Tốc độ tăng trưởng luôn ổn định và đạt từ 2% - 3% một năm.Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển đó là nguy cơ và hiểm họa của cuộckhủng hoảng kinh tế toàn cầu, cùng với sự suy thoái tất yế
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
_ _ _ _ _ _ _🞯🞯🞯_ _ _ _ _ _
TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NGUYÊN NHÂN KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TOÀN CẦU
1, Khủng hoảng kinh tế là gì?
2, Quan niệm của Karl Marx
3, Quan điểm của Keynes
4, Quan điểm của Sismondi
CHƯƠNG II: HẬU QUẢ, THỰC TRẠNG CÁC CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ
1, Các cuộc khủng hoảng kinh tế thế kí XX
2, Khủng hoảng kinh tế ở hiện nay
CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ
1, Giải pháp của Karl Marx
2, Giải pháp của Keynes
3, Giải pháp ngăn chặn khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến Việt Nam
CHƯƠNG IV: BÀI HỌC TỪ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Bước sang thế kỉ XXI, nền kinh tế thế giới đang phát triển không ngừng,với sự gia tăng về GDP và GNP của các nước phát triển như Mỹ, Nhật vàkhu vực EU Tốc độ tăng trưởng luôn ổn định và đạt từ 2% - 3% một năm.Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển đó là nguy cơ và hiểm họa của cuộckhủng hoảng kinh tế toàn cầu, cùng với sự suy thoái tất yếu của chu kỳphát triển kinh tế sau những năm phát triển cực đại
Mục đích chính của việc nghiên cứu đề tài “Khủng hoảng kinh tế toàn cầu:nguyên nhân, hậu quả, cách khắc phục” là để có thể đưa ra các biện pháp
để tránh khủng hoảng hoặc giảm thiểu tác động tiêu cực từ những cuộc suythoái kinh tế này Việc tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân và hậu quả của cáccuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu có vai trò quan trọng trong việc xâydựng các chính sách và phương án cải thiện tình hình kinh tế toàn cầu Trong thời đại hiện nay, nền kinh tế thế giới đang phát triển nhưng cũngđầy rủi ro bởi sự xuất hiện của các cuộc khủng hoảng kinh tế
Nội dung bài tiểu luận gồm bốn phần chính:
Phần 1: Nguyên nhân khủng hoảng kinh tế toàn cầu
Phần 2: Hậu quả, thực trạng các cuộc khủng hoảng kinh tế
Phần 3: Biện pháp khắc phục khủng hoảng kinh tế
Phần 4: Bài học từ khủng hoảng kinh tế
Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu chắc chắn không thểtránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý của cô để hoànthiện bài tiểu luận của mình Em xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy và
Trang 4định hướng của cô Đinh Thị Quỳnh Hà đã giúp em trong quá trình tìm hiểu
bộ môn và thực hiện đề tài này
"thừa"
Trạng thái khủng hoảng sản xuất "thừa" xảy ra khi sự cung ứng hàng hoávượt quá nhu cầu tiêu thụ trên thị trường Trong mô hình kinh doanh củacác doanh nghiệp trong hệ thống tư bản, mục tiêu chính là tăng sản lượng
và tạo ra lợi nhuận Tuy nhiên, khi quá trình sản xuất vượt quá khả năngtiêu thụ, hàng hoá không thể tiêu thụ hết
Khi xảy ra khủng hoảng sản xuất "thừa", các doanh nghiệp phải giảm sảnxuất để giảm chi phí và đáp ứng yêu cầu của thị trường Điều này dẫn đến
sự thu hẹp của nền kinh tế, tăng tỷ lệ thất nghiệp, và gây ra tình trạng tồnđọng hàng hoá Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể gặp khó khăn tài chính
và có nguy cơ phá sản Tình trạng này cũng làm cho thị trường trở nên bất
ổn và không ổn định
Trang 5Tình trạng thừa hàng hoá không phải là so với nhu cầu của xã hội, mà là
"thừa" so với sức mua có hạn của quần chúng lao động Vậy khủng hoảngkinh tế là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và trầm trọng hơn cảsuy thoái chu kỳ kinh tế
2, Quan niệm của Karl Marx
