1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) họ đều muốn mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu phúc lợi choxã hội nếu hôm nay họ còn sống trên đời này

36 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Họ Đều Muốn Mưu Cầu Hạnh Phúc Cho Loài Người, Mưu Phúc Lợi Cho Xã Hội Nếu Hôm Nay Họ Còn Sống Trên Đời Này
Tác giả Nhóm 7
Người hướng dẫn Ngô Thị Minh Nguyệt
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Tư Tưởng Hồ Chí Minh
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 7,41 MB

Nội dung

Hồ Chí Minh đã lựa chọn, tích hợp những yếu tố tiến bộ, hợp lý và cải biến nó phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc và nhu cầu đất nước tạo ra cách làm riêng không lẫn với bất cứ nhà

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

Giảng viên hướng dẫn: Ngô Thị Minh Nguyệt

Hà Nội, 2022

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN II: NỘI DUNG 2

1 Sự tiếp thu tư tưởng của Hồ Chí Minh đối với các học thuyết của “họ”: 2

1.1 Đối với học thuyết Nho giáo của Khổng Tử: 2

1.2 Đối với Thiên Chúa giáo: 8

1.3 Đối với học thuyết Tam dân của Tôn Dật Tiên: 11

1.4 Đối với chủ nghĩa Mác – Lênin: 15

2 Cách thức Hồ Chí Minh tiếp thu văn hóa nhân loại: 19

2.1 Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trên cơ sở đã thấm đẫm các giá trị truyền thống tốt đẹp dân tộc Việt Nam: 19

2.2 Kế thừa, phát triển sáng tạo những điểm tích cực trong tinh hoa văn hóa nhân loại làm phong phú thêm vốn văn hóa của mình mà vẫn giữ được tinh thần thuần túy Việt Nam: 21

2.3 Tiếp thu trên cơ sở phê phán và đấu tranh loại bỏ những tư tưởng tiêu cực 23

2.4 Hồ Chí Minh đã lựa chọn, tích hợp những yếu tố tiến bộ, hợp lý và cải biến nó phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc và nhu cầu đất nước tạo ra cách làm riêng không lẫn với bất cứ nhà tư tưởng nào của dân tộc và nhân loại 24

PHẦN III: KẾT LUẬN 29

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 30

2

Trang 3

Trong bài thảo luận này, chúng ta sẽ tìm hiểu và phân tích cách mà Hồ Chí Minh đã

kế thừa và phát triển tư tưởng của các bậc tiền bối để đưa Việt Nam trở thành một quốc giađộc lập, tự do, dân chủ và phát triển Chúng ta sẽ đặt câu hỏi: Hồ Chí Minh đã học hỏi và ápdụng những tư tưởng gì từ các bậc tiền bối, và Bác đã đưa những tư tưởng này vào thực tiễn

ra sao?

Với tầm nhìn của một người lãnh đạo tài ba và tình yêu quê hương mãnh liệt, Hồ ChíMinh đã xây dựng nên một tư tưởng đặc biệt, đó là Tư tưởng Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh đãtận dụng những tư tưởng này và tạo ra một phương pháp đặc trưng của mình, có tính thựctiễn cao và được áp dụng vào thực tiễn hiệu quả Qua đó, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về sựnghiệp cách mạng và tư tưởng của Hồ Chí Minh, và tầm quan trọng của ông trong lịch sửViệt Nam và thế giới

Trang 4

PHẦN II: NỘI DUNG

1 Sự tiếp thu tư tưởng của Hồ Chí Minh đối với các học thuyết của “họ”:

1.1 Đối với học thuyết Nho giáo của Khổng Tử:

Về mặt lý luận, nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh là một sự kết hợp nhiềugiá trị khác nhau bao gồm chủ nghĩa Mác - Lênin, truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóanhân loại Trong đó, những giá trị của tinh hoa văn hóa nhân loại bao gồm cả của phươngĐông cũng như phương Tây, cả những giá trị của quá khứ và hiện tại đã được Hồ Chí Minhtiếp thu một cách khoa học, biện chứng để trực tiếp góp phần hình thành nên tư tưởng củamình Từ thực tế lịch sử, có thể khẳng định, Nho giáo nói chung và tư tưởng của Khổng Tửnói riêng là những giá trị nhân loại mà Hồ Chí Minh đã có sự tiếp xúc đầu tiên thông quaquá trình học tập của bản thân gắn với nền giáo dục phong kiến đương thời cũng như bằngchính sự trải nghiệm cá nhân Người với môi trường xã hội xung quanh lúc bấy giờ Từ đó,trong quá trình hình thành và phát triển tư tưởng của mình sau này, Hồ Chí Minh đã có sựtiếp thu có chọn lọc các giá trị trong tư tưởng của Khổng Tử để hình thành nên nhiều quanđiểm cụ thể trên các lĩnh vực chung đó sao? Họ đều muốn mưu hạnh phúc cho mọi người,mưu phúc lợi cho xã hội Nếu hôm nay họ còn sống trên cõi đời này, nếu họ hợp lại một chỗ,tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết”.Thực chất, tất cả các học thuyết này đều hướng đến xây dựng các giá trị đạo đức cho conngười: “Chúa Giêsu dạy: Đạo đức là bác ái Phật Thích Ca dạy: Đạo đức là bác ái PhậtThích Ca dạy: Đạo đức là từ bi Khổng Tử dạy: Đạo đức là nhân nghĩa.” Đối với Nho giáonói chung và Khổng Tử nói riêng, Hồ Chí Minh đã có nhiều nhận định, đánh giá đồng thời

đã tiếp thu một số quan điểm của học thuyết này vào tư tưởng của mình trong điều kiện mới.Điều đó được thể hiện qua một số nội dung sau đây:

