Hình 3: Mức chi tiêu cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ Trang 11 Hình 4: Hình thức mua sản phẩm thủ công mỹ nghệ Cuối cùng, khi được hỏi về cảm nhận như thế nào khi có một kênh giúp những
NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
Thực trạng
1.1.1 Thực trạng kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ của những người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Hà Nội
Theo số liệu thống kê, hiện nay cả nước có 2.556 làng nghề thủ công mỹ nghệ Bên cạnh các địa điểm làng có tay nghề cao thì trong số đó vẫn có các làng nghề chưa hội tụ và đáp ứng đủ tiêu chí và được công nhận như là gốm Bát Tràng, gốm Phù Lãng, lụa Vạn Phúc, …
Tại địa bàn Hà Nội có khoảng 1350 làng nghề làm đồ thủ mỹ nghệ ở quy mô vừa và nhỏ Trong đó có 308 làng nghề truyền thống Đặc biệt trong 1350 làng nghề có chiếm tới hơn 35% các trường hợp khó khăn bắt đầu vào kinh doanh, sản xuất đồ thủ công Có rất nhiều nhóm mở rộng kinh doanh, đưa mô hình tái chế, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ vào mô hình chuyên nghiệp Thế nhưng không có tay nghề và trình đồ, chưa qua đào tạo trường lớp bài bản
Theo khảo sát thực tế cho thấy, đã có rất nhiều các nhóm đối tượng trên địa bàn
Hà Nội thực hiện kinh doanh, khai thác đồ kinh doanh mỹ nghệ Thế nhưng phần đa đều thất bại vì nhiều yếu tố như không có kinh nghiệm, chiến dịch marketing chưa tốt và không đủ nguồn vốn để cung ứng Đặc biệt là các nhóm đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, không kiểm soát được tài chính Điểm chung của các đơn vị thực hiện chính là bị hạn chế về việc đầu tư trang thiết bị, công nghệ, tài chính Đặc biệt là các mẫu mã còn đơn điệu, nghèo nàn, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa nghệ nhân, nhà sản xuất và việc quản lý cung ứng ra thị trường
1.1.2 Thực trạng sử dụng đồ thủ công mỹ nghệ của các sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội (sử dụng khảo sát)
Nghề truyền thống là những giá trị di sản đặc biệt của dân tộc Việt Nam được đúc kết từ tinh hoa trong lao động qua hàng ngàn năm lịch sử, trong lao động, sản xuất nhằm phục vụ cuộc sống Chính vì vậy, những sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền
Bài tập Xây dựng kế hoạch và mục tiêu…
LGBT - Vấn đề phân biệt đối xử với cộng…
Phát triển kĩ năng 100% (11) 25 ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN NHANH…
Tiểu-luận - Khủng hoảng 1/4 cuộc đời
TIỂU LUẬN KINH TẾ Chính TRỊ
Tieu luan marketing cua thuong hieu th…
Phát triển kĩ năng 100% (4)27 thống có giá trị văn hóa làng, văn hóa vùng, miền, góp phần làm đậm đà bản sắc văn hóa Việt Nam
Những sản phẩm thủ công mỹ nghệ ngày càng đặc sắc, phong phú, hoa mỹ nhưng thực trạng sử dụng chúng hiện nay còn chưa được thống kê một cách cụ thể, rõ ràng
Vì vậy, chúng tôi đã thực hiện khảo sát để biết rõ hơn về thực trạng sử dụng chúng với đối tượng là các sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội
Thứ nhất khảo sát về số lượng những sản phẩm thủ công mỹ nghệ mà một bạn sinh viên sở hữu cho thấy 73,8% bạn đang sở hữu 1 5 món đồ; 16,9% cho những bạn - sở hữu trên 5 món đồ và chỉ 9,2% những bạn chưa mua sản phẩm này Đây là một sự chênh lệch khá lớn so với 3 đối tượng chúng tôi tìm hiểu được
