1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) ảnh hưởng của thương mại quốc tế tới tăng trưởng kinh tế tại một số nền kinh tế ở các nước asean và hàm ý chính sách cho việt nam

39 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Thương Mại Quốc Tế Tới Tăng Trưởng Kinh Tế Ở Các Nước ASEAN Và Hàm Ý Chính Sách Cho Việt Nam
Người hướng dẫn ThS. Hoàng Bảo Trâm
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Tăng trưởng và phát triển
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 4,21 MB

Nội dung

Đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam, các hoạt động thương mại quốc tế như xuất khẩu, nhập khẩu tạo ra động lực cho sự tăng trưởng kinh tế, nâng cao trình độ công nghệ

Trang 1

Hà Nội, tháng 11 năm 2023

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ QU ỐC TẾ -*** -

TIỂU LUẬN GIỮA KỲMôn học: Tăng trưởng và phát triển

TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ASEAN VÀ

HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: ThS Hoàng Bảo Trâm

Trang 2

3.3 Lý thuyế ề tác động của thương mại quố ế đến tăng trưởng kinh tế.t v c t 13

4 Thực trạng thương mạ i qu ốc tế và tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN 15

4.1 Thực trạng thương mại quốc tế ở các nước ASEAN 15 4.2 Thực trạng về tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN 15

Trang 3

8.3 Hàm ý chính sách cho sự phát triển của thương mại quốc tế ở Việt Nam 32

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang 4

1 Lờ i m ở đầu

1.1 Sự cấp thiết của đề tài

Thương mại quốc tế đóng vai trò quan trọng tới tăng trưởng và phát triển kinh tế của nhiều nước trên thế giới Thương mại quốc tế làm tăng năng lực sản xuất, tăng mức sống của các quốc gia trên thế giới Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi thương mại quốc tế là yếu tố quan trọng bậc nhất trong chính sách và chiến lược phát triển kinh tế của mình

Châu Á hiện nay được đánh giá là có nền kinh tế năng động nhất thế giới Thương mại quốc tế các nước ASEAN gần đây đã tăng lên mức cao nhất trong vòng ba thập niên, giúp củng cố khả năng phục hồi kinh tế của khu vực giữa bối cảnh đại dịch do vi-rút corona (COVID-19)

Đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam, các hoạt động thương mại quốc tế như xuất khẩu, nhập khẩu tạo ra động lực cho sự tăng trưởng kinh tế, nâng cao trình độ công nghệ và cơ cấu ngành nghề trong nước, tạo điều kiện giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần thúc đẩy phân công lao động trong nước và quốc tế Các nền kinh tế đang nổi lên là những nền kinh tế đang trong giai đoạn quá độ từ nền kinh tế đang phát triển thành nền kinh tế phát triển, đặc biệt các nước khu vực ASEAN.Nhận thấy tầm quan trọng của thương mại quốc tế tới các nền kinh tế khu vực ASEAN cũng như là tại Việt Nam, nhóm tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Ảnh hưởng của thương mại quốc tế tới tăng trưởng kinh tế tại một số nền kinh tế ở các nước ASEAN

và hàm ý chính sách cho Việt Nam” làm đề tài tiểu luận với mong muốn tìm hiểu những ảnh hưởng của thương mại quốc tế tới tăng trưởng kinh tế và thông qua đó rút ra một số nhận định và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam

1.2 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu về những ảnh hưởng của thương mại quốc tế lên tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN Qua đó đưa ra một số nhận xét, khuyến nghị chính sách cho Việt Nam nhằm phát triển kinh tế ngày càng lớn mạnh

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Tác động của thương mại quốc tế tới tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN

Phạm vi nghiên cứu

Trang 5

• Phạm vi không gian: Nhóm tác giả tập trung nghiên cứu vào nền kinh tế ở các

nước ASEAN: Indonesia, Malaysia, Phillipines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Brunei

• Phạm vi thời gian: Sử dụng số liệu kinh tế trong khoảng thời gian từ 2000 đến

năm 2022

1.4 Nội dung nghiên cứu

Để đạt được mục đích, nhóm tác giả tập trung nghiên cứu một số nội dung sau:

- Nghiên cứu một số lý thuyết về thương mại quốc tế, tăng trưởng kinh tế

- Nghiên cứu tác động của thương mại quốc tế tới tăng trưởng kinh tế nói chung

- Nghiên cứu và đánh giá về thực trạng thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế

ở các nước ASEAN

- Tìm hiểu về tác động của thương mại quốc tế lên tăng trương kinh tế của Việt Nam và nhận xét, đưa ra một số khuyến nghị chính sách

