1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) đề tài nghiên cứu khoa họcchính sách xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thànhphố hà nội

67 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chính Sách Xử Lý Rác Thải Sinh Hoạt Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội
Tác giả Vũ Đắc Dương, Phạm Bá Đạt, Ngô Diên Công, Nguyễn Thị Kiều Anh, Nguyễn Mai Anh
Người hướng dẫn ThS. Phạm Thị Dự
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 8,31 MB

Nội dung

Chính phủ quy định lộ trình hạn chế xử lý chất thải rắn sinh hoạtbằng công nghệ chôn lấp trực tiếp.- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành tiêu chí về công nghệ xử lý chấtthải r

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

CHÍNH SÁCH XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH

PHỐ HÀ NỘI

Hà Nội, tháng 3 – 2022

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

CHÍNH SÁCH XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH

PHỐ HÀ NỘI

Sinh viên thực hiện:

Vũ Đắc Dương – Lớp K57F3

Phạm Bá Đạt – Lớp K57F5

Ngô Diên Công – Lớp K57F1

Nguyễn Thị Kiều Anh – Lớp K57F4

Nguyễn Mai Anh – lớp K57F1

Giảng viên hướng dẫn: ThS Phạm Thị Dự

Hà Nội, tháng 3 – 2022

Trang 3

“Chính sách xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội"

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài

Những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở lên trầm trọng vàphổ biến dẫn tới suy thoái môi trường đất, nước, không khí, đặc biệt là tại các đô thị lớnlượng rác thải sinh hoạt ngày càng gia tăng Mặc dù số lượng các nhà máy đã xây dựngtrạm xử lý chất thải tăng lên trong những năm gần đây nhưng hiện trạng ô nhiễm vẫnchưa được cải thiện

Hàng năm, khu vực nội đô thành phố Hà Nội thường xảy ra việc ùn ứ rác thải rắn sinhhoạt cục bộ, có thời điểm lên đến cả tuần rác không được vận chuyển đến các điểm tậpkết để xử lý Theo thống kê tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh hiện nay trênđịa bàn thành phố Hà Nội ước tính khoảng 7.000 tấn/ngày đêm; được tiếp nhận, xử lýhàng ngày khoảng 6.500 tấn, tập trung tại hai khu xử lý chính là Khu liên hợp xử lý chấtthải Nam Sơn và Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn nhưng đôi khi vẫn xảy ra việc ùn ứcục bộ gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan và ảnh hưởng đến đời sống của người dânThủ đô trong khi đó, những dự án nhà máy rác được hình thành ra dần dần chết yểu ảnhhưởng trực tiếp tới người dân nơi sinh sống Nỗi lo từ rác thải luôn ám ảnh chính quyền

và người dân Thủ đô thời gian gần đây Rác thải tồn đọng không chỉ gây mất mỹ quan đôthị mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống do phát sinh các loại khí độc hại

“Sống chung” với rác thải sinh hoạt đô thị dễ mắc các loại bệnh về đường hô hấp, có thểgây hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe con người…

Rác thải sinh hoạt ảnh hưởng rất lớn đến cả nguồn nước mặt và nước ngầm Rác cóthể do người dân đổ trực tiếp hoặc bị cuốn trôi theo nước mưa xuống sông, ao hồ, cốngrãnh… Lượng rác này sau khi bị phân huỷ sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến chấtlượng nước mặt, nước ngầm trong khu vực Lâu dần lượng rác nhiều lên, sẽ làm giảmdiện tích ao, hồ giảm khả năng tự làm sạch của nước (do hệ sinh thái trong nước bị hủydiệt), gây cản trở các dòng chảy, tắc cống rãnh thoát nước, làm ô nhiễm nguồn nước mặt,nước ngầm, gây ra các bệnh nguy hiểm Trong thành phần rác thải có chứa nhiều chấtđộc, khi rác thải được đưa vào môi trường và không được xử lý khoa học thì những chấtđộc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích cho đất, làm cho môi trường

Trang 5

đất bị giảm tính đa dạng sinh học và phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng Đặc biệthiện nay, chúng ta đang sử dụng tràn lan các loại túi nilon trong sinh hoạt hằng ngày Cáctúi nilon này cần tới 50-60 năm mới phân hủy trong đất Do đó, chúng tạo thành các bứctường ngăn cách trong đất, hạn chế quá trình phân hủy, tổng hợp các chất dinh dưỡng,làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây trồng giảm sút.

Pháp luật với tư cách là hệ thống các quy phạm điều chỉnh hành vi xử sự của conngười sẽ có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ môi trường, vì vậy chính quyền cần banhành các chính sách xử lý rác thải mang tính thiết thực nhằm điều chỉnh hành vi của xãhội, ngăn chặn các hành vi xả thải bừa bãi, điều chỉnh việc phân loại và xử lý rác thảiđúng cách Vì vậy việc thực hiện công tác quản lý xử lý chất thải thông qua việc ban hànhcác chính sách là rất quan trọng và cần thiết

Để bảo vệ sức khoẻ của bản thân, cộng đồng cũng như làm cho môi trường sốngkhông bị ô nhiễm bởi rác thải, chính quyền cần có những chính sách xử lý rác thải hợp lý,kịp thời để ngăn chặn tình trạng ùn ứ rác thải sinh hoạt Bên cạnh đó, mỗi người dân cũngcần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ Vì vậy, việc nghiên cứu

đề tài: “Chính sách xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội” là rất cầnthiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với Thành phố Hà Nội nói riêng và đất nước ViệtNam nói chung Đề tài nghiên cứu này sẽ góp phần đưa ra những đánh giá cụ thể và chínhxác về chính sách xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội từ đó làm căn cứ

để đưa ra được những kiến nghị về việc bảo vệ môi trường hiệu quả nhất tại Hà Nội nóiriêng và tại các tỉnh thành trên cả nước nói chung

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

Hiện nay rác thải đang ngày càng trở thành vấn đề bức xúc của xã hội, các đề tàinghiên cứu được đặt ra nhằm đưa ra giải pháp xử lý hiệu quả rác thải tồn tại trong hoạtđộng đời sống của con người Ở nước ta đã có các công trình nghiên cứu liên quan đến xử

Trang 6

sinh hoạt và các hoạt động bảo vệ môi trường hiện nay tại Hà Nam từ đó làm căn cứ đểđưa ra được những kiến nghị về việc bảo vệ môi trường hiệu quả nhất tại Hà Nam nóiriêng và tại các vùng nông thôn trên cả nước nói chung.

(2) Đậu Hồng Cảnh (2019), Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị Luậnvăn làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt hiện naycủa tỉnh Quảng Trị Đưa ra một số kiến nghị về xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật

về bảo vệ môi trường, pháp luật về xử lý chất thải nói chung và xử lý rác thải sinh hoạtnói riêng

(3) ThS.Vũ Quốc Chính (2007), Mô hình quản lý rác thải sinh hoạt thị trấn Hồ, huyệnThuận Thành, tỉnh Bắc Ninh Nội dung chính của nghiên cứu đã đánh giá thực trạng,những vấn đề bất cập và nhu cầu bức thiết trong quản lý rác thải ở thị trấn Hồ Ngoài raluận văn cũng đã xây dựng mô hình quản lý rác thải thị trấn Hồ phù hợp với điều kiệnkinh tế-xã hội và chính sách của Nhà nước Đồng thời nghiên cứu cũng có những kiếnnghị các biện pháp tổ chức thu gom, xử lý rác thải cho vùng nông thôn

(4) Trần Thị Hương (2012), Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lýchất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên, Trường Đại họcKhoa học Tự nhiên Trên cơ sở đánh giá hiện trạng và dự báo phát sinh chất thải rắn sinhhoạt đến năm 2020, Luận văn đã đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt chothị xã Sông Công

