1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất thành phố cà mau giai đoạn 2021 2025

28 6 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Thực Hiện Quy Hoạch Sử Dụng Đất Thành Phố Cà Mau Giai Đoạn 2021-2025
Tác giả Huỳnh Quốc Bảo
Người hướng dẫn Phạm Thanh Vũ
Trường học Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Quản Lý Đất Đai
Thể loại Đề Cương Luận Văn Kỹ Sư
Năm xuất bản 2024
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 209,29 KB

Nội dung

Vì thếviệc quy hoạch sử dụng đất cần phải thực hiện hợp lý và khoa học.Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không giansử dụng cho các mục tiêu phát triển kin

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

-HUỲNH QUỐC BẢO

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THỰC HIỆN

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THÀNH PHỐ CÀ MAU

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN KỸ SƯ NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Cần Thơ – 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

-ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THỰC HIỆN

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THÀNH PHỐ CÀ MAU

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN KỸ SƯ NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

MÃ NGÀNH: 7850103

MSSV: B2009456 Lớp Quản Lý Đất Đai K46A3

Cần Thơ – 2024

Trang 4

Đề cương luận văn tốt nghiệp với tên là “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải phápnâng cao hiệu quả công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất tại thành phố Cà Mau giaiđoạn 2021-2025”, do sinh viên Huỳnh Quốc Bảo thực hiện với sự hướng dẫn củaPhạm Thanh Vũ, đề cương đã được sự thống nhất của sinh viên và cán bộ hướng dẫn.

Sinh viên thực hiện Cán bộ hướng dẫn

Huỳnh Quốc Bảo Phạm Thanh Vũ

Trang 5

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH SÁCH HÌNH ii

DANH SÁCH BẢNG iii

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT iv

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 2

1.4 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 2

1.4.1 Ý nghĩa khoa học 2

1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn 2

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 3

2.1.1 Khái niệm về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 3

2.1.2 Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất 3

2.1.3 Mục tiêu của việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 5

2.1.4 Ý nghĩa và vai trò của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 5

2.1.5 Nguyên tắc thực hiện và quy hoạch sử dụng đất 6

2.2 Các nghiên cứu liên quan 6

2.2.1 Các nghiên cứu trong nước 6

2.2.2 Các nghiên cứu nước ngoài 7

2.3 Tổng quan vùng nghiên cứu 8

2.3.1 Vị trí địa lý và đơn vị hành chính 8

3.1 Nội dung nghiên cứu 10

3.2 Phương pháp nghiên cứu 10

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 10

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 10

3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 11

3.2.4 Phương pháp tổng hợp, phân tích 12

3.3 Phương tiện nghiên cứu 12

CHƯƠNG 4 DỰ KIẾN KẾT QUẢ 13

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

PHỤ LỤC 01 16

PHỤ LỤC 02 18

Trang 6

DANH SÁCH HÌNH

Trang 9

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU1.1 Đặt vấn đề

Ngày nay, đất nước ta đang trong giai đoạn hội nhập và phát triển toàn cầu dẫnđến việc đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ rất nhanh tạo ra nhiều sức ép về nhiều mặtnhư dân số, việc làm, nhu cầu sử dụng đất để ở, xây dựng các cơ sở hạ tầng, thì việctiết kiệm, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất đai là hết sức cần thiết Vì thếviệc quy hoạch sử dụng đất cần phải thực hiện hợp lý và khoa học

Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian

sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môitrường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụngđất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chínhtrong một khoảng thời gian xác định và Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quyhoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất (Điều 3,Luật Đất đai năm 2013) (Quốc Hội, 2013)

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của từng khu vực có ý nghĩa hết sức quantrọng trong quản lý và sử dụng tài nguyên đất để phát triển kinh tế - xã hội và dịchvụ

Thành phố Cà Mau đã có công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn

2021 – 2025 theo pháp luật đất đai năm 2023 được UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt tạiQuyết định số 285/QĐ-UBND ngày 23 tháng 2 năm 2023 Việc tổ chức triển khai thựchiện phương án quy hoạch đóng vai trò quyết định tính khả thi và hiệu quả của phương

