Chính sách thuế được đặt ra không chỉ nhằmmang lại số thu đơn thuần cho ngân sách mà yêu cầu cao hơn là gópphần thực hiện chức năng kiểm kê, kiểm soát, quản lý hướng dẫn và khuyến khích
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Vấn đề về sự tác động của thuế đến tăng trưởng kinh tế đã được rất nhiều các nhà nghiên cứu, các học giả, nhà kinh tế học quan tâm và đưa ra những phân tích, lí luận xung quanh nó Tuy nhiên, ảnh hưởng của thuế đối với tăng trưởng kinh tế lâu nay là chủ đề gây nhiều tranh cãi, được chia làm hai kết quả là thuế tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế và thuế tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.
1 Thuế tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế
Tosun và Abizadeh (2005) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa chính sách thuế và tăng trưởng kinh tế ở 21 quốc gia thành viên của
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) trong giai đoạn 1980 đến 1999 bằng mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) Kết quả cho thấy bằng chứng về mối quan hệ giữa thuế và tăng trưởng kinh tế, với kết quả tích cực và có ý nghĩa về thuế thu nhập cá nhân và thuế doanh nghiệp.
Tương tự, Ocran (2009) đã điều tra tác động của chính sách tài khóa đối với tăng trưởng kinh tế ở Nam Phi bằng cách sử dụng mô hình hồi quy tự động (VAR) vector Các phát hiện cho thấy doanh thu thuế có liên quan tích cực đến tăng trưởng kinh tế Kết quả cho thấy rằng các công cụ chính sách tài khóa có tác động khác nhau đến sản lượng và lãi suất Tác động của chính sách tài khóa đối với sản lượng có vẻ khá khiêm tốn nhưng vẫn tồn tại lâu dài Tuy nhiên, phản ứng từ lãi suất là tạm thời và chủ yếu trong hầu hết các trường hợp, thuế được thực hiện một mình phải mất một thời gian dài đáng kể để tác động đến tăng trưởng kinh tế.
2 Thuế tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế
Kneller và cộng sự (1999) phân biệt các thuế biến dạng - là thuế thu nhập và thuế tài sản, và các loại thuế được gọi là không gây
7 kinh tế lượng 100% (4) Đ Ề ÔN THI KINH T Ế
L ƯỢ NG CU Ố I KÌ kinh tế lượng 100% (4)
42 biến dạng, bao gồm thuế tiêu dùng Kết luận của tác giả là trong khi các loại thuế biến dạng làm giảm tăng trưởng, thì thuế không gây biến dạng không ảnh hưởng tới tăng trưởng.
Trong một nghiên cứu liên quan, Gemel và cộng sự (2006) sử dụng dữ liệu hàng năm trong ngắn hạn, xác nhận kết quả của Kneller và cộng sự (1999) Widmalm (2001) kiểm tra tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1965-1990 tại 23 nước OECD và thấy rằng, tăng thuế TNCN ảnh hưởng tiêu cực với tăng trưởng.
Sử dụng dữ liệu phân tách, Schwellnus và Arnold (2008), Vartia
(2008) cũng đưa ra kết luận rằng, ảnh hưởng tiêu cực của thuế thu nhập lên năng suất của các công ty và các ngành, dựa trên dữ liệu tương đối lớn của các DN và ngành tại các quốc gia OECD Tương tự, Lee và Gordon (2005) tìm ra mối liên hệ ngược chiều giữa thuế doanh thu và tăng trưởng của 70 quốc gia trong giai đoạn 1970- 1997.