Trong lý thuyết khủng hoảng kinh tế của Marx, nền kinh tế tư bản chủnghĩa được xem là giai đoạn phát triển từ sản xuất hàng hoá đơn giản đếnsản xuất lớn Marx coi khủng hoảng kinh tế là một kết quả tất yếu củaphương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Nguyên nhân sâu xa của khủnghoảng được coi là mâu thuẫn trong xã hội tư bản, trong đó mâu thuẫn chính
là sự xung đột giữa sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và tínhchất hạn chế của chế độ sở hữu tư nhân đối với các phương tiện sản xuất.Marx dựa trên lý thuyết giá trị và giá trị thặng dư để phân tích khủng hoảngkinh tế Theo ông, công nhân làm thuê luôn tạo ra một lượng giá trị mà họkhông thể tiêu thụ hết, đó là giá trị thặng dư Trong hệ thống sản xuất tưbản chủ nghĩa, công nhân luôn phải sản xuất giá trị thặng dư cho chủ sởhữu tư nhân hoặc cơ sở của hệ thống sản xuất tư bản chủ nghĩa Bởi vì sựbóc lột giá trị thặng dư ngày càng gia tăng, sản xuất "thừa" là một tìnhtrạng tự nhiên
Từ quan điểm của Marx, khủng hoảng kinh tế không chỉ là một hiện tượngtạm thời hay bất ngờ, mà là một phần không thể thiếu của hệ thống tư bảnchủ nghĩa Sự không cân đối giữa sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, cùng vớiviệc tạo ra giá trị thặng dư, tạo ra tình trạng khủng hoảng và mâu thuẫntrong xã hội tư bản Marx đã đúc kết thành hai vấn đề:
Một là những người trực tiếp làm ra sản phẩm – công nhân – chỉ mua đượcmột phần rất nhỏ những sản phẩm mà họ sản xuất ra, họ không thể mua tưliệu sản xuất và chỉ mua một phần những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu Hai
Trang 6là họ chỉ tiêu dùng được những sản phẩm này chỉ khi nào họ còn sản xuất
ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản Do đó, họ bao giờ cũng là người sản xuấtthừa so với nhu cầu có khả năng thanh toán của mình Như vậy, sản xuấtthừa ở đây là thừa hàng hóa so với sức cầu của người lao động Trong chủnghĩa tư bản, tất cả tư bản đều vận động liên tục không ngừng với quy môngày càng mở rộng Cùng với quá trình tái sản xuất mở rộng tư bản thìnhững mâu thuẫn nội tại của nó cũng không ngừng phát triển và trở nêngay gắt hơn Cuối cùng, một cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ nổ ra và đó cũng
là cách giải quyết tạm thời những mâu thuẫn và lập lại thế cân bằng mớicho nền sản xuất
Marx bắt đầu phân tích khủng hoảng kinh tế khi ông nghiên cứu về sảnxuất hàng hóa Việc phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuấthàng hóa (lao động cụ thể và lao động trừu tượng) là một phát kiến quantrọng trong quá trình phân tích của Marx Tính chất hai mặt đó biểu hiệnthành lao động tư nhân và lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa; haimặt này lại mâu thuẫn với nhau biểu hiện ở chỗ là người sản xuất hàng hóasản xuất ra những sản phẩm mà xã hội không cần Hai là chi phí của ngườisản xuất cao hơn so với chi phí bình quân của xã hội Những mâu thuẫnnày có thể dẫn tới tình trạng sản xuất “thừa”
Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, sự xuất hiện và chức năng của tiền tệ
đã tạo ra nguy cơ gia tăng cho khủng hoảng kinh tế Mỗi nhà tư bản đóngvai trò là người mua và người bán hàng hoá Khi là người bán, nhà tư bảncần có người mua để thu hồi vốn và tìm kiếm lợi nhuận Tuy nhiên, khi họ
sở hữu tiền tệ, họ không nhất thiết phải mua ngay mà có thể chờ đến khigiá cả thuận lợi để mua Điều này dẫn đến sự tách rời giữa quá trình mua vàbán hàng hoá
Trang 8Ngoài ra, tính chất sản xuất theo hướng lợi nhuận cũng góp phần vào tìnhtrạng sản xuất thừa hàng hoá Khi sản xuất hàng hoá, dù chi phí sản xuấtcủa một nhà tư bản có bằng với chi phí xã hội, nhưng họ không thể thu hồitoàn bộ giá trị đã chi phí Điều này tạo ra mâu thuẫn trong việc tiêu thụhàng hoá và gây ra tình trạng sản xuất thừa.
