Trang 9 Trong quá trình Kiểm toán BCTC, KTV phải biết kết hợp các phương phápmột cách hợp lí và áp dụng một cách linh hoạt nhằm thu thập các bằng chứngkiểm toán một cách đầy đủ và thích
Trang 1Đề tài
“ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KÌ HÀNG TỒN KHO, CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN VÀ
TƯ VẤN A&C”
PHẦN I : Lời mở đầu
Hiện nay, Việt Nam đã là một thành viên của tổ chức Thương mại Quốc tế(WTO) tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nói chung vàlĩnh vực kiểm toán nói riêng đặc biệt là kiểm toán Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là công cụ quản lí quan trọng trong doanh nghiệp, là tấmgương phản ánh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh ngiệp,qua đó phản ánh tình hình kinh tế của một quốc gia Bởi vậy, tính trung thực,hợp lí của các thông tin trên Báo cáo tài chính luôn là mục tiêu hàng đầu làm
cơ sở đưa ra các quyết định của các đối tượng quan tâm Vì vậy dịch vụ kiểmtoán Báo cáo tài chính ra đời và phát triển là một tất yếu khách quan
Trong kiểm toán BCTC, việc kiểm toán hàng tồn kho là một công việcphức tạp, chiếm nhiều thời gian và đặc biệt được chú trọng Bởi lẽ, khôngnhững Hàng tồn kho là một khoản mục có giá trị lớn trên BCTC mà còn xuấtphát từ đặc điểm, tính chất của Hàng tồn kho Những sai sót trên khoản mụcnày thường dẫn đến sai sót về chi phí và kết quả kinh doanh Hơn nữa, hàngtồn kho rất phong phú, đa dạng về hình thức, được bảo quản ở nhiều địa điểm
và với quy mô khác nhau đồng thời việc tính toán, đánh giá hàng tồn kho cũngkhông phải là đơn giản nên đây việc kiểm toán chu kì hàng tồn kho, chi phí vàgiá thành sản phẩm chứa nhiều rủi ro đói với Kiểm toán viên
Xuất phát từ nhận thức trên, cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáoThS Phạm Tiến Hưng, trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Kiểmtoán và tư vấn (A&C) chi nhánh tại Hà Nội, em đã chọn đề tài “Hoàn thiện
Trang 2quy trình kiểm toán chu kì hàng tồn kho, chi phí và giá thành sản phẩm trongkiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty Cổ phần kiểm toán và tư vấn A&C”Trong khuôn khổ bài viết này em xin tập trung nghiên cứu về quy trìnhkiểm toán chu kì hàng tồn kho, chi phí và giá thành sản phẩm Mục đíchnghiên cứu của đề tài là vận dụng lí thuyết kiểm toán chu kì hàng tồn kho, chiphí và giá thành sản phẩm vào thực tế kiểm toán hàng tồn kho tại Công tyKiểm toán và tư vấn (A&C) chi nhánh tại Hà Nội từ đó rút ra những bài họckinh nghiệm và đề xuất một số kiến nghị trong công tác kiểm toán hàng tồnkho nói riêng và kiểm toán BCTC nói chung Ngoài phần mở đầu và kết luận,kết cấu của luận văn gồm 3 phần chính:
Chương I: Cơ sở lí luận kiểm toán chu kì hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo tài chính
Chương II: Thực trạng công tác kiểm toán chu kì hàng tồn kho, chi phí
và giá thành sản phẩm trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Kiểm toán và tư vấn (A&) chi nhánh Hà Nội.
Chương III: Hoàn thiện quy trình kiểm toán chu kì hàng tồn kho, chi phí và giá thành sản phẩm trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty
Cổ phần Kiểm toán và tư vấn (A&C) chi nhánh Hà Nội
Tuy nhiên do hạn chế về mặt kiến thức và thời gian nghiên cứu nên bài viếtnày của em không thể tránh khỏi những thiếu sót.Em rất mong nhận được sựquan tâm góp ý của các thầy cô, các anh chị Kiểm toán viên để em hoàn thành
đề tài này
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo ThS Phạm Tiến Hưng cùng Ban giámđốc trong công ty A&C đã quan tâm giúp đỡ em hoàn thành Bài viết này
Hà Nội, năm 2007Sinh viên Ngô Thị Lệ Quyên
Trang 3PHẦN II: NỘI DUNG LUẬN VĂN
CHƯƠNG I : Cơ sở lí luận kiểm toán chu kì hàng tồn kho trong kiểm toán
Báo cáo tài chính 1.1 Khái quát về kiểm toán Báo cáo tài chính (BCTC)
1.1.1 Khái niệm kiểm toán BCTC
Ở Việt Nam, thuật ngữ “ Kiểm toán” chỉ mới xuất hiện trở lại và được sửdụng nhiều từ những năm đầu thập kỉ 90, song ở các nước phát triển trên thếgiới, thì hoạt động kiểm toán là không thể thiếu trong các hoạt động kinh tế.Đối với những nước này, do tính phổ biến của kiểm toán BCTC và do chủ thểkiểm toán BCTC thường là các Kiểm toán viên (KTV) độc lập nên đã có sựđồng nhất giữa khái niệm “kiểm toán” với khái niệm “ kiểm toán BCTC”.Theo định nghĩa của Liên đoàn kiểm toán quốc tế (International Federation ofAccountans – IFAC) thì: “Kiểm toán là việc các KTV độc lập kiểm tra vàtrình bày ý kiến của mình về BCTC” Tuy có nhiều quan điểm khác nhau vềkiểm toán nhưng quan niệm được chấp nhận phổ biến hiện nay là: “ Kiểmtoán là quá trình các kiểm toán viên (KTV) độc lập và có năng lực tiến hànhthu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin được kiểm toán nhằmxác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩnmực kế toán đã được thiết lập”
Kiểm toán BCTC là một hoạt động đặc trưng của kiểm toán, do vậy Kiểmtoán BCTC là sự kiểm tra và trình bày ý kiến nhận xét của KTV về tính trungthực, hợp lí, tính hợp thức và tính hợp pháp của các BCTC
1.1.2 Đối tượng kiểm toán BCTC
Đối tượng của kiểm toán BCTC là BCTC Theo chuẩn mực kiểm toán ViệtNam số 200 “ Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán BCTC”-Đoạn 04 đã nêu: “ Báo cáo tài chính là hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn
Trang 4mực và chế độ kế toán hiện hành ( hoặc được chấp nhận) phản ánh các thôngtin kinh tế, tài chính chủ yếu của đơn vị”.
Báo cáo tài chính là một bảng tổng hợp, các chỉ tiêu trên BCTC có mốiquan hệ rất chặt chẽ với nhau: giữa nội dung kinh tế của chỉ tiêu này với chỉtiêu khác; giữa khoản mục này với khoản mục khác có liên quan;….Trên góc
độ tổng quát, mối quan hệ của các chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ các giai đoạntrong tổng thể quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
Việc nhận diện đối tượng kiểm toán và phân tích mối quan hệ giữa cácthông tin, chỉ tiêu trên BCTC là rất quan trọng bởi vì nó ảnh hưởng đến việclựa chọn cách tiến hành kiểm toán BCTC Từ đó ảnh hưởng đến xác định mụctiêu kiểm toán và thiết kế các chương trình kiểm toán để đạt được các mụctiêu đó
1.1.3 Nội dung kiểm toán
Để có thể đưa ra ý kiến nhận xét về toàn bộ BCTC, KTV phải tiến hànhkiểm toán từng bộ phận cấu thành- tức là các chỉ tiêu trong BCTC của đơn vị
Do các chỉ tiêu trong BCTC có mối liên hệ mật thiết với nhau, nên trong thực
tế, công việc kiểm toán BCTC được phân chia thành các chu kì:
- Kiểm toán chu kì doanh thu và thu tiền
- Kiểm toán chu kì tiền lương và nhân sự
- Kiểm toán chu kì mua vào và thanh toán
- Kiểm toán chu kì tồn kho, nhập kho, chi phí và giá thành
- Kiểm toán chu kì huy động vốn (nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu vàhoàn trả)
- Kiểm toán vốn bằng tiền
Trong thực tế, các khách hàng kiểm toán có thể thuê kiểm toán toàn bộhoặc một BCTC riêng biệt, thậm chí chỉ thuê kiểm toán một phần BCTC Do
Trang 5- Kiểm toán tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn.