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, bao gồm: Phương pháp nghiên cứu định lượng, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp

so sánh, phương pháp suy diễn và quy nạp, phương pháp thống kê số liệu,…

1.6 Cấu trúc bài tiểu luận

Phần còn lại của bài viết này được sắp xếp như sau Phần “Tổng quan tình hình nghiên cứu” tóm tắt các tài liệu trước đây về các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh

tế Phần thứ ba “Cơ sở lý thuyết” nêu những lý thuyết liên quan và ảnh hưởng của thương mại quốc tế đến tăng trưởng kinh tế Phần thứ tư “Thực trạng” nêu lên các thực trạng hiện nay về thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN Phần thứ năm “Phương pháp và số liệu” giới thiệu ngắn gọn các phương pháp nghiên cứu được

sử dụng để phân tích giá và các số liệu liên quan được lựa chọn Phần “Kết quả nghiên cứu" trình bày các kết quả đã được nhóm tác giả tổng hợp Phần “Thảo luận” trình bày

và thảo luận các kết quả thực nghiệm Phần “Việt Nam trong xu hướng phát triển thương mại quốc tế ngày nay và hàm ý chính sách” trình bày các kết luận và khuyến nghị chính sách cho nền kinh tế Việt Nam

Trang 6

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1 Nghiên cứ u nư ớc ngoài

Adeleye và các cộng sự (2015) đã tiến hành đánh giá về tác động của thương mại quốc tế đối với tăng trưởng kinh tế của Nigeria trong giai đoạn từ năm 1988 đến năm

2012 Kết quả cho thấy xuất khẩu có tác động dương đến GDP, trong khi nhập khẩu có tác động âm đến GDP Adeleye và các cộng sự cho rằng xuất khẩu mở rộng cơ sở hạ tầng và có tiềm năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Nigeria

Marie Daumal và Selin Ozyurt (2011) đã sử dụng phương pháp hồi quy GMM đánh giá tác động của thương mại quốc tế đối với tăng trưởng kinh tế của Pakistan Với

dữ liệu chuỗi thời gian từ năm 1989 đến năm 2002, các tác giả kết luận rằng độ mở kinh

tế có tác động đến GDP Đồng thời nhóm tác giả cũng cho rằng thương mại quốc tế có ảnh hưởng sâu sắc tới tăng trưởng kinh tế ở Brazil

Nantharath và King (2019) đã xem xét tác động của FDI, nguồn nhân lực, độ mà thương mại và chất lượng thể chế đến tăng trưởng kinh tế của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Văn (CHDCND Lào) giai đoạn 1993-2015 Kết quả thực nghiệm cho thấy FDI và thương mại để mở có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh - ca CHDCND Lào trong khi nguồn nhân lực và chất lượng thể chế có tác động tiêu cực Trên cơ sở kết quả nghiên cứu nhóm tác gia khuyến nghị Chính phủ CHDCND Lào tiếp tục thúc đẩy FDI, thu hút FDI chất lượng hơn, bên vùng hơn để đạt tốc độ tăng trưởng bền vững trong dài hạn

2.2 Nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu “Tác động của thương mại quốc tế đến tăng trưởng kinh tế - nghiên cứu trường hợp trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO” (Nguyễn Thị Mỹ Linh, 2019)

đã sử dụng phương pháp phân tích định lượng theo mô hình tự hồi quy véctơ (VAR) và

dữ liệu chuỗi thời gian để đưa ra kết luận rằng: “Xuất khẩu trong quá khứ với độ trễ một quý tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế ở hiện tại ở mức ý nghĩa 5% Tuy nhiên, với độ trễ hai và ba quý, xu hướng tác động này đảo chiều và mạnh dần với độ trễ 3 quý Điều này cho thấy, trong giai đoạn nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, giá trị xuất khẩu chưa kích thích tăng trưởng kinh tế trong thời gian ngắn (đặc biệt là ở độ trễ hai và ba quý), kết quả này khá phù hợp với kết quả nghiên cứu của Faridi (2012)” Dựa trên kết quả của những nghiên cứu này, các tác giả đưa ra những khuyến nghị chính sách được khuyến nghị để thu hút và duy trì đầu tư thương mại quốc tế cho Việt Nam nhằm tiếp tục phát triển xuất nhập khẩu nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn

Trang 8

3 Cơ sở lý thuyết

3.1 Lý thuyế ề thương mại quố t v c tế

Thương mại quốc tế (international trade/international commerce) là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại, chuyển giao công nghệ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác diễn ra giữa các quốc gia, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm đưa lại lợi ích cho các bên.Bản chất của thương mại quốc tế là quá trình phân phối, sử dụng tài nguyên giữa các chủ thể của nền kinh tế, giữa các quốc gia thông qua trao đổi nguồn lực kinh tế nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng đa dạng của cư dân trên toàn cầu Vai trò của thương mại quốc tế trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế là rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tăng cường hợp tác giữa các quốc gia và tạo ra cơ hội cho việc mở rộng thị trường và đầu tư Thương

mại qu c tố ế giúp các quốc gia tận dụng được lợi thế cạnh tranh, tăng cường sản xuất và đổi mới công nghệ, cũng như tạo ra nhiều cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho người dân Các lý thuyết liên quan đến thương mại quốc tế có thể khái quát như sau:

