1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) chính sách chính trị,pháp lý của tập đoàn unilever vàunilever việt nam

81 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chính Sách Chính Trị, Pháp Lý Của Tập Đoàn Unilever Và Unilever Việt Nam
Tác giả Trần Thị Phương Linh, Bùi Bảo Yến, Lưu Bá Nhật, Tô Thị Hồng, Nguyễn Minh Đức, Đỗ Hồng Nhung, Nguyễn Ngọc Nhi
Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Hồng Trà My
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 31,49 MB

Cấu trúc

  • I. Một số vấn đ) chung (9)
    • 1.1. Cơ sở lý thuyết (9)
      • 1.1.1. Chiến lược kinh doanh quốc tế (9)
      • 1.1.2. Bốn loại hình chiến lược kinh doanh quốc tế (18)
      • 1.1.3. Sự quan trọng trong vấn đ) tuân theo chính sách chính trị, pháp lý của từng quốc gia (18)
    • 1.2. Khái quát v) công ty Unilever (24)
      • 1.2.1. Lịch sử phát tri,n (24)
      • 1.2.3. Sứ mệnh, tầm nhìn v+ mục tiêu của Unilever (30)
      • 1.2.4. Sản phẩm của Unilever (32)
      • 1.2.5. Kết quả kinh doanh của công ty (34)
  • II. Chiến lược kinh doanh quốc tế của Unilever (38)
    • 2.1 Tổng quan v) chiến lược quốc tế v+ chiến lược đa quốc gia của Unilever (38)
    • 2.3. Phân tích chiến lược xuyên quốc gia của Unilever (48)
      • 2.3.1 Môi trường vĩ mô (48)
      • 2.3.2 Hoạt động đáp ứng yêu cầu địa phương hóa cao (54)
  • III. Tìm hi,u v) Unilever Việt Nam (60)
    • 3.1. Lịch sử hình th+nh v+ phát tri,n (60)
    • 3.2. Giá trị v+ nguyên tắc hoạt động của Unilever Việt Nam (62)
    • 3.3. Môi trường kinh doanh của Unilever Việt Nam (66)
      • 3.3.1. Môi trường bên ngo+i (66)
      • 3.3.2. Môi trường bên trong (72)
  • Kết luận (76)

Nội dung

Chiến lược kinh doanh quốc tế Chiến lược kinh doanh quốc tế là một bộ phận trong chiến lược kinh doanh vàphát triển công ty, nó bao gồm các mục tiêu dài hạn mà công ty cần phải đạt đượct

Một số vấn đ) chung

Cơ sở lý thuyết

1.1.1 Chiến lược kinh doanh quốc tế

Chiến lược kinh doanh quốc tế là một bộ phận trong chiến lược kinh doanh và phát triển công ty, nó bao gồm các mục tiêu dài hạn mà công ty cần phải đạt được thông qua các hoạt động kinh doanh quốc tế, các chính sách và các giải pháp lớn nhằm đưa hoạt động quốc tế hiện tại của công ty phát triển lên một trạng thái mới cao hơn về chất.

Các yếu tố ảnh hưởng chiến lược kinh doanh quốc tế:

Sức ép giảm chi phí : Đòi hỏi công ty giảm bớt chi phí của hoạt động sáng tạo giá trị bằng việc tập trung vào việc sản xuất tiêu chuẩn hóa ở một địa điểm tốt nhất trên thế giới nhằm đạt được tính kinh tế của địa điểm và tính kinh tế của đường cong kinh nghiệm Sức ép giảm chi phí có thể rất lớn trong những ngành sản xuất mà giá cả là vũ khí cạnh tranh chính Đó thường là các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu chung và khi sở thích, thị hiếu của người tiêu dùng ở các nước khác nhau có xu hướng tương tự nhau Thí dụ: đường, dầu, thép, máy tính, lốp xe ô tô… đó là những hàng hóa thông thường và có nhu cầu lớn Sức ép giảm chi phí cũng có thể rất lớn trong các ngành mà các đối thủ cạnh tranh chính đều ở mức chi phí thấp, hoặc công suất vượt quá khả năng tiêu dùng, hoặc những nơi mà người tiêu dùng có sức mạnh Để giải quyết vấn đề này, các công ty thường thực hiện việc di

5 | P a g e dời sản xuất đến nơi có chi phí thấp và tung ra các sản phẩm được tiêu chuẩn hóa toàn cầu để đạt được lợi ích kinh tế của đường cong kinh nghiệm.

Sức ép từ các địa phương:

- Sự khác biệt về sở thích và thị hiếu tiêu dùng: sức ép lớn từ các địa phương xuất hiện khi sở thích và hiểu tiêu dùng khác nhau đáng kể giữa các quốc gia, có thể do các lý do lịch sử hoặc văn hóa Trong những trường hợp như vậy, sản phẩm và hoặc các thông điệp quảng cáo phải được làm theo ý khách hàng để lôi cuốn sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng địa phương Vấn đề này thường thúc đẩy các trụ sở chính uy quyền cho các công ty con thực hiện chức năng sản xuất và tiếp thị ở các quốc gia khác.

- Sự khác biệt về cơ sở hạ tầng và tập quán truyền thống Việc thích nghi sản phẩm đối với những tập quán và cơ sở hạ tầng của các quốc gia khác nhau có thể đòi hỏi phải giao các chức năng sản xuất cho các công ty con ở nước ngoài Thí dụ: hệ thống điện tử tiêu dùng ở Bắc Mỹ dựa trên cơ sở 110 vốn;trong khi đó một số nước Châu Âu, hệ thống 240 vôn là tiêu chuẩn Do vậy, các thiết bị điện nội địa phải được thích nghi với những khác biệt của cơ sở hạ tầng.

- Tập quán truyền thống cũng thường khác nhau giữa các quốc gia Thí dụ: mọi người lái xe ở phía bên trái đường của Anh, tạo ra yêu cầu tay lái xe bên phải, nhưng ở nước láng giềng Pháp, mọi người lái xe phía bên phải, tạo ra yêu cầu tay lái xe bên trái Ô tô phải được thích nghi để đáp ứng sự khác nhau trong tập quán truyền thống này.

Go to course ÔN TẬP KINH Doanh

QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC

Finalllll VĂN HOÁ - Văn hoá trong Kinh doanh…

Tiểu-luận-KTQT- đề tài AFTA

Van-hoa-kinh-doanh cau-hoi-trac-nghiem-…

- Chiến lược tiếp thị của một công ty phải phù hợp với những khác biệt trong kênh phân phối giữa các quốc gia Điều này yêu cầu trụ sở chính phục trao chức năng tiếp thị cho các công ty còn hoạt động ở các quốc gia khác nhau.

