Healy and Wahlen 1999 đưa ra định nghĩa: “QTLN xảy ra khi các nhà quản lý sử dụng xét đoán trong BCTC và xây dựng các giao dịch để thay đổi các BCTC nhằm làm cho các đối tượng sử dụng th
Trang 1TRƯỜNG ĐẠ I HỌC NGO ẠI THƯƠNG
=====000=====
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN TỚI
VIỆC LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Giảng viên hướng dẫn : PGS TS Nguy n Th Thu H ễ ị ằng
Hà N i, 2022 ộ
Trang 32
MỤC LỤC
DANH M ỤC VIẾ T T T 3Ắ
LỜI MỞ ĐẦU 4
NỘI DUNG 5
CHƯƠNG I: T NG QUAN NGHIÊN C U V Ổ Ứ Ề ẢNH HƯỞNG QTLN ĐẾN VIỆC LẬP VÀ TRÌNH BÀY BCTC 5
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN 7
1 Khái ni m và mệ ục đích của hành vi QTLN 7
2 Lý thuy t gi i thích hành vi qu n tr l i nhu n 9ế ả ả ị ợ ậ 3 Các k thu t qu n tr LN 10ỹ ậ ả ị 4 Các nhân t ố ảnh hưởng đến hành vi QTLN 12
CHƯƠNG III: ẢNH HƯỞNG C A QU N TR L I NHU N T I VI C L P VÀ Ủ Ả Ị Ợ Ậ Ớ Ệ Ậ TRÌNH BÀY BCTC 15
1 Đối với Báo cáo tình hình tài chính 15
2 Đối với Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 16
3 Đối với Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 18
4 Đối với Bản thuyết minh BCTC 19
CHƯƠNG IV: BÊ B I GIAN L N C A TỐ Ậ Ủ ẬP ĐOÀN ENRON VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 21
1 Sơ lược về tập đoàn Enron và phi vụ bê bối 21
2 Phương thức gian lận của công ty Enron 22
3 Bài h c rút ra 24ọ
KẾT LU N 26Ậ
TÀI LI U THAM KH O 27Ệ Ả
Trang 43
QTLN Quản trị lợi nhuận BCTC Báo cáo tài chính HĐQT Hội đồng quản trị TNDN Thu nhập doanh nghiệp
SPE Special purpose entity
Trang 54
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong BCTC, lợi nhuận luôn là số liệu có tầm ảnh hưởng đáng kể Tuy nhiên, chỉ tiêu này có thể bị bóp méo và có thể không phản ánh kết quả thực sự của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Để biết độ tin cậy của lợi nhuận, người dùng nên đánh giá chất lượng của mục tiêu này Khả năng sinh lời của một công ty có thể được đánh giá bằng nhiều nhân tố như: hoạt động kinh doanh, hệ thống kế toán, số lượng và chất lượng thông tin được công bố, hiệu quả và danh tiếng của ban quản lý cũng như các cơ hội và động cơ can thiệp vào lợi nhuận
Hành động QTLN ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của cổ động nói riêng, của công
ty nói chung Tại Việt Nam, chủ đề QTLN còn rất mới mẻ nên có rất ít nghiên cứu về chủ đề này, cũng chính là một trong những khoảng trống cần nghiên cứu Xuất phát từ tầm quan trọng của BCTC nói chung và chỉ tiêu lợi nhuận nói riêng trong các doanh nghiệp, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài: “Ảnh hưởng của quản trị lợi nhuận tới việc lập và trình bày Báo cáo tài chính” để làm chủ đề thảo luận của nhóm
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu này là đưa ra lý thuyết tổng quát về ảnh hưởng của QTLN tới việc lập và trình bày BCTC thông qua một số nghiên cứu trên thế giới và trong nước
từ đó rút ra khung lý thuyết chung về QTLN, làm rõ được mối liên hệ giữa QTLN và BCTC của doanh nghiệp Và cuối cùng là phân tích một case study cụ thể về tầm ảnh hưởng của QTLN tới việc lập và trình bày BCTC
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động QTLN và sự ảnh hưởng của QTLN đến việc lập, trình bày, và chất lượng thông tin trên BCTC
- Phạm vi nghiên cứu: Tổng hợp một số nghiên cứu trong và ngoài nước về QTLN
và sự ảnh hưởng của hành vi QTLN đến BCTC
4 Kết cấu
Tiểu luận gồm 4 chương:
Chương I: Tổng quan nghiên cứu về ảnh hưởng QTLN đến việc lập và trình bày BCTC
Chương II: Cơ sở lý thuyết về QTLN