- Kiểm toán tài sản cố định và đầu tư dài hạn
- Kiểm toán nguồn vốn
- Kiểm toán doanh thu
- Kiểm toán chi phí
- Kiểm toán kết quả và phân phối kết quả
Trong mỗi phần lại có thể chia theo các chỉ tiêu nhỏ hơn như: kiểm toánvốn bằng tiền, kiểm toán các khoản phải thu, kiểm toán hàng tồn kho, kiểmtoán tài sản cố định,…
1.1.4 Mục tiêu và nguyên tắc kiểm toán BCTC
1.1.4.1 Mục tiêu của kiểm toán BCTC:
Đối với các chủ thể trong nền kinh tế thị trường thông tin kế toán trên cácBCTC có ý nghĩa hết sức quan trọng, vì thế kiểm toán BCTC là một nhu cầutất yếu khách quan Kiểm toán là một trong các biện pháp kinh tế nhất và hiệulực nhất để khắc phục các rủi ro thông tin trong các BCTC do kế toán cungcấp
“Mục tiêu của kiểm toán BCTC là giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểmtoán đưa ra ý kiến xác nhận rằng BCTC có được lập trên cơ sở chuẩn mực vàchế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liênquan và có phản ánh trung thực và hợp lí trên các khía cạnh trọng yếu haykhông?” (Đoạn 11 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200-“Mục tiêu vànguyên tắc cơ bản chi phốikiểm toán BCTC” )
Trang 6- Tính hợp thức: Một BCTC được gọi là hợp thức khi được lập phù hợp
và tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấpnhận)
- Tính hợp pháp: Các BCTC đảm bảo tính hợp lệ theo các quy định hiệnhành và các thông tin tài chính đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật
có liên quan
1.1.4.2 Nguyên tắc kiểm toán BCTC:
Các KTV và công ty kiểm toán phải luôn nắm vững mục tiêu kiểm toán làđưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lí của BCTC trên cơ sở các nguyên tắc
cơ bản chi phối kiểm toán BCTC Các nguyên tắc cơ bản đó là:
a) Tuân thủ pháp luật của Nhà nước:
KTV phải luôn coi trọng và chấp hành đúng pháp luật của Nhà nước trongquá trình hành nghề kiểm toán và trong giai đoạn thực hiện một cuộc kiểmtoán BCTC
KTV cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệpcủa mình và những nhận xét, đánh giá của mình trong báo cáo kiểm toán Cáctrách nhiệm của KTV bao gồm:
- Trách nhiệm của KTV đối với khách hàng:
- Trách nhiệm của KTV đối với bên thứ ba
- Trách nhiệm hình sự của KTV
b) Tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp:
Trong quá trình kiểm toán, KTV phải tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghềnghiệp kiểm toán, bao gồm:
- Độc lập
- Chính trực
- Khách quan
Trang 7- Bí mật
- Tư cách nghề nghiệp
- Các chuẩn mực chuyên môn
1.1.5 Phương pháp và kĩ thuật kiểm toán BCTC
1.1.5.1 Phương pháp kiểm toán BCTC:
Phương pháp kiểm toán là cách thức, biện pháp được sử dụng trong côngtác kiểm toán nhằm thực hiện mục tiêu kiểm toán đã đặt ra Đứng trên góc độquá trình ghi chép xử lí, kiểm soát các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để phản ánhvào BCTC, người ta chia ra hai loại phương pháp kiểm toán đó là:
a) Phương pháp kiểm toán cơ bản:
Phương pháp kiểm toán cơ bản là phương pháp được thiết kế, sử dụng đểthu thập những bằng chứng kiểm toán có liên quan đến độ tin cậy, tính trungthực của số liệu do hệ thống kế toán xử lí và cung cấp
Đặc trưng của phương pháp này là mọi thử nghiệm, đánh giá của KTV đềudựa vào số liệu, thông tin trong BCTC và do hệ thống kế toán cung cấp.Phương pháp này còn được gọi là các bước kiểm nghiệm dựa vào số liệu.Phương pháp này được vận dụng cho mọi cuộc kiểm toán BCTC, tuy nhiênphạm vi và mức độ vạn dụng lại tuỳ thuộc vào tính hiệu quả của hệ thốngkiểm soát nội bộ (HTKSNB) doanh nghiệp
Phương pháp kiểm toán cơ bản gồm các loại kĩ thuật kiểm toán cụ thể sau:+ Phân tích đánh giá tổng quát: là việc sử dụng các tỷ lệ, các mối quan hệtài chính để xác định những tính chất hay sai lệch không bình thường trongBCTC của doanh nghiệp Các kĩ thuật mà KTV có thể sử dụng để phân tích,đánh giá thông tin tài chính của doanh nghiệp là: phân tích xu hướng (phântích ngang), phân tích tỷ suất (phân tích dọc)
+ Thử nghiệm chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản: là việc kết hợp các kĩthuật kiểm toán để kiểm tra từng khoản mục hay nghiệp vụ tạo nên số dư
Trang 8khoản mục hay nghiệp vụ đó Việc kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư các tàikhoản được tiến hành dựa trên cơ sở kiểm tra chọn mẫu một số nghiệp vụcùng loại.
b) Phương pháp kiểm toán tuân thủ:
Phương pháp kiểm toán tuân thủ là các thủ tục, kĩ thuật kiểm toán đượcthiết kế và sử dụng để thu thập các bằng chứng kiểm toán có liên quan đếntính thích hợp và hiệu quả của HTKSNB doanh nghiệp
Đặc trưng của phương pháp này là mọi thử nghiệm phân tích, đánh giá vàkiểm tra đều dựa vào quy chế KSNB doanh nghiệp
Tuỳ thuộc vào mức thoả mãn về kiểm soát mà KTV áp dụng các kĩ thuậtkiểm toán sau của phương pháp kiểm toán tuân thủ:
+ Kĩ thuật điều tra hệ thống: kĩ thuật này đòi hỏi kiểm tra chi tiết các mộtloạt các nghiệp vụ cùng loại ghi chép từ đầu đến cuối để xem xét đánh giá cácbước kiểm soát trong hệ thống kiểm soát nội bộ Ví dụ: đối với kiểm toán chu
kì hàng tồn kho, KTV cần lưu ý sự hiện hữu của các quy chế kiểm soát nội bộcủa khách hàng đối với các quá trình của chu kì hàng tồn kho như: mua hàng,nhận hàng và lưu kho; xuất hàng phục vụ sản xuất kinh doanh,… Cụ thể vớicác nghiệp vụ xuất kho phục vụ cho sản xuất, KTV cần kiểm tra các thủ tụckiểm soát tại khách hàng từ khi lập giấy đề nghị xuất kho đến khi thực xuấtvật tư tại kho, có sự kí nhận của các bộ phận liên quan và phiếu xuất kho Qua
kĩ thuật điều tra này giúp KTV đánh giá được độ tin cậy vào hệ thống KSNBcủa đơn vị khách hàng
+ Các thử nghiệm chi tiết về kiểm soát: là các thử nghiệmđược tiến hành đểthu thập bằng chứng kiểm toán về sự hiện hữu của các quy chế kiểm soát vàcác bước kiểm soát, làm cơ sở cho việc thiết kế phương pháp kiểm toán cơbản Phương pháp này được thực hiện dựa trên cơ sở chọn mẫu các quy chế
Trang 9Trong quá trình Kiểm toán BCTC, KTV phải biết kết hợp các phương phápmột cách hợp lí và áp dụng một cách linh hoạt nhằm thu thập các bằng chứngkiểm toán một cách đầy đủ và thích hợp cho việc đưa ra kết luận của KTV.1.1.5.2 Kĩ thuật kiểm toán BCTC:
- Kiểm tra: là việc soát xét các chứng từ, sổ sách kế toán, BCTC và các tàiliệu có liên quan hoặc kiểm tra các tài sản hữu hình bằng các kĩ thuật thôngthường khác như rà soát, đọc, duyệt, phân đoạn…
- Quan sát: là việc tận mắt chứng kiến các bước công việc, các quá trìnhthực thi công việc do người khác thực hiện hay các tài sản tồn tại hữu hình
- Điều tra và xác nhận: điều tra là việc thu thập các thông tin từ bên thứ ba
có liên quan đến đơn vị khách hàng, còn xác nhận là sự trả lời cho yêu cầucung cấp thông tin đã có trong các tài liệu kế toán
- Tính toán: là việc kiểm tra độ chính xácvề số học của các tài liệu và ghichép kế toán được thực thi một cách độc lập Tính toán cung cấp cho KTV cácbằng chứng kiểm toán có độ tin cậy cao xét về phương diện số học
- Phân tích: là việc nghiên cứu, so sánh các số liệu, thông tin, các tỷ suất để
từ đó tìm ra xu hướng biến động và tìm ra những mối quan hệ giữa các thôngtin mà KTV thu thập được làm cơ sở cho việc tìm ra những mâu thuẫn với cácthông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch so vứi giá dự kiến
1.1.6 Quy trình kiểm toán BCTC nói chung và quy trình kiểm toán chu kì HTK trong kiểm toán BCTC
1.1.6.1 Giai đoạn tiền kiểm toán:
Một đơn vị khi có nhu cầu kiểm toán BCTC sẽ lựa chọn doanh nghiệp cungcấp dịch vụ kiểm toán và gửi thư mời kiểm toán (trừ trường hợp có quy địnhhoặc thoả thuận khác) Sau khi nhận được thư mời, doanh nghiệp kiểm toán sẽtiến hành tìm hiểu về đặc điểm và tình hình SXKD của đơn vị khách hàng,đánh giá sơ bộ về HTKSNB của đơn vị khách hàng để có những đánh giá ban
Trang 10đầu về rủi ro kiểm soát và rủi ro kiểm toán nói chung, từ đó doanh nghiệpkiểm toán quyết định có kí hợp đồng với khách hàng đó hay không.
