Công tác tổ chức lao động – tiền lương trong doanh nghiệpXây dựng và lựa chọn hình thức và chế độ trả lương, xây dựng các công cụ cần thiếtđể trả lương như hệ thống thang, bảng lương, hệ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LUẬT
-*** -TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
ĐỀ TÀI: TIỀN LƯƠNG TRONG
DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Sinh viên thực hiện : Đỗ Thiên Thư
Lớp tín chỉ : TRI115(2.1/2021)59.9
Số báo danh : 122
Mã sinh viên : 2011610032
GV giảng dạy : TS Vũ Thị Quế Anh
Hà Nội, tháng 1 năm 2021
Trang 2Họ tên: Đỗ Thiên Thư Lớp: Anh 01 – Luật SBD: 122
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I VẤN ĐỀ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 4
1 Khái niệm, bản chất tiền lương trong doanh nghiệp 4
2 Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương trong doanh nghiệp 5
CHƯƠNG II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TIỀN LƯƠNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 11
1 Khái quát về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 11
2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 11
3 Thực trạng trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp FDI 12
KẾT LUẬN 15
NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 3Họ tên: Đỗ Thiên Thư Lớp: Anh 01 – Luật SBD: 122
MỞ ĐẦU
Tiền lương là yếu tố rất quan trọng đối với cả người lao động và người sử dụng lao động Một mặt, tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu đối với người lao động, mặt khác
nó là yếu tố chi phí đầu vào của quá trình sản xuất của các doanh nghiệp Do đó, cần phải nghiên cứu tiền lương của người lao động ở các doanh nghiệp để tìm ra các giải pháp phân phối tiền lương phù hợp, vừa đảm bảo tái sản xuất sức lao động và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động, vừa đảm bảo tiết kiệm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp
Với dân số khá đông, Việt Nam là một nước có nguồn lao động dồi dào Việt Nam cũng là một nước đang phát triển, nền kinh tế còn trong giai đoạn chuẩn bị cất cánh Vì vậy, chi phí trả cho lao động Việt Nam khá rẻ so với các nước trong khu vực Kết hợp với nguồn tài nguyên phong phú đa dạng và nền chính trị ổn định, Việt Nam được coi là điểm dừng chân lý tưởng của các nhà đầu tư
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là nhân tố thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thay đổi cấu lao động, giúp chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực quản
lý kinh tế, quản trị Để có thể trở thành một nhân tố quan trọng như thế thì hẳn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã xây dựng được các chính sách quản lý hiệu quả Và một trong số các chính sách quan trọng đó là làm thế nào để thu hút nguồn nhân lực có chất lượng Quy định về lương, thưởng đãi ngộ luôn là mối quan tâm hàng đầu của người lao động Đánh trúng tâm lý đó, ngay từ khi gia nhập thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đưa ra chính sách tiền lương hết sức thị trường, bài bản và linh hoạt So với chính sách tiền lương của các doanh nghiệp Nhà nước đang còn quá nhiều bất cập thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dễ dàng thu hút, lưu giữ và phát triển nguồn nhân lực hơn, đặc biệt là đội ngũ trẻ có trình độ chuyên môn và lao động quản lý Tuy vậy, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng mang những mặt trái mà người lao động cần hiểu rõ dựa vào thực tế
Nhận biết được tầm quan trọng của tiền lương và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nên tôi quyết định thực hiện đề tài Tiền lương trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để giúp mọi người nắm bắt về bản chất, những yếu tố hình thành và ảnh hưởng đến tiền lương trong doanh nghiệp và thực trạng tiền lương tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Qua đó, mọi người sẽ có cái nhìn tổng quát, sâu sắc hơn về vấn
Tiền lương trong doanh nghiệp FDI Trang 2
Trang 4Họ tên: Đỗ Thiên Thư Lớp: Anh 01 – Luật SBD: 122
đề này và hơn hết, những người lao động sẽ có sự tính toán, lựa chọn, quyết định đúng cho lợi ích của bản thân mình khi tham gia vào doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp nước ngoài
Trang 5Họ tên: Đỗ Thiên Thư Lớp: Anh 01 – Luật SBD: 122
CHƯƠNG I VẤN ĐỀ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP
1 Khái niệm, bản chất tiền lương trong doanh nghiệp
1.1 Khái niệm
Để tiếp cận một cách rõ ràng, cụ thể vấn đề, đầu tiên tôi sẽ lần lượt trả lời các câu hỏi: Doanh nghiệp là gì? Tiền lương là gì? Tiền lương trong doanh nghiệp là gì?