Chương III: Mối quan hệ giữa hành vi QTLN và BCTC của DN
Chương IV: Case study về ảnh hưởng của hành vi QTLN đến việc lập và trình
bày BCTC
Trang 6ty hoặc làm ảnh hưởng đến các hợp đồng có cam kết dựa trên chỉ tiêu lợi nhuận kế toán” Theo Wong JianHui (2011), “QTLN được sử dụng rộng rãi trong các DN trong
và ngoài nước Nếu trường hợp này xảy ra, về lâu dài sẽ làm giảm chất lượng và mức
độ tin cậy của thông tin BCTC Thông tin kế toán về lợi nhuận là thông tin quan trọng
mà các nhà đầu tư, các chủ nợ… sử dụng để đánh giá ưu, khuyết điểm của DN” Tại Việt Nam, trong các nghiên cứu trước đây, đã có nhiều mô hình đã được đề xuất
để đo lường chất lượng lợi nhuận của công ty, chẳng hạn như Nguyễn Thị Phương Hồng (2017) đã đề xuất 11 mô hình có thể sử dụng để phát hiện hành vi QTLN của công ty Tuy nhiên, do hầu hết các công ty ở Việt Nam có thời gian niêm yết chưa đủ dài nên các nghiên cứu đã được tiến hành trước đây, chẳng hạn như Phạm Thị Bích Vân (2012), Đặng Ngọc Hùng (2015), Hoàng Khánh và Trần Thị Thu Hiền (2015), mới chỉ áp dụng
một số mô hình khi xem xét vấn đề chất lượng lợi nhuận
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam, việc nghiên cứu vấn đề QTLN tại Việt Nam được một số tác giả quan tâm và tập trung chủ yếu vào đối tượng là các doanh nghiệp Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu còn nhiều hạn chế và phần lớn các tác giả chỉ tập trung vào nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến QTLN dựa trên phân tích mô hình Các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam có kết quả không đồng nhất và mới chỉ dừng lại nghiên cứu dữ liệu với đặc trưng là dữ liệu chéo (cho một năm hoặc cho nhiều năm) Điều này để lại khoảng trống lớn trong nghiên cứu và cần thiết phải có nghiên cứu bổ sung một cách toàn diện và có xét đến QTLN ảnh hưởng đến việc lập và trình bày BCTC
Trang 7Discover more
from:
KET1
Document continues below
Lập Báo cáo tài
Trang 86
Nhà đầu tư thường có xu hướng đầu tư vào các doanh nghiệp có hiệu quả kinh tế và triển vọng tăng trưởng cao Chính vì vậy, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp niêm yết thường có xu hướng thổi phồng kết quả kinh doanh trong những giai đoạn quan trọng Nhận biết được tầm ảnh hưởng quan trọng của QTLN đến việc lập và trình bày BCTC, để giúp các đối tượng sử dụng thông tin, đặc biệt là nhà đầu tư có được nguồn thông tin chính xác để đưa ra quyết định đúng đắn là vấn đề có ý nghĩa lớn, tiểu luận được thực hiện nhằm xem xét mức độ ảnh hưởng QTLN đến việc lập và trình bày BCTC, đồng thời xác định các yếu tố, mức độ và chiều ảnh hưởng của từng yếu tố đến QTLN của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Qua đó, nhà đầu
tư, cổ đông và người có nhu cầu sử dụng thông tin BCTC của các doanh nghiệp niêm yết sẽ có cái nhìn tổng quát hơn khi đưa ra các quyết định
Trang 9CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN
số kế toán được báo cáo”
Như vậy, có thể hiểu QTLN là hành động người quản trị làm thay đổi các chỉ tiêu lợi nhuận kế toán (tăng hoặc giảm) số với mức lợi nhuận thông thường mà doanh nghiệp đạt được thông qua việc vận dụng linh hoạt các chính sách kế toán, phương pháp hoặc ước tính kế toán để điều chỉnh lợi nhuận Ngoài ra, các chính sách nới lỏng nợ, giảm giá mạnh để gia tăng số lượng khách hàng, sản xuất thái quá sản phẩm nhằm giảm giá vốn hàng bán hoặc cắt giảm quá mức các chi phí tùy ý của doanh nghiệp cũng có những tác động làm tăng lợi nhuận trong kỳ
“Hành vi QTLN được xem là nằm trong khuôn khổ của các chính sách và quy định