Nội dung và cách thức kí kết hợp đồng kiểm toán cần tuân theo hướng dẫncủa chuẩn mực nghề nghiệp (Chuẩn mực số 210 - Hợp đồng kiểm toán) Hợpđồng kiểm toán là văn bản pháp lí làm cơ sở cho việc thực hiện công việckiểm toán cũng như xử lí các trnh chấp giữa doanh nghiệp kiểm toán vớikhách hàng (nếu có) Trường hợp hợp đồng kiểm toán được kí cho nhiều nămthì trong những năm sau KTV có thể không phải thảo hợp đồng mới, tuynhiên cần phải xem xét lại các điều khoản và các điều kiện của hợp đồng xem
có phù hợp và còn hiệu lực hay không
Hợp đồng kiểm toán (theo chuẩn mực Kiểm toán quốc tế số 110) được hiểu
là văn bản trong đó KTV khẳng định lại việc chấp nhận đề nghị làm kiểm toán
và mô tả mục tiêu, phạm vi làm kiểm toán cũng như trách nhiệm của mình đốivới khách hàng và hình thức của báo cáo kiểm toán Sau khi kí kết hợp đồngkiểm toán, KTV bắt đầu tiến hành các bước tiếp theo của cuộc kiểm toán 1.1.6.2 Giai đoạn lập kế hoạch Kiểm toán:
Lập kế hoạch kiểm toán dược coi là bước đầu tiên cho mọi cuộc kiểm toán
và có ảnh hưởng đến các bước công việc tiếp theo Kế hoạch kiểm toán phùhợp sẽ cho phép KTV triển khai công việc đúng hướng, đúng trọng tâm tránhđược những sai sót và hoàn tất công việc nhanh chóng
Trong kiểm toán BCTC, các doah nghiệp kiểm toán thường lập kế hoạchkiểm toán theo các cấp độ sau:
- Kế hoạch chiến lược: Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (Chuẩn mực
số 300- Lập kế hoạch kiểm toán): “ Kế hoạch chiến lược là định hướng cơbản, nội dung trọng tâm và phương pháp tiếp cận chungcủa cuộc kiểm toán docấp chỉ đạo vạch ra dựa trên hiểu biết về tình hình hoạt động và môi trường
Trang 11toán lớn về qui mô, tính chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc kiểm toán cho nhiềunăm”
Để lập kế hoạch chiến lược, KTV cần có tiếp xúc với khách hàng và tìmhiểu tình hình, thu thập các thông tin cần thiết về hoạt động kinh doanh củađơn vị và công tác quản lí kinh doanh nói chung, kiểm soát nội bộ nói riêng
Kế hoạch chiến lược phải thể hiện các nội dung như:
+ Những thông tin về đặc điểm hoạt động cuả doanh nghiệp
+ Những thông tin về chế độ và chuẩn mực kế toán áp dụng; yêu cầu vềlập, nộp BCTC và quyền hạn của đơn vị
+ Xác định những loại nghiệp vụ, những bộ phận thông tin của đơn vị cókhả năng rủi ro chủ yếu và ảnh hưởng của nó đến BCTC (đánh giá sơ bộ vềrủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát)
+ Xác định mục tiêu kiểm toán trọng tâm và phương pháp tiếp cận kiểmtoán
+ Dự kiến nhóm trởng nhóm kiểm toán, lực lượng nhân sự tham gia; Xácđịnh nhu cầ về sự hỗ trợ của các chuyên gia và dự kiến về sự tham khảo, mờitham dự
+ Dự kiến về thời gian thực hiện và hoàn thành
- Kế hoạch tổng thể: được lập cho mọi cuộc kiểm toán BCTC và dựa trênchiến lược kiểm toán (nếu có) Kế hoạch kiểm toán tổng thể phải trình bàyđược phạm vi kiểm và cách thức tiến hành công việc kiểm toán Các nội dungnày vừa phải đầy đủ lại vừa phải chi tiết để làm cơ sở cho việc xây dựngchương trình kiểm toán cụ thể
Trên cơ sở các thông tin thu thập được, KTV tiến hành phân tích, đánh giá
về các khía cạnh chủ yếu như:
Trang 12+ Đánh giá mức độ rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát liên quan đến từng loạithông tin tài chính, từng bộ phận trên BCTC; xác định những vùng trọng tâmcần đi sâu kiểm toán.
+ Xác định mức trọng yếu cho từng mục tiêu kiểm toán
+ Xác định các khả năng có những sai phạm trọng yếu
+ Xác định các nghiệp vụ và các sự kiện kế toán phức tạp
Từ kết quả phân tích, đánh giá và xét đoán nói trên, KTV sẽ hoạch định nộidung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán đối với từng loại thông tin,từng bộ phận trên kiểm toán BCTC Nội dung kiểm toán thể hiện rằng cầnphải kiểm toán bộ phận nào, cho những cơ sở dẫn liệu gì và trọng tâm vàođâu Lịch trình kiểm toán phải chỉ ra thời điểm tiến hành và thời gian hoànthành các thủ tục kiểm toán mà KTV dự định cũng phải được đưa ra cụ thểđối với từng bộ phận của BCTC
- Chương trình kiểm toán: là những dự kiến chi tiết, tỉ mỉ về nội dung, trình
tự công việc kiểm toán chi tiết cho từng tài khoản hay từng thông tin tài chínhcần được kiểm toán
Chương trình kiểm toán soạn thảo thường bao gồm: mục tiêu cụ thể kiểmtoán đối với từng tài khoản ( hay thông tin tài chính); các chỉ dẫn về các bướccông việc, các thủ tục kiểm toán, kĩ thuật kiểm toán cụ thể cần áp dụng trongtừng bước công việc; thời gian bắt đầu và thời gian hoàn thành, phạm vi vàcác thủ tục kiểm toán; sự phối hợp của các trợ lí kiểm toán; những tài liệu,thông tin cần thu thập để làm bằng chứng;…
1.1.6.3 Thực hiện kiểm toán:
KTV thực hiện các công việc sau:
a) Phân tích đánh giá tổng quát để lựa chọn một mẫu kiểm toán phù hợp, xác định trọng tâm, trọng điểm và khối lượng công việc cần kiểm toán.
Trang 13phân tích theo từng chỉ tiêu, mối quan hệ giữa các chỉ tiêu và tỉ trọng của mỗichỉ tiêu so với tổng thể để từ đó xác định những vấn đè bất hợp lí hoặc nhữngsai lệch thông tin cần đi sâu kiểm toán, tìm bằng chứng để làm rõ vấn đề.
b) Nghiên cứu đánh giá về hệ thống kế toán và qui chế kiểm soát nội bộ:
Việc nghiên cứu đánh giá về hệ thống kế toán và qui chế KSNB giúpcho KTV xác định và lựa chọn những kĩ thuật, phương pháp kiểm toán phùhợp
- Nội dung nghiên cứu đánh giá về hệ thống kế toán:
+ Nghiên cứu đánh giá, tổ chức vận dụng các chứng từ kế toán trong doanhnghiệp có phù hợp hay không, có đảm bảo đúng quy định và phản ánh đượcđầy đủ, toàn diện về thực trạng hoạt động của đơn vị hay không?
+ Nghiên cứu xem hệ thống tài khoản kế toán vận dụngtrong doanh nghiệp
có đúng quy định và phù hợp với các đối tượng kế toán cụ thể cần quản lítrong doanh nghiệp hay không?
+ Xem xét việc vận dụng về sổ kế toán trong doanh nghiệp
+ Xem xét về hệ thống BCTC, cả hệ thống kế toán BCTC quản trị có đượclập đầy đủ theo đúng quy định hay không? Nhiều khi việc nghiên cứu hệthống kế toán cũng cần phải xem xét cả bộ máy kế toán có hợp lí, có đảm bảo
về năng lực và có đảm bảo về tính ổn định hay không
- Nội dung nghiên cứu về quy chế và HTKSNB trong doanh nghiệp:
Việc nghiên cứu về quy chế KSNB giúp cho KTV có thêm cơ sở đánh giá
về mức độ rủi ro kiểm soát và tiến hành kiểm toán với những kĩ thuật, thủ tụcphù hợp với sự thiết kế vận hành của quy chế KSNB này Những nội dungnghiên cứu đó là:
+ Nghiên cứu, đánh giá, thẩm định lại các nhân viên ở các bộ phận khácnhau của doanh nghiệp
Trang 14+ Kiểm tra lại các sơ đồ mô tả về quy trình và các phương pháp làm việccủa HTKSNB có đảm bảo phù hợp theo đúng trình tự và có chặt chẽ haykhông.
+ Thu thập các tài liệu về quy trình kiểm soát, áp dụng trong doanh nghiệp.Thông qua việc nghiên cứu này KTV đánh giá được các cơ sở dẫn liệu củaquy chế kiểm soát Đó là:
Sự tồn tại ( doanh nghiệp có HTKSNB)
Tính hiệu lực ( quy chế KSNB có hiệu lực)
Tính liên tục ( quy chế KSNB doanh nghiệp có hiệu lựcmột cách liên tục)
1.1.6.4 Kết thúc công việc kiểm toán:
Đây là công việc cuối cùng mà KTV phải làm để hoàn tất kiểm toán theohợp đồng với doanh nghiệp Giai đoạn này bao gồm các công việc cụ thể:
a) Lập Báo cáo kiểm toán (BCKT):
BCKT là sản phẩm cuối cùng của một cuộc kiểm toán thể hiện những ýkiến nhận xét, kết luận của KTV về BCTC được kiểm toán Căn cứ vào kếtquả kiểm toán, KTV đưa ra ý kiến của mình về BCTC Ý kiến đó có thể làmột trong những loại ý kiến sau:
+ BCKT có ý kiến dạng chấp nhận toàn phần
+ BCKT có ý kiến dạng chấp nhận từng phần
+ BCKT có ý kiến từ chối
+ BCKT có ý kiến không chấp nhận ( hoặc ý kiến trái ngược)
b) Hoàn chỉnh hồ sơ kiểm toán:
Sau khi thực hiện xong một cuộc kiểm toán, KTV phải tập hợp và lưu trữtrong hồ sơ kiểm toán tài liệu thông tin cần thiết liên quan đến cuộc kiểm toán
đủ để làm cơ sở cho việc hình thành ý kiến nhận xét của mình và chứng minh
Trang 15hặc quốc tế, lấy đó làm căn cứ đưa ra ý kiến nhận xét về BCTC Nếu cónhững cuộc kiểm toán tiếp theo thì hồ sơ kiểm toán có tác dụng hỗ trợ choviệc lập kế hoạch kiểm toán lần sau.