Do đó, Marx kết luận rằng “dưới hình thái thứ nhất của nó, khủng hoảngchính là bản thân sự biến hóa hình thái của hàng hóa là việc mua và bántách rời khỏi nhau”
Khi tiền tệ trở thành phương tiện thanh toán và hệ thống ngân hàng pháttriển, nguy cơ khủng hoảng tăng lên nhanh chóng Trong nền kinh tế, xuấthiện hệ thống con nợ-chủ nợ phức tạp, trong đó các nhà tư bản vay và chovay lẫn nhau Điều này dẫn đến khả năng sụp đổ của nền kinh tế khi cónhững nhà tư bản không thể thanh toán nợ Marx cho rằng đây là hình tháithứ hai của khủng hoảng kinh tế, khi mà sự liên kết qua hệ thống nợ trở nênkhông ổn định và có thể gây ra sự sụp đổ của nền kinh tế
Sự ra đời của công ty cổ phần và thị trường chứng khoán đã làm cho khủnghoảng kinh tế diễn ra dễ dàng và thường xuyên hơn Bây giờ, ứng vớinhững tư bản thực tế nằm trong sản xuất và lưu thông lại xuất hiện nhữngbản sao của nó mà Marx gọi là tư bản giả (fititious capital) Trong khi tưbản trong sản xuất bị tiêu dùng đi thì những bản sao của nó vẫn được giaodịch trên thị trường chứng khoán Giá cả của loại hàng hóa - tư bản này chỉ
là những giá trị giả tưởng và đôi khi vượt rất xa so với tư bản thực tế màlúc đầu nó đại diện Với bản chất chạy theo lợi nhuận, các nhà tư bảnkhông ngừng ném tư bản của mình vào thị trường chứng khoán, tình trạngđầu cơ diễn ra tràn lan Sự đầu cơ này một mặt thúc đẩy quá trình tích lũycủa tư bản ngân hàng nhưng mặt khác lại đẩy các nhà tư bản công, thươngnghiệp và tư bản ngân hàng vào trạng thái căng thẳng về khả năng thanh
Giáo trình Kinh tế chính trị Mac-Lenin
Kinh tếchính trị 99% (272)
226
Đề tài Nguồn gốc và bản chất của giá trị…
Kinh tếchính trị 99% (89)
17
Tiểu luận Tác động của đại dịch Covid-…
Kinh tếchính trị 98% (66)
32
Tiểu luận Kinh tế chính trị
Kinh tếchính trị 100% (33)
23
Các hình thức biểu hiện giá trị thặng dư…
Kinh tếchính trị 98% (165)
14
Tiểu luận - Tieu luan kinh te chinh tri
Kinh tếchính trị 98% (60)
11
Trang 9toán Một khi, hệ thống thanh toán không còn tạo được lòng tin và chỉ cótiền mặt mới làm được chức năng phương tiện thanh toán thì khủng hoảng
sẽ nổ ra do việc chạy theo các phương tiện thanh toán mà các nhà kinh tếhiện nay gọi là việc thiếu tín dụng bất ngờ (credit crunch)
Như vậy, sự phát triển của thị trường chứng khoán và hệ thống thanh toán
đã thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tư bản và đi cùng với nó là khảnăng khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng hơn
3, Quan điểm của Keynes
Khủng hoảng kinh tế không chỉ do sự mâu thuẫn nội tại của CNTB mà còn
do không có chính sách kinh tế phù hợp của Nhà nước Nguyên nhân gây
ra khủng hoảng kinh tế là sự mất cân đối giữa tiết kiệm và tiêu dùng, tiếtkiệm tỷ lệ thuận với tiêu dùng sự thiếu hụt của tổng cầu
Thu nhập cao => Tiết kiệm lớn => Tiêu dùng giảm tương đối với mức tăngcủa thu nhập => Cầu giảm => Quy mô sản xuất giảm => Khủng hoảng kinhtế
Trước đó, các nhà kinh tế cho rằng, mỗi khi có khủng hoảng kinh tế, giá cả
và tiền công sẽ giảm đi; các nhà sản xuất sẽ có động lực đẩy mạnh thuêmướn lao động và mở rộng sản xuất, nhờ đó nền kinh tế sẽ phục hồi.Nhưng Keynes lại quan sát cuộc Đại Khủng hoảng và thấy: tiền côngkhông hề giảm, việc làm cũng không tăng, và sản xuất mãi không hồi phụcnổi Từ đó, Keynes cho rằng thị trường không hoàn hảo như các nhà kinh tếhọc cổ điển nghĩ
