1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) đề tài đàm phán là hoạt động xãhội của loài người

30 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đàm Phán Là Hoạt Động Xã Hội Của Loài Người
Tác giả Nguyễn Linh Anh, Hoàng Sơn Hải, Nguyễn Thị Hoài, Sầm Kiều Khanh, Nguyễn Khánh Ly, Bùi Thị Khánh, Hoà Phạm Nhật Anh, Trần Phương Thảo, Trần Nguyễn, Đỗ Thị Khánh Ly, Đào Duy Khánh
Người hướng dẫn PGS TS. Nguyễn Văn Hồng
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Đàm Phán Thương Mại Quốc Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 1,9 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (5)
  • CHƯƠNG II: ỨNG DỤNG CỦA HOẠT ĐỘNG ĐÀM PHÁN (10)
  • CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN (23)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (28)

Nội dung

Bằng cách thực hành các kỹ năng đàm phán, chúng ta có thể học cách truyền đạt suy nghĩ và cảm xúc của mình một cách rõ ràng, điều này có thể giúp chúng ta trong nhiều khía cạnh khác nhau

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1 Các khái niệm liên quan

1.1 Khái niệm đàm phán Đàm phán, thương lượng là phương tiện cơ bản giúp chúng ta đạt được những điều mà chúng ta mong muốn từ người khác Hầu hết các quyết định trong mọi vật của cuộc sống đều đạt được thông qua đàm phán và thương lượng. Đàm phán, thương lượng là phương tiện dùng để giải quyết mâu thuẫn giữa các bên Trong hoạt động quản lý dự án, các bên tham gia ít khi có quan hệ cấp trên cấp dưới mà thường là quan hệ đối tác (Chủ đầu tư – Nhà thầu – Tư vấn – Nhà cung cấp – Người thụ hưởng dự án) với các lợi ích không cùng chiều nhau Để dung hòa các lợi ích không cùng chiều này các bên tham gia phải ngồi vào bàn đàm phán, thương lượng Đàm phán, thương lượng là hành vi và quá trình điều hòa quan hệ giữa các bên tham gia, thông qua hiệp thương mà đi đến ý kiến thống nhất. Đàm phán gồm có các giai đoạn chuẩn bị, tiếp xúc và thương lượng Như vậy, có thể hiểu thương lượng là nội dung quan trọng nhất, là giai đoạn cuối cùng của quá trình đàm phán mà kết thúc của nó hoặc là thống nhất được ý kiến (đàm phán thành công) hoặc là đàm phán đổ vỡ, không thống nhất được quan điểm.

1.2 Phân loại đàm phán Đàm phán đạt thỏa thuận: Trong loại đàm phán này, các bên đều cố gắng đạt được một thỏa thuận chung và tìm ra một giải pháp tốt nhất cho cả hai bên Đây là mục tiêu phổ biến nhất trong các đàm phán. Đàm phán không đạt thỏa thuận: Các bên không thể đạt được một thỏa thuận chung và không có giải pháp được chấp nhận Trong trường hợp này, các bên có thể tiếp tục đàm phán hoặc sử dụng các phương pháp khác để giải quyết mâu thuẫn. Đàm phán đạt mục tiêu riêng: Mỗi bên đặt lợi ích cá nhân lên hàng đầu và cố gắng đạt được mục tiêu riêng mà không quan tâm đến lợi ích chung Loại đàm phán này thường dẫn đến mâu thuẫn và không đạt được một thỏa thuận chung. Đàm phán song phương: Đàm phán diễn ra giữa hai bên Đây là dạng đàm phán phổ biến trong các thương thảo kinh doanh, hợp đồng và các vấn đề hai bên. Đàm phán đa phương: Đàm phán có sự tham gia của ba hoặc nhiều bên Đây có thể là các cuộc đàm phán liên quan đến đối tác kinh doanh, đàm phán quốc tế hoặc các vấn đề có liên quan đến nhiều bên.