Nhìn chung, các nghiên cứu đi trước đã nêu được tính hai mặt của thuế suất lên sự tăng trưởng và phát triển Tuy nhiên, do sự phát triển không ngừng nghỉ của thế giới Các nghiên cứu trước đây một phần chưa đánh giá được những sự kiện đang diễn ra tại thời điểm này Vì vậy, qua việc áp dụng kết quả của các nghiên cứu trước đây cùng với việc vận dụng, suy nghiệm thực tiễn, chúng nghiên cứu xây dựng một đề án nghiên cứu về sự tác động của thuế đến tình hình tăng trưởng và phát triển của các quốc gia đang phát triển thuộc khu vực Châu Á.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Khái niệm về thuế và tăng trưởng kinh tế
Cho đến nay, có nhiều quan điểm khác nhau tương ứng với từng khía cạnh nghiên cứu về thuế của các nhà kinh tế khác nhau
Một trong những khái niệm phổ biến về thuế đó là “Thuế là một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với các tổ chức và các cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung” Ngoài ra, thuế còn được định nghĩa là “một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với các tổ chức và các cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung.”
Thuế đóng vai trò tối quan trọng đối với việc duy trì, nâng cao chất lượng điều hành, quản lý của Nhà nước trong quá trình nhà nước tham gia phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị Đây là nguồn lực để đảm bảo bộ máy chính trị của Nhà nước tồn tại trên cơ sở thực trạng của nền kinh tế trong quốc gia đó Thuế được phân chia theo nhiều loại khác nhau để đáp ứng mục đích mà các loại thuế đó hướng đến Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, cơ cấu thuế có thể được phân thành các thành phần như: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu dùng, thuế tài sản, thuế quan, các loại thuế khác.
Thuế nói chung là nguồn thu quan trọng nhất của chính phủ ở hầu hết các quốc gia Theo ước tính gần đây nhất từ Trung tâm Thuế và Phát triển Quốc tế, tổng doanh thu thuế chiếm hơn 80% tổng thu ngân sách của chính phủ tại khoảng một nửa số quốc gia trên thế giới, và hơn 50% ở hầu hết các quốc gia.
1.2 Tổng quan về tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là một thuật ngữ chỉ sự biến đổi kinh tế theo một chiều hướng tích cực Theo Gillis và các cộng sự (1987) tăng trưởng kinh tế được định nghĩa là sự gia tăng trong thu nhập của quốc gia hoặc của mỗi người dân trong quốc gia cũng như gia tăng sản lượng Hay đối với Kuznets (1974) cho rằng tăng trưởng kinh tế của một quốc gia như là một sự gia tăng lâu dài trong khả
9 năng cung cấp hàng hóa kinh tế ngày càng đa dạng hơn cho người dân trong nền kinh tế, sự gia tăng trong khả năng cung cấp này sẽ dựa vào công nghệ tiên tiến, chất lượng thể chế
Nhìn chung, tăng trưởng kinh tế thường liên quan đến sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng thu nhập quốc dân (GNP) của một nền kinh tế trong một thời gian nhất định được biểu hiện qua sự gia tăng về quy mô sản xuất hay thu nhập mà người dân đạt được.
Công thức tính độ tăng trưởng kinh tế như sau:
Trong đó là tốc độ tăng trưởng kinh tế, là GDP thực tế bình quân đầu người năm t.
Tăng trưởng kinh tế được thể hiện thông qua sự tăng lên của các chỉ số liên quan đến việc mở rộng sản lượng của một quốc gia như Tổng sản phẩm quốc dân (GNI), Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), Sản phẩm quốc dân ròng (NNP) và Thu nhập quốc dân khả dụng (NDI) Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế còn được tiếp cận qua các chỉ số thể hiện mức sống của người dân tại quốc gia đó như Tổng sản phẩm quốc dân trên đầu người (GNI/người), Sản phẩm quốc dân ròng trên đầu người (NNP/người), Tổng sản phẩm quốc nội trên đầu người (GDP/người) và Thu nhập quốc dân khả dụng trên đầu người (NDI/người) Do đó, người ta có thể sử dụng các chỉ tiêu này để thống kê, đo lường sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Theo Nguyễn Minh Thu (2021), trong số các chỉ tiêu trên, GDP là chỉ tiêu quan trọng và thường được áp dụng để đánh giá và so sánh sự tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trên thế giới Nó phản ánh sức khỏe hiện tại của nền kinh tế của quốc gia, là tín hiệu giúp cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư và phân tích thị trường đưa ra các quyết định có lợi cho mình Ở chiều hướng khác, các cơ quan chính phủ và nhà hoạch định chính sách thường lấy GDP làm cơ sở để tính toán các chỉ tiêu cân đối trong nền kinh tế Khác với GNI phụ thuộc vào hoạt động sản xuất và kinh doanh của người dân của quốc gia đó ở cả trong nước và nước ngoài, GDP chỉ phụ thuộc vào các hoạt động sản xuất trong lãnh thổ kinh tế nên Chính phủ dễ dàng hơn trong việc điều tra và thu thập dữ liệu, hơn nữa nó còn phản ánh cơ cấu chuyển dịch kinh tế theo các ngành kinh tế trong một quốc gia Từ đó có thể đưa ra các chính sách phù hợp để đưa nền kinh tế phát triển.
