1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Mô Hình Tổ Chức Quyền Lực Nhà Nước Và Truyền Thống Pháp Luật Anh Và Pháp Thời Kỳ Cận Đại Và Hiện Đại

13 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mô Hình Tổ Chức Quyền Lực Nhà Nước Và Truyền Thống Pháp Luật Anh Và Pháp Thời Kỳ Cận Đại Và Hiện Đại
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 42,25 KB

Nội dung

Các cách hiểu:- Loại luật có nguồn gốc từ hoạt động của các tòa án Hoàng gia Anh, áp dụng hung cho toàn bộ nước Anh thay thế cho luật địa phương local law => common law là 1 phần of hệ t

Trang 1

Về lịch sử ra đời:

Common law:

1 Tên gọi khác: Luật chung, Luật anglo – saxon, Luật Anh Mỹ hay thông luật

2 Các cách hiểu:

- Loại luật có nguồn gốc từ hoạt động của các tòa án Hoàng gia

Anh, áp dụng hung cho toàn bộ nước Anh thay thế cho luật địa phương (local law) => common law là 1 phần of hệ thống pl nc Anh phân biệt vs Luật Công bằng (equity Law)

- Loại luật có nguồn gốc Án lệ, bao gồm cả LCB và gọi tắt là luật

thành văn (status Law)

- 1 dòng họ luật cơ bản, lớn t2 thế giới được áp dụng tại các c nói

tiếng anh hoặc là các nc có ảnh hưởng, quan hệ vs Anh về ctri,

kte, như mỹ, canada, australia, và các nc trong khối thịnh

vượng chung

3 Lịch sử: gắn liền vs lsu nc Anh (theo rene david và John e.c

brierley

- Trước 1066: Anglo – Saxon: Tk1 – tk5: đế chế La Mã thống trị

Anh song k để lại dấu tích gì cả kể cả pháp luật Nước Anh từng là một phần của Đế quốc La Mã trong 4 thế kỷ nhưng không bị ảnh hưởng bởi Luật La Mã.Sau khi Đế quốc La Mã suy tàn, nước Anh chia ra thành nhiều vương quốc nhỏ với các hệ thống pháp luật mang tính địa phương, chủ yếu ảnh hưởng quan điểm của người germain.

(Thời kì này Anh chia làm nhiều vương quốc nhỏ với hệ thống pháp luật mang tính địa phương, chủ yếu ảnh hưởng từ quy tắc tập quán và thực tế của các bộ lạc ng Giecmanh Khi có tranh chấp =>

áp dụng tập quán địa phương để xử lý, ng già đứng ra giảng giải)

Trang 2

- 1066 – 1486: Common Law ra đời: Năm 1066 ng Norman đánh

bại ng Anglo – Sacxxon, thống trị Anh Wiliam (người Pháp) lên ngôi vua, mở ra giai đoạn hình thành Common Law 1 mặt vẫn duy trì tập quán pháp của Anh nhưng thực tế mục đích là làm mọi ng quên đi quá khứ và xây dựng cế độ phong kiến tập quyền, nhằm nắm độc quyền mọi lĩnh vực kể cả tư pháp!

Sau 1066, Luật địa phương vẫn được áp dụng bởi các pháp quan (thẩm phán), Toà án Hoàng gia chỉ hoạt động trong phạm vi hạn chế

Tình trạng tổ chức xét xử phân tán dẫn đến việc mỗi toà áp dụng một kiểu luật, ngày càng nhiều vụ việc phức tạp được gửi lên Toà

án Hoàng gia Toà án Hoàng gia đã xét xử những vụ án như vậy và những án lệ này được các pháp quan địa phương lấy làm khuôn mẫu

Dần dần các nguyên tắc Toà án Hoàng gia áp dụng thay thế luật địa phương và được áp dụng trên toàn bộ nước Anh

Thời Henry II là giai đoạn đưa Common Law lên thành tính chất

quốc gia (a national common law) Vua gửi thẩm phán hoàng gia tới nắm tòa án các nơi => thẩm phán hoàng gia cạnh tranh với tòa án địa phương (tòa án tỉnh, tòa án giáo hội, lãnh chúa pk, ) sau đó do chất lượng xét xử tốt cọng vs trình độ chuyên môn cao nên tòa án hoàng gia thắng thế => tòa án địa phương lấy