3.1.1 Lý thuyế ổ điểt c n về thương mại quốc tế

3.1.1.1 Lý thuyết trọng thương

Trường phái trọng thương phát triển ở Châu Âu từ giữa thế kỉ XV đến giữa thế

kỉ XVII Theo đó, xuất khẩu được cho rằng sẽ kích thích sản xuất trong nước, đồng thời dẫn đến dòng kim loại quý đổ vào bổ sung cho kho của cải của quốc gia đó Ngược lại, nhập khẩu là gánh nặng vì làm giảm nhu cầu đối với hàng sản xuất trong nước, và hơn nữa dẫn đến sự thất thoát của cải của quốc gia do phải dùng vàng bạc để chi trả cho nước ngoài Như vậy, của cải của một quốc gia sẽ tăng lên nếu quốc gia đó xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu Điều này hàm ý rằng chính phủ phải có các chính sách phát triển các ngành có khả năng thúc đẩy phát triển ngoại thương trên cơ sở tăng cường xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu Tuy có nội dung rất sơ khai và còn đơn giản, phiến diện về bản chất của hoạt động ngoại thương, nhưng đây là tư tưởng đầu tiên của các nhà kinh tế học tư sản cổ điển nghiên cứu về hiện tượng và lợi ích của ngoại thương

3.1.1.2 Lý thuyế ợi thế t l tuyệt đối

Một quốc gia được coi là có lợi thế tuyệt đối về một sản phẩm nếu có thể sản xuất

và bán sản phẩm đó với chi phí thấp hơn so với bất kỳ quốc gia nào khác, hoặc là quốc gia duy nhất có thể sản xuất được sản phẩm đó

Lí thuyết PPNC 1 1 Ghi chép lý thuyếtPhương

-pháp… 100% (4)

77

PPNC - Đề xuất nghiên cứu ảnh…Phương

pháp… 100% (3)

5

PPNC - PPNCPhươngpháp… 100% (2)

28

Thực hành dự báo Thực hành chi tiết…Phương

-pháp… 100% (1)

10

Chapter 2 - Các loại hình nghiên cứu…Phương

pháp… 100% (1)

15

Chương-1 - Tổng quan về nghiên cứu…Phương

pháp… 100% (1)

18

Trang 9

Trong tác phẩm nổi tiếng “Nghiên cứu về bản chất và nguồn gốc giàu có của các quốc gia”, Adam Smith lập luận rằng một nước không nhất thiết phải sản xuất tất cả các mặt hàng tiêu dùng trong nước, mà ngược lại mỗi nước có thể tập trung sản xuất những mặt hàng mà mình có lợi thế tuyệt đối, và sau đó buôn bán với các nước khác để đổi lấy những mặt hàng mình không sản xuất Nhờ đó, mỗi nước đều có thể tiêu dùng nhiều hơn lượng mà họ có thể sản xuất ra được trong điều kiện không có trao đổi thương mại quốc tế Tuy nhiên, lợi thế tuyệt đối chỉ lý giải một phần rất nhỏ của khối lượng thương mại thế giới hiện nay, như buôn bán giữa các nước đã và đang phát triển

3.1.1.3 Lý thuyết lợi thế so sánh

Theo lý thuyết, David Ricardo lập luận rằng lợi ích thương mại quốc tế bắt nguồn

từ sự khác nhau về lợi thế so sánh ở mỗi quốc gia Lợi thế tương đối được xác định trên

cơ sở so sánh các mức giá tương quan của hai hàng hóa, hiểu đơn giản là giá của mặt hàng này được tính bằng số lượng mặt hàng kia Và một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng có giá cả thấp hơn một cách tương đối so với quốc gia kia Để tạo lợi thế tham gia vào thương mại quốc tế các nền kinh tế phải tìm cách tạo ra và tận dụng lợi thế so sánh nhằm tìm kiếm lợi ích thúc đẩy tăng trưởng

3.1.2 Lý thuyết tân cổ điển về thương mại quốc tế: Mô hình Heckscher - Ohlin

Lý thuyết nguồn lực và thương mại Heckscher - Ohlin đã phát triển lợi thế so sánh của David Ricardo thêm một bước bằng việc đưa ra mô hình H-O để trình bày lý thuyết ưu đãi về nguồn lực sản xuất vốn có Lý thuyết này đã phân tích các tác động của thương mại quốc tế tới tăng trưởng kinh tế thông qua tạo việc làm và phân phối thu nhập

Định lý H-O được phát biểu: “Các nước sẽ có lợi thế so sánh trong việc sản xuất

và xuất khẩu loại hàng hóa mà việc sản xuất nó cần sử dụng nhiều yếu tố rẻ và tương đối sẵn có của nước đó và nhập khẩu loại hàng hóa mà việc sản xuất nó cần sử dụng nhiều yếu tố đắt và tương đối khan hiếm ở nước đó” Theo các giả thuyết được đưa ra, các nước tham gia vào thương mại quốc tế trong mô hình H-O sẽ nâng cao phúc lợi và thu nhập, và cũng sẽ nhận thấy những thay đổi trong phân phối thu nhập, do phân bổ tốt hơn các yếu tố so với đóng cửa

