1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) đề tài khủng hoảng kinh tế toàn cầunguyên nhân , hậu quả và cách khắc phục

22 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khủng Hoảng Kinh Tế Toàn Cầu Nguyên Nhân , Hậu Quả Và Cách Khắc Phục
Tác giả Nguyễn Thị Tuyết Chinh
Người hướng dẫn ThS. Đinh Thị Quỳnh Hà
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kinh Tế Chính Trị
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 3,05 MB

Nội dung

Ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu...122.1 Phá hủy lực lượng sản xuất, đẩy lùi sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu.... Các khái niệm1.1 Khái niệm kinh tế toàn cầu Kin

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

…… ***……

TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

ĐỀ TÀI: KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TOÀN CẦU NGUYÊN NHÂN , HẬU QUẢ VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Họ và tên: Nguyễn Thị Tuyết Chinh

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN 4

1 Các khái niệm 4

1.1 Khái niệm kinh tế toàn cầu 4

1.2 Khái niệm khủng hoảng kinh tế toàn cầu 4

2 Các loại khủng hoảng kinh tế 4

2.1 Khủng hoảng thừa 5

2.2 Khủng hoảng thiếu 5

2.3 Khủng hoảng nợ 5

3 Quan điểm của Carl Mark về khủng hoảng kinh tế toàn cầu 5

CHƯƠNG II: NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CÁC CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TOÀN CẦU 7

1 Khủng hoảng tài chính 7

2 Bong bóng kinh tế 8

3 Lạm phát 9

4 Giảm phát 9

5 Giảm chi tiêu 9

CHƯƠNG III: CÁC CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TOÀN CẦU VÀ HẬU QUẢ CỦA CÁC CUỘC KHỦNG HOẢNG ĐÓ 10

1 Các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu lớn 10

1.1 Bong bóng kinh tế hoa tuylip tại Hà Lan 10

1.2 Đại suy thoái 1929-1939 11

1.3 Khủng hoảng giá dầu OPEC 1973 11

1.4 Khủng hoảng tài chính 2008 12

2 Ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 12

2.1 Phá hủy lực lượng sản xuất, đẩy lùi sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu 13

2.1.1 Thu hẹp nền kinh tế toàn cầu dẫn đến suy thoái kinh tế 13

2.1.2 Gia tăng tỉ lệ thất nghiệp 14

2.2 Tạo sức ép và cơ hội cho các nước đánh giá lại nền kinh tế 15

CHƯƠNG IV: CÁCH KHẮC PHỤC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TOÀN CẦU 15

1 Biện pháp trước mắt, hiện thời 15

2 Biện pháp lâu dài 16

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

Trong thế kỉ mới, kinh tế thế giới phát triển không ngừng, đi theo chiềuhướng tích cực, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức dương từ 3-4 % Tuynhiên đi kèm với sự phát triển đó là nguy cơ, hiểm họa của cuộc khủnghoảng kinh tế toàn cầu cùng với đó là sự suy thoái tất yếu của chu kỳ pháttriển kinh tế sau những năm phát triển cực đại Điển hình là cuộc suy thoáikinh tế năm 2020 do dịch bệnh Covid-19 gây nên làm cho kinh tế thế giớităng trưởng âm ở mức khoảng -4,4%, đây được coi là cuộc suy thoái kinh

tế lớn nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ Hai đến nay Tiếp đó là năm

2023, với cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, các nhà kinh tế học nhậnđịnh rằng rất có thể sẽ xảy ra 1 cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới mới Vậy nguyên nhân gây nên các cuộc khủng hoảng là gì? Hậu quả của nó rasao? Và làm thế nào để hạn chế những hậu quả đó? Khi trả lời được cáccâu hỏi trên, các nhà kinh tế học có thể đưa nền kinh tế quốc gia nói riêng

và nền kinh tế thế giới nói chung thoát khỏi tình trạng tăm tối này.Nhận thức được tầm quan trọng và tính thời sự của việc nghiên cứu khủnghoảng kinh tế, em đã lựa chọn đề tài:’ Nguyên nhân Hậu quả và cách khắcphục khủng hoảng kinh tế toàn cầu’ cho bài tiểu luận bộ môn Kinh tế Chínhtrị của mình Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu chắc chắnkhông thể tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý của

cô để hoàn thiện bài tiểu luận của mình

Em xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy và định hướng của cô Đinh ThịQuỳnh Hà đã giúp em trong quá trình tìm hiểu bộ môn và thực hiện đề tàinày

