Tình hình chung1, Tình hình xử lý rác thảiTrong thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở y tế trên địabàn thành phố Hà Nội đã được quan tâm, thực hiện theo đúng quy định c
Trang 1ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
~~~~~~*~~~~~~
BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN: KINH TẾ TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG
Đề tài: Xử lý rác thải y tế tại Thành phố Hà Nội
Giảng viên hướng dẫn: TS Trịnh Thu Thủy
Sinh viên thực hiện:
Trang 2Lời nói đầu
Rác thải y tế, một loại rác thải đặc biệt, không chỉ gây ô nhiễm môi trường
mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe cộng đồng Việc xử lý rác thải y tế một cách hiệu quả không chỉ giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường mà còn đóng góp vào việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng Đây càng là một vấn đề bức bối và cấp bách, đòi hỏi sự quan tâm một cách cẩn trọng tại những thành phố lớn như Thủ đô Hà Nội
Với mong muốn tìm hiểu về chủ đề trên, nhóm chúng em xin lựa chọn chủ đề: “Xử lý rác thải y tế tại Thành phố Hà Nội” Nhóm chúng em xin gửi lời cảm
ơn đến TS Trịnh Thu Thủy đã hướng dẫn chúng em trong quá trình hoàn thành bài nghiên cứu này Tuy vậy, trong quá trình nghiên cứu, không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong cô và các bạn góp ý để nhóm em có thể hoàn thiện bài nghiên cứu
Trang 3I Tình hình chung
1, Tình hình xử lý rác thải
Trong thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được quan tâm, thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và có nhiều chuyển biến tích cực
Theo số liệu thống kê, tổng lượng chất thải y tế phát sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội khoảng 27.522 kg/ngày, trong đó chất thải y tế nguy hại là 8.448 kg/ngày (chiếm 30%)
Ước tính, đến năm 2020, tổng lượng chất thải y tế phát sinh một ngày trên địa bàn Hà Nội là 15,8 tấn/ngày, trong đó khối lượng chất thải y tế nguy hại là 3,16 tấn/ngày
Hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội có 44 cơ sở được cấp phép xử lý chất thải nguy hại đang hoạt động, trong đó có 10 cơ sở xử lý đang ký hợp đồng thu gom, xử lý chất thải y tế với các cơ sở y tế tại Hà Nội
Trang 4Vòng tuần hoàn giữa môi trường tự nhiên và hoạt động sử dụng và xử lý chất
thải y tế
Trong đó:
Nguyên Liệu (Raw Materials): Đây là các loại vật liệu được sử dụng để sản
xuất vật dụng y tế Ví dụ, nhựa, cao su, thép không gỉ, v.v
Người sản xuất (Manufacturer): Đây là các công ty hoặc tổ chức chịu trách
nhiệm sản xuất vật dụng y tế từ nguyên liệu
Một ví dụ về công ty sản xuất vật dụng y tế tại Hà Nội là Công ty Cổ phần Vật
tư Y tế Hà Nội (HMP) HMP chuyên cung cấp các sản phẩm cho các đối tác tại các trung tâm kinh doanh dược, thiết bị y tế cũng như cung cấp trực tiếp cho các cơ sở y tế, bệnh viện trên cả nước
Hàng hóa (Goods): Đây là sản phẩm cuối cùng sau quá trình sản xuất, tức là
vật dụng y tế đã hoàn thiện
Người tiêu thụ (Consumer): Đây là bệnh viện, phòng khám, hoặc người
dùng cá nhân sử dụng vật dụng y tế
Trang 5Chất thải (Waste): Đây là rác thải y tế phát sinh sau khi vật dụng y tế đã
được sử dụng
Các cơ sở y tế tại Hà Nội phát sinh một lượng lớn chất thải rắn với khối lượng 26.531 kg/ngày, trong đó có 7.457 kg chất thải rắn nguy hại; đồng thời phát sinh 10.443 m3 chất thải lỏng/ngày Chất thải y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải rắn thông thường, khí thải, chất thải lỏng không nguy hại và nước thải y tế
Đã tái tuần hoàn (Recycled): Đây là phần của rác thải y tế đã được tái chế