án lệ of tòa án hoàng gia làm khuôn mẫu => Common Law

chiếm vị trí quan trọng dù phải cạnh tranh vs luật tập quán địa phương, luật thương gia, quy tắc tập quán phong kiến

(Mặc dù thế k thể phủ nhận là Common Law có sự vay mượn

từ các hệ thống pháp lý trên để đạt được tiến bộ)

Trang 3

HỆ THỐNG WRIT: trái tim của common law (no writ no

remedy chế tài)

1 ng muốn được kiện lên tòa án hoàng gia phải đến ban thư kí của

nhà vua đóng phí và cấp writ Writ nêu rõ cơ sở pháp lý mà bên

nguyên đưa ra cho vụ việc của mình

Common law đã phát triển xung quanh hệ thống writ của hoàng gia, lấy writ làm cơ sở để phát triển hệ thống pháp luật

Từ đó có thể thấy 1 đặc trưng nổi bật của common law đó

là xem trọng những thủ tục tố tụng Hệ thống trát mang đặc

trưng của pháp luật Anh, chứng tỏ vai trò quan trọng của các thủ tục

Vai trò quan trọng của thủ tục tố tụng là một trong những nguyên nhân khiến các luật sư Anh không tìm hiểu những nội dung thực định phức tạp trong luật tư của pháp luật La Mã

Người ta quan niệm rằng kiến thức ở trường đại học, dựa trên nền tảng Luật La Mã có thể cho phép tìm ra các giải pháp đúng cho cuộc tranh chấp nhưng chưa chắc đã cho phép thắng kiện

ĐIỂM KHÁC T1:

CHO NÊN ĐÓ LÀ LÝ DO LUẬT COMMON LAW K TÌM HIỂU NỘI DUNG THỰC ĐỊNH PHỨC TẠP TRONG LUẬT

TƯ LA MÃ VÌ HỌ CHO RẰNG LUẬT TƯ LA MÃ CHI

GIÚP CHO VIỆC TÌM KIẾM GIẢI PHÁP TRANH CHẤP ĐÚNG ĐẮN CHỨ CHƯA CHO PHÉP THẮNG KIỆN)

Năm 1485 đến 1832: phát triển eqiuty law (luật công bằng) hình

thành dựa trên cơ sở xem nhà vua là biểu tượng của công lý Trong trường hợp common law k đáp ứng được cho các bên thiệt hại, k

đảm bảo công bằng (thực tế Common Law bộc lộ nhiều khiếm

Trang 4

khuyết, thể hiện khả năng có hạn của tiền lệ pháp trong việc giải

quyết các vấn đề rất đa dạng của cuộc sống) thì 1 công chức của tòa sẽ trình vụ việc lên nhà vua => hình thành hệ thống pháp luật

t2 là luật công bằng (có mqh vs luật la mã vì các công chức của tòa thường là mục sư chịu ảnh hưởng của luật giáo hội 1 loại luật có cơ sở gần gũi vs luật la mã)

Thực tế khi có tranh chấp thì luật công bình chiếm ưu thế hơn common law

Giai đoạn 1832 đến nay: Tại sao lại gọi là thông luật?

ĐIỂM KHÁC THỨ 2: Nguồn luật: Đặc điểm cơ bản của hệ thống Thông luật là dựa trên những phán quyết theo tập quán của tòa án, và bản thân thuật ngữ luật chung cũng thường được dùng khi muốn nói đến việc pháp luật nước Anh không căn cứ vào văn bản luật Cơ sở của luật chung là các phán quyết của tòa án, thường được gọi là tiền lệ, đây là đặc điểm cơ bản chủ yếu để phân biệt hệ thống luật này với hệ thống Dân luật của

La Mã – Đức.