- Nghiên cứu về cuộc đời và tư tưởng Hồ Chí Minh có thể nhận thấy, mặc dù là mộtngười cộng sản, một lãnh tụ cách mạng nhưng bản thân Người không hề có một sự kỳ thị,bài xích nào đối với các nhà tư tưởng cũng như phủ Trung các học thuyết ngoài chủ nghĩaMác - Lênin Trái lại, Hồ Chí Minh còn có sự đánh giá rất và cao về đóng góp của các nhà tưtưởng, những dụng làm người sáng lập các tôn giáo với sự phát triển Hồ Chí Minh của nhânloại Người đã từng nói: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng cánhân Tôn giáo của Chúa Giêsu có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả Chủ nghĩa Mác có

4

Trang 5

ưu điểm của nó là phương pháp làm việc biện chứng Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểmcủa nó, chính sách của nó phù hợp với điều kiện nước ta Khổng Tử, Giêsu, Mác, Tôn DậtTiên chẳng có những ưu điểm nào khi học hỏi người bề dưới, còn việc không được mọingười biết đến, đối với ông chẳng quan trọng gì.” Theo Hồ Chí Minh, Khổng Tử còn làngười đáng khâm phục vì những đức tính tốt đẹp của bản thân ông: “Cụ Khổng và cụ Lê hơnmọi người, không phải vì hai cụ biết hết mọi việc, làm được mọi việc Mà vì hai cụ không tựkiêu, tự ái, luôn luôn học hỏi.” Có thể nói, với xuất phát điểm là một người được giáo dục vàlớn lên dưới chế độ phong kiến Việt Nam, thì những nhận định, đánh giá của Hồ Chí Minh

về Khổng Tử chính là kết quả của sự thẩm thấu những triết lý Nho giáo vào trí tuệ và tâmhồn của Người Từ sự thẩm thấu đó, Người khẳng định: “Khổng giáo không phải là tôn giáo

mà là một thứ khoa học về kinh nghiệm đạo đức và phép ứng xử.” Do đó, Hồ Chí Minh chorằng: “Với việc xóa bỏ những lễ nghi tưởng niệm Khổng Tử, Chính phủ Trung Quốc đã làmmất đi một thể chế cũ và trái với tinh thần dân chủ Còn những người An Nam chúng ta hãy

tự hoàn thiện mình, về mặt tinh thần bằng cách đọc các tác phẩm của Khổng Tử, và về mặtcách mạng thì cần đọc tác phẩm của Lê - nin

Không chỉ góp phần vào hoàn thiện về tinh thần, đạo đức cho con người, theo

Hồ Chí Minh, Khổng Tử còn đề xướng những quan điểm có giá trị sâu sắc, lâu bền đối với

sự phát triển của xã hội, thậm chí trong điều kiện của cách mạng giải phóng các dân tộcthuộc địa Châu Á vào đầu thế kỷ XX vẫn còn nguyên giá trị Trong tác phẩm “Đông Dương”đăng trên Tạp chí La Revue Communiste, số 15, tháng 5 năm 1921, Người cho rằng, mộttrong những lý do mà người Châu Á thấy cần phải cải cách toàn bộ xã hội hiện tại là vì ở cácnước này vẫn còn đầy những bất công Người đã viết: “Khổng Tử vĩ đại (551 trước C.N)khởi xướng thuyết đại đồng và truyền bá sự bình đẳng về tài sản Ông từng nói: Thiên hạ sẽthái bình khi thế giới đại đồng Người ta không sợ thiếu, chỉ sợ có không đều Bình đẳng sẽxoá bỏ nghèo nàn ” Như vậy, lý tưởng về một xã hội công bằng, bình đẳng là một lý tưởng

đã có từ rất sớm mà Khổng Tử là người đầu tiên nêu lên Do đó, trong điều kiện sự áp bức,bất công dưới sự thống trị của chế độ thực dân, phong kiến ở Châu Á đương thời thì tưtưởng này vẫn còn nguyên giá trị trong việc thúc đẩy cho cuộc đấu tranh vì sự công bằng vàbình đẳng trong xã hội thuộc địa Từ tất cả những nhận định trên thì cũng dễ hiểu vì sao Hồ

Trang 6

Chí Minh cho rằng: “Toàn bộ đời sống trí tuệ của người Trung Quốc đều thấm đượm tinhthần triết học và giáo lý của Khổng Tử”.

- Hồ Chí Minh chỉ ra những hạn chế trong học thuyết của Khổng Tử, đặc biệt là đặttrong bối cảnh thực tiễn của thế giới hiện đại

Trước tiên, dưới góc độ chính trị, học thuyết của Khổng Tử ra đời trong chế độ phong kiếnnhằm mục đích giúp cho tầng lớp phong kiến củng cố quyền lực, bảo vệ chế độ Hồ ChíMinh khẳng định: “Những ông vua tôn sùng Khổng Tử không phải chỉ vì ông không phải làngười cách mạng, mà còn là vì ông tiến hành một cuộc tuyên truyền mạnh mẽ có lợi cho họ

Họ khai thác Khổng giáo như bọn đế quốc đang khai thác Kitô giáo ông rõ ràng là ngườiphát ngôn bênh vực những người bóc lột chống lại những người bị áp bức Đặt trong bốicảnh các nước thuộc địa đàng phải tiến hành đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giai cấp vôsản phải chống lại sự bóc lột của giai cấp tư sản thì rõ ràng: “Nếu Khổng Tử sống ở thời đạichúng ta và nếu ông khăng khăng giữ những quan điểm ấy thì ông sẽ trở thành phần tử phảncách mạng Đây chính là điểm hạn chế lớn nhất trong tư tưởng của Khổng Tử Tuy nhiên,