Trang 4

NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1 Các khái niệm

1.1 Khái niệm kinh tế toàn cầu

Kinh tế toàn cầu là toàn bộ quá trình hoạt động của các nền kinh tếtrong khối kinh tế chung toàn cầu, đó là nền kinh tế của hơn 190 nước (194nước chính thức được công nhận) với toàn bộ các hoạt động kinh tế củagần 7 tỉ người (2009) đang sinh sống.Kinh tế thế giới có liên quan chặt chẽđến nhiều lĩnh vực, nhiều vấn đề về chính trị, xã hội toàn cầu như môitrường, khí hậu, địa lý, dân số, sự gia tăng dân số nên việc nghiên cứu vềkinh tế của thế giới phải có sự tính toán đến các vấn đề trên

1.2 Khái niệm khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Khủng hoảng kinh tế là một thuật ngữ có phạm trù rất rộng Hiểu đơn giảnnhất thì: Khủng hoảng kinh tế là sự suy giảm các hoạt động kinh tế, là tìnhtrạng rối loạn, mất thăng bằng nghiêm trọng do có nhiều mâu thuẫn khôngđược hoặc chưa được giải quyết trong nền kinh tế Đó là sự rối loạn trongsản xuất, lưu thông hàng hóa trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng dẫn đếnrối loạn đời sống, kinh tế gây ra nạn thất nghiệp, giảm thu nhập và cuộcsống người lao động cũng bị sụt giảm kéo theo là sự bất ổn về chính trị.Theo học thuyết Kinh tế chính trị của Mác-Lênin thì thuật ngữ "Khủnghoảng kinh tế" là tình trạng suy thoái đột ngột của nền kinh tế Hiện tượngsuy thoái này thường diễn biến trầm trọng làm sụt giảm về tất cả các hoạtđộng kinh tế và có xu hướng kéo dài

Mặc dù, khủng hoảng kinh tế có thể giới hạn ở phạm vi quốc gia hay mộtkhu vực Nhưng với xu hướng toàn cầu hóa mạnh mẽ như hiện nay, các

Trang 5

cuộc khủng hoảng kinh tế dần mở rộng ra phạm vi lớn hơn và dễ lan rộng

2.2 Khủng hoảng thiếu

Khủng hoảng thiếu xảy ra khi nguồn cung các sản phẩm hàng hoá bị sụtgiảm nghiêm trọng, trong khi nhu cầu tăng cao Nguyên nhân dẫn tớikhủng hoảng thiếu có thể được kể đến như do tăng dân số, do thiên tai,thiếu kiệt nguồn tài nguyên và sự hạn chế về năng lực sản xuất, công nghệcủa các doanh nghiệp Người dân chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các cuộckhủng hoảng thiếu bởi lúc này giá cả mọi mặt hàng hoá sẽ bị đẩy lên caomột mức khó chấp nhận được

2.3 Khủng hoảng nợ

Chính phủ của một số quốc gia, hoặc ở mức độ thấp hơn là các công ty,không có khả năng thanh toán khoản nợ đã vay của họ, chúng ta gọi làkhủng hoảng nợ Khủng hoảng nợ có mức nguy hiểm thấp hơn hai loạikhủng hoảng còn lại vì suy cho cùng vấn đề cần phải giải quyết là mốiquan hệ giữa chủ nợ và con nợ

3 Quan điểm của Carl Mark về khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Trang 6

Lý thuyết khủng hoảng kinh tế được Mác phân tích trong bối cảnh nền kinh

tế đi từ sản xuất hàng hóa giản đơn lên sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa Máccoi khủng hoảng kinh tế như là kết quả tất yếu của phương thức sản xuất tưbản chủ nghĩa Nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng là do những mâuthuẫn trong lòng xã hội tư bản mà cốt lõi là mâu thuẫn giữa sự phát triển vôcùng mạnh mẽ của lực lượng sản xuất với tính chất chật hẹp của chế độ sởhữu tư nhân tư liệu sản xuất Dựa trên cơ sở lý luận giá trị và giá trị thặng

dư, Mác cho rằng công nhân làm thuê luôn sản xuất ra một lượng giá trị mà

họ không thể nào mua hết được, đó chính là giá trị thặng dư Nền sản xuất

tư bản chủ nghĩa chỉ tồn tại trong chừng mực mà công nhân luôn phải sảnxuất ra giá thặng dư cho nhà tư bản hay cơ sở của nền sản xuất tư bản chủnghĩa là sự bóc lột ngày càng nhiều giá trị thặng dư Do đó, sản xuất “thừa”