2 Đàm phán hợp tác: Các bên có quan hệ tốt và tương tác tích cực để đạt được mục tiêu chung Họ chia sẻ thông tin, tìm cách tạo ra giá trị tối đa cho tất cả các bên và thường sử dụng các phương pháp như hợp tác, tương trợ và tạo niềm tin. Đàm phán ganh đua: Các bên có quan hệ cạnh tranh và cố gắng vượt qua nhau để đạt được lợi ích cá nhân Trong loại đàm phán này, các bên thường sử dụng các chiến lược như ép giá, đe dọa và cạnh tranh để đạt được mục tiêu của mình. Đàm phán một lần: Đàm phán xảy ra trong một khoảng thời gian cụ thể và sau đó kết thúc Thông thường, các đàm phán một lần liên quan đến các vấn đề cụ thể và có thể kéo dài từ vài giờ đến vài tuần. Đàm phán liên tục: Đàm phán diễn ra theo một quy trình liên tục trong thời gian dài Các bên có thể tiếp tục thảo luận, thương lượng và đạt thoả thuận trong suốt quá trình này Đàm phán liên tục thường xảy ra trong các tình huống phức tạp hoặc khi có nhiều vấn đề phải được giải quyết. Đàm phán trực tiếp: Các bên gặp mặt và trực tiếp thảo luận Đây là hình thức phổ biến nhất của đàm phán và cho phép các bên trao đổi ý kiến, ghi nhận diễn biến tương tác và sử dụng cả ngôn ngữ hình thức và phi ngôn ngữ. Đàm phán gián tiếp: Các bên không gặp mặt và thực hiện đàm phán thông qua các phương tiện truyền thông không trực tiếp như điện thoại, email, tin nhắn hoặc các nền tảng trực tuyến Loại đàm phán này thường xảy ra khi các bên không thể gặp mặt hoặc trong các tình huống đàm phán từ xa.

Lưu ý: Trong thực tế, các loại đàm phán này có thể chồng chéo và không gian giữa chúng có thể mờ nhạt Thêm vào đó, mỗi đàm phán đều có đặc điểm riêng và yếu tố quyết định của các bên tham gia.

1.1 Các kỹ năng quan trọng trong đàm phán

Lắng nghe là một kỹ năng quan trọng trong đàm phán Việc lắng nghe một cách chân thành và tập trung giúp bạn hiểu rõ quan điểm và yêu cầu của đối tác Điều này giúp xây dựng một môi trường đàm phán tích cực và cho phép bạn đưa ra những phản hồi và đề xuất phù hợp.

Tạo niềm tin là kỹ năng cần thiết để xây dựng một môi trường đàm phán đáng tin cậy Bằng cách thể hiện sự trung thực, đáng tin cậy và tôn trọng đối tác, bạn có thể tạo điều kiện cho sự hợp tác và sự thoải mái trong quá trình đàm phán.

Samsung Electronic - QUN TR HC

BÁO CÁO CUỐI KỲ CHUYÊN ĐỀ ĐỊNH…

Pauline cullen the key to ielts writing task 2

Dinh huong chien luoc kinh doanh quoc te c…

Kỹ năng thuyết phục là khả năng đưa ra lập luận logic và sự thuyết phục để thúc đẩy đối tác chấp nhận quan điểm và đề xuất của bạn Điều này bao gồm việc sử dụng bằng chứng, logic suy luận và khả năng diễn đạt một cách rõ ràng và hiệu quả.

Trong quá trình đàm phán, việc kiểm soát cảm xúc là rất quan trọng Bạn cần giữ bình tĩnh, không để cảm xúc chi phối quyết định và hành động của mình Khả năng kiểm soát cảm xúc giúp bạn duy trì một môi trường đàm phán lý tưởng và đạt được kết quả tích cực.

Kỹ năng tạo giá trị đặt trọng tâm vào việc tìm cách tạo ra giá trị tối đa cho cả hai bên trong quá trình đàm phán Điều này bao gồm tìm hiểu về những lợi ích, nhu cầu và quan tâm của đối tác và tìm cách tạo ra giải pháp đáp ứng những yếu tố này.