Hồ Chí Minh cũng có cái nhìn biện chứng về vấn đề này theo quan điểm lịch sử - cụ thể khiNgười cho rằng: “Nhưng cách đây 20 thế kỷ, chưa có chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc

và các dân tộc chưa bị áp bức như chúng ta ngày nay, cho nên bộ óc Khổng Tử không baogiờ bị khuấy động vì các học thuyết cách mạng Ngoài ra, theo Hồ Chí Minh, ngay trong tưtưởng về đạo đức của Khổng Tử cũng có những điểm hạn chế rất lớn, đặt trong xã hội hiệnđại “Đạo đức của ông là hoàn hảo, nhưng nó không thể dung hợp được với các trào lưu tưtưởng hiện đại, giống như một cái nắp tròn làm thế nào để có thể đậy kín được cái hộpvuông? Điểm nổi bật đầu tiên mà Hồ Chí Minh chỉ ra là Khổng Tử nói riêng và Nho giáonói chung rất xem thường vai trò của phụ nữ trong xã hội “Đại Đức Khổng Tử nói: Chồngphải dạy vợ Đức Mạnh Tử lại lưu ý rằng: Đàn bà và trẻ con khó dạy bảo: nếu cho họ gần thì

họ khinh nhờn; nếu bỏ mặc họ thì họ thù oán” Quan điểm này đã ảnh hưởng rất lớn đến các

xã hội phong kiến ở châu Á trong đó có Việt Nam, dẫn đến hạ thấp vị trí của người phụ nữ

và thực chất đây cũng chính là một sự bất công cần xóa bỏ Một điểm hạn chế lớn khác trongquan điểm của Khổng Tử và cũng trở nên lỗi thời trong xã hội hiện đại là coi khinh lao độngchân tay, từ đó dẫn đến coi thường những người thuộc tầng lớp dưới “Dưới chế độ phongkiến, lao động trí óc tách rời hẳn với lao động chân tay Trước đây hơn 2.500 năm, cụ Khổng

6

Trang 7

Tư tưởng

Hồ Chí… 100% (17)

120

Những điểm đặc sắc trong tư tưởng Hồ…

Trang 8

Tử (“ông Thánh" khoa học Trung Quốc ngày xưa) đã mắc sai lầm đó Một hôm học trò hỏi

cụ Khổng về nghề làm ruộng và trồng cây Ông cụ trả lời một cách cay cú: “Ta chả biết!”.Xét dưới góc độ giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp vô sản thì quan điểm này là khôngphù hợp vì nó đã hạ thấp vai trò cũng như tính tích cực của một lực lượng đông đảo trong xãhội là giai cấp vô sản

- Hồ Chí Minh tiếp thu một cách có chọn lọc học thuyết của Khổng Tử, phù hợp vớiđiều kiện cụ thể của xã hội cũng như yêu cầu của cách mạng Việt Nam Người viết: “Tuy Khổng Tử là phong kiến và tuy trong học thuyết của Khổng Tử có nhiều điều không đúngsong những điều hay trong đó thì chúng ta nên học” Từ đó, Hồ Chí Minh đã vận dụng linhhoạt, sáng tạo các quan điểm của Khổng Tử trong việc xây dựng các chuẩn mực đạo đứccách mạng cũng như giáo dục những điều đó cho đội ngũ cán bộ, đảng viên Khi nói vềnhững phẩm chất cơ bản trong đạo đức của người cộng sản, Người đều trích dẫn những câunói nổi tiếng của Khổng Tử để chứng minh giá trị của từng phẩm chất cụ thể Đề cao tinhthần tiết kiệm, Người đã mở đầu: “Cụ Khổng Tử nói: “Người sản xuất nhiều, người tiêu xài

ít Làm ra màu, dùng đi chậm thì của cái luôn luôn đầy đủ." thế Hay nói đến tính liêm chínhcủa cán bộ, Người cũng chỉ rõ: “Cụ Khổng Tử nói: “Người mà không Liêm, không bằng súcvật.” Để chống thói tự kiêu, Người cũng không quên trích dẫn lời Khổng Tử: “Nếu có tính tựkiêu, thì dù tài giỏi vô cùng như ông Chu Công, thì tài giỏi ấy cũng vứt đi.” Như vậy, theo

Hồ Chí Minh, những quan điểm về đạo đức của Khổng Tử dù đã qua hàng ngàn năm nhưngtrong thời đại mới vẫn còn nguyên giá trị đối với những người cộng sản Đây là một điều cầnphải được học hỏi để vận dụng cho phù hợp Đồng thời với việc nhận thức sâu sắc các giá trịtrong quan điểm về đạo đức của Khổng Tử, trong quá trình lãnh đạo, Hồ Chí Minh cònthông qua những quan điểm thể của ông để cu giáo dục tinh thần và ý chí cách mạng cho độingũ cán bộ, đảng viên

Trong “Thư gửi Hội nghị y tế Liên khu”, họp tại Liên khu X từ ngày 04 đến ngày07/6/1948, để động viên tinh thần vượt qua khó khăn, thiếu thốn của đội ngũ nhân viên y tế,

từ cao cấp đến những cán bộ phổ thông Người đã viết: “Khổng Tử đã nói: “Cùng đương íchkiên”, và thật là đáng quý, đáng kính, " Khi nói chuyện tại Lớp chính đảng Trung ươngkhóa 3, ngày 10 tháng 3 năm 1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hai lần trích dẫn lời Khổng Tử.Người mở đầu bài nói chuyện: “Trong khi rồi, Bác thường đọc sách, sách mới có, cũ có

Trang 9

Hôm nay Bác nói một câu chuyện về sách cũ Ngày xưa Khổng Tử có câu: “Ôn việc cũ đểbiết việc mới” nghĩa là ta phải ôn những việc đã qua de thay việc mới.”! Khi nói đến việcrèn luyện đạo đức của đội ngũ cán bộ trong kháng chiến, Người lại một lần nữa nhấn mạnh:

“Khổng Tử nói: "Mình phải chính tâm tu thân” nghĩa là việc gì cũng phải làm kiểu mẫu; cóthể mới “trị quốc bình thiên hạ” được Trị quốc bình thiên hạ đây tức là ta kháng chiến đánhPháp, kiến quốc xây dựng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ hòa bình thế giới Muốn cải tạo xã hội thìlòng mình phải cải tạo Nếu lòng mình không cải tạo thì đừng nói đến cải tạo xã hội Lòngmình còn tham ô, lãng phí, muốn cải tạo xã hội làm sao được "