kế toán, chưa được xem là đạt đến mức độ "gian lận kế toán"” (Dechow và Skinner, 2000) Tuy nhiên, “QTLN dẫn đến việc hiểu sai về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, BCTC không còn thực hiện chức năng phản ánh được bản chất của tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, mặc cho mục đích ban đầu của nhà quản trị lựa chọn lợi nhuận vì lợi ích cá nhân hay lợi ích của doanh nghiệp và là xấu hay tốt thì kết quả vẫn dẫn đến những hiểu nhầm và thiệt hại cho người
sử dụng các thông tin trên BCTC” (Jiraporn và cộng sự, 2008) Thậm chí, những thiệt hại nghiêm trọng có thể xảy ra, liên quan đến hoạt động kinh tế chủ chốt của doanh nghiệp Có thể thấy rằng, nghiên cứu về hành vi QTLN của các doanh nghiệp thực sự
có ý nghĩa thực tiễn Do đó mà hành vi QTLN luôn là mục tiêu theo đuổi của các nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam
b Mục đích của hành vi quản trị lợi nhuận
Hành vi QTLN được đánh giá là đem lại cho nhà quản lý những nguồn lợi đáng
kể Các nhà quản lý doanh nghiệp có thể thu lợi từ hành vi này mà không bị tính là vi phạm các chuẩn mực hay các nguyên tắc kế toán Do đó, để đạt được những lợi ích trong
Trang 108
kinh doanh hay để thực hiện một số động cơ phổ biến dưới đây, các nhà quản lý doanh nghiệp sẽ thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận:
- Hợp đồng thù lao của nhà quản trị: Các nhà quản trị sẽ tìm cách thay đổi lợi
từ nhuận thực tế để có thể nhận được thưởng và chia lợi nhuận tại một thời điểm nào đó Hoặc trường hợp, trong hợp đồng thù lao giữa nhà quản trị và doanh nghiệp có điều khoản, nếu lợi nhuận đạt tối thiểu đến mức X đồng thì nhà quản trị sẽ được Y đồng tiền lương (thưởng)
- Cân bằng lợi nhuận giữa các kỳ kế toán, đảm bảo lợi nhuận bền vững: Các doanh nghiệp niêm yết có chiều hướng QTLN theo hướng san bằng lợi nhuận nhằm đạt được sự ổn định về lợi nhuận giữa các kỳ kế toán Bên cạnh đó, doanh nghiệp mong muốn có được cơ hội tiếp cận các nguồn vốn từ thị trường một cách dễ dàng hơn Để có thể thuyết phục được nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư doanh nghiệp phải chứng minh được triển vọng về lợi nhuận trong tương lai của doanh nghiệp Đây cũng là một động lực lớn thúc đẩy nhà quản lý doanh nghiệp có hành vi điều chỉnh lợi nhuận nhằm mục tiêu huy
động vốn với chi phí vốn thấp hơn
- Tránh vi phạm hợp đồng tín dụng: Bên cạnh mối quan hệ với cổ đông, doanh nghiệp cũng có mối quan hệ chặt chẽ với các bên có lợi ích liên quan khác, đặc biệt là mối quan hệ với nhà cung cấp tín dụng và thuế Trong mối quan hệ với người cấp tín dụng cho doanh nghiệp như các ngân hàng, các công ty tài chính, doanh nghiệp phải ký kết hợp đồng với nhiều điều khoản ràng buộc dựa trên các chỉ tiêu tài chính Nhà quản
lý có thể có các hành vi điều chỉnh lợi nhuận để tránh vi phạm các điều khoản Bên cạnh
đó, ngân hàng hay các tổ chức tín dụng thường căn cứ vào chỉ tiêu lợi nhuận để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong quá khứ của doanh nghiệp để xem xét xem liệu có nên
cấp khoản vay, và mức lãi suất hợp lý cho doanh nghiệp
- Thu hút đầu tư, phát hành cổ phiếu ra công chúng: Lợi dụng thông tin bất cân xứng giữa chủ sở hữu – nhà đầu tư – nhà quản trị, các nhà quản trị có xu hướng cung cấp các BCTC đã được thổi phồng các chỉ tiêu liên quan kết quả kinh doanh, đặc biệt vào các thời điểm quan trọng như chuẩn bị phát hành cổ phiếu ra công chúng để thu hút
các nhà đầu tư
- Đáp ứng kỳ vọng của giới phân tích thị trường: Chịu áp lực về việc đáp ứng