(5) Phan Thị Vân (2011), Nghiên cứu công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bànthị trấn Yên Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, Khoa kinh tế và phát triển nôngthôn, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoá luận đã chỉ ra rất rõ được thực trạng rácthải rắn trên địa bàn thị trấn Yên Thành và chỉ ra được công tác quản lý rác thải hiện nay

ở thị trấn đồng thời tìm ra được các mô hình quản lý rác thải hiện nay có trong cộng đồngdân cư Ngoài ra nghiên cứu cũng chỉ ra được những yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản

lý rác thải ở thị trấn Yên Thành và tìm ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tácquản lý rác thải

(6) Ngô Phương Thanh (2012), Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý rác thải sinhhoạt tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Khoa tài nguyên và môi trường, Đại họcNông nghiệp Hà Nội Nội dung chính là điều tra số lượng, thành phần của rác thải sinh

Trang 8

hoạt trên địa bàn thị trấn; Điều tra công tác quản lý, vận chuyển, thu gom, công tác tuyêntruyền vệ sinh môi trường và nhận thức của người dân về rác thải sinh hoạt Bên cạnh đóluận văn cũng đề xuất một số biện pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt nhằm góp phầngiảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Như vậy có thể thấy được, các công trình nghiên cứu trên đã chỉ ra rất rõ thực trạngcông tác quản lý xử lý rác thải ở các địa phương, bên cạnh đó đưa ra các bất cập và nhucầu bức thiết trong quản lý rác thải, từ đó đề ra giải biện pháp quản lý, xử lý rác thải sinhhoạt cho địa phương Tuy nhiên, các yếu tố tác động đến công tác quản lý rác thải chưađược tác giả phân tích một cách rõ ràng và kỹ lưỡng, mới chỉ dẫn ra các lý do chungchung Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc đưa ra các giải pháp cho việc nâng cao hiệu quảcông tác quản lý rác thải tại địa phương

3 Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

a) Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chính sách xử lý rác thải sinh hoạt

b) Mục tiêu nghiên cứu

- Phân tích, làm rõ thực trạng vấn đề về chính sách xử lý rác thải sinh hoạt tại HàNội Chỉ ra được các hoạt động xử lý rác thải sinh hoạt đang diễn ra tại địa phương, đánhgiá hiệu quả của các hoạt động đó

- Đồng thời đưa ra được những giải pháp, kiến nghị hoàn thiện chính sách và nângcao hiệu quả của hoạt động xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội

c) Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu vấn đề rác thải sinh hoạt tại thành phố Hà Nội và chỉ ra được các vấn đề

có liên quan đến hình thức xử lý rác thải sinh hoạt của người dân và chính sách xử lý rácthải của thành phố

- Phân tích các hoạt động bảo vệ môi trường tại thành phố Hà Nội gồm nội dung cácchính sách bảo vệ môi trường; chính sách xử lý rác thải; hình thức hoạt động và hiệu quảcủa các hoạt động bảo vệ môi trường

- Đề xuất kiến nghị để tăng cường sự hiệu quả của các chính sách xử lý rác thải.

4 Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội, Việt Nam

759 QD-UBND

468538 - Chính sác…Chính sách

kinh tế - xã… None

7

BÀI TẬP TAY PHẢI SỐ

2 - oimp;mChính sáchkinh tế - xã… None

1

Lesson 12 - zxxChính sáchkinh tế - xã… None

4

Chuỗi cung ứng Study with GoogleChính sách

-kinh tế - xã… None

5

Trang 9

- Thời gian: Giai đoạn từ 2019 - 2022

- Nội dung nghiên cứu

+ Chính sách trực tiếp: Chính sách về quản lý chất thải và công nghệ xử lý chất thải;Chính sách về nội dung, trách nhiệm quản lý nhà nước và việc phân công, phân cấp thựchiện trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường

+ Chính sách gián tiếp: Chính sách về quản lý chất lượng môi trường

5 Phương pháp nghiên cứu

a) Phương pháp thu thập dữ liệu

- Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập số liệu và thông tin thứ cấp từ nhiều nguồn:

• Tài liệu trong nước

• Các báo cáo thống kê, báo cáo nghiên cứu, bài báo, giáo trình và các tài liệu khoa học khác…

• Các trang web trực tuyến có số liệu liên quan đến rác thải và môi trường, những con số ước tính trong tương lai

- Phương pháp tổng hợp : liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo

ra một hệ thống lý thuyết mới từ đầu đến cuối và sâu sắc về đối tượng

2 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mục lục, tóm lược, lời cảm ơn, danh mục các từ viết tắt, danh mục bảngbiểu, danh mục sơ đồ hình vẽ, phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kếtcấu 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách xử lý rác thải sinh hoạt

Trang 10

Chương 2: Thực trạng chính sách xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thànhphố Hà Nội

Chương 3: Các đề xuất giải pháp và kiến nghị hoàn thiện chính sách xử lý rácthải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội

Trang 11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT

1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến chính sách xử lý rác thải sinh hoạt

1.1.1.Khái niệm rác thải sinh hoạt

● Theo quy định tại Khoản 18 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2020 thì khái niệmchất thải (hay còn gọi là rác thải) được hiểu là các chất thải từ các hoạt động sản xuất,kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác của con người, bao gồm các chất thải

ở các dạng rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác

● Theo khoản 1 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường 2020, chất thải rắn sinh hoạt (còngọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người,

cá nhân được phân loại theo nguyên tắc như sau:

- Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế;

- Chất thải thực phẩm;

- Chất thải rắn sinh hoạt khác

1.1.2 Khái niệm xử lý rác thải sinh hoạt

● Theo khoản 8 Điều 3 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì xử lý chất thải là là quá trình

sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật (khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập,cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải

● Việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo Điều 78 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quyđịnh như sau:

- Nhà nước khuyến khích và có chính sách ưu đãi đối với tổ chức, cá nhân tham giađầu tư và cung cấp dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; khuyến khích đồng xử lý chấtthải rắn sinh hoạt

Trang 12

- UBND các cấp lựa chọn cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt thông qua hình thức đấuthầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu; trường hợp không thể lựa chọn thông quahình thức đấu thầu thì thực hiện theo hình thức đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ theo quyđịnh của pháp luật.

- Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệmôi trường theo quy định Không khuyến khích đầu tư cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chấtthải rắn sinh hoạt chỉ có phạm vi phục vụ trên địa bàn một đơn vị hành chính cấp xã

- Chất thải rắn sinh hoạt phải được xử lý bằng công nghệ phù hợp, đáp ứng quy chuẩn

kỹ thuật môi trường Chính phủ quy định lộ trình hạn chế xử lý chất thải rắn sinh hoạtbằng công nghệ chôn lấp trực tiếp

- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành tiêu chí về công nghệ xử lý chấtthải rắn sinh hoạt; hướng dẫn mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị và nôngthôn

- UBND cấp tỉnh có trách nhiệm quy hoạch, bố trí quỹ đất cho khu xử lý chất thải rắnsinh hoạt, thực hiện việc giao đất kịp thời để triển khai xây dựng và vận hành khu xử lýchất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn;

Bố trí kinh phí cho việc đầu tư xây dựng, vận hành hệ thống thu gom, lưu giữ, trungchuyển, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; hệ thống các công trình, biện pháp,thiết bị công cộng phục vụ quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn

●Dưới đây là các phương pháp xử lý rác thải cơ bản như sau:

- Chế biến rác thải thành phân compost: Chế biến rác hữu cơ dễ phân hủy thànhphân compost để dùng trong nông nghiệp Phân compost là loại chất mùn ổn định thuđược từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ, không lôi kéo các côn trùng, không chứa cácmầm bệnh, có thể được lưu trữ an toàn và có lợi cho sự phát triển của cây trồng Phân hữu

cơ rất cần cho cây trồng, vừa duy trì độ phì cho đất, nó vừa cung cấp chất dinh dưỡng chocây

Trang 13

- Chôn lấp hợp vệ sinh: Rác thải được rải thành từng lớp dưới hố, đầm nén để giảmthể tích và phủ đất lên (phun hóa chất để tăng hiệu quả xử lý nhanh và hạn chế côn trùng).Đây là công nghệ đơn giản nhất và chi phí thấp, phù hợp với các nước nghèo và đang pháttriển nhưng lại tốn diện tích đất rất lớn Bãi chôn lấp rác thải phải là nơi hợp vệ sinh cólắp đặt hệ thống thu khí, hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác tốt Nếu việc này khôngtốt sẽ dẫn tới ô nhiễm nguồn nước và đất nơi chôn rác.