Đa số các quốc gia trên thế giới đều thừa nhận hoặc quy định trong hệ thống pháp
luật của mình rằng: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, được thành lập nhằm tiến hành các hoạt động tìm kiếm lợi nhuận Với mục đích tìm kiếm lợi nhuận,
doanh nghiệp cần phải có cơ cấu tổ chức bộ máy và con người làm việc, phải tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ mới, phải có thị trường tiêu thụ Tất cả chỉ có thể thực hiện được khi doanh nhiệp có đội ngũ nhân viên, cán bộ, có bộ máy tổ chức nhân sự được phân công khoa học Việc có được bộ máy nhân sự, những con người có khả năng giúp đỡ chủ doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận thì những con người đó phải được trả thù lao một cách tương xứng, có tính cạnh tranh cao Thù lao đó chính là tiền lương
Theo Điều 1 Công ước số 95 (1949) về bảo vệ tiền lương của Tổ chức Lao động
quốc tế (ILO): Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập bất kể tên gọi hay cách tính mà
có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc bằng pháp luật quốc gia, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo một hợp đồng thuê mướn lao động bằng viết hoặc bằng miệng, cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện, hoặc cho những dịch vụ đã làm hoặc sẽ phải làm.
Qua các nghiên cứu, có thể thấy các khái niệm về tiền lương được nghiên cứu một cách tổng quát dựa vào nhiều yếu tố, trong môi trường chung, làm tiền đề, cơ sở cho việc nghiên cứu về tiền lương trong từng lĩnh vực, góc độ, phạm vi cụ thể Dưới góc độ, phạm
vi doanh nghiệp (tổ chức kinh tế), thì tiền lương trong doanh nghiệp được hiểu là số tiền
mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động căn cứ vào năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc và điều kiện lao động, được xác định theo sự thỏa thuận giữa hai bên trong quan hệ lao động và không trái với quy định của pháp luật.
1.2 Bản chất
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá sức lao động của người lao động hay còn gọi là giá cả hàng hóa sức lao động, để bù đắp hao phí lao động đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh
Tiền lương trong doanh nghiệp FDI Trang 4
Trang 6Họ tên: Đỗ Thiên Thư Lớp: Anh 01 – Luật SBD: 122
Theo Các Mác, giá trị sức lao động bao gồm giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết để bù đắp lại sức lao động đã hao phí trong quá trình sản xuất, giá trị của những chi phí nuôi dưỡng con người trước và sau tuổi có khả năng lao động, giá trị những chi phí cần thiết cho việc học hành
Giá trị cũng là nhân tố nội sinh của giá cả nên tiền lương thường xuyên biến động xoay quanh giá trị sức lao động, nó phụ thuộc vào quan hệ cung cầu và giá cả tư liệu sinh hoạt
Dưới góc độ kinh tế, tiền lương trong doanh nghiệp là kết quả của quá trình thỏa thuận trao đổi hàng hóa sức lao động của người lao động cung ứng sức lao động của mình trong một khoảng thời gian nào đó hoặc trên nền tảng một kết quả của một sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nào đó ra đời và sẽ nhận được một khoản tiền tương xứng đã thỏa thuận với người sử dụng lao động
Dưới góc độ xã hội, tiền lương là số tiền bảo đảm cho người lao động có thể chi trả cho những tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động của bản thân, đồng thời dành một phần để nuôi thành viên gia đình cũng như có dự trữ bảo đảm cho thời điểm hết tuổi lao động
2 Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương trong doanh nghiệp
Thấy được bản chất của tiền lương, ta biết tiền lương vừa là một nhân tố kinh tế, vừa là một nhân tố xã hội và cũng mang bản chất giá cả Do đó, nó bị rất nhiều yếu tố ảnh hưởng, tác động theo nhiều góc độ khác nhau Có thể chia các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương trong doanh nghiệp thành một số nhóm sau:
2.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
Đặc điểm về sản phẩm dịch vụ và ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp Quyết định đến đặc điểm, tích chất mức độ phức tạp công việc, hệ thống thang lương, bảng lương, hình thức trả lương, đơn giá tiền lương từ đó ảnh hưởng đến các mức tiền lương của người lao động trong doanh nghiệp