- Hồ Chí Minh thực hành những giá trị tích cực của Khổng Tử và học thuyết Nhogiáo trong đời sống

Không chỉ vận dụng những giá trị tư tưởng của Khổng Tử trong quá trình lãnh đạo cáchmạng mà chính bản thân Hồ Chí Minh cũng đã tự mình thực hành những nguyên tắc tư duy

và triết lý sống của Nho giáo trong cuộc sống cá nhân để không ngừng tu dưỡng đạo đứccũng như nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu Các nguyên tắc chủ yếu trong

tư tưởng triết học - chính trị của Nho giáo như coi trọng vai trò của con người, đề cao giáodục, coi đạo đức là nền tảng của con người; muốn cải tạo xã hội thì bắt đầu từ cải tạo conngười đã được Hồ Chí Minh sử dụng nhuần nhuyễn, linh hoạt để hình thành nên các quanđiểm, luận điểm phù hợp với điều kiện thực tiễn Cụ thể như trên cơ sở thuyết Tam tài(Thiên - Địa - Nhân) của Nho giáo, Hồ Chí Minh đã chỉ ra mối quan hệ có tính quy luật giữacon người với trời và đất được hình thành trên những yếu tố cốt lõi mà trong đó đối với conngười chính là yếu tố đạo đức Trong bài viết “Cần, kiệm, liêm, chính” đăng trên báo CứuQuốc số ngày 30/5, 31/5, 01/6 và 02/6 năm 1949, ngay ở phần mở đầu, Chủ tịch Hồ ChíMinh đã đúc kết những vấn đề trên bằng 6 câu thơ:

“Trời có bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam Bắc Người có bốn đức: Cần, kiệm, liêm, chính Thiếu một phương, thì không thành đất Thiếu một đức, thì không thành người”

Trang 10

Đặc biệt, trong cuộc sống hàng ngày, Hồ Chí Minh cũng đã có sự tiếp thu và thựchành triết lý sống của một nhà Nho với các nguyên tắc cơ bản như tu nhân (tự mình rènluyện), dĩ thân vi giáo (tự mình nêu gương)., như Người đã từng viết nhiều lần về việc tự tudưỡng đạo đức: “Mỗi cán bộ, mỗi đảng viên, mỗi ngày phải tự kiểm điểm, tự phê bình, tựsửa chữa như mỗi ngày phải rửa mặt Được như thế thì trong Đảng sẽ không có bệnh màĐảng sẽ " mạnh khoẻ vô cùng " Hay như khi bàn về trách nhiệm nêu gương, trong Thư gửiđồng chí Pêtơrốp, Tổng thư ký Ban phương Đông năm 1924, Người cũng nhấn mạnh: “Nóichung thì các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sốngcòn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền.

Như vậy, có thể thấy, Hồ Chí Minh đã khai thác di sản tư tưởng của Nho giáo nóichung và cá nhân Khổng Tử nói riêng một cách cụ thể, sáng tạo; đồng thời, Nho giáo đãảnh hưởng đến Hồ Chí Minh một cách sâu sắc, từ những phạm trù, mệnh đề tư tưởng đếnphương pháp tư duy; từ tư tưởng, học thuyết đến triết lý sống; cũng như từ nhận thức đếnthực hành

Qua những nội dung khái quát như trên, có thể khẳng định, sự hình thành và pháttriển tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự tiếp thu và vận dụng một cách khoa họcnhiều học thuyết khác nhau của nhân loại, trong đó tư tưởng của Khổng Tử đóng góp mộtphần không nhỏ Từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã có sự nhận thức một cách khách quan vềnhững đóng góp to lớn của Khổng giáo đối với lịch sử nhân loại nói chung và các xã hộiChâu Á nói riêng Tư tưởng của Khổng Tử đã có một ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triểncủa chế độ phong kiến phương Đông về cả phương diện chính trị và xã hội, đặc biệt là vềđạo đức Tuy nhiên, vì ra đời trước đó hàng ngàn năm nên trong thời đại mới, một số quanđiểm trong học thuyết của Khổng Tử đã trở nên không còn phù hợp, thậm chí là lỗi thời,phản cách mạng Cần phải thay đổi một cách mạnh mẽ Vấn đề này đã được Hồ Chí Minhnhận thức một cách sâu sắc và biện chứng Điều đặc biệt có ý nghĩa là Hồ Chí Minh luôntiếp thu và vận dụng một cách phù hợp, sáng tạo nhiều quan điểm của Khổng Tử trongviệc hình thành và phát triển tư tưởng của mình, nhất là tư tưởng về đạo đức và đạo đứccách mạng Điều này đã góp phần xây dựng nên những giá trị mới trên nền tảng lý luậntrước đó một cách vững chắc; giúp cho những quan điểm của Hồ Chí Minh được củng cố

9

Trang 11

bằng những luận cứ khoa học, sâu sắc; từ đó càng khẳng định giá trị lâu dài, bền vững của

tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay

1.2 Đối với Thiên Chúa giáo:

Là người biết kế thừa, vận dụng sáng tạo tinh hoa văn hoá nhân loại vào lãnh đạo cáchmạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đánh giá cao tư tưởng đại đồng, tư tưởng nhân văn, tưtưởng đạo đức bác ái cao cả của Thiên chúa giáo cũng như nhiều tư tưởng về con người củatôn giáo lớn nhất thế giới nay Thiên Chúa giáo có một số ưu điểm nổi bật phải kể đến như:Những điều răn dạy của Chúa Giê-su như “Không giết người; không tà dâm; không trộmcắp; không làm chứng dối, che dấu sự giả dối; không ham muốn vợ người; không ham củatrái lẽ” là những điều hướng thiện, là những quy tắc không chỉ dành cho người theo đạo mà

nó còn có ý nghĩa với tất cả mọi người Đó là những giá trị chung nhất mà con người ở thờiđại nào, không phân biệt màu da, sắc tộc, không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo đều phảihướng tới Bên cạnh đó, Thiên Chúa giáo cũng thể hiện tình yêu thương đồng loại, gắn kếtcộng đồng Đức Chúa Giêsu dạy tín đồ phải yêu thương đồng loại Triết lý sống của họ làtriết lý tình thương, sống có tình, có nghĩa, có đạo đức, làm điều tốt, điều thiện,…Và ưuđiểm cơ bản nhất, có ảnh hưởng nhất của Thiên Chúa Giáo đến tư tưởng Hồ Chí Minh chính

là lòng nhân ái cao cả

Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ thế giới quan duy tâm của Thiên chúa giáo Tuy thế giới quan