Thí dụ: trong mặt hàng bột giặt, mâm tổ hợp bán Lẻ kiểm soát 65% thị trường Đức nhưng không một tổ hợp nào kiểm soát quá 2% thị trường nước láng giềng Italia Do vậy, các tổ hợp bán lẻ có mức tiêu thụ lớn ở Đức, nhưng tương đối như ở Italia Việc giải quyết những khác biệt hủy yêu cầu hãng bột giá sử dụng nhiều phương pháp tiếp thị khác nhau.

- Những yêu cầu của chính phủ nước sở tại Các yêu cầu về kinh tế và chính trị đặt ra bởi chính phủ nước sở tại có thể trở thành sức ép từ các địa phương Đồng thời sự đe dọa của chế độ bảo hộ, tinh thần dân tộc và luật lệ địa phương tất cả đòi hỏi các hoạt động sản xuất quốc tế phải phù hợp với địa phương Tuy nhiên, sức ép từ phía các địa phương hàm ý rằng công ty không thể đạt được toàn bộ lợi ích tử đường cong kinh nghiệm và tính kinh

QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀ…

29 tế của địa điểm Thí dụ, nó không thể phục vụ thị trường toàn cầu từ một địa điểm chi phí thấp, sản xuất một sản phẩm tiêu chuẩn hóa toàn cầu và tiếp thị nó trên toàn thế giới để đạt tính kinh tế về chi phí của đường cong kinh nghiệm Thêm vào đó, sức ép từ phía địa phương hàm ý rằng công ty không thể chuyển giao các khả năng vượt trội và các sản phẩm đặc biệt của nó từ nước này sang nước khác Mcdonald's cũng phải thích nghi hóa sản phẩm của nó với sự khác biệt của các quốc gia về sở thích và thị hiểu như cải tiến thực đơn của nó cho phù hợp với từng địa phương (Thí dụ về Mcdonald's tại Trung Quốc).

- Các quyết định về marketing (marketing consideration): Một số công ty thực hiện chiến lược toàn cầu sử dụng các thông điệp quảng cáo và chủ đề giống nhau để bán các sản phẩm trên toàn thế giới Tuy nhiên, nhiều công ty khác lại nhận thấy rằng các sản phẩm của họ đòi hỏi phải có sự thay đổi cơ học hoặc là thay đổi trong quảng cáo cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng ở các thị trường mục tiêu Các sản phẩm này vẫn cần có những chiến lược marketing khác nhau để phản ảnh nền văn hóa chính trị và luật pháp hoặc kinh tế riêng biệt của các thị trường quốc gia khác nhau.

1.1.2 Bốn loại hình chiến lược kinh doanh quốc tế

Chiến lược quốc tế: Các doanh nghiệp có xu hướng tập trung hóa hoạt động phát triển sản phẩm như hoạt động nghiên cứu và phát triển tại nước sở tại, hoạt động sản xuất và marketing thường đặt tại mỗi quốc gia hay khu vực mà họ kinh doanh Chiến lược này ít chịu sức ép giảm chi phí và sức ép của yêu cầu địa phương (vì hoạt động sản xuất chủ yếu diễn ra trong nước). Nhưng nó nhạy cảm cao đối với các rủi ro về tỷ giá và rủi ro về chính trị Hạn chế: có thể bỏ sót cơ hội tại thị trường địa phương.

Chiến lược toàn cầu: là chiến lược tung ra các sản phẩm giống nhau và sử dụng cùng một chiến lược marketing ở tất cả các thị trường quốc gia Quy mô sản xuất, phân phối sản phẩm được nâng cao, thuận lợi cho việc đầu tư phát triển và giảm chi phí rất tích cực; nhưng khó đáp ứng nhu cầu địa phương Hạn chế: không phù hợp tại những thị trường cần sự thích ứng cao Chiến lược đa nội địa: đáp ứng cho các nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng khác biệt Các công ty con phải nghiên cứu tất cả các công đoạn nên tốn chi phí. Hạn chế: chi phí cao.

Chiến lược xuyên quốc gia là sự kết hợp giữa chiến lược đa quốc gia và chiến lược toàn cầu Yêu cầu vừa tạo ra sự khác biệt sản phẩm, vừa giảm chi phí Áp dụng cho các tập đoàn đa quốc gia Chỉ sử dụng, chuyển giao khoa học- công nghệ cho các công ty con Hạn chế: thực hiện chiến lược này có nhiều khó khăn vì đáp ứng địa phương làm tăng chi phí.

1.1.3 Sự quan trọng trong vấn đ) tuân theo chính sách chính trị, pháp lý của từng quốc gia.

Nhân viên phải luôn tuân thủ luật pháp và quy định áp dụng tại các quốc gia nơi Unilever hoạt động Thiếu hiểu biết pháp luật không bao giờ là lý do để bào chữa. Tham vấn Phòng Pháp lý kịp thời là cần thiết để đảm bảo rằng các cơ hội và lợi ích kinh doanh hợp pháp của Unilever được bảo vệ Chính sách Quy tắc này đề ra các cách thức và trường hợp mà nhân viên phải tìm kiếm tư vấn pháp lý từ Nhóm Pháp lý Unilever.

Khái quát v) công ty Unilever

1885-1899: Mặc dù Unilever mới được thành lập cho đến năm 1930, nhưng các công ty hợp lực để tạo ra doanh nghiệp mà chúng ta biết ngày nay đã được thành lập tốt trước khi bắt đầu thế kỷ 20.

1900-1909: Các công ty sáng lập của Unilever đã sản xuất các sản phẩm làm từ dầu và mỡ, chủ yếu là xà phòng và bơ thực vật Vào đầu thế kỷ 20, sự mở rộng của họ gần như vượt xa nguồn cung cấp nguyên liệu thô.

1910-1919: Điều kiện kinh tế khó khăn và Chiến tranh thế giới thứ nhất khiến việc buôn bán trở nên khó khăn đối với tất cả mọi người, vì vậy nhiều doanh nghiệp đã thành lập các hiệp hội thương mại để bảo vệ lợi ích chung của họ.

1920-1929: Với việc mở rộng ki0nh doanh nhanh chóng, các công ty thiết lập các cuộc đàm phán với ý định ngăn chặn những người khác sản xuất cùng loại sản phẩm Nhưng thay vào đó, họ đồng ý hợp nhất - và do đó Unilever được tạo ra.