án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Tuy nhiên, quá trình triển khai lập và tổ chứcthực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn nhiều hạn chế bất cập Việc tổ chứcthực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt còn thiếu đồng bộ, thiếu

cơ chế kiểm tra, giám sát dẫn đến tình trạng “quy hoạch treo” Nhiều phương án quyhoạch chưa dự báo được hết tốc độ phát triển kinh tế xã hội của thành phố trong kỳquy hoạch, việc bố trí quỹ đất cho các thành phần kinh tế không sát với với nhu cầuthực tế, dẫn đến quá trình thực hiện phải điều chỉnh bổ sung nhiều lần

Trước thực trạng như vậy, việc quy hoạch sử dụng đất là cần thiết và hữu hiệu.Với mục tiêu giúp thành phố nhìn nhận phân tích, đánh giá những kết quả đã đạt được

và những tồn tại bất cập trong quá trình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất,

đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tính khả thi của phương án quy hoạch sử dụngđất; khắc phục những nội dung sử dụng đất bất hợp lý, đề xuất, kiến nghị điều chỉnhnhững nội dung của phương án quy hoạch sử dụng đất không theo kịp những biếnđộng trong phát triển kinh tế – xã hội của thành phố

Trang 10

Xuất phát từ mục đích, ý nghĩa thực tế đó đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuấtgiải pháp nâng cao hiệu quả công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất thành phố CàMau giai đoạn 2021-2025” mang tính thực tiễn rất cao cần được thực hiện.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Đề tài được nghiên cứu nhằm xác định thực trạng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đề xuất giải pháp khắc phục những khó khăn hiện tại và nâng cao hiệu quả quy hoạch sử dụng đất thành phố Cà Mau

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Công tác thực hiện, kết quả quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2025 thực hiện trên toàn bộ diện tích tự nhiên trong ranh giới hành chính thành phố Cà Mau

1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả của đề tài là nguồn tài liệu tham khảo hy vọng góp phần hỗ trợ cho cơquan quản lý của thành phố trong quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất Vậndụng làm cơ sở thực tiễn để thực hiện tốt quy hoạch sử dụng đất trong thời gian tới

2

Trang 11

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU2.1 Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

2.1.1 Khái niệm về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Theo khoản 2,3 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định:

“Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bố và khoanh vùng đất đai theo không gian

sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môitrường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụngđất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chínhtrong một khoảng thời gian xác định”

“Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian

để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất.”

“Kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm Kỳ kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia,cấp tỉnh và kỳ kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh là 5 năm Kế hoạch sử dụngđất cấp huyện được lập hàng năm” Theo Trí (2010), Quy hoạch sử dụng đất đai làcông việc đánh giá, chọn lọc và đưa vào thực hành những sử dụng đất đai đó mà nóphù hợp với yêu cầu cần thiết của con người và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiêntrong tương lai thông qua đánh giá tiềm năng đất nước có hệ thống, khả năng thay đổi

sử dụng đất đai và những điều kiện kinh tế xã hội để chọn lọc và chọn lựa cách sửdụng đất đai tốt nhất Theo Dent (1988;1993), Quy hoạch sử dụng đất đai như làphương tiện giúp cho lãnh đạo quyết định sử dụng đất đai như thế nào thông qua việcđánh giá có hệ thống cho việc chọn mẫu hình trong sử dụng đất đai, mà trong sự chọnlựa này sẽ đáp ứng với những mục tiêu riêng biệt, và từ đó hình thành nên chính sách

và chương trình cho sử dụng đất đai (Trí, 2005) Quy hoạch sử dụng đất đai là một tiếntrình xây dựng những quyết định thuận tiện trong việc phân chia đất đai cho các sửdụng mà cung cấp được lợi ích cao nhất để đưa đến những hành động trong việc phânchia đất đai cho sử dụng để cung cấp những cái có lợi, bền vững nhất (FAO, 1995).Theo Trí (2010), Quy hoạch sử dụng đất đai là sự đánh giá tiềm năng đất nước có hệthống, tính thay đổi trong sử dụng đất đai và những điều kiện kinh tế - xã hội để chọnlọc và thực hiện các sự chọn lựa sử dụng đất đai tốt nhất Đồng thời, quy hoạch sửdụng đất đai cũng là chọn lọc và đưa vào thực hành những sử dụng đất đai đó mà nóphải phù hợp với yêu cầu cần thiết của con người về bảo vệ nguồn tài nguyên thiênnhiên trong tương lai