Hồ sơ kiểm toán được lưu trữ tại đơn vị kiểm toán theo đúng chế độ an toànbảo mật và các đơn vị kiểm toán coi hồ sơ kiểm toán là tài sản của mình, cungcấp cho đơn vị khách hàng một phần hay toàn bộ tài liệu trong hồ sơ kiểmtoán tuỳ theo từng trường hợp cụ thể và do doanh nghiệp kiểm toán quyếtđịnh Hơn nữa, hồ sơ kiểm toán còn được xem là tài liệu học tập cho nhữngKTV mới vào nghề
c) Giải quyết các sự kiện phát sinh sau khi lập BCKT ( nếu có)
+ Các sự kiện phát sinh sau ngày kí BCKT nhưng trước ngày phát hànhBCTC:
Các nhà quản lí doanh nghiệp phải có trách nhiệm thông báo cho KTV biếtcác sự kiện đã xảy ra từ khi kí BCKT cho đến lúc phát hành BCTC hàng năm
và những sự kiện có khả năng ảnh hưởng đến BCTC Lúc này KTV phải cânnhắc xem doanh nghiệp có nên sửa lại BCTC hay không Nếu có thì KTVphải thực thi các thủ pháp cần thiết và ghi lại BCKT trên cơ sở BCTC đã đượcsửa đổi và được duyệt
Nếu KTV cho là cần thiết nhưng các nhà quản lí doanh nghiệp không muốnsửa BCTC thì KTV cần diễn đạt lại ý kiến của mình về BCTC được kiểm toánsao cho phù hợp
+ Các sự kiện phát sinh sau ngày phát hành BCTC:
Nếu sau khi phát hành BCTC, KTV nhận thấy áo những ảnh hưởng nghiêmtrọng đến BCTC đã được kiểm toán thì họ phải thảo luận vấn đề đó với nhàquản lí doanh nghiệp
KTV cần xem lại các bước công việc mà các nhà quản lí doanh ngiệp đãlàm để thẩm tra xem BCTC đã phát hành có bị chỉnh sửa hay không Nếu các
Trang 16nhà quản lí đã sửa đổi BCTC thì KTV sẽ thực thi các thủ pháp kiểm toán cầnthiết để lập một BCKT mới trên cơ sở BCTC đã sửa đổi và duyệt lại Cácnguyên nhân duyệt lại BCTC phải dược giải thích trong một bảng ghi chúriêng Nếu KTV bị hạn chế việc kiểm tra đối với các sự kiện mới nảy sinh thìphải giải thích những hạn chế này trong khi lập BCKT mới
1.2 Kiểm toán chu kì hàng tồn kho, chi phí và giá thành sản phẩm trong Kiểm toán Báo cáo tài chính
1.2.1 Sự cần thiết phải kiểm toán chu kì hàng tồn kho, chi phí và giá thành sản phẩm
1.2.1.1 Đặc điểm của hàng tồn kho và ảnh hưởng đến công tác kiểm toán chu
kì hàng tồn kho:
HTK là tài sản lưu động của doanh nghiệp biểu hiện dưới dạng vật chất cụthể dưới nhiều hình thức khác nhau, tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp:
+ Trong doanh nghiệp sản xuất thì HTK thường bao gồm: NVL, CCDC,sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng gửi bán và cũng có thể là hàng hoá dựtrữ để bán
+ Trong doanh nghiệp dịch vụ, HTK bao gồm cả chi phí dịch vụ dở dang.+ Trong doanh nghiệp thương mại, HTK chủ yếu là hàng hoá dự trữ để bán,thành phẩm trong kho, hàng gửi bán, hàng gia công để bán và hàng đang điđường
+ Trong doanh nghiệp xây lắp, HTK thường chiếm tỉ trọng lớn, lại là sảnphẩm xây lắp dở dang
+ Trong doanh nghiệp cung cấp dịch vụ như dịch vụ tư vấn pháp luật, dịch
vụ tư vấn kiểm toán- kế toán thì HTK hầu như không có
Chính vì thế những đặc điểm của HTK có những ảnh hưởng không nhỏ đến
Trang 17- Đặc điểm “ HTK có hình thái vật chất đa dạng, phong phú” :
HTK trong các doanh nghiệp có hình thái vật chất khác nhau, tuỳ thuộc vàolĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp do vậy KTV phải chú ý đến cách thứcphân loại HTK, ảnh hưởng đến việc thiết kế tài khoản hạch toán và chứng từHTK, cũng như ảnh hưởng đến việc trình bày HTK trên BCTC của đơn vịkhách hàng Mặt khác, công tác quản lí HTK ở nhiều doanh nghiệp rất phứctạp do HTK được quản lí phân tán ở nhiều địa bàn khác nhau nên việc kiểmtoán chúng về mặt vật chất cũng như giá trị rất phức tạp, nhiều khi có sự nhầmlẫn sai sót hoặc thậm chí có cả gian lận
Sự đa dạng, phong phú của HTK còn tạo cho KTV những khó khăn trongquá trình quan sát và đánh giá HTK cả về chất lượng và giá trị Khi đó KTVcòn cần đến sự trợ giúp của các chuyên gia
- Sự vận động vật chất của HTK tạo nên sự vận động chi phí HTK
Dòng vận động chi phí HTK dưới cách nhìn của kế toán, được thể hiệntrong việc phát sinh các yếu tố chi phí và kết chuyển những chi phí đó trên cáctài khoản hạch toán HTK Do vậy chu kì HTK, chi phí, giá thành sản phẩmảnh hưởng trực tiếp đến nhiều chu kì khác như: chu kì mua vào-thanh toán;chu kì tiền lương và nhân sự; chu kì bán hàng-thu tiền Vì vậy, khi có gian lậnsai sót thường dẫn đến gian lận sai sót ở các chu kì khác
Xuất phát từ những lí do trên ta thấy rằng công việc kiểm toán HTK là mộtcông việc mang tính trọng tâm và rất phức tạp Việc nhận thức được các đặcđiểm nêu trên ảnh hưởng không nhỏ đến việc thiết kế chương trình kiểm toánHTK
1.2.1.2 Các quá trình của chu kì hàng tồn kho
Từ đặc điểm thứ hai của HTK như đã nêu trên thì chu kì HTK trong đó baogồm cả chi phí và giá thành sản phẩm, bởi vì đó là chu kì vận động của chi phíqua các quá trình và các giai đoạn:
Trang 18- Quá trình mua hàng.
- Kiểm nhận hàng mua nhập kho
- Xuất dùng cho sản xuất kinh doanh: Dùng cho sản xuất sản phẩm (đối vớidoanh nghiệp sản xuất) sẽ liên quan đến chi phí sản xuất, dùng cho bán ra (đốivới doanh nghiệp thương mại) sẽ liên quan đén giá vốn hàng bán
- Nhập kho thành phẩm (đối với doanh nghiệp sản xuất): Liên quan đến tínhgiá thành sản phẩm
- Xuất kho thành phẩm để bán: liên quan đến giá vốn thành phẩm tiêu thụ
Là một khâu trong quá trình vận động của HTK nên việc kiểm toán chu kìHTK, chi phí và giá thành sản phẩm là không thể thiếu trong công tác kiểmtoán chu kì HTK
1.2.2 Mục tiêu và căn cứ kiểm toán chu kì hàng tồn kho, chi phí và giá thành sản phẩm
Mục tiêu cơ bản của kiểm toán HTK, chi phí và giá thành sản phẩm là:
- Xác định sự có thật (tồn tại thực tế) và thuộc sở hữu của đơn vị về HTK
đã kê khai trên BCTC, cũng như sự nhất trí giữa số liệu báo cáo và thực tế (cơ
sở dẫn liệu có thật )
- Các nghiệp vụ phát sinh trong kì về HTK, chi phí và giá thành sản phẩmđều đã được ghi chép và báo cáo đầy đủ, đúng đắn, đúng kì (đúng lúc) cả về
số lượng và giá trị (cơ sở dẫn liệu đã ghi chép và cộng dồn)
- Sự đánh giá đúng đắn tuân thủ đúng chế độ, chuẩn mực quy định và sựnhất quán trong công việc tính toán giá trị HTK, các khoản chi phí và giáthành sản phẩm HTK đã được phân loại đúng đắn theo các khoản mục;Nguyên vật liệu; công cụ dụng cụ; sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hoá (cơ sở dẫn liệu đã tính toán và đánh giá)
Căn cứ kiểm toán chu kì HTK, chi phí và giá thành sản phẩm:
Trang 19- Báo cáo kết quả kinh doanh (phần I- lãi, lỗ ).
- Bảng tổng hợp HTK (danh mục HTK chi tiết )
- Sổ tổng hợp, sổ chi tiết tài khoản HTK, tài khoản chi phí…
- Sổ kho, các báo cáo kho, biên bản kiểm kê HTK
- Các chứng từ, tài liệu về nhập, xuất kho; chi phí và giá thành sản phẩmliên quan
1.2.3 Quá trình kiểm toán chu kì hàng tồn kho, chi phí và giá thành sản phẩm
1.2.3.1 Chuẩn bị kiểm toán chu kì hàng tồn kho, chi phí và giá thành sảnphẩm:
Giai đoạn này KTV cần phải thực hiện các công việc sau:
a) Thu thập thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ doanh nghiệp cụ thể kiểm toán viên cần nắm được:
- Các loại sản phẩm, nguyên vật liệu chính, hàng hoá hoặc thành phẩm
- Phương thức cung ứng vật tư, hàng hoá
- Các kho hàng
- Chu trình (quy trình) sản xuất
- Lĩnh vực hoạt động của khách hàng
- Môi trường kiểm soát…
b) KTV đánh giá ban đầu về mức độ rủi ro có thể xảy ra về HTK:
Rủi ro kiểm soát về HTK chính là khả năng xảy ra các sai phạm trọng yếu
về HTK mà HTKSNB của khách hàng không phát hiện và ngăn chặn được.Những rủi ro đó có thể là:
- Rủi ro liên quan đến sản phẩm, hàng hoá: Lỗi thời, lạc hậu, quá hạn, lưukho quá tải, cạnh tranh
- Rủi ro liên quan đến sản xuất: Chất lượng NVL, tính thường xuyên củacung nứg NVL, tính bất bình thường của sản xuất…
Trang 20- Rủi ro liên quan đến đánh giá, hệ thống kế toán quản trị, rủi ro liên quanđến môi trường kiểm soát, trình độ nhân viên…
c) KTV thực hiện các thủ tục khảo sát kiểm soát theo các quá trình của chu
kì HTK
- Đối với quá trình mua hàng:
Các thủ tục khảo sát kiểm soát nội bộ quá trình mua hàng thuộc về kiểmtoán chu kì mua vào- thanh toán Vì thế ở đây chỉ nhấn mạnh là KTV cần xemxét việc xử lí, phê chuẩn các đơn đặt hàng, thủ tục nhận hàng và kiểm nhậnhàng mua; sự độc lập của nhân viên mua hàng với nhân viên kho và kế toánkho hàng
- Đối với quá trình nhập, xuất kho hàng:
+ Xem các thủ tục về nhập, xuất kho hàng có đúng nguyên tắc quy địnhkhông, việc tổ chức kiểm nhận hàng có đúng trình tự không?