Trang 10

3.1.3 Các lý thuyết m i vớ ề thương mại quốc tế

3.1.3.1 Lý thuyết về khoảng cách công nghệ

Năm 1961 Posner chỉ ra nguyên nhân khác biệt về công nghệ là yếu tố chính dẫn đến thương mại giữa các nước phát triển Lý thuyết này có thể giải thích thương mại giữa hai nhóm nước Thứ nhất, nếu hai quốc gia có tiềm năng công nghệ như nhau thì vẫn có thể tiến hành thương mại, bởi vì các phát minh trong một chừng mực nào đó mang tính ngẫu nhiên Vai trò tiên phong của một nước ở lĩnh vực này sẽ được đổi lại bởi vai trò tiên phong của nước khác ở lĩnh vực khác Khi đó các nước tiến hành thương mại để đổi lấy những mặt hàng có tính ưu việt về công nghệ Thứ hai, thương mại diễn

ra ở các nước có trình độ phát triển khác nhau Khi đó, một nước có trình độ phát triển

sẽ đưa ra các sản phẩm mới, công nghệ mới để đổi lấy các mặt hàng đã được chuẩn hóa

từ nước thứ hai Theo thời gian, các sản phẩm mới lại được chuẩn hóa ở nước thứ hai

và nước thứ nhất có khả năng sáng tạo cao lại đưa ra các sản phẩm mới phức tạp khác.3.1.3.2 Học thuyết thương mại mới

Học thuyết của Paul Krugman giải thích tại sao trao đổi hai chiều vẫn có thể diễn

ra giữa những nước mà hàng hóa của họ không phải mang tính bổ trợ nhau, mà lại là những hàng hóa tương tự nhau (thương mại nội ngành) với sự tương đồng nhau về công nghệ và nhân tố sản xuất Thuyết này giải thích quan hệ thương mại nội bộ ngành dựa trên lợi thế nhờ quy mô, theo đó việc sản xuất hên quy mô lớn làm giảm chi phí sản xuất, do quá trình chuyên môn hóa đưa lại Cùng với thời gian, sự khác biệt về trình độ công nghệ, vốn, kỹ thuật của các nước công nghiệp phát triển đang dần được thu hẹp Lợi thế so sánh trong nội bộ ngành công nghiệp thường không rõ rệt, do vậy, lợi thế kinh

tế nhờ quy mô đã thúc đẩy quá trình thương mại quốc tế được tiến hành dưới dạng trao đổi hai chiều trong nội bộ các ngành, quá trình trao đổi thương mại hai chiều không chỉ mang tính bổ trợ nhau mà đó là những hàng hóa tương tự nhau, nhưng lại đáp ứng được thị hiếu của những người tiêu dùng khác nhau

3.2 Các mô hình tăng trưởng kinh tế.

3.2.1 Phân loại:

Mô hình tăng trưởng kinh tế có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào các yếu tố được tập trung và phương pháp phân loại được sử dụng Dưới đây là một số phân loại phổ biến của mô hình tăng trưởng kinh tế:

Phân loại theo nguồn tăng trưởng:

Trang 11

• Tăng trưởng dựa trên vốn: Mô hình này tập trung vào việc tích lũy và sử dụng vốn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Ví dụ: mô hình Harrod-Domar

• Tăng trưởng dựa trên lao động: Mô hình này cho rằng sự gia tăng và cải thiện

về lao động có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Ví dụ: mô hình Lewis

Phân loại theo yếu tố kích thích tăng trưởng:

• Tăng trưởng kinh tế tự nhiên: Mô hình này cho rằng tăng trưởng kinh tế xảy ra

tự phát thông qua các quy luật tự nhiên của thị trường và không cần can thiệp chính sách

Ví dụ: mô hình tự do thị trường

• Tăng trưởng kinh tế theo chính sách: Mô hình này cho rằng chính sách kinh tế

và can thiệp của chính phủ có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Ví dụ: mô hình Keynesian, mô hình Solow-Swan

Phân loại theo quy mô kinh tế:

• Tăng trưởng kinh tế quốc gia: Mô hình tập trung vào việc nghiên cứu các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của một quốc gia

Ví dụ: mô hình Hirschman-Rostow

• Tăng trưởng kinh tế địa phương: Mô hình tập trung vào việc nghiên cứu các yếu

tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của một khu vực hoặc địa phương cụ thể.3.2.2 Các mô hình tăng trưởng

Trong thương mại quốc tế, có một số mô hình tăng trưởng kinh tế quan trọng mà các quốc gia và khu vực sử dụng để phát triển nền kinh tế của mình Dưới đây là một số

mô hình tăng trưởng kinh tế phổ biến:

3.2.2.1 Mô hình tăng trưởng Solow - Swan

Mô hình tăng trưởng Solow-Swan, còn được gọi là mô hình tăng trưởng dựa trên

cơ sở vốn, là một trong những mô hình quan trọng trong lĩnh vực kinh tế học Mô hình này được đặt tên theo hai nhà kinh tế Robert Solow và Trevor Swan, những người đóng góp quan trọng vào việc phát triển và phân tích mô hình này Mô hình tăng trưởng Solow-Swan tập trung vào quá trình tích lũy vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong việc giải thích tăng trưởng kinh tế dài hạn của một quốc gia Mô hình cho rằng tăng trưởng kinh tế dựa trên sự tăng cường và sử dụng hiệu quả các yếu tố sản xuất, đặc biệt là vốn

Trang 12

Mặc dù đây là một hình truyền thống nhưng nó vẫn rất quan trọng trong việc phân tích tăng trưởng kinh tế của một quốc gia vì nó được sử dụng như một nền tảng để phát triển các lý thuyết tăng trưởng khác Mô hình này đã góp phần quan trọng trong việc hiểu và nghiên cứu về quá trình tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm là không xem xét các yếu tố khác như sự tiến bộ công nghệ và các yếu tố phi kinh

tế khác có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế

3.2.2.2 Mô hình tăng trưởng endogenous

Mô hình tăng trưởng endogenous hay còn gọi là mô hình nội sinh hay lý thuyết tăng trưởng mới, xem xét tác động của các yếu tố nội tại trong quá trình tăng trưởng kinh tế, chẳng hạn như đầu tư trong nghiên cứu và phát triển, sự đổi mới công nghệ, và học hỏi Mô hình nhấn mạnh vai trò của chính sách công và sự tương tác giữa các yếu

tố kinh tế trong việc thúc đẩy tăng trưởng

Trong mô hình tăng trưởng endogenous, tăng trưởng kinh tế không chỉ phụ thuộc vào đầu tư và tích lũy vốn, mà còn phụ thuộc vào các yếu tố nội tại như sự tiến bộ công nghệ, học tập, nghiên cứu và phát triển, đổi mới, và quy trình sản xuất Các yếu tố này được coi là endogenous (nội tại) vì chúng có thể được tạo ra và điều chỉnh bởi các quyết

Trang 13

định và hoạt động của các cá nhân, doanh nghiệp, và chính phủ Không những thế, đối với mô hình endogenous, công nghệ không được coi là một yếu tố bên ngoài không thay đổi mà được xem là một kết quả của quá trình sản xuất và sự đầu tư vào nghiên cứu và phát triển Các công nghệ mới được tạo ra thông qua hoạt động R&D, và sự tiến bộ công nghệ xảy ra khi các công nghệ mới này được áp dụng và tích hợp vào quá trình sản xuất.Đầu tư vào R&D cũng được coi là một yếu tố quan trọng trong mô hình tăng trưởng endogenous Việc tăng cường đầu tư vào R&D có thể tạo ra những khả năng sáng tạo mới, tăng cường năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế Mô hình này cho rằng các chính sách hỗ trợ và khuyến khích việc nghiên cứu và phát triển có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn

Ngoài ra, mô hình tăng trưởng endogenous cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của nhân lực trong quá trình tăng trưởng kinh tế Nhân lực không chỉ được coi là một yếu tố sản xuất mà còn là nhân tố sáng tạo và đầu tư trong việc tạo ra công nghệ mới và tiến bộ kỹ thuật Mô hình tăng trưởng endogenous đã giúp giải thích tại sao một số quốc gia và khu vực có tăng trưởng kinh tế nhanh hơn so với các quốc gia khác Nó cung cấp

cơ sở cho việc xem xét các chính sách kinh tế và chính sách công cộng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững thông qua việc thúc đẩy sự tiến bộ công nghệ, đổi mới và năng suất lao động

Tóm lại, mô hình tăng trưởng endogenous là một lý thuyết trong lĩnh vực kinh tế học, giải thích rằng tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào sự tương tác phức tạp giữa công nghệ, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, và nhân lực Mô hình này nhấn mạnh vai trò của sự sáng tạo, đầu tư và nhân lực trong việc tạo ra tăng trưởng kinh tế dài hạn.3.2.2.3 Mô hình tăng trưởng Harrod-Domar

Mô hình tăng trưởng Harrod-Domar còn được gọi là mô hình tăng trưởng vốn, được đặt tên theo hai nhà kinh tế Sir Roy Harrod và Evsey Domar Mô hình này được phát triển vào những năm 1930 và 1940 để giải thích mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế Đây là cơ chế theo đó đầu tư nhiều hơn để dẫn đến tăng trưởng nhiều hơn