Lý thuyết về sự tác động của thuế tới tăng trưởng
2.1 Lý thuyết về đường cong Laffer
Một trong những lý thuyết nổi tiếng giải thích cho sự tác động của thuế tới tăng trưởng kinh tế là lý thuyết về Đường cong Laffer – nêu ra mối quan hệ giữa tỷ lệ thu thuế và thu ngân sách nhà nước thông qua một phần thuế, được phát triển vào năm 1974 bởi nhà kinh tế học người Mỹ Arthur Laffer Đường cong Laffer dựa trên ý tưởng kinh tế rằng mọi người sẽ điều chỉnh hành vi của họ khi đối mặt với các ưu đãi do thuế suất thu nhập tạo ra Thuế suất thu nhập cao hơn làm giảm động cơ làm việc và đầu tư so với thuế suất thấp hơn Nếu tác động này đủ lớn, có nghĩa là ở một mức thuế suất nào đó, và việc tăng thêm nữa sẽ thực sự dẫn đến giảm tổng thu thuế Đối với mọi loại thuế, có một tỷ lệ ngưỡng mà trên đó động cơ sản xuất nhiều hơn sẽ giảm đi, do đó làm giảm lượng doanh thu mà chính phủ nhận được.
Hình 3 1 Mô tả đường cong Laffer
Với thuế suất 0%, doanh thu từ thuế rõ ràng sẽ bằng không Khi thuế suất tăng từ mức thấp, doanh thu từ thuế mà chính phủ thu được cũng tăng lên Cuối cùng, nếu thuế suất đạt 100%, tất cả mọi người sẽ chọn không đi làm vì mọi thứ họ tạo ra được sẽ nộp cho chính phủ và không có bất kỳ lợi ích nào cho bản thân.
Do vậy, tồn tại một điểm nào đó trong phạm vi mà doanh thu từ thuế là tối ưu cho chính phủ Tại điểm này, người dân vẫn sẽ làm việc vì họ vẫn thu được lợi ích mặc dù đã trừ đi khoản nộp của thuế Việc giảm thuế so với điểm tối ưu sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế khi mà người dân nhận thấy thu nhập thực tế của bản thân nhiều hơn, tạo ra một động lực mạnh mẽ để làm việc và đầu tư gia tăng của cải, từ đó nâng cao cơ sở thuế đóng góp vào Ngân sách quốc gia.
2.2 Lý thuyết cân bằng Ricardo
Khác với lý thuyết đường cong Laffer, David Ricardo (1772 –
1832) cho rằng, người tiêu dùng sẽ hiểu rõ giới hạn ngân sách của Chính phủ chi trả cho chi tiêu của mình thông qua đi vay hay tăng thuế là không khác biệt, do đó ảnh hưởng của hai biện pháp này lên mức cầu sẽ giống hệt nhau Theo quan điểm của ông thì nếu ngày hôm nay Chính phủ vay nợ thì Chính phủ sẽ phải tăng thuế trong tương lai để có nguồn trả nợ Vì vậy người dân sẽ phải giảm chi tiêu cho tiêu dùng hiện tại để có tiền tích lũy nộp thuế trong tương lai Hay nói cách khác, thay đổi ròng đối với tổng chi tiêu sẽ bằng không.