+ Thủ tục xuất kho hàng từ việc lập phiếu yêu cầu vật tư của bộ phận sửdụng, hoặc tiếp nhận đơn đặt hàng của khách hàng đến việc phê chuẩn, kí lệnhxuất kho, lập phiếu xuất kho và thực hiện xuất kho của thủ kho có được thựchiện hay không?
+ Thực hiện khảo sát việc ghi sổ nhật kí theo dõi hàng chyển ra ngoài cổngbảo vệ có được thực hiện hay không?
+ Khảo sát việc tôn trọng nguyên tắc kiểm tra chất lượng hàng nhập, xuấtkho
+ Xem xét tính độc lậpcủa thủ kho và người giao, nhận hàng, nhân viên kếtoán kho hàng, sự độc lập của người làm nhiệm vụ kiểm tra chất lượng hàngvới người giao hàng hoặc người sản xuất…
+ Tìm hiểu quy trình luân chuyển chứng từ và quy định ghi sổ kế toán hàngnhập, xuất kho ở phòng kế toán
Trang 21- Khảo sát kiểm soát sản xuất và chi phí sản xuất:
+ Xem xét việc tổ chức quản lí theo dõi sản xuất ở các phân xưởng, tổ độicủa quản đốc phân xưởng, nhân viên thống kê phân xưởng có thường xuyên,chặt chẽ hay không
+ Quan sát quy trình làm việc của bộ phận kiểm tra chất lượng, tính độc lập
củ những người làm nhiệm vụ này
+ Xem xét việc ghi nhật kí sản xuất và lập báo cáo sản xuất cho các bộphận sản xuất
+ Xem xét các dấu hiệu kiểm tra, kiểm soát chi phí và các sổ kế toán chiphí ở các bộ phận kế toán liên quan, tìm hiểu quy trình luân chuyển chứng từ
kế toán liên quan đến HTK và chi phí hạch toán ở phòng kế toán
+ Quan sát việc bảo quản sản phẩm làm dở ở các bộ phận sản xuất
+ Xem xét quy trình và thủ tục kiểm kê sản phẩm, đánh giá sản phẩm dở
- Khảo sát quá trình bảo quản ở kho hàng:
+ Khảo sát quá trình bảo vệ ở kho
+ Khảo sát việc tổ chức, sắp xếp ngăn nắp và kiểm tra thường xuyên chấtlượng hàng trong kho của thủ kho
+ Thủ kho có đủ năng lực và đáng tin cậy hay không?
1.2.3.2 Tổ chức quá trình kiểm toán chu kì hàng tồn kho, chi phí và giá thànhsản phẩm:
Thực hiện Kiểm toán HTK, chi phí và giá thành sản phẩm là quá trình thựchiện các thử nghiệm cơ bản với HTK nhằm phát hiện ra những bất thường ởcác khoản mục HTK (NVL tồn kho, sản phẩm dở, thành phẩm, hàng hoá…)
Từ đó xác định những khoản mục cụ thể cần phải tiến hành các thủ tục kiểmtoán khác để phát hiện ra những sai sót trọng yếu ảnh hưởng đến tính trungthực, hợp lí của khoản mục HTK trên báo cáo tài chính
Trang 22Thử nghiệm cơ bản đối với HTK, chi phí và giá thành sản phẩm bao gồm:thủ tục phân tích HTK, chi phí và giá thành sản phẩm; các thủ tục kiểm tra chitiết với chu kì HTK, chi phí và giá thành sản phẩm.
a) Các thủ tục phân tích HTK, chi phí và giá thành sản phẩm:
Thông qua việc ứng dụng các thủ tục phân tích để kiểm tra tính hợp lí củacác con số, KTV có thể phát hiện ra những dáu hiệu bất thường ở các khoảnmục Những thủ tục phân tích thường được áp dụng:
- So sánh tỷ trọng giá trị HTK trong tổng trị giá tài sản lưu động kì này
so với kì trước
Tỷ trọng HTK =trong TS lưu động
Trị giá HTKTổng giá trị TS lưu động
- So sánh hệ số quay vòng HTK các kì trước:
Số vòng luân chuyển =hàng tồn kho
Giá vốn bán ra trong kì
Số dư HTK bình quân
Trong đó
- So sánh HTK thực tế với định mức
- So sánh tổng chi phí sản xuất thực tế kì này với các kì trước
- So sánh giá thành đơn vị thực tế kì này với các kì trước, so sánh giá thành
Số dư HTK =bình quân
số dư hàng Số dư hàng +
tồn đầu kì tồn cuối kì 2
Trang 23b) Các thủ tục khảo sát nghiệp vụ HTK, chi phí và giá thành sản phẩm:
Thủ tục khảo sát nghiệp vụ thường là xem xét mối quan hệ giữa các tàikhoản liên quan trong chu kì HTK, chi phí bằng cách đối chiếu số liệu của cáctài khoản liên quan đó
- Tiến hành đối chiếu số phát sinh giữa các tài khoản liên qua trên sơ đồ tàikhoản trên
- Có thể đối chiếu số dư trên tài khoản HTK (TK 152 TK 154, TK 155,
TK 156,…) với số liệu kiểm kê thực tế
Mục tiêu cụ thể của khảo sát nghiệp vụ quá trình kế toán chi phí là:+ Xác định tính phù hợp của NVL xuất kho sử dụng với chi phí NVLtính vào chi phí sản xuất trong kì ở các bộ phận
+ Quá trình tập hợp và phân bổ chi phí theo các đối tượng tính giá thành làđúng đắn, hợp lí
+ Quá trình đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành của sản phẩmhoàn thành trong kì là đúng đắn và nhất quán với kì trước đó
Khi kiểm toán, KTV có thể thực hiện một số thủ tục khảo sát nghiệp vụsau đây:
- Để xác định sự phù hợp giữa NVL xuất kho sử dụng với các chi phíNVL ở các bộ phận bằng cách đối chiếu trị giá NVL xuất kho trên TK 152với tổng chi phí vật liệu trên các TK 621, TK 627( TK 6272); TK 642, TK642… Xem xét việc ghi chép trên sổ theo dõi vật tư sử dụng ở các phânxưởng sản xuất Đối chiếu giữa số liệu vật tư xuất dùng cho phân xưởng vớibáo cáo sử dụng vật tư của phân xưởng để phát hiện những sai lệch ( nếu có)
- Để đánh giá quá trình tập hợp chi phí sản xuất là đúng đắn và hợp lí KTV trước hết phải xem xét chứng từ, tài liệu của các chi phí phát sinh đượchạch toán vào các tài khoản chi phí có đầy đủ hay không Sau đó sẽ đối chiếugiữa các tài khoản 621, TK 622, TK 627 với số liệu phát sinh nợ trên TK 154
Trang 24Đối với chi phí nhân công trực tiếp được thực hiện khảo sát nghiệp vụ nhưmột phần của kiểm toán chu kì tiền lương và nhân sự.
- Để xác định tính hợp lí của quá trình phân bổ chi phí sản xuất chungthì KTV cần xem xét tiêu thức phân bổ chi phí chung cho các đối tượng tínhgiá cá biệt có thay đổi gì đáng kể so với kì trước không Nếu có sự thay đổi từtiêu thức này sang tiêu thức khác mà có ảnh hưởng lớn và đáng kể đến chi phí
và giá thành của những đối tượng tính giá cá biệt và điều đó dẫn đến sự khôngtrung thực của quá trình đánh giá HTK thì cần phải xem xét có nên chấp nhậnhay không
- KTV khảo sát quá trình đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thànhsản phẩm của doanh nghiệplà đúng đắn và nhất quán với các kì trước bằngcách xem xét việc kiểm kê sản phẩm dở dang cuối kì và phương pháp đánhgiá sản phẩm dở dang của doanh nghiệp
Một điều đáng lưu ý là để tránh mất thời gian và phải xem xét nhiều lầncác sổ kế toán thì khi khảo sát các nghiệp vụ quá trình kế toán chi phí cũngnhư là một phầm của các khảo sát chu kì mua vào và thanh toán, chu kì tiềnlương, chu kì bán ra, không nên tiến hành một cách độc lập với nhau
c) Các thủ tục khảo sát chi tiết số dư HTK, chi phí và giá thành sản phẩm:
- Quan sát vật chất HTK:
Là công việc KTV có mặt tại thời điểm kiểm kê HTK để thu thập thông tin
về sự tồn tại vật chất và quyền sở hữu HTK và những thông tin liên quan đếnchất lượng HTK.(Phụ lục 1: quan sát vật chất HTK)
- Các thủ tụckhảo sát chi tiết quá trình tính giá và hạc toán HTK, chi phí vàgiá thành sản phẩm:
+ Phương pháp kế toán mà đơn vị áp dụng có phù hợp với nguyên tắc kếtoán được thừa nhận hay không?
Trang 25+ Việc vận dụng phương pháp tính giá có nhất quán giữa các kì kế toán haykhông?
+ Số liệu tính toán có đúng đắn, hợp lí không?
Khảo sát chi tiết quá trình tính giá và hạch toán HTK:
Khi khảo sát chi tiết quá trình tính giá hàng nhập, KTV cần quan tâmđến:
+ Kiểm tra việc phản ánh HTK:
Thu thập các danh mục chi tiết HTK (theo kết quả kiểmkê) để kiểm tra, đối chiếu với sổ cái về tổng số và chi tiết một số mặt hàngmẫu cả về lượng và giá trị
Xem xét việc ghi chép đúng kì các nghiệp vụ đã phát sinh và cơ
sở hạch toán có đầy đủ, hợp lí hay không?