sự mong đợi của các nhà phân tích, nhà quản trị có xu hướng thông qua việc QTLN
nhằm đạt lợi nhuận trong kỳ báo cáo theo ý muốn chủ quan của mình
- Liên quan đến việc nộp thuế TNDN: Doanh nghiệp phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp dựa trên lợi nhuận phải chịu thuế Mặc dù, ngày nay, kế toán cho mục đích thuế và kế toán cho mục đích cung cấp thông tin đã có sự tách biệt, nếu muốn giảm thuế, một khả năng xảy ra là doanh nghiệp tránh báo cáo lợi nhuận kế toán ở mức cao
để hợp lý hóa hành vi điều chỉnh giảm lợi nhuận chịu thuế, từ đó giảm số thuế thu nhập
Trang 119
phải nộp
- Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể điều chỉnh lợi nhuận nhằm tránh công bố các mức lợi nhuận cao, để tránh cơ quan quản lý Nhà nước có những hành động chính sách điều tiết hoạt động của doanh nghiệp như rút bớt các chính sách ưu đãi điều tra hành vi được cho là độc quyền của doanh nghiệp Mà đang đem lại lợi ích quá cao cho
doanh nghiệp
2 Lý thuy t gi i thích hành vi qu n tr l i nhu n ế ả ả ị ợ ậ
Các nghiên cứu liên quan đến QTLN, cũng như các yếu tố tác động đến nó thường tập trung vào một số lý thuyết điển hình như sau:
Lý thuyết đại diện (Agency theory)
Lý thuyết đại diện (Agency theory) được phát triển đầu tiên bởi Jensen and Meckling (1976) Tác giả đã xác định mối quan hệ đại diện được thể hiện thông qua một hợp đồng, theo đó, bên được ủy nhiệm (agents) sẽ thực hiện một số công việc đại diện cho bên ủy nhiệm (principles), chẳng hạn như trong hợp đồng giữa cổ đông và nhà quản
lý, các cổ đông ủy nhiệm cho nhà quản lý quyền sử dụng vốn của mình để kinh doanh Jensen and Meckling (1976) cho rằng cả hai bên (bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm) đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình, chính vì vậy, sự xung đột về lợi ích luôn tồn tại trong mối quan hệ này Điều này sẽ làm phát sinh các chi phí đại diện chi phí trả cho -
sự xung đột lợi ích giữa hai bên như chi phí giám sát, chi phí thưởng cho nhà quản lý
Lý thuyết đại diện thường được vận dụng trong các nghiên cứu nhằm kiểm chứng sự ảnh hưởng của các nhân tố liên quan đến các chỉ số tài chính trên BCTC và điều này có ảnh hưởng đến hành vi QTLN
Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information theory)
Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information theory) lần đầu tiên được đề cập trong nghiên cứu của Akerlof (1970) Theo đó, hiện tượng thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bên có ít thông tin hơn hoặc có thông tin không chính xác so với bên đối tác Điều này khiến cho bên có ít thông tin hơn có những quyết định không chính xác và đồng thời, bên có nhiều thông tin hơn cũng sẽ có những hành vi gây bất lợi cho bên đối tác Godfrey và các cộng sự (2003) cho rằng sự mất cân đối về mặt thông tin giữa người lập BCTC và người có nhu cầu sử dụng thông tin là luôn tồn tại Các doanh nghiệp có xu hướng không công bố những thông tin gây tổn hại đến mình và ngược lại, các thông tin có lợi cho doanh nghiệp thường được cung cấp một cách chi tiết và đầy đủ hơn (Staubus, 2000) Lý thuyết thông tin bất cân xứng thường được vận dụng trong các nghiên cứu nhằm kiểm chứng sự ảnh hưởng của các nhân tố thuộc các chính sách tài chính đến hành vi QTLN
Trang 1210
Lý thuyết cơ hội
QTLN được điều chỉnh tăng lợi nhuận giúp DN mới phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng để thu được nguồn vốn tài trợ từ bên mua cổ phiếu, nhà đầu tư mà bị chi phối quyết định bởi lợi nhuận và không ý thức về sự bóp méo trong lợi nhuận công bố