- Thiêu đốt: Quá trình dùng nhiệt độ cao từ 1.000 đến 1.100 độ C để phân hủy rác

Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là làm giảm đáng kể thể tích của chất thải phảichôn lấp (xỉ, tro) Tuy nhiên, chi phí đầu tư và vận hành nhà máy đốt rác khá cao, phù hợpvới các nước tiên tiến, phát triển Nhưng cũng gây ra ô nhiễm không khí về lâu dài Tạicác nước phát triển việc đốt rác giúp phát điện để biến rác thành nhiên liệu có ích Một sốtỉnh thành ở nước ta cũng đã áp dụng phương pháp đốt nhưng chủ yếu là để xử lý rác thảinguy hại

1.1.3 Khái niệm chính sách

●Theo giáo trình Chính sách Kinh tế - Xã hội, chính sách là phương thức hành độngđược một chủ thể khẳng định và thực hiện nhằm giải quyết các vấn đề lặp đi lặp lại.Chính sách xác định những chỉ dẫn chung cho quá trình ra quyết định Chúng vạch raphạm vi hay giới hạn cho phép của các quyết định, nhắc nhở các nhà quản lý quyết địnhnào có thể và những quyết định nào là không thể

●Suy rộng ra, ta có thể hiểu chính sách xử lý rác thải là tổng thể các quan điểm, tưtưởng phát triển, những mục tiêu tổng quát và những phương thức cơ bản để thực hiệnmục tiêu xử lý rác thải đúng cách và bảo vệ môi trường

1.2 Một số lý thuyết về chính sách xử lý rác thải

1.2.1.Đặc điểm chính sách xử lý rác thải

- Chính sách xử lý rác thải thuộc loại chính sách xã hội là chính sách đối với conngười, nhằm vào con người, lấy con người, các nhóm người trong cộng đồng làm đốitượng tác động để hoàn thiện và phát triển con người một cách toàn diện

Trang 14

- Vì vậy chính sách xử lý rác thải cũng có những đặc điểm tương tự như chính sách

xã hội:

+ Mang tính xã hội: Hướng đến việc giải quyết các vấn đề trong xã hội cụ thể là vấn

đề về thu gom, xử lý rác thải bằng các biện pháp an toàn, bảo vệ môi trường và cảnh quan

1.2.2.Mục tiêu chính sách xử lý rác thải

- Ngăn ngừa và giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường

- Hạn chế xả thải bừa bãi

- Khuyến khích sử dụng các nguyên vật liệu thân thiện với môi trường, có khả năngtái chế, tái sử dụng

- Đánh giá các tác động ảnh hưởng tới môi trường khi có sự thay đổi về quy trìnhlàm việc hay cập nhật các công nghệ, trang thiết bị mới

- Kiểm soát việc sử dụng, bảo quản và xử lý các chất thải

- Tối ưu hiệu quả lao động mà vẫn đảm bảo sự bền vững của môi trường

- Thể hiện cam kết của lãnh đạo trong vấn đề bảo vệ môi trường

1.2.3.Vai trò của chính sách xử lý rác thải

- Chính sách xử lý rác thải là một trong những công cụ, biện pháp của Nhà nước đểquản lý quá trình xử lý rác thải, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển xã hội Bêncạnh đó, chính sách còn tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân

Trang 15

cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệmôi trường; Bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cánhân đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường; ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môitrường; thúc đẩy sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường Là phương tiện để tuyêntruyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để tăngcường việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng văn hóa bảo vệ môitrường.

1.3 Nội dung chính sách xử lý rác thải

1.3.1.Các tiêu chí đánh giá chính sách xử lý rác thải sinh hoạt

Những chính sách được đề ra phải đảm bảo các tiêu chí đánh giá để đạt đượcnhững yêu cầu cũng như mong muốn của người dân:

a Tính hiệu lực của chính sách:

Hiệu lực của chính sách là khái niệm phản ánh tác dụng đích thực của một chínhsách Tính hiệu lực của chính sách được đo lường bằng mức độ mà hiệu quả của hoạtđộng đạt được mục tiêu Các yếu tố phản ánh tiêu chí hiệu lực chính sách là mức độ đápứng các nguồn lực, kỹ thuật, phương tiện để triển khai được chính sách và nhận được sựđồng thuận, chấp hành của đối tượng thực hiện chính sách Trong tiêu chí hiệu lực, cầnchú ý các tiêu chí lợi ích của các bên liên quan, sự tương thích nội dung chính sách, đảmbảo tính răn đe, buộc đối tượng tuân thủ, chấp hành và mức độ đạt được mục tiêu củachính sách “Kết quả đánh tính hiệu quả của chính sách cho biết chính sách có thể đượcthực hiện trên thực tế hay không”

Chính sách xử lý rác thải được xem là đảm bảo tính hiệu lực khi chính sách đượcđưa ra, được thực hiện trên thực tế Nhà nước ban hành những chính sách xử lý rác thảinhằm giúp cải thiện ô nhiễm môi trường, thực hiện kế hoạch cuộc sống xanh cho ngườidân Bên cạnh đó, những chính sách cũng được đưa ra đảm bảo tính răn đe, buộc ngườidân phải tuân thủ, chấp hành

b Tính hiệu quả của chính sách

Trong các chính sách của Nhà nước, phần lớn chính sách đều sử dụng nguồn lực củađất nước, chi tiêu bằng tiền Nhà nước, chính vì vậy, xem xét tính hiệu quả của chính sách

là xem xét điều mà Nhà nước thu được khi tiền ra (mua, đầu tư, trợ cấp) là cần thiết

Trang 16

Chính sách xử lý rác thải được đánh giá tiêu chí hiệu quả khi nhà nước, bộ banngành đảm bảo, khắc phục được những vấn đề tồn tại ảnh hưởng xấu cũng như đảm bảođược lợi ích cho người dân Từ đó, khắc phục và triển khai các kế hoạch mới và phát triểnthêm được tầm cao mới.