Mặt hạn chế của hệ thống luật chung trước đây là tinh cứng rắn, kém linh hoạt Về nội dung cũng như về thủ tục, các tòa án chỉ theo đúng những gì mà tiền lệ đã làm, nên không thích nghi được với những tình huống phức tạp mới mẻ Vì vậy, tại nước Anh, bên cạnh các luật chung còn có lẽ công bằng tự nhiên (equity) được áp dụng khi luật chung không có Tình hình này tồn tại cho đến tận thế kỷ 19 khi Đạo luật Tư pháp (Judicature Act) năm 1873 cũng quy định sự kết hợp giữa luật chung với các quy định của lẽ công bằng

Đây cũng là giai đoạn cải cách và phát triển pháp luật Anh với sự xuất hiện của nhiều luật, tòa án hành chính, văn bản hành chính Đặc biệt là việc gia nhập EEC năm 1972 có tác động đến sự phát triển của hệ thống pháp luật Anh Ngày nay, các luật gia Anh ngày càng quan tâm và có nhiều học hỏi từ hệ thống Civil law Sự phát

Trang 5

triển của hệ thống luật chung ra khắp thế giới cũng khác với cách thức phát triển của hệ thống dân luật các nước theo hệ thống luật chung đều có mối quan hệ chính trị trực tiếp với nước Anh như Úc, Hoa Kì, Canada, Ấn độ,

ĐIỂM KHÁC THỨ 3: CẤU TRÚC HỆ THỐNG: khác với Civil law, Pháp luật Anh không phân chia thành Luật công (Công pháp) và luật tư (Tư pháp) vì sự phân biệt này ít có ý nghĩa trong thời kì phong kiến ở Anh, giai đoạn đầu của sự phát triển Thông luật vì các quyền công và tư được xác định thông qua quyền lợi về tài sản, nhưng không có sự phân biệt giữa sở hữu tài sản và các sơ quan công theo kiểu Civil law Mặt khác, theo quan điểm của người Anh thì vua là tối cao, tất

cả đều phải phục tùng nhà vua không phân biệt công hay tư

Hệ thống tòa án trở thành nơi xem xét các hoati động lập pháp, hành pháp, kể cả trong tranh chấp tư Do vậy không có sự phân biệt hoàn toàn về quyền lực theo kiểu Civil law.

4 Nguồn luật: Án lệ: Án lệ là nguồn chính của Pháp luật Anh, phân biệt với các nước Dân luật coi pháp luật thành văn

(status law) làm nguồn chính (ĐIỂM KHÁC Ở NGUỒN

LUẬT) Hệ thống án lệ này sẽ được phát triển qua các vụ việc

được tòa án xét xử Việc sử dụng án lệ làm nguồn chính cho thấy đặc điểm tư duy pháp lí chủ nghĩa kinh nghiệm (empiricism) hay lối suy luận quy nạp đi từ trường hợp cá biệt đến cái tổng quát, nguyên tắc Hệ quả tích cực của nó là làm thành một hệ thống luật

mở, gần gũi với đời sống thực tế, tạo nên tính chủ động sáng tạo, mềm dẻo và linh hoạt trong tư duy pháp luật Đồng thời cũng hạn chế sự phát sinh của luật (trong trường hợp nhiều vụ án tương tự nhau có thể cùng áp dụng một án lệ)

Chỉ có những bản án có tính chất bắt buộc mới trở thành án lệ và

có tính pháp lí Còn các bản án khác chỉ có tính gợi ý, tham khảo

Ví dụ như ở Anh, chỉ có Tòa án tối cao mới được phép ban hành

án lệ, các tòa án cấp dưới phải tuân theo Các án lệ bắt buộc được viết trong Law Reports (Tập san án lệ), All England Law Reports, Weekly Law Reports… nó đã được pháp điển hóa Đây có thể coi

Trang 6

là một minh chứng cho sự xích lại gần nhau của 2 hệ thống

Common law và Civil law Viện dẫn các tập quán không có giá trị

bắt buộc hoặc bản án không phải là án lệ hoặc các obiter dicta (bình luận, nhận xét của thẩm phán)

Lẽ phải: Luật công bình Trong trường hợp một vụ án phát sinh không có tiền lệ pháp phù hợp, không có luật thành văn hay tập quán pháp thì thẩm phán chính là ngưới tạo ra luật pháp bằng cách

sử dụng lẽ phải

Nguồn khác: Một số nguồn khác cũng như: học thuyết pháp luật, tập quán pháp… đặc biệt là các văn bản pháp luật ngày càng được

sử dụng nhiều ở các nước Common law như là hệ quả của việc học tập hệ thống Luật lục địa