Chọn một số mặt hàng để thực hiện các bướcđói chiếu, kiểm tra
từ chứng từ gốc, việc tính toán giá trị…
+ Kiểm tra việc lập dự phòng và hạch toán dự phòng giảm giá HTK.+ Xem xét việc phân loại và phản ánh HTK có đúng khoản mục haykhông
+ Xem xét, kiểm tra việc ghi chép dung kì của HTK
+ Kiểm tra việc điều chỉnh số dư HTK sau kiểm kê
+ Kiểm tra, đối chiếu và yêu cầu xác nhận của bên thứ ba
Khảo sát chi tiết quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành sảnphẩm:
+ Xem xét đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành củađơn vị
+ Xem xét phạm vi hạch toán chi phí
+ Xem xét các phương pháp tính, phân bổ chi phí, tính giá thành cónhất quán với các kì trước không, việc tính toán có đúng đắn, hợp lí không?
Trang 26Các thủ tục kiểm toán chi tiết được áp dụng tuỳ thuộc vào từng khoảnmục chi phí:
+ Đối với chi phí NVL trực tiếp:
Lấy mẫu một số phiếu xuất vật tư với phiếu yêu cầu sử dụng vật
tư để kiểm tra việc ghi sổ, hạch toán vào tài khoản chi phí có đúng đắn, phùhợp không
Đối chiếu phiếu xuất vật tư với phiếu yêu cầu sử dụng vật tư
Tính toán và xác định số lượng đơn vị vật liệu thực tế tiêu haocho một đơn vị sản phẩm có hợp lí không, bằng cách so sánh với định mứctiêu hao vật tư để phát hiện ra chênh lệch bất hợp lí
Khảo sát chi tiết chi phí NVL trực tiếp sẽ kết hợp cùng với khảosát chi tiết quá trình tính giá NVL xuất kho
+ Đối với chi phí nhân công trực tiếp:
Tiến hành cùng với khảo sát chi tiết chu kì tiền lương và nhân sự
Xem xét đối chiếu bảng tính lương và các khoản trích theo lương với sốliệu trên tài khoản chi phí
Tương tự như đối với khảo sát chi tiết NVL trực tiếp, KTV có thể tínhtoán, xác định và so sánh chi phí theo giờ công lao động thực tế với định mức.+ Đối với chi phí sản xuất chung:
Thông thường KTV chủ yếu xem xét những khoản chi phí cơ bản với
số tiền phát sinh lớn như: chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí bằng tiền khác, chiphí nhân viên phân xưởng…
Khi khảo sát chi tiết chi phí sản xuất chung KTV nên kết hợp khảo sátcùng với khảo sát chi phí khấu hao TSCĐ, chí tiền lưong, …
Ngoài việc khảo sát chi tiết từng khoản chi phí thuộc chi phí sản xuấtchung, còn có thể so sánh tỷ lệ chi phí sản xuất chung trên tổng chi phí sản
Trang 27xuất trong kì hoặc so sánh chi phí thực tế với dự toán chi phí sản xuất chung
để có những thông tin cần thiết để xét đoán
+ Đối với chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp:
Các thủ tục và phương pháp kiểm toán cũng có thể áp dụng tương tựnhư kiểm toán chi phí sản xuất chung
Khi khảo sát chi tiết số liệu trên các tài khoản chi phí nên quan tâmnhiều đến các khoản mục chi phí dễ có sai sót gian lận như: chi phí bằng tiềnkhác, chi phí quản lí hành chính,…
Khảo sát chi tiết số liệu cũng cần xem xét hạch toán các nghiệp có đúngkhoản mục chi phí, đúng tài khoản hay không theo phương pháp kiểm tra mẫumột số chứng từ chi phí phát sinh với sổ chi tiết chứng từ
Việc tính toán, phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanhnghiệp cho hàng còn lại và hàng bán ra, trong phí phân bổ cho hàng bán ra thìphân bổ cho các đối tượng cụ thể có hợp lí hay không KTV nên xem xétphương pháp tính, tiêu chuẩn phân bổ có nhất quán và hợp lí không, cũng cóthể làm lại một số phép tính để kiểm tra, đối chiếu
Khảo sát chi tiết đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì:
+ Xem xét chi tiết kết quả kiểm kê vật chất sản phẩm dở dang cuối kì,
có thể KTV điều tra mẫu một số chi tiết sản phẩm dở dang để xác định tínhđúng đắn của việc kiểm kê sản phẩm dở dang
+ Xem xét quá trình đánh giá sản phẩm dở dang của doanh nghiệp như:
áp dụng phương pháp đánh giá nào (phương pháp khối lượng sản phẩm tươngđương hay phương pháp tính theo giá trị NVL trực tiếp hoặc theo định mứcchi phí…có thể là một phương pháp khác) và phương pháp này có được thừanhận hay không Đồng thời xem xét quá trình tính toán đánh giá sản phẩm dở
có đúng đắn, khách quan không
Trang 28+ KTV có thể đối chiếu, so sánh tỷ lê sản phẩm dở dang cuối kì này vớicác kì trước để phát hiện ra những thay đổi bất thường
( Phụ lục 2: Các khảo sát chi tiết Hàng tồn kho)
1.2.3.3 Kết thúc kiểm toán chu kì hàng tồn kho, chi phí và giá thành sảnphẩm:
Đây là giai đoạn cuối cùng của việc kiểm toán chu kì HTK, chi phí và giáthành sản phẩm, giai đoạn này KTV phải soát xét các thông tin sau ngày lậpBCTC, tập hợp các bằng chứng kiểm toán đã thu thập được khi thực hiện cácthủ tục kiểm toán Đồng thời KTV đưa ra ý kiến về kiểm toán chu kì HTK, chiphí và giá thành sản phẩm và các kiến nghị về công tác quản lí HTK
- Ý kiến của KTV phải được nêu rằng các mục tiêu kiểm toán chu kìHTK, chi phí và giá thành sản phẩm có được thoả mãn hay không, HTK trênBCTC có được trình bày trung thực hợp lí trên các khía cạnh trọng yếu haykhông
- Bên cạnh việc đưa ra ý kiến về HTK, KTV cũng nêu ra những kiếnnghị về điều chỉnh số liệu HTK trên BCTC (nếu có); về công tác tổ chức,KSNB, quản lí hay kiểm kê HTK cuar doanh nghiệp Các ý kiến này có thể lànội dung trong Thư quản lí khi kết thúc kiểm toán BCTC của khách hàng
CHƯƠNG II: Thực trạng công tác kiểm toán chu kì hàng tồn kho, chi phí
và giá thành sản phẩm trong kiểm toán BCTC tại công ty Kiểm toán và
tư vấn A&C
2.1 Giới thiệu về công ty Kiểm toán và tư vấn A&C
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần Kiểm toán và
tư vấn (A&C)
Trang 29Công ty Cổ phần Kiểm toán và tư vấn (A&C) là một trong những công tyhàng đầu tại Việt Nam chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán, thực hiện các Dịch
vụ và Tư vấn thuộc lĩnh vực Quản trị doanh nghiệp, Tài chính kế toán, Thuế,Đầu tư… và nhièu lĩnh vực tài chính có liên quan đến tất cả các loại hìnhdoanh nghiệp
Công ty A&C là doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo Quyết định số
140 TC/QĐ/TCCB ngày 26 thanhg 3 năm 1992 của Bộ trưởng Bộ Tài chínhvới tư cách là chi nhánh của Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) tại thànhphố Hồ Chí Minh
Từ năm 1992 đến năm 1995, A$C hoạt động trên cơ sở chương trình kiểmtoán VACO Lúc đó, ngành kiểm toán còn mới mẻ ở Việt Nam về lí luận vàthực tiễn tại thị trường Việt Nam Các chương trình kiểm toán của A&C chủyếu được trích từ các sổ tay kiểm toán Đến năm 1995, trước những yêu cầucấp thiết của thị trường, Bộ tài chính quyết định tách A&C từ Công ty Kiểmtoán Việt Nam thành công ty riêng theo Quyết định số 107/TC/QĐ/TCCBngày 13 tháng 12 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và hoạt động theogiấy phép kinh doanh số 102218 do Uỷ ban Kế hoạch Thành phố Hồ ChíMinh cấp này 13 tháng 3 năm 1995, với số vốn pháp định là 1,8 tỷ đồng, vốnkinh doanhlà 6 tỷ đồng Công ty lấy tên giao dịch là AUDITING ANDCONSULTING COMPANY, viết tắt là A&C Trụ sở chính đặt tại số 299Đồng Khởi, phường Bến Nghé, thành phố Hồ Chí Minh Công ty còn có bachi nhánh đặt tại Hà Nội, Nha Trang và Cần Thơ
Với mục đích làm tăng tính tự chủ của đơn vị, giảm bớt sự can thiệp củaNhà nước đồng thời để phù hợp với điều kiện phát triển mạnh mẽ của nềnkinh tế trong nước và ngành nghề kiểm toán, Công ty A&C đã được Bộ Tàichính chọn là một trong những công ty kiểm toán đầu tiên của Bộ Tài chínhtiến hành chuyển đổi hình thức sở hữu từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty
Trang 30cổ phần theo Quyết định số 1962/QĐ-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2003, Giấyphép đăng kí kinh doanh số 4103001964 do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố
Hồ Chí minh cấp ngày 9 tháng 12 năm 2003 Với quyết định này đã phê duyệtphương án cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là Công ty Cổ phần và tư vấntrực thuộc bộ Tài chính: Cổ phần hoá toàn bộ Công ty Kiểm toán và tư vấn
- Vốn điều lệ: 5.045.000.000
- Tỷ lệ vốn cổ phần nhà nước: 52% vốn điều lệ
- Tỷ lệ vốn cổ phàn nhà nước bán ra cho cán bộ công nhân viên trong côngty: 49% vốn điều lệ
- Tỷ lệ vốn cổ phần bán ra ngoài doanh nghiệp: 0% vốn điều lệ
Sau sự chuyển đổi này, A&C vẫn kiên trì mục tiêu chính là: “ Khôngngừng nâng cao chất lượng dịch vụ” Để thực hiện được mục tiêu trên, công tyrất chú trọng đến việc phát triển các dịch vụ chủ đạo của mình đặc biệt là cácdịch vụ kiểm toán BCTC và tư vấn kế toán
Đầu năm 2004, A&C được công nhận là Công ty thành viên của tổ chức kếtoán, kiểm toán và tư vấn quốc tế HLB Bên cạnh đó, A&C là một trong bacông ty kiểm toán đầu tiên được Uỷ ban chứng khoán nhà nước (SSC) chấpnhận kiểm toán cho các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết chứng khoántrong năm 2005-2006
Chi nhánh Công ty A&C tại Hà Nội
Từ khi thành lập công ty A&C đến năm 2001, chi nhánh của công ty tại HàNội chỉ là một văn phòng đại diện hoạt động tại 41B Lý Thái Tổ, Quận HoànKiếm, Hà Nội Để mở rộng phạm vi hoạt động được sự cho phép của Uỷ bannhân dân thành phố Hà Nội theo quyết định số 1144/QĐUB “ Về việc chuyểnđổi văn phòng đại diện thành chi nhánh tại thành phố Hà Nội ngày 1 tháng 3năm 2001 Chi nhánh được hoạt động chính thức theo Giấy phép đăng kí kinh
Trang 31cấp Chi nhánh có tư cách pháp nhân, có tài khoản giao dịch tại ngân hàng, cóquyền kí các hợp đồng kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán.