Tính bền vững được xác định bằng thời gian áp dụng chính sách, chu kỳ thực hiện

và thời gian hiệu lực của chính sách Thời gian đủ để triển khai, phổ biến chính sách cũngnhư đủ để các nội dung chính sách đi vào cuộc sống, khắc phục những chính sách banhành chưa được triển khai hoặc chưa phát huy tác dụng trong thực tế đã hết hiệu lực hoặchủy bỏ Thời gian thực hiện chính sách phải gắn với chu kỳ, vòng đời của hoạt động sảnxuất, kinh doanh hoặc hoạt động xã hội

Chính sách xử lý rác thải đưa ra phải đảm bảo tính bền vững Tiêu chí đặt ra ở đây lànhững chính sách hỗ trợ xử lý rác thải trong thời gian dài hạn chứ không phải ngắn hạn,đảm bảo mức duy trì được tính ổn định

d Tính khả thi của chính sách

Về kinh tế, chính sách xử lý rác thải đáp ứng được tiêu chí về mặt kinh tế như:

- Nhu cầu thị trường; tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm sau khi xử lý được áp dụng

- Khả năng tiêu thụ sản phẩm từ hoạt động tái chế chất thải

- Chi phí xử lý phù hợp với khả năng chi trả của địa phương và không vượt quá mức chiphí xử lý được cơ quan nhà nước công bố

- Về công nghệ, chính sách xử lý rác thải đáp ứng các tiêu chí công nghệ trong việc xử

lý rác thải

Trang 17

- Nguồn gốc, xuất xứ của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ; sơ đồ công nghệ;

ưu tiên công nghệ đã được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, thẩm định đạt tiêu chuẩn,quy chuẩn kỹ thuật môi trường và phù hợp với điều kiện Việt Nam;

- Mức độ cơ khí hóa, tự động hóa; khả năng mở rộng, nâng công suất;

- Mức độ tiên tiến, ưu việt của công nghệ xử lý chất thải : Công nghệ thuộc Danh mụccông nghệ (khuyến khích chuyển giao, hạn chế chuyển giao hoặc cấm chuyển giao)theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;

- Mức độ phù hợp của các tiêu chuẩn, quy chuẩn sản xuất máy móc, thiết bị, dây chuyềncông nghệ so với quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) hoặc tiêu chuẩnquốc gia (TCVN) của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn của các nước G7 về an toàn, tiết kiệmnăng lượng và bảo vệ môi trường;

- Khả năng xử lý chất thải có đặc tính khác nhau;

- Tính đồng bộ của thiết bị trong dây chuyền công nghệ trong xử lý các chất thải thànhphần, khả năng sử dụng, thay thế các loại linh kiện, phụ tùng trong nước, tỷ lệ nội địahóa của hệ thống công nghệ, thiết bị;

- Mức độ đơn giản trong việc vận hành hoạt động của công nghệ xử lý, tuổi thọ, độ bềncủa công nghệ, thiết bị;

- Khả năng, mức độ kết hợp các công nghệ cùng xử lý chất thải rắn sinh hoạt: đốt, ủ,chôn lấp;

1.3.2.Các yêu cầu đặt ra khi áp dụng chính sách xử lý rác thải

Để đảm bảo các tiêu chí đánh giá chính sách xử lý rác thải trên địa bàn Thành phố

Hà Nội đóng vai trò như là một công cụ quản lí vĩ mô quan trọng nhất thì chính sách cũngphải thỏa mãn được những yêu cầu cơ bản như sau:

a. Đảm bảo tính khách quan

Để đảm bảo tính hiện thực cũng như hiệu lực và hiệu quả thực hiện, các chính sách

xử lý rác thải phải tuân thủ đòi hỏi của các quy luật khách quan Là sản phẩm sáng tạo củaNhà nước, việc đảm bảo tính khách quan không phải là việc đơn giản, đòi hỏi các chínhsách phải được xây dựng trên cơ sở khoa học và thực tiễn vững vàng Những chính sách

Trang 18

được đưa ra và thống nhất đều phải phát huy được tính khách quan, tuân thủ và xây dựngđược một hệ thống cơ sở khoa học vững bền.

b. Đảm bảo tính hệ thống

Các chính sách xử lý rác thải yêu cầu đảm bảo tính hệ thống Thể hiện ở nhữngchính sách liên kết với nhau để đạt được mục đích ban đầu, từ đó, tạo thành một hệ thống.Tất cả tạo nên “lực cộng hưởng” để thúc đẩy sự tiến bộ, sự phát triển với các ngành kháctrong cơ chế quản lí Các chính sách được đề ra dựa trên cơ sở pháp luật và nhằm nângcao hiệu lực của pháp luật, là những điều khoản quy định chung để hướng dẫn và khaithông cách suy nghĩ và hành động khi ra quyết định Đặc biệt quan trọng là mục tiêu đề racủa chính sách cần ăn khớp với nhau và phù hợp với mục tiêu của toàn nền kinh tế

c. Đảm bảo tính đồng bộ

Các chính sách xử lý rác thải trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và chính sách

xử lý rác thải trên cả nước nói chung đều không tồn tại riêng biệt mà luôn liên hệ và tácđộng qua lại lẫn nhau Chính vì vậy, các chính sách xử lý rác thải cần được xây dựngđồng bộ để đảm bảo cho cơ chế quản lí có thể vẫn hành một cách trôi chảy và có hiệu quảtốt Việc đảm bảo tính hệ thống cho chính sách nhằm phục vụ cho việc khai thác và pháthuy mọi tiềm năng đang kìm hãm trong các lĩnh vực của nền kinh tế

Trang 19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng tới chính sách xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội

2.1.1.Tổng quan chính sách xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP Hà NộiThủ đô Hà Nội hiện nay là khu vực đang tồn tại những vấn nạn từ ô nhiễm môitrường, ảnh hưởng nặng nề, trực tiếp đến cuộc sống của người dân Một trong những khókhăn lớn nhất của chính quyền thành phố là xử lý lượng rác thải rắn thải ra trong thànhphố mỗi ngày Cụ thể, thành phố Hà Nội đang phải xử lý khoảng 7.000 tấn chất thải rắnsinh hoạt mỗi ngày từ các khu công nghiệp và hoạt động sinh hoạt thiết yếu của người dântrên địa bàn, đây thực sự là thách thức lớn với chính quyền và người dân Thủ đô.Theo thống kê cụ thể từ Sở Xây dựng thành phố Hà Nội, cho đến nay, tổng khốilượng chất thải rắn sinh hoạt trên toàn địa bàn thành phố rơi vào khoảng 7.000 tấn/ngày,được tiếp nhận và xử lý hằng ngày vào khoảng 6.500 tấn, đây là con số cực kỳ lớn, tạo áplực nặng nề lên đội ngũ thu gom và vận chuyển rác thải rắn, đặt ra yêu cầu phải gia tăngtần suất lao động của đội ngũ có chức năng, tuy vậy, nguy cơ rò rỉ rác thải ra môi trườngvẫn là rất cao Lượng rác thải rắn trên được chia theo cơ cấu tỷ lệ lần lượt là 51,9% thànhphần rác thải thực phẩm, 38% là chất thải rắn công nghiệp (chất trơ, cao su, da, gỗ…) vàcuối cùng là lượng chất thải rắn có thể tái chế chiếm khoảng 7,1 % Biện pháp được sửdụng chủ yếu trong những năm gần đầy để xử lý lượng chất thải rắn trên là thông qua việcchôn lấp (chiếm 78% tổng lượng rác thải rắn thu gọn) và phương pháp đốt không phátđiện (khoảng 2%)

Trước tình hình ấy, Sở Tài nguyên và môi trường Hà Nội đã đưa các nghị định như :Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (Số19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015); Nghị định về quản lý chất thải và phế liệu (Nghị định

số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015); Nghị định về sản xuất và cung ứng sản phẩm , dịch

vụ công ích (Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013); Nghị định về xây dựng,đánh giá thẩm định và quản lý quy hoạch đô thị (Nghị định số 37/2010/NĐ-CP)’ Quyết

Trang 20

định: Công bố định mức dự toán thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đô thị (Quyếtđịnh số 529/QĐ-BXD ngày 30/5/2014 của Bộ Xây dựng)