Hình 1: Thống kê số lượng sản phẩm thủ công mỹ nghệ sinh viên đang sở hữu Thứ hai, một phần rất quan trọng để hiểu được người tiêu dùng là nắm được mục đích mua sản phẩm, chúng tôi ghi nhận được nhiều nhất các câu trả lời: Trang trí nhà cửa, mua làm đồ lưu niệm và mua quà tặng bạn bè, còn lại một số ít là chi tiêu cho sở thích của bản thân và những lí do khác
Hình 2: Mục đích sử dụng sản phẩm thủ công nghệ
Thứ ba, về mức giá mà một bạn sinh viên sẵn sàng bỏ ra để mua sản phẩm: 36,9% chi tiêu dưới 100.000đ; 44,6% chi tiêu từ 100.000 đến 200.000đ; 13,8% chi tiêu 200.000đ đến 500.000đ và còn lại là những bạn chi tiêu nhiều cho những sản phẩm này do tính chất công việc hay vì đam mê
Hình 3: Mức chi tiêu cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ
Thứ tư, về cách thức mua những sản phẩm thủ công mỹ nghệ, chúng tôi khảo sát được 78,5% các bạn sẽ mua qua hình thức offline để có thể đánh giá và xem được chất lượng sản phẩm tốt nhất, phần còn lại sẽ mua bằng hình thức online để thuận tiện và số lượng sản phẩm tiếp cận được sẽ đa dạng hơn
Hình 4: Hình thức mua sản phẩm thủ công mỹ nghệ
Cuối cùng, khi được hỏi về cảm nhận như thế nào khi có một kênh giúp những người có hoàn cảnh khó khăn đăng bán được những đồ sản phẩm thủ công mỹ nghệ họ làm ra, gần như 99% các bạn cho rằng điều này là bổ ích và cần thiết
Hình 5: Mức độ hữu ích khi kênh truyền thông giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn bán được sản phẩm thủ công mỹ nghệ
Qua khảo sát trên ta có thể thấy được việc sử dụng sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các bạn sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội chưa quá phổ biến và số lượng sinh viên thực sự quan tâm đến vẫn còn ít Tuy nhiên khi hỏi vấn đề giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn để họ có thể bán được thì hầu như các bạn sinh viên đều tán thành và có thiện chí sẽ cùng góp sức để giúp đỡ họ.
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SẢN PHẨM THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
Mục tiêu dự án
Cung cấp giải pháp hỗ trợ các nghệ nhân đồ thủ công mỹ nghệ có hoàn cảnh khó khăn ở Hà Nội mang sản phẩm của họ tới nhiều khách hàng hơn, vừa tiếp thêm động lực cho người nghệ nhân vừa giúp khách hàng có trải nghiệm tốt hơn khi mua mặt hàng thủ công.
Mô hình Business Model Canvas
Mô hình Business Model Canvas
STT Nội dung Chi tiết
1 Đối tác chính - Những nghệ nhân đồ thủ công mỹ nghệ có hoàn cảnh khó khăn ở địa bàn Hà Nội
- Những cơ sở, tổ chức, hợp tác xã dành cho nghệ nhân đồ thủ công mỹ nghệ
Ví dụ: cơ sở thủ công mỹ nghệ Quý Nghĩa, hợp tác xã thủ công mỹ nghệ Trái tim Hồng, …
- Xây dựng, phát triển tính năng website trung gian bán hàng online, nhận đơn hàng từ khách hàng và gửi về bên cung cấp để họ xác nhận vận chuyển sản phẩm
- Chăm sóc khách hàng, tư vấn hỗ trợ khách hàng lựa chọn sản phẩm phù hợp
- Nghiên cứu, tìm kiếm các đối tác cung cấp nguồn hàng uy tín, chất lượng, phù hợp các chỉ tiêu đề ra để hỗ trợ và đặc biệt ưu tiên các dòng sản phẩm:
• Có giá giao động dưới 300.000 đồng / 1 sản phẩm
• Sản phẩm với giá trị trang trí cao hoặc có thể dùng làm quà tặng, ví dụ như: cốc, bộ cốc chén, tượng, dây treo …
• Chất liệu với giá cả hợp lý ưu tiên các loại như: gốm, lụa, mây tre, gỗ trơn
3 Giá trị - Hỗ trợ người thủ công mỹ nghệ có hoàn cảnh khó khăn có kênh phân phối online trong bối cảnh thương mại điện tử và nhu cầu mua sắm online cực kì phát triển