1930-1939: Thập kỷ đầu tiên của Unilever không hề dễ dàng: nó bắt đầu với cuộc Đại suy thoái và kết thúc bằng Chiến tranh thế giới thứ hai Nhưng trong khi doanh nghiệp hợp lý hóa hoạt động, nó cũng tiếp tục đa dạng hóa. 1940-1949: Hoạt động của Unilever trên khắp thế giới bắt đầu rời rạc, nhưng doanh nghiệp này vẫn tiếp tục mở rộng hơn nữa sang thị trường thực phẩm và tăng cường đầu tư vào nghiên cứu và phát triển.

1950-1959: Sự bùng nổ kinh doanh khi công nghệ mới và Cộng đồng Kinh tế Châu Âu dẫn đến mức sống ở phương Tây tăng lên, trong khi các thị trường mới mở ra ở các nền kinh tế mới nổi trên toàn cầu.

1960-1969: Khi nền kinh tế thế giới mở rộng, Unilever cũng vậy và tập đoàn này bắt đầu phát triển các sản phẩm mới, thâm nhập thị trường mới và thực hiện một chương trình mua lại đầy tham vọng.

1970-1979: Điều kiện kinh tế khó khăn và lạm phát cao khiến những năm 70 trở thành khoảng thời gian khó khăn đối với tất cả mọi người, nhưng mọi thứ đặc biệt khó khăn trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) khi các nhà bán lẻ lớn bắt đầu mạnh tay.

1980-1989: Unilever hiện là một trong những công ty lớn nhất thế giới, nhưng đã quyết định tập trung danh mục đầu tư và hợp lý hóa hoạt động kinh doanh của mình để tập trung vào các sản phẩm và thương hiệu cốt lõi 2000-2009: Những năm 2000 bắt đầu với sự ra mắt của Con đường tăng trưởng, một kế hoạch chiến lược 5 năm, được thực hiện rõ nét vào năm 2004 với sứ mệnh Sức sống của Unilever tập trung vào nhu cầu của người tiêu dùng thế kỷ 21 Năm 2009, Unilever công bố tầm nhìn mới của công ty - nỗ lực tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn mỗi ngày - và bước vào những năm

2010 với chiến lược mới: The Compass Để hỗ trợ chiến lược này, Kế hoạch Sống Bền vững của Unilever ra mắt vào năm 2010.

1.2.2 Cơ cấu công ty Unilever

1.2.3 Sứ mệnh, tầm nhìn v+ mục tiêu của Unilever a, Sứ mệnh

- Hoạt động để sáng tạo ra một tương lai mới tươi đẹp hơn từng ngày

- Sứ mệnh của Unilever là làm cho mọi người cảm thấy thoải mái, hoàn thiện vẻ đẹp bản thân và thoát khỏi những lo toan cuộc sống bằng những sản phẩm tốt cho họ và cả những người xung quanh Và họ đạt được điều này bằng việc sáng tạo và cung cấp các sản phẩm cao cấp với các mức giá phù hợp với người tiêu dùng toàn thế giới

- Tạo cảm hứng cho con người thông qua những hành động nhỏ mỗi ngày để tạo ra một sự khác biệt lớn cho thế giới

- Phát triển một cách điều hành việc kinh doanh mới với mục tiêu nhân đôi tầm cỡ của công ty trong khi giảm thiểu tác động lên môi trường. b , Tầm nhìn

Unilever cam kết hỗ trợ phát triển bền vững và cung cấp cho khách hàng trên toàn thế giới những sản phẩm với chất lượng tốt, cảm nhận tốt và nhận được nhiều hơn trong cuộc sống Năm ưu tiên quan trọng trong chiến lược của Unilever:

- Một tương lai tốt hơn dành cho trẻ em

- Một tương lai sức khỏe tốt hơn

- Một tương lai chắc chắn hơn

- Một tương lai tốt hơn cho hành tinh

- Một tương lai tốt hơn cho nông nghiệp và nông dân c, Mục tiêu Đáp ứng nhu cầu hàng ngày của con người tiêu dùng khắp mọi nơi – đoán trước được nguyện vọng của khách hàng và người tiêu dùng, đáp ứng một cách sáng tạo và cạnh tranh với các sản phẩm có thương hiệu nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống Đặc biệt, mục tiêu phát triển bền vững được Unilever chú trọng và xem đó là một trong những mục tiêu hàng đầu, thể hiện qua nỗ lực phát triển tách rời khỏi ảnh hưởng tới môi trường.

Unilever có hơn 400 thương hiệu tập trung vào sức khỏe và hạnh phúc:

1 Dòng thực phẩm dùng cho chế biến v+ ăn uống (chiếm 60% tổng doanh thu)

- Wall’s ice cream: Bao gồm các sản phẩm ăn kiêng mang hương vị thuần túy

- Knorr: Sản phẩm gia vị sử dụng trong các món ăn

- Lipton: Nhãn hàng nước giải khát hàng đầu thế giới

- Unilever food solutions: Đây là thương hiệu được sử dụng chuyên nấu ăn cao cấp của các đầu bếp chuyên nghiệp với chuyên môn cao

2 Dòng sản phẩm vệ sinh v+ chăm sóc cá nhân (chiếm 15% tổng doanh thu)

- Sữa tắm: Lux, Vaseline, Hazeline

- Sản phẩm chăm sóc tóc từ dầu gội, dầu xả đến ủ tóc chuyên nghiệp: Dove,Sunsilk, Clear

- Lifebuoy: Hãng xà phòng được sử dụng hầu hết tại các gia đình ở Việt Nam

- Kem đánh răng: Close up, P/s

- AXE: thương hiệu các sản phẩm nước hoa, keo vuốt tóc dành cho nam

- Rexona: Thương hiệu khử mùi được ưa thích trên toàn thế giới

- Pond’s: Sở hữu các sản phẩm chăm sóc da được nhiều phụ nữ tin tưởng lựa chọn nhờ chất lượng và giá thành phù hợp so với các dòng mỹ phẩm từ các thương hiệu khác.

3 Dòng sản phẩm giặt tẩy v+ đồ dùng trong nh+ (chiếm 25% tổng doanh thu)

Bột giặt: Omo, Viso, Surf

Nước rửa chén, nước lau nhà: Sunlight

1.2.5 Kết quả kinh doanh của công ty

Unilever đã báo cáo doanh thu thuần tăng trong quý thứ 2 năm 2021, với sự tăng trưởng phục hồi của châu Âu và sự thành công của ngành sản phẩm làm đẹp.