2.1.2 Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất

Tính lịch sử, xã hội

Lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử phát triển của quy hoạch sử dụngđất Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một phương thức sản xuất của xã hội thể hiệntheo 2 mặt: lực lượng sản xuất (quan hệ giữa người với sức hoặc vật tự nhiên trong quá

Trang 12

trình sản xuất) và quan hệ sản xuất (quan hệ giữa người với người trong quá trình sảnxuất) Trong quy hoạch sử dụng đất, luôn nảy sinh quan hệ giữa người với đất đai - làsức tự nhiên (như điều tra, đo đạc, khoanh định, thiết kế ), cũng như quan hệ giữangười với người (xác nhận bằng văn bản về sở hữu và quyền sử dụng đất giữa nhữngngười chủ đất) Quy hoạch sử dụng đất thể hiện đồng thời là yếu tố thúc đẩy phát triểnlực lượng sản xuất, vừa là yếu tố thúc đẩy các mối quan hệ sản xuất, vì vậy nó luôn làmột bộ phận của phương thức sản xuất của xã hội.

Tính tổng hợp

Tính tổng hợp của quy hoạch sử dụng đất biểu hiện chủ yếu ở hai mặt: đối tượngcủa quy hoạch là khai thác, sử dụng, cải tạo, bảo vệ toàn bộ tài nguyên đất đai chonhu cầu của toàn bộ nền kinh tế quốc dân (trong quy hoạch sử dụng đất thường độngchạm đến việc sử dụng đất của tất cả các loại đất); quy hoạch sử dụng đất đề cập đếnnhiều lĩnh vực về khoa học, kinh tế và xã hội như: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội,dân số và đất đai, sản xuất nông, công nghiệp, môi trường sinh thái

Tính dài hạn

Căn cứ vào các dự báo xu thế biến động dài hạn của những yếu tố kinh tế xã hộiquan trọng (như sự thay đổi nhân khẩu, tiến bộ kỹ thuật, đô thị hoá, công nghiệphoá ), từ đó xác định quy hoạch trung và dài hạn về sử dụng đất, đề ra các phươnghướng, chính sách và biện pháp có tính chiến lược, tạo căn cứ khoa học cho việc xâydựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm và ngắn hạn

Tính chiến lược và quy mô

Quy hoạch sử dụng đất chỉ dự kiến trước được các xu thế thay đổi phươnghướng, mục tiêu, cơ cấu và phân bố sử dụng đất (mang tính đại thể, không dự kiếnđược chi tiết của sự thay đổi), vì vậy nó mang tính chiến lược, các chỉ tiêu của quyhoạch mang tính chỉ đạo vĩ mô, phương hướng và khái lược về sử dụng đất của cácngành Do khoảng thời gian dự báo tương đối dài, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tốkinh tế - xã hội khó xác định, nên chỉ tiêu quy hoạch càng khái lược hoá, quy hoạch sẽcàng ổn định

Tính chính sách

Quy hoạch sử dụng đất thể hiện rất mạnh đặc tính chính trị và chính sách xã hội.Khi xây dựng phương án phải quán triệt các chính sách và quy định có liên quan đếnđất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo thực hiện cụ thể trên mặt bằng đất đai cácmục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển ổn định kế hoạch kinh tế - xã hội;tuân thủ các quy định, các chỉ tiêu khống chế về dân số, đất đai và môi trường sinh thái

Tính khả biến

Dưới sự tác động của nhiều nhân tố khó dự đoán trước, theo nhiều phương diệnkhác nhau, quy hoạch sử dụng đất chỉ là một trong những giải pháp biến đổi hiện trạng

4

Trang 13

sử dụng đất sang trạng thái mới thích hợp hơn cho việc phát triển kinh tế trong mộtthời kỳ nhất định Khi xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, chínhsách và tình hình kinh tế thay đổi, các dự kiến của quy hoạch sử dụng đất không cònphù hợp Việc chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch và điều chỉnh biện pháp thựchiện là cần thiết Điều này thể hiện tính khả biến của quy hoạch.