Những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh những sản phẩm có hàm lượng chất xám cao thì đơn giá tiền lương sẽ cao hơn và ngược lại
Quy mô của doanh nghiệp
Quy mô của doanh nghiệp bao gồm quy mô về vốn, quy mô về lao động, quy mô về không gian (mặt bằng hoạt động, địa bàn hoạt động, lĩnh vực hoạt động)
Trang 7Discover more
from:
KTE206
Document continues below
Phương pháp
nghiên cứu…
Trường Đại học…
129 documents
Go to course
Trang 8Họ tên: Đỗ Thiên Thư Lớp: Anh 01 – Luật SBD: 122
Lợi nhuận của doanh nghiệp thường tỷ lệ thuận với vốn đầu tư Theo quy luật tỷ suất lợi nhuận, doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn hơn thường thu được lợi nhuận nhiều hơn Theo nguyên tắc tài chính, khi doanh nghiệp làm ăn có lói (hay lợi nhuận) thì phải tiến hành phân bổ lợi nhuận, trong đó có một phần dành cho quỹ tiền lương
Môi trường và điều kiện làm việc của doanh nghiệp
Những người lao động làm những công việc giống hệt nhau hoặc tương tự nhau, dễ dàng chuyển đổi cho nhau vẫn có thể có những mức lương khác nhau nếu họ làm ở những ngành hay những địa điểm khác nhau với những điều kiện làm việc không giống nhau Sự chênh lệch lương trong trường hợp là sự bù trừ cho những khác biệt được gọi là khác biệt phi tiền tệ do môi trường làm việc khác nhau
Những người làm những công việc chỉ có tính thời vụ, thời gian hành nghề ngắn hoặc những công việc kém hấp dẫn… thường được trả lương cao hơn so với những người lao động có kỹ năng làm việc tương đương song làm việc trong môi trường ổn định hay hấp dẫn hơn
Trình độ trang bị kỹ thuật của doanh nghiệp
Doanh nghiệp trang bị máy móc thiết bị, công nghê hiện đại thì năng suất lao động tăng lên và ngược lại Năng suất lao động lại có quan hệ mật thiết với tiền lương, khi năng suất lao động tăng thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất còn người lao động được tăng lương
Hình thức sở hữu doanh nghiệp
Theo lý thuyết kinh tế chính thống, quan hệ sở hữu quyết định quan hệ quản lý và phân phối kết quả của hoạt động kinh tế Vì vậy, hình thức sở hữu khác nhau của doanh nghiệp sẽ quy định những nguyên tắc, cách thức và sự linh hoạt khi vận hành cơ chế tiền lương
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Nhân tố ảnh hướng rất lớn đến tiền lương Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, thu được lợi nhuận thì sẽ có điều kiện trả lương cao và ngược lại Quan điểm trả lương của chủ doanh nghiệp
Nó ảnh hưởng đến việc trả lương theo chiều hướng bình quân hay có sự phân biệt lớn giữa các loại lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật khác nhau; ảnh hưởng rất lớn đến quỹ tiền lương, tỷ lệ trích thưởng từ lợi nhuận để thưởng cho người lao động từ đó ảnh hưởng đến tiền lương
Lí thuyết PPNC 1 1 -Ghi chép lý thuyết Phương
pháp… 100% (4)
77
PPNC - Đề xuất nghiên cứu ảnh… Phương
pháp… 100% (3)
5
PPNC - PPNC Phương pháp… 100% (2)
28
Thực hành dự báo -Thực hành chi tiết… Phương
pháp… 100% (1)
10
Chapter 2 - Các loại hình nghiên cứu… Phương
pháp… 100% (1)
15
Chương-1 - Tổng quan về nghiên cứu… Phương
pháp… 100% (1)
18
Trang 9Họ tên: Đỗ Thiên Thư Lớp: Anh 01 – Luật SBD: 122
Quan điểm coi tiền lương là khoản đầu tư hay là một khoản chi phí còn ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định mức lương cho người lao động trong từng thời kỳ
Công tác tổ chức lao động – tiền lương trong doanh nghiệp
Xây dựng và lựa chọn hình thức và chế độ trả lương, xây dựng các công cụ cần thiết
để trả lương như hệ thống thang, bảng lương, hệ thống định mức lao động, hệ thống tiêu chí đánh giá thực hiện công việc để trả lương, xây dựng hệ thống biểu mẫu chấm công, thông kê và nghiệm thu sản phẩm, thực hiện tổ chức lao động khoa học…
Công tác tổ chức lao động - tiền lương sẽ ảnh hưởng quyết định đến việc lựa chọn hình thức và chế độ trả lương, tính công bằng trong trả lương, khả năng phát huy năng lực của người lao động và khả năng thu hút và lưu giữ được nhân viên giỏi làm việc cho doanh nghiệp
Các nhân tố thuộc về người lao động
Người lao động là cá nhân có hai yếu tố, một là có sức lao động (về mặt thể chất là