Kỹ năng phân tích và đánh giá thông tin giúp bạn xử lý và hiểu rõ những thông tin được trao đổi trong quá trình đàm phán Bằng cách suy nghĩ phân tích, bạn có thể xác định các yếu tố quan trọng, nhận biết những điểm mạnh và yếu và sử dụng thông tin này để đưa ra quyết định và đề xuất hợp lý.

Trong một quá trình đàm phán, khả năng linh hoạt và sáng tạo là quan trọng để tìm ra các giải pháp khả thi và thỏa đáng cho cả hai bên Bạn cần sẵn sàng thích nghi và tìm cách đưa ra các gợi ý mới và không truyền thống để giải quyết các mâu thuẫn và tạo ra kết quả tốt hơn.

Những kỹ năng này có thể được phát triển và cải thiện thông qua việc học hỏi, thực hành và trải nghiệm thực tế trong quá trình đàm phán.

2 Quá trình phát triển của đàm phán

: Đàm phán tồn tại từ thời cổ đại, khi con người bắt đầu sống theo hình thức xã hội và giao tiếp với nhau Trong lịch sử ban đầu của loài người, những tranh chấp đó chủ yếu xảy ra trong và giữa các cá nhân, gia đình, bộ lạc và cộng đồng Ở các cộng đồng sớm, việc đàm phán được sử dụng để giải quyết tranh chấp về tài sản, lãnh thổ và các vấn đề khác Ví dụ, trong thời kỳ cổ đại, các bộ lạc săn bắn đã phải thảo luận và thỏa thuận về việc chia sẻ nguồn thực phẩm và lãnh thổ.

: Trong thời Trung cổ, đàm phán đã trở thành một phần quan trọng của hoạt động chính trị và ngoại giao Các vua chúa và quốc gia sử dụng đàm phán để thương lượng hòa bình, quyền lực và các thỏa thuận thương mại Ví dụ, các vua chúa và quốc gia thường tham gia vào đàm phán để thương lượng về hòa bình, quyền lực và

Báo cáo thực tập giữa khóa - sv Nguyễn Min…

International business 100% (15)27 thỏa thuận thương mại Một ví dụ nổi tiếng là Hội nghị Westphalia vào năm 1648, khi các quốc gia châu u đàm phán để kết thúc Chiến tranh 30 năm và Chiến tranh 80 năm.

: Đàm phán xuất phát từ tiếng Latin ban đầu, nó mang ý nghĩa kinh doanh (le négoce bằng tiếng Pháp) Cho đến thế kỷ 17, nó mang ý nghĩa ngoại giao như một cuộc đối thoại nơi những vấn đề, xung đột tồn tại giữa hai hay nhiều người hoặc các bên, với mục đích đàm phán nhằm đạt được kết quả có lợi cho nhau Sau chiến tranh thế giới thứ II, sự lo ngại với các cuộc chiến tranh hạt nhân đã thúc đẩy sự phát triển của các phương pháp giải quyết xung đột và tái phát minh các phương pháp đàm phán và hoà giải một cách hợp lý hơn.

ỨNG DỤNG CỦA HOẠT ĐỘNG ĐÀM PHÁN

1 Đàm phán trong giao tiếp thông thường

1.1 Bản chất của đám phán trong giao tiếp

Về mặt bản chất, đàm phán trong giao tiếp chính là hình thức giao tiếp xảy ra trong đời sống của con người Kết quả nhằm đạt được thỏa thuận về một vấn đề nào đó mà cả hai bên đang cùng đàm phán Nó xảy ra khi và chỉ khi các bên tham gia vừa tìm kiếm những lợi ích chung, đồng thời có những mâu thuẫn, xung đột, hoặc lợi ích đối lập Tất cả các bên tham gia đàm phán không chỉ quan tâm đến lợi ích của mình, mà còn phải