Chiến lược kinh doanh quốc tế của Unilever

Tổng quan v) chiến lược quốc tế v+ chiến lược đa quốc gia của Unilever

a, Chiến lược quốc tế của Unilever

Chiến lược quốc tế là chiến lược cạnh tranh nhằm gia tăng lợi nhuận bằng cách chuyển giao và khai thác các sản phẩm và kĩ năng vượt trội của doanh nghiệp trên thị trường nước ngoài Sản phẩm được thiết kế, phát triển, sản xuất và tiêu thụ ở thị trường nội địa rồi được ra nước ngoài với những thích ứng không đáng kể; hoặc sản phẩm được thiết kế hoàn toàn trong nước, còn việc sản xuất và tiêu thụ giao cho các chi nhánh nước ngoài thực hiện.

Trong giai đoạn trước năm 1990, Unilever đã sử dụng chiến lược quốc tế để tiết kiệm chi phí, đồng thời thống nhất hình ảnh thương hiệu đồng đều giữa các quốc gia Đối với giai đoạn đầu này, Unilever đã triển khai chiến lược quốc tế của mình như sau:

Sử dụng cách tiếp cận thị trường về cơ bản là giống nhau ở mọi quốc gia mà tập đoàn này đang hiện diện (chỉ đáp ứng tối thiểu các yêu cầu của địa phương)

Bán nhiều sản phẩm giống nhau ở mọi nơi (thực hiện các điều chỉnh nhỏ cần thiết để phù hợp với sở thích, nhu cầu của các quốc gia địa phương) Xây dựng thương hiệu toàn cầu và điều phối tập trung các hoạt động kinh doanh của mình trên toàn thế giới Đối với chiến lược kinh doanh quốc tế này của Unilever, công ty đã chuyển giao được lợi thế của mình ra nước ngoài, tận dụng được kinh nghiệm sản xuất cũng như ưu thế về sản phẩm và kỹ năng để cạnh tranh trên thị trường Tuy nhiên, với chiến lược quốc tế, Unilever chưa thể đáp ứng được nhu cầu riêng biệt của từng địa phương và quốc gia khác nhau

Về vận chuyển hàng, phần lớn việc vận chuyển hàng của Unilever vẫn được thực hiện bằng đường bộ Tuy nhiên, Unilever đang cố gắng cải thiện tình trạng này bằng việc chuyển khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ sang đường sắt và đường biển Ví dụ: ở Trung Quốc, Unilever đã khởi chạy Chương trình Giao thông Thông minh, sử dụng đường sắt nhiều hơn đường bộ Điều này có nghĩa là công ty có thể giảm phát thải CO2 và chi phí trong khi hàng hóa được vận chuyển tới tay người tiêu dùng nhanh như khi vận chuyển bằng đường bộ Đến cuối năm

2016, hơn 40% sản phẩm của Unilever ở Trung Quốc được vậnchuyển bằng đường sắt Ngoài ra, Unilever đang đầu tư vào nguyên liệu thay thế cho dầu Diesel, ví dụ như khí nén tự nhiên (CNG) và khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) Nguyên nhân dẫn đến quyết định này chủ yếu do LONG sản sinh ra ít hơn 11% khí Cacbonic, ít hơn 95% lượng chất thải hạt và ít hơn 35% Oxit Nitơ so với Diesel Ở một số nước, nó cũng rẻ hơn dầu Diesel Và giá cả dao động ít hơn Những xe tải sử dụng CNG có thể vận chuyển được 3,5 triệu dặm mỗi năm Kế hoạch tăng công suất CNG lên

250 chiếc xe vào năm 2018, có thể làm giảm chi phí nhiên liệu lên tới 12 triệu USD và cắt giảm lượng khí thải CO2 lên 6.000 tấn trong ba năm.hiệu quả chiến lược quốc tế (International Strategy).

=> Nhận xét: Ưu điểm: công ty đã chuyển giao lợi thế của mình ra nước ngoài, tận dụng được các kinh nghiệm sản xuất trước đó và ưu thế về sản phẩm, kỹ năng để cạnh tranh trên thị trường.

Khuyết điểm: chưa thể đáp ứng được những yêu cầu riêng biệt của từng khu vực, chi phí tập đoàn cao, không phát triển được những sản phẩm toàn cầu hay khu vực. b, Chiến lược đa quốc gia của Unilever

Từ giai đoạn 1990-2000, chiến lược kinh doanh quốc tế của Unilever là sử dụng chiến lược đa quốc gia (Multinational Strategy) Chiến lược đa quốc gia là chiến lược cạnh tranh nhằm gia tăng giá trị của sản phẩm (từ đó gia tăng lợi nhuận) của doanh nghiệp bằng cách thích ứng sản phẩm với từng thị trường nước ngoài. Để đáp lại áp lực thích ứng, mỗi một chi nhánh ở nước ngoài thực hiện hầu hết tất cả hoạt động tạo giá trị quan trọng như sản xuất, marketing, phát triển sản phẩm… Sau khi không đáp ứng được những nhu cầu riêng biệt của từng địa phương, Unilever đã chuyển sang áp dụng chiến lược đa quốc gia trong chiến lược kinh doanh quốc tế của mình Tập đoàn này muốn có thể tận dụng tốt các lợi thế theo vùng, quan hệ tốt với các đại diện của địa phương và tiết kiệm thời gian đi lại của nhân viên Unilever cũng mong muốn cắt giảm chi phí vận hành, tăng tốc độ phát triển và giới thiệu sản phẩm mới bởi hoạt động tinh giảm.

Chiến lược kinh doanh quốc tế của Unilever ở giai đoạn này cho phép mỗi công ty con ở nước ngoài đảm nhận luôn việc sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và phân phối sản phẩm tại thị trường đó Mỗi công ty sẽ là một trung tâm lợi nhuận riêng biệt và tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình Chiến lược đa quốc gia cho phép nhà quản lý ở mỗi công ty có thể phát triển sản phẩm và triển khai các chiến lược tiếp thị phù hợp sở thích và thị hiếu của từng địa phương, điều chỉnh chiến lược bán hàng và hệ thống phân phối phù hợp với hệ thống bán lẻ ở mỗi thị trường Tuy nhiên, chiến lược này cũng có những hạn chế nhất định như: khó chuyên sâu, hay trùng lặp giữa các bộ phận, nguồn lực Khả năng trùng công việc trong mỗi khu vực do các công ty con có những hoạt động tạo giá trị giống nhau ở những địa điểm khác nhau, chứ không tập trung vào địa điểm hiệu quả nhất.