Tuy nhiên, một số văn bản tính khả thi chưa cao Nguyên nhân trước hết là các chỉtiêu quá cao, sau đó là các quy định khó thực hiện do điều kiện thực tế còn nhiều hạn chế,thiếu các giải pháp đồng bộ, thiếu các hướng dẫn và cơ chế cụ thể Ví dụ: Việc phân loạitại nguồn là một trong những giải pháp quan trọng mang tính chiến lược, để giảm chấtthải rắn và mang lại lợi ích kinh tế lớn Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thảirắn đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050, đã nêu mục tiêu tổng quát: Đến năm 2025 Hệthống quản lý tổng hợp chất thải rắn được xây dựng, theo đó chất thải rắn được phân loạitại nguồn, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến

và phù hợp, hạn chế tối đa lượng chất thải được chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất vàhạn chế gây ô nhiễm môi trường

Bên cạnh đó, cũng có một số văn bản phù hợp với thực tiễn, phát huy hiệu quả, như:

xã hội hóa là chính sách của nhà nước trên con đường tiến tới nền kinh tế thị trường, mởrộng khả năng tham gia của mọi hình thức đầu tư, kinh doanh vào các lĩnh vực kinh tế -

xã hội, thay thế cho hệ thống doanh nghiệp nhà nước độc tôn trước đây, nhằm tận dụngkhả năng chuyên môn và các nguồn lực từ các doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, cộngđồng… xã hội hóa là nhà nước chia sẻ cơ hội cũng như rủi ro với các thành phần kinh tếđặc biệt là đầu tư tư nhân

Trong năm 2021, Sở TN&MT Hà Nội đã tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường Theo đó, gần 30% nước thải sinh hoạtđược xử lý; 100% các khu, cụm công nghiệp đã xây dựng và vận hành trạm xử lý nướcthải tập trung; 99% chất thải nguy hại từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được thugom, xử lý…

2.1.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn Hà Nội

2.1.2.1.Cán nhân tố thuộc về thành phố Hà Nội

a Về vốn đầu tư

Trang 21

Thiếu tiền để trả cho doanh nghiệp tham gia xử lý rác, doanh nghiệp có khi nảnnhưng vẫn cố vì đã bỏ mấy chục tỷ đồng để đầu tư, địa phương trông đợi ngân sách Nhànước để xử lý rác… Đây là thực trạng bài toán tài chính xử lý rác đang trăn trở tìm đáp

án Chỉ rõ hiện trạng này, Tổng cục Môi trường cho hay, về vấn đề tài chính cho xử lý rácthải, ngân sách Nhà nước được phân bổ theo từng cấp tỉnh, huyện, xã căn cứ trên nhu cầucủa các cấp Sở Tài chính tổng hợp, tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố trong việc phân

bổ, cấp ngân sách Nhà nước hàng năm cho các địa phương trong tỉnh

Hầu hết các địa phương ở Hà Nội khi ban hành giá tối đa dịch vụ thu gom, vậnchuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh đều chia ra các đối tượng khác nhau Tuy vậy,hầu hết đều thu theo hộ gia đình không sản xuất, kinh doanh (không tính số thành viêntrong gia đình), hộ gia đình sản xuất kinh doanh, trụ sở làm việc của các đơn vị hànhchính, sự nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ Đối với các hộ gia đình, mứcgiá tối đa được ấn định không tính đến số thành viên trong các hộ gia đình Đối với các cơ

sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, mức giá được quy định căn cứ vào doanh thu của doanhnghiệp hoặc căn cứ vào khối lượng chất thải rắn sinh hoạt thực tế phát sinh để thu

b.Về cơ sở vật chất

Theo Bộ công thương, thiết bị máy móc được sử dụng trong quá trình xử lý rác thảiđang ngày càng tiến bộ với nhiều thiết bị thông minh, tiên tiến hơn Từ thực tế đó, côngtrình “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống dây chuyền thiết bị cho nhà máy xử lý rácthải sinh hoạt thành dinh dưỡng hữu cơ chất lượng cao phục vụ cho nền sản xuất nôngnghiệp xanh (gọi tắt là hệ thống thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp xanh)” do PGS

TS Nguyễn Đình Tùng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy nông nghiệp(RIAM) - Bộ Công Thương và các cộng sự thực hiện có ý nghĩa thực tiễn rất lớn Nghiêncứu được lựa chọn vinh danh tại Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2021 Hệ thống dâychuyền thiết bị có rất nhiều ưu điểm nổi trội, có nhiều tính mới, tính khoa học so với mẫumáy trong nước cũng như trên thế giới Nhiều máy móc, thiết bị chính trong hệ thống dâychuyền đồng bộ này đã được “tích hợp” nhiều ưu điểm từ nhiều máy của nhiều nước pháttriển trên thế giới có công nghệ hiện đại (VD: Đức, Nhật Bản, Mỹ, Anh, Hàn Quốc,…);

Hệ thống dây chuyền thiết bị trong giải pháp này được nghiên cứu và chế tạo trong nước

Trang 22

tại Viện RIAM 100% (nội địa hóa 100%) không cần nhập khẩu, góp phần nâng cao khảnăng chế tạo trong nước.

Mặt khác khi sử dụng thiết bị xử lý đồng bộ, liên hoàn trong giải pháp này còn gópphần bảo vệ môi trường do có thể sử dụng nguồn hữu cơ từ rác thải sinh hoạt sau khi phân

ly, tách ra được để sản xuất thành dinh dưỡng hữu cơ chất lượng cao.Có thể thấy, kết quảnày xứng đáng với những nỗ lực nghiên cứu, thiết kế mà đội ngũ các nhà khoa học ViệnRIAM đã đầu tư thời gian, công sức Công trình giúp đạt được hiệu quả về tiết kiệm nhânlực, năng lượng so với các dây chuyền tương đương trong và ngoài nước, góp phần vàoviệc nâng cao hiệu quả trong việc xử lý rác thaira, nâng cao đời sống người dân trong địabàn thành phố Hà Nội nói riêng, người dân cả nước nói chung

2.1.2.2 Về các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới chính sách xử lý rác thải trênđịa bàn Hà Nội

a Về luật pháp

Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã quy định cụ thể về quản lý chất thải rắn sinh hoạt(CTRSH), gồm 6 điều cụ thể về các nội dung: Phân loại, lưu giữ, chuyển giao; Điểm tậpkết, trạm trung chuyển Thu gom, vận chuyển Xử lý chất thải rắn sinh hoạt Chi phí thu; ; ; gom, vận chuyển, xử lý Xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường bãi chôn lấp; nhằm thúc đẩyngười dân phân loại, giảm thiểu CTRSH phát sinh tại nguồn Đồng thời, quy định tráchnhiệm của Bộ TN&MT, UBND các cấp, các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trongviệc quản lý CTRSH Trong đó lưu ý một số điểm như sau:

· Phân loại, lưu giữ, chuyển giao:

Phân loại theo nguyên tắc chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thảithực phẩm; CTRSH khác Đối với hộ gia đình, cá nhân ở đô thị phải chứa, đựng CTRSHsau khi thực hiện phân loại phải lưu giữ vào các bao bì riêng theo từng loại và chuyểngiao cho các tổ chức cá nhân có chức năng tương ứng; chất thải thực phẩm có thể được sửdụng làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi Đối với hộ gia đình, cá nhân ở nôngthôn phát sinh chất thải rắnsinh hoạt sau khi thực hiện phân loại phải thực hiện quản lýnhư sau:

Khuyến khích tận dụng tối đa chất thải thực phẩm để làm phân bón hữu cơ, làm thức

ăn chăn nuôi; Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ

Trang 23

chức, cá nhân tái sử dụng; tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thảirắn sinh hoạt; Chất thải thực phẩm nếu không được tận dụng làm thức ăn chăn nuôi hoặclàm phân bón hữu cơ phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyểnchất thải rắn sinh hoạt; Chất thải rắn sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bìtheo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắnsinh hoạt