6 quan tâm đến lợi ích của đối phương Đàm phán xảy ra nhằm thỏa mãn mục đích thông qua việc trao đổi thỏa thuận để đi đến thỏa thuận thống nhất

Cho dù trong giao tiếp hàng ngày hay đàm phán tại môi trường làm việc, đàm phán vẫn có một số đặc điểm cần lưu ý:

- Luôn xác định rõ ràng mục tiêu đàm phán Bên cạnh đó, phải hiểu rõ nhu cầu của mình và những điều kiện mà bên đối tác có thể đáp ứng Đặc biệt, các cuộc đàm phán phải đạt được các mục tiêu đã đề ra ban đầu.

- Các bên tham gia đàm phán phải thỏa mãn hoặc ít nhất là đạt được kết quả có thể chấp nhận, không xâm phạm vào lợi ích của mỗi bên

- Tất cả các bên luôn bị ảnh hưởng bởi quyền lực và lợi thế của đối phương

- Cả hai luôn phải chuẩn bị kỹ lưỡng, tìm hiểu và nghiên cứu chi tiết về đối phương trong cuộc đàm phán

- Luôn phải ghi nhớ lý do đàm phán, mục đích và mục tiêu cuộc đàm phán đang hướng đến để đạt được kết quả tốt nhất có thể

Có những đặc điểm cố hữu trong đàm phán cần phải nhớ Cho dù đó chính là trao đổi bình thường trong cuộc sống, hay là trong công việc

Mục đích, ý nghĩa của đàm phán trong giao tiếp

- Đàm phán nhằm mục đích giải quyết những xung đột về mặt lợi ích Nó xảy ra khi và chỉ khi các bên tham gia vừa tìm kiếm những lợi ích chung, đồng thời có những mâu thuẫn, xung đột, hoặc lợi ích đối lập Trong cuộc sống thường ngày mọi người tiến hành thương lượng đàm phán rất nhiều

- Có rất nhiều tình huống trong đời sống hằng ngày cần đến kỹ năng đàm phán Chẳng hạn như giữa người bán và người mua, khách thuê và chủ trọ, Mục đích là để thương lượng nhằm giải quyết một vấn đề theo cách mà cả hai bên đều có thể chấp nhận Mỗi bên đều cố gắng thuyết phục đối phương đồng ý với quan điểm hay đề nghị của mình.

- Khả năng đàm phán thực sự là một kỹ năng sống quan trọng mà ai trong chúng ta cũng cần được rèn luyện và phát triển, vì nó có thể giúp bạn trong nhiều tình huống khác nhau, chẳng hạn như:

- Giải quyết bất đồng trong gia đình: Phổ biến nhất mà chúng ta được chứng kiến là phân chia gia sản, tiếp sau đó là những chuyện nhỏ nhặt như phân chia thời gian làm việc nhà, Việc thương lượng sẽ giảm khả năng xảy ra tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình;

- Yêu cầu giảm giá khi mua sắm: Hãy cứ mạnh dạn trả giá nếu sản phẩm không quy định mức giá niêm yết Mặc dù người bán thường nói là “Anh/chị bán rẻ cho em chứ anh/chị cũng chẳng có lời lãi mấy đâu”, nhưng hãy nhớ rằng người bán phải đạt được lợi nhuận hợp lý thì mới đồng ý bán hàng cho bạn Nếu bạn

7 đàm phán với người bán và thỏa thuận một mức giá cuối cùng, điều này sẽ tốt cho cả hai: bạn có đủ khả năng mua sản phẩm mình thích, còn chủ cửa hàng vừa có lãi, vừa có được một khách hàng trung thành trong tương lai;

- Nhận được chiết khấu lớn khi thực hiện các giao dịch có giá trị lớn như mua nhà, mua xe,

- Giảm xung đột và cải thiện mối quan hệ giữa các cá nhân: Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu hàng xóm đậu xe trước cửa nhà bạn? Đừng đi gây chiến hoặc phản ứng thái quá với anh ta bởi vì bạn có thể cần tới sự giúp đỡ của anh ấy vào một ngày nào đó.