Từ đó cho thấy việc chính phủ tăng hay giảm thuế sẽ không ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế.
MÔ HÌNH ƯỚC LƯỢNG VÀ KẾT QUẢ TÍNH TOÁN
Mô hình nghiên cứu
Dựa vào sự tìm hiểu của các nghiên cứu đi trước như các nghiên cứu của Tosun và Abizadeh (2005); Jen Arnold (2008), Ocran (2009); Engen và Skinner (1996), Eric M Engen và Jonathan S Skinner (1996) và các lý thuyết về tác động của thuế tới tăng trưởng kinh tế, nhóm đề xuất mô hình nghiên cứu tác động của thuế đến tăng trưởng kinh tế ở một số quốc gia thuộc khu vực châu Á:
Trong đó: : Hệ số chặn của mô hình
: Sai số ngẫu nhiên của quan sát thứ i trong thời điểm t
: Tốc độ tăng trưởng GDP của quốc gia I năm t
: Tổng thuế trên GDP của quốc gia i tại năm t
: Chi tiêu chính phủ trên GDP của quốc gia i tại năm t : Tỷ lệ lạm phát của quốc gia i tại năm t
: Tốc độ gia tăng dân số của quốc gia i tại năm t
: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của quốc gia i tại năm t: Xuất khẩu hàng hóa ICT của quốc gia i tại năm t
Giả thiết nghiên cứu
Giả thiết 1: Thuế có tác động tích cực/ tiêu cực tới tăng trưởng GDP
Thuế là một công cụ phổ biến được các quốc gia sử dụng để điều hành kinh tế vĩ mô Ảnh hưởng của thuế đối với tăng trưởng kinh tế lâu nay là chủ đề gây nhiều tranh cãi cả trong giới học thuật,
13 cũng như các chính trị gia Theo nghiên cứu “Ảnh hưởng của chính sách thuế tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam” của Phạm Quỳnh Mai
(2021), tác động của ba loại thuế bao gồm Thuế giá trị gia tăng, Thuế Thu nhập doanh nghiệp, Thuế Thu nhập cá nhân đều có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam Ngược lại, Padovano và Galli (2002) nhận thấy ảnh hưởng ngược chiều của mức thuế áp dụng cận biên và thuế lũy tiến lên tăng trưởng kinh tế dựa trên bảng dữ liệu của 25 quốc gia công nghiệp giai đoạn 1970-1998 Nhóm nghiên cứu kỳ vọng dấu của hệ số là dương/âm.
Giả thiết 2: Chi tiêu chính phủ có tác động tích cực tới tăng trưởng GDP
Chi tiêu của chính phủ đề cập đến khoản chi của khu vực công dành cho việc mua hàng hóa và cung cấp các dịch vụ như giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội và quốc phòng Về bản chất, chi tiêu cho tiêu dùng của chính phủ cung cấp hàng hóa và dịch vụ phi thị trường là hàng hóa và dịch vụ được cung cấp miễn phí hay ở mức giá thấp hơn rất nhiều so với chi phí sản xuất Tăng chi tiêu chính phủ đồng nghĩa với chính phủ của các quốc gia sẽ thực hiện đầu tư vào cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội và khi đó sẽ khuyến khích kinh tế tăng trưởng
Nhóm nghiên cứu kỳ vọng dấu của hệ số là dương.
Giả thiết 3: Tỷ lệ lạm phát có tác động tích cực/ tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế
Lạm phát được hiểu là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó Lạm phát có thể tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế thông qua kênh tiết kiệm và đầu tư Sidrauski (1967) nhấn mạnh lạm phát thấp ở mức hợp lý sẽ làm đầu tư trở nên hấp dẫn hơn là nắm giữ tiền mặt vì việc nắm giữ tiền mặt làm giảm giá trị của nó nhanh hơn so với đầu tư, từ đó thúc đẩy đầu tư, tăng kích cầu dẫn đến tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên ở chiều ngược lại, lạm phát cũng có thể gây tiêu cực cho nền kinh tế Fischer (1993) cho rằng lạm phát làm sai lệch trong việc phân phối các nguồn tài nguyên do những thay đổi bất lợi đối với giá cả tương quan Khi nền kinh tế xảy ra lạm phát, giá của các hàng 28 hóa thay đổi khác nhau dẫn tới giá tương đối của chúng cũng thay đổi, các quyết định của người tiêu dùng bị biến dạng và thị trường mất khả năng phân bổ nguồn lực hiệu quả Nhóm nghiên cứu kỳ vọng dấu của hệ số là dương/âm.