Vì vậy họ thường trả mức giá chào bán cao hơn nhiều so với lợi nhuận báo cáo chưa được bóp méo theo hướng điều chỉnh tăng Lý thuyết cơ hội cho rằng nhà đầu tư ra quyết định dựa trên lợi nhuận về lý trí đã không chiết khấu một khoản nhất định trong mong đợi về dòng tiền tương lai dựa trên lợi nhuận đã bị bóp méo DN phát hành cổ phiếu trên thị trường thường dùng khoản dồn tích để tăng thu nhập DN với mục đích tạm thời bóp méo giá cổ phiếu và rằng nhà đầu tư, người mà đánh giá cao DN tại thời điểm phát hành
cổ phiếu thường cảm thấy thất vọng với sự sụt giảm nghiêm trọng trọng lợi nhuận DN sau khi phát hành bởi vì các khoản dồn tích DN giảm
Nói cách khác, nhà quản trị quyết định khoản dồn tích dương theo ý mình trước khi phát hành cổ phiếu, nhằm đánh lừa nhà đầu tư người mà mong đợi sự gia tăng trong lợi nhuận DN sau khi phát hành Lý thuyết cơ hội đề cập tới hai vấn đề chính (i) Nhà đầu tư không ý thức được động thái điều chính BCTC của nhà quản trị; (ii) Nhà đầu tư không quan sát được hành vi bóp méo lợi nhuận của nhà quản trị Hai vấn đề này đã đi ngược lại với lý thuyết thị trường hiệu quả đã cho rằng giá tài sản phải phản ánh tất cả thông tin sẵn có trên thị trường
Chính sách tính giá trị hàng xuất kho: Có 4 phương pháp tính giá trị hàng xuất kho (VAS 02): nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước, thực tế đích danh và bình - - quân gia quyền Lựa chọn phương pháp tính giá hàng xuất kho có thể làm thay đổi giá vốn hàng bán trong kỳ
Chính sách về TSCĐ: Lựa chọn thời điểm đầu tư hay thanh lý, nhượng bán tài sản cố định cũng có ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán Nhà quản trị có thể quyết định khi nào và mức độ chi phí sửa chữa, nâng cấp cải tạo tài sản cố định được chi ra Khi cần thiết cũng có thể quyết định thời điểm thanh lý, nhượng bán tài sản cố định để đẩy
Trang 13Chính sách lập dự phòng nợ phải thu khó đòi: Việc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi dựa trên mức dự kiến tổn thất đối với những khoản nợ chưa đến hạn Nhà quản trị
có thể điều chỉnh chi phí thông qua trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi dựa trên mức
độ tổn thất dự kiến, tuổi nợ
Chính sách lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính: Mức trích lập dự phòng có thể được điều chỉnh ít hơn mức cần thiết hoặc nâng mức trích lập để điều chỉnh việc ghi nhận chi phí trích lập dự phòng
Chính sách phân bố chi phí trả trước: Đối với các chi phí cần phân bổ qua nhiều
kỳ, nhà quản trị có thể lựa chọn số kỳ phân bố để điều chỉnh chi phí từng kỷ Chi phí trả trước là các chi phí thực tế đã phát sinh, nhưng chưa tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ phát sinh trong doanh nghiệp
Chính sách về trích trước chi phí: Chế độ kế toán cho phép các công ty được tính trước và hạch toán và chi phí chưa phát sinh vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỷ khi có sở, được tính toán chặt chẽ nhằm không gây phát sinh đột biến cho chi phí sản xuất kinh doanh
Các kĩ thuật quản trị lợi nhuận khác
Ước tính % hoàn thành công việc trong ghi nhận doanh thu: Để điều chỉnh lợi nhuận theo hướng mong muốn, một trong những thủ thuật phổ biến nhất có lẽ là ước lượng phần trăm hoàn thành công việc trong ghi nhận doanh thu
Lựa chọn thời điểm thực hiện các giao dịch kinh tế: Nhà quản trị có thể đẩy lùi thời điểm lập hóa đơn bán hàng kỳ này sang kỳ sau hoặc ngược lại để có thể tác động đến doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí trong kỳ để từ đó tác động đến lợi nhuận theo
ý muốn chủ quan của mình