Năm 2003, sau khi Công ty tiến hành chuyển đổi hình thức sở hữu, Hộiđồng quản trị công ty đã ra Quyết định số 02/QĐ-KTTV-HĐQT ngày 29tháng 12 năm 2003 thành lập Chi nhánh Công ty Cổ phần Kiểm toán và tư vấn(A&C) tại Hà Nội Chi nhánh hoạt động theo Giấy phép đăng kí kinh doanh
số 0113003559 do Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 15 tháng 1 năm
2004 với tên giao dịch: AUDITING AND CONSULTING JOINT STOCKCOMPANY- HA NOI BRANCH Chi nhánh đặt trụ sở tại: 877- Hồng Hà,quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, có mã số thuế: 0300449815-002 và tài khoản giaodịch: 102010000033545 tại Sở Giao dịch I- Ngân hàng Công Thương ViệtNam
2.1.2 Đặc điểm về tổ chức và hoạt động của công ty Cổ phần Kiểm toán và
tư vấn (A&C)
Với khẩu hiệu “ A&C luôn luôn phấn đấu là nhà cung cấp dịch vụ uy tíncao tại Việt Nam cũng như trên thế giới”, A&C luôn đặt tiêu chí hoạt độngcủa mình là phải cung cấp dịch vụ chuyên nhàng tốt nhất, các thông tin với độtin cậy cao nhất, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, giúp cho việc điều hànhhoạt động sản xuất kinh doanh tại đơn vị khách hàng đạt kết quả cao nhất.2.1.2.1 Tổ chức bộ máy quản lí tại công ty:
- Đội ngũ kiểm toán viên:
Đội ngũ KTV và kĩ sư của A&C có ít nhất một bằng Cử nhân hoặc thạc sĩđược đào tạo chính quy tại Việt Nam và nước ngoài theo các chuyên ngành:
Kế toán- Kiểm toán- Ngân hàng- Tin học-…
Kể từ khi hoạt động đến nay, A&C đã xây dựng được đội ngũ gồm hơn 250nhân viên trong đó 60% ( tính trên tổng số nhân viên kiểm toán ) có chứng chỉ
do Bộ Tài chính Việt Nam cấp, gần 70% nhân viên có từ hai bằng cử nhân trở
Trang 32lên ( trong đó có 58% có bằng cử nhân Luật ), 12% nhân viên có bằng Thạc sĩ
do ACCA cấp hoặc đang được đào tạo tại chương trình ACCA
Tại chi nhánh Hà Nội của Công ty, đội ngũ nhân viên bao gồm 60 nhânviên trong đó có 14 nhân viên có chứng chỉ Kiểm toán viên do Bộ Tài chínhcấp chiếm 26% trên tổng số cán bộ nhân viên tại chi nhánh
Trong quá trình phục vụ khách hàng, với bản lĩnh nghề nghiệp, hiệu quảtrong công việc và sự tận tụy của đội ngũ nhân viên, công ty A&C đã thiết lậpnên các mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với khách hàng
Công ty A&C áp dụng tổ chức quản lí theo kiểu chức năng trực tuyến baogồm các bộ phận:
- Hội đồng quản trị của Công ty gồm 5 thành viên:
+ Ông Nguyễn Minh Trí Phó chủ tịch
+ Bà Phùng Thị Quang Thái Uỷ viên
+ Bà Nguyễn Thị Hồng Thanh Uỷ viên
HĐQT của A&C là cơ quan quản lí cao nhất, có toàn quyền nhân danhcông ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công tytrừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại Hội đồng Cổ đông
- Ban giám đốc của Công ty gồm 5 thành viên:
+ Ông Nguyễn Minh Trí Phó giám đốc
+ Bà Phùng Thị Quang Thái Phó giám đốc
+ Bà Nguyễn Thị Hồng Thanh Phó giám đốc kiêm giám đốc
chi nhánh tại Hà Nội
Trang 33(Phụ lục 3: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí của Công ty Cổ phần Kiểm toán và
tư vấn (A&C))
Ban giám đốc là đại diện pháp nhân về đối nội và đối ngoại của công ty,chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan quản lí Nhà nước về mọi hoạtđộng của Công ty Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong côngty,trực tiếp lãnh đạo về mọi lĩch vực hoạt động của công ty như kinh tế, kếhoạch, tài chính, tổ chức hành chính, công tác thi đua, khen thưởng,… Phógiám đốc có nhiệm vụ giúp giám đốc điều hành các hoạt động để thực hiệncác mục tiêu, chiến lược của công ty Các phó giám đốc phụ trách hoạt động,lĩnh vực mà giám đốc phân công và chịu trách nhiệm trước giám đốc về viẹcquản lí các lĩnh vực được giao
- Phòng Tổ chức hành chính:
Có chức năng giúp đỡ Ban giám đốc về tổ chức hành chính trong toànthể Công ty, tổ chức nhân sự, thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật,nhiệm vụ, kế hoạch kinh doanh của Công ty và các chi nhánh, là đầu mối giảiquyết công việc văn phòng hành chính giúp giám đốc điều hành, chỉ đạo mộtcách nhanh chóng, thống nhất tập trung trong hoạt động kinh doanh, tạo điềukiện thuận lợi cho các phòng ban, chi nhánh, các tổ chức đoàn thể và cán bộcông nhân viên thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao
- Phòng Tài chính- Kế toán:
Có chức năng giúp giám đốc công ty tổ chức bộ máy kế toán từ công tyđến các chi nhánh; chịu trách nhiệm thu nhận, xử lí và hệ thống hoá toàn bộthông tin kế toán phục vụ cho quản lí kinh tế-tài chính của công ty; tổ chứcchỉ đạo kiểm soát toàn bộ công tác tài chính, hạch toán kế toán theo đúng điều
lệ tổ chức kế toán và pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước được cụ thểhoá bằng điều kiện hoạt động của công ty
- Phòng nghiệp vụ:
Trang 34Có chức năng tiến hành các hoạt động và cung cấp dịch vụ kiểm toán,thẩm định và tư vấn,… Hoạt động của phòng này thể hiện mục đích hoạtđộng của Công ty và quyết định phần lớn việc thực hiện mục các mục tiêu vàchiến lược phát triển của công ty Các phòng nghiệp vụ độc lập về lĩnh vựchoạt động, đồng thời có sự phối hợp, trao đổi thông tin chặt chẽ để hoàn thànhnhiệm vụ được Ban giám đốc và công ty giao phó.