Giả thiết 4: Tốc độ tăng dân số có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế
Trong quá trình phát triển kinh tế, dân số đông sẽ là một lợi thế. Tác phẩm nổi tiếng “Capital in the Twenty-First Century” xuất bản năm 2014, Thomas Piketty nhận định tăng trưởng dân số cao đóng góp nguồn nhân lực thúc đẩy kinh tế phát triển Nhóm nghiên cứu kỳ vọng dấu của hệ số là dương.
Giả thiết 5: Dòng vốn FDI có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế
FDI là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hoặc tổ chức nước này vào nước khác bằng cách thiết lập nhà xưởng sản xuất, cơ sở kinh doanh Mục đích nhằm đạt được các lợi ích lâu dài và nắm quyền quản lý cơ sở kinh doanh này FDI đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao phúc lợi của nước chủ nhà do lợi ích liên quan đến công nghệ mới, kỹ thuật quản lý mới, phát triển kỹ năng, vốn tăng lên tạo ra cơ hội việc làm và cải thiện điều kiện làm việc của người lao động và phát triển của ngành công nghiệp trong nước nhận FDI (Haddad & Harrison, 1993; Markusen &Venables,
1999) Nhóm nghiên cứu kỳ vọng dấu của hệ số là dương.
Giả thiết 6: Xuất khẩu hàng hóa ICT (% tổng hàng hóa xuất khẩu) tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế.
ICT là một thuật ngữ gắn liền với sự phát triển công nghệ thông tin trong thời đại hiện nay Nó đóng vai trò quan trọng trong sự cải tiến và phát triển trong mọi ngành nghề, lĩnh vực Đã phần các nghiên cứu về ICT như các nghiên cứu của Piatkowski (2004), Jorgenson và Motohashi (2005), Spiezia (2012) đều chỉ ra rằng ICT có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế Thực tế, cách giao dịch và trao đổi giữa các cá nhân, tổ chức kinh doanh hiện nay luôn ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, tiết kiệm thời gian hơn nhờ các công nghệ robot tự động, điện thoại thông minh, tivi thông minh và còn rất nhiều thiết bị hữu ích khác giúp con người trong nhiều hoạt động khác nhau Nhóm kỳ vọng dấu của hệ số là dương.
Dữ liệu nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng:
- Không gian: 25 quốc gia đang phát triển thuộc Châu Á bao gồm: Armenia, Bahrain, Bangladesh, Brunei Darussalam, Cambodia, Gruzia, India, Indonesia, Jordan, Kazakhstan, Kuwait, Liban , Malaysia, Mongolia, Myanmar, Nepal, Oman, Pakistan, Philippines, Qatar, Sri Lanka, Thailand, Uzbekistan, United Arab Emirates, Vietnam
Các biến phụ thuộc và biến độc lập được thống kê ở trong bảng sau:
Tên biến Ký hiệu Đơn vị
Lý thuyết hoặc nghiên cứu sử dụng
Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm lngdp Worldba nk
Tổng thuế trên GDP của quốc gia i năm t
Chính phủ trên GDP của quốc gia i năm t lnGO V
Tỷ lệ lạm phát của quốc gia i năm t
Tốc độ tăng dân số của quốc gia i năm t
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
ICT (% tổng hàng hóa xuất khẩu) tech % Worldba nk
+ Biến đại diện cho yếu tố công nghệ theo lý thuyết hàm sản xuất
Bảng 4 1 Mô tả các biến, thước đo và nguồn dữ liệu trong mô hình
Dùng câu lệnh Sum để mô tả dữ liệu, ta biết được các giá trị gồm giá trị trung bình (mean), độ lệch chuẩn (S.D), giá trị nhỏ nhất (Min), giá trị lớn nhất (Max) của từng biến Nhóm đã tổng hợp vào bảng sau:
Biến Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
Bảng 4 2 Mô tả thống kê các biến
- Biến lngdp có: giá trị trung bình (giá trị kỳ vọng) là 1.427773%, độ lệch chuẩn hay mức phân tán của giá trị ngẫu nhiên quanh giá trị trung bình là 0.7160478, giá trị nhỏ nhất là -2.951949% (Brunei -
2018) và giá trị lớn nhất là 3.225901% (Kuwait – 2015).