là tình trạng hiển nhiên Mác đã đúc kết thành hai vấn đề: (1) những ngườitrực tiếp làm ra sản phẩm – công nhân – chỉ mua được một phần rất nhỏnhững sản phẩm mà họ sản xuất ra, họ không thể mua tư liệu sản xuất vàchỉ mua một phần những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu; (2) họ chỉ tiêu dùngđược những sản phẩm này chỉ khi nào họ còn sản xuất ra giá trị thặng dưcho nhà tư bản Do đó, họ bao giờ cũng là người sản xuất thừa so với nhucầu có khả năng thanh toán của mình Như vậy, sản xuất thừa ở đây là thừahàng hóa so với sức cầu của người lao động Trong chủ nghĩa tư bản, tất cả

tư bản đều vận động liên tục không ngừng với quy mô ngày càng mở rộng.Cùng với quá trình tái sản xuất mở rộng tư bản thì những mâu thuẫn nội tạicủa nó cũng không ngừng phát triển và trở nên gay gắt hơn Cuối cùng, mộtcuộc khủng hoảng kinh tế sẽ nổ ra và đó cũng là cách giải quyết tạm thờinhững mâu thuẫn và lập lại thế cân bằng mới cho nền sản xuất

Mác bắt đầu phân tích khủng hoảng kinh tế khi ông nghiên cứu về sản xuấthàng hóa Việc phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hànghóa (lao động cụ thể và lao động trừu tượng) là một phát kiến quan trọng

Trang 7

Kinh tế

chính trị 100% (2)

18

Bài tập ktct mac lenin - hay lắm nha

Trang 8

trong quá trình phân tích của Mác Tính chất hai mặt đó biểu hiện thành laođộng tư nhân và lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa; hai mặt nàylại mâu thuẫn với nhau biểu hiện ở chỗ: (1) người sản xuất hàng hóa sảnxuất ra những sản phẩm mà xã hội không cần hoặc (2) chi phí của ngườisản xuất cao hơn so với chi phí bình quân của xã hội Những mâu thuẫnnày có thể dẫn tới tình trạng sản xuất “thừa” Khi tiền tệ xuất hiện và làmchức năng phương tiện lưu thông hàng hóa, quá trình mua và bán tách rờinhau đã làm gia tăng nguy cơ khủng hoảng kinh tế Trong nền sản xuất tưbản chủ nghĩa, mỗi nhà tư bản đều là người mua đồng thời là người bán.Khi là người bán, nhà tư bản cần có người mua để nhanh chóng thu hồi tưbản và tìm kiếm lợi nhuận nhưng khi đã nắm được tiền tệ trong tay thì anh

ta lại không nhất định phải mua ngay mà có thể chờ đến khi giá cả có lợicho mình để mua Bên cạnh đó, do tính chất sản xuất chạy theo lợi nhuậnnên tình trạng sản xuất thừa hàng hóa thường xuyên xảy ra Khi đó, dù làngười sản xuất có chi phí bằng với chi phí xã hội thì người sản xuất đócũng không thể nhận được toàn bộ những gì mà anh ta đã chi phí.Từ đóMác kết luận: “dưới hình thái thứ nhất của nó, khủng hoảng chính là bảnthân sự biến hóa hình thái của hàng hóa là việc mua và bán tách rời khỏinhau”1 Nguy cơ khủng hoảng gia tăng nhanh chóng khi tiền tệ làm chứcnăng phương tiện thanh toán cùng với sự phát triển đầy đủ của hệ thốngngân hàng Khi đó, trong nền sản xuất sẽ xuất hiện hệ thống con nợ-chủ nợchằng chịt với nhau Vì vậy, khả năng sụp đổ nền kinh tế trở thành hiệnthực một khi có những nhà tư bản không thể thanh toán được nợ Mác chorằng đây là hình thái thứ hai của khủng hoảng kinh tế

Chức năng của tiền tệ

Kinh tếchính trị 100% (1)

2

Trang 9

CHƯƠNG II: NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CÁC CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TOÀN CẦU.