Ví dụ thực tế Đàm phán là quá trình tìm kiếm và đạt được sự thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên có ý kiến, mục tiêu hoặc quyền lợi khác nhau Đây là một phần quan trọng của giao tiếp thông thường, và có nhiều ví dụ thực tế về đàm phán trong cuộc sống hàng ngày Dưới đây là một số ví dụ:

: Khi mua một sản phẩm hoặc dịch vụ, đàm phán có thể diễn ra giữa người mua và người bán để đạt được giá cả và điều kiện mua bán tốt nhất cho cả hai bên Ví dụ, trong việc mua một chiếc ô tô, người mua có thể đàm phán để giảm giá hoặc yêu cầu các phụ kiện bổ sung.

: Khi xin việc mới hoặc thương lượng điều chỉnh lương, người lao động và nhà tuyển dụng thường tiến hành đàm phán Cả hai bên có thể thảo luận về mức lương, lợi ích, điều kiện làm việc và các yếu tố khác để đạt được sự thỏa thuận hợp lý.

: Khi hai bên có quan điểm khác nhau về một vấn đề cụ thể, đàm phán có thể được sử dụng để tìm kiếm giải pháp hòa giải Ví dụ, trong một vụ tranh chấp lao động, nhân viên và nhà tuyển dụng có thể thương lượng để tìm ra một giải pháp công bằng và hợp lý.

PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN

1 Tổng quan cuộc tranh biện về Việt Nam trên ORTF bên lề Hội nghị Paris 1972

Ngay đầu cuộc tranh biện trên Cơ quan phát thanh truyền hình ORTF, dẫn chương trình đã đặt ra một câu hỏi cho bà Nguyễn Thị Bình, trưởng phái đoàn đàm phán của Chính phủ Việt Nam lâm thời tại Hội nghị Paris: ”Bà giải thích như thế nào về vụ ném bom của Không quân Mỹ mà chúng tôi vừa đề cập, bà có cho rằng đó là dấu hiệu trong sự thay đổi của Mỹ, chứng tỏ Mỹ đang ngày càng cứng rắn hơn?”

Bà Nguyễn Thị Bình: “Ông có đặt câu hỏi về quan điểm của tôi về tình hình những ngày qua ở Việt Nam, những ngày vừa qua cả thế giới hết sức phẫn nộ và kịch liệt lên án những hành vi chiến tranh chống lại Việt Nam Dân chủ cộng hòa, đó là những hành vi vô cùng nghiêm trọng, là sự vi phạm rõ ràng đối với chủ quyền và an ninh của một quốc gia độc lập tự chủ là thách thức đối với chính nghĩa và lương tâm của nhân loại Chắc hẳn ông đã nghe những lời biện bạch của các quan chức Washington viện dẫn mọi lý lẽ mà bọn họ có thể nghĩ ra về cái gọi là hiệp định ngầm, về hành động tự vệ hay việc ngăn chặn tiếp tế cho miền Nam, nhưng ông thấy đó đều là những lời lẽ dối trá, những luận điệu vu khống, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nhiều lần bác bỏ những điều bịa đặt về hiệp định này.”

2 Tổng quan cuộc đàm phán giữa Bill Gates và Steve Jobs (1993)

Giới công nghệ luôn so sánh Microsoft và Apple như hai đối thủ luôn cạnh tranh nhau trên lĩnh vực công nghệ Microsoft và Apple không chỉ cạnh tranh nhau mà còn có mối quan hệ hợp tác rất phức tạp Nếu coi sự thành công trên thị trường công nghệ là một cuộc chiến, thì để vượt qua người khổng lồ Microsoft, Steve Jobs và Apple đã phải trải qua thời gian chiến tranh kéo dài tới gần 3 thập kỷ.