- Biến TR có: giá trị trung bình (giá trị kỳ vọng) là 13.90059, độ lệch chuẩn hay mức phân tán của giá trị ngẫu nhiên quanh giá trị trung bình là 6.540265, giá trị nhỏ nhất là 0.65% (Bahrain – 2014) và giá trị lớn nhất là 35.59% (Brunei – 2011)
- Biến lnGOV có: giá trị trung bình (giá trị kỳ vọng) là 2.588209, độ lệch chuẩn hay mức phân tán của giá trị ngẫu nhiên quanh giá trị trung bình là 1.667318, giá trị nhỏ nhất là 1.594583% (Cambodia –
2018) và giá trị lớn nhất là 4.636409% (Timor-Leste – 2010).
- Biến INF có: giá trị trung bình (giá trị kỳ vọng) là 4.0050494%, độ lệch chuẩn hay mức phân tán của giá trị ngẫu nhiên quanh giá trị trung bình là 3.4982049, giá trị nhỏ nhất là -2.4252568% (Qatar –
2010) và giá trị lớn nhất là 18.67773% (Vietnam – 2011).
- Biến POP có: giá trị trung bình (giá trị kỳ vọng) là 1.961511%, độ lệch chuẩn hay mức phân tán của giá trị ngẫu nhiên quanh giá trị trung bình là 1.827208%, giá trị nhỏ nhất là -.2684863% (Nepal –
2013) và giá trị lớn nhất là 11.48337% (Qatar – 2010).
- Biến FDI có: giá trị trung bình (giá trị kỳ vọng) là -61.32284 (trăm triệu USD), độ lệch chuẩn hay mức phân tán của giá trị ngẫu nhiên quanh giá trị trung bình là 122.156, giá trị nhỏ nhất là -610.4954 (Armenia – 2018) và giá trị lớn nhất là 274.4163 (Kuwait – 2018).
- Biến tech có: giá trị trung bình là 4.383297%, độ lệch chuẩn hay mức phân tán của giá trị ngẫu nhiên quanh giá trị trung bình là 8.986270265%, giá trị nhỏ nhất là 0.0000001228% (Qatar– 2013) và giá trị lớn nhất là 43.214604% (Philippines– 2016).
Nhóm cũng xem xét sự tương quan giữa các biến với nhau qua lệnh cor, cụ thể như sau:
Biến lngdp lnGOV TR POP Inf tech FDI lngdp 1.000 lnGOV -
Bảng 4 3 Ma trận tương quan
Xét sự tương quan giữa biến phụ thuộc – các biến độc lập:
- Hệ số tương quan giữa lnGDP và lnGOV là -0.3274 < 0 thể hiện mối quan hệ tương quan ngược chiều, độ tương quan tương đối thấp, biến lnGOV tác động âm lên biến phụ thuộc lnGDP.
- Hệ số tương quan giữa lnGDP và TR là -0.0605 < 0 thể hiện mối quan hệ tương quan ngược chiều, độ tương quan thấp, biến TR tác động âm lên biến phụ thuộc lnGDP.
- Hệ số tương quan giữa lnGDP và POP là -0.1012 < 0 thể hiện mối quan hệ tương quan ngược chiều, độ tương quan thấp, biến POP tác động âm lên biến phụ thuộc lnGDP.