- Ưu điểm: Đáp ứng được nhu cầu địa phương Chiến lược này cho phép công ty nghiên cứu kỹ sở thích của người tiêu dùng tại thị trường các quốc gia khác nhau, đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả các sở thích mới của người tiêu dùng.

- Nhược điểm: Hạn chế của chiến lược này là khó chuyên sâu, hay trùng lặp giữa các bộ phận, các nguồn lực và công việc hay bị rải ra trên diện rộng Khả năng trùng công việc trong mỗi khu vực do các công ty con có các hoạt động tạo giá trị giống nhau ở những địa điểm khác nhau chứ không tập trung vào địa điểm hiệu quả nhất. c, Chiến lược xuyên quốc gia của Unilever

Hiện nay, chiến lược kinh doanh của Unilever là chiến lược xuyên quốc gia(Transnational Strategy) Chiến lược xuyên quốc gia là chiến lược cạnh tranh nhằm gia tăng lợi nhuận thông qua cắt giảm chi phí trên phạm vi toàn cầu, đồng thời gia tăng giá trị bằng cách thích ứng sản phẩm với từng thị trường Các đơn vị kinh doanh có quyền tự chủ cao trong thực hiện các hoạt động kinh doanh cơ bản như sản xuất, marketing (để thích ứng tốt), đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ với nhau (để giảm chi phí) Chiến lược xuyên quốc gia có thể được lựa chọn khi doanh nghiệp đối mặt với áp lực lớn cả về giảm chi phí và thích ứng với điều kiện địa phương Lý do mà Unilever lựa chọn chiến lược xuyên quốc gia cho chiến lược kinh doanh quốc tế của mình có thể được kể đến như: Áp lực thích nghi địa phương cao: do thị hiếu ở mỗi quốc gia là khác nhau và sự khác biệt về chính sách của nước sở tại. Áp lực giảm chi phí cao: xuất hiện nhiều hơn các nhà sản xuất trong nước với dây chuyền sản xuất đủ lớn, hiện đại để cạnh tranh.

Phân tích chiến lược xuyên quốc gia của Unilever

Môi trường vĩ mô thể hiện rõ nhất chiến lược về chính trị - pháp lý của tập đoàn a, Chính trị:

Về mặt chính sách, có thể nói, Unilever là doanh nghiệp luôn đặt ra tiêu chuẩn về cách giải quyết các vấn đề chính trị, và luôn có chiến thuật để xử lí những vấn đề nhạy cảm này. Đầu tiên, vào những năm 1960, khi các quốc gia bắt đầu quốc hữu hóa các công ty nước ngoài, điều này gây ra ảnh hưởng tới Unilever khi chính phủ kêu gọi các địa phương tham gia vào cổ phẩn của các công ty nước ngoài Do đó, các công ty nước ngoài bắt đầu chịu sự kiểm soát của giá cả địa phương, phương thức nhập khẩu, nhân công nước ngoài Do những tác động bất lợi từ thị trường nước ngoài này, đến những năm 1970, nhiều công ty của Mỹ như IBM và CocaCola đã rời khỏi thị trường Ấn Độ do lo sợ về những vấn đề như rò rỉ bí mật kinh doanh, mất thương hiệu Điều này cũng khiến quyền kiểm soát của Unilever trên một vài thị trường bị giảm sút.

Tuy nhiên, Unilever đã sử dụng kinh nghiệm cũng như sự thiện chí của mình để liên hệ với các quốc gia khác nhằm thương lượng với chính phủ về việc sửa đổi các quy định của họ Tại Trung Mỹ và Nam Mỹ, Unilever chỉ tham gia vào các cuộc vận động hành lang, hay nói cách khác, không tham gia vào việc tài trợ cho các đảng phái chính trị Ngày nay, Unilever đã có được vị thế chính trị nhờ vào chiến lược khôn khéo cùng các chiến thuật và kinh nghiệm được tích lũy qua thời gian để tạo được một môi trường kinh doanh thuận lợi, tạo điều kiện phát triển và tạo ra sự uy tín của doanh nghiệp. b, Kinh tế:

Qua thời gian, thị trường của Unilever ngày càng có tính cạnh tranh cao, đặc biệt là ở thị trường Tây Âu Và P&G là một trong những đối thủ cạnh tranh lớn nhất Bên cạnh đó, có rất nhiều nhãn hàng thường xuyên đưa ra các chương trình giảm giá tại thị trường Châu Âu do có sự xuất hiện từ chính sách thương mại tự do

EU Đây là một tín hiệu xấu cho việc kinh doanh của Unilever, khi mà các nhà bán lẻ thường xuyên gây áp lực nhằm buộc các nhà sản xuất FMCG phải giảm giá sản phẩm của họ.

Trong khi đó, từ phía người tiêu dùng, họ không muốn mua sản phẩm từ những thương hiệu đắt tiền do tình hình kinh tế lúc đó Cạnh tranh khốc liệt tại thị trường EU đẩy Unilever vào tình thế khó khăn tại Pháp và Hà Lan Còn ở các nước đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi-những nơi vẫn còn bất ổn chính trị,Unilever đã áp dụng các chiến lược để đảm bảo duy trì động lực sinh lời Một số sản phẩm được đóng gói với kích thước nhỏ cho người có thu nhập thấp, phù hợp với túi tiền của họ. c, Xã hội - văn hóa:

Unilever vẫn luôn duy trì yếu tố văn hóa-xã hội sao cho phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững của mình Công ty luôn cố gắng cải thiện vệ sinh cũng như dinh dưỡng cho người dân ở Châu Á, Châu Phi, đặc biệt là người nghèo và béo phì Ví dụ như tại Châu Phi, hơn 30% dân số sống với số tiền chỉ dưới 1$ một ngày Bằng cách này, Unilever đã củng cố cho địa vị của bản thân trên phương diện đóng góp cho xã hội Tuy nhiên, tại những nơi mà trình độ dân chí của người tiêu dùng thấp, không có điều kiện tiếp cận các phương tiện tiếp thị, quảng cáo như báo in đòi hỏi Unilever phải sử dụng nhiều nguồn lực hơn để tăng cường vào việc tiếp thị trực tiếp với khách hàng.

Bên cạnh đó, Unilever đang kinh doanh trên khoảng 100 quốc gia, việc đảm bảo sự đa dạng hàng hóa, hoạt động kinh doanh phải phù hợp cho tất cả mọi người: cả nhân viên và người tiêu dùng Để đạt được sự đa dạng này, Unilever tập trung vào việc xây dựng một nền văn hóa độc quyền và đón nhận sự khác biệt, phù hợp với nhu cầu của khách hàng tại cả các thị trường đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi.