· Thu gom, vận chuyển

Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có trách nhiệm phối hợp với Ủyban nhân dân cấp xã, cộng đồng dân cư, đại diện khu dân cư trong việc xác định thời gian,địa điểm, tần suất và tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt và công bố rộng rãi Đồng thời

có quyền từ chối thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhânkhông phân loại, không sử dụng bao bì đúng quy định và thông báo cho cơ quan có thẩmquyền để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân

sử dụng bao bì của chất thải rắn sinh hoạt khác theo quy định

· Chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý

Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế, chất thải nguy hại phát sinh từ hộ giađình, cá nhân đã được phân loại riêng thì không phải chi trả giá dịch vụ thu gom, vậnchuyển và xử lý Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế và chất thải thực phẩm nếukhông được phân loại thì phải chi trả giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý như đốivới chất thải rắn sinh hoạt khác

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết về quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộgia đình, cá nhân trên địa bàn; quy định giá cụ thể đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và

xử lý chất thải rắn sinh hoạt; quy định cụ thể hình thức và mức kinh phí hộ gia đình, cánhân phải chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt dựatrên khối lượng hoặcthể tích chất thải đã được phân loại

Do vậy, Luật về việc phân loại, xử lý rác thải ra đời sẽ tạo hành lang pháp lý và chếtài đủ mạnh giúp cho ngành môi trường phát triển theo các chỉ tiêu đã xác định, tạo cơ sở

để yêu cầu bắt buộc huy động các nguồn lực cần thiết từ Trung ương đến địa phương vàcác nguồn lực từ xã hội để triển khai các giải pháp, chính sách cụ thể nhằm đạt được cácmục tiêu đã đề ra

Trang 24

2.2 THỰC TRẠNG RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.2.1.Quy mô rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội

Theo thống kê cụ thể từ Sở Xây dựng thành phố Hà Nội, cho đến nay, tổng khốilượng chất thải rắn sinh hoạt trên toàn địa bàn thành phố rơi vào khoảng 7.000 tấn/ngày,được tiếp nhận và xử lý hằng ngày vào khoảng 6.500 tấn, đây là con số cực kỳ lớn, tạo áplực nặng nề lên đội ngũ thu gom và vận chuyển rác thải rắn, đặt ra yêu cầu phải gia tăngtần suất lao động của đội ngũ có chức năng, tuy vậy, nguy cơ rò rỉ rác thải ra môi trườngvẫn là rất cao Lượng rác thải rắn trên được chia theo cơ cấu tỷ lệ lần lượt là 51,9% thànhphần rác thải thực phẩm, 38% là chất thải rắn công nghiệp (chất trơ, cao su, da, gỗ…) vàcuối cùng là lượng chất thải rắn có thể tái chế chiếm khoảng 7,1 % Biện pháp được sửdụng chủ yếu trong những năm gần đầy để xử lý lượng chất thải rắn trên là thông qua việcchôn lấp (chiếm 78% tổng lượng rác thải rắn thu gọn) và phương pháp đốt không phátđiện (khoảng 2%)

Mới đây nhất từ ngày 15-20/6/2022, trên địa bàn một số quận Thanh Xuân, CầuGiấy, Đống Đa, Nam Từ Liêm ùn ứ rác thải sinh hoạt nghiêm trọng Tại những khu vựcrác thải ùn ứ khiến nước rỉ rác chảy tràn ra đường trong lúc thời tiết nóng bức, bốc mùihôi thối khó chịu Nguyên nhân được xác định do Khu liên hiệp xử lý rác thải Nam Sơn(bãi rác Nam Sơn) ở huyện Sóc Sơn đang bị quá tải khiến phương tiện đi vào bãi khókhăn, ảnh hưởng đến việc xử lý

Trang 25

Sơ đồ 2.1: Lượng rác thải trên địa bàn Hà Nội năm 2019 – 2020

Trong đó, lượng rác thải sinh hoạt được xử lý tại Khu liên hợp xử lý chất thải NamSơn, huyện Sóc Sơn khoảng 5.000 – 5.300 tấn/ngày đêm; tại Khu xử lý chất thải rắn XuânSơn, thị xã Sơn Tây khoảng 1.200 – 1.300 tấn/ngày đêm Theo phân luồng vận chuyển rácthải trên địa bàn thành phố, rác thải sinh hoạt của 12 quận và 5 huyện: Thanh Trì, GiaLâm, Sóc Sơn, Đông Anh, Mê Linh được thu gom, vận chuyển về Khu liên hợp xử lý chấtthải Nam Sơn (huyện Sóc Sơn) với khối lượng tiếp nhận trung bình 5.000 - 5.500tấn/ngày Hiện tại việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt được thực hiện với 2 phương phápchôn lấp khoảng 89% và 11% được xử lý bằng phương pháp đốt Như vậy, cơ bản mớitạo lợi ích vệ sinh môi trường, ít có lợi ích về kinh tế, xã hội

Trong bối cảnh đó TP.Hà Nội trong thời gian qua đã chấp nhận chủ trương đầu tưđối với nhiều dự án đốt rác công nghệ cao phát điện tầm cỡ trên địa bàn Tuy nhiên, hầuhết các dự án này đều nhiều lần chậm tiến độ, có dự án khởi công xây dựng cách đây hơn

10 năm nhưng hiện vẫn bỏ hoang, có dự án thì bị thu hồi do chậm tiến độ

2.2.2 Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội

Theo chi cục bảo vệ môi trường, trên nhiều tuyến phố khu vực nội đô Hà Nội, rácthải bị ùn ứ, lưu cữu qua ngày, gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị Ghi nhậntrên các tuyến đường: Duy Tân, Trần Quốc Hoàn, Xuân Thủy, Hoàng Ngân, Lê Văn

Trang 26

Lương, Phạm Hùng cho thấy, tại các điểm tập kết và cẩu rác, rác thải chất đống lớn, trànxuống cả lòng đường

Về nguyên nhân tồn đọng rác thải, theo kế hoạch, từ năm 2021, Nhà máy điện rácSóc Sơn sẽ được đưa vào vận hành, lượng rác chôn lấp sẽ chỉ còn 1.900 tấn/ngày (thay vì5.000- 5.500 tấn/ngày như hiện nay) Tuy nhiên, Nhà máy Điện rác Sóc Sơn đã khôngđược đưa vào vận hành đúng tiến độ kế hoạch, nên khối lượng rác phải xử lý bằng chônlấp thực tế đã vượt rất nhiều so với khối lượng được giao trong gói thầu Trong khi đó,mấy ngày qua, mưa to kéo dài làm xuống cấp tuyến đường vận hành khu vực tiếp nhậnrác trong bãi rác Nam Sơn Điều kiện hạ tầng kỹ thuật xuống cấp đã dẫn đến các xe vậnchuyển rác ra vào bãi khó khăn, dẫn đến không vận chuyển được hết rác thải trên địa bàn

Về vấn đề rác thải tồn đọng trên đường, Phòng Hạ tầng kỹ thuật (Sở Xây dựng HàNội) thông tin, trong nhiều văn bản chỉ đạo chủ động bố trí các điểm tập kết, điểm trungchuyển rác thải trong điều kiện khu xử lý ùn ứ; che phủ bạt, phun khử khuẩn nếu để lưucữu nhiều ngày Tuy nhiên, ngoại trừ Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội(URENCO) có các điểm trung chuyển tiếp nhận rác, nhiều quận, huyện chưa quan tâm,chưa bố trí đúng theo hướng dẫn Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ kiểm traviệc thu gom, vận chuyển rác thải nhằm chấn chỉnh tình trạng trên