Kỹ thuật QTLN thông qua chính sách giá và tín dụng: cắt giảm một số chi phí không cần thiết để tăng lợi nhuận, trì hoãn hay thúc đẩy thanh lý các khoản đầu tư không hiệu quả, làm giảm chi phí bằng cách “vốn hóa”
Các phương pháp trên có thể được vận dụng tổng hợp để QTLN của một hoặc một vài kỳ kế toán Mức biến động lợi nhuận phụ thuộc vào mức linh hoạt của các phương
Trang 1412
pháp kế toán Tuy nhiên, QTLN cũng có giới hạn nhất định vì việc điều chỉnh doanh thu
và giảm chi phí trong một (hoặc một số) kỳ này sẽ làm giảm doanh thu và tăng chi phí trong một vài kỳ kế tiếp sau đó
4 Các nhân t ố ảnh hưởng đến hành vi QTLN
Báo cáo tài chính hợp nhất
Đối với doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, công ty
mẹ phải lập BCTC hợp nhất, báo cáo này được lập và trình bày trên cơ sở BCTC riêng của công ty mẹ và các BCTC của công ty con Để thực hiện lập BCTC hợp nhất, công
ty mẹ phải xác định phạm vi hợp nhất, loại trừ khoản đầu tư của công ty mẹ và công ty con, tiến hành loại trừ các giao dịch nội bộ Do tính phức tạp trong việc lập và trình bày BCTC hợp nhất, QTLN sẽ lớn hơn so với việc lập và trình bày BCTC của các công ty độc lập
Tỷ lệ thành viên độc lập trong hội đồng quản trị
Theo Beasley (1996), việc tăng tỷ lệ các thành viên HĐQT bên ngoài sẽ làm giảm mức độ gian lận BCTC Các nghiên cứu khác cũng đã cho thấy, tăng tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập sẽ làm giảm điều chỉnh lợi nhuận (Peasnell và cộng sự, 2005)
Sự kiêm nhiệm giữa chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc (giám đốc) điều hành Khi một cá nhân đảm nhiệm cả 2 vị trí chủ tịch HĐQT và kiêm tổng giám đốc, có thể sẽ tạo ra những mâu thuẫn về lợi ích Việc tập trung quyền lực vào một tay cá nhân
có thể làm xuất hiện những hành vi vượt qua giới hạn Hơn nữa, nếu hai chức năng này
là một, sẽ làm giảm chất lượng giám sát của HĐQT (Jensen và Meckling, 1976; Dechow
và cộng sự, 1996), hoặc nhà quản trị sẽ hành động vì lợi ích cá nhân thay vì lợi ích lâu dài của doanh nghiệp Bản thân quan hệ đại diện giữa giám đốc và những người nắm giữ cổ phiếu đã là khởi nguồn của nhiều hành vi phục vụ cho lợi ích cá nhân, nếu giám đốc lại là người nằm trong HĐQT, sẽ thiếu đi sự giám sát cần thiết trong điều tiết quan
hệ đại diện Nghiên cứu của Mulgrew và Forker (2006) đã cho thấy nếu chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc thì nhiều khả năng hành vi QTLN xảy ra sẽ càng cao
Kiểm toán độc lập
Hoạt động thuê kiểm toán độc lập sẽ làm củng cố thêm lòng tin của nhà đầu tư và làm cho chất lượng thông tin trở nên có giá trị hơn Kinney và Martin (1994), kết luận rằng kiểm toán có tác động tích cực đến thu nhập ròng và tài sản ròng Các nhà đầu tư thường yêu cầu BCTC phải được kiểm toán bởi các BCTC này cung cấp thông tin hữu ích trong quá trình ra quyết định đầu tư của họ Điều này cho thấy quá trình kiểm toán
có giá trị như một phương tiện nâng cao chất lượng thông tin tài chính Vì vậy, nếu chất lượng và danh tiếng của kiểm toán càng tốt thì nhà quản trị càng phải cân nhắc và hạn chế hơn trong việc sử dụng các thủ thuật để QTLN Mặt khác, các doanh nghiệp kiểm
Trang 1513
toán thường có quy trình kiểm tra chặt chẽ, kỹ lưỡng nhằm cung cấp các báo cáo kiểm toán chất lượng để bảo vệ danh tiếng của mình, vì thế họ sẽ đầu tư nhiều hơn vào công tác kiểm toán Nghiên cứu về công bố thông tin của các doanh nghiệp ở Úc, Gallery và cộng sự (2008) đã kết luận rằng các doanh nghiệp được kiểm toán bởi Big4 công bố thông tin chất lượng hơn các doanh nghiệp được kiểm toán bởi các doanh nghiệp kiểm toán khác