Trong bối cảnh môi trường hiện tại, Unilever phải chịu sức ép cạnh tranh quá lớn cùng với đó là áp lực giảm chi phí, áp lực địa phương hóa và yêu cầu riêng của từng thị trường cụ thể Điều này chứng minh rằng chiến lược kinh doanh quốc tế ở giai đoạn trước đây tập đoàn sử dụng không còn phù hợp với môi trường cạnh tranh hiện tại Để có thể phát triển thương hiệu và tồn tại được thì buộc Unilever phải thay đổi chiến lược kinh doanh phù hợp để đáp ứng được những yêu cầu thị trường Chiến lược xuyên quốc gia sẽ giúp tập đoàn xác định rõ ràng về mục tiêu vượt qua sức giảm chi phí qua việc khai thác kinh tế địa phương, thay đổi về cơ cấu sản phẩm, lên chiến lược marketing phù hợp với mỗi khu vực Tuy nhiên cũng là thách thức lớn khi Unilever phải đảm bảo sự khác biệt hóa sản phẩm để phù hợp với nhu cầu của từng khu vực dẫn đến chi phí cũng sẽ tăng lên.

2.3.2 Hoạt động đáp ứng yêu cầu địa phương hóa cao a Hoạt động R&D và sản xuất Để khác biệt hoá sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu địa phương, Unilever đã theo dõi sự thay đổi tâm lý của người tiêu dùng thông qua việc thành lập và phát triển các Trung tâm Dữ liệu về con người của họ trên khắp thế giới Từ năm 2017 - 2019,Unilever đã mở rộng và phát triển từ 25 trung tâm lên 30 trung tâm dữ liệu. Các đổi mới địa phương được tiếp thị thông qua các thương hiệu toàn cầu chiếm 20% trong danh mục đầu tư của doanh nghiệp, như việc ra mắt Comfort Sakura tại Nhật Bản 10% là các dự án siêu địa phương như chuỗi Sunsilk Yuya ở Mexico đáp ứng trực tiếp các yêu cầu của địa phương

Tại mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ Unilever sẽ đánh giá, điều chỉnh mục tiêu sản xuất dựa trên một số yếu tố như; môi trường dân cư, kinh tế, chính trị xã hội, môi trường tại đó để quyết định chiến lược sản xuất Công ty cũng thiết lập cơ cấu tổ chức mới dựa trên hai nhóm hàng toàn cầu là nhóm hàng chăm sóc cá nhân, gia đình và nhóm hàng thực phẩm Mỗi nhóm hàng được chia thành các khu vực địa lý để tập trung phát triển, sản xuất và tiếp thị cho sản phẩm đó

Ví dụ, Unilever Châu Âu với nhóm hàng thực phẩm (Unilever Bestfoods Europe) đặt trụ sở tại Rotterdam, Hà Lan tập trung kinh doanh các nhóm hàng thực phẩm cho thị trường Tây Và Đông Âu, tương tự với nhóm hàng chăm sóc các nhân, gia đình tại Châu Âu Unilever Đang áp dụng mô hình tương tự cho các thị trường khác như Bắc Mỹ, châu Mỹ La-tinh,châu Á Bên cạnh đó, Unilever khác biệt hóa sản phẩm để đảm bảo rằng mọi tầng lớp trong xã hội đều được phục vụ và không ai bị bỏ rơi, đáp ứng nhu cầu của thị trường cũng như tối đa hóa doanh thu nhận được Ví dụ, khi sản xuất bột giặt tại Ấn Độ, 'Surf Excel' được tạo ra cho những người khá giả, 'Rin' cho tầng lớp trung lưu và “Wheel” cho người nghèo. Hiện tại Unilever xây dựng hệ thống 300 nhà máy và 700 nhà sản xuất là đơn vị thứ 3 trên 69 quốc gia tham gia sản xuất sản phẩm nhằm khác biệt hóa sản phẩm,phù hợp nhu cầu địa phương b Hoạt động Marketing Unilever

Về chiến lược marketing: Ở thị trường đang phát triển như Malaysia, Unilever đã thực hiện chiến lược marketing mix gồm “phát triển dải sản phẩm, cải tiến chất lượng, đặc điểm sản phẩm kết hợp với thay đổi phương thức truyền thông” một cách rất hiệu quả với thương hiệu Dove Ví dụ, ở thị trường mà đa số người dân theo đạo Hồi với nhiều quy chuẩn khắt khe đối với phụ nữ, Dove cũng đạt mục tiêu “Trở thành đại sự thay đổi để giáo dục và truyền cảm hứng cho phụ nữ về việc mở rộng nhận thức vẻ đẹp cũng như tự tin về bản thân hơn”.

Về mục tiêu thị trường: mục tiêu Marketing của Unilever được xây dựng dựa trên mỗi sự riêng biệt của từng thị trường Người tiêu dùng ở mọi lứa tuổi đều có thể sử dụng sản phẩm của Unilever, gầnnhư ít nhất 2 sản phẩm trong mỗi hộ gia đình là của Unilever Ví dụ ở Anh, dân cư được chia 15 làm 6 tầng lớp: Giàu, trung bình, nghèo và trẻ em, người trưởng thành, người già Các sản phẩm mà Unilever đưa đến có thể thích hợp, dễ sử dụng và dễ dàng tiếp cận với bất kỳ tầng lớp nào

Về hoạt động logistics và chuỗi cung ứng: logistics đóng vai trò chủ lực trong việc triển khai thực hiện thành công các chiến lược của công ty Unilever có một trung tâm toàn cầu đặt tại Singapore quản lý các nguồn cung ứng chiến lược cho các hoạt động của Unilever tại châu Á, Phi, Trung và Đông Âu bao gồm việc lựa chọn các nhà cung ứng và ký kết hợp đồng, các văn phòng quốc gia chịu trách nhiệm trong việc thực hiện hoạt động mua bán Unilever đã thực hiện vi tính hóa toàn bộ các hoạt động giao nhận hàng của mình Với Việc ứng dụng thành công mô hình VAR và e-Order cho các key account, giúp giảm lượng tồn kho đáng kể của đối tác, giúp giải bài toán nan giải về tồn kho của các nhà bán buôn hiện nay Tại hầu hết các thị trường Unilever đề lựa chọn hướng đi outsourcing cho hệ thống phân phối, logistics của mình bằng việc hợp tác với các tập đoàn, công ty thứ 3.