- Giúp khách hàng, những nhà khảo tâm có thể hỗ trợ được những người có hoàn cảnh khó khăn một cách minh bạch, bền vững và tạo ra nhiều giá trị cho xã hội hơn là việc trực tiếp quyên góp tặng tiền mặt
- Giúp phát triển ngành nghề thủ công độc đáo của dân tộc ta với thao tác nhanh hơn, có nhiều sự lựa chọn hơn, dễ dàng hơn trong việc đánh giá và mua sản phẩm
- Giới tính: tất cả các giới tính
- Thu nhập: không yêu cầu mức thu nhập cụ thể
• có nhu cầu mua đồ thủ công mỹ nghệ nhưng không muốn ra trực tiếp cửa hàng
• có nhu cầu hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăn
- Tích cực hỗ trợ tư vấn chất lượng, nguồn gốc sản phẩm phù hợp cho khách hàng
- Luôn có lời cảm ơn khi khách hàng quan tâm đến sản phẩm và dịch vụ
- Luôn tiếp nhận ý kiến phản hồi của khách hàng
- Giới thiệu, quảng bá hình ảnh của các tổ chức nghệ nhân thủ công mỹ nghệ có hoàn cảnh khó khăn trên website để khách hàng hiểu rõ hơn về giá trị sản phẩm mang lại
- Nguồn lực quản lý, phát triển website chính
- Nguồn lực marketing quảng bá phát triển sản phẩm, dự án
- Nguồn lực quản lý nguồn hàng đầu vào, đơn hàng đến khách hàng
- Nguồn lực chăm sóc khách hàng
- Đơn hàng được order trực tiếp trên website:ldp.page/crafthome
- Các kênh truyền thông: facebook , tiktok
- Chi phí tổ chức các sự kiện hỗ trợ dự án: khoảng 30%
- Chi phí phát triển trang web: chiếm khoảng 20%
- Chi phí marketing: chiếm khoảng 50%
Dự án mang tính chất hỗ trợ những nghệ nhân hoàn cảnh khó khăn nên dòng tiền hỗ trợ sẽ chủ yếu đến từ 1 số cá nhân, tổ chức hỗ trợ chi phí hoạt động và giải ngân theo từng giai đoạn cụ thể Còn tiền hàng sẽ được khách hàng thanh toán sau khi nhận hàng và chuyển về trực tiếp cho nhà cung cấp
Kế hoạch Marketing
2.3.1 Kế hoạch phát triển website
Từ việc nghiên cứu thị trường và nhận thức được nhu cầu của các người làm thủ công mỹ nghệ và bạn sinh viên trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong việc trao đổi, mua bán các sản phẩm này, nhóm chúng em đã đề xuất làm 1 website trung gian để phần nào giúp đỡ những người thợ tiêu thụ được sản phẩm, cũng như quảng bá sản phẩm đến với nhiều bạn trẻ hơn Mô hình website của chúng em sẽ như sau:
Hình 6: Giao diện của website Giao diện chính của trang web bao gồm 4 phần chính: banner, mục tiêu, sản phẩm nổi bật, định hướng Đối với người mua hàng, họ có thể tiếp cận được sản phẩm thông qua mục sản phẩm nổi bật Đây đều là những sản phẩm được cập nhật liên tục và đa dạng mẫu mã Ngoài ra nếu họ có một ý tưởng gì đó về sản phẩm thủ công mỹ nghệ thì hoàn toàn có thể đề xuất thông qua form thông tin ở ngay đầu website
Phần mục tiêu và định hướng sẽ giúp khách hàng hiểu hơn về hoạt động của team Không những tạo niềm tin mà nó còn giúp truyền cảm hứng để lan tỏa những giá trị tốt đẹp đến cộng đồng người làm đồ thủ công
Khi muốn mua hàng, khách hàng sẽ liên hệ để được tư vấn một cách chi tiết nhất cũng như hướng dẫn sử dụng/ bảo quản cho hợp lý
*Các hoạt động đã triển khai
Nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra, nhóm thành lập trang web https://ldp.page/crafthome là nơi kết nối, trao đổi, mua bán giữa khách hàng là các bạn trẻ trên địa bàn Hà Nội và người bán là những người thợ thủ công Nhóm hy vọng đây sẽ là địa chỉ đáng tin cậy với những bạn sinh viên yêu đồ handmade có thể vừa thỏa mãn sở thích vừa góp phần giúp đỡ cộng đồng Đến với web của nhóm người xem sẽ được tiếp cận nhiều sản phẩm thủ công đa dạng, được phân loại kỹ lưỡng về kiểu dáng, chất liệu, mục đích sử dụng, v.v Cùng với đó, các gợi ý về mua sắm, thông tin khuyến mãi mới nhất cũng đã được cập nhật và đăng tải nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người mua
2.3.2 Kế hoạch phát triển fanpage Facebook
Facebook với hơn 2.7 tỷ người dùng và chiếm 66,5% tổng lượt truy cập mạng xã hội, nơi đây được mệnh danh là King of Social Media Đây cũng là điều dễ hiểu khi có hơn 80 triệu doanh nghiệp trên toàn cầu sử dụng Facebook để tiếp cận khách hàng, thông qua trang Fanpage hoặc quảng cáo Dựa trên cơ sở ấy, chúng em đã lựa chọn Facebook là một trong những nền tảng mạng xã hội với mục đích truyền thông đến các bạn sinh viên về thời trang bền vững cũng như hướng họ đến trang web Crafthome
• Link: https://www.facebook.com/profile.php?id0088226713642
✨ Not only about craft, we tell story ✨
• Danh mục Handmade, Creativity, Environment, Learning:
2.3.2.2 Mục tiêu a, Mục tiêu định tính o Đối với người xem
Góp phần phổ biến và nâng cao mức độ nhận biết cũng như tiêu dùng các sản phẩm thủ công, đặc biệt là những sản phẩm đến từ những người có hoàn cảnh đặc biệt, đồng thời nâng cao tinh thần tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều” b, Mục tiêu định lượng
- Tiếp cận tối thiểu 1000 lượt/ tháng
- Tỷ lệ tiếp cận: 1-3%/ bài đăng
- Tỷ lệ tương tác: 3%/ tổng lượt thích fanpage
- Tiếp cận tối thiểu 2000 lượt/ tháng
- Tỷ lệ tiếp cận: 3-5%/ bài đăng
- Tỷ lệ tương tác: 5%/ tổng lượt thích fanpage
Giai đoạn Tiếp thị lại
- Tiếp cận tối thiểu 3000 lượt/ tháng
- Tỷ lệ tiếp cận: 10%/ bài đăng
- Tỷ lệ tương tác: 10%/ tổng lượt thích fanpage
2.3.2.3 Chiến lược về nội dung
Fanpage facebook tập trung vào nội dung sau:
• Cung cấp thông tin về những mặt hàng thủ công quen thuộc cũng như mới mẻ trong cuộc sống
• Kích thích mong muốn bảo vệ môi trường từ việc sử dụng những đồ thủ công được làm từ nguyên liệu tái chế
• Lan tỏa những câu chuyện của những mảnh đời còn gặp khó khăn, khơi gợi sự đồng cảm, tinh thần nhân đạo
• Mặt trái của một số người lợi dụng công việc từ thiện a, Timeline fanpage Facebook và một số bài đăng đã triển khai
TIÊU ĐỀ NỘI DUNG HÌNH
Thay avatar và cover Ảnh lẻ Đã hoàn thành Hằng 20/12
Giới thiệu về dự án Ảnh lẻ Đã hoàn thành Kiều 23/12 23/12
Câu chuyện của một cá nhân tiêu biểu với ước mơ vươn lên trong cuộc sống, gắn với công việc làm đồ thủ công Ảnh lẻ Đã hoàn thành Thơm 24/12 24/12
Mặt tối đằng sau việc kinh doanh tăm tre Ảnh lẻ Đã hoàn thành Hằng 25/12 25/12
Làm thế nào để lòng hảo tâm đến được với đúng những người thực sự cần Ảnh lẻ Đã hoàn thành Kiều 26/12 26/12 b, Keywords và tagline
• Keywords: “đồ thủ công, handmade, những người có hoàn cảnh khó khăn, ”
• Tagline: Not only about craft, we tell story c, Các khung giờ vàng đăng bài Facebook
Hình 7: Khung thời gian đăng bài facrbook d, Cách thức seeding
Chia sẻ vào các hội nhóm liên quan đến lĩnh vực thời trang và bảo vệ môi trường
Kêu gọi người thân, bạn bè ủng hộ fanpage
1.3.3 Kế hoạch phát triển Tiktok
1.3.3.1 Lí do thực hiện marketing dự án trên nền tảng tiktok:
Tiktok là một trong những ứng dụng được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, tại Việt Nam có hơn 12 triệu người dùng đăng kí và tập trung cao ở độ tuổi 18 dưới 30 tuổi, - đây cũng là nhóm khách hàng mà dự án hướng đến Đồng thời, nền tảng với định dạng video ngắn, nhiều bộ lọc hình ảnh, âm thanh độc đáo chính là một cách thức thích hợp để quảng bá được dự án Nền tảng cũng giúp dự án được dễ dàng tiếp cận tới nhóm khách hàng hơn khi video được xuất hiện một cách ngẫu nhiên theo thuật toán tiktok mà không cần được follow, hay trả chi phí quảng cáo cho ứng dụng tiktok
• Link tài khoản: tài khoản tiktok
1.3.3.3 Mục tiêu của tài khoản tiktok:
Gia tăng độ nhận diện của đồ thủ công mỹ nghệ do những người có hoàn cảnh kém may mắn tạo ra, tạo sự đồng cảm của giới trẻ với những cuộc sống khó khăn Đồng thời, dự án muốn truyền cảm hứng về ý chí vươn lên trong cuộc sống và truyền thông về nét đẹp văn hóa của Việt Nam (đồ thủ công mỹ nghệ) đến giới trẻ
• Tổng số video thực hiện: 4 video
• Số lượt thích: 10 tim/video
• Số lượt xem: 300 500 views/video-
1.3.3.4 Kế hoạch phát triển tài khoản tiktok:
Trên nền tảng tiktok, dự án tập trung phổ biến những nội dung:
• Giới thiệu về dự án, mục tiêu hướng đến của dự án và kế hoạch phát triển dự án
• Phổ biến về đồ thủ công của những người có hoàn cảnh khó khăn và câu chuyện đằng sau những mặt hàng đó
• Những khó khăn đối với việc tiêu thụ đồ thủ công mỹ nghệ của người có hoàn cảnh khó khăn
• Những hành động mà giới trẻ có thể thực hiện để hỗ trợ và đóng góp cho cộng đồng người có hoàn cảnh khó khăn đó
Cụ thể về kế hoạch:
STT Thời gian đăng bài
Tiêu đề bài đăng Nội dung Tiến độ
1 9 pm Crafthome Giới thiệu về hướng hoạt động và mục đích hoạt động của crafthome Đã hoàn thành
2 9 pm Đồ thủ công mỹ nghệ
Việt Nam - Trình chiếu những đồ thủ công được làm cẩn thận tỉ mỉ bởi người khuyết tật
- Giới thiệu 1 số doanh nghiệp bán sản phẩm do người khuyết tật làm
- Ý chí vươn lên trong cuộc sống hoàn Đã thành
3 9 pm Khó khăn kề trước mắt - Khó khăn tìm đầu ra bán đồ thủ công của người khuyết tật
- Khó khăn về doanh thu, doanh số Đã hoàn thành
4 9 pm Giới trẻ có thể đóng góp, hỗ trợ gì đối với cộng đồng?
- Đóng góp mua ủng hộ
- Đóng góp kiến thức, hỗ trợ họ điều hành tốt hơn về cách quản lý vấn đề tài chính
- Ý chí không bỏ cuộc trước hoàn cảnh khó khăn
- Tăng ý thức giúp đỡ và đóng góp cộng đồng, xã hội
- Có thêm kiến thức, được truyền cảm hứng về đồ thủ công mỹ nghệ Việt Nam Đã hoàn thành
Một số kết quả đã đạt được
3.3.1 Kết quả đạt được trên nền tảng website
Nhằm tạo thêm kênh bán hàng trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng gia tăng tìm hiểu sản phẩm và mua hàng qua mạng, nhóm chúng em đã ra mắt website của mình với địa chỉ https://ldp.page/crafthome Tất cả sản phẩm được bán trên trang web đều có thông tin cụ thể để người dùng dễ dàng tra cứu và lựa chọn
Kể từ ngày thành lập vào 24/12/2022, website đã đạt được một số thành tựu nhất định như sau:
• Tại website, khách hàng có thể thanh toán bằng nhiều hình thức như tiền mặt hay thông qua các loại thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ trong nước cũng như quốc tế
• Website vận hành hiệu quả, trơn tru sau 10 ngày thử nghiệm Cách vận hành của hệ thống đảm bảo việc giao hàng nhanh nhất bằng cơ chế như sau: khi có đơn hàng, thì đơn hàng đó lập tức được chuyển cho cửa hàng gần địa chỉ của khách hàng nhất để thực hiện giao hàng
