân.
- Kiến thức về các nền tảng mạng xã hội tốt, nắm bắt thông tin nhanh chóng, kịp thời.
- Dễ bị xao nhãng bởi nhiều tác nhân ngoại cảnh.
- Vẫn còn những sinh viên không hiểu rõ về các vấn đề văn hóa mạng, từ đó dẫn đến những hành vi chưa đúng.
- Đôi khi còn thực dụng, không chú tâm nhiều đến phát triển các kỹ năng mềm và vô tâm với những vấn đề xã hội.
- Có thể tích lũy nhiều kiến thức về văn hóa mạng từ việc trải nghiệm không gian chung trên ứng dụng thuộc nền tảng mạng xã hội.
- Có sân chơi để chứng minh năng lực cá nhân.
- Rèn luyện phẩm chất đạo đức và hành vi ứng xử qua các tình huống giả định đặt ra trong quá trình học tập, giao lưu online.
- Do kiến thức về an ninh mạng tương đối khô khan nên nếu không tìm được cách truyền đạt sinh động thì rất khó để sinh viên tiếp thu và áp dụng.
- Sinh viên đôi khi không áp dụng được kiến thức đã tiếp thu vào thực tế.
- Việc học online, không được trao đổi trực tiếp khiến việc tiếp thu kiến thức trở nên khó khăn hơn.
Bảng 3.2 Đánh giá đặc điểm của sinh viên Trường Đại học Ngoại thương qua mô hình SWOT
Từ những đánh giá trên, nhóm sinh viên xin đưa ra đề xuất về mô hình Gather Town của trường Đại học Ngoại thương trên nền tảng online nhằm tạo không gian học tập, gặp gỡ cho các FTUers
MÔ HÌNH GATHER TOWN CHO SINH VIÊN FTU
Mô tả tổng quan về nền tảng Gather Town: Gather Town là ứng dụng cho phép người dùng thiết lập không gian học tập, làm việc trực tuyến phù hợp với nhu cầu và sở thích của các cá nhân, tổ chức Người dùng có thể chọn tạo hình đại diện cho nhân vật của mình, tự do di chuyển, đến thăm các văn phòng ảo khác nhau và tương tác với các vật dụng như tivi, loa phát thanh tương tự ngoài đời thực Với hệ thống vật dụng đầy đủ bao gồm bàn ghế, cây xanh, xe đẩy…, người dùng có thể thỏa sức sáng tạo không gian 3D mô phỏng đời thực