ấy đối lập với thế giới quan duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin, nghĩa là đối lập với thế giớicủa Người, nhưng Người vẫn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng – theo hoặc không theo mộttôn giáo nào của mọi người nói chung và những tín đồ Thiên chúa giáo nói riêng Người chỉkiên quyết phê phán và chống lại sự lợi dụng tôn giáo, xuyên tạc tôn giáo của các thế lực thùđịch Các thế lực thù địch này chính là bọn thực dân, đế quốc xâm lược, chúng đã xuyên tạc

và lợi dụng tôn giáo vào mục đích gây chiến tranh xâm lược các nước hòng bắt nhân dân cácnước này cam chịu sự thống trị và bóc lột tàn bạo của chúng Tất cả những vấn đề đó đềuảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện trên hai mặt: Một mặt, Hồ ChíMinh kế thừa, đề cao những mặt tốt, vận dụng sáng tạo những mặt tốt ấy để làm phong phúthêm tư tưởng của Người về đại đoàn kết, cả đoàn kết toàn dân trong quốc gia dân tộc vàđoàn kết quốc tế, và đề cao, động viên đồng bào Thiên chúa giáo trong và ngoài nước tham

Trang 12

gia đông đảo vào khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết nhân dân toàn thế giới, tăng thêm lựclượng cho cách mạng Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Việt Nam - nơi có nhiều cộng đồng

cư dân cùng sinh sống, nơi tín ngưỡng giữa đạo và đời luôn đồng hành ngự trị trong đờisống tâm linh của người dân, Hồ Chí Minh đã sớm nhìn thấy và biết gạn lọc những tinh hoatrong kho tàng giá trị của đạo Thiên chúa những điều cần thiết cho sự nghiệp giải phóng dântộc Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh dường như bao la, nhân ái hơn khi hoà đồng, kết hợptâm hồn, đạo đức và cốt cách của con người Việt Nam với tư tưởng “cứu thế, độ dân, hy sinhcho tự do” của Đức Chúa GiêSu, để không chỉ giương cao ngọn cờ độc lập, tự do, thực hiện

sự tôn trọng tự do tôn giáo, mà còn luôn thực hiện đoàn kết với đồng bào đồng bào Thiênchúa giáo trong hành trình đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng một nước Việt Nam hòabình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh

Mặt khác, Hồ Chí Minh cũng vạch mặt bọn thực dân, đế quốc xâm lược lợi dụng tôngiáo, giả danh Chúa vào mục đích, âm mưu “chia để trị”: gây thù hằn giữa cộng sản với tôngiáo; gây thù hằn giữa đồng bào lương với đồng bào giáo; thù hằn dân tộc này với dân tộckhác… để phục vụ cho mục tiêu xâm lược và chống cộng sản của chúng v.v…

Kế thừa lòng nhân ái, đức hy sinh của Thiên chúa giáo: Nói đến việc kết hợp văn hóaĐông, Tây trong con người Hồ Chí Minh, không thể không đề cập đến sự kế thừa lòng nhân

ái, đức hy sinh, những giá trị cơ bản của Thiên chúa giáo Hồ Chí Minh tiếp thu mỹ học bác

ái “kính Chúa yêu nước”, là yêu “hòa bình, tự do, hạnh phúc” của Thiên Chúa giáo Trongbức thư gửi cho đồng bào công giáo nhân dịp Noel năm 1945, năm độc lập đầu tiên củanước nhà Người đã viết: “Đức Thiên Chúa đã giáng sinh để cứu vớt nhân loại Đức ThiênChúa là một tấm gương hy sinh triệt để vì những người bị bóc lột, vì những dân tộc bị ápbức, vì hòa bình, vì công lý” Và Người đã nhấn mạnh: “Gần 20 thế kỷ trước, một vị thánhnhân đã ra đời Cả đời Người chỉ lo cứu thế độ dân, hy sinh cho tự do, bình đẳng Trong lúcnày, thực dân Pháp gây cuộc chiến tranh, chúng mong cướp nước ta lần nữa Chúng làm tráihẳn với lòng bác ái của Đức Giêsu Toàn thể đồng bào ta, không chia lương, giáo, đoàn kếtchặt chẽ, quyết lòng kháng chiến, để giữ gìn non sông Tổ quốc, mà cũng để giữ gìn quyềntôn giáo tự do” Tiếp thu tư tưởng đó của Thiên Chúa giáo, Người đã cống hiến cả cuộc đờicho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân lao động khỏi ách áp bức, bóc lột; đã

là hiện thân của lòng nhân ái và đức hy sinh cao cả

11

Trang 13

Người đã chỉ ra “Mục tiêu cao cả của Phật Thích Ca và Chúa Giêsu đều giống nhau:Thích Ca và Giêsu đều muốn mọi người có cơm ăn áo mặc, bình đẳng, tự do, thế giới đạiđồng” và “Mục đích của Chính phủ ta theo đuổi chiến đấu vì nền độc lập đem lại hạnh phúccho nhân dân Song, để đạt đến hạnh phúc đó cho mọi người phải xây dựng thành công chủnghĩa xã hội Nếu Chúa Giêsu sinh ra vào thời đại chúng ta và phải đặt mình trước nỗi khổđau của người đương thời, chắc sẽ là một người xã hội chủ nghĩa đi tìm con đường cứu khổloài người" Hồ Chí Minh luôn mong muốn và cố gắng hết sức cho nước nhà sớm được độclập, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, ai cũng được hưởng cuộcsống tự do, hạnh phúc thực sự trên thế giới trần tục Và từ tình thương yêu, bác ái, quênmình để cứu người của Chúa Giêsu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có một khát vọng khôn nguôi:

"Độc lập cho Tổ quốc tôi, tự do hạnh phúc cho đồng bào tôi" và vì vậy, ngọn cờ đại đoàn kếtdân tộc của Người đã không chỉ hấp dẫn, mà còn quy tụ được mọi người, không phân biệttôn giáo, đảng phái Đứng trước nhiều khó khăn thử thách của “giặc đói, giặc dốt và giặcngoại xâm” thì sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân với tinh thần: “Tổ quốc trên hết”,

“Độc lập trên hết”, đã động viên được nhiều linh mục, giáo phẩm, giáo dân Thiên chúagiáo tích cực tham gia kháng chiến để sát cánh cùng đồng bào cả nước, đưa sự nghiệp khángchiến và kiến quốc đến thắng lợi cuối cùng…

Sau này, Người luôn luôn giáo dục cán bộ, đảng viên về lòng thương người, thươngdân, thương các chiến sĩ ngoài mặt trận - đó là những tư tưởng thấm đậm những giá trị cao

cả mang tính nhân loại mà Thiên chúa giáo đã khởi xướng và răn dạy Người lên án gay gắtnhững kẻ “giả danh Chúa” để thực hiện những “hành vi ác quỷ”: dẫn đường cho đội quânviễn chinh; cướp của cải, đánh đập, bắt giết người (đặc biệt là trẻ em); chiếm ruộng đất canhtác,… Người coi những hành động đó là sự đi ngược lại và phản bội lòng nhân ái cao cả củaChúa, làm hoen ố tư tưởng lớn của Ngài là muốn mưu cầu phúc lợi cho xã hội Người viết:

“Và nếu Chúa bất hạnh đã chịu đóng đanh trên cây thánh giá trở về cõi thế này, thì chắcNgài sẽ vô cùng ngao ngán khi thấy "các môn đồ trung thành” của mình thực hiện đức khổhạnh như thế nào” Người lên án những giáo sĩ đại diện cho chủ nghĩa tư bản phương Tây,những kẻ nhân danh Chúa để quan hệ mật thiết với thế lực thực dân, tham gia vào guồngmáy của chủ nghĩa thực dân, xâm nhập về kinh tế và quân sự, áp đặt nền văn hóa thực dân,làm xuất hiện nguy cơ bá quyền văn hóa,…

Trang 14

Hồ Chí Minh đã ca ngợi lòng nhân ái cao cả của Thiên Chúa giáo Chúa Giêsu đã kêugọi con chiên của Chúa “Hãy yêu kẻ thù của mình, làm ơn cho kẻ ghét mình, cho phước cho

kẻ rủa mình và cầu nguyện cho kẻ sĩ phục mình” Chúa Giêsu dạy con người không thamlam, trộm cắp, hãy sống trong sạch, hãy cho khi người ta xin Hồ Chí Minh đã đọc rất kỹTân ước và Cựu ước, hiểu thấu đáo sách Mathiơ và Luca Người thấy nhân tố thương yêucon người thì Thiên Chúa giáo với Khổng giáo cũng cùng chung một ưu điểm Trong mộtbức thư phúc đáp ngài G Bidon, Thủ tướng của Chính phủ Pháp - nước đang xâm lăng ViệtNam lúc đó, Người đã viết: “Chúng ta đều được kích thích bởi một tinh thần Triết lý đạoKhổng, và triết lý phương Tây đều tán dương một nguyên tắc đạo đức: “Kỷ sở bất dục, vậtthi ư nhân” Nhấn mạnh lòng thương người của một số học thuyết tôn giáo, một lần khác,Người lại viết: “Chúa Giêsu dạy: Đạo đức là bác ái Phật Thích Ca dạy: Đạo đức là từ bi.Khổng Tử dạy: Đạo đức là nhân nghĩa” Tiếp thu tư tưởng nhân ái bao la của Đức ChúaGiêsu, song Hồ Chí Minh cũng thấy rằng, “cách đây 2000 năm, Đức Chúa Giêsu đã nói là taphải yêu mến các kẻ thù của ta Điều đó đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được”

1.3 Đối với học thuyết Tam dân của Tôn Dật Tiên:

Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Dật Tiên và cuộc cách mạng vận động dưới sự chỉ đạocủa hệ tư tưởng này – cách mạng Tân Hợi – ngay lập tức có những ảnh hưởng trực tiếp,nhanh chóng và sâu sắc đến phong trào cách mạng Việt Nam thời kỳ cuối thế kỷ XIX, đầuthế kỷ XX (lúc bấy giờ đang trong thời kỳ khủng hoảng đường lối cứu nước) Không ít nhàyêu nước Việt Nam (Phan Bội Châu, Nguyễn Thái Học,…) đã tìm đến với chủ nghĩa Tamdân và coi chủ nghĩa này như một trong những nền tảng hình thành tư tưởng của mình.Nhiều tổ chức cách mạng mô phỏng theo tổ chức Quốc dân đảng của Tôn Dật Tiên lần lượt

ra đời Trong số đó, Hồ Chí Minh là người chịu ảnh hưởng đậm nét hơn cả Trong nguồn gốchình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, ngoài chủ nghĩa Mác – Lênin và chủ nghĩa yêu nướctruyền thống Việt Nam, còn phải kể đến các tinh hoa văn hóa, tư tưởng nhân loại, mà trựctiếp và điển hình nhất là tư tưởng dân tộc, dân chủ trong chủ nghĩa Tam dân của Tôn DậtTiên

Nói đến ảnh hưởng của Tôn Dật Tiên và chỉ nghĩa Tam dân đối với Hồ Chí Minh,trước hết phải kể đến lòng tôn kính, sự khâm phục, trân trọng của Hồ Chí Minh đối với Tôn