Hình Số lượt truy cập website từ 2612/20229: - 10/01/2023
• Số đơn hàng đã bán được qua website: 3 đơn
• Phản hồi về sản phẩm và dịch vụ web: Những nhận xét, phản hồi đều tích cực
3.3.2 Kết quả đạt được trên nền tảng Facebook
Kể từ khi thành lập vào ngày 22/12/2022, trang fanpage “Crafthome” trên nền tảng Facebook của nhóm chúng em đã có một số thành tựu nhất định:
• Có tổng cộng 108 lượt thích và 119 lượt theo dõi fanpage với các nhóm đối tượng đa dạng, chủ yếu là người trẻ và sinh viên
• Nhận được phản hồi tích cực trên fanpage
Hình 10: Phản hồi của khách hàng
• Đến ngày 02/01/2022, fanpage đã có tổng cộng 4 bài đăng với các nội dung như sau:
• Giới thiệu chung về dự án, mục đích và sứ mệnh
• Câu chuyện của một cá nhân tiêu biểu với ước mơ vươn lên trong cuộc sống, gắn với công việc làm đồ thủ công mỹ nghệ với tựa đề “Khát vọng của một chiếc lá chưa lành”
• Mặt tối đằng sau việc kinh doanh tăm tre - “Tăm tre của người khuyết tật, từ thiện hay lừa đảo”
• Bài viết “Đặt lòng tốt đúng chỗ, trao niềm tin đúng người”
Bài đăng đầu tiên của fanpage vào ngày 24/12 đã tiếp cận 2146 người xem, nhận được số lượt like lên đến 42 Cho tới thời điểm hiện tại, fanpage Crafthome vẫn duy trì được số lượt tương tác bài viết ổn định
3.3.3 Kết quả đạt được trên nền tảng Tiktok
Kênh TikTok được thành lập vào ngày 22/12/2022 đã được một số kết quả như sau:
• Có tổng cộng 6 followers, 39 lượt like và gần 2000 lượt xem trên tổng số 5 video đã đăng
Số liệu thu được từ 5 video cho đến ngày 11/1/2023
Số lượng người theo dõi 6 Lượt xem hồ sơ 10
• Đến ngày 11/1/2023 đã có tổng cộng 5 video
• Video đầu tiên được đưa ra nhằm mục đích giới thiệu về dự án, với mong muốn nhiều người biết đến và ủng hộ đồ thủ công mỹ nghệ được làm bởi những người có hoàn cảnh khó khăn Đồng thời muốn truyền cảm hứng tới giới trẻ về ý chí vươn lên trong cuộc sống, bên cạnh đó là muốn giới trẻ biết đến nhiều hơn về nét đẹp của đồ thủ công mỹ nghệ Việt Nam
• Video thứ hai giới thiệu đến mọi người 3 tổ chức sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ với những sản phẩm đa dạng, độc đáo về mẫu mã và chất lượng
• Video thứ ba giới thiệu về hình ảnh của những người thợ làm đồ thủ công mỹ nghệ âm thầm cống hiến cho xã hội từng ngày
• Video thứ tư giới thiệu sản phẩm và vận động mọi người (những người xem) chung tay đóng góp cho cộng đồng
• Video thứ năm giới thiệu về hình thức, mục đích hoạt động và các sản phẩm nổi bật được bán tại website
• Kết quả, vì tiktok hoạt động trong thời gian ngắn cũng như video còn nhiều thiếu sót, hạn chế nên chưa thu hút được lượng tương tác cao từ phía người xem nên qua thời gian hoạt động không đáp ứng được yêu cầu của tiktok là có trên 1000 followers để có thể mở tiktok shop nên nhóm quyết định trong thời gian tới vẫn thực hiện bán hàng qua website là chủ yếu
• Số liệu từ 5 video cho thấy hình thức video như hiện tại thu được lượt xem khá ổn nhưng tỷ lệ tương tác chưa cao Sau khi nghiên cứu, nhóm nhận thấy vấn đề nằm ở nội dung 5 video chưa thu hút, hình ảnh chưa thực sự gần gũi và độ dài video còn khá dài một điểm trừ đối với nền tảng Tiktok Chính vì thế, nhóm - quyết định tạm dừng triển khai kênh Tiktok, tập trung xây dựng fanpage facebook đồng thời xây dựng định hướng, kế hoạch triển khai mới cho kênh Tiktok để xây dựng ghi hình video trong tương lai.
RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN VÀ QUÁ TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO
Các tiêu chí đánh giá mức độ rủi ro
Rủi ro là yếu tố luôn tồn tại trong mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh, và dự án của nhóm 6 môn Kỹ năng phát triển nghề nghiệp về việc đem đến giải pháp thúc đẩy sử dụng hàng thủ công mỹ nghệ của người khuyết tật cho giới trẻ cũng không ngoại lệ
Trong thực tế, nhiều dự án đã bỏ qua hoặc kiểm soát rủi ro sơ sài, chiếu lệ dẫn đến kết quả thất bại, khách hàng phàn nàn về chất lượng hoặc lỗ vốn do chi phí tăng cao Vì vậy, để có thể đo lường chính xác mức độ rủi ro, nhóm đưa ra những tiêu chí đánh giá mức độ rủi ro và những tiêu chí đó có thể chia thành 3 mức độ như sau:
Rủi ro ít xảy ra, ít gây ảnh hưởng tới dự án
Rủi ro có khả năng xảy ra, gây ảnh hưởng trung bình tới dự án
Rủi ro khả năng xảy ra lớn, gây ảnh hưởng lớn tới dự án xuất Đề Hoạt động bình thường, quản lý tốt không để xảy ra
Cần chú ý, tránh để xảy ra, nếu xảy ra tập trung giải quyết
Tận dụng tất cả các biện pháp để ngăn xảy ra Nếu xảy ra sẽ phải dừng hoạt động để ưu tiên giải quyết
Mức độ ảnh hưởng của rủi ro (mức độ tăng dần theo thang từ 1 đến 3)
Khả năng xảy ra Thấp 1 1 2
Các rủi ro có thể gặp phải và phân loại mức độ rủi ro
STT Rủi ro Khả năng xảy ra
1 Quản lý Các thành viên thiếu gắn kết, không chung chí hướng, có mâu thuẫn
Thiếu tài chính Cao Lớn 3
Thiếu người quản lý dự án trong dài hạn Cao Trung bình
Thiếu nhân sự quản lý, theo dõi page Trung bình Lớn 3
Chưa tiếp cận được đúng đối tượng
Quá trình viết bài thiếu ý tưởng, kiến thức
Cách truyền đạt chưa đủ hấp dẫn Trung bình Trung bình
Lượt tiếp cận thấp Cao Lớn 3
3 Tổ chức Thiếu nhà tài trợ, bảo trợ chuyên môn, hỗ trợ truyền thông
Không mời được diễn giả cho sự kiện sau này (webinar, workshop, )
Quá ít người tham gia sự kiện sau này (webinar, workshop, )
4 Quản lý trang mạng xã hội
Nhân sự có việc đột xuất không đăng bài Trung bình Thấp 1
Bài viết có lỗi chính tả, kiến thức không chính xác Thấp Trung bình 1 Đăng các nội dung trùng lặp, bị báo cáo là đã từng có trước đây Trung bình Thấp 1
Số lượng tin nhắn gửi về quá nhiều
Có bình luận đặt câu hỏi khó cho các bài đăng Thấp Thấp 1
Có tranh cãi xảy ra trong phần bình luận Thấp Trung bình
5 Quản lý trang web Lượt truy cập trang web thấp Cao Lớn 3
Bảo trì, sửa chữa web Trung bình Thấp 1
Không có đủ nguồn thông tin, kiến thức để định hướng và cập nhật và quản trị website
Gặp khó khăn khi sử dụng những công cụ biên tập trên hệ thống website
6 Rủi ro bên ngoài Các chiến dịch khác cũng có nội dung tượng tụ Trung bình Trung bình
2 Đối tượng mục tiêu không hứng thú với những bài viết giáo dục
Kế hoạch quản trị rủi ro
STT Rủi ro Phương án chuẩn bị Phương án giải quyết
Các thành viên thiếu gắn kết, không chung chí hướng, có mâu thuẫn
Nhóm trưởng có các buổi phổ biến về mục tiêu, hướng đi, tầm nhìn của dự án với tất cả các thành viên
Hàng tháng tổ chức cuộc họp chung để cùng nhau thống nhất đưa ra ý kiến chung, đánh giá hoạt động và các dự định trong tương lai
- Tìm đủ số lượng nhà tài trợ
- Khảo giá thị trường một cách kĩ càng
- Cắt giảm những khoản chi không cần thiết, ưu tiên mượn đồ có sẵn của các thành viên
- Dự trù 1 khoản kinh phí phụ trội hợp lý
Trong trường hợp bắt buộc phải chi tiền thì trích quỹ dự án
Thiếu người quản lý dự án trong dài hạn Tuyển thêm cộng tác viên, tình nguyện viên chạy dự án Đưa các nhân sự hoạt động hiệu quả lên quản lý