Theo mô hình Harrod-Domar, tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào mức đầu tư, đây

là yếu tố quan trọng để tạo ra tăng trưởng kinh tế và giúp duy trì và mở rộng quy mô sản xuất Mô hình cho rằng tăng trưởng kinh tế xảy ra khi tỷ lệ đầu tư so với tỷ lệ tiết kiệm (còn được gọi là tỷ lệ tiết kiệm/tỷ lệ đầu tư) đạt một mức đủ cao và tăng trưởng kinh tế

Trang 14

sẽ xảy ra khi tỷ lệ tăng trưởng của sản lượng (g) vượt qua tỷ lệ tăng trưởng tỷ lệ đầu tư (α) Nếu tỷ lệ tăng trưởng của sản lượng lớn hơn tỷ lệ đầu tư, nền kinh tế sẽ có tăng trưởng dương

Tuy nhiên, mô hình Harrod-Domar cũng nhận thức rằng tỷ lệ tăng trưởng quá cao so với tỷ lệ đầu tư có thể gây ra sự chênh lệch và không ổn định trong kinh tế Điều này có thể dẫn đến sự suy giảm hoặc suy thoái kinh tế Ngược lại, nếu tỷ lệ tăng trưởng thấp hơn tỷ lệ đầu tư, nền kinh tế sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì và tăng trưởng

Mô hình Harrod-Domar đã đóng góp vào việc hiểu và phân tích tăng trưởng kinh

tế trong các nền kinh tế đang phát triển Tuy nhiên, mô hình có một số giả định đơn giản như tỷ lệ tiết kiệm/tỷ lệ đầu tư là hằng số và không xem xét các yếu tố khác như tiến bộ công nghệ hay sự hiệu quả của đầu tư Do đó, mô hình Harrod-Domar được xem là một lược đồ giới thiệu và không phản ánh đầy đủ sự phức tạp của quá trình tăng trưởng kinh tế

3.3 Lý thuyế ề t v tác động c ủa thương mại quố ế đến tăng trưởng kinh tế c t

3.3.1 Lý thuyết tăng trưởng cổ điển

Lý thuyết cổ điển xem xét vai trò của thương mại quốc tế với tăng trưởng thông qua khai thác lợi thế so sánh, nhất là lợi thế tương đối thông qua các biện pháp cải thiện năng suất và phân công lao động sâu sắc hơn Để tạo lợi thế cho hàng hóa xuất khẩu của mình, các nền kinh tế buộc phải tìm và lựa chọn cách thức để phân bổ lại nguồn lực cho sản xuất một cách có hiệu quả, qua đó nhằm nâng cao mức độ hữu dụng của các nguồn lực sẵn có, theo hướng chuyên môn hóa và tăng dần tỷ trọng các sản phẩm mà nước đó

có năng suất lao động cao hơn Trên góc độ công nghệ sản xuất, các chính sách của quốc gia để tạo ra lợi thế so sánh cho hàng hóa xuất khẩu và lựa chọn nhập khẩu hàng hóa bất lợi thế lớn chính là giải pháp quản lý – công nghệ cho phép cải thiện năng suất.Nhìn chung lý thuyết cổ điển luôn được cho rằng thương mại quốc tế được coi là một động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hay hàm ý xuất khẩu dẫn dắt tăng trưởng kinh tế Hoạt động xuất khẩu về cơ bản sẽ tạo ra giá trị thặng dư nhờ khai thác lợi thế lao động sống ở nước xuất khẩu, lợi thế thúc đẩy phân công lao động và tăng năng suất thúc đẩy mở rộng thị trường Tuy nhiên, lý thuyết cổ điển mới chỉ xem xét tác động của xuất khẩu tới tăng trưởng kinh tế ở trạng thái tĩnh, tác động này thường là rất nhỏ trong các nghiên cứu thực nghiệm và chưa đủ để phản ánh những lợi ích tiềm năng

mà thương mại quốc tế mang lại cho tăng trưởng kinh tế

Trang 15

3.3.2 Lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển

Từ lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển được kết hợp từ công trình “Sự đóng góp cho lý thuyết tăng trưởng kinh tế” của Solow (1956) và công trình “Tăng trưởng kinh tế

và tích lũy vốn” của Swan (1956), có thể xem xét tác động của thương mại quốc tế tới tăng trưởng được thể hiện thông qua cách thức huy động nguồn lực cho nền kinh tế Đó

là xuất khẩu góp phần huy động tăng thêm đầu tư tạo ra tư bản – vốn sản xuất và lao động; cải thiện kỹ thuật và công nghệ sản xuất để gia tăng năng suất Từ đó, xuất khẩu thường được coi là nhân tố có ảnh hưởng tới tiến bộ công nghệ, năng suất hoặc liên quan đến hiệu quả kinh tế qua những kênh chủ yếu như tăng cường nguồn lực vào ngành hay lĩnh vực có lợi thế so sánh; toàn dụng công suất sản xuất; tận dụng tính kinh tế của quy

mô nhờ thị trường mở rộng; cải thiện năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và nền kinh tế