Tìm hi,u v) Unilever Việt Nam

Lịch sử hình th+nh v+ phát tri,n

Unilever là một công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới chuyên về mặt hàng tiêu dùng nhanh (FMCG: Fast Moving Consumer Good) Công ty này có trụ sở được đặt tại hai thành phố là London của Anh và Rotterdam của Hà Lan Lý giải cho điều này, Unilever là kết quả của sự sát nhập hai doanh nghiệp Lever Brothers của Anh và Margarine Unie của Hà Lan vào năm 1930 Những mặt hàng mà Unilever chuyên sản xuất rất đa dạng, từ mỹ phẩm, hóa chất giặt tẩy cho đến kem đánh răng, dầu gội, thực phẩm và hơn thế Hiện Unilever đang có mặt tại hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó Unilever bước chân vào thị trường Việt Nam vào năm 1995

Unilever Việt Nam thực chất là tập hợp của ba công ty riêng biệt : Liên doanh Lever Việt Nam có trụ sở tại Hà Nội, Elida P/S tại Thành phố Hồ chí Minh và Công ty Best Food cũng đặt tại thành phố Hồ Chí Minh.

Unilever Việt Nam hiện nay có 5 nhà máy tại Hà Nội, Củ chi, Thủ Đức và khu công nghiệp Biên Hoà Công ty hiện tại có hệ thống phân phối bán hàng trên toàn quốc thông qua hơn 350 nhà phân phối lớn và hơn 150.000 cửa hàng bán lẻ.Hiện nay công ty đạt mức tăng trưởng khoảng 35-40% và tuyển dụng hơn 2,000 nhân viên Ngoài ra công ty còn hợp tác với nhiều nhà máy xí nghiệp nội địa trong các hoạt động sản xuất gia công, cung ứng nguyên vật liệu sản xuất và bao bì thành phẩm Các hoạt động hợp tác kinh doanh này đã giúp Unilever Việt Nam tiết kiệm chi phí nhập khẩu hạ giá thành sản phẩm, để tăng cường sức cạnh tranh của các sản phẩm của công ty tại thị trường Việt Nam, đồng thời công ty cũng giúp đỡ các đối tác Việt Nam phát triển sản xuất, đảm bảo thu nhập cho các nhân viên và tạo thêm khoảng 5,500 việc làm Ngoài các hoạt động kinh doanh Unilever Việt Nam cũng tích cực đóng góp vào các hoạt động xã hội, nhân đạo và phát triển cộng đồng.Hàng năm công ty đóng góp khoảng 2 triệu đô la vào hoạt động phát triển cộng đồng tại Việt Nam và công ty đã vinh dự được nhận bằng khen của thủ tướng chính phủ nước ta vì “ đã có thành tích trong sản xuất kinh doanh và các hoạt động xã hội, nhân đạo, giáo dục, giáo dục sức khỏe cộng đồng”.

Giá trị v+ nguyên tắc hoạt động của Unilever Việt Nam

- Sứ mệnh của Unilever Việt Nam

Vào thời điểm thành lập công ty, những nhà sáng lập thời ấy đã đề ra sứ mệnh của Unilever là “To add vitality to life” – tạm dịch: “ Tiếp thêm sinh khí cho cuộc sống”, và từ ấy Unilever vẫn luôn tuân thủ sứ mệnh này Ý nghĩa của sứ mệnh này là Unilever muốn mang đến một cuộc sống tốt hơn cho mọi người thông qua sản phẩm của mình Cho đến nay, sứ mệnh đó ngày càng được thể hiện rõ qua từng sản phẩm của Unilever khi tất cả sản phẩm của tập đoàn này đều hướng tới chung một mục đích đó là mang lại sức khỏe, vẻ đẹp và sự thoải mái cho con người Minh chứng cho điều này là những nhãn hiệu nổi tiếng của Unilever rất đa dạng từ bột giặt, dầu gội đầu, kem đánh răng cho đến trà như Omo, Dove, Close-up, Lipton,….

- Tầm nhìn của Unilever Việt Nam

Tầm nhìn của Unilever sẽ có sự khác biệt tại giữa mỗi quốc gia tuy nhiên nó được xây dựng dựa trên tầm nhìn chung của Unilever toàn cầu Về tầm nhìn củaUnilever toàn cầu, đó là làm cho cuộc sống bền vững trở nên phổ biến hay cụ thể hơn chính là phát triển song song giữa doanh nghiệp và các hoạt động xã hội về giảm thiểu tác hại tới môi trường Unilever tin rằng nếu làm những việc có ích sẽ giúp doanh nghiệp trở nên tốt hơn và một doanh nghiệp phát triển vững mạnh trong tương lai phải là doanh nghiệp có khả năng phục vụ được xã hội Điều này cũng lý giải cho sự hình thành của Kế Hoạch Phát Triển Bền Vững mà Unilever đã triển khai cách đây 10 năm, trong đó Unilever cố gắng tách biệt giữa sự phát triển của doanh nghiệp với ảnh hưởng tới môi trường, đồng thời gia tăng sức ảnh hưởng tích cực lên xã hội

Trong đó, tầm nhìn của Unilever tại Việt Nam chính là l+m cho cuộc sống của người Việt tốt hơn Unilever đến Việt Nam với mong muốn tạo ra một tương lai tốt hơn cho người dân nơi đây Thông qua những sản phẩm của mình, Unilever muốn giúp người Việt có cuộc sống tốt về mọi mặt, từ sức khỏe, ngoại hình cho đến tinh thần, giúp họ tận hưởng cuộc sống và dịch vụ tốt cho bản thân cũng như mọi người xung quanh Ngoài ra, Unilever muốn truyền cảm hứng tới mọi người để chung tay xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.

- Chiến lược phát tri,n của Unilever Việt Nam

Như đã đề cập ở trên, chiến lược phát triển của Unilever được xây dựng dựa trên

Kế Hoạch Phát Triển Bền Vững nhằm đạt được mục đích cuối cùng là tạo ra một cuộc sống bền vững cho mọi người trên thế giới Cụ thể, Unilever đã đầu tư cho một chiến lược phát triển dài hàn dành cho toàn bộ ngành hàng và thương hiệu của mình nhằm mang lại sự tăng trưởng có lợi cho toàn bộ các bên liên quan, từ đó có thể “hiện thực hóa” tầm nhìn của mình.