Thiếu nhân sự quản lý, theo dõi page
Phân chia công việc đều và hiệu quả, hợp lý theo thời gian biểu cá nhân từng người
Chưa tiếp cận được đúng đối tượng
Tìm hiểu, nghiên cứu hành vi, tâm lý của đối tượng mục tiêu và tiếp cận
Tham gia vào các hội nhóm, trang mạng xã hội mà đối tượng quan tâm và chia sẻ
Quá trình viết bài thiếu ý tưởng, kiến thức
Có các buổi training brainstorm ý tưởng
Học hỏi, tham khảo các chuỗi bài đăng của các dự ác khác, lấy ý tưởng từ các diễn đàn, nền tảng mạng xã hội
Cách truyền đạt chưa đủ hấp dẫn
Nhân sự tìm hiểu các trang thông tin, tin tức
Kết hợp với các tin tức nóng hổi, xu hướng để viết các bài mà đối tượng hay theo dõi và quan tâm
Có các hoạt động, sự kiện hấp dẫn người tham gia
Thiếu nhà tài trợ, bảo trợ chuyên môn, hỗ trợ truyền thông
Lên danh sách các doanh nghiệp, công ty có định hướng, giá trị cốt lõi giống với nhóm và mời tài trợ Tiết kiệm chi phí hết mức có thể
- Lấy thông tin từ các nguồn chính thống và có tầm ảnh hưởng (Ted, báo tuổi trẻ, Vietcetera, VNexpress, )
- Nhờ các câu lạc bộ trong trường hỗ trợ truyền thông Không mời được diễn giả cho các buổi webinar, podcast
Lên danh sách các diễn giả phù hợp với chủ đề của dự án, mời diễn giả từ sớm
Nếu không mời được chuẩn bị thêm danh sách khách mời bổ sung, hoặc những người thân quen/ các bạn sinh viên có kinh nghiệm Quá ít người tham gia các sự kiện
Kéo dài ngày mở đơn đơn đăng ký tham gia, truyền thông mạnh mẽ trên fanpage, nhờ các fanpage khác hỗ trợ truyền thông
Nhân sự có việc đột xuất không đăng bài
Tuyển chọn, đảm bảo chất lượng và số lượng nhân sự Thống nhất và quán triệt rằng nhân sự không bị trùng lịch cá nhân
Chia đều số lượng công việc của người đến muộn/không tham sự cho những thành viên có mặt trong sự kiện
Bài viết có lỗi chính tả, kiến thức không chính xác
Sắp xếp nhân sự check chéo bản draft trước khi đăng bài
- Gỡ bài, chỉnh sửa nội dung vả đăng lại nếu độ tiếp cận chưa quá lớn
- Lên bài xin lỗi vì thiếu sót nếu độ tiếp cận lớn Đăng các nội dung trùng lặp, bị báo cáo là đã từng có trước đây
Thay đổi nội dung tìm kiếm được, tránh tình trạng sao chép hoàn toàn bài viết/ hình ảnh của page/ người khác
Gỡ bài, lên bài xin lỗi vì sự cố, khiển trách nhân sự làm sai và gửi tin nhắn xin lỗi page/ người bị vi phạm bản quyền
Số lượng tin nhắn gửi về page quá nhiều
Lập lịch rảnh các thành viên và phân công người care page
Người nhận được tin nhắn sẽ thông báo với cả nhóm và cùng thống nhất câu trả lời cho người hỏi
Có bình luận đặt câu hỏi khó cho các bài đăng
Nhân sự đăng bài sẽ trả lời các câu hỏi liên quan đến bài viết của mình
Nếu câu hỏi khó, đòi hỏi câu trả lời từ dự án thì cả nhóm sẽ bàn bạc lại và trả lời
Có tranh cãi xảy ra trong phần bình luận
Có thể lựa chọn tính năng ẩn những bình luận mang những từ ngữ không phù hợp, xúc phạm,
Nhân sự phân công người vào hòa giải sự việc, đưa bài xin lỗi vì gây ra tranh cãi
Các chiến dịch khác cũng có nội dung tượng tụ
Xây dựng hình ảnh, bộ nhận diện riêng cho dự án, fanpage khác biệt với các bên khác
Tập trung xây dựng các nội dung độc đáo, khác lạ, nhưng vẫn gắn với hình ảnh của nhóm Đối tượng mục tiêu không hứng thú với những bài viết giáo dục
Nhân sự tìm hiểu các trang thông tin, tin tức mà đối tượng hay theo dõi và quan tâm
Tận dụng những gì tìm hiểu được, kết hợp với các tin tức nóng hổi, xu hướng để viết các bài, lồng ghép kiến thức muốn truyền tải