13

Trang 15

Dật Tiên Người đã có những đánh giá đúng đắn về Tôn Dật Tiên, về Quốc dân cách mạngđảng và chủ nghĩa Tam dân mới của ông Hồ Chí Minh cho rằng cương lĩnh đảng của TônDật Tiên – Quốc dân đảng – là một trong những cương lĩnh cải cách Cương lĩnh đó gồmnhững điều khoản chống đế quốc và chống quân phiệt một cách rõ rệt Quốc dân đảng lớntiếng tuyên bố đoàn kết với các dân tộc bị áp bức ở các nước thuộc địa và với giai cấp vô sảnquốc tế Quốc dân đảng đồng tình với Cách mạng Nga Nhận định này của Hồ Chí Minhhoàn toàn phù hợp với quan điểm của Quốc tế cộng sản về Tôn Trung Sơn (Tôn Dật Tiên)trong Lời kêu gọi gửi công nhân, nông dân và nhân dân lao động Trung Quốc khi ông quađời (tháng 3 năm 1925) Tuy nhiên, trên thực tế, phải đến giưa tháng 11 năm 1924, khi từMátxcơva (Nga) đến Quảng Châu (Trung Quốc), Hồ Chí Minh mới có điều kiện tìm hiểu tưtưởng của Tôn Dật Tiên một cách trực tiếp và sâu sắc Hồ Chí Minh hoạt động ở QuảngChâu vào thời điểm Tôn Dật Tiên đã công bố chủ nghĩa Tam dân mới: dân tộc có nghĩachống đế quốc, thiết lập sự bình đẳng hoàn toàn giữa các dân tộc trong nước; dân sinh làgiao ruộng đất cho nông dân, tiết chế đại tư sản trong nông nghiệp; cùng với đó là 3 chínhsách lớn “liên Nga, liên cộng, ủng hộ công nông” Có thể nói: “Trong tất cả các lý luận cáchmạng, ông Nguyễn cảm thấy chủ nghĩa Tôn Văn là thích hợp nhất với hoàn cảnh cụ thể củaViệt Nam Chủ nghĩa Tam dân của bác sĩ Tôn Dật Tiên có thể tổng kết là:

Chủ nghĩa dân tộc: độc lập cho mọi dân tộc

Chủ nghĩa dân quyền: tự do của nhân dân

Chủ nghĩa dân sinh: hạnh phúc và hưởng thụ của nhân dân

Đây là những điều mà Việt Nam cần Đây là những cái mà dân tộc Việt Nam đòi hỏi.Đây là cái mà Nguyễn Ái Quốc tìm kiếm Từ đó về sau, Nguyễn Ái Quốc có lòng kính trọngsâu sắc đối với vị lãnh tụ này của nhân dân Trung Quốc và trở thành người học trò trungthực của Tôn Dật Tiên

Khác với các nhà yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX, Hồ Chí Minh khi nghiên cứuchủ nghĩa Tam dân đã nhìn thấy những hạn chế hết sức cơ bản của học thuyết này Về cơbản, tư tưởng của chủ nghĩa Tam dân vẫn chỉ là tư tưởng dân chủ tư sản, nằm trong hệ thống

tư tưởng tư sản Tuy nhiên, Người cũng nhìn thấy ở chủ nghĩa Tam dân và chính sách “thânNga, liên cộng, ủng hộ công nông” của Tôn Dật Tiên có những điểm tiến bộ, tích cực và có

Trang 16

thể vận dụng thích hợp vào điều kiện thực tế của cách mạng Việt Nam Năm 1925, sau khithành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Hồ Chí Minh đã trực tiếp huấn luyện, đàotạo cán bộ đưa về nước tuyên truyền vận động quần chúng, chuẩn bị tư tưởng và tổ chức cho

sự ra đời của chính đảng cộng sản Một trong những nội dung học tập tại các khóa huấnluyện của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại Quảng Châu là: “Lịch sử các cuộc cáchmạng, ba quốc tế, các phong trào đấu tranh của các dân tộc thuộc địa, lịch sử cách mạngtháng Mười Nga, Cách mạng Tân Hợi, cách mạng đang diễn ra ở Trung Quốc với Tam dânchủ nghĩa và Tam dân đại chính sách”, “chúng tôi học các thứ chủ nghĩa như chủ nghĩaGăng đi, chủ nghĩa Tam dân một cách có phê phán và chủ nghĩa Mác – Lênin, kết hợp vớilịch sử Cách mạng tháng Mười” Điều đó cho thấy, trong quá trình hoạt động cách mạng, HồChí Minh không tiếp thu nguyên si, máy móc mà đã vượt lên trên những nhà yêu nước ViệtNam khác Người đã tiếp thu một cách có chọn lọc và sáng tạo những mặt tiến bộ của chủnghĩa Tam dâm và áp dụng thành công chúng vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, coi trọngvấn đề độc lập dân tộc, nhưng tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể mà nhấn mạnh và đặt nó lên vịtrí hàng đầu Độc lập dân tộc gắn liền với tụ do hạnh phúc của nhân dân Đó là điểm sáng tạo

vĩ đại của Hồ Chí Minh

Không chỉ “Việt Nam hóa” ba chủ nghĩa Tam dân của Tôn Dật Tiên thành dân tộc độclập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc mà Hồ Chí Minh còn kết hợp một cách tài tìnhsách lược hai giai đoạn cách mạng của Lênin với chủ nghĩa Tam dân để thảo ra bản Chínhcương vắn tắt cho Đảng Cộng sản Việt Nam Cương lĩnh đó được trình và thông qua tại Hộinghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (từ ngày 6/1/1930 đến 7/2/1930) Cương lĩnh trên

là phương hướng cho dân tộc Việt Nam trong giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ Từcương lĩnh ấy, Người đã thai nghén ra tên nước Việt Nam sau này:

“Việt Nam Dân chủ cộng hòa

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”

Xét về hình thức, tên nước Việt Nam và tiêu ngữ của Cách mạng Việt Nam từ Cáchmạng tháng Tám đến năm 1976 mang dấu ấn của chủ nghĩa Tam dân, nhưng bên trong lạichứa đựng nội dung của chủ nghĩa Mác – Lênin Khái niệm “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”

đã được Hồ Chí Minh rút ra từ chủ nghĩa Tam dân và tư tưởng “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”

15

Trang 17

của cách mạng tư sản Pháp 1978 và nâng lên một trình độ mới, mang tính giai cấp, tính nhândân, tính dân tộc và tính cách mạng triệt để của một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ dưới sựlãnh đạo của giai cấp công nhân, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin làm tư tưởng và kim chỉ namcho hành động.