Ngoài ra, thương mại quốc tế còn tạo ra những ảnh hưởng ngoại ứng tích cực tới phần còn lại của nền kinh tế qua đó thúc đẩy tăng trưởng Những ngoại ứng này nhờ quá trình chuyển giao và lan tỏa những ý tưởng mới từ nước ngoài liên quan đến cả các kỹ thuật sản xuất và thực hành quản lý hiệu quả

3.3.3 Lý thuyết tăng trưởng mới

Lý thuyết tăng trưởng mới cho thấy thương mại quốc tế đã tạo ra cơ chế để công nghệ, vốn con người, kỹ năng quản trị…lan tỏa và dịch chuyển trở thành nhân tố sản xuất của các nước xuất khẩu Qua đó xuất khẩu trở thành nhân tố không chỉ có tác động đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn và trung hạn mà còn có tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn

Từ các lý thuyết trên đây có thể thấy thương mại quốc tế có ảnh hưởng lớn tới tăng trưởng của các nền kinh tế theo nhiều cách khác nhau và mức độ với chiều hướng khác nhau Tuy nhiên lợi ích của nó không thể phủ nhận và được chứng minh bằng xu thế mở cửa và hội nhập hiện nay Thương mại quốc tế ảnh hưởng đến tăng trưởng trên

cả hai góc độ tổng cung và tổng cầu qua một số kênh sau đây:

Thứ nhất, tăng cơ hội tạo ra việc làm và thu nhập cho các nền kinh tế đang phát triển vốn dư thừa lao động Qua đó huy động thêm tiềm năng lao động vào nền kinh tế thúc đẩy tăng trưởng Dưới góc độ tổng cầu, tăng thu nhập kéo theo tăng tiêu dùng hiện tại và tương lai, thông qua ảnh hưởng khuếch đại sản lượng Tiêu dùng tăng sẽ tạo hiệu ứng thu nhập và việc làm nhất là khu vực nông thôn góp phần giảm nghèo

Trang 16

Thứ hai, thương mại quốc tế góp phần tăng tích lũy tư bản - vốn sản xuất nhờ nguồn ngoại tệ thu được từ xuất khẩu (nhất là những nước đang phát triển, hàng nông sản xuất khẩu thường là chủ yếu) để cung cấp ngoại tệ mua sắm máy móc thiết bị hiện đại cho nền kinh tế trong nước Hay nói cách khác xuất khẩu tạo ra nguồn tích lũy cho tăng trưởng và thực hiện công nghiệp hóa, cơ sở để chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thứ ba, thương mại quốc tế góp phần cải thiện kỹ thuật và công nghệ sản xuất của nền kinh tế Ngoài nguồn ngoại tệ để mua và chuyển giao công nghệ từ nước ngoài thì xuất khẩu còn thúc đẩy quá trình cải tiến kỹ thuật và công nghệ để cạnh tranh và đáp ứng tiêu chuẩn hàng hóa xuất khẩu Với việc các doanh nghiệp FDI đầu tư vào các nền kinh tế có lợi thế so sánh để tăng cường xuất khẩu

Thứ tư, thương mại quốc tế là nhân tố ảnh hưởng tới thay đổi cơ cấu kinh tế thông qua phân bổ lại nguồn lực theo thị trường xuất khẩu Theo đó nó sẽ định hướng và điều chỉnh phân bổ lại nguồn lực cho những ngành và lĩnh vực có lợi thế so sánh, tận dụng tài nguyên sẵn có, tận dụng tính kinh tế của quy mô …Ngoài ra, dưới áp lực của thương mại quốc tế, chỉ những doanh nghiệp hiệu quả hơn tham gia vào hoạt động xuất khẩu, còn những doanh nghiệp kém hiệu quả hơn tiếp tục chỉ sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và cuối cùng sẽ buộc các doanh nghiệp kém hiệu quả nhất rút lui khỏi ngành Sự phân bổ lại nguồn lực về phía những doanh nghiệp hiệu quả hơn dưới áp lực của thương mại giải thích tại cấu trúc ngành sẽ thay đổi theo hướng tăng năng suất hiệu quả để cạnh tranh

Thứ năm, thương mại quốc tế có ảnh hưởng tới giảm nghèo nhờ vai trò của nó dưới cả góc độ tổng cung và tổng cầu Quy mô sản xuất và tiêu dùng tăng lên nhờ thương mại quốc tế sẽ tạo cơ hội việc làm và thu nhập cho người nghèo nhất là vùng nông thôn Tăng trưởng còn tạo cơ sở kinh tế cho các chính sách xã hội và giảm nghèo của các chính phủ

4 Thực trạng thương mạ i qu ốc tế và tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN 4.1 Thực trạng thương mạ i quốc t ế ở các nước ASEAN

Thực trạng thương mại quốc tế ở các quốc gia ASEAN đã có sự tăng trưởng đáng

kể trong những năm gần đây ASEAN là một trong những khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới, giúp thúc đẩy việc mở cửa thị trường và tăng cường quan hệ thương mại giữa các thành viên của liên minh