- Các chi nhánh:
Công ty có ba chi nhánh tại Hà Nội, Nha Trang và Cần Thơ đều do cácPhó giám đốc công ty trực tiếp phụ trách Các chi nhánh đều có địa vị phápnhân, được sử dụng con dấu riêng, hoạt động kinh doanh theo Giấy phép đăng
kí kinh doanh của chi nhánh, thực hiện hạch toán phụ thuộc, định kì lập báocáo thu chi làm cơ sở tính kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Các chinhánh phải chấp hành Điều lệ công ty, kỉ luật, và tuân thủ quy trình kiểm toánchung, các tiêu chuẩn nghiệp vụ kĩ thuật, ghi chép giấy tờ, bảo quản lưu trữ hồ
sơ kiểm toán theo đúng quy định Hoạt động kinh doanh của chi nhánh chủyếu dựa vào khả năng kí kết hợp đồng của chi nhánh đồng thời cũng tiến hànhthực hiện các Hợp đồng của Công ty
- Mối quan hệ giữa Công ty và chi nhánh
Trong lĩnh vực kiểm toán, hoạt động kiểm toán tại các chi nhánh đềuphải tuân thủ theo chương trình kiểm toán cho từng khoản mục mà Công ty đãxây dựng cụ thể từ việc lập kế hoạch kiểm toán, chương trình kiểm toán đếnthực hiện chương trình và kết thúc kiểm toán Chi nhánh tiến hành ghi chép vàlưu giữ các Báo cáo kiểm toán theo quy định ghi chép cụ thể của công ty Sau
đó hàng năm chi nhánh tiến hành gửi các Báo cáo kiểm toán cùng các báo cáo
về hoạt động của chi nhánh để Công ty tổng kết và đánh giá hoạt động của chinhánh và hoạt động của toàn Công ty
Trang 35Các hoạt động của chi nhánh dựa vào khả năng kí kết hợp đồng của chinhánh và dựa vào uy tín của Công ty và năng lực điều hành của Ban giám đốcchi nhánh Tuy nhiên, chi nhánh cũng tiến hành làm giúp công ty một số hợpđồng do Công ty kí kết với khách hàng Khi đó, chi nhánh sau khi hoàn thànhcông việc được giao sẽ gửi toàn bộ file tài liệu kiểm toán do chi nhánh thựchiện cho Công ty Công ty sẽ tổng hợp công việc và cho ý kiến về BCTC vàquyết toán vốn đầu te xây dựng cơ bản Chi nhánh chỉ lập báo cáo kiểm toán
mà không tiến hành thu phí hoạt động kiểm toán này
- Bộ máy quản lí chi nhánh Công ty Cổ phần Kiểm toán và tư vấn ( A&C ) tại
Hà Nội:
Để tiến hành các hoạt động của mình một cách thuận lợi và có hiệu quả,chi nhánh đã tổ chức bộ máy gọn nhẹ, phù hợp với mục đích hoạt động, chứcnăng và quy mô của mình Bộ máy quản lí gồm:
+ Ban Giám đốc chi nhánh:
Giám đốc chi nhánh: Bà Nguyễn Thị Hồng Thanh làngười điều hành, chỉ đạo mọi hoạt động của chi nhánh và chiu trách nhiệmtrước Giám dốc Công ty về mọi hoạt động của chi nhánh
Phòng Hành chính - Quản trị: thực hiện công tác hànhchính, kế toán, thư kí, phiên dịch, văn thư, tin học, lái xe, bảo vệ
Các phòng nghiệp vụ: cung cấp cho khách hàng cácdịch vụ liên quan đến Kiểm toán, tài chính, thuế… Chi nhánh có 3 phòngnghiệp vụ trong đó phòng nghiệp vụ 1 và 2 chuyên trách lĩnh vực kiểm toánBCTC, phòng nghiệp vụ 3 chuyên trách lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản.(Phụ lục 4: Sơ đồ Tổ chức bộ máy hoạt động của chi nhánh tại Hà NộiCông ty A&C )
Như vậy, bộ máy quản lí của Công ty cũng như của Chi nhánh được phâncông, phân cấp tương đối rõ rang, thể hiện tính chuyên môn hoá cao, linh hoạt
Trang 36trong tổ chức Mỗi bộ phận đều có chức năng, nhiệm vụ cụ thể vừa có tínhđộc lập vừa có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong công việc để thực hiệnmục tiêu chung
2.1.2.2 Lĩnh vực hoạt động và khách hàng của A&C:
Công ty A&C là một công ty kiểm toán độc lập được phép hoạt động tronglĩnh vực kiểm toán và tư vấn, có khả năng thực hiện các dịch vụ trong nhiềulĩnh vực như:
- Dịch vụ kiểm toán BCTC:
Đây là hoạt động chủ yếu của Công ty, việc kiểm toán luôn gắn liền vớiviệc hỗ trợ thông tin và tư vấn để góp phần hoàn thiện công tác tổ chức kếtoán, hoàn thiện hệ thong kiểm soát nội bộ và lập các BCTC của doanhnghiệp Hơn nữa trong nhiều trường hợp, với dịch vụ này Công ty kiểm toán
đã bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp khách hàng
- Thẩm định, Kiểm toán đầu tư và xây dựng cơ bản, xác định giá trị doanh nghiệp:
Hoạt động Thẩm định, Kiểm toán đầu tư và xây dựng cơ bản, xác định giátrị doanh nghiệp là một trong những hoạt động nổi trội của A&C Trong đóbao gồm các dịch vụ sau:
+ Kiểm toán quyết toán vốn đầu tư dự án trong các lĩnh vực kinh tế, vănhoá xã hội
+ Kiểm toán xác định giá trị dự toán, giá trị quyết toán công trình đầu tưxây dựng cơ bản; công trình dân dụng; công trình giao thông vận tải,…
+ Thẩm định giá trị tài sản là Nhà cửa, đất đai, máy móc thiết bị, phươngtiện vận tải…
+ Tư vấn đầu tư xây dựng cơ bản
+ Xác định giá trị doanh nghiệp
Trang 37Với các báo cáo kiểm toán sẽ giúp đơn vị khách hàng hoàn tất các thủ tục
và các bước phê duyệt Quyết toán vốn đầu tư, giá trị quyết toán công trình đầu
tư xây dựng cơ bản trước khi công trình được đưa vào sử dụng, đồng thời kếtquả dịch vụ trên sẽ cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin và tài liệuđáng tin cậy trong việc lựa chọn đối tác đầu tư, cùng các mục đích thế chấp,chuyển nhượng, giải thể, phá sản doanh nghiệp theo Luật
- Dịch vụ đào tạo:
Công ty thường xuyên tổ chức đào tạo và bồi dưỡng kế toán trưởng, tạođiều kiện cho khách hàng có cơ sở bổ nhiệm kế toán trưởng theo tiêu chuẩnquy định của Nhà nước Tất cả các thành viên trong Hội đồng quản trị và BanGiám đốc của A&C với kinh nghiệm giảng dạy và quản lí đào tạo từ nhiềunăm tại các trường đại học nên tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, xây dựngchương trình huấn luyện và tổ chức thành công các khoá học thuộc cácchuyên đề kế toán, kiểm toán, phân tích tài chính, thẩm định dự án đầu tư…theo yêu cầu của khách hàng
Riêng đối với mục tiêu đào tạo nội bộ, để không ngừng nâng cao chấtlượng, hiệu quả phục vụ và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ cung cấp chokhách hàng, Công ty luôn coi trọng việc cập nhật thông tin, cập nhật cácchương trình đào tạo, bồi dưỡng và hợp tác quốc tế nhằm chuyên môn hoá
Trang 38nghề nghiệp và đội ngũ nhân viên, đảm bảo phát triển vững chắc trong cơ chếthị trường và thích ứng với quá trình hội nhập kinh tế khu vực và trên thế giới.
- Dịch vụ kế toán:
Với đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp, A&C nhiều năm đãđược khách hàng tín nhiệm trong các dịch vụ kế toán sau:
- Tư vấn tổ chức và hoàn thiện công tác kế toán
- Ghi sổ kế toán, lập BCTC và các báo cáo khác theo yêu cầu của kháchhàng
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Hợp đồng hợp tác kinh doanhhoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các Văn phòng đại diện,các Doanh nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam
- Doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi lĩnh vực ngành nghề và hình thức sởhữu khác nhau
- Ban quản lí dự án Công trình đầu tư xây dựng cơ bản
- Các cơ quan, tổ chức trong nước và Quốc tế có nhu cầu cung cấp dịch vụ
2.1.3 Khái quát quy trình kiểm toán BCTC của A&C
Quy trình kiểm toán BCTC của A&C được xây dựng dựa trên cơ sở tuânthủ những chuẩn mực kiểm toán độc lập và chế độ kế toán hiện hành của ViệtNam, đồng thì lựa chọn và vận dụng những chuẩn mực, thông lệ chung củaQuốc tế phù hợp với thực tế hoạt động kinh doanh và quản lí kinh tế tại Việt
Trang 39Quy trình kiểm toán của A&C luôn gắn liền với việc hỗ trợ thông tin và tưvấn để góp phần hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng Bêncạnh đó, A&C luôn nhận thức là phải đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu.Quy trình kiểm toán được sử dụng gồm những bước cơ bản sau:
- Phương pháp tiếp cận:
Phương pháp tiếp cận kiểm toán BCTC của công ty là kiểm toán theokhoản mục KTV phân chia từng khoản mục hoặc theo nhóm các khoản mụctrong BCTC vào một phần hành
- Nội dung kiểm toán:
Bao gồm kiểm tra tính đúng đắn của các giao dịch phát sinh trong năm,kiểm tra chi tiết các chứng từ phù hợp với số liệu trên BCTC của khách hàng,đánh giá những dự đoán, các quyết định quan trọng của Ban giám đốc kháchhàng trong việc lập BCTC Trên cơ sở các bằng chứng kiểm toán thu thậpđược, KTV sẽ đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lí của BCTC, sự tuânthủ các quy định của Nhà nước cũng như các quy chế, chính sách quản lí nội
bộ của khách hàng Cuộc kiểm toán sẽ được thực hiện trên cơ sở chọn mẫu và
sẽ bao trùm lên tất cả các nghiệp vụ tài chính trong năm, không bị giới hạn vềphạm vi kiểm toán
- Trình tự sắp xếp giấy tờ làm việc:
Tất cả hồ sơ kiểm toán của Công ty đều được thống nhất sắp xếp theo quyđịnh sau:
+ Phần báo cáo tổng hợp:
Bản dự thảo BCKT sẽ được gửi cho khách hàng
BCTC tổng hợp: trình bày số liệu của khách hàng, số liệu của kiểmtoán, số liệu chênh lệch
Bảng tổng hợp các bút toán đề nghị điều chỉnh đã được chấp nhận
Trang 40 Bảng phân tích đánh giá rủi ro ( do nhóm trưởng thực hiện trước khilàm việc tại đơn vị khách hàng ).
Bản kế hoạch kiểm táon
Bảng mục lục sắp xếp hồ sơ
+ Hệ thống hồ sơ kiểm toán
Hồ sơ thường trực: lưu trữ các thông tin tổng hợp về khách hàng gồm:
Thông tin tổng hợp
Thông tin luật pháp
Thông tin về thuế
Thông tin về kế toán
Thông tin về hợp đồng cam kết
Các thủ tục kiểm soát nội bộ
Hồ sơ kiểm toán năm: lưu trữ các thông tin về các cuộc kiểm toán tại kháchhàng theo từng năm Hồ sơ kiểm toán bao gồm hai phần:
Phần tổng hợp: Dự thảo báo cáo gửi khách hàng, dự thảo thư quản lítrao đổi với khách hàng, BCTC trước và sau kiểm toán, các bút toán đề nghịđiều chỉnh, bảng tổng hợp phân tích đánh giá rủi ro các chỉ tiêu trên BCTC, kếhoạch kiểm toán tổng thể
Phần chi tiết: gồm các thông tin KTV thu thập được trong quá trình làmviệc, được sắp xếp theo trình tự sau: Chương trình kiểm toán; tờ tóm tắt làmviệc, tờ bút toán điều chỉnh; tờ review notes; các bằng chứng khác làm cơ sởcho các ý kiến kết luận kiểm toán
- Công việc thực hiện trước kiểm toán:
+ Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán của khách hàng
+ Lựa chọn nhóm kiểm toán
+ Kí hợp đồng kiểm toán