Sau Cách mạng tháng Tám, Hồ Chí Minh tiếp tục đánh giá cao chủ nghĩa Tam dâncủa Tôn Dật Tiên Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời chưa đầy một tháng, ngày23/9/1945, thực dân Pháp quay lại xâm lược Việt Nam, đánh chiếm Nam Bộ, tiếp theo đó,quân đội Đồng minh lần lượt kéo vào làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật Bản; chínhquyền vừa mới ra đời đã đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, bên trong là nạn đói,nạn rét, nạn mù chữ, các tệ nạn xã hội và các thế lực phản động tay sai không ngừng chốngphá, còn bên ngoài thì bọn đế quốc đang rắp tâm quay trở lại xâm lược Trong tình thế đó,ngày 23 tháng 2 năm 1946, khi trả lời phỏng vấn của báo chí về bản Hiệp ước Hoa - Pháp,Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Trung Hoa với ta cùng là người Á châu, cùng là giống davàng, lại có liên quan với nhau về địa dư, lịch sử Trung Hoa bây giờ cũng như Tôn TrungSơn ngày trước, chủ trương Tam dân chủ nghĩa là dân tộc, dân quyền và dân sinh TrungQuốc phấn đấu kháng chiến trong 8, 9 năm cũng vì ba chủ nghĩa ấy Ta phấn đấu, cũng trướchết là vì dân tộc Dù thế nào chăng nữa Trung Quốc cũng phải bênh vực ta và người ViệtNam cũng phải thân thiện với Trung Quốc” Ngày 16/7 /1947, khi cuộc kháng chiến chốngthực dân Pháp của nhân dân ta đang ở vào thời kỳ khó khăn, trả lời phỏng vấn của một nhàbáo nước ngoài, Hồ Chí Minh tiếp tục nhấn mạnh: “Chính sách đối nội của Việt Nam là dântộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc Chính sách đối ngoại là thân thiện với tất

cả các láng giềng Trung Hoa, Ấn Độ, Xiêm La, Cao Mên, Ai Lao, v.v., mà không thù gì vớinước nào” Và ngày 19 tháng 8 năm 1947, trong Thư gửi đồng bào toàn quốc nhân dịp kỷniệm Cách mạng tháng Tám, Hồ Chí Minh một lần nữa khẳng định: “Theo gót Cáchmạng 1911 của Tàu, Cách mạng tháng Tám thực hiện chủ nghĩa: Dân tộc, dân quyền, dânsinh” Những dẫn chứng nêu trên giúp chúng ta hiểu rõ rằng, bên cạnh việc đứng vững trênquan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa xãhội khoa học để đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi, Hồ Chí Minh luôn tiếp thu có chọnlọc những tư tưởng tiến bộ khác, trong đó có chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn Dướiánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã tiếp thu những gì cách mạng nhất, tích

Trang 18

cực nhất để áp dụng một cách phù hợp với điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam Điều

dễ dàng nhận thấy là, tư tưởng của Tôn Trung Sơn qua Hồ Chí Minh đã có được một nộidung mới, sâu sắc hơn, toàn diện hơn

Sự tiếp thu truyền thống tư tưởng Trung Quốc đã được các bậc tiền bối Việt Nam thựchiện Song, sự kết hợp truyền thống tư tưởng đó với tư tưởng tiên tiến Phương Tây thì chỉđến Hồ Chí Minh mới có Hồ Chí Minh đã tiếp thu có chọn lọc và vận dụng sáng tạo chủnghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam Tìm hiểuảnh hưởng của Tôn Trung Sơn đối với cách mạng Việt Nam, đặc biệt đối với Hồ Chí Minh,chúng ta trân trọng ghi nhận những đóng góp to lớn của Tôn Trung Sơn về lý luận và thựctiễn cho cách mạng Việt Nam Chính những chủ trương, đường lối cách mạng dân chủ trongchủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn đã có tác dụng thúc đẩy và mang lại cho phong tràocách mạng Việt Nam một màu sắc mới, làm phong phú thêm những trang sử đấu tranh giảiphóng dân tộc của Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX Đặc biệt, Hồ Chí Minh đã phát triểnsáng tạo các quan điểm về dân tộc, dân quyền, dân sinh của Tôn Trung Sơn trong cách mạngdân chủ tư sản thành tư tưởng đấu tranh cho Độc lập – Tự do – Hạnh phúc của con người vàdân tộc Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản

1.4 Đối với chủ nghĩa Mác – Lênin:

Đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh có bước nhảyvọt lớn: kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, kết hợp dân tộc với giaicấp, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội; nâng chủ nghĩa yêu nước lên một trình độ mớitrên lập trường của chủ nghĩa Mác - Lê-nin Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, HồChí Minh luôn khẳng định: Chủ nghĩa Mác - Lênin là chủ nghĩa chân chính nhất, khoa họcnhất, cách mạng nhất, "muốn cách mạng thành công, phải đi theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư vàchủ nghĩa Lê-nin" Đối với Người, chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở thế giới quan, phươngpháp luận khoa học để giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra Người không bao giờ xarời chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời kiên quyết chống chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa xétlại Như vậy, chủ nghĩa Mác - Lênin là một nguồn gốc - nguồn gốc chủ yếu nhất, của tưtưởng Hồ Chí Minh, là một bộ phận hữu cơ - bộ phận cơ sở, nền tảng của tư tưởng Hồ ChíMinh

17

Ngày đăng: 23/02/2024, 18:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w