và có thể sử dụng lại như là nguyên liệu trong quá trình sản xuất
Chất thải được tái chế trong các cơ sở y tế bao gồm: Chất thải là vật liệu giấy (Giấy, báo, bìa, thùng các-tông, vỏ hộp thuốc và các vật liệu giấy không chứa yếu tố lây nhiễm hoặc đặc tính nguy hại khác vượt ngưỡng chất thải nguy hại); Chất thải là vật liệu nhựa (Các chai nhựa đựng thuốc, hóa chất không thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc không có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất, không chứa yếu tố lây nhiễm
Thải bỏ (Disposal): Đây là phần của rác thải y tế không thể tái chế và phải
được xử lý an toàn để không gây hại cho môi trường và sức khỏe con người Một số vật dụng y tế không thể tái chế bao gồm khẩu trang y tế và găng tay y
tế Gốm sứ cũng là một sản phẩm không thể tái chế Các hộp giấy đựng sản phẩm chất lỏng như hộp sữa, hộp giấy hay hộp đựng nước trái cây thường được Wax phủ một lớp sáp hoặc nhựa, hai chất liệu này không dùng một cách tái chế như nhau
2, Quy trình xử lý rác thải y tế
Trang 63, Quy định phân loại xử lý rác thải
- Chất thải y tế phải phân loại để quản lý ngay tại nơi phát sinh và tai thời điểm phát sinh;
- Từng loại chất thải y tế phải phân loại riêng vào trong bao bì, dụng cụ thiết bị lưu chứa chất thải theo quy định
- Trường hợp các chất thải y tế nguy hại không có khả năng phản ứng, tương tác với nhau và áp dụng cùng một phương pháp xử lý có thể được phân loại
Trang 7chung vào cùng một bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa (trừ chất thải lây nhiễm sắc nhọn);
4, Tác động của rác thải chưa qua xử lý đối với môi trường tự nhiên
Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng
Ô nhiễm không khí: Rác thải y tế không được xử lý đúng cách có thể gây ra ô nhiễm không khí, dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như bệnh hô hấp Nó cũng
có thể ảnh hưởng đến thực vật và làm giảm chất lượng nguyên vật liệu
Ô nhiễm nước: Rác thải y tế có thể gây ô nhiễm nước nếu không được xử lý đúng cách Điều này có thể dẫn đến sự phát sinh của các bệnh hoặc chất độc xâm nhập vào nguồn nước sử dụng hàng ngày, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người và các loài sinh vật sống dưới nước
Ô nhiễm đất: Rác thải y tế không được xử lý đúng cách cũng có thể gây ra ô nhiễm đất, làm giảm chất lượng thu hoạch và gây độc tính cho cây trồng
Tác động đến sức khỏe con người: Rác thải y tế có thể chứa các chất gây ô nhiễm như hóa chất độc hại, vi khuẩn và vi rút Khi rác thải y tế không được
xử lý đúng, chúng có thể thâm nhập vào nguồn nước và đất, gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến các hệ sinh thái tự nhiên Điều này có thể gây ra các bệnh nguy hiểm cho con người
Tác động đến đa dạng sinh học: Rác thải y tế không được xử lý đúng cách có thể gây hại cho đa dạng sinh học Các chất độc hại trong rác thải y tế có thể gây chết chóc cho các loài động vật và thực vật, làm giảm đa dạng sinh học
và làm thay đổi cấu trúc của hệ sinh thái
Trang 85, Những hạn chế và thách thức
a, Công tác tuyên truyền còn hạn chế
Tại một số cơ sở y tế, hệ thống xử lý nước thải đã được đầu tư khá lâu và hiện đã xuống cấp; hệ thống lò đốt rác thải hoạt động không hiệu quả, kiểm soát khí thải lò đốt gặp kém trở thành nguồn gây ô nhiễm môi trường thứ cấp; thiếu nguồn kinh phí đầu tư hệ thống xử lý chất thải, đầu tư trang thiết bị phương tiện thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tiêu hủy chất thải y tế
Trang 9Kinh phí chi cho công tác vận hành thường xuyên và bảo dưỡng hệ thống xử