2.1.3 Mục tiêu của việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Các mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất có thể được gom lại trong 3 ý như sau:

- Hiệu quả: Sử dụng đất đai phải mang tính chất kinh tế, do đó một trong nhữngmục tiêu của quy hoạch để phát triển là mang lại tính hiệu quả và nâng cao sản lượng,chất lượng trong sử dụng đất đai Hiệu quả chỉ đạt được khi có sự đối chiếu giữa cácloại sử dụng đất đai khác nhau với những vùng đất đai cho lợi nhuận cao nhất mà chiphí đầu tư thấp nhất

- Bình đẳng và có khả năng chấp nhận được: Sử dụng đất đai cũng mang tínhchấp nhận của xã hội Những mục tiêu đó bao gồm an toàn lương thực, giải quyết công

ăn việc làm và an toàn trong thu nhập của các vùng nông thôn Cải thiện đất đai và táiphân bố đất đai cũng phải được tính đến để giảm bớt những bất công trong xã hội hay

có thể chọn lọc các kiểu sử dụng đất đai thích hợp để giảm dần và từng bước xóa đi sựnghèo đói tạo ra sự bình đẳng trong sử dụng đất đai của mọi người trong xã hội

- Bền vững: Sử dụng đất đai bền vững là phải phù hợp với những yêu cầu hiệntại đồng thời cũng phải bảo vệ được nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ kếtiếp trong tương lai (Trí và ctv, 2005)

2.1.4 Ý nghĩa và vai trò của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọngkhông chỉ trước mắt mà còn lâu dài Nhằm định hướng cho các cấp, các ngành trên địabàn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai chi tiết của mình Mặt khác, quy hoạch sửdụng đất đai còn là biện pháp hữu hiệu của Nhà nước nhằm tổ chức lại việc sử dụngđất đai, hạn chế những ảnh hưởng xấu trong quản lý và sử dụng đất đai đảm bảo antoàn lương thực (Trí, 2005)

Quy hoạch sử dụng đất đai có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình pháttriển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như của vùng, địa phương Phân phối hợp lýnguồn tài nguyên đất đai, điều chỉnh cơ cấu và phân bố sử dụng đất đai Tổ chức mộtcách hợp lý việc khai thác cải tạo và bảo vệ đất xử lý điều hoà nhu cầu sử dụng đấtgiữa các ngành, đưa ra các chỉ tiêu khống chế để quản lý các tổ hợp không gian sửdụng đất đai nhằm đạt hiệu quả giữa 3 lợi ích: kinh tế, xã hội, môi trường cao nhất(Trí, 2005)

Quy hoạch sử dụng đất đai là quy trình hình thành các quyết định nhằm tạo điềukiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững mang lại các lợi ích cao nhất, thực hiện đồng

Trang 14

thời 2 chức năng: điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và tổ chức sử dụng đất đai như tưliệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội kết hợp bảo

vệ đất và môi trường Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất còn là biện pháp hữu hiệu củanhà nước nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất đai, hạn chế sự chồng chéo gây lãng phíđất, tránh tình trạng chuyển mục đích tuỳ tiện, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đấtnông lâm nghiệp (đặc biệt diện tích đất trồng lúa và đất lâm nghiệp); năng chặn cáchiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm huỷ hại đất, phá vỡ sự cân bằng sinh thái,gây ô nhiễm môi trường dẩn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát triểnkinh tế - xã hội và các hậu quả khó lường về tình hình bất ổn định về chính trị, an ninhquốc phòng ở từng địa phương, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thịtrường (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Long, 2010)

2.1.5 Nguyên tắc thực hiện và quy hoạch sử dụng đất

Theo Điều 35 của Luật đất đai, 2013 Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất:

Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,quốc phòng, an ninh

- Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phùhợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp vớiquy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt Quyhoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh

tế - xã hội; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất củacấp xã

- Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả

- Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng vớibiến đổi khí hậu

- Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh

- Dân chủ và công khai

- Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi íchquốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trương

- Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải bảođảm phù hợp với quy hoạch, KHSDĐ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyếtđịnh, phê duyệt

2.2 Các nghiên cứu liên quan

2.2.1 Các nghiên cứu trong nước

Sau khi nghiên cứu cho thấy việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm

2010 của huyện Ninh Hải đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ

6

Ngày đăng: 29/01/2024, 18:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w