Môi trường kinh doanh của Unilever Việt Nam

Về cơ bản, các chiến lược và hoạt động của Unilever tại Việt Nam được định hướng bởi chương trình phát triển bền vững chung trên toàn cầu với những mục tiêu cụ thể.Để triển khai thành công tại từng quốc gia và khu vực, bản thân công ty cần phải am hiểu bối cảnh văn hóa, xã hội, kinh tế, cũng như năng lực thực thi và cơ sở hạ tầng của nước sở tại Các yếu tố này buộc doanh nghiệp có những điều chỉnh phù hợp trong cách tiếp cận, phát triển phương thức triển khai cũng như cách tối ưu hiệu quả để thích ứng với tình hình thực tế Nhưng đồng thời cũng mở ra cơ hội để tập đoàn có cái nhìn đa chiều hơn về những mục tiêu phát triển bền vững ban đầu, từ đó có sự phối hợp và hỗ trợ cụ thể cho từng thị trường.

Yếu tố Thuận Lợi Khó Khăn

- Việt Nam là một quốc gia ổn định chính trị rất cao, có 1 đảng lãnh đạo.

- Cơ chế điều hành của chính phủ luôn luôn thông thoáng với doanh nghiệp

- Quan hệ quốc tế và chính sách với các nước láng giềng : hợp tác cùng phát triển, tạo mối quan hệ tốt đẹp.

- Hệ thống pháp luật, các văn bản pháp luật và chính sách điều chỉnh hành vi kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng được hoàn thiện.

- Bộ mặt thương mại còn nhiều bất lợi cho nhà đầu tư nước ngoài.

- Chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình của chính phủ sẽ khiến cơ cấu dân số già hóa

- Chính sách thuế, tiền tệ, đối ngoại, tác động lớn tới doanh nghiệp Những chính sách này thường xuyên được bổ sung phù hợp với sự phát triển kinh tế, đồng thời cũng là yếu tố tích cực hoặc kìm hãm doanh nghiệp.

- Vị trí địa lý tương đối thuận lợi, đường bờ biển dài

- Giàu tài nguyên thiên nhiên

- Vấn đề an ninh quốc phòng hết sức nhạy cảm

- Việt Nam là nước xảy ra nhiều thiên tai , bão lũ,…

- Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, không phù hợp với một số sản phẩm.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế những năm gần đây thuộc hàng cao trong khu vực.

- Kinh tế phát triển , đời sống của người dân được nâng lên đáng kể.

- Thị trường hàng tiêu dùng đang ở trong tình trạng cung lớn hơn cầu.

- Tăng trưởng kinh tế chưa thực sự bền vững.

- Đại bộ phận người dân Việt Nam vẫn ở ngưỡng trung bình và thấp.

- Tài chính, tín dụng Việt Nam chưa phát triển mạnh , thị trường chứng khoán còn manh mún. Thêm vào đó, hệ thống viễn thông, thông tin liên lạc, cước điện thoại, bưu điện và Internet có mức giá thuộc hàng cao nhất thế giới. Môi trường văn hóa

- Tâm lý người tiêu dùng Việt nam ưa chuộng các sản phẩm tiện dụng, tiết kiệm thời gian

- Tâm lý chung rất tin vào quảng cáo và ưu thích các chương trình khuyến mãi

- Khách hàng mục tiêu của nhiều sản phẩm mà Unilever Việt Nam kinh doanh là giới trẻ thế hệ X

(những bạn trẻ tuổi từ 18-29), hiện có phần tự lập và phóng khoáng, tự tin hơn thế hệ trước.

Họ sẽ là người đưa ra quyết định cho phần lớn các vấn đề trong cuộc sống, bao gồm việc chọn mua những sản phẩm hàng tiêu dùng.

- Việt Nam là một quốc gia tự do về tôn giáo nên việc phân

- Một số ý kiến đã cho rằng chính các công ty đa quốc gia đã cổ động, mang lại lối sống hưởng thụ phương Tây, vốn xa lạ với người châu Á mà nhất là một nước còn ít nhiều tư tưởng phong kiến, lễ giáo như Việt Nam.

- Những gia đình mở rộng ở mức trung lưu (cơ cấu gia đình phổ biến nhất Việt Nam), việc chọn mua một sản phẩm, nhất là sản phẩm cao cấp, thường được cân nhắc rất kỹ lưỡng Vì vậy, nhóm này tiêu thụ những mặt hàng chăm sóc cá nhân (personal care) cao cấp không nhiều như nhóm SNSD(single - độc thân , separate - sống riêng , widowed góa phụ, divỏced– ly dị) ở các nước tư bản. phối, quảng cáo sản phẩm không phải chịu nhiều ràng buộc quá khắt khe như nhiều nước châu Á khác.

- Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ và phổ biến mô hình gia đình mở rộng (gồm cả ông bà, cô chú, v.v…), tạo nhiều cơ hội cho

Unilever Việt Nam vì đây chính là khách hàng mục tiêu của công ty.

- Đi,m mạnh của công ty Được sự hỗ trợ của tập đoàn Unilever toàn cầu nên có nền tài chính vững mạnh.

Chính sách thu hút tài năng hiệu quả: Quan điểm của công ty là “Phát triển thông qua con người, thông qua các ngày hội việc làm cho các sinh viên sắp tốt nghiệp của các trường đại học danh tiếng để từ đó đào tạo nên các quản trị viên tập sự sáng giá cho nguồn nhân lực của công ty Ngoài ra, công ty cũng có chế độ lương bổng, phúc lợi thỏa đáng và các khoá học tập trung trong và ngoài nước cho nhân viên nhằm nâng cao nghiệp vụ của họ… Tình hình nghiên cứu và phát triển công nghệ của Unilever Việt Nam luôn được chú trọng và đầu tư thỏa đáng Công nghệ hiện đại kế thừa từ Unilever toàn cầu, được chuyển giao nhanh chóng và có hiệu quả rõ rệt.

Giá cá tương đối chấp nhận được, trong khi chất lượng rất cao, không thua hàng ngoại nhập.

Môi trường văn hoá doanh nghiệp mạnh, đội ngũ nhân viên trí thức và có tinh thần trách nhiệm vì mục tiêu chung của công ty, đặc biệt các quan hệ với công chúng rất được chú trọng tại công ty.

- Đi,m yếu của công ty

Các vị trí chủ chốt trong công ty vẫn do người nước ngoài nắm giữ. Vẫn còn những công nghệ không áp dụng được tại Việt Nam do chi phí cao, vì vậy phải nhập khẩu từ nước ngoài nên tốn kém chi phí và không tận dụng được hết nguồn lao động dồi dào và có năng lực ở Việt Nam.

Giá cả một số mặt hàng của Unilever còn khá cao so với thu nhập của người Việt Nam, nhất là ở những vùng nông thôn.

Là một công ty có nguồn gốc châu Âu, chiến lược quảng bá sản phẩm củaUnilever còn chưa phù hợp với văn hóa Á Đông.

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w