Ngoài ra, nguyên nhân phát sinh rác thải còn đến từ phía người dân từ văn hóa xử lýrác thải cho tới hành động Văn hóa môi trường gồm có nhận thức, lối sống, hành vi trongviệc bảo vệ tài nguyên, môi trường (rác) chưa thực sự thấm vào đời sống người dân.Người dân vẫn có thói quen xả rác bừa bãi, ý thức bảo vệ môi trường chưa cao, ít có hànhđộng cụ thể để làm giảm ô nhiễm môi trường (rác) Đây được coi là vấn đề cốt lõi đòi hỏiphải giải quyết triệt để trong vấn đề bảo vệ môi trường Có thể dễ dàng nhận thấy rằng,nhận thức của người dân tại nông thôn về rác thải sinh hoạt còn vô cùng yếu kém Thứnhất, ta có thể thấy rằng phần lớn người dân thường không phân loại các loại rác thải nhưrác hữu cơ, rác tái chế, rác có hại thành những thùng rác riêng Điều này khiến cho tất cảcác loại rác đều được để chung một túi, một bao, tạo thành sự hỗn độn khó chịu Thứ hai,vẫn có những người dân với tâm lý thờ ơ, “tiện tay” vứt rác, thấy chỗ nào hợp để quăngrác thì có thể quăng luôn Chính việc vứt rác không đúng nơi quy định như này đã khiếncho khắp nơi đâu đâu cũng thấy rác

Trang 27

Hệ thống quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt còn yếu kém cũng là một trong nhữngnguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường ở khu vực nông thôn Thực tế, trên cả nước đã cókhoảng 50% các xã thành lập tổ thu gom chất thải sinh hoạt(Hòa, 2020) Tuy nhiên, công

ty dịch vụ môi trường chỉ vận chuyển một số ít chất thải rắn sinh hoạt, còn phần lớn là docác hợp tác xã, tổ, đội tự quản với chi phí thu gom thỏa thuận Với số tiền 50.000VNĐ/hộ/tháng như trên thì chi phí này hoàn toàn không đủ để chi trả cho cả hoạt độngduy trì hay vận chuyển rác thải Bên cạnh đó còn tồn tại những bất cập trong việc quyhoạch các địa điểm xử lý rác dẫn đến xã nào cũng có một lò đốt chất thải hay những bãichôn lấp chất thải không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật Từ đó có thể thấy rằng, quản lý và xử

lý rác thải sinh hoạt không tốt còn dẫn đến ô nhiễm môi trường đất, môi trường khôngkhí

Nhìn chung, vấn đề tồn động rác thải không tự nhiên mà có Nó là một quá trình tíchlũy theo thời gian, là kết quả của sự thiếu ý thức của mỗi người dân Và, giải quyết vấn đềtồn đọng rác thải cần một khoảng thời gian không hề ngắn cùng sự phối hợp giữa chínhquyền địa phương với người dân khu vực Gốc rễ vấn đề có thể nằm ở văn hóa môitrường Trong thời gian tới việc giáo dục nhận thức cho công dân, đặc biệt là cho thế hệtrẻ về môi trường, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, thúc đẩy các sángkiến để xử lý ô nhiễm môi trường (rác) là cần ưu tiên và thực hiện

2.3 Thực trạng chính sách xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố

o Có trách nhiệm nộp phí vệ sinh hàng ngày theo quy định của UBND thànhphố

Trang 28

o Mọi cá nhân sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhu cầu thải rác,phải bỏ rác vào thùng rác công cộng

o Mỗi hộ gia đình phải có dụng cụ chứa rác hợp vệ sinh, đổ rác vào xe chuyêndùng của Công ty, Xí nghiệp Môi trường đô thị đến lấy rác, hoặc đổ vào dụng cụ chứa rácchuyên dùng công cộng

o Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụtrên địa bàn thành phố phải có nơi chứa rác hợp vệ sinh không gây ô nhiễm môi trường vàphải ký hợp đồng với Công ty, Xí nghiệp môi trường đô thị vận chuyển rác bằng xechuyên dùng đến bãi chôn lấp phế thải của thành phố để xử lý

o Các ban quản lý chợ, các nhà hàng ăn uống, dịch vụ công cộng phải có nhà

vệ sinh phục vụ khách, quản lý rác thải, vệ sinh hè phố trước cửa chợ và cửa hàng củamình

o Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi tiến hành cải tạo hoặc phá dỡ côngtrình trên địa bàn thành phố Hà Nội phải thực hiện:

a Đăng ký với Công ty, Xí nghiệp Môi trường đô thị hoặc UBND phường (chậmnhất 2 ngày trước khi khởi công) về biện pháp giải quyết phế thải của công trình

b Tự vận chuyển phế thải của công trình ra bãi chứa phế thải của thành phố khôngđược để phế thải rơi vãi dọc đường và chịu chi phí khi xử lý tại bãi

c Ký hợp đồng vận chuyển, xử lý phế thải của công trình với công ty, xí nghiệp môitrường đô thị hoặc các đơn vị được phép vận chuyển

Nghiêm cấm mọi tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thải rác, đổ rác không đúng nơi quyđịnh

Theo điều 9,10 của quyết định trên các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi vi phạm quy định về xử lý rác thải sinh hoạt sẽ phải chịu các hình phạt sau:

o Đối với mỗi vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân phải chịu hình thức:

a Phạt tiền và buộc thu dọn hoặc chịu toàn bộ kinh phí thuê thu dọn để trả lại hiệntrạng ban đầu

b Tịch thu phương tiện được sử dụng để gây ra vi phạm hành chính

c Các đơn vị kinh doanh, dịch vụ ăn uống nếu vi phạm nhiều lần sẽ bị thu hồi đăng

ký kinh doanh

Trang 29

o Vi phạm điều 8 - Khoản 1; Khoản 2; Khoản 3; Khoản 4 (về các hành viđược coi là vi phạm về xử lý rác thải và phải chịu xử phạt hành chính) :

a Phạt tiền 10.000 đồng khi vứt rác sinh hoạt ra hè, đường phố và các nơi công cộngkhác không đúng quy định

b Phạt tiền 30.000 đồng khi đổ rác sinh hoạt ra hè, đường phố và các nơi công cộngkhác không đúng quy định

Cả hai hành vi a và b sau khi chịu phạt tiền đều sẽ phải buộc thu dọn hoặc chịu toàn

bộ chi phí thuê thu dọn để trả lại hiện trạng ban đầu

c Phạt tiền 200.000 đồng khi đổ phế thải hoặc rác sản xuất ra đường phố, ngõ, xóm

i Phạt tiền 300.000 đồng để rác thải lưu cữu làm mất vệ sinh khi đã được giao kếhoạch thu dọn và buộc thu dọn ngay

j Vi phạm Điều 8 khoản 5,6 phạt tiền 200.000 đồng

k Người chưa đến tuổi vị thành niên vi phạm các điều quy định về vứt rác, đổ rác, bị

xử lý vi phạm hành chính nếu không có tiền nộp phạt thì cha mẹ hoặc người giám hộ củangười đó phải nộp thay

Trang 30

Theo quyết định số 11/2010/ QĐ-UBND về quyết định ban hành quy định xử

lý chất thải rắn thông thường trên địa bàn thành phố Hà Nội:

Điều 18 - Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình:

o Mọi tổ chức, cá nhân và hộ gia đình có trách nhiệm thực hiện các quy định

về bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh ở nơi công cộng; đổ rác, chất thải đúng thời gian

và nơi quy định, không để rác trên hè phố, lòng đường; không để vật nuôi gây mất vệ sinhcông cộng; có trách nhiệm tích cực tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường khu phố,đường làng, ngõ xóm, nơi công cộng do chính quyền và các đoàn thể địa phương phátđộng

o Mọi cơ quan, đơn vị, tổ chức thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn Thành phố có trách nhiệm quy định, hướng dẫn các thành viên trong

-cơ quan, tổ chức, đơn vị, thực hiện đúng các nội quy trong Quy định, thực hiện phân loạichất thải ngay tại nguồn; ký hợp đồng với các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thảitheo đúng quy định