4, Quan điểm của Sismondi
Sismondi là một trong những đại biểu đầu tiên quan tâm đến khủng hoảngkinh tế Ông cho rằng, khủng hoảng kinh tế không phải là hiện tượng ngẫu
Trang 10nhiên, cục bộ Ông dùng lý luận "Tiêu dùng không đủ" để giải thích khủnghoảng kinh tế Ông quy các mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản vào một mâuthuẫn: Sản xuất tăng lên, còn tiêu dùng lại không theo kịp sản xuất Từ đóông đưa ra kết luận tiêu dùng giữ vai trò quyết định đối với việc sản xuất.Ông cho rằng nguyên nhân cơ bản của khủng hoảng kinh tế là trong lĩnhvực phân phối; hạnh phúc của con người và xã hội không phải ở sản xuất
mà ở phân phối đúng đắn những của cải được tạo ra Khi chủ nghĩa tư bảncàng phát triển thì sản xuất càng mở rộng, mặt khác tiêu dùng ngày cànggiảm bớt, đó là nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế
Theo Sismondi, khủng hoảng kinh tế không nổ ra thường xuyên là nhờ cóngoại thương, nhưng đó chỉ là lối thoát tạm thời Lối thoát chủ yếu và cơbản là các nhà tư bản tiêu dùng nhiều hơn, phát triển sản xuất nhỏ.Giảm sút sức mua trên thị trường là do sự suy đồi của sản xuất hàng hóanhỏ, còn khủng hoảng kinh tế là hiện tượng tất yếu của chủ nghĩa tư bản domâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng quy định
- Ông chưa thấy được nguồn gốc của sự giàu có, tăng của cải của xã hội
Trang 11Do vậy mà ông khẳng định ngoại thương là lối thoát cho chủ nghĩa tư bản.
CHƯƠNG II: HẬU QUẢ, THỰC TRẠNG CÁC CUỘC
KHỦNG HOẢNG KINH TẾ
1, Các cuộc khủng hoảng kinh tế thế kí XX
Khủng hoảng kinh tế là bạn đồng hành của chủ nghĩa tư bản Từ cuộckhủng hoảng kinh tế lần đầu tiên nổ ra vào năm 1825 cho đến trước cuộckhủng hoảng hiện nay, nền kinh tế tư bản đã phải hứng chịu hàng chục lầnkhủng hoảng từ cục bộ cho đến toàn diện Có thể kể đến các cuộc khủnghoảng nghiêm trọng như sau:
Đại suy thoái 1929-1933 là cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhấttrong lịch sử chủ nghĩa tư bản Cuộc khủng hoảng đã làm cho sản lượngcông nghiệp của thế giới giảm 20%, gần một nửa số ngân hàng ở Mỹ phásản, các thị trường chứng khoán sụp đổ, thất nghiệp tăng lên đến 30%.Suy thoái kinh tế đã dẫn đến tình trạng bảo hộ mậu dịch gia tăng làm chomức độ phục hồi kinh tế rất chậm chạp Hơn nữa, cuộc khủng hoảng nàycòn dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa phát xít và quá trình quân sự hóa nềnkinh tế ở các nước tư bản
Tiếp theo là khủng hoảng kinh tế 1973-1974 Nó bắt nguồn từ khủng hoảngnăng lượng và sự sụp đổ của hệ thống tiền tệ Bretton Wood đã được hìnhthành từ thế chiến thứ hai Sau hai năm khủng hoảng, thị trường chứngkhoán New York mất 45% giá trị của nó, tốc độ tăng trưởng kinh tế của
Mỹ là -2,1% năm 1974 Tình trạng tồi tệ đó lan sang các nước tư bản khác,đặc biệt là ở Anh Thị trường chứng khoán London đã mất 75% giá trịtrong cuộc khủng hoảng này, tốc độ tăng trưởng từ 5,1% năm 1972 giảmxuống còn 1,1% năm 1974 Tính chung cho toàn nhóm G7 (nhóm bảy nước
Trang 12công nghiệp hàng đầu thế giới), thị trường chứng khoán đã giảm 35% giátrị