5 Vai trò thẩm phán: Vai trò vô cùng quan trọng vì họ sáng tạo luật, giải thish,áp dụng luật, kiểm soát thủ tjc tố tụng Luật sư tại các nước Thông luật đặc biệt rất được coi trọng Do thủ tục tố tụng mang tính tranh tụng, các bên tham gia vào thủ tục tố tụng được coi là có địa vị pháp lí bình đẳng với nhau, thẩm phán chỉ có vai trò người trung gian phân xử, không tham gia vào quá trình tranh tụng nhưng lại là người đưa ra phán xét cho vụ án Họ chủ yếu dựa vào sự thật tại tòa do các luât sư nêu, nhiều khi không đúng với sự thật trên thực tế Vì vậy bên nguyên hay bên bị, bên nào muốn thắng kiện thì phần nhiều dựa vào tài biện hộ của luật sư bên đó

Note: common law mở rộng từ 2 con đường: chinh phục thuộc địa

(chủ yếu) và các nc chủ động tiếp thu 1 cách tự nguyện để thúc đẩy qhe ctri vs Anh

Ngày nay luật gia anh đang rất qtam học hỏi civil law

Civil Law:

1 Tên gọi: dân luật, civil law (luật thành văn), luật La Mã (nguồn gốc), Luật châu âu lục địa (khu vưc hình thành và phát triển)

2 Lịch sử ra đời: Ảnh hưởng của La mã xuyên suốt quá trình

- Giai đoạn 1 thế kỉ 5 tcn đến tk 6 scn: sư ra đời của luật la mã đánh dấu = luật 12 bảng chủ yếu là tập quán latinh và mượn hi

Trang 7

lạp cổ đại Dù chư phải là vban pluat hoàn chỉnh nhưng đây được xem là pháp điển sớm nhất

Năm 528 Hoàng đế Jusstinian 1 đã két hợp gtri pháp lý truyền thống vs thành tựu đương thời bằng cách tập hợp và củng cố hệ thống hóa điển chế hóa luật la mã => luật dân sự Coprus Juris Civils ra đời

- Giai đoạn 2 tk 6 đến 8: điểm nổi bật nhất trong thời kì này là giai doạn phuc hưng của luật la mã khi bộ tổng luật được nghiên cứu và đưa vào giảng dạy tại các trường đại học tổng hơp Châu

Âu (đh tổng hợp Bologna ý là tt đầu tiên dạy luật la mã)

Quá trình nghiên cứu dã làm sống lại và hoàn thiện luật la mã kéo theo nhiều trường phái khác nhau với những phương pháp biện giải khác nhau( trường phái của uật sư, nhà bình luận, nhà nhân văn, pháp điển, ) trong đó trường phái luật tự nhiên đóng vai trò quan trọng nhất

Thuyết tự nhiên cho rằng pháp luật tồn tại trong tự nhiên, nhà làm luật nên cố gắng tuân theo Trường phái này đã thay đỏi nhận thức về vai trò pháp luật trong khoa học pháp lý, bác bỏ nhận thức máy móc

Có 2 thành công lớn trong việc định hình pl đó là: thứ nhất chia pl thành luật công và luật tư, vì họ cho rằng phát triển luật công sẽ là cơ sở phát triển luật tư vì điều đó đảm bảo quyền tự do con ng, tự do cá nhân Đồng thời nâng cao kĩ thuật pháp điển hóa tức là tt này được đưa vào xã hội để các nhà cầm quyền xem xét hệ thống pl, tuy nhiên việc pháp điển

hóa ở mỗi nơi là khác nhau => civil law được áp dụng mềm dẻo hơn common law

(điểm hạn chế của pháp điển hóa: chưa nhìn ra được pl

có tính siêu quốc gia, bỏ qua ý tưởng luật là các quy tắc ứng xử xã hội, chỉ coi trọng pháp luật qgia)

Tổng kết: đây là giai đoạn nước Pháp k có hệ thống pl thống nhất!

Trang 8

- Giai đoạn tk 18 đến nay: Cách mạng tư sản pháp có ảnh hưởng lớn.