Năm 1976, khi Steve Jobs chỉ mới 21 tuổi, ông đã sáng lập ra Apple Computer cùng với Steve Wozniak và chỉ trong 1 năm, họ đã cùng tạo nên tiếng vang cho công ty còn non trẻ Cũng trong thời gian này, Bill Gates bắt đầu bước chân vào lĩnh vực phần mềm với nền tảng là trình thông dịch Basic. Đầu những năm 1980, Apple bắt đầu vang danh với những loại máy tính sử dụng giao diện đồ họa cho người dùng GUI thì Bill Gates cũng bắt đầu phát triển hệ điều hành

PC-DOS Chính Bill Gates đã có ý tưởng bán hệ điều hành như một phần mềm đóng gói theo từng bản mà không chuyển giao bản quyền HĐH Và điều này đã làm cho các máy PC trở nên rẻ hơn, phổ cập hơn, làm cho thị phần của DOS phát triển mạnh mẽ và biến Microsoft thành một hãng phần mềm lớn.

Ngày 20/11/1985, Microsoft chính thức phát hành phiên bản bán lẻ đầu tiên của HĐH Windows Đây là HĐH có giao diện đồ họa tương tự và phát triển những ưu điểm của HĐH dành riêng cho Mac trước đó và đã biến Microsoft phát triển thành một gã khổng lồ Trong đó HĐH riêng biệt của Apple khiến giá thành máy rất cao, ngăn cản sự tăng trưởng trên thị trường Có thể nói Apple đã thua trận trong thời điểm này trước thành công của Microsoft

Khoảng giữa thập niên 1990, khi mà Microsoft đứng đầu về việc phát triển NUI, Windows đã đứng vững trong hơn 10 năm tiếp theo Còn Apple, vẫn giữ nguyên cách thức phát triển nền tảng phần cứng và hệ điều hành riêng đã trượt dài và phải tìm cách để Steve Jobs trở lại Năm 1996, Apple kéo Steve Jobs trở lại vị trí giám đốc điều hành Sau đó, ông đã thỏa thuận với Microsoft bằng một khoản đầu tư 150 triệu USD của Microsoft vào Apple cùng với cam kết phát triển phần mềm Microsoft Office cho HĐH Mac Về phần mình, Bill Gates cũng nhận thấy được việc hợp tác với Apple là một cơ hội kinh doanh mới cho Microsoft Microsoft đã rót vốn đầu tư 150 triệu USD vào Apple và nắm giữ 6,5% cổ phiếu của Apple vào thời điểm đó Và sau đó theo thỏa thuận, Apple đã dừng các vụ kiện cáo buộc Microsoft sao chép hệ điều hành của mình. Vào thời điểm đó rất nhiều nhân viên của Apple nhận định rằng để thành công thì Apple phải đánh bại Microsoft Đây chính là một sai lầm của Steve Jobs, và sau này chính ông đã giải thích rằng sự cạnh tranh giữa hai gã khổng lồ này không phải là một cuộc chiến một mất một còn Hơn thế nữa, nếu thực sự cạnh tranh, có thể Apple không thể đánh bại Microsoft.

Apple không có hứng thú tham gia vào cuộc chơi cạnh tranh này Steve Jobs đã quyết định thay đổi suy nghĩ của mình và ngừng xem Microsoft là kẻ thù: "Đối với tôi thì việc gạt bỏ suy nghĩ cạnh tranh này là điều khá cấp thiết."

Khi gạt bỏ suy nghĩ cạnh tranh, Steve Jobs đã nhận ra được giá trị của việc hợp tác giữa Apple và Microsoft:

"Và một điều quan trọng nữa mà chúng ta phải công nhận đó là: Microsoft là nhà phát triển phần mềm lớn nhất cho các dòng máy ngoài Mac Những gì xảy ra vào thời điểm đó thực sự điên rồ Apple đã suy yếu đến mức mà tôi phải cần đến sự hợp tác của Bill để cùng giải quyết mọi thứ."