1 Khủng hoảng tài chính

Hầu hết các tường hợp dẫn đến khủng hoàng kinh tế thì nguyên nhân từkhủng hoảng tài chính Đó là khi GPA thường giảm, thanh khoản cạn kiệt,giá bất động sản và thị trường chứng khoản giảm mạnh, suy thoái kinh tếngày càng tồi tệ hơn

Khủng hoảng kinh tế xảy ra khi giá trị của các tài sản sụt giảm kéo thei sựmất khả năng thanh toán của người tiêu dùng và doanh nghiệp Trong một

số trường hợp, khủng hoảng tài chính là sự sụp đổ của thị trường chứngkhoán và sự xuất hiện của các bong bóng kinh tế Các vụ vỡ nợ và tìnhtrạng khủng hoảng tiền tệ cũng xuất hiện khi xảy ra khủng hoảng tài chính.Khủng hoảng tài chính còn gây ra khung hoảng cho hệ thống ngân hàng, sựsụp đổ của thị trường chứng khoán và các lĩnh vực tài chính khác Khủnghoảng tài chính trực tiếp dẫn đến mất tài sản kinh tế, nó có thể ảnh hưởngđến vị thế kinh tế của một quốc gia hoặc không tùy thuộc vào hậu quảkhủng hoảng kinh tế mà quốc gia đó phải gánh chịu Điển hình là cuộckhủng hoảng tài chính 2007-2008 bắt đầu từ khu bong bóng nhà đất ở Mỹsụp đổ Cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 ảnh hưởng đến Việt Nam một cáchsâu sắc

Nhiều nhà kinh tế đã đưa ra lý thuyết về cách cuộc khủng hoảng tài chínhphát triển và làm thế nào để ngăn chặn được Tuy nhiên, gần như không có

sự đồng thuận giữa các giải pháp và khủng hoảng tài chính là hiện tượngdiễn ra theo thời gian

2 Bong bóng kinh tế

Trang 10

Bong bóng kinh tế hay bóng bóng đầu cơ, bóng bóng tài chính: là hiệntượng giá trị hàng hóa hoặc tài sản trên thị trường tăng đột biến đến mức

vô lý và không ổn định Giá trị hành hóa trong thị trường đạt ngưỡng caomột cách vô lý và không có tính bền vững, thường chỉ kéo đài trong mộtkhoảng thời gian ngắn Khi bong bóng kinh tế vỡ dẫn tới giá của các loạihàng hóa quay trở lại sụt giảm nghiêm trọng, nhà đầu tư mất tiền, người laođộng thì thất nghiệp và doanh nghiệp bị phá sản

Ví dụ như cuộc khủng hoảng hoa Tulip tại Hà Lan năm 1637 đã phá hủytoàn bộ nền kinh tế Hà Lan, biến Hà Lan từ cường quốc hàng đầu thế giớixuống hàng thứ yếu, mở ra cơ hội vươn lên của nước Anh sau này Mức giácao quá mức của sản phẩm không phản ánh được sức tiêu dùng hoặc nhucầu của người tiêu dùng về sản phẩm Giai đoạn phát sinh bong bóng vàgiai đoạn bong bóng vỡ là kết quản của hiện tượng phản ứng thuận khi cácchủ thể nền kinh tế có phản ứng đồng nhất Những bong bóng sẽ kéo theomột số tiền lớn đổ vào đầu tư, khiến thị trường xảy ra biến động lớn và khi

vỡ, bong bóng sẽ xóa sạch lợi nhuận ảo trên giấy tờ, làm thất thoát tài sảncủa rất nhiều cá nhân hay tổ chức Kéo theo các khoản nợ xấu ảnh hưởngtới nền kinh tế

3 Lạm phát

Theo kinh tế học vĩ mô, lạm phát là hiện tượng tăng giá liên tục của hànghóa và dịch vụ thị trường Lạm phát làm suy giảm sức mua của người dântrên một đơn vị tiền tệ Lạm phát thường diễn ra chậm và kéo dài qua nhiềunăm, khiến cuộc sống người dân bị đảo lộn Làm gia tăng sự không chắcchắn trong quyết định đầu tư và tiết kiệm cùng với sự khan hiếm hànghóa Trong trường hợp tăng trưởng kinh tế ở mức thấp mà tỷ lệ lạm phátcao thì sẽ dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế

4 Giảm phát

Trang 11

Trái ngược với lạm phát, giảm phát là sự sụt giảm chung về giá cả hàng hóa

và dịch vụ, thường liên quan đến sự giảm cung tiền và tín dụng của nềnkinh tế Trong thời kỳ giảm phát, sức mua của tiền tệ tăng lên theo thờigian Mặc dù giảm phát có vẻ là một điều tốt nhưng nó có thể báo hiệu mộtcuộc suy thoái sắp xảy ra và thời kỳ kinh tế khó khăn Khi mọi người cảmthấy giá đang giảm, họ sẽ trì hoãn việc mua hàng hóa với hi vọng sẽ muađược với mức giá thấp hơn và ngày sau đó Nhưng chi tiêu thấp hơn thì dẫnđến thu nhập ít hơn, điều này dẫn đến thất nghiệp và lãi suất cao hơn

5 Giảm chi tiêu

Với tâm lý lo lắng về sự biến động của nền kinh tế sau khi nhận thức đượcvấn đề khủng hoàng kinh tế, người tiêu dùng lo lắng Vậy nên, họ cắt giảmchi tiêu và giữ lại nhiều nhất có thể Sự cắt giảm này ảnh hưởng đến kinh tế

và làm giảm tốc độ phát triển của nền kinh tế Việc này sẽ khiến nền kinh tếphát triển chậm lại vì trung bình gần 60% GDP của các nước phụ thuộc vàochi tiêu của người tiêu dùng Lãi suất cao cũng khiến cho các doanh nghiệpđối mặt với khó khăn, phải cắt giảm kế hoạch chi tiêu vì chi phí tài chínhquá cao Do vậy, việc giảm chi tiêu làm chững lại nền tăng trưởng kinh tếGDP của quốc gia, là yếu tố GDP phần tạo nên khủng hoảng kinh tế

CHƯƠNG III: CÁC CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TOÀN CẦU VÀ HẬU QUẢ CỦA CÁC CUỘC KHỦNG HOẢNG ĐÓ.

1 Các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu lớn

Trang 12

1.1 Bong bóng kinh tế hoa tuylip tại Hà Lan

Cuộc khủng hoảng đầu tiên trên thế giới có tên: Khủng hoảng hoa Tuliphay còn gọi là Hội chứng hoa Tulip ở Hà Lan

Vào những năm 1636-1637, cơn sốt hoa Tulip bất ngờ trở nên bùng nổ,hàng ngàn người đổ xô đi mua hoa tulip nhiều màu đến từ Hà Lan Giá cảcủa những bông hoa này tăng cao đến mức cắt cổ Nhiều người phải bánnhà để có thể mua được chúng Thậm chí, ngay cả những bông hoa chưađược thu hoạch cũng có một thị trường của riêng mình

Đỉnh điểm của bong bóng là cuộc đấu giá huyền thoại diễn ra tại thị trấnAlkmaar vào ngày 05/02/1637 Cuô ‡c đấu giá này được tổ chức để quyêngóp tiền cho trẻ mồ côi Tại đó, một củ tulip Viceroy được bán với giá4.203 florin và mô ‡t củ Admirael Van Enchuysen được bán với giá lên tới5.200 florin, tương ứng với hơn 2000 đô la Mỹ

Tuy nhiên, bong bóng hoa tulip nhanh chóng vỡ tan chỉ sau một tin đồndịch bệnh phát tán từ loài hoa này Những người đã bỏ số tiền lớn để ômhoa bắt đầu rao bán một cách tuyệt vọng, tạo ra sự sụt giảm mạnh về giá cả.Nhiều người lâm vào cảnh phá sản Nền kinh tế Hà Lan vốn quá phụ thuộcvào sản phẩm này đã phải chịu cú sốc bong bóng đầu tiên trong lịch s‰ hiê ‡nđại

1.2 Đại suy thoái 1929-1939

Sự sụp đổ lớn nhất trong lịch s‰ tài chính Phố Wall đã được báo trước vớicao trào đầu cơ xuất hiện trong những năm 1920, khi hàng nghìn người đổ

xô đầu tư vào thị trường chứng khoán Nhiều người đã vay nợ để mua thêm

cổ phiếu, tạo ra một bong bóng không thể kiểm soát

Cho đến ngày 24/10/1929, cú sốc đầu tiên xảy ra, khi bảng niêm yết giáchứng khoán sụp đổ trong nháy mắt, khiến sự hoảng loạn tài chính lan rakhắp đường phố New York

Ngày “Thứ Hai đen tối” ập xuống, chấm dứt cơn sốt đầu cơ, vốn đã manglại nhiều lợi nhuận cho những người đầu tư vào sàn chứng khoán Các ngân

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w