Quy mô doanh nghiệp
Quy mô doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến các quyết định, bởi theo cơ cấu, doanh nghiệp càng lớn thì càng tách bạch giữa quyền quản lý và quyền sở hữu Sự tách bạch này càng lớn, các mối lo ngại có thể phát sinh (nhà quản lý sẽ theo đuổi lợi ích cá nhân hấp dẫn mà bỏ qua lợi ích của các cổ đông và doanh nghiệp) Một mối lo ngại đáng để quan tâm nữa, đó là các doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì kỳ vọng vào chỉ tiêu lợi nhuận dự báo càng cao Barton và Simko (2002) chỉ ra rằng các doanh nghiệp lớn phải đối mặt với nhiều áp lực để đáp ứng được yêu cầu của các nhà phân tích Myers và cộng
sự (2007), đã chứng minh rằng các doanh nghiệp lớn báo cáo lợi nhuận không chính xác Như vậy, quy mô là một trong những yếu tố ảnh hưởng thuận chiều đến hành động điều chỉnh của nhà quản trị
Đòn bẩy tài chính
Bên cạnh nguồn vốn thu hút từ các cổ đông của công ty, các doanh nghiệp còn huy động vốn bằng các nguồn vay nợ, một mặt để đáp ứng nhu cầu về vốn, nhằm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mặt khác việc huy động vốn từ các nguồn bên ngoài là giải pháp giúp doanh nghiệp giảm thiểu các chi phí đại diện phát sinh trong mối quan hệ đại diện giữa nhà quản lý và cổ đông (Jensen và Meckling, 1976) Đòn bẩy tài chính được hiểu là chỉ số phản ánh cấu trúc tài chính, được đo lường thông qua mối quan hệ giữa hai nguồn vốn cơ bản (nợ/vốn chủ sở hữu) Hệ số này cho biết thành phần các nguồn tài trợ trên tài sản của một doanh nghiệp Đòn bẩy tài chính là dấu hiệu cảnh báo trước về việc dòng tiền hiện tại và tương lai, có thể bị nhà quản lý thay đổi
Khả năng sinh lời
Thực tế, khi đánh giá một doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ đánh giá chủ yếu về các thông tin kế toán công bố trên thị trường chứng khoán như giá cổ phiếu hay thông tin từ BCTC Nếu hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp không tốt tất yếu sẽ kéo theo sự giảm giá cổ phiếu của công ty và điều này ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp, vì vậy nhiều nhà quản lý tìm cách QTLN Nếu doanh nghiệp kinh doanh không tốt, xu hướng điều chỉnh tăng lợi nhuận để giữ uy tín sẽ xảy ra Charfeddine và cộng sự (2013), Cheng và Warfield (2005), đã đưa ra bằng chứng về việc nhà quản trị điều chỉnh tăng lợi nhuận
Trang 1614
nhằm tăng giá cổ phiếu Để nhận được những phản ứng tích cực từ thị trường, QTLN được thực hiện để phù hợp với kỳ vọng của thị trường Chen và cộng sự (2006), đã chứng minh rằng những doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, nhiều khả năng sẽ tiến hành QTLN Bên cạnh đó, một vài tác giả khác cũng cho thấy các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả cao, có xu hướng ít thực hiện điều chỉnh lợi nhuận bởi họ muốn giữ sự
uy tín và thể hiện sự tin cậy
Phát hành cổ phiếu
Rangan (1995), Teoh và cộng sự (1998), đã cung cấp bằng chứng về mối quan hệ chặt chẽ giữa và khả năng sinh lời của cổ phiếu khi tăng vốn Theo lý thuyết về mô hình định giá cổ phiếu, lợi nhuận là một trong những yếu tố quyết định giá thị trường cổ phiếu Lợi nhuận càng cao thì giá thị trường cổ phiếu càng cao Vì vậy, các doanh nghiệp thường có xu hướng “thổi phồng” lợi nhuận ở những giai đoạn quan trọng để nâng giá thị trường cổ phiếu Do đó, đối với các doanh nghiệp, trước khi phát hành thêm cổ phiếu nhằm thu hút đầu tư, tăng giá cổ phiếu lên mức kỳ vọng và để đợt phát hành thành công, phần lớn nhà quản trị doanh nghiệp sẽ điều chỉnh tăng lợi nhuận