- Hệ số tương quan giữa lnGDP và INF là 0.2581 > 0 thể hiện mối quan hệ tương quan cùng chiều, độ tương quan tương đối thấp, biến INF tác động dương lên biến phụ thuộc lnGDP.
- Hệ số tương quan giữa lnGDP và Tech là -0.0190 < 0 thể hiện mối quan hệ tương quan ngược chiều, độ tương quan thấp, biến Tech tác động âm lên biến phụ thuộc lnGDP.
- Hệ số tương quan giữa lnGDP và FDI là -0.0368 < 0 thể hiện mối quan hệ tương quan ngược chiều, độ tương quan thấp, biến FDI tác động âm lên biến phụ thuộc lnGDP.
Kết quả nghiên cứu
4.1 Kiểm định tính dừng của chuỗi
Dùng lệnh xunitroot của Levin – Lin – Chu để kiểm định tính dừng của từng biến Tuy nhiên có sự khác nhau về độ trống dữ liệu của các quốc gia làm cho mất cân bằng, nhóm dùng dạng Fisher với dfuller lag(1) để xử lý với giả thuyết:
H0: Chuỗi dữ liệu không dừng
Sau khi kiểm định, nhóm thu được kết quả của các biến ở bảng sau:
Lệnh P- value xtunitroot fisher lngdp, dfuller lag(1)
0.000 xtunitroot fisher lnGOV, dfuller 0 lag(1)
0.000 xtunitroot fisher TR, dfuller 0 lag(1)
0.003 xtunitroot fisher Inf, dfuller 5 lag(1)
0.000 0 xtunitroot fisher POP, dfuller lag(1)
0.000 xtunitroot fisher tech, dfuller 0 lag(1)
0.000 xtunitroot fisher FDI, dfuller 1 lag(1)
Bảng 4 4 Kết quả kiểm định tính dừng
Giá trị p-value của các biến đều rất nhỏ và đều nhỏ hơn 0.05 nên ta bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận H1 Chỉ trừ biến FDI, khi p- value của nó bằng 0.6939 rất lớn còn các biến còn lại đều có thể kết luận chuỗi dữ liệu là chuỗi dừng.
4.2 Kiểm định lựa chọn mô hình
Kiểm định này nhằm giúp ta lựa chọn mô hình phù hợp Dùng lệnh xttest0 thu được
Prob > chibar2 = 0.0000 Vì vậy, trong ba mô hình POLS, RE, FE không nên sử dụng mô hình POLS để ước lượng vì kết quả trên chỉ ra được có thể có tồn tại bỏ sót biến ảnh hưởng kết quả ước lượng Thay vào đó, tiến hành kiểm định nên dùng mô hình FE hay RE vì có thể có các yếu tố tác động ngẫu nhiên.
Dùng lệnh Hausman FE RE, thu được Prob > chi2 = 0.0054 Kết luận được giữa 2 mô hình RE và FE có sự khác biệt đáng kể giữa các hệ số hồi quy với nhau Từ đó, rút ra mô hình FE là mô hình phù hợp nhất để nghiên cứu trong đề tài này.