Trang 17

Đặc biệt, việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015 đã tạo

ra những cơ hội mới cho thương mại và đầu tư trong khu vực AEC đã giúp các quốc gia thành viên giảm các rào cản thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận các thị trường đầy tiềm năng và tăng cường hợp tác kinh tế trong khu vực

Bên cạnh đó, Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa ASEAN và các đối tác ngoại giao quan trọng như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc đã tạo ra một môi trường thương mại thuận lợi và giảm giới hạn thương mại giữa các bên Điều này đã tăng cường thương mại và xuất khẩu của ASEAN đến các đối tác FTA Đồng thời, các hiệp định FTA cũng cung cấp lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm và dịch vụ của ASEAN trên thị trường quốc tế, giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp ASEAN

Tuy nhiên, cũng có những thách thức đối với thương mại quốc tế ở ASEAN Một

số nguyên nhân bao gồm sự không ổn định chính trị và xung đột trong khu vực, khả năng cạnh tranh của các quốc gia ngoại lai và tỷ lệ tham gia vào giá trị thương mại toàn cầu không đồng đều giữa các quốc gia thành viên

Trang 18

4.2 Thự c trạng v ề tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN

Trong những năm gần đây, ASEAN đã duy trì mức tăng trưởng kinh tế ổn định

và đáng chú ý Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm trung bình của ASEAN từ 2017 đến

2019 là khoảng 5,2%

Đơn vị: %

Nguồn: ASEANStats Data Portal

Do ảnh hưởng của đại dịch COVID 19, nền kinh tế ASEAN đã chịu sự suy giảm vào năm 2020 Trong năm đó, khu vực này ghi nhận mức giảm tăng trưởng kinh tế âm 3,2%) lần đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức kinh tế đang đối mặt với ASEAN, bao gồm

sự chênh lệch phát triển giữa các quốc gia thành viên, vấn đề về hạ tầng và quản lý môi trường kinh doanh không tốt Các quốc gia ASEAN cần tiếp tục nỗ lực để tăng cường hợp tác kinh tế, giảm bớt các thách thức và thúc đẩy phát triển bền vững trong khu vực

5 Phương pháp và số liệu

5.1 Phương pháp thu thậ p s liệu ố

Bộ số liệu phục vụ cho nghiên cứu thuộc dữ liệu thứ cấp, được thu thập từ nguồn

dữ liệu đáng tin cậy của Ngân hàng Thế giới World Bank Dạng số liệu bảng với quan sát thể hiện thông tin các biến số thuộc mô hình nghiên cứu của 10 quốc gia thuộc Asean bao gồm: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, ViệtCampuchia, Lào, Myanmar và Brunei trong giai đoạn từ năm 2000

5.2 Phương pháp phân tích số liệu

Sau khi thu thập được số liệu, nhóm tiến hành tổng hợp dữ liệu trên phần mềm Sau khi xử lý số liệu, nhóm sử dụng phương pháp định lượng để đánh giá tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc Nhóm sử dụng các mô hình ước lượng

Trang 19

Dựa trên cơ sở lý thuyết về tăng trưởng kinh tế, lý thuyết về thương mại quốc tế

và tác động của nó đến tăng trưởng, cùng với việc tham khảo và kế thừa các nghiên cứu cùng lĩnh vực đi trước, nhóm quyết định sử dụng biến phụ thuộc là GDP bình quân đầu người (GDP per capita) để đo lường cho tăng trưởng kinh tế, các biến độc lập liên quan đến thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế được đưa vào mô hình lần lượt và TIM, TEX, TO, FDI, CAB Nhóm đề xuất mô hình hồi quy như sau:

Mô hình hồi quy tổng thể:

β + β lnTIM + β lnTEX + β TO + β FDI + β

Mô hình hồi quy mẫu:

Trong đó:

GDPpc: GDP bình quân đầu người (Constant 2015 US$)

Tổng ngạch nhập khẩu (USD)

TEX: Tổng ngạch xuất khẩu (USD)

TO: Độ mở thương mại (%)

Tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (%)

CAB: Cán cân tài khoản vãng lai (%)

β : Hệ số chặn

β , β , β , β , β : Hệ số góc

: Yếu tố ngẫu nhiên

5.3.2 Giải thích biến số trong mô hình

Biến độc lập

Tổng ngạch nhập khẩu: Theo các nghiên cứu đi trước, thương mại nhập khẩu có tác động tích cực trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Theo CIIE diễn ra vào ngày 5/11/2020 đã khẳng định ba vai trò chính của nhập khẩu đó là thu hút công nghệ, những thiết bị tân tiến, kinh nghiệm kinh doanh từ nước ngoài; thúc đẩy mô hình phát triển tuần hoàn kép và bù đắp sự thiếu hụt tài nguyên, duy trì sự phát triển kinh tế toàn diện

và cân đối Nghiên cứu Marwah và Tavakoli (2001) về tác động của nhập khẩu lên tăng

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w