lý chất thải y tế của nhiều cơ sở y tế vẫn còn thiếu; chưa có cơ chế và định mức chi cho xử lý chất thải tại các cơ sở y tế trong hạng mục chi ngân sách thường xuyên
Một số cơ sở y tế có lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh ít, gặp khó khăn trong việc ký hợp đồng vận chuyển, xử lý chất thải rắn nguy hại
Việc xử lý chất thải y tế theo mô hình cụm vẫn chưa được phát huy trên địa bàn thành phố
=> Vì vậy, nếu không có các giải pháp trước mắt và lâu dài để quản lý, thu gom, xử lý chất thải y tế có tính nguy hại cao, số lượng lớn, lại đang ngày càng gia tăng, sẽ dễ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, lúng túng khi vấn đề môi trường xảy ra
b, Hiện tượng ký hợp đồng để hợp lệ thủ tục
Việc thu gom, vận chuyển chất thải y tế nguy hại đối với các cơ sở y tế tư nhân và một số bệnh viện nhỏ do số lượng chất thải rắn y tế nguy hại không lớn nên việc ký hợp đồng vận chuyển, xử lý rác thải với các cơ sở xử lý chất thải nguy hại đã được cấp phép gặp khó khăn, giá thành vận chuyển và xử lý thường cao hơn Vì vậy, chi phí thực hiện công tác quản lý chất thải rất lớn, dẫn đến tình trạng chỉ ký hợp đồng để hợp lệ thủ tục theo quy định, hoặc dẫn đến tần suất thu gom xử lý thực tế lớn hơn 2 ngày/lần, có khi tới 7 - 10 ngày/lần
c, Nhiều tồn đọng trong phân loại, xử lý rác thải
Đối với công nghệ xử lý và tiêu hủy chất thải, các cơ sở y tế trong thành phố cần có một trung tâm lò đốt ở trong khu vực đó Các đơn vị y tế trong các quận, huyện cần có một lò đốt cho một cụm các cơ sở hoặc mỗi cơ sở có một
lò đốt Biện pháp chôn lấp chỉ nên áp dụng cho các cơ sở y tế không có lò đốt rác Chất thải phải được chôn tại đúng nơi quy định và phải đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường cho phép
Trang 10II, Một số giải pháp
1, Hoàn thiện chính sách
Trước thực trạng này, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã phê duyệt đề án
xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn Thành phố đến năm 2020, định hướng 2025 làm cơ sở cho việc xây dựng cơ chế, chính sách, các giải pháp thực hiện, triển khai dự án ưu tiên nhằm tăng cường quản lý loại chất thải
Để thực hiện hiệu quả các mục tiêu trên, đề án cũng đưa ra các giải pháp, trong đó, nhấn mạnh việc thực thi có hiệu quả các công cụ quản lý môi trường, đặc biệt là không cấp phép hoạt động đối với các cơ sở y tế lần đầu
đi vào hoạt động mà không có phương án xử lý chất thải đạt quy chuẩn môi trường theo đúng quy định của pháp luật hiện hành
2, Sớm tự chủ công nghệ
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp xử lý CTYT như: Công nghệ đốt; khử trùng bằng hóa chất; chiếu xạ vi sóng; công nghệ hấp nhiệt khô; hấp nhiệt ướt… Theo giới chuyên môn, với công nghệ đốt, quá trình đốt cháy các hợp chất hữu cơ nếu điều kiện không được kiểm soát thích hợp, carbon monoxide độc hại sẽ được sản xuất Đối với công nghệ khử trùng bằng hóa chất cần có chất khử trùng mạnh để xử lý CTYT Điều này có thể gây nguy hiểm và chỉ nên sử dụng bởi những người được đào tạo và trang bị đầy đủ bảo hộ lao động
Trong khi đó, đối với công nghệ chiếu xạ vi sóng, do chi phí tương đối cao cùng với các vấn đề vận hành và bảo trì tiềm ẩn nên chưa được khuyến khích
sử dụng ở các nước đang phát triển