đủ độ tuổi, đủ sức khỏe để lao động, về mặt trí tuệ là có kỹ năng, kỹ xảo lao động có thể qua đào tạo hoặc từ tích lũy kinh nghiệm lao động), hai là có nhu cầu bán sức lao động của mình để lấy tiền Ngoài ra còn các yếu tố yếu tố văn hóa cá nhân, tinh thần thái độ làm việc, năng suất lao động
Để có thể bán được sức lao động của mình với giá cao, bản thân người lao động phải hội tụ được một số yếu tố nhất định, những yếu tố này quyết định mức tiền lương
mà người đó sẽ nhận được khi tham gia quan hệ lao động Trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, yếu tố được đào tạo là rất quan trọng
Cá nhân ở độ tuổi lao động, được đào tạo chuyên môn, có kỹ năng, kỹ xảo lao động tốt sẽ được ưu tiên trong tuyển dụng, đãi ngộ, đặc biệt là được xem xét xếp vào nhóm người lao động lành nghề, sẽ có mức lương tương xứng Nếu nguồn nhân lực của doanh nghiệp có chất lượng cao thì sẽ đảm nhận được những công việc có mức độ phức tạp cao, nhiều áp lực, khả năng hoàn thành tốt công việc từ đó góp phần nâng cao tiền lương của người lao động Ngược lại, chất lượng nguồn nhân lực thấp sẽ cản trở việc tăng tiền lương của người lao động
Vai trò của tổ chức công đoàn cơ sở
Các chức năng chủ yếu của tổ chức công đoàn cơ sở trong việc xây dựng các mức lương, hoàn thiện cơ chế trả công lao động là bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của người lao động về tiền lương, tuyên truyền đối với người lao động trong thực hiện
Tiền lương trong doanh nghiệp FDI Trang 7
Trang 10Họ tên: Đỗ Thiên Thư Lớp: Anh 01 – Luật SBD: 122
các quy định của Nhà nước và doanh nghiệp về tiền lương., đàm thoại, thương lượng với người sử dụng lao động trong ký kết thỏa ước lao động tập thể, trong đó có nội dụng về tiền lương, tham gia góp ý về quy chế trả lương, thưởng của doanh nghiệp, tham gia giải quyết tranh chấp về tiền lương
Do đó, tổ chức công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp có năng lực tốt, thực hiện đóng các chức năng bảo vệ quyền lợi của người lao động về tiền lương góp phần đảm bảo phân phối tiền lương công bằng hơn, minh bạch hơn, hiệu quả hơn và ngược lại
2.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Các nhân tố thuộc về Nhà nước, sự hình thành cơ bản của tiền lương
Nhà nước quy định mức tiền lương tối thiểu (chung, vùng) để làm căn cứ giúp các doanh nghiệp xác định mức lương trả cho người lao động; ban hành nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương để các doanh nghiệp dựa vào đó tự xây dựng thang, bảng lương
phù hợp với đặc điểm sản xuất, đặc điểm lao động của mỗi doanh nghiệp; đưa ra các quy định về xây dựng đơn giá tiền lương, xác định quỹ tiền lương, quy định về trả lương làm thêm, làm đêm, trả lương cho những ngày nghỉ quy định (lễ, tết, phép, việc riêng); quy định pháp lý về cơ chế đối thoại, thương lượng và thoả thuận về tiền lương (trong quan
hệ lao động) cấp doanh nghiệp và thanh tra việc thực hiện những quy định đó ở doanh nghiệp
Chế độ tiền lương của Nhà nước được xây dựng đồng bộ, phù hợp với nền kinh tế thị trường ở mỗi thời kỳ thì sẽ trở thành hành lang pháp lý để các doanh nghiệp xây dựng các chế độ, chính sách tiền lương của mình hiệu quả Ngược lai, chế độ, chính sách tiền lương của Nhà nước không phù hợp với thực tế sẽ dẫn đến sự chống đối hay thực hiện đối phó của các doanh nghiệp trong việc thực hiện các chế độ chính sách tiền lương, thu nhập đối với người lao động
Tiền lương tối thiểu phụ thuộc vào cán cân cung cầu lao động, khả năng kinh tế của người sử dụng lao động và chỉ số giá sinh hoạt theo từng thời kỳ Ngoài ra, còn phụ thuộc mức tăng năng suất lao động, tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức sống của người dân trong phạm vi toàn quốc hay từng vùng miền, tốc độ lạm phát của nền kinh tế, trình độ chuyên môn của người lao động…
Thang lương, bảng lương phụ thuộc vào mức tiêu hao lao động và mức độ phức tạp của công việc, điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại khác nhau của từng ngành nghề yêu cầu khác nhau về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động