Điều 13 - Xử phạt vi phạm hành chính với các trường hợp vi phạm:

o Mức xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm Quy định về quản lýchất thải rắn thông thường thực hiện theo Nghị định số 23/2009/NĐ-CP của chính phủ về

xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản; khaithác sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình xây dựng, hạ tầng kỹthuật; quản lý phát triển nhà và công sở và các nghị định liên quan đến xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

a Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với cá nhân, hộ gia đình đổ chấtthải rắn sinh hoạt không đúng nơi quy định

b Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân làm rơivãi chất thải rắn thông thường trong quá trình thu gom, vận chuyển

c Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân vậnchuyển và đổ chất thải rắn thông thường không đúng nơi quy định

o Ngoài các hình thức xử phạt theo quy định, tổ chức, cá nhân có hành vi viphạm còn bị áp dụng một hoặc các biện pháp sau đây:

Trang 31

a Buộc khắc phục tình trạng mất vệ sinh môi trường do vi phạm hành chính gây rahoặc buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra

b Buộc thực hiện đúng quy định về vệ sinh môi trường

c Chịu mọi chi phí thuê khắc phục tình trạng mất vệ sinh hoặc khôi phục tình trạngban đầu

d Đối với các đơn vị, tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nếu có các hành vi viphạm và bị xử lý vi phạm hành chính lần thứ 3 sẽ được đề nghị thu hồi đăng ký kinhdoanh

o Những hành vi gây cản trở, làm ảnh hưởng đến hoạt động quản lý chất thảithông thường hoặc cố ý làm trái với quy định thì tùy theo mức độ, tính chất vi phạm, sẽ bị

áp dụng thêm hình phạt theo quy định pháp luật có liên quan

Các Nghị định của Chính phủ ban hành giúp bổ sung và hoàn thiện quy định vềquy phạm trách nhiệm của cá nhân, tổ chức vi phạm về chất thải sinh hoạt không qua xử

lý ra môi trường:

Điều 26 của Nghị định số 45/2022/ NĐ-CP về vi phạm các quy định về vi phạmcác quy định về phân loại, thu gom, vận chuyển, chôn, lấp, đổ, đốt, xử lý chất thải rắnthông thường quy định như sau:phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.00 đồng đối với hành

vi hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không sửdụng bao bì chứa chất thải rắn theo quy định

Nghị định này cũng điều chỉnh mức phạt để phù hợp với yêu cầu quản lý và thựctiễn áp dụng Tăng mức xử phạt đối với nhóm hành vi cố tình xả trộm, xả lén, xả chất thảikhông qua xử lý ra ngoài môi trường, gây ô nhiễm môi trường như: xây lắp, lắp đặt thiết

bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra ngoài môitrường, không xây lắp công trình bảo vệ môi trường, đến mức tối đa là 1 tỷ đồng đối với

cá nhân vi phạm và 2 tỷ đồng đối với tổ chức vi phạm

Một số hành vi như vứt, thải, bỏ đầu mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định (mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng) và hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu,đạitiện) không đúng nơi quy định tại nơi công cộng ( mức phạt tiền từ 150.000 đồng đến250.000 đồng) và áp dụng tại chỗ không cần lập biên bản xử lý hành chính

Trang 32

Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướngdẫn thi hành một số điều luật của Luật bảo vệ môi trường

Nghị định số 81/2006/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính tronglĩnh vực bảo vệ môi trường

Nghị định số 23/2009/NĐ-CP của chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chínhtrong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản, khai thác, sản xuất, kinh doanh vậtliệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý phát triển nhà công sở Nghị định số 146/2007/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (về trường hợp xả thải gây cản trở giao thông)Báo cáo thẩm định số 120/STP-VBPQ và Báo cáo thẩm định số 185/STP-VBPQcủa Sở Tư pháp

Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 - các điều 6; điều 7

Luật bảo vệ môi trường 2020 - điều 10; điều 12; điều 15

Số 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính tronglĩnh vực bảo vệ môi trường - điều 19; điều 20; điều 21

Hà Nội định hướng đẩy mạnh sử dụng công nghệ hiện đại vào xử lý rác thải, phấnđấu đến năm 2025, giảm tỷ lệ rác thải xử lý bằng phương pháp chôn lấp xuống dưới 30%.Theo đó, Hà Nội lên kế hoạch xây dựng bốn nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt, đốt rác lấyđiện, trong đó có hai dự án nhà máy xử lý rác thải công nghệ cao được thành phố chấpthuận đầu tư và hiện đang đôn đốc hoàn thành là nhà máy đốt rác phát điện tại Khu liênhợp xử lý chất thải Sóc Sơn, theo kế hoạch vận hành trong năm 2021, nhà máy đốt rácphát điện tại Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn, dự kiến vận hành từ tháng 4 năm 2023

Để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành, sớm tiếp nhận rác tại các nhà máy xử lý chất thảirắn sinh hoạt phát điện tại Sóc Sơn và Xuân Sơn, ngày 23/06/2021, Hà Nội ban hành Kếhoạch số 152/KH-UBND yêu cầu các nhà đầu tư: Công ty cổ phần Năng lượng môitrường Thiên Ý Hà Nội chịu trách nhiệm bố trí đủ nguồn lực về con người, tài chính, bộmáy nhân sự, vượt qua các khó khăn do dịch Covid-19 để hoàn thành dự án Nhà máy điệnrác Sóc Sơn, hoạt động tiếp nhận, xử lý rác theo tiến độ, Công ty cổ phần Công nghệ Môitrường xanh Seraphin hoàn thành các thủ tục chuẩn bị đầu tư, đảm bảo đủ điều kiện khởi

Trang 33

công năm 2021, thi công, hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động trong thời gian tối

đa 22 tháng

Bên cạnh đó, phối hợp các công tác phân luồng, tiếp nhận rác, đạt hàng xử lý chấtthải rắn sinh hoạt đối với nhà máy khi đưa vào hoạt động Sở Tài nguyên và Môi trườngphối hợp với sở Khoa học và Công nghệ thẩm định, đánh giá công nghệ xử lý chất thảirắn sinh hoạt Đồng thời hướng dẫn, đôn đốc triển khai thực hiện đối với các nội dungthuộc phạm vi quản lý như: Nghiệm thu, hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường,vận hành thử nghiệm, phương án kiểm soát ô nhiễm và các yêu cầu khác về môi trườngđối với nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ đốt rác phát điện nói trên

2.3.1.2 Quy định về thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt

Theo kế hoạch số 196/KH-UBND về triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trườngnăm 2020 trên đại bàn thành phố Hà Nội, việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinhhoạt sẽ căn cứ theo những điều sau:

Khoản 6 Điều 75: Việc phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải cồng kềnhđược thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Khoản 44 Điều 77: Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải sử dụngthiết bị, phương tiện được thiết kế phù hợp đối với từng loại chất thải sinh hoạt đã đượcphân loại, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định của Bộ Tàinguyên và Môi trường; việc vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải thực hiện theo tuyếnđường, thời gian quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Khoản 6 Điều 79: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết về quản lý chất thảirắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn; quy định giá cụ thể đối với dịch vụ thugom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; quy định cụ thể hình thức và mức kinhphí hộ gia đình, cá nhân phải chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thảirắn sinh hoạt dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại

Theo quyết định số 11/2001/QĐ-UBND tại:

Điều 4 Thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn

- Chất thải rắn sinh hoạt từng bước được kiểm soát, phân loại tại nguồn để tái chế,tái sử dụng, hạn chế ô nhiễm môi trường và giảm thiểu tỷ lệ chôn lấp Chất thải rắn sinh

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w