4.3 Kiểm định các khuyết tật của mô hình
Sau khi lựa chọn mô hình FE, nhóm nghiên cứu tiếp tục kiểm định các khuyết tật của mô hình bằng các kiểm định cùng với kết quả thu được ở bảng sau:
Mục đích Kết quả Kết luận
LM test Kiểm định PSSS thay đổi
Kiểm định tự tương quan chuỗi
Có tự tương quan chuỗi
Bảng 4 5 Kết quả kiểm định khuyết tật mô hình
Nhóm nhận thấy mô hình có 2 loại khuyết tật kể trên nên để khắc phục khuyết tật, nhóm tiến hành hồi quy với sai số Driscoll – Kraay Dùng câu lệnh xtscc, cụ thể:
Xtscc lngdp lnGOV TR Inf POP tech FDI, fe
Kết thu được như sau:
Sai số chuẩn Driscoll – Kraay t P >
Bảng 4 6 Kết quả hồi quy mô hình theo FE
Mô hình kết luận cuối cùng như sau:
Lngdp = 144.6813 -37.50078*lnGOV + 3.024073*TR +0.0780056*Inf + 6.609039 *POP -0.1023824*tech -0.0369396*FDI
Thảo luận kết quả
Qua việc kiểm định và ước lượng mô hình, chỉ có 2 biến có ý nghĩa thống kê đó là các biến về và
Các biến về không có ý nghĩa thống kê mặc dù các lý thuyết hoặc các nghiên cứu đi trước đều chỉ ra rằng 4 biến độc lập này có ảnh hưởng rõ ràng tới tăng trưởng GDP
Nhóm thảo luận về kết quả nghiên cứu như sau:
Hệ số hồi quy của biến này là �1=0.0537383 cho thấy ảnh hưởng tích cực thuế lên tăng trưởng kinh tế tại mức ý nghĩa 5% ( p- value = 0.003 < 0.1 ) Điều này trùng với kết quả nghiên cứu của Tosun và Abizadeh (2005), Ocran (2009), điều này cũng đúng với kỳ vọng ban đầu là dương hoặc âm thì kết quả đưa ra là dương Thuế tăng thì ngân sách nhà nước sẽ tăng, góp phần giải quyết các vấn đề an sinh, phúc lợi xã hội về các đối tượng theo chính sách Đồng thời, thuế góp phần làm nguồn lực xây dựng hạ tầng, cơ sở vật chất công cộng, phục vụ cho người dân.
Hệ số hồi quy của biến này là �2= 0.1984972 cho thấy tác động dương của chi tiêu chính phủ lên tăng trưởng kinh tế tại mức ý nghĩa 5% ( p-value = 0.003 < 0.05 ) Chi tiêu chính phủ có ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế Điều này khớp với kết quả nghiên cứu của Kneller và các cộng sự (1999), Ocran (2009) Thực vậy, chính phủ của các quốc gia sẽ thực hiện đầu tư vào cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội và khi đó sẽ khuyến khích kinh tế tăng trưởng.
Biến tỷ lệ lạm phát không có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5% ( p-value = 0.216 > 0.05 ) Tức là tỷ lệ lạm phát không thể hiện rõ tác động tới tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn nghiên cứu với 20 nước Điều này trái với kết quả nghiên cứu của Engen và Skinner
(1996) khi lạm phát rõ ràng tác động đến tăng trưởng kinh tế
Nguyên nhân khác biệt trong kết quả có thể đến từ sự khác nhau trong biến phụ thuộc của hai bài nghiên cứu khi Engen và Skinner
(1996) lấy biến phụ thuộc là tốc độ tăng trưởng GDP đầu người còn nhóm nghiên cứu lấy biến phụ thuốc là tốc độ tăng trưởng GDP.
Biến tỷ lệ lạm phát không có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5% ( p-value = 0.543 > 0.05 ) Điều này trái với giả thiết ở phần 3 và trái với kỳ vọng của nhóm nghiên cứu Có thể dân số ở các quốc gia đang phát triển sở hữu nhiều dân số với trình độ dân trí thấp cho nên tốc độ gia tăng dân số chưa thực sự tác động quá nhiều đến tăng trưởng GDP.
Biến tỷ lệ lạm phát không có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5% ( p-value = 0.149 > 0.05 ) Điều này trái với khung lý thuyết tăng trưởng là khi đầu tư vào công nghệ giúp nâng cao năng suất doanh nghiệp mang lại lợi nhuận, nguồn vốn giúp tăng trưởng kinh tế
Biến tỷ lệ lạm phát không có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5% ( p-value = 0.562 > 0.05 ) Có thể là trong các nước lấy ra nghiên cứu, có nước thì FDI sẽ tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế và ngược lại có nước thì FDI sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế Điều này gây ra những tác động trái chiều dẫn đến biến không có ý nghĩa thống kê.