Đến cuối thập niên 1970 và đầu thập niên 1980, khủng hoảng kinh tế thếgiới xảy ra và đã lan rộng hơn từ khủng hoảng ở các nước phát triển đếnkhủng hoảng nợ ở các nước thế giới thứ ba Khủng hoảng lần này cũng đãcảnh báo cho các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa về sự yếu kém trong quản lý
hệ thống ngân hàng vẫn chưa được khắc phục từ sau Đại suy thoái.Trong vòng hai năm, 1982-1983, đã có 91 ngân hàng của Mỹ bị phá sản và
540 ngân hàng khác được coi là có vấn đề Khái niệm “lớn tới mức khôngthể sụp đổ” (“too big to fail”) đã tiêu tan khi ngân hàng lớn thứ bảy của Mỹvới số vốn 45 tỷ USD bị phá sản vào năm 1984 Tiếp theo đó là sự khủnghoảng về tiết kiệm và cho vay mà bắt nguồn từ hoạt động cho vay của cácngân hàng vào lĩnh vực rủi ro cao
Vào cuối thập kỷ 1980 và đầu thập kỷ 1990, một cuộc khủng hoảng kinh tế
đã lan rộng đến các quốc gia tư bản Khủng hoảng bắt đầu từ sự sụp đổ củathị trường chứng khoán Mỹ vào tháng 10 năm 1987, khi chỉ số Dow Jones,một trong những chỉ số chứng khoán quan trọng nhất của Mỹ, mất đi 22%giá trị chỉ trong một ngày Tình hình này đã lan rộng và gây ra sự hoảngloạn trên các thị trường chứng khoán khác trên toàn cầu, đặc biệt là ởCanada, Úc và Anh, những quốc gia có quan hệ kinh tế mật thiết với Mỹ.Sau một giai đoạn phục hồi ngắn ngủi, các quốc gia tư bản lại chịu ảnhhưởng của cuộc suy thoái kinh tế vào đầu thập kỷ 1990 Lần này, khủnghoảng trở nên nghiêm trọng hơn ở Nhật Bản, và tình trạng suy thoái kinh tếnày kéo dài cho đến ngày nay Trong gần 20 năm qua, Nhật Bản gần nhưkhông có sự tăng trưởng kinh tế đáng kể
Trang 132, Khủng hoảng kinh tế ở hiện nay
Cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay xuất phát từ thị trường tín dụng dướichuẩn ở Mỹ Điều này liên quan đến việc các tổ chức tín dụng cung cấpcho vay rộng rãi cho những người có thu nhập và khả năng trả nợ thấp, đặcbiệt là trong lĩnh vực bất động sản Việc cho vay chỉ dựa trên giá trị tài sản
sẽ được mua, chẳng hạn như ngôi nhà
Sau giai đoạn suy thoái từ năm 2000 đến 2001, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ(Fed) đã thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng để khôi phục nền kinh tế.Trong vòng chưa đầy hai năm từ năm 2001 đến năm 2002, lãi suất cơ bản
đã giảm mạnh từ 6,5% xuống còn 1,75% và tiếp tục giảm xuống dưới mức1% trong những năm tiếp theo Việc giảm lãi suất đã làm giảm lãi suất chovay và làm cho việc cho vay trở nên dễ dàng hơn Điều này đã tạo ra mộtcơn lốc đầu cơ trên thị trường cho vay thế chấp, đặc biệt là trong lĩnh vựcbất động sản Vào năm 2005, tới 28% số nhà được mua với mục đích đầu
cơ Tổng giá trị các khoản tín dụng cho vay mua nhà đã lên đến 600 tỷUSD vào đầu năm 2006
Tuy nhiên, từ thời điểm này, giá nhà không còn tăng và bắt đầu giảm mạnhvào năm 2007 Tình trạng này đã làm cho những người mua nhà không thểtrả nợ Đồng thời, các tổ chức tín dụng cũng gặp khó khăn trong việc thanhtoán nợ Sự thiếu niềm tin giữa các ngân hàng đã làm tê liệt hệ thống liênngân hàng, và một cuộc khủng hoảng tín dụng đã xảy ra Các tổ chức tíndụng nổi tiếng như Fannie Mae, Freddie Mac, Bear Stearns, LehmanBrothers, AIG, Merrill Lynch, Northern Rock và UBS đã phá sản trongcuộc khủng hoảng này