Thế kỉ XIX, hệ thống pl pháp diễn ra xu hướng pháp điển hóa mạnh mẽ

Giai đoạn chuyển tiếp (1789- 1804)

Gọi là giai đoạn chuyển tiếp vì giai đoạn này HTPL chung cho toàn bộ nước Pháp chưa ra dời nhưng đã tạo ra những nguyên tắc và nền tảng cho giai đoạn về sau (Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1789)

2.1 Tình hình pháp luật

a) Thành tựu đầu tiên và rực rỡ nhất thời kỳ này chính là việc cho ra đời bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1789

- Nội dung (17 Điều) xoay quanh 03 nội dung chủ yếu: chủ

quyền của nhân dân, quyền con người trong xã hội, nguyên tắc tam quyền phân lập;

- Bản tuyên ngôn đã đưa ra 03 nguyên tắc cơ bản:

+ Tự do

+ Bình đẳng

+ Pháp luật chỉ có thể được ban hành bởi nhà nước

- Giá trị

+ Bản tuyên ngôn là văn kiện lịch sử ghi nhân giá trị của

CMTS, thể hiện tư tưởng tiến bộ của giai cấp tư sản;

+ Chứa đựng những nguyên tắc nền tảng cho pháp luật dân sự

và hình sự

+ Đặt nền móng cho sự ra đời ngành luật mới là Luật hiến pháp

=> Không chỉ định ra các nguyên tắc cơ bản cho HP và pháp luật Pháp mà còn nhiều quốc gia khác

Trang 9

b) Các bản Hiến pháp

- HP liên tục bị thay đổi bởi tranh giành quyền lực giữa 02 phe phái (Giacôbanh và Girôngđanh): 1791; 1793; 1795 (03 lần thay đổi HP trong 05 năm) Năm 1799, Napoleon lên nắm quyền và lập tức ban hành Hiến pháp mới thay thế cho Hiến pháp 1795

=> hầu như mọi quan hệ dân sự chủ yếu trong xh đều được bộ luật điều chỉnh, được xem là cuộc cách mạng về kỹ thuật lập pháp khi các chương, điều, qui phạm pháp luật được sắp xếp chăt chẽ theo từng chế định, trình bày rõ ràng, logic

- Nhìn chung, các bản HP đểu thể hiện được tư tưởng cơ bản của Tuyên ngôn

2.2 Đặc trưng của PL

Thể hiện trong chính các nguyen tắc được tạo ra bởi

TNNQVDQ => là nền tảng cho việc xóa bỏ những bất cập

của pháp luật phong kiến giai đoạn trước đó và xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất ở giai đoạn sau.

2.3 Thành quả

Xóa bỏ PLPK và đặt nền móng cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền và dân chủ đầu tiên ở CÂ bằng việc cho ra đời BTN 3) Giai đoạn sau Cách mạng Tư sản (1804- nay)

Đánh dấu bằng sự kiện 1799 Napoleon lên nắm quyền đồng thời tiến hành thay đổi HP Năm 1804 lên làm Hoàng đế nước Pháp

3.1 Tình hình pháp luật

- Năm 1804 Bộ Luật Dân sự ra đời;

- Sau BLDS hàng loạt BL khác được ban hành: BL TTDS

Trang 10

(1806); BL TM (1807); BL TTHS (1808) và BLHS (1810);

- Trật tự phân cấp các nguồn luật được xác định rõ ràng: HP là đạo luật tối cao, luật do NV ban hành không được trái HP, văn bản dưới luật phải phù hợp với luật Nghiêm cấm các thẩm phản tạo ra án lệ

- Trong hệ thống pháp luật Pháp có sự tồn tại của Luật Liên

minh Châu Âu bao gồm cả luật thành văn và bất thành

văn Trong đó, luật của Liêm minh có giá trị cao hơn luật của

các thành viên Do đó không thể phủ nhận sự tồn tại của án lệ trong hệ thống pháp luật của nước Pháp

3.2 Đặc trưng của PL

- Tính pháp điển hóa cao;

- Tính kế thừa :

- Tính toàn diện.

3.3 Thành quả

Tiến hành được công cuộc PĐH toàn diện, tạo ra được HTPL thống nhất có hiệu lực trên phạm vi toàn lãnh thổ

Gía trị của BLDS

- Lần đầu tiên trong lịch sử có một bộ luật thừa nhận sự bình đẳng của các cá nhân trước pháp luật

- Lần đầu tiên trong lịch sử có một bộ luật quy định về việc tôn trọng một cách tuyệt đối các cam kết trong hợp đồng

Ngày đăng: 29/01/2024, 23:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w