Thay vì đối đầu một cách khốc liệt, Microsoft và Apple đã quyết định cùng nhau thống trị thị trường bằng cách định hướng tương lai cho ngành công nghệ Cuộc đàm phán kéo dài gần 3 thập kỷ của Bill Gates và Steve Jobs không chỉ đem lại những thành

20 công to lớn đối với cả hai tập đoàn công nghệ mà còn góp phần hàn gắn thân thiết hơn mối quan hệ giữa hai nhà lãnh đạo tài ba trong giới kinh doanh.

3 So sánh mục đích, ý nghĩa của các chiến lược đàm phán được sử dụng.

Người dẫn chương trình là một nhà đàm phán lão luyện, người đã sử dụng nhiều chiến lược để thuyết phục bà Bình hiểu quan điểm của mình Một chiến lược mà ông thực hiện là sử dụng những lời kêu gọi về mặt cảm xúc Ông nhiều lần nói về sự hy sinh của những người lính Mỹ trong chiến tranh và họ xứng đáng được ghi nhận cho những nỗ lực của mình như thế nào Bằng cách này, ông đang cố gắng gợi lên phản ứng cảm xúc từ cô Bình và thu hút sự đồng cảm của cô Ông cũng nêu bật những tiến bộ mà Hoa Kỳ đã đạt được ở Việt Nam, cho thấy rằng cuộc chiến là có thể thắng được và Hoa Kỳ đang trên đà chiến thắng.

Một chiến lược khác được người dẫn chương trình sử dụng là sử dụng các mối đe dọa Ông nói rõ rằng Hoa Kỳ sẵn sàng sử dụng vũ lực quân sự để đạt được các mục tiêu của mình tại Việt Nam Ông cũng cho rằng miền Bắc Việt Nam không thương lượng thiện chí và Hoa Kỳ sẽ không ngần ngại sử dụng vũ lực nếu cần thiết Bằng cách này, ông đang cố gắng đe dọa bà Bình và khiến bà cảm thấy rằng Hoa Kỳ nắm giữ tất cả các quân bài Ông cũng sử dụng quyền lực của vị trí người dẫn chương trình để điều khiển cuộc trò chuyện, nhiều lần ngắt lời bà Bình và cắt lời bà khi bà cố gắng trình bày quan điểm.

Bà Bình cũng là một nhà đàm phán lão luyện, bà đã sử dụng một số chiến lược để cố gắng thuyết phục người dẫn chương trình nhìn nhận quan điểm của mình Một chiến lược mà bà thực hiện đó là sử dụng lý trí Bà đã trình bày một lập luận rõ ràng và mạch lạc về lý do tại sao Hoa Kỳ nên rút quân khỏi Việt Nam và để người dân Việt Nam tự quyết định tương lai của mình Bà cũng đã sử dụng các số liệu thống kê và các ví dụ lịch sử để chứng minh cho quan điểm của mình, điều này khiến người dẫn chương trình khó bác bỏ lập luận của bà Bà cũng nhấn mạnh tác động tàn khốc của chiến tranh đối với người dân Việt Nam và những thiệt hại mà nó gây ra cho cuộc sống và xã hội của họ.

Một chiến lược khác được bà Bình thể hiện đó là sử dụng sự đồng cảm Bà nói về những đau khổ và khó khăn mà người dân Việt Nam đã trải qua trong chiến tranh và cuộc sống của họ đã bị đảo lộn như thế nào Bằng cách này, bà đang cố gắng gợi lên phản ứng, cảm xúc từ người dẫn chương trình và thu hút lòng trắc ẩn của ông Bà cũng nói rõ rằng người dân Việt Nam không phải là kẻ thù, mà là nạn nhân của một cuộc xung đột lớn hơn Bà đã dùng vị trí Trưởng đoàn đàm phán để cho thấy một mặt trận

21 mạnh mẽ và thống nhất, thể hiện quyết tâm của người dân Việt Nam trước nghịch cảnh.

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w