Nhằm tiến đến công nghệ sạch, không phát sinh khí ô nhiễm, đặc biệt là dioxin và thủy ngân, năm 2013, thông qua Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP), Quỹ Bảo vệ môi trường toàn cầu (GEF) đã triển khai tại Việt Nam “Dự án trình diễn và thúc đẩy kỹ thuật phương thức tốt nhất giảm CTYT nhằm tránh phát thải những chất có chứa thủy ngân hay dioxin ra môi trường” Đây là dự án xử lý rác thải y tế bằng công nghệ hấp nhiệt ướt, được trình diễn và bàn giao vận hành thương mại tại Công ty CP Vật tư thiết bị môi trường 13 (Urenco 13) Tính đến thời điểm hiện tại, đây là dây chuyền xử lý rác thải y tế rắn tập trung bằng công nghệ hấp nhiệt ướt duy nhất tại Việt Nam
Mặt khác, so với các công nghệ khác, biện pháp xử lý rác thải y tế theo công hấp
Trang 11nghệ đốt; không làm phát sinh khí thải dioxin và furan… Một số loại chất thải lây nhiễm bằng vật liệu nhựa sau khi khử khuẩn an toàn có thể tái chế đem lại các lợi ích kinh tế cho xã hội Ngoài ra, biện pháp này phù hợp với các cam kết của Việt Nam khi tham gia Công ước Stockholm về giảm phát thải không chủ định các chất
ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy từ công nghệ đốt
3, Tăng cường tuyên truyền và nâng cao nhận thức:
Cần có các chương trình tuyên truyền ở các địa điểm nổi tiếng, trường học, công sở
để người dân được tiếp cận nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc xử lý rác thải y tế, từ đó dần dần thay đổi thói quen, góp phần chung tay bảo vệ môi trường
4, Tăng chế tài xử phạt đối với hành vi xử lý rác thải không đúng quy định
Việc xử phạt bằng tiền, buộc tham gia lao động công ích, là một trong những giải pháp hiệu quả để làm giảm hành vi xả rác không đúng nơi quy định Chỉ khi người dân nhận thức được hành vi trái pháp luật của mình sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền của họ thì họ mới có thể dần thay đổi chính hành vi của mình
Định hướng chung đó là phân loại, thu gom, cô lập giảm thiểu chất thải y tế ngay từ nguồn Thu gom và xử lý phải ưu tiên sử dụng công nghệ tiên tiến giảm thiểu sự cố môi trường và nguy cơ lây nhiễm Hạn chế việc chôn lấp để tiết kiệm tài nguyên đất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường Thành phố cũng khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư, xây dựng, tham gia hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại
Xử lý rác thải y tế đòi hỏi quy trình đặc biệt để ngăn chặn sự lây nhiễm và bảo
vệ môi trường Một số giải pháp bổ sung bao gồm:
1 *Tiêu hủy nhiệt độ:* Rác thải y tế thường được đốt cháy ở nhiệt độ cao để tiêu diệt vi khuẩn và chất độc hại Tuy nhiên, quá trình này cần kiểm soát khói
và chất thải phát sinh
Trang 125 *Tách và xử lý chất độc hại:* Tách chất độc hại khỏi rác thải y tế để giảm tác động tiêu cực đối với môi trường
6 *Hệ thống quản lý rác thải:* Xây dựng hệ thống chuyển đổi hiệu quả để tách rác thải y tế tại nguồn và quản lý chúng theo các tiêu chuẩn an toàn
Sự kết hợp linh hoạt của các phương pháp này có thể giúp giảm ảnh hưởng của rác thải y tế đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng
III Tài liệu tham khảo
● “Khẩu trang y tế đã qua sử dụng là rác không thể tái chế”, tác giả Thúy Hà, Tháng 3 – 2020
https://congnghiepmoitruong.vn/khau-trang-y-te-da-qua-su-dung-la-rac-khong-the-tai-che-5678.html
● “Hướng dẫn cách phân loại và xử lý rác thải y tế”, tác giả Nguyễn Dũng, Tháng 3 - 2023
Hướng dẫn cách phân loại và xử lý rác thải y tế (t-tech.vn)
● “TÁC ĐỘNG CỦA VẤN ĐỀ RÁC THẢI Y TẾ ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG”, tác giả Thanh Vân, Tháng 10 - 2021
TÁC ĐỘNG CỦA VẤN ĐỀ RÁC THẢI Y TẾ ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG
(moitruongvaxahoi.vn)
● Tác giả: Nguyễn Thị Cẩm Vân - Công ty CP Vật tư thiết bị môi trường 13 (29/10/2020)
Giải bài toán xử lý chất thải y tế tại Hà Nội (kinhtedothi.vn)